Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.48 KB, 60 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

TRỒNG RỪNG CHUYÊN ĐỀ
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP)

Nguyễn Thị Xuân Viên - 2014
1


CHƯƠNG 1
Trồng rừng hỗn giao
Số tiết: 11 (Lý thuyết: 06 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết; thực hành: 05)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
+ Giá trị của rừng hỗn giao
+ Tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng hỗn giao
+ Kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa trong mơ hình rừng hỗn giao
- Kỹ năng: Sau khi học xong chương này mỗi sinh viên có khả năng:
+ Xác định được những tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng hỗn giao
+ Vận dụng được kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa trong mơ hình rừng hỗn giao vào
thực tiễn sản xuất
- Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động tìm kiếm tham khảo tài liệu liên quan, tích cực
trong các hoạt động thảo luận
B) NỘI DUNG:
1.1. Giá trị của rừng hỗn giao
+ Tận dụng triệt để không gian dinh dưỡng trên mặt đất và dưới mặt đất .
+ Rừng hỗn giao có khả năng cải tạo đất do tầng thảm mục phong phú và tận dụng hệ rễ
của nhiều loại cây rừng.
+ Tính ổn định của quần thể cao, có khả năng chống chịu các loại nhân tố bất lợi như gió,
sâu bệnh, lửa rừng...


+ Khu hệ động vật, vi sinh vật phong phú.
1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng hỗn giao
Chọn loài cây hỗn giao thích hợp là biện pháp chủ yếu phát huy tác dụng hỗn giao và
điều chỉnh mối quan hệ giữa các lồi, nó có một ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm trồng
rừng, tăng cường tính ổn định thực hiện mục đích trồng và chăm sóc.
Nếu việc chọn lồi cây trồng khơng phù hợp có lúc làm cho cây chủv yếu bị chèn ép
thậm chí có thể bị thay thế các lồi cây khác làm cho mục đích trồng rừng hỗn giao bị thất bại.
Dưới đây là những điều kiện để chọn loài cây trồng hỗn giao:
Vấn đề chủ yếu của cây trồng hỗn giao là phải xem xét từng tính chất và mối quan hệ
giữa các lồi. Cần phải bổ xung vị trí sinh thái giữa các lồi chủ yếu, mối quan hệ giữa các loài
thường biểu hiện hỗ trợ, có lợi cho lồi chủ yếu trong tác dụng tương hỗ giữa các lồi là nhiều
biểu hiện mặt có lợi khơng có tác dụng cạnh tranh hoặc ức chế mãnh liệt, và những loài hỗn giao
cũng phải ổn định trong thời kỳ dài với cây bạn, khi phát sinh mâu thuẫn có thể dễ điều chỉnh.
Cần phải lợi dụng thực bì tự nhiên để làm cây hỗn giao (cây tái sinh tự nhiên), cần vận
dụng kỹ thuật trồng rừng có tác dụng của tự nhiên dể tạo ra một kết câu lâm phần hợp lý và có
thể thực hiện một rừng hỗn giao có mục tiêu.
Rừng hỗn giao cần có giá trị về sinh thái, kinh tế và thẩm mỹ.
Lồi cây hỗn giao tốt nhất là những cây có đặc tính phịng chống cháy và đề kháng sâu
bệnh, nhất là khơng nên chọn những cây có cùng một lồi sâu bệnh.

2


Lồi cây hỗn giao tốt nhất là những cây có khả năng nảy mầm mạnh có lợi cho việc tạo
cây con và tái sinh rừng thể thực hiện việc điều tiết mối quan hệ giữa các lồi, sau đó có thể khơi
phục thành rừng.
Phương pháp cụ thể để chọn lồi cây hỗn giao nói chung là sau khi xác định lồi cây chủ
yếu căn cứ vào mục đích và u cầu của hỗn giao, dựa vào đặc tính sinh vật học của lồi và kinh
nghiệm hỗn giao hiện có, đồng thời tìm hiểu quy luật của các lồi cây trong rừng tự nhiên đưa ra
một số loài cây hỗn giao có thể thực hiện xem xét đầy đủ các thành phần thực bì tự nhiên đất

rừng, phân tích mối quan hệ có thể sảy ra giữa chúng và lồi chủ yếu cuối cùng đưa ra quyết
định.
1.3. Kết quả xây dựng mơ hình rừng trồng hỗn giao ở Việt Nam
1.3.1. Nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng vùng Trung Trung Bộ,
Việt Nam.
Vùng Trung Trung bộ Việt Nam gồm 5 tỉnh (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
TP Đà Nẵng và Quảng Nam), có tổng diện tích tự nhiên 2.951.529 ha, chiếm 9,3% diện tích tồn
quốc, có diện tích rừng tương đối lớn hơn (46,8%) so với các tỉnh vùng núi Bắc Bộ.
Vùng Trung Trung bộ Việt Nam là một trong những vùng có diện tích rừng trồng tương
đối lớn so với các vùng khác.
Trong những năm qua bằng các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước, diện tích rừng
trồng ngày càng được tăng lên. Bình qn mỗi năm trên tồn vùng trồng được khoảng 15.000 –
20.000 ha rừng.
Công tác trồng rừng cây bản địa lá rộng đã được tiến hành từ những năm 1980, đặc biệt
trồng nhiều trong vòng 10 năm trở lại đây trong các chương trình trồng rừng 327, dự án 661, và
các dự án khác.
Diện tích rừng trồng cây bản địa lá rộng đã được trồng tính đến năm 2003 là 34.940 ha,
về cơ cấu cây trồng rất đa dạng, nhiều loài cây bản địa đã được đầu tư gây trồng, tạo nên sự đa
dạng trong tập đoàn cây trồng.
Các loại cây bản địa lá rộng được trồng có thể kể đến như: Huỳnh, Bời lời, Sao đen, Sến
trung, Gụ lau, Gụ mật, Chò chỉ, Chò nâu, Chò xanh, Chua luỹ, Dầu rái, Giổi, Ươi, Kiền Kiền,
Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Long não, Muồng đen, Ràng ràng xanh, Re hương, Sơn huyết, …
Phương thức trồng cũng đa dạng: Trồng thuần loài, trồng hỗn giao cây bản địa với cây
bản địa, cây bản địa với các loại Keo, cây bản địa trồng hỗn giao với Thông, trồng dưới tán rừng,
trồng trên đất trống, v.v.
Mỗi phương thức trồng theo nhiều công thức trồng khác nhau, trên nhiều loại đất khác
nhau: Trồng theo băng, trồng theo rạch, trồng theo đám, trồng theo các công thức và mật độ khác
nhau trên đất trống v.v.
Bên cạnh những lồi sinh trưởng tốt, có triển vọng gây trồng cũng cịn nhiều lồi đã bộc
lộ nhiều nhược điểm.

Một số cây bản địa không phù hợp, sinh trưởng kém, khả năng thành rừng thấp, phương
thức trồng chưa hợp lý, hạn mức đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả thành rừng chưa cao.

3


1.3.2. Các mơ hình rừng trồng hỗn lồi trong chương trình 327.
Theo quyết định số 556/TTg đã quy định: “Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là trồng rừng
hỗn giao theo sinh thái nhiều tầng gồm nhiều loài cây rừng bản địa gỗ quý, chủ yếu lấy giống từ
rừng nguyên sinh với mật độ bình qn 1600 cây/ha.
Trong đó 40% là các loài cây bản địa và 60% cây phù trợ, kể cả cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây đặc sản lâu năm” .
Dựa vào kinh nghiệm sản xuất, các Sở Nông nghiệp, Ban quản lý dự án 327 căn cứ
những quy định kỹ thuật của chương trình để chọn đối tượng đất, cây trồng và phương thức
trồng. Các loài cây được sử dụng rất đa dạng, gồm cả cây mọc nhanh, cây mọc chậm; cây lá
rộng, cây lá kim; cây bản địa, cây nhập nội ...
Theo tài liệu kiểm kê rừng năm 1999, chương trình 327 đã trồng được 172.875ha rừng
hỗn lồi, với các lồi cây trồng rừng chính: Bồ đề, Mỡ, Sao dầu, Thơng, Keo, Muồng ... và các
lồi cây hỗ trợ khác. Lồi cây bạn có khi 2, 3 lồi tạo nên các mơ hình hỗn lồi khác nhau. Chủ
yếu các mơ hình rừng hỗn giao chỉ có 2 loài.
Các phương thức hỗn loài đã được các địa phương sử dụng là: Hỗn loài giữa các cây
trong hàng, hỗn loài giữa các hàng với nhau và hỗn loài theo đám.
Hầu hết các địa phương đều áp dụng phương pháp trồng rừng hỗn loài theo hàng. Các
phương thức trồng được bố trí một cách ngẫu nhiên.
Lập địa trồng rừng, cấu trúc lâm phần, chọn lồi cho mơ hình và các đặc tính sinh thái
của lồi cây chưa được chú ý đầy đủ.
Do các lồi cây có nhu cầu sinh thái khác nhau nhưng lại được áp dụng chung một
phương thức gây trồng nên chưa thật sự hợp lý. Một số địa phương xác định đất trồng không phù
hợp (quá xấu) lại khơng có biện pháp trồng cây phù trợ.
Việc xử lý thực bì được thực hiện một cách đơn giản và chỉ tiến hành chăm sóc trong 2

năm đầu thông qua việc phát cây bụi và xới quanh gốc cây trồng.
Vì thế cây trồng trong mơ hình sinh trưởng chậm, kết quả trồng rừng chưa cao. Điều này
được thể hiện qua sự sinh trưởng của các mơ hình hiện tại.
Phần lớn các mơ hình trồng rừng hỗn giao thường sử dụng cây Keo làm cây phù trợ. Đây
là loài cây chịu được đất xấu, dễ trồng nhưng có tốc độ sinh trưởng nhanh gấp 3-4 lần một số
loài cây bản địa trong những năm đầu.
Trong khi đó quy định về mật độ khiến cho cự ly trồng giữa các hàng cây bản địa và cây
phù trợ quá gần (2.5- 3m). Hầu hết các mơ hình sau 2, 3 năm trồng các lồi cây chính đều bị cây
bạn (Keo tai tượng, Keo lá tràm) lấn át
Trong mơ hình trên các loài cây được trồng cùng một thời điểm, với phương pháp hỗn
loài theo hàng. Cự ly cây 2m, cự ly hàng 3m. Tại thời điểm đo đếm (6 tuổi), Keo có đường kính
tán lá 3m đã che kín các lồi. Chiều cao các lồi cây chính chỉ bằng 40 -60% chiều cao cây phù
trợ. Rõ ràng với phương thức hỗn lồi theo hàng như trên, cây trồng chính bị chèn ép, tốc độ sinh
trưởng kém.
Mặt khác trong quy định của nhiều địa phương quyền lợi của người xây dựng rừng được
hưởng các sản phẩm từ các loài cây phù trợ. Vì vậy đối với người dân ở một số vùng cây phù trợ
trở thành cây trồng chính.
Do đó các chủ rừng chỉ tỉa thưa cây phù trợ khi nó đã trở thành hàng hố. Do vậy khơng
thể tạo điều kiện tốt nhất cho lồi cây chính sinh trưởng. Trên thực tế chỉ có cây phù trợ sinh
4


trưởng tốt cịn hầu hết các lồi cây bản địa còn lại với mật độ rất thấp (200 -300 cây/ha) và sinh
trưởng kém.
Tuy nhiên, cũng với các quy định trồng rừng theo chương trình 327 nhưng do cách làm
cẩn thận và có hiệu quả hơn nên hiện tại ở một số địa phương các mơ hình này cịn tương đối tốt.
Điển hình là ở Cầu Hai (Phú Thọ). Cây trồng được sử dụng trong các mơ hình hỗn lồi là: Re
gừng, Lim xanh, Lim xẹt, Trám trắng, Giẻ đỏ và cây phù trợ là Keo tai tượng, Keo lá tràm hoặc
Cốt khí được trồng theo phương pháp hỗn lồi theo hàng.
Cự ly bố trí giữa các cây và các hàng tương đối hợp lý (3x4 m) nên cây phù trợ phát huy

được tác dụng hỗ trợ cho các loài cây bản địa sinh trưởng phát triển bình thường.
Mật độ hiện tại của các lồi cịn rất cao (90%), các lồi trong mơ hình đã bắt đầu giao tán
nhưng chưa có sự cạnh tranh lớn.
Để mơ hình phát triển tốt cần theo dõi q trình sinh trưởng của các lồi trong mơ hình
để điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các lồi cho thích hợp như tỉa thưa cây phù trợ, phát dây leo cây
bụi ...
1.3.3. Mơ hình trồng rừng hỗn lồi Keo dificilis và Lim xanh trên đất thoái hoá tại Cẩm Quỳ,
Hà Tây.
Đây là mơ hình được xây dựng trên đối tượng đất bị thoái hoá mạnh, lớp đất mặt bị xói
mịn chỉ cịn lại kết von và sỏi đá, đất rắn chắc, khô cứng.
Keo dificilis được đưa vào trồng trước với cự ly 3x6 m. Sau hai năm mới đưa Lim xanh
vào trồng với cự ly 3x6m (xen giữa hai hàng Keo lá tràm là một hàng Lim xanh), mật độ chung
cho cả lâm phần là 1100cây/ha.
Việc xử lý thực bì trước khi trồng tương đối đơn giản, do độ che phủ của thực bì thưa (<
30%) nên khơng phát tồn bộ thực bì mà chỉ tiến hành đào hố để trồng cây.
Tại thời điểm điều tra Keo hỗ trợ rất tốt cho Lim xanh sinh trưởng. Tuy nhiên do đất xấu
nên tốc độ sinh trưởng của Lim xanh chậm hơn so với các lập địa khác.
Tăng trưởng bình quân chung về đường kính của Lim xanh là 0.6 cm/năm và về chiều
cao là 0.5m/năm. Mức độ phân hoá của Lim xanh về đường kính và chiều cao là 25%. Trên dạng
đất thối hố như vậy thì mơ hình này được coi là rất thành cơng. Các lồi cây trồng sinh trưởng
tốt và rất có triển vọng.
1.3.4. Mơ hình trồng rừng hỗn loài Keo trắng (Paraserianthes falcataria) và Lõi thọ (Gmelia
arboria ) ở Lương Sơn, Hồ Bình.
Mơ hình được trồng hỗn loài theo băng, mỗi băng 6 hàng (6 hàng Keo trắng xen 6 hàng
Lõi thọ). Mật độ trồng 1100cây/ha (3x3m), trên đất rừng sau nương rãy, với độ dốc 15-20 o. Cốt
khí được dùng làm cây phù trợ và gieo trước 6 tháng.
Trước khi trồng thực bì được phát dọn thành hàng để giảm sự lấn át cây bản địa và tiện
lợi cho việc đào hố. Mặt khác việc chăm sóc được tiến hành đều đặn 2 lần/năm trong 3 năm đầu
nên các loài Keo trắng và Lõi thọ đều sinh trưởng tốt. Đến tuổi 6 cả hai loài đã giao tán.
Do tán của Lõi thọ dày dậm nên Cốt khí dưới tán Lõi thọ cịn lại rất ít, thực bì tái sinh

dười tán cũng rất thưa thớt (độ che phủ của thực bì 40%).
Tán Keo trắng thưa hơn nên dưới tán của nó Cốt khí hiện cịn với mật độ lớn hơn, các
hàng Cốt khí vẫn cịn rất đều với chiều cao 2.8m, thực bì dưới tán Keo trắng cũng dày hơn (độ
che phủ của thực bì khoảng 90%, chủ yếu là cỏ Lào).

5


Phân hóa giữa các cá thể của Keo trắng lớn hơn của Lõi thọ (hệ số biến động của Keo
trắng là 27% về đường kính và 14% về chiều cao, của Lõi thọ là 19% về đường kính và 10% về
chiều cao).
Tăng trưởng bình quân về chiều cao của cả hai loài đều lớn: Lõi thọ 2.2m/năm và Keo
trắng 2.5m/năm. Sau 6 năm trồng chưa thấy xuất hiện sau bệnh hại, các lồi cây trong mơ hình
sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao (>95%), Lõi thọ đã bắt đầu ra hoa, nếu được theo dõi, bảo vệ và
chăm sóc cẩn thận thì khu rừng trồng này có thể làm rừng giống rất tốt.
Đây là một mơ hình rất thành cơng và có nhiều triển vọng.
1.3.5. Mơ hình trồng rừng hỗn loài theo đám ở khu rừng đặc dụng Núi Chung, Nam Đàn,
Nghệ An.
Các loài cây bản địa được đưa vào trồng gồm: Lim xanh, Lim xẹt, Trám, Sấu, Sau sau,
Gụ, Giẻ, Dầu rái, Trai, Bằng lăng ... theo phương thức hỗn loài theo đám từ 8- 20 cây. Đất tại
khu vực này rất xấu, bị thối hố mạnh, khơ cứng, có nhiều kết von, tầng mặt bị xói mịn mạnh
khơng còn tầng Ao.
Sau hơn 30 năm gây trồng hiện các loài cây sinh trưởng tốt cây tương đối đều. Sự phân
hóa giữa các cá thể trong lồi khơng lớn, từ 2.8% (Bằng lăng) đến 7.9% (Lim xanh).
Dưới tán các loài cây bản địa thực bì phát triển mạnh, độ che phủ của thực bì 60%. Sau
khi trồng cây bản địa mơi trường rừng được tạo lập, một số lồi cây bản địa đã ra hoa kết quả và
có tái sinh tự nhiên dưới tán cây mẹ như: Lim xẹt, Trai, Sau sau. Các lồi cây bản địa sinh
trưởng bình thường. Do đất xấu nên tốc độ sinh trưởng của chúng chậm.
Một số lồi có hiện tượng phân cành rất sớm: 100% cây Gụ đều có 2-4 thân/gốc, số cây
có từ 2 thân/gốc của Lim xanh là 90%, Bằng lăng 57%, phần lớn chúng đều phần cành ở độ cao

dưới 1.3m. Mặc dù vậy đây được coi là mơ hình thành cơng về trồng rừng hỗn lồi bằng các lồi
cây bản địa trên đất rừng thoái hoá.
1.4. Kỹ thuật trồng một số lồi cây bản địa trong mơ hình rừng hỗn giao
Từ những kinh nghiệm của thực tế sản xuất và tổng kết của một số đề tài khoa học thuộc
Dự án 661, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra một số phương thức kỹ thuật mới
trong việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng tại Dự án 661.
Qua đó, các địa phương, đơn vị căn cứ vào điều kiện cụ thể về khí hậu, đất đai, địa hình,
lồi cây trồng… áp dụng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hứa Đức Nhị, đối với trồng
mới rừng phòng hộ, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể về tự nhiên và kinh tế-xã hội của từng địa
bàn trồng rừng có thể áp dụng một trong các phương thức kỹ thuật trồng rừng sau.
Trồng rừng với mật độ ban đầu bằng mật độ khi thành rừng (khoảng 400 – 600 cây/ha):
phương thức kỹ thuật này được áp dụng ở những nơi đã xác định chắc chắn được loài cây trồng
phù hợp với điều kiện lập địa nơi trồng, địa phương hoặc đơn vị có kinh nghiệm về kỹ thuật đảm
bảo trồng rừng thành công, cây giống được tạo có chất lượng cao, chăm sóc rừng đúng kỹ thuật.
Khuyến khích trồng nơng lâm kết hợp trong những năm đầu để tăng độ che phủ đất, cải
tạo đất và tạo thêm thu nhập cho người trồng rừng.
Trồng rừng ban đầu thuần loài bằng loài cây mọc nhanh, có tác dụng cải tạo đất sau một
chu kỳ sẽ trồng thay thế bằng lồi cây chính có tác dụng phòng hộ lâu dài.
Phương thức kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu ở những nơi đất đai đã bị thối hóa,
nghèo xấu nên cần được cải tạo bằng những lồi cây mọc nhanh có tác dụng cải tạo đất (chủ yếu
là các loài Keo) với mật độ trồng từ 1000 - 1600 cây/ha, sau một chu kỳ (từ 7-8 năm) có thể chặt
6


theo băng rộng (50-60 m) để trồng các loài cây chính cho phịng hộ lâu dài, với mật độ từ 300 –
500 cây/ha (có thể là cây bản địa hoặc cây nhập nội nhưng phải đảm bảo chắc chắn thành rừng).
1.4.1. Cây lát hoa
- Đăc điểm sinh vật học và sinh thái học:
Lát hoa là cây gỗ lớn cao tới 25 - 30m, đường kính ngang ngực tới 120 - 130cm. Thân

thẳng, hệ rễ và tán lá phát triển.
Cây ưa sáng, sống lâu, lúc nhỏ sinh trưởng nhanh,. Từ 10 tuổi trở đi sinh trưởng chậm
hơn. Lát hoa có vùng phân bố tương đối rộng, từ vùng đồi thấp, đất sâu, ẩm ven khe đến vùng
núi cao, có đá vơi, trong rừng ẩm thứ sinh lá rộng nhiệt đới thường mọc hỗn giao với các loài
khác.
Lát hoa ưa đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất cịn tính chất rừng. Mọc tốt trên đất Feralit
phát triển trên đá mẹ Granit, đá vơi.
Là cây gỗ q, có giác lõi gần giống nhau. Giác màu hồng nhạt, óng ánh, gỗ màu nâu đỏ
có ánh hồng vân đẹp, thớ mịn, ít co dãn, ít cong vênh, khơng bị mối mọt. Gỗ cứng, nặng trung
bình rất được ưa chuộng dùng đóng đồ mộc cao cấp, các đồ dùng quý trong gia đình.
- Phương thức trồng:
Lát hoa có thể trồng hỗn giao với các lồi cây lá rộng bản địa khác: Muồng đen, Trám
trắng, Vối thuốc, Lim xẹt, Tông dù..
Phương thức hỗn giao theo rạch. Cứ trồng 3 rạch Lát hoa lại xen tiếp tiếp theo 3 rạch
loài cây lá rộng thứ hai. Trong rạch trồng cây: Phát dọn dây leo, cây bụi, cây tái sinh phi mục
đích, chỉ để lại cây mục đích có tương lai.
Hoặc trồng hỗn giao theo hàng: 1 hàng Lát hoa, 1 hàng keo. Với cự ly cây trong hàng
2m.
1.4.2. Cây giổi bắc
- Đăc điểm sinh vật học và sinh thái học:
Là cây Nam á nhiệt đới ẩm, Giổi Bắc chủ yếu phân bố trên vùng đồi núi có lượng mưa
tương đối cao. Riêng tại Quảng Tây, Giổi Bắc thường gặp ở góc đơng nam từ vùng bờ vịnh Bắc
bộ tới các huyện giáp với Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Cao trình thường gặp là dưới
600m, đa số là mọc rải rác hoặc thành quần thụ đơn ưu diện tích nhỏ.
Phần lớn vùng phân bố có nhiệt độ bình quân năm trên 21 0 C, nhiệt độ bình quân tháng
nóng nhất 28 0 C trở lên và tháng lạnh nhất là 11 0 C trở lên, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể
tới -3 0 C mà cây không rụng lá. Lượng mưa hàng năm giao động từ 1500 - 1800mm, độ ẩm
tương đối trên 80%.
Đất thường gặp trên vùng phân bố là Feralit đỏ, đỏ vàng, phong hóa trên granit, diệp
thạch, phiến thạch cát... phần lớn đều chua hoặc hơi chua.

Tại nơi có tầng đất dày, ẩm ướt, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, cây Giổi
Bắc thường mọc rất tốt.
Giổi Bắc là lồi cây trung tính thiên dương, lúc nhỏ ưa bóng nhẹ, là cây có rễ ăn nơng, ưa
ấm áp, ẩm ướt và đất phì nhiêu nhưng có thể chịu đựng giá rét ở mức độ nhẹ. Dẫn giống đến Hồ
Nam tới vùng có cực hạn tuyệt đối xuống tới -7 0 C vẫn khơng bị tổn thương, như vậy có thể đưa
Giổi Bắc lên các cao trình khá cao ở miền núi phía Bắc Việt Nam (1000 - 1200m).
- Phương thức trồng:

7


Có thể trồng Giổi Bắc dưới tán rừng thưa của Thơng mã vĩ, Sa mộc, Vối thuốc, Cáng lị... tạo
thành rừng 2 tầng, nâng cao năng suất rừng, đồng thời tăng được hiệu ích sinh thái và lâm phần
bền vững. Hoặc có thể dùng Giổi Bắc làm cây làm giàu rừng theo rạch hoặc theo đám.
Kết quả nghiên cứu và thực tiễn sản xuất tại nam Trung Quốc trên các vùng giáp ranh với
Lạng Sơn, Quảng Ninh cho thấy trong rừng hỗn giao với Thơng mã vĩ, Cáng lị, Vối thuốc nhịp
độ tăng trưởng trữ lượng gỗ hàng năm của riêng cây Giổi Bắc có thể tăng gấp đơi so với trồng
thuần loại.
Phương thức hỗn giao tốt nhất là không đều tuổi theo hàng, tầng rừng Thơng ít nhất phải
tạo sớm hơn 5 - 10 năm. Trừ cây Cáng lò có khả năng vươn cao rất mạnh có thể hỗn giao đều
tuổi theo hàng, với các loài khác nếu hỗn giao đều tuổi với Giổi Bắc thường phải hỗn giao theo
đám 20 ´ 20m hoặc theo băng (4 - 6 hàng).
Trong trường hợp hỗn giao với Thông, cây Giổi Bắc đã phát huy vai trò phòng chống lửa
rừng, hạn chế sâu bệnh và cải thiện đất nâng cao tác dụng ni dưỡng nguồn nước và chống xói
mịn rất tốt.
Ngồi ra, khả năng tái sinh chồi của loài cây này rất mạnh, hồn tồn có thể dùng phương
pháp tái sinh chồi sau khai thác chính.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Ngơ Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh ( 2001), Trồng rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội .
2. Công ty giống và phục vụ trồng rừng (1995), Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một

số lồi cây rừng, Nxb Nơng nghiệp Hà Nội.
3. Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Hữu Lộc (2004), Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây nông lâm
nghiệp cho đồng bào miền núi, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
4. Mai Quang Trường, Lương Thị Anh (2005), Trồng rừng, Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên
D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG
*) Câu hỏi ôn tập:
1. Giá trị của rừng hỗn giao?
2. Tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng hỗn giao?
3. Anh chị hãy phân tích mơ hình rừng trồng hỗn giao thành hoặc không thành công ở Việt Nam
(có thể ở địa phương) mà anh chị biết?
*) Thực hành: Xây dựng mơ hình trồng rừng hỗn giao
Dụng cụ: Thước dây, địa bàn, dao phát, cuốc, cọc tiêu
Tiến hành:
Điều tra điều kiện lập địa nơi trồng rừng
Xác định diện tích.
Thiết kế mơ hình trồng rừng hỗn giao

8


CHƯƠNG 2
Trồng rừng phòng hộ
Số tiết: 6 (Lý thuyết: 06 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết; thực hành: 00 tiết)
A) MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
Cơ sở lý thuyết các quy luật tác động của các tác nhân gây hại đối với môi trường sinh
thái
Nguyên lý kỹ thuật tạo lập các loại rừng phòng hộ chủ yếu.
- Kỹ năng:

Vận dụng được kiến thức trồng rừng phòng hộ vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp.
- Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trao đổi thảo luận .
B) NỘI DUNG:
2.1. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
2.1.1. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật chung về trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
2.1.1.1. Nguyên tắc chọn loài và danh lục cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
Do chức năng phòng hộ đầu nguồn của rừng chủ yếu là điều tiết nguồn nước cho các
dòng chảy, các hồ nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn và bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp lịng sơng,
lịng hồ,... nên lồi cây trồng rừng phịng hộ đầu nguồn cũng có những yêu cầu khác với rừng sản
xuất và đặc dụng.
Do điều kiện tự nhiên, khí hậu - thuỷ văn của các vùng trồng rừng là rất khác nhau nên
tiêu chuẩn chọn lồi cây trồng cho các nơi cũng khơng giống nhau.
Tuy vậy, những lồi cây được chọn để trồng rừng phịng hộ đầu nguồn phải đáp ứng
được những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Là loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đầu nguồn và dễ dàng tạo thành rừng
phịng hộ.
+ Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh.
+ Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với
mục đích phịng hộ.
+ Có khả năng trồng hỗn giao với các lồi cây khác, có tác dụng phù trợ lẫn nhau, tạo
thành rừng nhiều tầng.
+ Là lồi cây đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập nhưng
khơng làm ảnh hưởng đến khả năng phịng hộ.
+ Cây không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người.
Như vậy, có thể thấy rằng việc lựa chọn các loài cây trồng rừng phịng hộ đầu nguồn
nhằm đạt được mục đích cao nhất là xây dựng rừng có nhiều tầng tán, hỗn giao, có bộ rễ ăn sâu,
tán lá rậm, cho sản phẩm phụ,… nhằm mục đích phát huy tốt nhất vai trị phòng hộ và tăng thu
nhập cho người dân.
* Danh lục các loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn


Nghiên cứu chọn lồi cây trồng rừng nói chung và trồng rừng phịng hộ nói riêng
đã được quan tâm tiến hành vào cuối thế kỷ XIX. Với sự nỗ lực và cố gắng trong thời
gian qua, chúng ta đã tuyển chọn được một tập đồn cây trồng rừng phịng hộ góp phần
9


phục vụ cơng tác xây dựng rừng phịng hộ trong các chương trình trồng rừng trọng điểm
327 và Dự án 661.
- Cách đây 20 năm, Bộ Lâm nghiệp cũ (nay là Bộ NN & PTNT) đã có
quyết định số 680 QĐ/LN ngày 15/8/1986 quy định các loài cây dùng để trồng rừng và
phát triển lâm nghiệp cho 9 vùng lâm nghiệp trong cả nước.
Tiêu chuẩn để lựa chọn các loài cây gồm: Đáp ứng mục tiêu kinh doanh, phù hợp với
sinh thái và lập địa, có quy trình quy phạm hay kinh nghiệm phát triển, có nguồn giống, có năng
suất và hiệu quả. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên đây, các lồi cây lựa chọn được chia thành 2
nhóm:
+ Nhóm A: Là những cây khẳng định đã đạt được cả 5 tiêu chuẩn quy định.
+ Nhóm B: Là những cây có triển vọng tuy chưa đạt được 5 tiêu chuẩn quy định nhưng
có khả năng đạt được trong thời gian trước mắt.
Trên cơ sở đó đã lựa chọn được 92 loài cây trồng rừng cho 9 vùng lâm nghiệp trên cả
nước, trong đó có hơn một nửa là cây thuộc nhóm A.
Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn, một danh sách các lồi cây trồng rừng
phịng hộ đã được đề xuất như sau:
Bảng 2.1. Danh sách một số lồi cây phục vụ trồng rừng phịng hộ đầu nguồn
Tên khoa học
TT
Tên Việt Nam
1
Bời lời nhớt
Litsea alutinosa (Lour.) C.B.Rob. (Litsea Sebifera Wild)

2
Cáng lò
Betula alnoides Buch. Ham ex D. Don
3
Chò chỉ
Parashorea chinensis H. Wang
4
Chò nâu
Dipterocarpus retusus
5
Dầu rái
Dipterocarpus alatus Roxb. Ex G. Don.
6
Dẻ bộp
Lithocarpus fissus (Champ.ex Benth.) A. camus;
Castanopsis fissa (Champ. Ex Benth.) Rehd & Wils
7
Dẻ đỏ
Lithocarpus ducampi (Hickel et A. Camus) A. Camus.
8
Điều
Anacardium occidentable L.
9
Giổi xanh
michelia mediocris Dandy
10
Hồi
Illicium verum Hook f.
11
Huỷnh

Tarrietia javanica Blume
12
Keo lá tràm
Acacia auriculiformis A. Cunn. Ex. Benth.
13
Keo tai tượng
Acacia mangium Wild.
14
Lát hoa
Chukrasia tabularis A. Juss
15
Lim xanh
Erythrophloeum fordii Oliv.
16
Lim xẹt
Pelthophorum dasyrrachiss (Miq.) Kurz. Var. tonkinensis
(Pierre) K&S. Larsen
17
Luồng
Dendrocalamus membranaceus Munro
18
Muồng đen
Cassia siamea Lam.
19
Quế
Cinnamomum cassia (L.) J. presl
20
Ràng ràng mít
Ormosia balansae Drake
21

Sa mộc
Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook
22
Sao đen
Hopea odorata Roxb.
23
Sở
Camellia oleifera C. Abel.
10


24

Thông ba lá

25
26
27

Thông hai lá
Thông mã vĩ
Tông dù

Pinus kesiya Rovle ex Gordon

Pinus merkusii Jungh. Et de Vries
Pinus massoniana Lamb.
Toona sinensis (A. Juss)
(Nguồn: Cẩm nang ngành lâm nghiệp, 2004)
- Trong Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (1998-2010) thì nhiệm vụ xây dựng rừng phòng

hộ đầu nguồn là một nhiệm vụ khá quan trọng. Qua tổng kết dự án giai đoạn 1998 - 2005 của 26
tỉnh có trồng rừng phịng hộ đầu nguồn có thể nhận thấy cơ cấu lồi cây trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn khá đa dạng, cụ thể như sau.
Bảng 2.2. Các lồi cây trồng rừng phịng hộ đầu nguồn của một số tỉnh trong dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2005
Tỉnh
Loài cây phịng hộ chính
Lồi cây phù trợ
Keo lai, Keo lá tràm,
Thông mã vĩ, Tếch, Lát hoa, Luồng,
1. Sơn La
Bạch đàn, Trẩu, Chè
Tre bát độ, Sơn tra, Nhãn
cổ thụ, Xoan ta
Thông mã vĩ, Tếch, Lát hoa, Muồng Keo lai, Keo tai tượng,
2. Điện Biên
đen, Mỡ, Giổi, Sở, Trám, Hông, Bạch đàn, Trẩu, Cọ
Quế, Táo mèo, Tre, Luồng
khiết, Táo
Thông mã vĩ, Thông ba lá, Lát hoa,
Muồng đen, mỡ, Long não, Tre mạy Keo lá tràm, Trẩu, Cọ
3. Lai Châu
hốc, Tre mạy sáng, Tre điền trúc, khiết
Luồng, Sữa
Thông mã vĩ, Sa mộc, Mỡ, Trám
4. Lào Cai
Keo lá tràm
trắng
Thông mã vĩ, Sa mộc, Pơ mu, Vối
5. Yên Bái

thuốc, Sơn tra, Tô hạp
6. Hà Giang
Thông mã vĩ, Sa mộc
Thông mã vĩ, Sa mộc, Lát hoa, Dẻ,
7. Cao Bằng
Keo
Sở, Hồi, Quế, Trúc sào
8. Bắc Kạn
Thông mã vĩ, Hồi, Chè shan tuyết
Keo tai tượng, Keo lá
9. Lạng Sơn
Thông mã vĩ, Mỡ, Trám, Lát, Hồi
tràm
Keo tai tượng, Keo lá
10.Thái Nguyên
Trám, Muồng, Lim xẹt, Mỡ
tràm
Thông ba lá, Muồng đen, Sao đen,
11. Bắc Giang
Keo lai, Keo lá tràm
Xoan ta, Sữa
Sấu, Trám trắng, Lát hoa, Muồng Keo tai tượng, Keo lá
12. Hà Tây
đen, Bồ kết
tràm
Sấu, Trám trắng, Lát hoa, Bương,
13. Hà Nam
Tre bát độ, Xồi, Vải, Hồng
Thơng nhựa, Mỡ, Lát hoa, Lim xanh,
Keo tai tượng, Keo lá

14. Thanh Hoá
Lim xẹt, Trám trắng, Dẻ, Sở, Quế,
tràm
Xà cừ, Luồng, Vải thiều, Nhãn
Thông nhựa, Dó trầm, Tre Điềm Keo tai tượng, Keo lá
15. Hà Tĩnh
trúc, Luồng
tràm
11


Qua đây có thể thấy các lồi cây mà các địa phương sử dụng để trồng rừng phòng hộ đầu
nguồn rất đa dạng và có thể xếp thành 4 nhóm lớn là: i) Cây gỗ lớn lá rộng (phần lớn là cây bản
địa); ii) Cây lá kim; iii) Cây họ tre nứa và iv) cây ăn quả lâu năm, cụ thể như sau:
+ Cây gỗ lớn lá rộng phòng hộ chính chiếm phần lớn trong cơ cấu lồi cây trồng rừng
phịng hộ đầu nguồn, gồm:


Vùng Tây Bắc có 11 lồi chính: Lát hoa, Trám trắng, Giổi, Mỡ, Tếch, Muồng đen, Long
não, Quế, Sở, Hông, Táo mèo.



Vùng Trung tâm Bắc bộ có 5 lồi: Vối thuốc, Mỡ, Trám trắng, Sơn tra, Tơ hạp.



Vùng Đơng Bắc trồng 12 lồi chủ yếu là: Trám trắng, Lát hoa, Lim xẹt, Dẻ, Mỡ, Muồng
đen, Sở, Quế, Hồi, Chè shan tuyết, Sữa, Xoan ta.




Vùng Đồng bằng sơng Hồng có 5 lồi: Sấu, Trám trắng, Lát hoa, Muồng đen, Bồ kết.



Vùng Bắc Trung Bộ có 17 lồi cây gồm: Lát hoa, Lát Mêxicô, Lim xanh, Lim xẹt, Trám
trắng, Dẻ, Giổi, Xà cừ, Dó trầm, Huỷnh, Sao đen, Dầu rái, Sến, Sở, Quế, Bời lời, Muồng
đen.



Vùng Nam Trung bộ: Sao đen, Dầu rái, Gõ đỏ, Xà cừ, Muồng đen, Lim xanh, Lim xẹt,
Điều.



Vùng Tây Ngun có 4 lồi: Xà cừ, Sao đen, Muồng đen, Bời lời.



Vùng Đông Nam Bộ 19 loài: Xà cừ, Sao đen, Dầu rái, Vên vên, Bằng lăng, Tếch, Gõ
đỏ, Sến, Cẩm liên, Muồng đen, Điều, Lát hoa, Lim xẹt, Mỡ, Dó trầm, Bời lời, Sở, Mét,
Cao su.

+ Các lồi cây lá kim gồm: Thơng mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá, Thông caribê, Sa mộc
trồng ở hầu hết các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Trung tâm Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Tây
Nguyên.
+ Cây thuộc họ tre nứa gồm: Luồng, Tre bát độ, Tre điềm trúc, Tạp giao, Bương, Trúc sào,
Tre gai,… có trồng ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Cao Bằng, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng

Bình.
+ Cây ăn quả lâu năm gồm: Nhãn, vải, xồi, mít,… có trồng ở các tỉnh Hà Tây, Hà Nam,
Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh.
Ngồi các cây phịng hộ chính, tại các địa phương cịn trồng thêm các cây phù trợ gồm các
lồi như Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng trồng ở hầu hết các tỉnh. Ngoài ra, một số các loài khác
cũng được trồng nhưng với quy mô nhỏ hơn như Bạch đàn, Trẩu, Cọ khiết, Chè cổ thụ, Xoan ta
được trồng ở Tây Bắc; Xoan ta, Sữa trồng ở Gia Lai, Bình Phước và Anh đào ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Như vậy, về cơ bản gần 50 loài cây phịng hộ chính và 10 lồi cây phù trợ dùng làm cây
trồng rừng phòng hộ đã được lựa chọn gây trồng ở 26 tỉnh là tương đối phù hợp về mặt sinh thái,
hầu hết các loài cây này đều đã được gây trồng rộng rãi hoặc thử nghiệm thành công ở các vùng.
12


Tuy nhiên, một số loài cây được chọn chưa làm tốt chức năng phòng hộ của chúng như cây rụng
lá vào mùa khô (gồm Tếch, Xoan ta, Tông dù, Trẩu,…); các lồi cây có bộ rễ ăn nơng (như Xà
cừ,…); tán lá thưa và mỏng (Bạch đàn,…). Điều này hoàn tồn có thể lý giải được khi việc lựa
chọn lồi cây trồng rừng phòng hộ phải đáp ứng rất nhiều các yếu tố như có khả năng phịng hộ
tốt, phù hợp với sinh điều kiện sinh thái của địa phương, điều kiện gây trồng thuận lợi,… mà
trong thực tế ở nhiều nơi khơng phải lúc nào cũng có lồi cây đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu
này. Mặt khác, cây trồng rừng phòng hộ phải đảm bảo nhiều chức năng và đa tác dụng nên một
số loài cây trồng được lựa chọn gây trồng chủ yếu vì sinh kế và xố đói giảm nghèo cho người
trồng rừng, như: Luồng, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai và một số cây phù trợ khác. Trong
những mơ hình trồng rừng hỗn loài giữa các loài cây phù trợ với cây phịng hộ chính thì hầu hết
cây phịng hộ chính kém phát triển. Do đó, xét về lâu dài thì chất lượng rừng trồng phịng hộ đối
với những mơ hình này là khó đảm bảo. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này có rất nhiều, nhưng
có thể kể đến 3 nguyên nhân cơ bản như sau đây.
+ Chưa có cơ chế đảm bảo lợi ích dài hạn cho người trồng rừng phòng hộ, đặc biệt là cơ chế
chi trả dịch vụ mơi trường rừng, do chỉ được hưởng lợi ích từ cây trồng phù trợ nên người dân
không quan tâm đến cây phịng hộ chính, dẫn đến trong nhiều mơ hình cây phù trợ chèn ép cây
phịng hộ chính.

+ Chưa có các quy trình đồng bộ về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trồng, chăm sóc, tỉa
thưa và chặt ni dưỡng, đặc biệt là việc tỉa thưa cây phù trợ.
+ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ln kỳ vọng đạt được tính thống nhất từ trên xuống dưới nên đã
bỏ qua những đặc điểm riêng có của mỗi vùng (ban quản lý 661 cấp cơ sở).
2.1.1.2. Phương thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc và ni dưỡng rừng phịng hộ đầu nguồn
Rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung, có cấu trúc hỗn lồi, khác tuổi,
nhiều tầng, mật độ dày, có độ tàn che trên 0,6 với các lồi cây có bộ rễ sâu và bám chắc…Về
ngun tắc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng giống như trồng rừng nói chung, tuy nhiên có
một số điểm khác biệt đáng chú ý sau đây:
- Xử lý thực bì: Khơng phát dọn toàn diện mà thường chỉ xử lý cục bộ ở những khu vực
đào hố trồng cây hay xử lý theo băng, theo rạch. Thực bì phát dọn thường không đốt mà tập
trung thành đống nhỏ xếp ngang theo đường đồng mức để phân huỷ tự nhiên. Cây bụi, cây tái
sinh có trên đất rừng được giữ lại để ni dưỡng, tạo rừng hỗn lồi, đa tầng nhằm nâng cao khả
năng phòng hộ.
- Làm đất chỉ tiến hành cục bộ bằng phương pháp đào hố. Những nơi áp dụng cơ giới (độ
dốc thấp, địa hình bằng phẳng) làm đất được tiến hành theo đường đồng mức.
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng, đặc biệt là cây bản địa thường lớn hơn so với trồng rừng
bình thường để nhanh chóng tạo lập hoàn cảnh rừng và phát huy chức năng phịng hộ, đặc biệt ở
những khu vực có điều kiện đặc biệt. Ví dụ như ở Hàn Quốc đã áp dụng trồng cây con 3 - 4 năm
tuổi trên những vùng đất bị cháy rừng hoặc đầu nguồn núi cao.
- Phương thức trồng rừng: hỗn giao theo hàng, theo đám hoặc theo băng (thuần lồi trên
diện hẹp), có thể trồng hỗn giao giữa cây phịng hộ chính với cây phù trợ hoặc giữa các cây
phòng hộ với nhau. Ở những nơi đất đã bị thoái hoá lâu ngày, tầng đất mỏng có thể áp dụng
trồng rừng theo 2 bước sau đây:
13


i) Bước 1: Gieo cây cải tạo và che phủ đất như Cốt khí, Đậu triều, Muồng hoa pháo,…
Thời gian kéo dài khoảng 1 - 3 năm tuỳ tình hình cụ thể;
ii) Bước 2: Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn như đã mô tả ở trên

- Mật độ trồng rừng: Thường dày hơn so với trồng rừng kinh tế để rừng nhanh khép tán
và phát huy chức năng phòng hộ.
- Kỹ thuật trồng: Khi trồng cần chú ý tạo mặt bằng cục bộ ở hố trồng cây, phần phía dưới
dốc nên đắp gờ cao hơn phía trên dốc một chút để giữ nước cho cây.
- Kỹ thuật chăm sóc và ni dưỡng rừng trồng phịng hộ đầu nguồn
+ Những năm đầu chỉ làm cỏ và xới đất cục bộ quanh gốc cây, không phát luỗng cây bụi
kể cả những cây khơng có giá trị kinh tế.
+ Làm vệ sinh rừng bằng cách loại bỏ những cây sâu bệnh, dây leo.
+ Không áp dụng các biện pháp tỉa cành.
+ Khi rừng trồng đã lớn, các loài cây tái sinh dần dần xuất hiện, cần chú ý tạo điều kiện
để những cây này phát triển, dẫn dắt rừng theo hướng hỗn loài, nhiều tầng tán.
Những biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ nói chung và phịng hộ đầu nguồn nói
riêng ở một số tỉnh thực hiện Dự án 661 được tổng hợp qua bảng 2.3.

14


Bảng 2.3. Kỹ thuật trồng rừng phòng hộ đầu nguồn áp dụng trong dự án 661
TT
1

Công việc

Biện pháp kỹ thuật cụ thể

Xử lý thực bì

- Nơi địa hình dốc cao: Phát dọn thực bì theo băng
- Nơi địa hình ít dốc: Phát đốt toàn diện; một số nơi đã chú ý giữ lại
cây bản địa tái sinh.

2
Làm đất
Cục bộ bằng phương pháp cuốc hố thủ cơng
3
Cuốc hố
Kích thước hố: 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm
4
Phương thức trồng - Hỗn loài theo băng hoặc theo hàng với cây phù trợ: áp dụng đối
với cây bản địa lá rộng.
- Thuần loài: áp dụng đối với các lồi Thơng, Tre, Luồng.
5
Mật độ
- Đối với mơ hình trồng rừng thuần lồi: Mật độ trồng là 1.600 cây
phịng hộ/ha.
- Đối với mơ hình trồng rừng hỗn giao: Mật độ 1.600 cây/ha, trong
đó 600 cây/ha là cây phịng hộ chính, 1000 cây/ha là cây phù trợ.
- Các lồi tre luồng: mật độ từ 300 - 500 cây/ha.
6
Nguồn giống
- Các lồi cây phịng hộ chính: chủ yếu là các giống thu hái từ rừng
tự nhiên chưa qua chọn lọc.
- Các loài cây phù trợ: Từ các giống đã được cải thiện, cây con tạo
từ hạt, hom, mô.
7
Phương pháp trồng - Đối với cây bản địa: Trồng bằng cây con tạo từ hạt, từ bầu.
- Đối với cây phù trợ: Trồng bằng cây con tạo từ bầu là chủ yếu.
8
Thời vụ trồng
Tuỳ theo từng vùng, vào mùa mưa là chủ yếu.
9

Bón phân
Các loại phân dùng khá đa dạng từ phân vi sinh, phân NPK cho tới
phân chuồng, liều lượng tuỳ loài cây, trung bình 150 g/hố.
10 Chăm sóc
Được thực hiện trong 3 năm đầu với các công việc cắt dây leo, làm
cỏ, vun xới gốc kết hợp với bón phân.
11 Ni dưỡng
Hiện nay chưa áp dụng biện pháp nuôi dưỡng nào
Các tỉnh đều có quy định kỹ thuật riêng, cụ thể tỉnh Yên Bái sau khi thực hiện Dự án 661
đã tổng kết, đưa ra những biện pháp kỹ thuật cụ thể hướng dẫn người dân trồng và chăm sóc
rừng phịng hộ. Các biện pháp kỹ thuật cụ thể được đề cập qua bảng 2.4.
Bảng 2.4. Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phịng hộ hỗn lồi giữa cây
trồng chính và cây phù trợ trong dự án 661 ở tỉnh Yên Bái
TT
I
1
2
3
II
1
2
-

Hạng mục
Xử lý thực bì
Phương thức
Phương pháp
Thời gian xử lý
Làm đất
Phương thức

Phương pháp
Kích thước hố

-

Lấp hố

Biện pháp kỹ thuật
Phát dọn thực bì theo băng rộng 1,5m, băng chừa 1,5m
Dùng dao phát sát gốc, chiều cao gốc phát < 5 cm
Trớc khi trồng chậm nhất 15 ngày
Làm đất cục bộ theo hố
Cuốc hố thủ cơng bố trí hố kiểu nanh sấu
Kích thước hố 30 x 30 x 30cm
Lấp lớp đất mặt xuống 2/3 hố (rẫy cỏ quanh miệng hố, xăm
đất đáy hố)
15


3
III

Thời gian làm đất
Trồng rừng

Lấp hố trớc khi trồng 10 - 15 ngày

1

Loài cây trồng


Luồng hom thân+ Cây bản địa (Keo tai tượng) thực sinh

2

Phương
trồng

Hỗn giao theo hàng: 2 hàng cây phù trợ (Keo tai tượng) + 1
hàng cây trồng chính, hoặc trồng hỗn giao theo cây trên
hàng (2 cây phù trợ + 1 cây trồng chính).

3
4
5
6
-

7

8
IV

1

1.1
1.2
1.3
2
2.1

2.2
2.3
2.4
3
3.1

thức

Phương
pháp
Chủ yếu là trồng bằng cây con có bầu
trồng
Cơng thức trồng
600 cây trồng chính + 1000 cây phù trợ
Vụ xuân từ tháng 3-4, vụ thu từ tháng 8 - 9 vào những
Thời vụ trồng
ngày thời tiết râm mát , có mưa, đất đủ ẩm
Mật độ trồng
1600 cây/ha
Cự ly hàng (m)
3m
Cây Bản địa (hoặc keo) cách nhau 2,1 (trồng hỗn giao theo
Cự ly cây ( m)
cây thì các cây cách nhau 3 m)
Tiêu chuẩn cây con đem trồng là cây có bầu, khỏe mạnh,
Tiêu chuẩn cây con
không sâu bệnh, cong queo, cụt ngon, chiều cao từ 25 cm
đem trồng
trở lên, đường kính cổ rễ từ 2,5 mm trở lên, tuổi từ 4-6
(tuổi Hvn, D00)

tháng tuổi
Kỹ thuật trồng
Theo quy trình kỹ thuật
rừng
Chăm sóc rừng
trồng
Chăm sóc năm
thứ nhất : nếu
trồng vụ xuân thì
2 lần, vụ thu 1 lần
Trồng dặm 10%, phát dọn thực bì tồn diện, rẫy cỏ
Lần 1: Tháng 5-6
vun gốc (D = 0,6 - 0,8 m;)
Lần 2: Tháng 9- Phát dọn thực bì tồn diện, rẫy cỏ vun gốc (D = 0,8 10
1 m)
Bảo vệ rừng
Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng.
Chăm sóc năm
thứ 2: (3 lần)
Lần 1 : Tháng 3 - Phát dọn thực bì tồn diện, rẫy cỏ vun gốc (D = 0,8 4
1 m)
Lần 2 : Tháng 8 - Phát dọn thực bì tồn diện, rẫy cỏ vun gốc (D = 0,8 - 1
9
m)
Lần 3 : Tháng 11
Phát dọn thực bì theo băng(50% diện tích)
- 12
Bảo vệ rừng.
Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hoại, cháy rừng.
Chăm sóc năm

thứ 3 : (2 lần)
Lần 1: Tháng 3 –
Phát dọn thực bì, rẫy cỏ vun gốc (D = 0,8 - 1 m)
4
16


Lần 2 : Tháng 8 –
Phát dọn thực bì
9
3.3
Bảo vệ rừng.
Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng.
Chăm sóc năm
4
thứ 4 : (2 lần)
Lần 1: Tháng 3 –
4.1
Phát dọn thực bì, rẫy cỏ vun gốc (D = 0,8 - 1 m)
4
Lần 2: Tháng 8 –
4.2
Phát dọn thực bì
9
4.3
Bảo vệ rừng.
Bảo vệ ngăn ngừa mọi hình thức phá hại, cháy rừng.
Bảo vệ nuôi dưỡng
Cấm gia súc, con người vào chặt phá rừng, thực hiện các
rừng (thời gian 5

V
biện pháp phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh,
năm)
dịch hại, tuyên truyền ý thức bảo vệ cho người dân.
Biện pháp bảo vệ
Qua bảng 2.3, 2.4 có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Về kỹ thuật tất cả các mơ hình đều thực hiện trình tự các biện pháp kỹ thuật như nhau,
song tùy vào thực địa mỗi nơi mà việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật này phải đảm bảo cho
phát triển của cây trồng rừng phòng hộ.
Do đó trên từng địa điểm có những mơ hình, mật độ trồng, phương thức trồng khác
nhau,... tùy vào đặc điểm tự nhiên của khu vực trồng. Đặc biệt, không nên áp dụng một cách
cứng nhắc những biện pháp kỹ thuật này thì kết quả đạt được sẽ là rất đáng kể.
Mặt khác, các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ đầu nguồn trong Dự án trồng mới
5 triệu ha rừng đã kế thừa được các kết quả, bài học kinh nghiệm của Chương trình 327 cũng
như các tiến bộ kỹ thuật đã có trong thời gian gần đây. Những điểm nổi bật có thể rút ra là:
- Khâu xử lý thực bì đã được chú trọng hơn, trong đó yếu tố địa hình đã được chú ý đến,
đặc biệt là độ dốc để từ đó lựa chọn phương thức xử lý thực bì và trồng rừng phù hợp. Trong quá
trình xử lý thực bì đã chú ý chừa lại những cây lá rộng bản địa tái sinh để tạo hồn cảnh rừng và
che bóng cho cây phịng hộ chính.
- Cơng tác giống cây trồng đã được chú trọng hơn. Nguồn giống, đặc biệt là các loài cây
trồng phù trợ đã đa dạng hơn về số loài và số dòng; chất lượng được cải thiện hơn trước. Giống
cây bản địa một số loài cây cũng được thu hái từ các rừng giống đã được chọn lọc, cây con được
tạo trong bầu với kích thước lớn hơn, một số lồi cây như Trám trắng, Hồi,… được tạo bằng
phương pháp ghép.
- Phương thức trồng cũng không áp dụng một cách máy móc mà tuỳ vào tình hình cụ thể
của điều kiện lập địa, có thể tạo rạch để trồng rừng mà khơng nhất thiết phải xử lý thực bì tồn
diện và như vậy sẽ lợi dụng được thảm thực bì tự nhiên,...
3.2

17



2.1.1.3. Khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng phịng hộ có trồng bổ sung
Vấn đề khoanh ni phục hồi rừng ở nước ta đã đựơc đặt ra từ lâu, vào khoảng những
năm 1950 sau khi miền Bắc được giải phóng, nó được đề cập đến với thuật ngữ “khoanh núi
ni rừng”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong một thời gian rất dài sau đó người ta chỉ chú ý
đến khai thác rừng tự nhiên là chính. Do đó mà “khoanh núi nuôi rừng” mới chỉ là khẩu hiệu và
chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này.
Mãi đến những năm 1990, cái được gọi là “khoanh núi ni rừng” mới được định hình
và phát triển theo cụm thuật ngữ “phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”. Điều này
được thể hiện trong quy phạm ngành: Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98) ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ/
BNN/KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ban hành.
Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN
21-98) đã có những quy định cụ thể, đáng chú ý là:
 Khái niệm, phạm vi: Là một giải pháp lợi dụng triệt để khả năng tái sinh, diễn thế tự
nhiên để phục hồi rừng thông qua bảo vệ, biện pháp kỹ thuật lâm sinh và trồng bổ sung,
được áp dụng cho cả 3 loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và sản xuất (điều 2, 3).
 Đối tượng tác động: Là đất lâm nghiệp đã mất rừng mà quá trình tái sinh và diễn thế tự
nhiên cho phép phục hồi lại rừng, đáp ứng được những yêu cầu kinh tế - xã hội và môi
trường trong thời hạn xác định.
Quy phạm QPN 21-98 đã có một số điểm mới như đã khẳng định đây là một giải pháp
nằm trong hệ thống các giải pháp lâm sinh như khai thác tái sinh, nuôi dưỡng rừng,... Mặt khác,
cũng đã bắt đầu có những quy định rõ ràng hơn về đối tượng, giới hạn và các biện pháp tác động;
điểm mới là đã đi sâu hơn, định lượng hoá nhiều tiêu chuẩn để xác định đối tượng, biện pháp,
thời gian và kết quả phải đạt được khi khoanh nuôi phục hồi rừng, giúp cho việc quản lý chỉ đạo
và thực hiện tốt hơn.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn, kinh phí cho xây dựng, bảo vệ và
phát triển rừng nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn cịn eo hẹp thì biện pháp này vẫn tỏ ra rất có
hiệu quả, đặc biệt là ở những nơi xa xơi, hẻo lánh khó trồng rừng. Trong nhiều năm tới, đây vẫn

sẽ là một trong những biện pháp chủ yếu trong việc khơi phục rừng phịng hộ đầu nguồn ở nước
ta.
- Ưu điểm: Có thể nói đối tượng áp dụng của các biện pháp kỹ thuật này chủ yếu là cho
rừng phòng hộ đầu nguồn. Rừng phòng hộ đầu nguồn nước ta chủ yếu nằm ở những nơi xa xôi,
hẻo lánh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cịn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện để trồng rừng.
Mặt khác, trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn thì việc đầu tư một khoản tiền
lớn cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn là một việc khó thực hiện.
Trong những năm qua, hàng ngàn ha rừng phịng hộ đầu nguồn đang được khơi phục từ
các biện pháp này.
Trong dự án quốc gia về trồng mới 5 triệu ha rừng, đến năm 2010 theo kế hoạch phải
khoanh nuôi phục hồi 1 triệu ha rừng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung,
trong đó chủ yếu là rừng phịng hộ.

18


- Hạn chế: Mặc dù biện pháp kỹ thuật trên có tác động rất lớn đến việc phục hồi rừng
phịng hộ đầu nguồn ở nước ta, tuy nhiên, liên quan đến vấn đề này vẫn còn một số bất cập sau
mà chúng ta cần phải xem xét:
+ Một số vấn đề liên quan đến chất lượng rừng khoanh nuôi như cần chọn đối tượng nào
để chóng thành rừng sớm phát huy tác dụng, lấy rừng nuôi rừng cho trước mắt và lâu dài, phân
chia đối tượng một cách rõ ràng, cụ thể đối tượng nào thì trồng lại, đối tượng nào thì khoanh
ni, biện pháp cụ thể như thế nào thì cịn nhiều bất cập cần phải làm rõ và cụ thể hơn.
Mặc dù trong quy phạm ngành QPN 21-98 về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung đã có quy định chi tiết cho từng đối tượng rừng cụ
thể. Tuy nhiên, trong thực tế khi áp dụng các hướng dẫn này thì cịn nhiều bất cập, mà cụ thể là
việc phân chia các đối tượng tác động chưa chính xác.
Thực tế ở nhiều nơi, nhiều chỗ, vì phân chia đối tượng tác động chưa chính xác nên có
nhiều diện tích đáng ra có thể khoanh ni phát triển thành rừng thì lại đem phá đi để trồng lại
gây tốn kém khơng cần thiết, mặt khác những diện tích đã suy thối đến mức khơng thể phục hồi

được nữa thì lại khoanh nuôi, mất thời gian mà không phục hồi được thành rừng trở lại. Vì vậy,
trong những năm tới, cần có những nghiên cứu cụ thể và chi tiết nhằm đưa ra nguyên tắc phân
chia một cách chính xác cho từng vùng cụ thể các đối tượng rừng phòng hộ đầu nguồn được
phép khoanh nuôi hay phải trồng mới lại rừng.
+ Vấn đề thứ hai là việc giải quyết lợi ích của những người dân sống trong rừng và tham
gia khoanh ni phục hồi rừng phịng hộ đầu nguồn. Người dân khơng thể chỉ sống bằng tiền
khốn khoanh ni bảo vệ rừng của Nhà nước trong khi nhà nước cũng không thể đầu tư tiền lâu
dài cho việc này, do đó cần có cơ chế hợp lý để người dân vẫn được hưởng lợi từ các sản phẩm
tạo ra từ rừng mà vẫn phục hồi tốt rừng phòng hộ đầu nguồn. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải biết
được người dân muốn gì, cần gì, cùng họ tìm cách tháo gỡ để họ làm và cho họ hưởng quyền lợi
miễn sao khơng trái với lợi ích chung để rừng phòng hộ đầu nguồn được phục hồi và phát triển
tốt.
2.1.2. Giới thiệu một sớ mơ hình rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ
sung rừng phòng hộ đầu nguồn
2.1.2.1. Mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn được xây dựng thành cơng trong Chương trình
327
* Vùng Tây Bắc:
i) Thông ba lá + Táo mèo: 1 hàng (3m x 2m) + 1 hàng (3m x 2m).
ii) Long não + Trẩu: Rạch 1 hàng (9m x 2 m) + băng 2 hàng (3m x 2m).
* Vùng Trung tâm Bắc Bộ:
i) Pơ mu + Tống quả sủ: Rạch 1 hàng (8m x 4m) + băng 3 hàng (2mx2m)
ii) Sa mộc + Mận: Băng 3 hàng (2m x 2m) + rạch 1 hàng (8m x 4m)
* Vùng Đông Bắc bộ:
i) Sa mộc hoặc Thông mã vĩ + Trúc: Rạch 1 hàng (9m x 2m) + Băng 2 hàng (3m x 2m).
ii) Mơ hay Sa mộc thuần loài: Hàng cây (3m x 2m) + tầng chồi sau 8-10 năm tỉa thưa.
* Vùng Bắc Trung bộ:
i) Thông nhựa + Keo: hàng (10m x 2m) + băng 3 hàng (2m x 2m).
ii) Lim hay Lát hoa + Luồng: hàng (5m x 4m) + hàng (5m x 4m).
* Vùng Nam Trung bộ:
i) Muồng đen + Keo: Rạch 1 hàng (9m x 3m) + băng 2 hàng (3m x 2m).

19


ii) Giổi + Quế: Rạch 1 hàng (8m x 4m) + băng 3 hàng (2m x 2m).
* Vùng Tây Nguyên:
i) Vên vên + Bời lời: Rạch 1 hàng (8m x 4m) + băng 3 hàng (2m x 2m).
ii) Thông ba lá + Keo: Rạch 1 hàng (9m x 2m) + băng 2 hàng (3m x 2m).
* Vùng Đông Nam bộ:
i) Dầu rái + Keo: Rạch 1 hàng (9m x 2m) + băng 2 hàng (3m x 2m).
ii) Gõ đỏ + Điều: Rạch 1 hàng (8m x 4m) + băng 3 hàng (2m x 2m).
2.1.2.2.Các mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn xây dựng thành công trong Dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005 đã xây dựng được khá nhiều mơ
hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn. Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo của các tỉnh có trồng
rừng phịng hộ đầu nguồn cho thấy các mơ hình khá đa dạng, tổng số có tới 96 mơ hình rừng
trồng phòng hộ đầu nguồn với mật độ trồng rừng rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài cây và kỹ
thuật áp dụng trong mỗi mơ hình. Thơng tin chi tiết về các mơ hình được tập hợp ở bảng sau:

20


TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Bảng 2.5. Một số mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn có triển vọng ở
một số địa phương
Mật độ (cây/ha)
Cây Cây phù
Lồi cây, phương thức
Tỉnh

chính
trợ
Dẻ
1600
Cao Bằng, Thanh Hóa
Dẻ + Mỡ + Keo
600
1000
Hà Giang
Dó trầm + Keo
500
1000
Hà Tĩnh, Quảng Bình, TPHCM
Giổi + Keo tai tượng
600
1000
Điện Biên
Giổi + Mỡ + Keo
600
1000
Hà Giang
Hồi
500
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn
Keo tai tượng thuần loài
2000
Thái Nguyên
Lát hoa + Keo
800
800

Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa
Lát hoa + Luồng
750
Thanh Hóa
Lát hoa + Luồng + Keo
550
1000
Thanh Hóa
Lát hoa + Nhãn + Keo
600
1000
Thanh Hóa
Lát + Nhãn + Vải
600
150
Thanh Hóa
Lát hoa + Quế
600
1000
Cao Bằng
Lát hoa + Quế + Keo
600
1200
Thanh Hóa
Lát hoa + Trám + Keo
600
1000
Thanh Hóa
Lát hoa + Xà cừ + Keo
600

1000
Thanh Hóa
Lát Mêxicơ+Lim xẹt+ Keo
625
625
Thái Ngun
Lim xanh + Keo
600
000
Thanh Hóa, Quảng Ngãi
Lim xanh + Lát hoa + Keo
700
900
Thanh Hóa
Lim xanh + Luồng
750
Thanh Hóa
Lim xanh + Lim xẹt + Keo lá
625
1000
Bắc Giang
tràm / Keo lai
Lim xanh + Quế
600
1000
Thanh Hóa
Lim xẹt + Keo
600
1000
Thanh Hóa

Lim xẹt + Vạng trứng + Keo 625
625
Thái Nguyên
Luồng + Keo
250
1000
Thanh Hóa
Luồng + Mỡ + Keo
400
600
Hà Giang
Luồng + Trám + Keo
550
1000
Thanh Hóa
Luồng + Trám + Quế
550
1000
Thanh Hóa
Mỡ + Keo
600
1000
Điện Biên, Thanh Hóa
Mỡ + Trẩu
600
1000
Điện Biên
Mỡ + Trám + Keo
640
960

Lạng Sơn

Căn cứ vào các lồi cây trồng rừng phịng hộ đầu nguồn có thể chia các mơ hình rừng
phịng hộ đầu nguồn thành 4 nhóm chính sau đây:
- Nhóm 1: Cây bản địa trồng hỗn giao với nhau và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ.
Đây là nhóm các mơ hình rừng trồng rừng phịng hộ đầu nguồn phổ biến nhất, được đúc rút từ
Chương trình 327 và áp dụng cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Một số mơ hình mới được
nghiên cứu thử nghiệm có kết quả trong thời gian gần đây cũng được đưa vào Dự án trồng mới 5
triệu ha rừng như các mơ hình rừng trồng Thơng Caribe, Tre lấy măng,...
- Nhóm 2: Các lồi Thơng trồng thuần lồi và Thơng trồng hỗn giao với các lồi cây
khác. Các mơ hình này phổ biến ở các vùng trồng Thơng như Sơn La, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Thanh
Hố, Quảng Bình, Gia Lai,…
21


- Nhóm 3: Các lồi Keo trồng thuần lồi và Keo trồng hỗn giao với các loài cây khác.
Đây là những mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn mới xuất hiện trong những năm
gần đây và được xem như là một hướng mới ở những nơi có thể áp dụng những biện pháp khai
thác theo đám hoặc khai thác chọn với cường độ cao.
Đã nhiều năm nay chúng ta có quan điểm đã là rừng phịng hộ thì khơng có tác động,
khơng khai thác lợi dụng, cũng chính vì vậy mà chúng ta chưa thu hút được người dân vào trồng
và phát triển rừng phịng hộ vì khơng có lợi ích.
Một thực tế là rừng trồng sản xuất cũng có vai trị phịng hộ, đối với các lồi cây mọc
nhanh thì khả năng che phủ đất cũng rất tốt. Theo đề xuất của các địa phương, đây chính là
những mơ hình trồng phịng hộ đầu nguồn đa mục đích nên nó đã trở thành những mơ hình có
triển vọng được lựa chọn phát triển.
- Nhóm 4: Các lồi Tre, Luồng trồng thuần loài. Trong những năm gần đây các mơ hình
này đa dạng và được phát triển rộng hơn ở nhiều tỉnh.
Ưu điểm của các mơ hình này là có thể duy trì lâu dài về mặt thời gian (khoảng 20-25
năm), hàng năm cho thu hoạch sản phẩm nên thu hút được sự quan tâm của người dân.

Ngoài ra, rừng tre luồng có khả năng chống xói mịn tốt do lá rụng nhiều và khó phân
huỷ, rễ cây nhiều chủ yếu phân bố ở bề mặt đất nên che phủ đất tốt.
2.2. Trồng rừng phịng hộ chắn gió
2.2.1. Gió hại và ảnh hưởng của gió hại
Bình thường gió có nhiều tác dụng tốt như làm cho khơng khí lưu thơng, đưa hơi nước từ
biển vào đất liền, điều hồ nhiệt độ khơng khí, gióp cho việc thụ phấn hoa và phát tán quả và hạt
của một số loài cây.
Nếu sức gió mạnh hoặc gió có tính chất khơ, nóng, lạnh thì sẽ gây hại cho người nói chung
và gây hại về mặt sinh lý lẫn cơ giới cho cây trồng nói riêng. Việt nam có các loại gió hại chính
sau:
Gió mùa Đơng bắc: Thổi từ Xibêri vào Miền Bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) mùa gió
thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió cấp 3, cấp 4, vào giữa mùa gió (tháng 12, tháng
1, tháng 2) gió mạnh đến cấp 6, 7.
Tính chất gió khơ lạnh, nhiệt độ giảm thấp gây giá lạnh có hại đến sinh trưởng phát triển
của thực vật. Vùng thung lũng, ngày trời quang mây có thể xuất hiện sương muối, làm ảnh
hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. tính chất khơ của gió làm ẩm độ khơng
khí giảm gây hạn hán. Địa hình vùng cát ven biển Miền Trong gió mùa đơng bắc là động lực cho
cát di động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của con người.
Gió Lào: là loại gió khơ nóng, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9, mạnh nhất là tháng 6 đến
tháng 7 , mỗi đợt kéo dài 2-3 ngày có khi một tuần đến nửa tháng, gây hạn vụ hè thu. Cây trồng
bị rám thân, cháy lá, giảm năng suất, cây con mới trồng bị chết hàng loạt.
Phạm vi hoạt động thuộc các tỉnh dọc biên giới Việt Lào và miền Trong Trong bộ: Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Bão: Hình thành từ những vùng áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, thời gian xuất hiện từ
tháng 5 đến tháng 11 có khi đến tháng 12, tần số cao nhất vào các tháng 7,8,9. Sức gió rất mạnh
có khi lên đến cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12. Bán kính hoạt động 200-300 km, kèm theo mưa
lớn. Bão làm đổ nhà cửa, phá hoại hoa màu, ngập lụt…ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản
xuất của con người.
22



Gió hại địa phương: Một số địa phương do địa hình đặc biệt nên đã hình thành các loại gió
hại có tính quy luật ở địa phương, cịn gọi là gió địa hình. Ví dụ ở vùng Than Un (Tây Bắc) do
nằm kẹp trong thung lũng hẹp của dãy Hoàng Liên Sơn nên đã hình thành những cơn gió mạnh
dữ dội gây bụi mù mịt, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của con người và làm giảm năng
suất cây trồng. Thời gian hoạt động của loại gió này ở vùng Than Uyên từ tháng 4 đến tháng 11.
Các loại gió hại bất thường: Do sự biến đổi bất thường của thời tiết đã tạo ra những cơn
giông, lốc, xốy…ở nơi này, nơi khác trong những thời điểm khơng xác định, do đó cũng gây
hậu quả nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của con người.
2.2.2. Nguyên lý chắn gió của đai rừng
Gió là sự chuyển động của dịng khí theo cả chiều ngang và chiều thẳng đứng, xốy theo
chiều thẳng đứng là ngun nhân gây nên tình trạng thay đổi độ ẩm của lớp khơng khí sát mặt
đất, có hại cho cây trồng. Kết cấu của gió là chỉ hai phương chuyển động của gió.
Gió khi gặp vật chắn kín, bắt buộc nó phải đi vịng quanh sườn hay vượt qua vật chắn, lúc
đó tốc độ và kết cấu của gió bị thay đổi, sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình
dạng, kích thước vật chắn và bản thân kết cấu của gió.
Mỗi đai rừng cũng là vật chắn, nhưng khác với vật chắn kín là khi gió thổi đến, gặp đai
rừng nó sẽ chia làm hai phần: phần chui qua đai và phần vượt lên trên tán đai rừng.
Phần chui qua đai rừng, do bị ma sát mà giảm động năng và xốy lớn xé thành xốy nhỏ,
vì thế đai rừng đã làm cho kết cấu của gió bị thay đổi và giảm tốc độ gió.
Phần vượt qua tán đai rừng, kết cấu ít thay đổi, nó chia thành 2 phần nhỏ: một phần tiếp
tục đi xa với độ cao như cũ; một phần hạ thấp độ cao và kết hợp cùng với phần gió chui qua đai
rừng hình thành nên lớp xốy....
2.2.3. Ảnh hưởng của đai rừng đến tớc độ gió và phạm vi chắn gió
2.2.3.1. Ảnh hưởng của kết cấu đai rừng đến tốc độ gió
* Khái niệm về kết cấu đai rừng: Là đặc trưng về hình dạng và cấu tạo bên trong của đai
rừng, mà từ đó nó quyết định đến đặc điểm và mức độ lọt gió của đai rừng.
Có 3 loại kết cấu:
- Kết cấu kín: là đai rừng có nhiều tầng tán gồm cây bụi, cây nhỡ và cây cao, thường đai
rừng có nhiều hàng cây, mặt cắt của đai rừng có rất ít lõ hổng lọt sang (độ hổng nhỏ hơn 5%),

gió nhẹ cấp 1-2 không thể lọt qua mà chủ yếu vượt qua tán rừng, hệ số lọt gió (k < 0,3).
- Kết cấu thưa: là đai rừng chỉ có một tầng, tầng tán lá kín (hệ số lọt gió <0,3), phía dưới
tán trống (hệ số lọt gió đến 0,7), hệ số lọt gió Trong bình từ 0,5 đến 0,7.
- Kết cấu hơi kín: là đai rừng thường có 2-3 tầng tán, nhưng tầng nào cũng thưa, các lỗ
hổng phân bố đều trên mặt cắt thẳng đứng của đai rừng, hệ số lọt gió từ 0,3 đến 0,5.
* Ảnh hưởng của kết cấu đai rừng đến tốc độ gió:
- Đai rừng kết cấu kín: tác dụng chắn gió theo kiểu bức màn kín nên dịng gió chủ yếu
vượt qua tán, tạo ra sự giảm áp sau đai, lớp đệm khơng khí được hình thành ở đó nên tốc độ gió
nhỏ nhất ngay sát sau đai bằng 5-15% tốc độ gió ban đầu. Do việc hình thành sau đai rừng
khoảng khơng khí lỗng nên dịng gió nhanh chóng phục hồi lại tốc độ gió ban đầu. Phạm vi ảnh
hưởng của đai rừng đến tốc độ gió trong khoảng 15-20 H và trong khoảng đó tốc độ gió Trong
bình giảm đi 30%.
23


- Đai rừng kết cấu thưa: tác dụng chắn gió theo kiểu khuếch tán khí động lực, tốc độ gió
nhỏ nhất sau đai rừng đo ở vị trí 5-8 H và tại vị trí đó tốc độ gió bằng 40-50% tốc độ gió ban
đầu.
- Đai rừng kết cấu hơi kín: tác dụng chắn gió theo kiểu màn rây. Tốc độ gió nhỏ nhất
quan sát tại vị trí 3-5 H phía sau đai, tại đó tốc độ gió bằng 20-25% tố độ gió ban đầu. Theo
G.I.Machiakin thì đai rừng hơi kín giảm tốc độ gió nhiều nhất. Trong phạm vi 30 H sau đai, tốc
độ gió Trong bình giảm đi 40% và phạm vi chắn gió đạt đến 60-100 H mới phục hồi hồn tồn
như cũ.
2.2.3.2. Ảnh hưởng của hình dạng mặt cắt thẳng đứng ngang qua đai rừng đến tốc độ gió
Hình cắt ngang cả đai rừng có 3 dạng chính:
- Dạng hình chữ nhật: các hàng cây có chiều cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau.
- Dạng hình tam giác cân: hàng cây cao nhất bố trí ở giữa đai.
- Dạng hình tam giác lệch: mái đón gió thoải hơn mái khuất gió.
Các nghiên cứu đều cho thấy hình dạng mặt cắt ngang của đai rừng có ảnh hưởng đến sự
thay đổi của tốc độ gió sau đai. Nhưng mức độ ảnh hưởng còn phụ thuốc vào kết cấu đai rừng.

Đối với đai rừng kín thì hình cắt ngang có dạng tam giác lệch là có tác dụng giảm tốc độ
và phạm vi chắn gió lớn nhất.
Đối với đai rừng hơi kín: thì hình dạng mặt cắt ngang của đai rừng có dạng hình chữ
nhật có tác dụng lớn hơn các hình cắt ngang khác.
Đối với đai rừng thưa thì hình dạng mặt cắt ngang có dạng tam giác cân là tốt nhất.
2.2.3.3. Ảnh hưởng của chiều cao đai rừng đến tốc độ gió
Nói chung khi chiều cao của đai rừng tăng, thì phạm vi chắn gió của đai rừng cũng tăng
lên. Nhưng sự phụ thuộc này rất phức tạp, nó liên quan trước hết đến kết cấu của đai rừng.
Đối với đai rừng thưa thì phạm vi chắn gió tăng chậm hơn tỷ lệ tăng của chiều cao đai
rừng so với các loại kết cấu khác. Ngoài ra sự phụ thuộc này còn bị chi phối bởi gradian thẳng
đứng của gió, tầng kết nhiệt của lớp khơng khí sát đất.
2.2.3.4. Ảnh hưởng của bề rộng đai rừng đến tốc độ gió
Khi bề rộng của đai rừng càng lớn thì phạm vi chắn gió càng tăng lên, nhưng đến một bề
rộng nhất định
2.2.4. Ảnh hưởng của đai rừng đến các nhân tớ tiểu khí hậu sau đai
Ảnh hưởng của đai rừng đến nhiệt độ khơng khí sau đai
Ảnh hưởng của đai rừng đến ẩm độ khơng khí
Ảnh hưởng của đai rừng đến sự bốc hơi nước và thoát hơi nước của thực vật
2.2.5. Kỹ thuật trồng rừng chắn gió hại
2.2.5.1. Quy hoạch hệ thống đai rừng chắn gió
Quy hoạch hệ thống đai rừng chắn gió là việc bố trí vị trí các đai rừng chắn gió trong một
khơng gian địa lý nhất định.
Nguyên tắc khi quy hoạch hệ thống đai rừng chắn gió cho một địa phương phải phù hợp
với các quy hoạch sử dụng đất khác như kiến thiết đồng ruộng, giao thông thuỷ lợi, địa bàn cơ
giới,...
Trong thực tế, các đai rừng chắn gió thường được bố trí dọc theo hai bên bờ kênh mương,
hai bên đường giao thông, trên các đường phân lô, khoảnh.
24



Diện tích của đai rừng chắn gió phải nhỏ nhất nhưng hiệu quả chắn gió vẫn đảm bảo để
tiết kiệm đất.
Rừng chắn gió phải được xây dựng thành một hệ thống hồn chỉnh mới đem lại hiệu quả
phịng hộ cao.
Trong hệ thống đai rừng chắn gió thường có các đai rừng chính và các đai rừng phụ.
Đai chính là những đai rừng có nhiệm vụ cản hướng gió hại chính ở vùng đó, nó có vai
trị quyết định trong việc giảm nhẹ sức gió và cải thiện các yếu tố tiểu khí hậu, do đó mà quyết
định hiệu quả phịng hộ của hệ thống rừng phịng hộ chắn gió của khu vực.
Đai phụ có nhiệm vụ cản gió hại phụ và phối hợp với đai chính phát huy tác dụng phịng
hộ tốt hơn.
Ở những nơi có điều kiện thì nên bố trí các đai rừng chắn gió thành mạng lưới ơ. Trong
đó, các đai rừng chính phải vng góc với hướng gió hại chính và các đai rừng phụ vng góc
với đai chính.
2.2.5.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng đai rừng chắn gió
+ Xác định hướng của đai rừng chắn gió:
- Xác định hướng các loại gió hại và mức độ gây hại
- Xác định hướng của đai rừng chắn gió
+ Xác định kết cấu của đai rừng
+ Xác định bề rộng của đai rừng và khoảng cách giữa các đai
+ Xác định hình dạng của đai rừng chắn gió
+ Chọn lồi cây trồng cho trồng rừng chắn gió
+ Xác định mật độ trồng rừng và phối trí các điểm gieo trồng
2.3. Trồng rừng phòng hộ ven biển
2.3.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ trên đất cát ven biển
- Phải nhanh chóng tạo lập được các giải rừng phòng hộ phân bố hợp lý để chặn đứng
nạn cát bay và cố định các cồn cát di động.
- Các hoạt động lâm nghiệp, xây dựng rừng phòng hộ trên đất cát phải đi trước một bước
để tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
trên đất cát. Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, trên vùng đất cát là
mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ, yếu tố này quyết định sự tồn tại của yếu tố kia và ngược lại.

- Cải thiện được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường vùng đất cát, như nhiệt độ ở
lớp cát mặt lên quá cao trong mùa hè và sự thiếu hụt nước nghiêm trọng trong mùa khô.
- Nâng cao được năng suất các lồi cây trồng nơng nghiệp vật ni và năng suất nuôi
trồng thuỷ sản trên đất cát. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu thiết yếu về củi đun và gỗ gia dụng
cho nhân dân sống trên vùng đất cát.
- Sức sản xuất và độ phì của đất cát không ngừng được cải thiện và nâng cao, do chống
được nạn cát bay, hạn chế được q trình rửa trơi (bạc màu) ở lớp cát trên mặt và cung cấp được
một khối lượng lớn các chất hữu cơ cho đất cát.
2.3.2. Phương thức và kỹ thuật trồng rừng phòng hộ chắn cát ven biển
- Trồng các giải rừng phòng hộ xung yếu sát bờ biển, trên đất cát mới bồi ven biển
Đây là dạng đất cát mới bồi ven biển, mới hình thành, có độ phì tương đối khá nhất.
Chúng ta cần tranh thủ trồng ngay các giải rừng phòng hộ để kịp thời chặn cát bay, khởi đầu di
chuyển từ bờ biển vào đất liền. Cây Phi lao rất thích hợp trên dạng đất này. Mật độ trồng rừng
25


×