Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

áp dụng các phương pháp tính giá sản phẩm trong kế toán chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.07 KB, 25 trang )

GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

[Type the document title]

MỤC LỤC

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra một cách khốc
liệt và mạnh mẽ. Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và đổi mới nếu không muốn
bị đào thải và bật ra khỏi vòng quay của sự phát triển đó. Để có thể tồn tại và phát
triển, các nhà quản trị cần có những quyết định chính xác, kịp thời nắm bắt được cơ hội
kinh doanh. Đồng thời để giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại một cách vững chắc,
các nhà quản trị cần nhận thức rõ vai trị của chi phí phát sinh trong doanh nghiệp
mình. Chi phí là một trong những nhân tố trung tâm trong công tác quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của nhà quản trị. Chính chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận, tài
sản,sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, đối với một doanh nghiệp sản
xuất,vai trị của kế tốn quản trị chi phí ngày càng được đề cao. Kế tốn quản trị ở
nước ta mới hình thành trong vài năm gần đây. Một câu hỏi đặt ra là việc áp dụng các
phương pháp tính giá sản phẩm hiện đại liệu có thể được thực hiện. Do vậy em chọn đề
tài này nhằm giới thiệu phương pháp tính giá theo hoat động, giúp cho người đọc làm
quen với một phương pháp khác về kế tốn chi phí, từ đó có thể cung cấp những kiến
thức hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp để có định hướng vận dụng một công
cụ quản lý hiệu quả hơn. Với sự phát triển khơng ngừng của kế tốn quản trị, việc áp
dụng phương pháp kế tốn chi phí truyền thống ngày càng tỏ ra không phù hợp và


đang gặp nhiều những bất cập. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của
nhà quản trị rằng nên chọn phương án này hay phương án kia, nên đầu tư vào sản phẩm
này hay sản phẩm kia…Như vậy, quản trị doanh nghiệp cần có một phương pháp kế
tốn mới khoa học hơn, hiện đại hơn để có thể đáp ứng được nhu cầu nói trên .

Đề án mơn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

1.

3

Tổng quan về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động

1.1.

Sự hình thành phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
Hiện nay, những doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với sự cạnh tranh
ngày càng tăng trên một thị trường với xu hướng tồn cầu.Để ra được những quyết
định chính xác, những nhà quản lý phải có những thơng tin về chi phí đầy đủ, chính
xác và được cập nhật. Hệ thống tính chi phí truyền thống dựa vào việc phân bổ chi phí
theo sản lượng đã mất đi sự chính xác khi mà lao động trực tiếp khơng cịn chiếm một
tỉ trọng đáng kể như trước nữa. Những hệ thống tính chi phí truyền thống có xu hướng
làm cho việc tính tốn chi phí sản phẩm khơng được chính xác và dẫn đến những quyết
định chiến lược không phù hợp (Johnon và Kaplan, 1987; Johnson,1987;1991).
Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các nhược
điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính chi phí theo
hoạt động (ABC – Activities Based Costing). Robin Cooper, Robert Kaplan, và H.

Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa ra phương pháp ABC. Đây là một
phương pháp tính chi phí được sử dụng để tính thẳng chi phí chung vào các đối tượng
tính chi phí (Cooper, 1988a; 1988b; 1990; Cooper và Kaplan, 1988; Johnson, 1990).
Những đối tượng này có thể là các sản phẩm, dịch vụ, quá trình, hoặc khách hàng…
ABC cũng giúp cho nhà quản lý ra được những quyết định đúng tương ứng với cơ cấu
sản phẩm và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Theo Turney, ABC có thể
thay đổi toàn diện cách thức những nhà quản lý ra quyết định về cơ cấu sản phẩm, giá
cả sản phẩm, và đánh giá công nghệ mới (Turney, 1989). Mặc dù trong các tài liệu lý
thuyết đã có nói đến rất nhiều những trường hợp thực hiện ABC cho những nhà máy
sản xuất qui mô lớn, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp nhỏ (qui mơ dưới 100 nhân
viên), thì việc áp dụng ABC còn rất hạn chế (Needy va Bidanda, 1995; Bharara và Lee,
1996). Xem xét kỹ hơn, ta thấy rằng có một vài yếu tố làm cản trở những doanh nghiệp
nhỏ trong việc thực hiện ABC, trong đó bao gồm những nguyên nhân như thiếu dữ
liệu, thiếu nguồn lực về kỹ thuật, tài chính, và thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của máy tính. Có
lẽ khó khăn chủ yếu nhất, đó là việc thu thập dữ liệu, tập trung vào việc thu thập và xử
lý số liệu cần thiết theo một cách thức chính xác với chi phí chấp nhận được. Những
doanh nghiệp nhỏ rất kỹ lưỡng trong việc chọn và phân tích loại thơng tin sử dụng để
xác định chi phí chung, bởi vì việc thu thập những thơng tin cần thiết theo phương
pháp ABC rất tốn kém trong khi những doanh nghiệp này thường bị ràng buộc về vấn
đề tài chính. Do vậy, tìm kiếm một phương pháp có thể cho phép những doanh nghiệp
nhỏ thu thập được những thơng tin về chi phí sản phẩm một cách chínhxácvới chi phí
thấp là điều thật sự cần thiết.
Bài viết này đề cập đến một phương pháp hiệu quả và ít tốn kém cho việc thực
hiện ABC đối với những doanh nghiệp nhỏ.Phương pháp này trang bị những thông tin
chi phí chính xác một cách có hệ thống để giúp các nhà quản lý có thể đề ra được
những chiến lược cho doanh nghiệp, xác định chi phí sản phẩm và cải thiện cấu trúc
chi phí.
Đề án mơn học



GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

4

1.2.

Khái niệm phương pháp tính giá ABC
Từ trước đến nay, có khá nhiều khái niệm về phương pháp ABC, mỗi học giả
trên thế giới có một khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung phương pháp tính giá dựa
trên cơ sở hoạt động (Activity Based Costing - ABC) là phương pháp đo lường chi phí
và hiệu quả của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở các nguồn lực sử dụng
bởi nhiều hoạt động khác nhau để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Theo Krumwiede và Roth (1997): “Phương pháp tính giá dựatrên cơ sở hoạt
động (ABC) là một hệ thống kế toán quản trị tậptrung đo lường chi phí, các hoạt động,
sản phẩm, khách hàng và cácđối tượng chi phí. Phương pháp này phân bổ chi phí cho
các đốitượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó”.
Đối với Kaplan (1998), cho rằng: “Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung
cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt
động, quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ. Mục tiêu của phương pháp ABC
không phải làphân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phương pháp
ABC là đo lường và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể
hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sảnphẩm, dịch vụ đến với khách hàng”.
Còn Horngren (2000): “Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính
giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng
chi phí cơ bản. Hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là tập hợp chi phí cho từng
hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động
được tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch vụ đó”.
Maher (2001) cho rằng: “Phương pháp ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt
động, trước hết, chi phí được phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng
sản phẩm, dịch vụ dựa trên cáchoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng.

Quản trị dựa trênhoạt động sẽ tìm kiếm sự cải tiến không ngừng.Phương pháp ABC
cung cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng”.
Theo Deepak Mohan & Hemantkumar Patil (2003): "Hoạt động dựa trên chi
phí là một mơ hình chi phí để đo lường chi phí hoạt động, kết quả, các nguồn lực và
các đối tượng chi phí. ABC gán nguồn lực cho các hoạt động, các hoạt động đối tượng
chi phí theotiêu thụ thực tế và cơng nhận mối quan hệ nhân quả của các trình điều
khiển chi phí với hoạt động, ABC tập trung nhiều hơn về chi phí và nguyên nhân dựa
vào quá trình và các hoạt động chứ khơng phải là về các phịng ban và các chức năng
truyền thống ".
Từ quan điểm của Stewart, GB (1991): "Hoạt động dựa trên Chi phí cung cấp
dữ liệu đầy đủ về hoạt động kinh doanh, hình thức số liệu tài chính ". Nó có thể được
áp dụng để kinh doanh theo cácyếu tố biến.
Hệ thống tính chi phí theo hoạt động (ABC)
Cooper đề xuất mơ hình ABC hai giai đoạn (Cooper, 1987a; Cooper, 1987b).
Trong giai đoạn đầu, chi phí được tính vào các hoạt động theo từng trung tâm hoạt
2.

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

5

động, dựa trên tiêu thức phân bổ chi phí. Trong các phương pháp tính chi phí truyền
thống khơng có bước cơng việc tương tự như vậy.Ở giai đoạn hai, chi phí được phân
bổ từ các hoạt động đến từng sản phẩm dựa vào mức độ sử dụng các hoạt động đối với
các sản phẩm đó. Giai đoạn này tương tự với phương pháp truyền thống, tuy nhiên,
phương pháp truyền thống chỉ sử dụng những tiêu thức phân bổ liên quan đến sản
lượng của phẩm mà không xem xét đến những yếu tố không hay không liên quan trực

tiếp đến sản lượng. Một vài ví dụ của các yếu tố không liên quan trực tiếp đến sản
lượng bao gồm số giờ chuẩn bị máy, số lần chuẩn bị, số lượng đơn hàng... Việc phân
bổ những chi phí không liên quan đến sản lượng mà lại sử dụng những phương pháp
dựa trên sản lượng sẽ làm sai lệch chi phí sản phẩm.
Phương pháp
Trong mơ hình ABC, nhóm các chi phí chung ví dụ như chi phí hành chính, chi
phí thuê mướn, chi phí vận chuyển, và chi phí bảo hiểm phải được xác định. Những
thơng tin chi phí này có thể có được dễ dàng từ bộ phận kế toán. Bước kế tiếp là xác
định những hoạt động chính mà có thể dễ dàng theo dõi được thơng tin về chi phí. Việc
này có thể thực hiện được bằng cách nhóm những hành động có liên quan thành các
hoạt động và nhóm các hoạt động thành trung tâm hoạt động theo cách tiếp cận ABC.
Một vài ví dụ về các hoạt động cho một doanh nghiệp nhỏ đó là nhận yêu cầu của
khách hàng, báo giá cho khách hàng, giám sát sản xuất, và vận chuyển hàng hóa. Chi
phí sẽ được phân cho những hoạt động vừa được xác định thơng qua những tiêu thức
phân bổ chi phí trong giai đoạn một. Sang giai đoạn hai, những tiêu thức phân bổ chi
phí cho các hoạt động được xác định để phân bổ chi phí
Phương pháp này giả định rằng doanh nghiệp có thể phân loại tồn bộ chi phí
chung ra thành từng nhóm cụ thể. Đây là cách phân loại vẫn thường được sử dụng
trong phương pháp truyền thống. Thơng tin này giúpxác định lại tính cân đối của các
chi phí chung được tính tốn từ giai đoạn đầu so với tổng chi phí được phân bổ cho
từng sản phẩm riêng biệt trong phương pháp ABC.
2.1.

Xác định các hoạt động:
Để có thể thực hiện được ABC, thì tồn bộ quá trình kinh doanh phải được chia
ra làm nhiều nhóm các hoạt động.Người ta thường vẽ ra lưu đồ của q trình để xác
định được những hoạt động chính này.Để có thể thiết lập được những hoạt động cần
thiết cho ABC, những qui trình đồng nhất phải được nhóm lại với nhau.Hay nói cách
khác, những hoạt động tác động lên sản phẩm và những hoạt động tác động lên khách
hàng phải được tách ra để lập nên hai nhóm hoạt động riêng rẽ và đồng nhất.

Ví dụ, tại các doanh nghiệp sản xuất, các hoạt động có thể là lập báo giá, giám
sát sản xuất, giao nhận nguyên vật liệu...
a) Hoạt động và các tiêu thức phân bổ chi phí trong giai đoạn một:
2.2.

Đề án mơn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

6

Một khi những hoạt động chính đã được xác định, thì tổng chi phí của từng hoạt động
cần phải được tính tốn.Trước tiên, nhóm chi phí liên quan đến từng hoạt động phải
được ghi nhận. Ví dụ, chi phí hoạt động cho việc “lập báo giá” bao gồm chi phí từ
những nhóm khác nhau như lương, th mướn, tiện ích, và văn phịng phẩm. Để tính
chính xác các chi phí này vào từng hoạt động, thì những tiêu thức phân bổ chi phí trong
giai đoạn một, phải được ấn định cho từng nhóm chi phí. Ví dụ, chi phí thuê mướn liên
quan đến hoạt động lập báo giá có thể được tác động bởi số mét vng sử dụng, trong
khi đó, chi phí lương có thể được tác động bởi thời gian mà người nhân viên sử dụng
cho hoạt động này.
b) Tiêu thức phân bổ chi phí trong giai đoạn hai:
Trong giai đoạn hai, các hoạt động được tính cho các sản phẩm bằng việc sử dụng tiêu
thức phân bổ chi phí giai đoạn hai. Cũng như tiêu thức phân bổ chi phí của giai đoạn
một, thông tin cần thiết cho tiêu thức phân bổ chi phí giai đoạn hai có thể khơng dễ
dàng có sẵn để thể hiện các tỉ lệ tương ứng cho từng loại sản phẩm. Ví dụ, việc ấn định
cước phí chuyên chở cho từng sản phẩm tương đối phức tạp.Khi thiếu dữ liệu thực tế,
ước lượng gần đúng chi phí hoạt động sử dụng bởi từng sản phẩm là điều cần thiết.
c) Các phương pháp thu thập thông tin:
Thu thập thông tin là một cơng việc rất cần thiết để có thể đạt được sự chính xác

của các chi phí sản phẩm cuối cùng.Một phần quan trọng của dữ liệu yêu cầu là những
tỉ lệ cần thiết trong mỗi giai đoạn của một hệ thống ABC.Mỗi hoạt động sử dụng một
phần của từng nhóm chi phí.Tương tự như vậy, mỗi sản phẩm sẽ sử dụng đến một phần
của mỗi hoạt động.Như đã đề cập từ trước, mỗi tỉ lệ thường thể hiện cho một phần của
tổng thể chi phí hay hoạt động. Ví dụ, hoạt động lập báo giá sử dụng 0,1 (10%) chi phí
hành chính. Có rất nhiều cách để có thể thu được những tỉ lệ này và từng phương pháp
cụ thể sẽ tác động đến độ chính xác mong muốn. Ba phương pháp có mức độ chính xác
về dữ liệu có thể được sử dụng trong việc ước lượng những tỉ lệ này theo thứ tự là ước
đoán, đánh giá hệ thống, và thu thập dữ liệu thực tế.
 Ước đốn:Trong trường hợp khi mà khơng thể có được những số liệu thực tế hoặc
những việc thu thập số liệu khá tốn kém, thì có thể ước đốn để tính ra các tỉ lệ. Việc
ước đốn có thể được hợp tác thực hiện bởi bộ phận quản lý, bộ phận tài chính, và
những nhân viên điều hành có liên hệ trực tiếp đến trung tâm tính chi phí. Nhóm này
có thể đưa ra được những ước đốn về tỉ lệ chi phí phân bổ trong cả hai giai đoạn của
phương pháp ABC. Mức độ chính xác dựa vào sự kết hợp của những người trong
nhóm, và những kiến thức của họ về trung tâm chi phí.
 Đánh giá hệ thống:Một phương pháp khoa học hơn để thu được những tỉ lệ này cho

việc tính tốn chi phí là việc sử dụng kỹ thuật hệ thống như áp dụng q trình phân tích
thứ bậc (AHP- Analytic Hierarchical Process) (Saaty, 1982; Golden,Wasil, và Harker,
1989). AHP là một cơng cụ thích hợp nhằm đưa những ý kiến cá nhân chủ quan thành
những thông tin thể hiện khách quan hơn về các tỉ lệ. Ví dụ, giả sử doanh nghiệp cần
Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

7

phân bổ chi phí xăng dầu giữa ba hoạt động chạy máy, giao hàng, và bảo trì. Thơng

qua việc đặt câu hỏi cho những bộ phận tiêu thụ nguồn lực này và yêu cầu họ đánh giá
về tỉ lệ phần trăm chi phí xăng dầu trong một thời đoạn nhất định, AHP có thể đưa ra
được phần trăm của chi phí này và phân bổ chúng đến từng hoạt động thích hợp.
AHP cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn hai đó là phân bổ chi phí từ các hoạt
động đến từng sản phẩm.Trong bước này, điều quan trọng là phải xác định được một
tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp để đạt được mức độ chính xác mong muốn.
Ví dụ: giả sử doanh nghiệp mong muốn ấn định chi phí bán hàng đến từng sản
phẩm. Một phương pháp đó là ước lượng mức độ hoạt động bán hàng cần thiết đối với
từng sản phẩm.Giả sử doanh nghiệp sản xuất năm sản phẩm. Sản phẩm A là sản phẩm
đã có tiếng, những nỗ lực về hoạt động bán hàng là tương đối thấp, trong khi sản phẩm
B, C, và D đang trong giai đoạn giữa của dòng đời sản phẩm và sản phẩm E, là một sản
phẩm mới, tiêu tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực hơn cho việc bán hàng. Thay vì phân
bổ đồng đều chi phí bán hàng cho từng sản phẩm, AHP có thễ đưa ra một ước lượng
cho phép cơng ty tính chi phí đến từng sản phẩm một cách chính xác hơn.
Bước tiếp theo là doanh nghiệp cần phải xác định những tiêu thức thể hiện mối
quan hệ về chi phí giữa các hoạt động và sản phẩm. Trong ví dụ cụ thể này, khu vực
bán hàng và thời gian sử dụng để thương thảo với khách hàng về từng sản phẩm có thể
được xem là các tiêu thức liên hệ. Sau đó, chi phí bán hàng được xếp hạng giữa các sản
phẩm theo khoảng cách cần thiết giao hàng. Việc xếp hạng tiếp theo giữa các sản phẩm
được thiết lập theo tỉ lệ thời gian cho từng khách hàng. Cuối cùng, những cách xếp
hạng chủ quan về hoạt động bán hàng được kết hợp lại để tính ra tỉ lệ phân bổ chi phí
bán hàng giữa năm loại sản phẩm.
 Thu thập dữ liệu thực tế:Phương pháp chính xác nhất và tốn nhiều chi phí nhất để tính

tốn được tỉ lệ cần thiết đó là thu thập những dữ liệu thực tế. Trong hầu hết các trường
hợp, người ta phải tổ chức một bộ máy thu thập, ghi nhận dữ liệu thực tế và có thể địi
hỏi các thiết bị hỗ trợ cho việc thu thập thông tin. Hơn nữa, việc thu thập dữ liệu phải
đúng thời điểm và điều tra viên yêu cầu phải có kinh nghiệm. Kết quả thường được
phân tích bằng những cơng cụ thống kê. Ví dụ, lấy mẫu cơng việc có thể được sử dụng
để ước lượng tỉ lệ thời gian dành cho việc giám sát sản xuất một sản phẩm cụ thể.

Trong trường hợp này, nhân viên giám sát sẽ được hỏi vào những thời điểm ngẫu nhiên
để xác định sản phẩm đang được giám sát. Dựa trên những dữ liệu này, ta có thể thu
thập được những thơng tin cần thiết.
3.
Quy trình thực hiện tính giá theo phương pháp ABC
3.1.
Các bước thực hiên tính giá theo phương pháp ABC
Bước 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp trong các đơn vị sản xuất thường bao gồm chi phí vật liệu,
nhân cơng trực tiếp, trong mỗi giờ đối tượng chịu chi phí các khoản chi phí này thường

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

8

dễ nhận diện và tập hợp thẳng vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản xuất sản
phẩm.
Bước 2: Nhận diện các hoạt động.
Nhận diện các hoạt động tạo ra chi phí gián tiếp là vấn đề cơ bản của phương
pháp ABC.Theo phương pháp này, mỗi hoạt động thường bao gồm các khoản chi phí
có cùng nguồn gốc phát sinh. Do vậy phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và
quy trình cơng nghệ của mỗi doanh nghiệp có các hoạt động tạo ra chi phí gián tiếp
khác nhau. Các hoạt động đó thường xuất phát từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất,
vận hành máy, kiểm tra sản phẩm và nghiệm thu...Do vậy mỗi một hoạt động cần tập
hợp chi phí riêng, sau đó chọn tiêu thức khoa học phân bổ chi phí vào các đối tượng
tính giá thành.
Bước 3: Chọn tiêu thức phân bổ chi phí cho các hoạt động.

Sau khi chi phí gián tiếp được tập hợp cho từng hoạt động, sẽ tiến hảnh phân bổ
cho từng đối tượng tính giá theo các tiêu thức khoa học. Do vậy, cần chọn tiêu thức
đảm bảo tính đại diện của chi phí, tiêu thức dễ tính tốn, phù hợp với các nguyên tắc và
chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Tiêu thức phân bổ sẽ tác động tới độ chính xác khi
chọn tiêu thức phân bổ, các chuyên gia kế toán quản trị thường tiến hành các cuộc điều
tra, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên phân xưởng có liên quan đến các khoản chi phí
của từng hoạt động.
Bước 4:
Dựa trên chi phí của từng nhóm hoạt động, kế tốn quản trị chọn các tiêu thức
khoa học phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ.Nếu hoạt động liên quan đến một loại
sản phẩm thì kế tốn kết chuyển tồn bộ chi phí đó cho đối tượng tính giá thành.Nếu
hoạt động liên quan tới 2 loại sản phẩm trở lên thì phải tính tốn hệ số phân bổ, sau đó
xác định mức phân bổ chi phí của từng hoạt động cho từng loại sản phẩm cụ thể.
Để nghiện cứu bản chất của từng yếu tố chi phí trong mỗi hoạt động kế tốn quản
trị cũng dựa vào các trung tâm chi phí.


Trung tâm chi phí: Nghiên cứu chi phí tại mỗi trung tâm chi phí, sau đó chi phí tại
mỗi trung tâm sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với hoạt
động.



Tiêu chuẩn đo lường: Trong từng loại hoạt động cần xác định tiêu chuẩn đo lường
sự thay đổi của mức sử dụng chi phí. Các tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn
phân bổ chi phí cho mỗi loại sản phẩm, dịch vụ hay đối tượng chịu chi phí. Các tiêu
chuẩn thường sử dụng để phân bổ là: số giờ lao động trực tiếp của công nhân, tiền
lương công nhân trực tiếp sản xuất, số đơn vị vận chuyển...

Đề án môn học



GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

9



Trung tâm phân nhóm: Các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ phải được tập
hợp tiếp tục vào một trung tâm phân nhóm. Tùy theo tính chất kỹ thuật của sản
phẩm dịch vụ hay đối tượng chịu chi phí để tiếp tục phân thành các nhóm nhỏ để
tính giá thành.



Mơ hình ABC làm thay đổi căn cứ để phân bổ các chi phí chung cho các sản phẩm.
Phương pháp ABC có thể biến một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo lập chi
phí xác định. Ở Việt Nam thường được vận dụng vào các công ty sản xuất đồ may
mặc, dệt, giấy, xe máy, ô tô, xây dựng, các sản phẩm và dịch vụ có quy trình cơng
nghệ sản xuất phức tạp.

3.2. Mơ hình phương pháp tính giá dựa trên hoạt động (ABC)

Chi phí 1

Chi phí 2

Chi phí 3

Chi phí 4


Nguồn
PSCP

Nguồn
PSCP

Hoạt
động 1

Hoạt
động 2

NPS chi phí…

NPS chi phí …

Hoạt
động 3

Chi phí 5

Nguồn
PSCP

Hoạt
động 4

Hoạt
động 5


NPS chi phí …

NPS chi phí n

Đối tượng chi phí 1 Đối tượng chi phí 2 tượng chi phí 3 ối tượng chi phí … tượng chi phí n
Đối
Đ
Đối

3.3.

Ví dụ minh họa:

Công ty RIVYCO sản xuất 2 loại sản phẩm là R và V, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và chi phí nhân cơng trực tiếp phát sinh cho từng loại sản phẩm trong kỳ như sau:
Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

10

Số lượng
sản phẩm
sản xuất
(cái)

Số giờ
cơng/sp

(giờ)

Tổng
giờ
cơng

Chi phí ngun
vật liệu trực
tiếp đơn vị sản
phẩm (1000đ)

Chi phí nhân
cơng trực tiếp
đơn vị sản phẩm
(1.000đ)

Sản phẩm
R

10.000

2

20.000

45

20

Sản phẩm

V

5.000

2

10.000

25

20

Cộng

-

-

30.000

-

-

Tên sản
phẩm/ Chỉ
tiêu

Tổng chi phí sản xuất chung của công ty trong kỳ là: 450.000 (nghìn đồng).
Theo phương pháp truyền thống, Cơng ty RIVYCO đã sử dụng tổng thời gian lao động

trực tiếp để làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm.
Tỷ lệ chung phân bổ của công ty như sau:
= Tổng chi phí sản xuất chung/ Tổng số giờ công lao động trợc tiếp
= 450.000/30.000 = 15.
Với tỷ lệ phân bổ này, chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm được tính như sau:
Chỉ tiêu

Sản phẩm R

Sản phẩm V

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

45

25

Chi phí nhân cơng trực tiếp

20

20

Chi phí sản xuất chung

30

30

95


75

Cộng

Đề án mơn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

11

Như vậy, trong trường hợp này, công ty RIVYCO chỉ xem xét đến thời gian lao động
mà không xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chi phí sản xuất chung của
cơng ty. Do vậy, vì hai sản phẩm này có cùng lượng thời gian lao động như nhau nên
chúng được phân bổ một lượng chi phí sản xuất chung bằng nhau (= 30).
Giả sử công RIVYCO vận dụng phương pháp ABC và thực hiện việc phân tích các
hoạt động được xác định có 4 hoạt động xem như là các nhân tố nguyên nhân của sự
phát sinh chi phí sản xuất chung.
-Các số liệu có liên quan đến 4 hoạt động này được phân bổ cho các hoạt động như
sau:
Chi phí sản
xuất chung
phát sinh
(1000đ)

Hoạt động

Khối lượng thực hiện hoặc công
việc


Nguyên vật liệu được giao
(lần)

5.000

15.000

6.000

14.000

20.000

80

200

-

112.000

500

-

-

220.000


Giờ máy hoạt động (giờ)

200

120

Số lần kiểm tra chất lượng
(lần)

Tổng số

300

102.000

Sản phẩm
V

10.000

Số máy móc (cái)

Sản
phẩm R

16.000

Cộng

450.000


Tiếp tục xác định tỷ lệ chung cho các hoạt động:
Hoạt động

Số máy móc

Chi phí sản xuất chung
phát sinh (1000đ)

Tổng số lần thực
hiện hoặc công việc

Tỷ lệ cho 1 lần
hoặc 1 công việc

102.000

500

60

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

12

(cái)
Số lần kiểm tra

chất lượng (lần)

220.000

15.000

14

Giờ máy hoạt
động (giờ)

112.000

20.000

10

Nguyên vật liệu
được giao (lần)

16.000

200

50

450.000

Xác định chi phí chung cho từng sản phẩm:
Sản phẩm R


Sản phẩm V

Số lần
thực
hiện
hoặc
công
việc

Tổng
CPSXC

300

18.000

1,8

200

12.000

Số lần kiểm tra chất
lượng (lần)

10.000

140.00
0


14

5.000

70.000

Giờ máy hoạt động (giờ)

20.000

Hoạt động

Số máy móc (cái)

Đề án mơn học

60.000

CPSX
C đơn
vị

Số lần
thực
hiện
hoặc
cơng
việc


Tổng CPSXC
CPSXC đơn vị

2,4

1,4
6 14.000

140.00
0

28


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

Nguyên vật liệu được
giao (lần)

13

200

Cộng

6.000

0,6

120


4.000
0,8

224.00
0

22,4

226.00
0

45,2

Qua kết quả tính tốn ở trên cho thấy, nếu cơng ty RIVYCO phân bổ chi phí sản
xuất chung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất chung phân bổ cho một
đơn vị sản phẩm R và V đều bằng 30 (nghìn đồng), trong khi đó lẽ ra phải phân bổ cho
sản phẩm R là 22,4 (nghìn đồng) và cho sản phẩm V là 45,2 (nghìn đồng). Vậy, theo
cách chọn chi phí nhân cơng trực tiếp (số giờ cơng lao động trực tiếp) làm tiêu thức
phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm trên đã làm cho chi phí sản xuất của
sản phẩm R tăng thêm và làm cho chi phí sản xuất sản phẩm V giảm xuống. Kết quả là
làm cho chi phí đơn vị sản phẩm thiếu chính xác.
Khi định giá bán, cơng ty sẽ bị lỗ ở sản phẩm V mà khơng biết (vì chi phí đơn vị
sản phẩm V bị tính thấp đi). Vì vậy, bằng cách phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên
hoạt làm căn cứ chúng ta sẽ có thể xác định chi phí sản xuất chung cho từng loại sản
phẩm và do vậy các số liệu chi phí đơn vị sẽ chính xác hơn.
Lợi ích của phương pháp tính giá ABC
-Phương pháp ABC sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ được xây dựng
trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt
động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản

phẩm.
Theo đó, ABC sẽ giúp các nhà quản lý tránh được những quyết định sai lầm do sử
dụng thơng tin khơng chính xác về giá thành như trình bày ở trên
ABC cịn cung cấp thơng tin chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, giúp
cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điều
chỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường
luôn biến động.
-Vận dụng phương pháp ABC, kế tốn quản trị có sự linh hoạt trong việc sử dụng
các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung cấp thông tin đa dạng, phong
phú về tình hình chi phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thông tin khác
nhau của các nhà quản trị.
4.

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

14

-Một ưu điểm nữa của phương pháp ABC so với phương pháp truyền thống là
trong khi phương pháp truyền thống chỉ cung cấp thông tin về mức chi phí thì phương
pháp ABC cịn cung cấp thơng tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí.
- Việc áp dụng phương pháp ABC cịn góp phần hỗ trợ hoạt động marketing trong
việc xác định cơ cấu sản phẩm cũng như chính sách giá. Đồng thời, doanh nghiệp cũng
có thể chủ động xây dựng chiến lược marketing để định hướng nhu cầu khách hàng vào
các mặt hàng có lợi nhuận cao, thay thế cho các mặt hàng mà doanh nghiệp khơng có
lợi thế.
- Phương pháp ABC tập trung đa chiều vào chi phí, điều này có thể thấy rõ ràng ở
chi phí chung. Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo toàn diện, dễ hiểu về

những cấu trúc chi phí, mà hệ thống TCA khơng thể cung cấp được.
- Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc lại chuỗi giá trị với chi phí
thấp nhất.
- Khả năng sinh lợi từ khách hàng được xem là một sự mở rộng hợp lý của
phương pháp ABC, thông qua việc cung cấp những triển vọng khác nhau về lợi nhuận
khi mà lợi nhuận thực sự mang lại từ khách hàng chứ không phải từ sản phẩm.
- Sự vận dụng hệ thống ABC yêu cầu cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo về cấu
trúc chi phí của một tổ chức, mà thiết lập mơ hình chi phí (cost modelling) và chi phí
mục tiêu (target costing) có thể thực hiện mà khơng có một yếu tố bất thường nào xảy
ra.
- Một số quy trình quản lý như: quản lý chất lượng, quản lý thời gian và quản lý
năng lực sản xuất được thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ thống ABC.
- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chuyển đổi từ quản lý theo chức
năng sang quản lý theo quy trình, mà sẽ phản ánh tốt hơn về chức năng thực sự của tổ
chức.
- Cơ sở phân bổ (cost driver) dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp lý nên đảm
bảo mức độ tin cậy rất cao vào chi phí.
- Thuận lợi quan trọng nhất của hệ thống ABC là sự hấp dẫn của nó với hệ thống
xác định chi phí tiến bộ, phản ảnh một cách riêng biệt, duy nhất và tính logic của các
quy trình sản xuất kinh doanh. Nhiều hệthống ABC khơng được khai thác bởi kế toán
mà do bởi những kỹ sư, nhân viên marketing, người quản lý hàng tồn kho ...
- Đối với những nhà máy sản xuất sản phẩm với sản lượng biến động, phương
pháp ABC sẽ tính được sự khác biệt về chi phí đối với các dây chuyền sản xuất khác
nhau trong 2 trường hợp sản lượng thấp và sản lượng cao, trong khi đó phương pháp
TCA sẽ cào bằng chi phí trong trường hợp này.
5.
Ứng dụng phương pháp tính giá ABC ở một số nước
Hiện nay ABC được áp rất phổ biến trên thế giới đặc biệt là Mỹ, Anh, Australia..
Sau đây là một số mơ hình ABC cụ thể được áp dụng vào các doanh nghiệp.
5.1. Mơ hình ABC tại cơng ty Elgin Sweeper của Bắc Mỹ


Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

15

Từ những năm cuối thập kỷ 80, công ty Elgin Sweeper của Bắc Mỹ đã áp dụng
ABC như sau:
Bước đầu tiên là nghiên cứu các hoạt động tạo phí, lập danh sách các đơn vị tính
phí có thể, cho mỗi hoạt động. Các đơn vị tính phí của Elgin bao gồm: tiền cơng lao
động ($), giờ lao động, số lượng hàng gửi đi, số lương thành phẩm, số đơn đặt hàng,
doanh thu, ngày làm việc, thông báo thay đổi kỹ thuật, thời gian lao động kỹ thuật,…
Các chi phí thay đổi với từng đơn vị tính phí được nhận dạng và tính tốn.
Tiếp theo, Elgin thiết lập báo cáo về dây chuyền sản xuất cho phép đánh giá hiệu
quả của các quyết định phân bổ nguồn lực. Kết quả của việc áp dụng hệ thống xác lập
chi phí là sự tham gia của các giám đốc sản xuất vào việc nhận dạng kích tố chi phí và
sự xóa bỏ các hoạt động khơng tạo ra giá trị gia tăng.
5.2. Mơ hình ABC tại cơng ty Mason & Cox ở Australia
Mason & Cox là tập đoàn sản xuất sản phâm đúc lớn nhất ở Australia, sản xuất
sản phẩm chủ yếu của nó là các sản phẩm đúc kim loại cho các ngành cơng nghiệp như
khai khống, tinh chế đường sản xuất xi măng. Cơng ty có hai dịng sản phẩm chính là
sản phẩm sản xuất hàng loạt và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng.
5.2.1.Khái quát quá trình sản xuất ở Mason & Cox
Bước 1.Thiết kế mẫu sản phẩm.
Bước 2. Làm các khuôn đúc dựa theo mẫu
Bước 3. Nấu chảy kim loại và đổ vào khuôn đúc.
Bước 4.Lấy sản phẩm đúc ra khỏi khuôn và chuyển đến bộ phận hoàn thiện sản
phẩm.

Bước 5.Tại bộ phận hoàn thiện sản phẩm, sản phẩm được làm nhẵn bằng máy
chuyên dụng.
5.2.2.Khó khăn mà Mason & Cox gặp phải đối với hệ thống tính phí của mình
Cơng ty này áp dụng phương pháp tính chi phí và giá thành truyền thống: chi phí
ngun vật liệu trực tiếp thì được tính thằng cho sản phẩm, chi phí sản xuất chung
được phân bổ theo số giờ lao động. Một số nhà quản lý của cơng ty cho rằng phương
pháp này khơng cịn phù hợp với công ty nữa.
Xem xét hai sản phẩm đúc mà công ty đang sản xuất. “Hensley tooth” là một
trong những loại sản phẩm bán chạy nhất của công ty, được sản xuất theo lơ, mỗi lơ có
250 sản phẩm, hàng năm công ty tiêu thụ được khoảng 25000 sản phẩm. Một loại sản
phẩm khác là “Custom Cast tooth” (sản phẩm đúc sản xuất theo yêu cầu khách hàng)
được làm riêng cho công ty Mount Ise. Công ty này đặt hàng theo lô, mỗi lô 50 sản
phẩm, 10 lô một năm. Theo mơ hình tính phí hiện tại của cơng ty thì giá thành của cả
hai sản phẩm đúc này đều là 35,54$. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hai loại sản
phẩm đều là 12$, chi phí nhân cơng trực tiếp giống nhau, chi phí sản xuất chung được
phân bổ theo số giờ công lao động nên cả hai đều chịu chi phí sản xuất chung bằng
nhau.

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

16

Các nhà quản lý đều cho rằng giá thành hai sản phẩm này khác nhau. Cả hai sản
phẩm đòi hỏi những dịch vụ chung như thiết kế mẫu, lắp đặt máy móc nhưng cũng
nhiều dịch vụ được dung cho từng lô sản phẩm riêng. Sản phẩm “Custom Cast tooth”
sản xuất ít lơ hơn, u cầu về chất lượng và độ phức tạp cao hơn vì thế các nhà quản lý
cho rằng chi phí sản xuất chung tính cho mỗi sản phẩm này phải cao hơn “Hensley

tooth”.
Các nhà quản lý đã khẳng định phương pháp tính chi phí truyền thống đang đánh
giá cao giá thành của các dòng sản phẩm tiêu thụ phổ biến với số lượng sản xuất lớn
và đánh giá thấp giá thành của các dịng sản phẩm tiêu thụ ít và số lượng sản xuất ít.
Giá thành sản phẩm khơng chính xác đã làm cho việc định giá bán sản phẩm
khơng được chính xác.Để cạnh tranh trên thị trường thì cơng ty đã quyết định giảm giá
sản phẩm chủ đạo, và định giá cao hơn đối với sản phẩm cá biệt.Tuy nhiên công ty vẫn
không đạt được lợi nhuận mục tiêu. Việc giảm giá sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn
làm tăng số lượng hàng bán nhưng vẫn làm giảm tổng giá trị doanh thu, những sản
phẩm chủ đạo này chính là nguồn doanh thu chính của cơng ty. Giá bán cao hơn đối
với các sản phẩm riêng biệt theo yêu cầu khách hàng cũng không bù trừ được sự sụt
giảm doanh thu của dịng sản phẩm chủ đạo.
Hệ thống tính hí truyền thống này đã được áp dụng từ những năm 1920 và có chút
ít thay đổi trong khi đó hoạt động kinh doanh của cơng ty đã có những thay đổi vượt
bậc.Cơng ty được thành lập năm 1917 trong khi đó cơng ty chỉ có một vài loại sản
phẩm.Chi phí ngun vật liệu trực tiếp là chi phí chủ yếu chiếm đến 50%.Chi phí nhân
cơng chiếm 40%. Chi phí sản xuất chung chiếm 10%. Qua thời gian chiến lược của
công ty đã có nhiều thay đổi, các dịng sản phẩm của cơng ty ngày càng phong phú cả
về kích thước lẫn độ phức tạp, chất lượng và sự hài lòng của khách hàng cũng gia tăng.
Cấu trúc chi phí của doanh nghiệp đã có sự thay đổi.Chi phí ngun vật liệu vẫn chiếm
50%.Chi phí nhân cơng chỉ cịn chiếm 22%.Chi phí nhân cơng chỉ cịn chiếm 22%. Chi
phí sản xuất chung chiếm 28%. Định phí chung chiếm tỷ trọng lớn hơn những chi phí
này khơng liên quan đến số lượng sản phẩm.
Họ xác định vấn đề chính cơng ty gặp phải là sự sai lệch nghiêm trọng trong giá
thành tính tốn so với giá thành thực tế. Để giải quyết vấn đề nãy họ đưa ra 3 mơ hình
ABC để xem xét
Mơ hình 1: mơ hình ABC đơn giản, mơ hình chỉ sử dụng để phân bổ chi phí sản
xuất chung.
Mơ hình 2: dung để phân bổ tất cả các chi phí gián tiếp liên quan đến sản phẩm
(bao gồm cả chi phí ngồi sản xuất)

Mơ hình 3: mơ hình ABC thông minh dùng để phân bổ tất cả các chi phí trừ chi
phí NVL trực tiếp tức là gồm cả chi phí nhân cơng. Mơ hình này khơng chỉ dung để
tính phí mà cịn để quản lý các hoạt động
Sauk hi xem xét giữa chi phí và lợi ích thu được, họ đã quyết định sử dụng mơ
hình 3
Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

17

5.2.3.Mơ hình ABC tạiMason & Cox
5.2.3.1. Mơ hình ABC với mục đích tính giá thành cho sản phẩm

Bước 1: Đo lường chi phí cho các hoạt động tức là phân bổ chi phí các nguồn lực
đến các hoạt động.
Để đơn giản hóa q trình này họ đã sử dụng các trung tâm hoạt động nghĩa là chi
phí sẽ được phân bổ đến các trung tâm hoạt động sau đó đến các hoạt động.
Có 4 dạng hoạt động chính là:
“Hoạt động ở mức độ lơ” (batch level activities): là những hoạt động được thực
hiện liên quan đến từng lơ sản phẩm. Ví dụ hoạt động “xây dựng chương trình sản
xuất”,”lắp đặt lị xử lý hơi”.
“Hoạt động ở mức độ đơn vị sản phẩm” (unit level activities): là những hoạt động
được tiến hành liên quan đến từng đơn vị sản phẩm. Ví dụ như hoạt động “kiểm tra
khn đúc”, “ kiểm tra sản phẩm đúc”.
“Hoạt động ở mức độ dòng sản phẩm” (product level activities) là những hoạt
động được tiến hành liên quan đến từng loại sản phẩm. Ví dụ: hoạt động “ thiết kế
mẫu”.
“Hoạt động ở mức độ duy trì doanh nghiệp” (facility level activities) là những

hoạt động để điều hành doanh nghiệp. Là những hoạt động tạo môi trường cho sản xuất
và bán hàng, những hoạt đọng này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nên thường khơng
được phân bổ đến sản phẩm.
Phân bổ chi phí đến các trung tâm hoạt động. Họ đã chia công ty thành các trung
tâm hoạt động, mỗi trung tâm hoạt động có cùng mục đích. Mỗi doanh nghiệp khác
nhau sẽ có các trung tâm hoạt động khác nhau.
Tại cơng ty Mason & Cox, họ đã chia thành 9 trung tâm hoạt động là điều hành
doanh nghiệp, quản lý, bán hàng, quản lý phân xưởng, nấu chảy kim loại, làm khuôn
đúc, hoàn thiện sản phẩm, thiết kế mẫu sản phẩm, bảo dưỡng sản phẩm.
Tiếp đó, phân bổ chi phí năm 1992 đến mỗi trung tâm hoạt động theo một tiêu
thức nguồn lực:
Chi phí bao gồm cả lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chi phí ngồi sản
xuất tổng cộng khoảng 11.13 tỷ. Số liệu này lấy từ sổ nhật ký chung. Những chi phí có
cùng nguồn gốc và do cùng một nhân tố biến đổi chi phí được tập hợp lạo thành một
mục chi phí để đơn giản hóa cho việc phân bổ.
Ví dụ chi phí th phân xưởng, bảo hiểm, lệ phí, chi phí vệ sinh được tập hợp
chung thành chi phí nhà xưởng. Dựa vào các tài khoản kế toán họ chia thành 6 danh
mục chi phí ( chi phí nguồn lực): lương, khấu hao, chi phí đi lại, chi phí năng lượng,
chi phí nhà xưởng và chi phí khác. Các tiêu thức nguồn lực có thể sử dụng như: diện
tích nhà xưởng, số cơng nhân viên. Một vài chi phí có thể tính trực tiếp vào trung tâm
hoạt động mà không cần phải phân bổ, ví dụ như lương của nhân viên làm trong một
trung tâm hoạt động được tính ngay vào trung tâm đó.

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

18


Xác định chi phí tại trung tâm quản lý. Họ xác định số nhân viên làm việc tại
trung tâm quản lý và sử dụng bảng trả lương để xác định tiền lương của họ và tính ra là
800,000 USD. Tiến hành liệt kê các thiệt bị đồ dung trong trung tâm quản lý và xác
định chi phí khấu hao là 40,000 USD. Xem xét số đơn đặt hàng đã được thực hiện và
tập hợp số đơn đặt hàng ở trung tâm quản lý, chi phí xử lý đơn đặt hàng là 50,000
USD. Họ tính diện tích nhà xưởng và trung tâm quản lý chiếm dụng, dự vào cơ sở đó
để phân bổ chi phí nhà xưởng nhà xưởng 10,000 USD cho trung tâm này.
Cuối cùng phân bổ các chi phí khác theo tỉ lệ số nhân viên làm việc, trung tâm
quản lý được phân bổ 7,000 USD.
Xác định và tính phí cho các hoạt động tiến hành ở mỗi trung tâm
Đội dự án đã phỏng vấn nhiều người đại diện ở các trung tâm hoạt động để xác
định các hoạt động và các tiêu thức phân bổ nguồn lực. Có một số hoạt động trong hầu
hết các tổ chức, nhưng có nhiều hoạt động mang tính đặc thù của từng doanh nghiệp.
Phân bổ chi phí đến hoạt động “xử lý các khoản phải thu” trong trung tâm quản lý.
Lương phân bổ đến trung tâm quản lý là 800,000 USD. Khi phỏng vấn các nhân viên ở
trung tâm quản lý họ ước lượng số nhân viên trong trung tâm sử dụng 10% thời gian
của họ để xử lý các khoản phải thu. Vì vậy, 10% của lương nhân viên (trong 800,000
USD) được phân bổ cho hoạt động xử lý khoản phải thu. Chi phí khấu hao là 40,000
USD. Trung tâm có 10 giàn máy tính, trong đó có một giàn được sử dụng hồn tồn
cho hoạt động và 1 giàn sử dụng 50% thời gian. Do đó, 15% chi phí khấu hao được
phân bổ cho hoạt động này, tương đương 6,000 USD
Bước 2: Phân bổ chi phí hoạt động đến các sản phẩm
Việc này bao gồm tính chi phí hoạt động trên mỗi đơn vị tiêu thức hoạt động và
sau đó xây dựng một bản giải trình hoạt động cho mỗi sản phẩm.
Tính chi phí hoạt động trên mỗi đơn vị tiêu thức hoạt động khi xác định các hoạt
động ở bước trước, họ đã xác định được các tiêu thức phân bổ cho mỗi hoạt động…
Vd: Số hóa đơn xử lý là tiêu thức hoạt động của hoạt động “xử lý khoản phải thu”
sử dụng để phân bổ chi phí của hoạt động “xử lý khoản phải thu” đến tất cả các sản
phẩm liên quan. Tiêu thức này là phù hợp, nếu xử lý hai hóa đơn thì phải chi phí lớn
gấp hai lần việc xử lý hóa đơn.

Xác định lượng tiêu thức phân bổ từ đó tính chi phí hoạt động cho mỗi một đơn vị
tiêu thức phân bổ.
Có 3 dạng chính của tiêu thức hoạt động:
Quy mơ có thể định hóa: ví dụ tiêu thức phân bổ đối với hoạt động đổ kim loại
nóng chảy vào khn.
Số lượng giao dịch: ví dụ số lần lắp đặt máy là tiêu thức phân bổ đối với hoạt
động lắt đặt “lò xử lý hơi”.
Mật độ thời gian: ví dụ số giờ cơng là tiêu thức phân bổ đối với hoạt động làm
mẫu khuôn.

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

19

Đối với một số hoạt động như “thiết kế mẫu sản phẩm, kiểm tra mẫu sản phẩm”
liên quan trực tiếp đến từng sản phẩm cụ thể có thể được tập hợp ngay vào những sản
phẩm đó.
Để lựa chọn các tiêu thức hoạt động họ đã xem xét mức độ quan hệ giữa chi phí
của một hoạt động và tiêu thức hoạt động đó.
Tất cả các hoạt động “điều hành doanh nghiệp” là hoạt động ở mức độ duy trì
doanh nghiệp và khơng xác định được tiêu thức phân bổ. Hoạt động “quản lý phân
xưởng” cũng là hoạt động ở mức độ duy trì doanh nghiệp, nhưng ở Mason & Cox
quyết định phân bổ chi phí của hoạt động này đến sản phẩm vì họ muốn tính giá thành
sản phẩm bao gồm chi phí tất cả các hoạt động sản xuất, tiêu thức phân bổ là giờ cơng
lao động
Bảng phân bổ chi phí
Các trung tâm hoạt động Chi phí Tiêu thức hoạt động

và các hoạt động
hoạt
động

Điều hành doanh nghiệp
-Quản lý DN
-Hoạt động kế toán
300.000
-Làm báo cáo thường niên 35.000
55.000
Quản lý
-Xử lý các khoản phải thu 94.900
-Sữa chữa hóa đơn
88.000
-Xử lý các khoản phải trả 258.100
-Điều hành hệ thống IT
300.000
-Chuẩn bị trả lương
114.700
-Duy trì hoạt động
51.300

Bán hàng
-Xử lý đơn bán hàng
Quản lý phân xưởng
-Quy trình sản xuất
-Quản lý nhà xưởng
Nấu chảy kim loại

Số

lượng
tiêu
thức
hoạt
động
Hoạt động duy trì doanh nghiệp
bổ

Chi
phí
hoạt động
trên
mỗi
đơn vị tiêu
thức hoạt
động
khơng phân

-Hóa đơn
-Hóa đơn được chỉnh
sửa
-u cầu mua
-Thời gian sử dụng
CPU
-Bảng lương cá nhân
Hoạt động duy trì
khơng phân bổ

5.000
1.000

2.500
100.000
3.380

118,980
8,980
8,880
103,240
3,00

250.000

-Đơn bán hàng

4.000

62,50

261.100
112.900

-Số lần vận hành
-Số giờ lao động

1.200
6.100

217,58
1,85


Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

-Rót kim loại vào khn
Làm khn
-Tạo khuôn
-Tạo tâm
-Vận chuyển NVL
-Kiểm tra khuôn

20

3.015.00
0

-kg

7.500.00
0

0,4

1.595.00
0
175.000
245.000
200.000


-giờ công
-giờ công
-số lần vận chuyển
-số lần kiểm tra
khn

16.000
3.000
10.000
65.000

122,77
58,33
245
3,08

Hồn thiện sản phẩm
-Dùng oxi cắt sản phẩm
144.250 -giờ công
3.000
48,08
-Mài sản phẩm
401.500 -giờ công
16.000
25,09
-Sữa chữa lỗi
278.000 -giờ công
13.000
21,38
-Vận hành máy chuyên 732.500 -Load

3.200
228,91
dụng
427.000 -số lần lắp đặt
4.000
106,75
-Lắp đặt lò xử lý hơi
652.000 -kg-h
5.400.00 0,12
-Vận hành lò xử lý hơi
216.500 -lô sản phẩm
0
270,63
-Xúc tiến sản phẩm
118.500 -số sản phẩm kiểm tra 800
11,83
-Kiểm tra sản phẩm
10.000
Thiết kế mẫu
-Thiết kế phương pháp
250.000 -xác định trực tiếp
-Tạo mẫu
125.000 -số mẫu tạo ra
1200
104,17
-Sửa mẫu
107.000 -xác định trực tiếp
Duy trì
-Sửa chữa máy chuyên 175.000 -số loads
3.200

54,69
dụng
185.000 -kg-h
5.400.00 0,33
-Sữa chữa lò xử lý hơi
167.000 -giờ cơng
0
16,7
-Bảo dưỡng
10.000
Chuẩn bị một giải trình các hoạt động cho mỗi sản phẩm.
Giải trình gồm việc xác định các hoạt động liên quan đến sản phẩm, chi phí hoạt
động trên mỗi đơn vị tiêu thức hoạt động, số lượng tiêu thức hoạt động, tổng chi phí
hoạt động cho mỗi sản phẩm.
5.2.3.2. Thử nghiệm ABC
Họ chọn 2 sản phẩm “Hensley tooth” và “custom cast tooth”. Theo mơ hình ABC
thì “Hensley tooth” được tính là 33,69$/1đơn vị sản phẩm trong đó chi phí ngun vật
liệu trực tiếp là 12$ cịn lại là chi phí của tất cả các hoạt động liên quan đến việc sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm “custom cast tooth” được tính 72,74$/1 đơn vị
sản phẩm trong đó chi phí ngun vật liệu trực tiếp là 12$ và chi phí của tất cả các hoạt
động liên quan là 60,74$. Như vậy cách tính phí của phương pháp truyền thống đã xác
định giá thành sản phẩm “Hensley tooth” cao hơn 16% và giá thành sản phẩm “custom
cast tooth” thấp hơn 42% so với phương pháp ABC.
Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

21


Vậy các nguyên nhân gây ra sự khác biệt đó:
-Phương pháp truyền thống phân bổ chi phí chung theo một tiêu thức phân bổ
-Giá thành sản phẩm theo phương pháp truyền thống chỉ tính chi phí nguyên vật
liệu và chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm
Áp dụng mơ hình ABC đã giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm chính xác và giúp
nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, kiểm soát được các hoạt động và đem lại
lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

22

KẾT LUẬN
Mơ hình tính chi phí theo phương pháp truyền thống đã lộ rõ những mặt hạn chế
trong cơng tác tính chi phí và việc đưa ra các quyết định, đặc biệt là trong điều kiện
nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Với việc áp dụng mơ hình ABC, ngồi
việc tính chi phí một cách chính xác hơn, nó cịn giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết
định đúng đắn và kịp thời liên quan đến các hoạt động. Với những ưu việt như vậy,
doanh nghiệp nếu áp dụng được mơ hình này có thể có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Tuy
nhiên phương pháp này đòi hỏi cao về việc thu nhập và xử lý thơng tin, từ đó phục vụ
cho q trình phân tích hoạt động của doanh nghiệp, do đó điều quan trọng là phải có
một đội ngũ nhân viên có kỹ năng phân tích cũng như am hiểu về doanh nghiệp để có
thể đưa ra được mơ hình phù hợp nhất trong điều kiện hiện tại của doanh nghiệp. Trên
thực tế những kỹ năng này vẫn được sử dụng trong các doanh nghiệp, song chưa hệ
thống lại một cách bài bản lô gic. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, những kỹ năng này cũng sẽ dần được quy nạp một cách
đầy đủ. Trong tương lai việc áp dụng mơ hình này một cách rộng rãi sẽ là một hệ quả

tất yếu khi với mơ hình chi phí truyền thống không đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày
càng cao.

Đề án môn học


GVHD: Th.S Võ Hồng Tâm

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. tai-lieu/de-tai-hach-toan-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-theo-hoat-dongthuc-trang-va-giai-phap-van-dung-trong-cac-doanh-nghiep-viet-15774/
2. />3. />4.Luận văn: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại công
ty TNHH MTV Tân Thành Thắng
5. />6. />
Đề án môn học



×