Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.97 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



ĐẶNG PHƯỚC TIẾN




PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG



Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






Đà Nẵng - Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị như Liêm



Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình

Phản biện 2: TS. Trần Thị Bích Hạnh





Luận văn này đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 19 tháng 09 năm 2013



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa Vang không chỉ có nhiều thắng cảnh đẹp mà còn là nơi có
nhiều di tích lịch sử văn hóa và có bề dày về truyền thống Cách
Mạng. Đến với Hòa Vang ngoài việc tham quan các danh lam thắng

cảnh nổi tiếng như: Bà Nà - Suối Mơ, Suối Hoa, Ngầm Đôi; du
khách còn mong muốn được tiếp cận, hòa nhập với đời sống cộng
đồng của đồng bào dân tộc Cơtu tại các xã miền núi, tham quan các
điểm di tích lịch sử văn hóa và tìm hiểu về đời sống văn hóa tinh
thần của người dân thông qua các lễ hội Đình làng. Các lễ hội truyền
thống gắn liền với đời sống, sinh hoạt của người dân là điểm đến lí
tưởng cho những ai thích khám phá, tìm hiểu về những yếu tố văn
hóa cổ xưa và một chút nao lòng hòa cùng nhịp trống chiêng trong
mùa lễ hội. Tiềm năng về du lịch văn hóa của huyện Hòa Vang là rất
lớn. Nhưng do trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, cùng
với thời gian, những giá trị văn hóa truyền thống này dần bị mai mọt,
lãng quên, các di tích lịch sử - văn hóa ngày một xuống cấp và có
nguy cơ trở thành phế tích.
Xuất phát từ thực tế đó mà tác giả chọn đề tài “Phát triển du
lịch văn hóa huyện Hòa Vang” để nghiên cứu nhằm phát triển du
lịch gắn với bảo tồn văn hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch văn hóa, luận văn
đánh giá, phân tích thực trạng phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn
Huyện Hòa Vang. Trong đó, nêu bật những nguyên nhân của mặt
tích cực và hạn chế, yếu kém của nó; từ đó đề xuất phương hướng
phát triển, giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh
vực du lịch văn hóa trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến phát triển du lịch văn hóa tại huyện Hòa Vang.
- Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận văn chỉ đề cập một
số nội dung chủ yếu có tính khả thi để phát triển du lịch văn hóa gắn
với việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, phương pháp
chung là kết hợp giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn. Trên
cơ sở đó, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: thống kê
mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, đồng thời khảo sát thực
tế để có giải pháp hoàn thiện phù hợp.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở lý luận khoa học về du lịch và phát triển du lịch,
những nội dung nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở
khoa học để phát triển lĩnh vực du lịch văn hóa, từ đó đề ra những
giải pháp nhằm khuyến khích phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn
huyện Hòa Vang nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung; phát
triển du lịch văn hóa nhằm góp phần đa dạng các loại hình du lịch để
phục vụ du khách và đề ra các cơ chế, chính sách đúng đắn nhằm tạo
điều kiện để phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn các giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và huy động tối đa nguồn lực cho
đầu tư phát triển của huyện Hòa Vang.
6. Bố cục đề tài: Phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch văn hóa.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn
huyện Hòa Vang.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa trên địa
bàn huyện Hòa Vang.
7. Tổng quan tài liệu
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VĂN HÓA

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch văn hóa
a. Khái niệm về du lịch
Du Lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.
b. Khái niệm du lịch văn hóa
Theo Luật Du lịch Việt Nam du lịch văn hóa là “loại hình du
lịch dựa vào việc khai thác các giá trị di sản văn hóa nhằm bảo tồn và
phát huy các giá trị của nền văn hóa dân tộc, có sự tham gia của đông
đảo cộng đồng”.
c. Khái niệm phát triển du lịch văn hóa
Phát triển du lịch văn hóa là sự gia tăng sản lượng và doanh
thu, cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch văn hóa cho nền kinh
tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu, thể chế và chất lượng
kinh doanh của du lịch văn hóa.
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch văn hóa
Tính đa dạng; tính đa thành phần; tính đa mục tiêu; tính liên
vùng; tính mùa vụ.
1.1.3. Vai trò của du lịch văn hóa đối với phát triển kinh tế
- xã hội
- Phát triển du lịch văn hoá góp phần xoá đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội.
4
- Du lịch văn hóa phát triển làm thay đổi cách thức sử dụng tài
nguyên truyền thống.
- Du lịch văn hóa phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
- Phát triển du lịch văn hóa kéo theo sự phát triển của nhiều
ngành nghề liên quan.

1.1.4. Các loại hình du lịch văn hóa
Tùy theo hướng tiếp cận khi nghiên cứu mà người ta phân loại
du lịch văn hóa thành nhiều loại khác nhau. Trong luận văn này, để
thuận lợi cho quá trình nghiên cứu về du lịch văn hóa của huyện Hòa
Vang, tác giả phân loại du lịch văn hóa thành 3 loại hình chủ yếu: Du
lịch di tích lịch sử; du lịch lễ hội; du lịch cộng đồng.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
1.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch văn hóa
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức về
vai trò quan trọng của nhà nước đối với phát triển du lịch nói chung
và du lịch văn hóa nói riêng. Vì vậy, phát triển du lịch văn hóa trước
hết phải được thể hiện qua các chính sách của Nhà nước, như xây
dựng quy hoạch chiến lược phát triển.
1.2.2. Đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa
Đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa là quá trình nỗ
lực của chính quyền, các tổ chức và cộng đồng dân cư nhằm gia tăng
số lượng sản phẩm du lịch văn hóa, tạo ra và bổ sung không ngừng
các dịch vụ mới làm cho số lượng du lịch văn hóa của địa phương từ
ít thành nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
1.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa là những nỗ lực
của chủ thể làm cho các dịch vụ du lịch văn hóa thoả mãn ngày càng
5
tốt hơn nhu cầu của khách hàng khiến cho họ có sự hài lòng và có ấn
tượng tốt hơn tăng thêm khi sử dụng những dịch vụ. Việc nâng cao
chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa chính là nâng cao phát triển các
dịch vụ lưu trú, vận chuyển, vui chơi, giải trí… để thu hút du khách và
tăng doanh thu từ dịch vụ. Vì vậy mà chất lượng dịch vụ du lịch văn
hóa quyết định rất lớn tới sự phát triển của du lịch văn hóa.
1.2.4. Đầu tư phát triển du lịch văn hóa

Đầu tư phát triển du lịch văn hóa bao gồm đầu tư của chính
quyền, đầu tư của các tổ chức doanh nghiệp và đầu tư của cộng đồng
dân cư.
* Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch văn hóa
- Mức gia tăng doanh thu từ du lịch văn hóa
- Gia tăng số lượng các dịch vụ
- Tăng tổng lượng khách và số ngày lưu trú
- Sự gia tăng số lượng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng
quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HÓA
1.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa.
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.3. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật.
1.3.4. Yếu tố nguồn nhân lực.
1.3.5. Chính sách pháp luật, môi trường chính trị xã hội
của đất nước, địa phương.
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
2.1. TỔNG QUAN VỀ HÒA VANG VÀ NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN HÒA VANG
2.1.1. Tổng quan về huyện Hòa Vang
a. Điều kiện tự nhiên: bao gồm: Vị trí địa lý; địa hình; khí
hậu, thủy văn.
b. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm: Nguồn nước; thổ
nhưỡng; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên rừng; tài nguyên du lịch.
2.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du
lịch văn hóa huyện Hòa Vang

a. Tài nguyên du lịch văn hóa
- Di tích lịch sử văn hóa Đình làng: Đình làng Túy Loan, Đình
Bồ Bản, Nhà thờ Chư phái tộc Quá Giáng, Lăng mộ danh nhân Đỗ
Thúc Tịnh, Bia tưởng niệm Ông Ích Đường:
- Lễ hội: Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào người Cơtu, Lễ
hội văn hóa – thể thao người Cơtu, Lễ hội Mục đồng làng Phong Lệ.
- Khu Căn cứ cách mạng Huyện ủy Hòa Vang
b. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Bao gồm: Tăng trưởng
kinh tế; cơ cấu kinh tế; dân số và lao động.
c. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật: Bao gồm: Hệ
thống giao thông; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống
thông tin, liên lạc.
d. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch văn hóa: Theo thống
kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang có khoảng 1.130 lao
động trực tiếp và gián tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch văn hóa.
Chất lượng lao động trong ngành du lịch văn hóa chưa đáp ứng được
7
yêu cầu kỹ năng nghiệp vụ. Ngành du lịch văn hóa huyện Hòa Vang
đang thiếu hụt nguồn nhân lực khá lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao.
e. Môi trường chính trị - xã hội, môi trường du lịch của đất
nước, địa phương: Thuận lợi của địa phương là trên địa bàn huyện tình
hình chính trị – xã hội luôn ổn định; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã
hội luôn được đảm bảo; những sự kiện lớn được tổ chức trên địa bàn
huyện luôn tuyệt đối đảm bảo an toàn; bên cạnh đó huyện cũng đã thành
lập Đội chống chèo kéo khách du lịch trên địa bàn huyện.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
2.2.1. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch văn hóa
Nhận thức được những tiềm năng du lịch văn hóa, Chính

quyền thành phố Đà Nẵng cũng như chính quyền huyện Hoà Vang
đã xây dựng chiến lược khai thác và phát triển tiềm năng du lịch, đặc
biệt là du lịch văn hoá một cách bền vững lâu dài để khai thác được
các lợi thế đó một cách hiệu quả.
Trong Đề án quy hoạch ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch của
huyện Hòa Vang giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020
đã đưa ra một số giải pháp để có thể phát triển du lịch văn hóa huyện
Hòa Vang. Hòa Vang cần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa,
làng nghề truyền thống, đưa vào khai du lịch; nhằm tạo ra các loại
hình du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài
nước. Phát triển khu du lịch Bà nà – Suối mơ, du lịch lễ hội, cộng
đồng của Người Cơtu tại Hòa Phú và Hòa Bắc, du lịch làng cổ Phong
Nam, làng nghề Cẩm Nê…
2.2.2. Các loại hình sản phẩm du lịch văn hóa
a. Du lịch di tích lịch sử
Trong thời gian qua các di tích đình làng trên địa bàn huyện
8
Hòa Vang đang từng bước được khôi phục, bảo tồn gắn với khai thác
du lịch, như: đình làng Túy Loan, Bồ Bản, Dương Lâm, Quá Giáng,
Phong Lệ Tuy nhiên, việc mở rộng phát triển số lượng các sản
phẩm về du lịch di tích lịch sử ở Hòa Vang hiện nay là chưa tương
xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình.
Bảng 2.3. Di tích lịch sử - văn hóa huyện Hòa Vang khai thác du lịch
ĐVT: Di tích
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Di tích lịch sử - văn hóa của
huyện
18 24 27 31 40
Được xếp hạng di tích cấp quốc gia 4 4 4 4 5

Được xếp hạng di tích cấp thành phố 9 13 15 17 20
Di tích chưa được xếp hạng 5 7 8 10 15
Di tích lịch sử - văn hóa đưa vào
khai thác du lịch
5 7 8 10 15
Di tích cấp quốc gia 4 4 4 4 5
Di tích cấp thành phố 1 3 4 6 10
Nguồn: Phòng VH&TT huyện Hòa Vang
Hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang có 40 di tích lịch sử -
văn hóa, trong đó có 25 di tích đã được xếp hạng các cấp và 15 di
tích chưa được xếp hạng. Nhưng số lượng các di tích lịch sử văn hóa
đưa vào khai thác du lịch là rất ít. Việc phát triển du lịch văn hóa tại
các điểm di tích này còn nhiều hạn chế, chưa có lộ trình cụ thể, công
tác quy hoạch, trùng tu còn hạn chế, lượng khách du lịch đến đây
mang tính tự phát.
9
b. Về du lịch lễ hội
Bảng 2.4. Các lễ hội của huyện Hòa Vang đưa vào khai thác du lịch
ĐVT: Lễ hội
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Lễ hội trên địa bàn huyện 6 7 9 10 10
Lễ hội đã được đưa vào khai
thác du lịch
2 2 3 3 3
Lễ hội chưa khai thác du lịch 4 5 6 7 7
Nguồn: Phòng VH&TT huyện Hòa Vang
Hiện nay, huyện Hòa Vang có 10 lễ hội, nhưng chỉ mới đưa
vào khai thác du lịch của 03 lễ hội đó là: Lễ hội Mục đồng làng
Phong Lệ, Lễ hội văn hóa thể thao Người Cơtu và Lễ hội mừng lúa

mới Người Cơtu; còn lại 07 lễ hội chưa được khai thác du lịch. Việc
đưa các lễ hội vào khai thác du lịch văn hóa ở Hòa Vang hiện nay là
chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình, số lượng còn
ít, đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
c. Về du lịch cộng đồng
Bảng 2.5. Các thôn trên địa bàn huyện khai thác du lịch cộng đồng
ĐVT: Thôn
Diễn giải
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số thôn của huyện 118 118 118 118 118
Số thôn có tiềm năng khai thác
du lịch cộng đồng
12 12 10 10 10
Số thôn khai thác du lịch cộng đồng 2 2 3 4 5
Nguồn: Phòng VH&TT huyện Hòa Vang
10
Hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang có 118 thôn, đặc biệt
có 10 thôn là có tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng,
nhưng mới chỉ có 05 thôn là đưa vào khai thác du lịch cộng đồng.
Các thôn này có các đặc điểm về thế mạnh để phát triển du lịch cộng
đồng như: làng cổ, làng nghề truyền thống, làng dân tộc thiểu số
Cơtu… các sản phẩm du lịch cộng đồng được các du khách đặc biệt
là du khách quốc tế rất ưa chuộng như Làng cổ Phong Nam đã từng
là điểm du lịch làng quê được nhiều khách du lịch quốc tế biết đến và
ưa chuộng nhưng do quá trình đô thị hóa đã nhanh chóng mất đi nét
đặc trưng của một làng quê. Khá nhiều làng nghề truyền thống có
khả năng phục vụ nhu cầu tham quan của du khách và các doanh
nghiệp lữ hành cũng rất chú trọng đến khai thác loại hình sản phẩm
du lịch này, tuy nhiên hầu hết các làng nghề tồn tại một cách tự phát
và đang có xu hướng thu hẹp, mai một dần. Vì vậy trong thời gian

đến việc phục hồi và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch này cần
được đưa vào chiến lược quy hoạch, phát triển một cách lâu dài
nhằm tránh lãng phí tài nguyên cũng như tạo sự phát triển đa dạng.
2.2.3. Chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa
Để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa bao gồm nhiều
yếu tố như: chất lượng cơ sở lưu trú, chất lượng dịch vụ vận chuyển,
chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực…
a. Dịch vụ lưu trú
Đối với ngành du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng
hoạt động lưu trú là mắt xích quan trọng nhằm thoả mãn nhu cầu
thiết yếu của du khách về lưu trú cùng với các dịch vụ bổ sung. Các
cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang là cơ sở kinh
doanh buồng, giường và các dịch vụ khác đủ tiêu chuẩn để phục vụ
11
du khách, bao gồm: khách sạn, biệt thự kinh doanh du lịch, nhà nghỉ,
nhà khách có kinh doanh du lịch.
Bảng 2.6. Hệ thống lưu trú tại huyện Hòa Vang
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
Số khách sạn, nhà
nghỉ
Ks/nhà

35

40

58

67


72

Số phòng Phòng 630

745

1.023

1.162

1.204
Số khách lưu trú Lượt 13.537

15.488

18.837

20.364

20.166
Ngày khách lưu trú Ngày 16.380

19.825

27.314

30.750

32.267
Lưu trú bình quân Ngày 1,21


1,28

1,45

1,51

1,60
Nguồn: Phòng VH&TT huyện Hòa Vang
Số lượng khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện tăng lên khá
nhanh qua từng năm, trung bình mỗi năm tăng gần 20%/năm, đặc
biệt số khách sạn đạt tiêu chuẩn cao và số phòng đạt tiêu chuẩn quốc
tế ngày càng tăng. Hiện nay, còn nhiều khách sạn đang được xây
dựng, sẽ được đưa vào sử dụng trong thời gian tới, hứa hẹn một thị
trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp cạnh tranh, khai thác có
hiệu quả cơ sở vật chất của mình. Do điều kiện cơ sở vật chất và khả
năng phục vụ còn thấp, phần lớn khách sạn ở huyện Hòa Vang chỉ
thu hút chủ yếu khách trong nước, không đáp ứng được nhu cầu của
du khách cao cấp. Chính vì thiếu những khách sạn lớn, sang trọng
nên trong thời gian qua huyện không thu hút được nhiều khách quốc
tế. Bên cạnh đó, đa số các khách sạn của huyện mới chỉ đáp ứng
được nhu cầu nghỉ của khách, trong khách sạn thiếu các dịch vụ hỗ
trợ du khách như các khu vui chơi giải trí, mua sắm tại chỗ.
b. Dịch vụ vận chuyển phục vụ khách
Từ năm 2008 đến nay, với nhiều chính sách thông thoáng của
Nhà nước, xã hội hoá trong việc đầu tư vào hệ thống xe phục vụ du
12
lịch được tư nhân quan tâm. Các xe cũ đã qua sử dụng dần được thay
thế. Tất cả các xe đều có dây đai an toàn (seat belt). Bên cạnh việc
đầu tư các xe của các hãng nổi tiếng như Toyota, Mitsubishi , việc

đầu tư thêm xe các hãng xe của Hàn Quốc, Mỹ để phục vụ cho du
khách đến từ các nước, thường có thói quen sử dụng xe do các nước
họ sản xuất. Tuy nhiên xét tổng quan về ngành dịch vụ vận tải trên
địa bàn huyện vẫn thật sự yếu kém và manh mún, thể hiện trước hết
là ở số các doanh nghiệp làm dịch vụ này quá ít, lượng xe cao cấp
không nhiều.
c. Dịch vụ ẩm thực
Hòa Vang là nơi có nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng như mì
Quảng Túy Loan và cá liên Phú Túc. Mì Quảng ở Túy Loan có vị
ngon đặc trưng riêng là nhờ vào bí quyết từ sợi mì dai được làm từ
gạo xiệc, được trồng trên cánh đồng xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam), bánh tráng, ớt xanh và hương vị độc đáo của gia
vị. Hay cá liên Phú Túc với cá đã làm sạch đem phơi khô rồi nướng
chấm với nước mắm cay hoặc muối tiêu rừng hay có thể chiên, kho
với nghệ tươi. Cá có hương vị đăng đắng khi thưởng thức nhưng lại
rất ngon, tạo ra nét đặc trưng mà chỉ vùng này mới có.
d. Dịch vụ giải trí
Hiện nay, chỉ có Khu du lịch Bà nà Hill là được đầu tư các
dịch vụ vui chơi giải trí hoàn thiện, khép kín thu hút được du khách.
Còn nhìn chung các sản phẩm dịch vụ giải trí khác còn nghèo nàn,
kém chất lượng, chưa có những sản phẩm mới, nên chưa giữ chân du
khách, đặc biệt về đêm. Dịch vụ giải trí là khu vực thu hút du khách
tiêu tiền nhiều nhất nhưng hiện nay việc thu hút khách tiêu tiền trong
lĩnh vực này là kém nhất.
13
2.2.4. Tình hình đầu tư phát triển du lịch văn hóa
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch nói chung và du lịch
văn hóa nói riêng trong thời gian qua ở huyện Hòa Vang đã được mở
rộng và đa dạng hóa, số lượng vốn tăng lên đáng kể. Tổng vốn đầu tư
phát triển du lịch giai đoạn 2008 - 2012 là 127,080 tỷ đồng, trong đó

vốn đầu tư phát triển du lịch văn hóa là 37,486 tỷ đồng. Vốn đầu tư
cho ngành du lịch văn hóa ở huyện Hòa Vang tăng qua các năm, tuy
nhiên tỷ lệ đầu tư phát triển cho du lịch văn hóa còn ở mức thấp, chỉ
chiếm 31,31% (năm 2012) so với vốn đầu tư cho ngành du lịch. Vì
vậy, để phát triển du lịch văn hóa tương xứng với tiềm năng của
huyện thì trong những năm đến cần tăng cường tập trung nguồn vốn
để đầu tư phát triển du lịch văn hóa.
Bảng 2.7. Vốn đầu tư cho phát triển du lịch văn hóa
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vốn đầu tư cho du
lịch
Vốn đầu tư du lịch văn hóa
Nguồn vốn
Năm
Vốn đầu
tư hàng
năm
Giá trị
Tỷ trọng
(so với
vốn ĐT)
Giá trị
Tỷ trọng
(so với
ngành
DL)
NSNN
Nguồn
vốn
khác


2008
70.108

16.242

23,16% 4.104 25,27% 3.580 524
2009 79.492

20.461

25,74% 5.664 27,68% 4.850 814
2010 97.687

27.470

28,12% 8.282 30,15% 6.180 2.102
2011 105.401

29.565 28,05% 8.997 30,43% 6.915 2.082
2012 112.035

33.342 29,76% 10.439 31,31% 8.329 2.110
Tổng 464.723 127.080 37.486 29.854 7.632
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Hòa Vang
14
2.2.5. Doanh thu và lượng khách du lịch văn hóa
a. Doanh thu từ du lịch văn hóa
Hiện nay, ở Hòa Vang chủ yếu có 2 loại hình du lịch chính đó
là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa.

Bảng 2.8. Kết quả doanh thu từ du lịch văn hóa trên toàn huyện
ĐVT: triệu đồng
Năm


Doanh thu
2008 2009 2010 2011 2012
Dịch vụ du lịch 91.544

112.799

143.610

185.537

221.425

Du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng
68.658

84.599

107.716

139.152

164.368

Du lịch văn hóa 22.886


28.200

35.894

46.385

57.057

Tốc độ tăng
doanh thu
DLVH

23%

27%

29%

23%

Nguồn: Chi cục Thống kê, Phòng VH&TT huyện Hòa Vang
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu từ du lịch văn hóa có
tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều.
b. Lượng khách du lịch văn hóa
Bảng 2.9. Lượng khách du lịch văn hóa đến Hoà Vang
ĐVT: lượt khách
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012

Số khách đến 72.903

67.362

80.456

91.250

90.830

Khách quốc tế 11.024 10.104 12.068 13.687 13.624
Khách nội địa 61.879

57.258

68.388

77.563

77.206

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hòa Vang (2008-2012)
15
Trong những năm qua, lượng khách du lịch văn hóa đến với
huyện Hoà Vang ngày càng tăng nhưng không đồng đều qua các
năm. Số lượng khách du lịch văn hóa tăng chủ yếu là khách nội địa,
còn quốc tế tăng không đáng kể. Khách du lịch văn hóa trên địa bàn
huyện Hòa Vang chủ yếu là khách nội địa, còn khách quốc tế số
lượng rất thấp là do các sản phẩm về du lịch văn hóa ở huyện chưa
đa dạng nên kém thu hút đối với khách quốc tế.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HÓA CỦA HUYỆN HÒA VANG
2.3.1. Thành tựu
2.3.2. Những hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
3.1. CÁC CĂN CỨ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
3.1.1. Quan điểm và phương hướng phát triển du lịch văn hóa
Việt Nam
a. Quan điểm
Một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của du
lịch là sản phẩm du lịch phải không ngừng phát triển theo hướng đa
dạng và độc đáo, có sức cạnh tranh cao, dựa trên tiềm năng và thế
mạnh của Việt Nam. Với lợi thế tiềm năng về du lịch văn hóa trong
những năm đến Việt Nam cần chú trọng phát triển loại hình du lịch
văn hóa. Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì
đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội, và vì thế mà loại hình du
lịch này trở thành nội dung chính của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch
16
Đông Á – Thái Bình Dương diễn ra vào ngày 11/6/2004 tại thành
phố Huế.
b. Phương hướng
- Việt Nam rất phong phú về các giá trị di sản văn hoá như: di
tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các
tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu
kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo
tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho
du lịch khai thác và sử dụng. Vì vậy mà du lịch văn hóa được xem là

hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
- Tại Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: “Tiếp tục đầu tư cho việc
bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di
sản văn học, vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa,
nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng. Bảo tồn và
phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hòa việc bảo vệ,
phát huy di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch”.
- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi
trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo
hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị
tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch văn hóa
của thành phố Đà Nẵng
a. Định hướng phát triển du lịch văn hóa của thành phố Đà Nẵng
- Phát triển du lịch văn hóa kết hợp chặt chẽ việc khai thác hợp
lý các nguồn tài nguyên du lịch với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích
lịch sử, danh lam, thắng cảnh nhằm tạo ra và duy trì sản phẩm du
lịch độc đáo, có chất lượng tốt.
17
- Du lịch là một lĩnh vực ưu tiên, hướng đến mục tiêu trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn, quy hoạch phát triển du lịch Đà
Nẵng theo hướng: “Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng
nghề”.
- Để phát triển loại hình du lịch văn hoá - lịch sử cần tiếp tục
nâng cấp một số di tích lịch sử văn hoá, phát triển các tuyến, điểm
tham quan. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích
văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: cố đô Huế, phố cổ Hội
An, thánh địa Mỹ Sơn.
b. Mục tiêu

- Tăng cường thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Phấn
đấu đến năm 2015 lượng khách du lịch văn hóa đến Đà Nẵng đạt 1,2
triệu lượt khách, trong đó: khách quốc tế: 200 ngàn lượt khách,
khách trong nước: 1 triệu lượt khách; đến năm 2020 đạt 2,5 triệu lượt
khách, trong đó: khách quốc tế: 500 ngàn lượt khách, khách trong
nước: 2 triệu lượt khách.
- Đến năm 2015 doanh thu từ du lịch văn hóa đạt 800 tỷ đồng
và đến năm 2020 đạt 2 ngàn tỷ đồng
- Đến năm 2015 tạo thêm khoảng 2,5 ngàn việc làm trực tiếp
trong ngành du lịch văn hóa và hơn 4 ngàn việc làm vào năm 2020.
3.1.3. Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển du lịch văn hóa của
huyện Hòa Vang
a. Nhiệm vụ phát triển du lịch văn hóa huyện Hòa Vang
- Xây dựng các phương án sử dụng các nguồn lực và tập trung
đầu tư phát triển du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái, ưu tiên
đầu tư tái hiện lại Mô hình Khu căn cứ cách mạng Huyện ủy Hòa
Vang để hình thành nên tuyến du lịch: Khu Căn cứ cách mạng -
Ngầm Đôi - Suối Hoa - Hòa Phú Thành.
18
- Phát triển mở rộng nhiềm điểm du lịch văn hóa phù hợp với
điều kiện của địa phương và nhu cầu thị trường du lịch, mang lại
hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng phải chú trọng đến công tác bảo
tồn các giá trị văn hóa lịch sử và không làm ảnh hưởng đến môi
trường cũng như an ninh, quốc phòng.
- Tạo các cơ chế, chính sách hợp lý nhằm khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch văn hóa, để phát triển kinh tế,
tăng nguồn thu cho ngân sách huyện và từ đó trích lại một phần kinh
phí để trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa đã bị xuống cấp.
- Việc đầu tư và khai thác du lịch văn hóa phải xác định được
tác động của nó đến các yếu tố môi trường, cuộc sống người dân,…

để xây dựng các phương án giải pháp hợp lý nhằm khắc phục các
khó khăn và thách thức gây cản trở quá trình phát triển chung, đồng
thời khai thác tốt các điều kiện phát triển du lịch văn hóa, đảm bảo
phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả.
- Quy hoạch các làng văn hóa của đồng bào Cơtu ở Hòa Phú
và Hòa Bắc và có chiến lược thích hợp để bảo tồn các di sản văn hóa
và đời sống văn hóa đặc trưng của đồng bào Cơtu, hạn chế tình trạng
biến đổi văn hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ trong đời sống của các
cộng đồng Cơtu ở huyện Hòa Vang. Đây chính là những điểm mạnh,
thu hút du khách đến với các loại hình du lịch văn hóa huyện Hòa
Vang nói riêng, thành phố Đà Nẵng nói chung.
b. Mục tiêu
- Phấn đấu đến năm 2015 lượng khách du lịch văn hóa đến
Hòa Vang đạt 150 ngàn lượt khách, trong đó: khách quốc tế: 30 ngàn
lượt khách, khách trong nước: 120 ngàn lượt khách; đến năm 2020
đạt 300 ngàn lượt khách, trong đó: khách quốc tế: 70 ngàn lượt
khách, khách trong nước: 230 ngàn lượt khách.
19
- Đến năm 2015 doanh thu từ du lịch văn hóa đạt 120 tỷ đồng
và đến năm 2020 đạt 300 tỷ đồng.
- Đến năm 2015 tạo thêm khoảng 700 việc làm trực tiếp trong
ngành du lịch văn hóa và hơn 1 ngàn việc làm vào năm 2020.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
HUYỆN HÒA VANG
3.2.1. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch văn hóa
Quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên
để phát triển du lịch văn hóa bền vững. Hiện nay ở Hòa Vang mới
chỉ có Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao
và du lịch đến năm 2020 được UBND huyện phê duyệt năm 2011,
chứ chưa có quy hoạch riêng về phát triển du lịch văn hóa. Vì vậy,

cần thiết phải xây dựng quy hoạch để phát triển du lịch văn hóa trên
địa bàn huyện Hòa Vang.
Trước hết cần phải nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng
về du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Hòa Vang để từ đó xây dựng
quy hoạch phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Trên cơ sở
quy hoạch đã được phê duyệt, cần xây dựng các quy hoạch chi tiết để
có hướng đầu tư phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Hòa
Vang, như: quy hoạch làng nghề Cẩm Nê, làng cổ Phong Nam, quy
hoạch Khu căn cứ cách mạng Huyện ủy Hòa Vang, quy hoạch các
khu di tích lịch sử để phát triển du lịch… Bên cạnh đó cần chỉ rõ
những dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Ưu tiên đầu tư tu bổ,
tôn tạo những di tích lịch sử có tiềm năng khai thác du lịch nhưng đã
bị xuống cấp để tránh tình trạng trở thành phế tích.
3.2.2. Đa dạng các loại hình du lịch văn hóa
Xác định trọng tâm các loại hình du lịch văn hóa thế mạnh của
Hòa Vang để khai thác du lịch.
20
- Tiếp tục phát triển các loại hình du lịch văn hóa như: du lịch
di tích lịch sử, du lịch lễ hội Cơtu, du lịch làng cổ Phong Nam…
- Đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống như: dệt chiếu
Cẩm Nê, đan lát Yến Nê, làm bánh tráng Túy Loan để đưa vào khai
thác du lịch.
3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch văn hóa
Phối hợp với Sở VHTT&DL rà soát và thẩm định lại cơ sở lưu
trú theo đúng quy định về tiêu chuẩn lưu trú góp phần duy trì, nâng
cao chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch. Phân hạng và
công bố các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, khu mua sắm đạt
tiêu chuẩn trên các kênh quảng cáo, thông tin, tuyên truyền. Nâng
cấp chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ bình dân hiện đang hoạt động
và ngưng cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở lưu trú theo hình thức

này để đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với thành phố du lịch
hiện đại, ngăn chặn các tệ nạn xã hội do hoạt động du lịch tạo ra.
3.2.4. Tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch
văn hóa
- Tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển các điểm du lịch văn
hóa đã khai thác du lịch có hiệu quả trong thời gian quan như: đình
làng Túy Loan, đình làng Bồ Bản, làng cổ Phong Nam.
- Đầu tư đưa vào khai thác các điểm du lịch văn hóa mới có
tiềm năng của huyện như: Khu căn cứ Cách mạng Huyện ủy Hòa
Vang, làng nghề dệt chiếu Cẩm Nê, làng nghề bánh tráng Túy Loan,
bia tưởng niệm doanh nhân Ông Ích Đường, Làng dân tộc Cơtu của
Hòa Bắc và Hòa Phú.
2.3.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch văn hóa trên địa bàn
huyện Hòa Vang hiện nay còn nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, kém
21
về chất lượng. Vì vậy, trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch văn
hóa, các điểm, tuyến du lịch đã xác định, huy động các nguồn lực tập
trung đầu tư nâng cấp và mở rộng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát
triển du lịch văn hóa. Trước hết nâng cấp các tuyến đường giao
thông; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các phương tiện vận tải; xây
dựng hệ thống khách sạn 3 sao trở lên và hạn chế việc xây dựng các
nhà nghỉ, nhà trò không đảm bảo chất lượng.
2.3.6. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa
Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan
trọng để phát triển du lịch văn hóa của huyện. Hiện nay chất lượng
nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch văn hóa của huyện còn rất hạn
chế và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Vì vậy, cần có các giải pháp
đồng bộ và hiệu quả để đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa. Xây
dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho việc

đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa. Tổ chức các lớp đào tạo
nghề cho nhân dân địa phương nhất là ở các vùng có dự án phát triển
du lịch văn hóa. Đối với lực lượng lao động đang làm việc trong
ngành du lịch văn hóa của huyện, phải rà soát, phân loại cử đi đào
tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, để từng bước đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ.
2.3.7. Xã hội hóa hoạt động du lịch văn hóa
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động du lịch văn hóa, vận động
sự tham gia của tổ chức, của mọi người dân, bảo đảm tốt hơn an ninh
trật tự, an toàn xã hội… Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các thành
phần kinh tế cũng như người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh
du lịch văn hóa. Khuyến khích các cơ sở làng nghề truyền thống
hướng dẫn, giới thiệu cho du khách kỹ thuật để tạo ra sản phẩm, từ
đó du khách tự chế tạo ra sản phẩm riêng thông qua hướng dẫn của
22
thợ lành nghề. Thiết kế các tour du lịch cộng đồng: sống và cùng làm
việc với người dân tộc thiểu số Cơtu ở Hòa Bắc và Hòa Phú; du
khách cùng với nông dân lao động sản xuất nông nghiệp ở các vùng
quê.…
2.3.8. Nâng cao nhận thức cho người dân và tạo môi
trường văn minh, thân thiện
a. Đối với cộng đồng dân cư: Cộng đồng cư dân cũng là một
trong những nhân tố để định vị thương hiệu cho địa phương. Xây
dựng một hình ảnh người dân thân thiện, hiểu rõ về vùng đất nơi phát
triển du lịch văn hóa, thạo việc là một trong những tiêu chí mà huyện
Hòa Vang đang hướng đến. Để đạt được điều này đòi hỏi sự nỗ lực
của chính quyền địa phương và sự đồng thuận từ phía người dân.
b. Đối với du khách: Du khách là người tác động trực tiếp đến
nguồn tài nguyên du lịch văn hóa. Du khách rất đa dạng, nhiều tầng
lớp, trình độ nhận thức và mức chi tiêu khác nhau, tác động của du

khách lên môi trường là phức tạp. Du khách cần được cung cấp đầy
đủ thông tin trung thực thông qua các phương tiện truyền thông liên
quan về địa điểm đến, những đặc điểm sinh thái, thời tiết, giao thông,
dân số Thông qua những thông tin này, du khách tự điều chỉnh
hành động và chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi.
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đưa du lịch văn hóa Hòa Vang vào chương trình du lịch của
quốc gia gồm du lịch di tích lịch sử, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.
- Tăng cường đầu tư kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc
gia để trùng tu, tôn tạo các di tích đã xuống cấp để phục vụ du lịch.
- Hỗ trợ Hòa Vang trong các hoạt động tuyên truyền quảng bá
về du lịch văn hóa đến với du khách trong và ngoài nước; hỗ trợ các
chương trình về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.
23
3.3.2. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng
- Xây dựng và xúc tiến các tour du lịch văn hóa, đưa các loại
hình du lịch văn hóa Hòa Vang kết nối với tuyến du lịch Bà Nà, suối
nước khoáng nóng Phước Nhơn, Hồ Đồng xanh – Đồng nghệ, Suối
Hoa, Ngầm Đôi, Hòa Phú Thành.
- Thành phố cần có chính sách hấp dẫn để thu hút vốn và mời
gọi các nhà đầu tư để xây dựng và phát triển du lịch văn hóa Hòa Vang.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn và lập thủ
tục hồ sơ để công nhận các Khu, tuyến, điểm du lịch văn hóa của
Hòa Vang theo quy định của Luật du lịch.
- Có những chính sách đặc thù, ưu tiên cho huyện Hòa
Vang để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phát triển
du lịch văn hóa huyện Hòa Vang.
KẾT LUẬN
Phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng

đang là mục tiêu hàng đầu, là một trong những giải pháp cơ bản góp
phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất
nước. Đây là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý
nghĩa chính trị - xã hội to lớn trong quá trình phát triển đất nước.
Phát triển du lịch văn hóa góp phần giải quyết việc làm và lao động
bị ảnh hưởng bởi quá trình chỉnh trang đô thị tại huyện; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; cải thiện và nâng
cao mức sống cho người dân; bảo tồn các giá trị văn hoá, truyền
thống dân tộc.
Hòa Vang không chỉ là một địa phương được thiên nhiên ban
tặng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng mà còn là vùng đất
có truyền thống cách mạng, và là huyện duy nhất của thành phố Đà
Nẵng có đồng bào dân tộc thiểu số Cơtu sinh sống lâu đời. Chính do
đặc điểm đó mà nơi đây có một nền văn hóa vô cùng phong phú, với

×