Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THAN CỌC 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.32 KB, 9 trang )

1
1
MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THAN CỌC 6
3.1 Một số nhận xét, đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty than Cọc 6.
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập thuộc Tổng Công ty than Việt Nam.
Trong những năm qua Công ty đã có những bước phát triển vững chắc, đi đầu trong công
nghệ khai thác mới, đào tạo nhân lực để xứng đáng là một Công ty có bề dày truyền thống.
Công ty luôn hoàn thành kế hoạch mà cấp trên đã đề ra, giải quyết tốt những chính sách chế
độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng vươn lên của tập
thể cán bộ công nhân viên trong Công ty dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, trong đó có sự
đóng góp không nhỏ của phòng kế toán tài chính.Nhận thức được vai trò tích cực của công
tác hạch toán kế toán Công ty luôn tiến hành cải tiến công tác hạch toán kế toán và đến nay
công tác kế toán đã được thực hiện khá nề nếp ổn định, phù hợp với chế độ kế toán hiện
hành góp phần tăng cường công tác quản lý kinh tế, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
cho Công ty.
3.1.1 Những ưu điểm.
Thứ nhất: Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với quy mô của Công ty. Đội ngũ
kế toán được phân công việc hợp lý với chuyên môn, nhiệt tình, yêu nghề, tiếp cận kịp thời
với những thay đổi về chế độ tài chính do Nhà nước ban hành và vận dụng một cách linh
hoạt sáng tạo vào thực tiễn của Công ty. Giữa bộ phận kế toán và bộ phận thống kê công
trường phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ là cơ sở góp phần đáp ứng yêu cầu công tác kế
toán, tránh trùng lặp trong hạch toán, dễ kiểm tra đối chiếu
Cơ cấu bộ máy kế toán được tổ chức một cách hợp lý, có sự phân công, phân nhiệm
chuyên môn hoá cao tạo điều kiện cho các kế toán viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và
trách nhiệm trong công việc có thể giám sát lẫn nhau từ đó nâng cao hiệu quả chung. Thêm
vào đó với bộ máy kế toán gọn nhẹ, thích ứng nhanh với những thay đổi là cơ sở để hoàn
thiện hơn nữa công tác Kế toán tại Công ty.
Thứ hai:Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo


phương pháp kê khai thường xuyên mà Công ty áp dụng là phù hợp với tình hình biến động
GVHD: TS Phạm Quang SVTH: Ninh Thị Hoa - Lớp KTA1
2
2
của vật tư tiền vốn. Bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
được tiến hành nề nếp, vận dụng xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng
tính giá thành, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với
đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty, đáp ứng yêu cầu hạch toán kế toán
Đối với ngành công nghiệp khai thác than yếu tố chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất là một yếu tố rất dễ gây lãng phí, thất thoát. Vì vậy
Công ty đã tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán chi phí nguyên vật liệu đến từng đơn vị,
từng công đoạn sản xuất giúp lãnh đạo Công ty quản lý chặt chẽ chi phí trong qua trình sản
xuất góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Thứ 3:việc tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng công đoạn sản xuất đã làm cho
công tác quản lý chi phí được dễ dàng giúp cho lãnh đạo Công ty đưa ra được những biện
pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra Công ty còn tiến hành dự toán trước chi phí sửa chữa lớn
tài sản tránh được sự ảnh hưởng làm tăng vọt giá thành sản phẩm, điều này là rất cần thiết
Thứ 4:Trong điều kiện thực tế của công tác kế toán hiện nay, việc áp dụng hình thức
nhật ký chứng từ là rất phù hợp để phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm
đa dạng, phức tạp, với yêu cầu cao của việc quản lý sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và việc
thực hiện kế toán thủ công thì các bảng kê, nhật ký chứng từ, các bảng phân bổ là thích hợp
nhất để theo dõi và cung cấp số liệu về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản.
Hơn nữa, phòng kế toán đã sử dụng khá đầy đủ hệ thống chứng từ sổ sách theo đúng
quy định của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán ban đầu được theo dõi một cách chặt chẽ
đảm bảo tính chính xác của số liệu. Quá trình luân chuyển chứng từ, sổ sách giữa phòng kế
toán với thống kê các phân xưởng và thủ kho được tổ chức nhịp nhàng. Quy củ tạo điều
kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Thứ 5:Trong kế toán tiền lương Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản
phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Hình thức trả lương này gắn với thu nhập của

người lao động với kết quả cuối cùng của họ và đảm bảo tính công bằng, khuyến khích
tăng năng suất lao động. Các định mức tìên lương được xây dựng chi tiết tỉ mỉ giúp cho
việc tính lương dễ dàng, chính xác. Đây là ưu điểm mà kế toán trong Công ty đã làm được
trong việc khuyến khích tinh thần lao động của người công nhân.
GVHD: TS Phạm Quang SVTH: Ninh Thị Hoa - Lớp KTA1
3
3
Nhìn chung, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty
phần lớn đã đáp ứng được yêu đặt ra cho công tác này xét trên cả hai khía cạnh tuân thủ
đúng chuẩn mực kế toán quy định chung và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Tuy
nhiên, công tác kế toán của Công ty vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và còn nhiều khó
khăn đang ở phía trước. Một số tồn tại trong công tác kế toán cần được khắc phục.
3.1.2 Nhược điểm
Thứ nhất: Khối lượng công việc quá lớn là một vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc kế toán tại Công ty than Cọc 6. Mặc dù đội ngũ cán bộ được tinh giảm nhưng
vẫn phải đảm nhận đầy đủ các phần việc, mặt khác hình thức nhật ký chứng từ đòi hỏi hệ
thống sổ sạch chứng từ phải được tổ chức rất công phu, việc ghi chép mất rất nhiều thời
gian, đôi khi trở nên quá sức đối với đội ngũ nhân viên phòng kế toán, ảnh hưởng đến khả
năng cung cấp thông tin của bộ phận này.
Thứ hai:Tại Công ty, chi phí công cụ dụng cụ phát sinh thường xuyên và có khối
lượng khá lớn trong quá trình sản xuất. Đối với chi phí này, khi phát sinh kế toán tập hợp
vào tài khoản 627, cuối kỳ phân bổ cho các sản phẩm cùng loại các chi phí sản xuất chung
khác. Cách làm này tuy gọn nhẹ nhưng không phản ánh được đúng đối tượng chịu chi phí.
Tại đây có khá nhiều công cụ dụng cụ có giá trị lớn, phục vụ nhiều kỳ sản xuất kinh doanh
khi được tính chi phí chung một kỳ sẽ làm kết quả kinh doanh trong kỳ không được chính
xác.
Thứ ba:Tại Công ty máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSCĐ, tập trung
ở các công trường, phân xưởng sản xuất. Vì việc sử dụng từ rất lâu, có nhiều máy trong tình
trạng xuống cấp, hỏng hóc thường xuyên xảy ra. thực tế này đòi hỏi phải sửa chữa thay thế
để phục hồi năng lực hoạt động. Hiện nay phương pháp kế toán chi phí sữa chữa TSCĐ tại

Công ty là: Nếu chi phí sửa chữa phát sinh là nhỏ thì phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất
kinh doanh của kỳ, nếu chi phí sửa chữa lớn thì cho vào chi phí chờ phân bổ ( TK 142,
242 ). Biện pháp bị động này gây khó khăn cho sản xuất nhất là khi máy móc bị hỏng nặng,
cần phải có một khoản chi phí sửa chữa lớn mà chi phí chờ phân bổ không thể đáp ứng
ngay được, máy móc nằm chết tại công trường phân xưởng. Tình trạng này không những
ảnh hưởng xấu đến tiến độ công việc mà còn làm tăng chi phí khấu hao trên một đơn vị sản
phẩm bởi lẽ phòng kế toán vẫn tiến hành trích khấu hao cho máy móc bị hỏng đó.
Thứ Tư: Đối với bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định của Công ty mới chỉ cho
thấy được mức trích khấu hao trong tháng cho từng đối tượng sử dụng mà chưa cho thấy
GVHD: TS Phạm Quang SVTH: Ninh Thị Hoa - Lớp KTA1
4
4
được rõ nguyên giá TSCĐ, số khấu hao đã trích trong tháng trước, số khấu hao TSCĐ tăng
trong tháng giảm trong tháng là bao nhiêu.
Để thấy được nguyên giá TSCĐ, số khấu hao đã trích trong tháng trước, số khấu hao
TSCĐ tăng trong tháng, Công ty nên lập bảng theo mẫu biểu số 18.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty than Cọc 6.
Giải pháp 1
Phân bổ hợp lý chi phí công cụ dụng cụ cho các kỳ theo phương pháp phân bổ thích
hợp dựa vào đặc điểm thời gian sử dụng của từng loại.
- Với những loại công cụ, dụng cụ có giá trị sử dụng thấp hoặc thời gian sử dụng chỉ
trong một thời kỳ kinh doanh thì áp dụng phương pháp phân bổ một lần nghĩa là toàn bộ
giá trị của chúng sẽ được tính vào chi phí chung của kỳ sản xuất mà chúng phát sinh.
- Với những loại công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ sẽ áp
dụng phương pháp phân bổ nhiều lần.
• Trường hợp xuất dùng theo phương pháp phân bổ 50%
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế để phản ánh vào
TK 142, đồng thời tiến hành phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí của kỳ xuất
dùng.

Khi báo hỏng công cụ dụng cụ, kế toán phân bổ nốt giá trị còn lại vào chi phí của kỳ
báo hỏng.
• Trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần :
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của CCDC ghi vào
TK 142, định kỳ phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Quá trình kế toán CCDC xuất dùng có thể khái quát qua sơ đồ sau:
GVHD: TS Phạm Quang SVTH: Ninh Thị Hoa - Lớp KTA1
5
5
Sơ đồ: Kế toán công cụ dụnh cụ xuất dùng
TK 153
TK 627, 641, 642
TK 142
(1)
(2)
(3)

(1): Giá trị CCDC xuất dùng theo phương pháp phân bổ một lần.
(2): Giá trị CCDC xuất dùng theo phương pháp phân bổ nhiều lần.
(3): Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Giải pháp 2
Hàng tháng, căn cứ vào dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán trích trước chi phí
sửa chữa vào các đối tượng sử dụng tài sản và khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, giá
thành thực tế của nó được kết chuyển vào TK 335.
Đến cuối năm, kế toán phải căn cứ vào chi phí đã trích theo kế hoạch và các khoản
thực tế phát sinh để tiến hành điều chỉnh:
- Nếu chi phí sửa chữa thực tế lớn hơn tổng chi phí trích trước thì khoản chênh lệch
được ghi tăng chi phí kinh doanh :
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK335

- Nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn tổng chi phí trích trước thì khoản chênh lệch
được ghi giảm chi phí sản xuất bằng bút toán âm.
Nợ TK 627,641,642
Có TK 335
GVHD: TS Phạm Quang SVTH: Ninh Thị Hoa - Lớp KTA1

×