Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.04 KB, 76 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau
có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, và đều có
chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng.
Tác giả
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 9
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN
2005-2012 9
1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2012
9
1.1.1. Khái quát chung về tỉnh Hà Tĩnh 9
1.1.2. Khái quát chung về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà
Tĩnh trong giai đoạn 2010 đến 2012 14
1.1.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư tại Hà Tĩnh qua các năm 14
1.1.2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
1.2. Giới thiệu về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh 18
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 18


1.2.2. Sơ đồ tổ chức 22
1.2.3. Sự cần thiết và vai trò của công tác thẩm định dự án tại các cơ
quan quản lý nhà nước 25
1.3. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu
tư Hà Tĩnh 26
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
1.3.1. Tổng quan về công tác thẩm định dự án tại Sở Kế hoạch & Đầu
tư Hà Tĩnh 26
1.3.2. Quy trình thẩm định dự án tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh29
1.3.3. Nội dung thẩm định tại Sở Kế hoạch – Đầu tư Hà Tĩnh 32
1.4. Ví dụ minh họa 39
1.4.1. Tóm tắt nội dung chính của dự án 39
1.4.2. Quy trình thẩm định của dự án 40
1.4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và giải pháp kỹ thuật 41
1.4.4. Đánh giá tác động môi trường 42
1.4.5. Tóm tắt ý kiến của các ngành và các đơn vị liên quan 44
1.5. Đánh giá công tác thẩm định tại Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
49
1.5.1. Một số thành tích đạt được của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Hà
Tĩnh trong công tác thẩm định dự án 49
1.5.2. Hạn chế tồn tại trong các bước thuộc quá trình thẩm định dự án
52
1.5.3. Nguyên nhân hạn chế 54
CHƯƠNG II. MỘT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ 58
KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ HÀ TĨNH 58
2.1. Triển vọng các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 58
2.1.1. Một số lợi thế của tỉnh Hà Tĩnh có lợi cho nhà đầu tư 58
2.1.2. Một số khó khăn ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh Hà

Tĩnh 60
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác thẩm định dự án
đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh 60
2.2.1. Giải pháp về con người 61
2.2.2. Giải pháp về thu thập và xử lí thông tin 63
2.2.3. Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thẩm
định 66
2.2.4. Giải pháp về quy trình thẩm định 67
2.2.5. Giải pháp về nội dung thẩm định 68
2.2.6. Giải pháp về phương pháp thẩm định 69
2.3. Kiến nghị 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTVT: Giao thông vận tải
HĐND: Hội đồng nhân dân
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
TTCP: Thủ tướng chính phủ
KT- XH: Kinh tế - Xã hội
DAĐT: Dự án đầu tư
KH&ĐT: Kế hoạch và đầu tư

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn của tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2010-2012 15
Bảng 1.2: Số liệu đăng kí vốn đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2012 17
Sơ đồ 1.1. Mô tả cơ cấu tổ chức 24
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn của tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2010-2012 15
Sơ đồ 1.2: Quá trình thẩm định 31
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trên phạm
vi trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này, các dòng
vốn được lưu chuyển góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng
sản xuất kinh doanh để đảm bảo đời sống cho nhân dân. Để có thể thực hiện
được công việc đó thì cần thiết phải đầu tư. Đầu tư là một hoạt động kinh tế
chủ yếu quyết định sự phát triển. Xu hướng phổ biến và hiệu quả nhất hiện
nay là đầu tư theo dự án. Những câu hỏi đặt ra là : đầu tư vào đâu? đầu tư như
thế nào để đạt được hiệu quả? Chỉ có việc thẩm định dự án đầu tư mới có thể
trả lời chính xác câu hỏi trên.
Việc thẩm định dự án đầu tư có thể được tiến hành trên cả ba khâu:
thẩm định dự án đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư.Trong nhiều năm
qua công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được hoàn thiện về mặt
phương pháp luận và thực hành để phù hợp với tình hình kinh tế của đất
nước.Tuy nhiên hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc,
chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa cao, dự án đầu tư chưa thực sự

đạt hiệu quả, tạo nên sự tăng trưởng phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Đứng trên quan điểm: Chủ đầu tư, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý dự
án đầu tư thì công tác thẩm định dự án đầu tư không thể thiếu được. Với chức
năng là cơ quan tham mưu cho Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh trong việc ra quyết định
và phê duyệt dự án đầu tư, việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Hà Tĩnh lựa chọn những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công
tác tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ra quyết định hoặc phê duyệt dự án đầu
tư, việc thẩm định những dự án được tài trợ bởi vốn ngân sách là một công việc
quan trọng và cần thiết của Sở kế hoạch & Đầu Tư Hà Tĩnh.
Do những dự án đầu tư là những dự án nằm trong kế hoạch, mục tiêu
phát triển của tỉnh và điều quan trọng hơn là có một số dự án đều không phải
hoàn trả vốn cho nhà nước - đó là những dự án đầu tư công cộng. Việc thẩm
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
định dự án đầu tư sẽ giúp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh lựa chọn
những dự án phù hợp với yêu cầu và thực hiện tốt công tác tham mưu cho
UBND tỉnh để thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh vẫn còn
tồn tại một số hạn chế nên việc hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án
đầu tư là một đòi hỏi cấp bách. Chính vì vậy trong quá trình thực tập em đã
lựa chọn Luận văn:"Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định
dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch – đầu tư tỉnh Hà Tĩnh"
Nội dung luận văn gồm 2 chương chính sau:
•Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Kế Hoạch
& Đầu Tư Hà Tĩnh
•Chương II: Một giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án
đầu tư tại Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Tĩnh.
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 2005-2012
1.1. Khái quát về hoạt động đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2012
1.1.1. Khái quát chung về tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1.1. Ví trị địa lí
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ (vùng duyên hải Miền Trung), có
toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến
106o30'20'' kinh độ Đông.
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ (vùng duyên hải Miền Trung), có
toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến
106o30'20'' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Nam giáp Quảng Bình;
- Phía Đông giáp biển Đông với 137 km bờ biển;
- Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 145 km
đường biên giới.
Diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2.
- Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Nam giáp Quảng Bình;
- Phía Đông giáp biển Đông với 137 km bờ biển;
- Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 145 km
đường biên giới.
Diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc
nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, có 4
dạng địa hình sau:
Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung
bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi
phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng
phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có
thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.
1.1.1.3. Sông, hồ và biển
- Sông, hồ:
Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn
nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có
37 km. Sông ngòi nơi đây có thể chia làm 3 hệ thống:
+ Hệ thống sông Ngàn Sâu: Có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều
nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
+ Hệ thống sông Ngàn Phố: Dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước
từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với
sông Lam chảy ra Cửa Hội.
+ Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: Nhóm Cửa Hội, Cửa Sót,
Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
- Biển:
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa
hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc nên vùng biển này có
đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa
của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Lam.
Mà tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú.
Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng
mới khai thác được 20 - 30%.
- Hải đảo:
Cách bờ biển Nghi Xuân 4km có hòn Nồm, hòn Lạp; ngoài khơi Cửa

SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Nhượng có hòn Én (cách bờ 5km), hòn Bơớc (cách bờ 2km); ở nam Kỳ Anh
cách bờ biển 4km có hòn Sơn Dương độ cao 123m, xa hơn phía Đông có hòn
Chim nhấp nhô trên mặt nước.
1.1.1.4. Rừng và động, thực vật
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha,
trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ
che phủ của rừng đạt 45 %. Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới,
vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn
là thông nhựa, hiện có trên 18000 ha trong đó có trên 7000 ha có khả năng
khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả
nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1469863 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt
21115828 m3).
Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây
gỗ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu và
nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và
các loài bò sát khác.
Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang (thuộc huyện Vũ Quang và
Hương Khê) có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Đã
phát hiện được 2 loại thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn. Rừng Vũ Quang
có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm
rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển. Đây là khu rừng nguyên
sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam là một trong những hệ sinh thái có giá trị
kinh tế, khoa học và cảnh quan.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong
phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung
phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng,
Cửa Khẩu

1.1.1.5.Đất đai, khoáng sản
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Diện tích đất tự nhiên Tỉnh Hà Tĩnh là 6.025 km2.
Tình hình sử dụng đất năm 2012 như sau (602.560 ha):
- Đất nông nghiệp: 461.833 ha chiếm 76,65%.
- Đất phi nông nghiệp: 77.063 ha chiếm 12,79%.
- Đất chưa sử dụng: 63.614 ha chiếm 10,56%.
Khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven
biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản.
1.1.1.6. Dân số
Với dân số trẻ trên 52,6% trong độ tuổi lao động, trong đó có trên 20%
đã được đào tạo; số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng
từ 20.000 đến 25.000, là nguồn lực dồi dào bổ sung cho lực lượng lao động.
Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để
thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.
Hà Tĩnh hiện có 01 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng, 03 trường
Trung học chuyên nghiệp và 33 cơ sở đào tạo nghề. Trên cơ sở xã hội hóa đầu
tư cho công tác đào tạo, Hà Tĩnh đã thu hút được các nhà đầu tư để nâng cấp
và xây mới các cơ sở đào tạo với các trang thiết bị thực hành hiện đại. Nhờ
vậy, hằng năm khoảng trên 2.500 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung
cấp nghề.
Chất lượng các cơ sở đào tạo được nâng lên, phần lớn học sinh qua đào tạo
ở các trường có uy tín của Tỉnh sau khi tốt nghiệp tìm hoặc tạo được việc làm,
được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đánh giá bảo đảm năng lực và trình độ.
Trong những năm qua đã có nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư tại
Hà Tĩnh. Ngoài vấn đề vốn, công nghệ, cơ chế chính sách, yếu tố nhân lực là
động lực thu hút đầu tư. Do đó Hà Tĩnh có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động
kỹ thuật phù hợp với cơ cấu ngành nghề, phục vụ các dự án công nghiệp của

tỉnh. Mục tiêu đến 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% (đào tạo nghề
50%); mỗi năm giải quyết viêc làm cho trên 3,2 vạn lao động theo tinh thần
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Nghị quyết Ðại hội lần thứ 17 Ðảng bộ tỉnh.
1.1.1.7. Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng kinh tế, xã hội ngày càng được cải thiện. Hệ thống giao thông
rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển tạo
thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối
ngoại. Có 3 trục giao thông Quốc gia chạy qua Hà tĩnh: Quốc lộ 1A, đường Hồ
Chí Minh, đường Sắt Bắc Nam; có Quốc lộ 12 nối Cửa khẩu Chalo, Quốc lộ
8A nối Cửa khẩu Cầu Treo với Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là cửa
ngỏ ngắn nhất đi ra biển của nước bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Hiện nay Cảng Vũng Áng đã được xây dựng hoàn thành 2 cầu cảng cho tàu 5
vạn tấn và Cảng nước sâu Sơn Dương chuẩn bị xây dựng cho tàu 30 vạn tấn.
Hệ thống điện được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Các
tuyến 110KV; 220KV; 500KV thuộc hệ thống lưới điện Quốc gia đều qua Hà
Tĩnh. Tại Khu kinh tế Vũng Áng Chính phủ đã qui hoạch cụm nhiệt điện có
công suất 4.800MW. Trong đó, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất
1.200MW do Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư xây dựng và đã lắp đặt xong
hạng mục Lò hơi. Dự kiến đến năm 2012 sẽ hoàn thành. Nhà máy nhiệt điện
Vũng Áng 2 chuẩn bị được khởi công.
Hà Tĩnh có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh
nổi tiếng khắp vùng. Phía Đông có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp
được qui hoạch thành các khu du lịch sinh thái biển. Đây là những tiềm
năng tốt để thu hút đầu tư phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, đánh bắt
hải sản, khai thác biển
1.1.1.8. Tình hình phát triển kinh tế
Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng

hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng
tăng tỷ trọng Công nghiệp - Dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp.
Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển
đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Các ngành công nghiệp có hàm lượng
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
khoa học kỹ thuật cao như: Công nghệ cao, công nghệ điện tử, công nghiệp
nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư vào Hà Tĩnh. Môi trường đầu tư ngày
càng được hoàn thiện. Thủ tục hành chính tiếp tục được cải cách theo hướng
nhanh gọn, thuận lợi cho nhà dầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(CPI) ngày càng được nâng cao.
1.1.2. Khái quát chung về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Hà
Tĩnh trong giai đoạn 2010 đến 2012
Trong những năm qua công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản,
cùng với việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng và
hấp dẫn. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp được quan tâm chỉ đạo và thực
hiện. Đến nay Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000 ha và nhiều cụm
công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện
tích 22.781 ha, đã có 90 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng;
Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000 ha, đã có
10 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.400 tỷ đồng.
Công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả cao, đã có 8
nước và vũng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Hà Tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD
trong đó có dự án lớn: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập
đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn
dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Nhà máy gang thép của Tập đoàn Vạn Lợi
100 triệu USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD. Hiện đang xúc
tiến Dự án lọc hóa dầu có công suất 16 triệu tấn/năm với số vốn đầu tư trên

12 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2015 Hà Tĩnh sẽ thu hút vốn đầu tư đạt 24 tỷ
USD; Tạo sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trên thế giới.
1.1.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư tại Hà Tĩnh qua các năm
Trong năm 2010, do phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 2008, mà các hoạt động đầu lư tại tỉnh bị ngưng trệ. Các dự án
xây dựng hệ thống giao thông đường bộ kéo dài, các dự án xây dựng nhà máy
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
mới hay khu đô thị gần như bị naừng lại do thiếu vốn. Nguồn vốn đầu tư xã
hội chủ yếu đến từ ngân sách trung ương.
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn của tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: %
STT Chỉ tiêu/năm 2010 2011 2012
1 Vốn khu vực kinh tế
nhà nước
37.15 36.23 35.55
2 Vốn ngoài nhà nước 60.31 61.45 62.34
3 Vốn khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài
2.54 2.32 2.11
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn của tỉnh Hà
Tĩnh giai đoạn 2010-2012
Bên cạnh dấu hiệu khả quan duy nhất là vốn ngoài nhà nước đã tăng thì
khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại giảm. Điều đó cho thấy
kinh tế của tỉnh còn thiếu hấp dẫn, chưa tạo được điểm hút vốn của các nhà
đầu tư nước ngoài. Riêng năm 2012, tỉnh Hà Tĩnh thu hút được 8 dự án đầu tư
với tổng sổ vốn hơn hai nghìn tỷ đồng và 105 triệu USD.

1.1.2.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
- Số lượng và quy mô dự án đầu tư
Theo các năm:
- Năm 2005: 01 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 3,6 triệu USD,
- Năm 2006: 01 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 12,0 triệu USD,
- Năm 2008: 03 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 10,011 triệu USD;
- Năm 2009: 04 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 77,66 triệu USD;
- Năm 2010: 16 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 249,222 triệu USD;
- Năm 2011: 14 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 118 triệu USD;
- Năm 2012: 8 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 105 triệu USD
Hiện nay trên địa bàn có tổng số 39 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí
là 10471.46 triệu USD. Các dự án đầu tư tại tỉnh chủ yểu quy mô vốn đầu tư
lớn chủ yếu vào ngành xây dựng. Số lao động hiện nay trong các doanh
nghiệp FDI của tỉnh khoảng 18,5 nghìn lao động.
Nhìn chung giai đoạn này, nhờ nỗ lực của Sở thông qua các diễn đàn
xúc tiến đầu tư năm 2012 mà đã phát huy hiệu khi cả vốn đăng kí mới và vốn
đăng kí bổ sung đều tăng cao hơn so với các năm trước. Đây là tín hiệu cho
phong trào hội nhập, mở cửa đối với các nhà đầu tư nước ngoài của tỉnh. Tuy
quy mô vốn không quá lớn nhưng đối với một tỉnh có truyền thống là nghề
nông thì đây đã là một thành tựu đáng khen ngợi. Bởi lẽ sự kém phát triển về
cơ sở hạ tầng cũng là một rào cản đối với các nhà đầu tư khi đển với tỉnh.
- Cơ cấu vốn đầu tư FDI
Theo ngành nghề:
- Cơ cấu vốn đầu tư FDI là không đồng đều giữa các vùng và các ngành
trong tỉnh. Các dự án FDI tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng: 18
dự án, vốn đầu tư đăng ký là 10158.5 triệu USD;
- Dịch vụ: 21 dự án, vốn đầu tư đăng ký là 312.96 triệu USD.

- Về hình thức và đối tác đầu tư
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài có 32 dự án; dự án liên doanh, liên
kết là 7 dự án. Đối với các dự án liên doanh, liên kết phía nhà đầu tư trong nước
chủ yểu là góp đất và nhà xưởng, đối tác nước ngoài góp vốn và công nghệ.
Đến nay, đã có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh. Trong đó,
đổi tác chủ yểu là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Bảng 1.2: Số liệu đăng kí vốn đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2012
Quốc gia và vũng
lãnh thổ
Số dự án Vốn đăng kí đầu tư
(Triệu USD)
Hàn Quốc 10 3151.22
Trung Quốc 8 2115.15
Nhật Bản 16 4658.61
Đài Loan 2 201.32
Pháp 1 98.89
Hà Lan 2 246.27
Tổng 39 10471.46
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh
- Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về các dự án đầu tư vào tỉnh với 16 dự
án trên tổng số 39 dự án, chiếm 41% tổng số dự án nước ngoài đầu tư vào
tỉnh. Lĩnh vực chủ yếu của các dự án này vẫn là ngành công nghiệp và xây
dựng. Lợi thế giá nhân công rẻ là yếu tố thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc và
Trung Quốc, Pháp, Thụy Sỹ, Hà Lan là những nhà đầu lư mới hứa hẹn nhiều
tiềm năng trong tương lai.
- Bên cạnh các dự án đầu lư của các nước kể trên thì còn một số dự án
được thực hiện bằng nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính như: WB, JICA.

- Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Trong thời gian qua, Hà Tĩnh đã có những bước tiến nhất định trong
việc thu hút và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Giai
đoạn 2010 - 2012, trên địa bàn tỉnh có 41 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được cấp phép và hoạt động, trong đó có 26 doanh nghiệp do Ban quản
lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp. Tổng vốn đầu tư đăng ký là 10.471,482 triệu
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
USD, (ngoài các Khu kinh tế là 79,738 triệu USD). Riêng đối với Khu kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến nay chưa có nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
đầu tư.
1.2. Giới thiệu về Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.2.1.1. Chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế
hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa
phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký
kinh doanh trong phạm vi địa phương về các dịch vụ công thuộc phạm vi
quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền han theo uỷ quyền của UBND tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp
của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh
vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy
định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm

về nội dung các văn bản đã trình.
- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các
lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện và các Sở, Ban, Ngành của
tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc
tổ chức thực hiện các quy định của phân cấp đó.
- Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương;
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả
nước trên địa bàn tỉnh và những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế- xã
hội của tỉnh.
- Về quy hoạch và kế hoạch:
+ Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài
hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách
địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của tỉnh trong đó có cân
đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt.
+ Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm theo
dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, tháng, quý, năm để báo cáo
UBND tỉnh điều hoà, phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã
hội của tỉnh.
+ Chịu trách nhiệm quản lý điều một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch
được UBND tỉnh giao.
+ Hướng dẫn các Sở, Ban, Nghành, UBND các huyện, thị xã xây dựng
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh đã được phê

duyệt.
+ Thẩm định các quy hoạch, kế hoạch của các Sở, Ban, Ngành và UBND
huyện, thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
của tỉnh để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
+ Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân
sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh quyết định.
- Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
+ Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần
thiết.
+ Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước
UBND tỉnh về tổng mức vốn đầu tư của tỉnh; về bố trí cơ cấu vốn đầu tư cho
từng dự án thuộc ngân sách nhà nước do địa phương quản lý; tổng mức hỗ trợ
tín dụng nhà nước hàng năm, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước.
+ Thường trực Ban chỉ đạo các chương trình dự án quốc gia và các
chương trình mục tiêu khác. Tổng hợp phương án phân bổ vốn đầu tư và vốn
sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục
tiêu khác.
+ Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành có liên
quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng
cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác
do tỉnh quan lý.
+ Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND
tỉnh, cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo
phân cấp.
+ Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và

đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm quyền.
- Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ:
+ Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và
các nguồn viện trợ phi chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài
chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng; giải ngân thực
hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ có liên quan đến
nhiều Sở, Ban, Ngành, cấp huyện và thị xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
hình và hiệu quả sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ.
- Về quản lý đấu thầu:
+ Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình
UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu
thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Thành viên xét duyệt
các định mức kinh tế, kỹ thuật, quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
+ Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án
đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
- Về quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế:
+ Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan thẩm định và
trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu kinh tế trên
địa bàn để UBND tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, cụm kinh
tế và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp, cụm kinh tế phù hợp
với tình hình phát triển thực tế của địa phương.
- Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã
+ Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan về xây dựng, triển khai

chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do
địa phương quản lý.
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan trình UBND tỉnh
chương trình kế hoạch phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các
thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
+ Tham gia thẩm định các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh
nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh
nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác.
+ Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
tỉnh; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho các cơ quan chuyên môn
quản lý về kế hoạch đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo
dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau khi đăng ký
kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý
thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành tổng hợp các mô hình và cơ chế,
chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn theo
dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình
phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc
thực hiện chính sách, pháp luât về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi
quản lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy định đối với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo
quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo và bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhà

nước thuộc thẩm quyền quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch
và đầu tư ở địa phương.
1.2.2. Sơ đồ tổ chức
- Lãnh đạo Sở:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó
Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân
tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám
đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành
các hoạt động của Sở;
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do cơ
quan có thẩm quyền ban hành và theo các quy định của Nhà nước về quản lý
cán bộ, công chức.
Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ
chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc và
Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức:
a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Kinh tế ngành.
- Phòng Lao động, văn xã.
- Phòng Thẩm định.

- Phòng Kinh tế đối ngoại.
b) Phòng Đăng ký kinh doanh.
c) Văn phòng.
d) Thanh tra.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng do Giám đốc Sở quyết định trên cơ
sở quy chế hoạt động và tổ chức của cơ quan.
đ) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư.
Sơ đồ 1.1. Mô tả cơ cấu tổ chức
 Phòng Thẩm định
Chức năng
Phòng Thẩm định là phòng chuyên môn giúp lãnh đạo Sở để thực hiện
công tác thẩm định các dự án đâù tư, thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔNG
HỢP
KT-XH
PHÒNG
TC–
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG

LAO
ĐỘNG –
VĂN XÃ
PHÒNG
NÔNG
NGHIỆP VÀ
PT NÔNG
THÔN
PHÒNG
CN –
GTVT –
XÂY
DỰNG
PHÒNG
KTĐN
VÀ HỢP
TÁC ĐT
PHÒNG
ĐĂNG

KINH
DOANH
PHÒNG
THẨM
ĐỊNH
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà
đấu thầu trong nước và đầu tư nước ngoài của tỉnh: Chịu trách nhiệm cuối
cùng về việc trình duyệt dự án kinh tế xã hội trước khi Lãnh đạo Sở ký trình
UBND tỉnh và cấp trên.

Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tư:
+ Nhận hồ sơ dự án từ chủ đầu tư .
+ Tổ chức thẩm định: Nghiên cứu hồ sơ, khảo sát thực tế, thực địa, lấy ý
kiến phòng chuyên ngành trong Sở và các cơ quan chức năng trong tỉnh, làm
các thủ tục hợp đồng thuê tư vấn trình lãnh đạo ( đối với các dự án phức tạp
cần phải thuê thẩm định ).
+ Chuẩn bị cho hội nghị lấy ý kiến của các ngành về mặt nội dung và
thành phần mời họp.
+ Tổng hợp lập báo cáo thẩm định và tờ trình phê duyệt.
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu.
- Hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy về xây dựng cơ bản
- Thực hiện những nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo Sở giao.
1.2.3. Sự cần thiết và vai trò của công tác thẩm định dự án tại các cơ
quan quản lý nhà nước
Việc thẩm định dự án đầu tư có thể được tiến hành trên cả ba khâu:
thẩm định dự án đầu tư trước, trong và sau quá trình đầu tư.Trong nhiều năm
qua công tác thẩm định dự án đầu tư ngày càng được hoàn thiện về mặt
phương pháp luận và thực hành để phù hợp với tình hình kinh tế của đất
nước.Tuy nhiên hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc,
chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn chưa cao, dự án đầu tư chưa thực sự
đạt hiệu quả, tạo nên sự tăng trưởng phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Đứng trên quan điểm: Chủ đầu tư, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý
dự án đầu tư thì công tác thẩm định dự án đầu tư không thể thiếu được. Với
SV: Nguyễn Đức Bảo Trung Lớp: Kinh tế Đầu tư D
25

×