Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Xử lý một số tình huống và giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện điều lệ, các quy chế và chính sách của hội nông dân xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.07 KB, 13 trang )

Chuyên đề 25:
XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP NHỮNG
VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ, CÁC QUI
CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ
I. TÌNH HUỐNG VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA TỔ CHỨC HỘI
NÔNG DÂN XÃ
1. Quy hoạch
Tình huống:
Trước thềm Đại hội Hội Nông dân xã T, tiểu ban nhân sự của Đại hội tiến
hành rà soát lại những điều kiện cần của các đồng chí trong danh sách được giới
thiệu để bầu cử vào ban chấp hành Hội Nông dân xã khóa tới, trong danh sách đó
có đồng chí Q (nguyên là phó bí thư đoàn xã, trong diện quy hoạch vào chức danh
chủ tịch Hội Nông dân xã T), thì có ý kiến phản ảnh của hội viên nông dân là đồng
chí Q có con riêng với một phụ nữ ở xã khác, trong khi đồng chí Q đã có 1 vợ, 2
con (1 trai, 1 gái, có đăng ký kết hôn hợp pháp), tình huống này sẽ giải quyết như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
Cử cán bộ về địa phương nơi đồng chí Q đang cư trú, phối hợp cùng cấp ủy
sở tại tiến hành thẩm tra lại sự việc để có kết luận chính thức
Từ kết quả thẩm tra có thể xảy ra một trong hai trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất: Sự việc trên là có thật thì báo cáo nhanh với Ban
chấp hành Hội Nông dân cấp trên cho rút đồng chí Q khỏi danh sách bầu cử vào
Ban chấp hành Hội Nông dân khóa tới, sau Đại hội sẽ tổ chức kiểm điểm xử lý kỷ
luật đồng chí Q, đồng thời xin ý kiến Ban Thường vụ nhanh chóng tiến hành quy
trình lựa chọn nhân sự thay thế đồng chí Q trước khi Đại hội khai mạc.
- Trường hợp thứ hai: Nếu sự việc trên không có thật thì tiểu ban nhân sự
phải lập bản tường trình để Ban Kiểm tra tư cách đại biểu báo cáo trước Đại hội.
2. Kỷ luật
Tình huống :
Anh A là Phó Chủ tịch Hội Nông dân ở xã vi phạm kỷ luật. Trong cuộc họp xét
kỷ luật, anh A không có mặt. Anh, chị xử lý tình huống này như thế nào?


Gợi ý trả lời:
Theo quy định thì cuộc họp xét kỷ luật phải có mặt người vi phạm kỷ luật.
Người vi phạm kỷ luật được Ban Chấp hành triệu tập đến họp (giấy triệu tập họp
phải đưa trước 1, 2 ngày trở lên) nhưng vắng mặt thì:
- Trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng, Ban Chấp hành hoãn cuộc họp
(sẽ triệu tập lần 2).
- Trường hợp cố tình vắng mặt không có lý do chính đáng thì hoãn cuộc họp,
triệu tập lần 2, nếu triệu tập đến lần thứ 3 mà người vi phạm kỷ luật vẫn không có
mặt thì Ban Chấp hành vẫn tiến hành họp và xét kỷ luật. Người vi phạm kỷ luật
chây ỳ, cố tình không làm kiểm điểm thì Ban Chấp hành căn cứ báo cáo của Ban
Kiểm tra và báo cáo của Ban Thường vụ để xét kỷ luật.
3. Các tình huống khác
Tình huống:
Trong Đại hội Hội Nông dân Việt Nam ở xã T, khi bầu Ban Chấp hành thì số
người trúng cử không đủ số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội. Anh, chị sẽ
giải quyết như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Người trúng cử Ban Chấp hành phải đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số
đại biểu (hoặc tổng số hội viên) được triệu tập dự Đại hội.
Ví dụ:
Đại hội đại biểu xã A triệu tập 150 đại biểu nhưng chỉ có 130 đại biểu đến
dự. Những người được từ 76 phiếu bầu trở lên (trên 1/2 của 150 đại biểu được triệu
tập) mới đủ điều kiện trúng cử vào Ban Chấp hành. Những người có 75 phiếu bầu
trở xuống không đủ điều kiện trúng cử. Quy định như trên để bảo đảm người trúng
cử vào Ban Chấp hành thực sự là người được tín nhiệm của đa số hội viên và đại
biểu Đại hội.
Trường hợp số người có đủ điều kiện trúng cử (đạt số phiếu bầu quá một nửa
tổng số đại biểu được triệu tập) nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng
cử là những người có số phiếu cao hơn. Nếu số lượng người có đủ điều kiện trúng
cử ít hơn (chưa đủ) số lượng cần bầu (thí dụ số uỷ viên Ban Chấp hành cần bầu là

17 nhưng chỉ có 15 hoặc 16 người trúng cử) thì giải quyết bằng một trong hai cách
sau: (Chọn cách nào, do Đại hội quyết định.)
- Một là, chấp nhận kết quả bầu cử đó. Số uỷ viên Ban Chấp hành khoá mới
chỉ có 15 hoặc 16 người.
- Hai là, tiến hành bầu cử lần thứ hai để Đại hội bầu 1 hoặc 2 người nữa
trong số những người không trúng cử.
Trường hợp số người đạt số phiếu bầu qúa một nửa nhiều hơn số lượng
cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn. Nếu cuối
danh sách trúng cử có một số người ngang phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần
bầu thì Đoàn chủ tịch Đại hội lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó
để Đại hội bỏ phiếu, chọn người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một
nửa so với tổng số đại biểu được triệu tập. Trường hợp bỏ phiếu lại mà số phiếu
vẫn ngang nhau, có bỏ phiếu lại lần nữa hay không do Đại hội quyết định.
II. GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN
ĐIỀU LỆ, CÁC QUI CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH HỘI VIÊN XÃ
1. Thủ tục tổ chức đại hội các cấp Hội Nông dân xã
Câu hỏi:
Công tác chuẩn bị cho Đại hội bao gồm những nội dung nào?
Gợi ý trả lời:
Nội dung Đại hội cần chuẩn bị gồm: dự thảo báo cáo đánh giá nhiệm kỳ vừa
qua, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; các vấn đề về nhân sự đại biểu, nhân
sự Ban Chấp hành khoá mới; lời khai mạc, nghị quyết đại hội; lời bế mạc. Trong
các văn bản trên, bản báo cáo của Ban Chấp hành là quan trọng nhất, phải được
chuẩn bị kỹ. Nội dung của báo cáo gồm hai phần chính:
Phần thứ nhất: Tình hình nông dân, nông nghiệp, nông thôn và công tác
Hội 5 năm qua: cần nêu những điểm lớn về tình hình nông dân, nông nghiệp,
nông thôn ở cơ sở; những việc đã làm được, kết quả, ưu điểm, những hạn chế,
khuyết điểm trong các mặt công tác của cơ sở. Nguyên nhân và bài học kinh
nghiệm.
Phần thứ hai: Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới. Căn cứ vào phương

hướng, nhiệm vụ chung của cơ sở, của Hội cấp trên, căn cứ vào tình hình cụ thể của
tổ chức cơ sở hội, nhu cầu, nguyện vọng của nông dân, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ
công tác và những biện pháp chính để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công tác đó.
Báo cáo cần viết ngắn, gọn, cụ thể, sát thực tế và phải được thảo luận kỹ
trong Ban Chấp hành, sau đó xin ý kiến Đảng uỷ, Ban Thường vụ huyện (thị) Hội.
Có thể tổ chức lấy ý kiến đóng góp của lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các đoàn
thể, các ngành có liên quan.
Câu hỏi:
Công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành khóa mới gồm công việc nào?
Gợi ý trả lời::
Nhân sự Ban Chấp hành khoá mới do Đại hội quyết định. Để Đại hội có cơ
sở thảo luận và quyết định, Ban Chấp hành đương nhiệm phải chuẩn bị, gồm các
việc sau:
- Dự kiến số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành khoá mới căn cứ vào số lượng chi
hội, số lượng hội viên và yêu cầu, nhiệm vụ. Số lượng uỷ viên Ban Chấp hành phải
là số lẻ (9, 11, 13…) để khi cần biểu quyết không gặp khó khăn.
Cơ cấu Ban Chấp hành chủ yếu gồm những người làm công tác ở cơ sở
Hội (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, uỷ viên Thường vụ), một số chi hội trưởng, tổ
trưởng và lãnh đạo một số ngành, đoàn thể có quan hệ trực tiếp đến công tác
Hội.
- Căn cứ vào yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, chuẩn bị danh sách những người có
đủ tiêu chuẩn để giới thiệu với Đại hội bầu Ban Chấp hành khoá mới.
- Lập danh sách trích ngang những người được dự kiến giới thiệu để bầu vào
Ban Chấp hành, theo các mục: số thứ tự (xếp thứ tự tên người theo vần A, B, C…)
họ và tên, năm sinh, nam (nữ), dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn, chức vụ Đảng, chính quyền, đoàn thể, chức vụ công tác Hội.
Chức danh dự kiến: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên Ban Thường vụ.
- Dự kiến cơ cấu, danh sách đoàn đại biểu dự Đại hội cấp huyện, căn cứ vào
số lượng đại biểu do Ban Chấp hành huyện (thị) Hội phân bổ.
- Báo cáo, xin ý kiến Đảng uỷ, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện (thị) về

dự kiến nhân sự trên.
Câu hỏi:
Cho biết cách trang trí một Đại hội?
Gợi ý trả lời:
Tuỳ theo điều kiện thực tế mà trang trí hội trường Đại hội tạo sự trang nghiêm.
- Bên ngoài hội trường:
Trước cổng, hoặc trước cửa hội trường là khẩu hiệu: “Nhiệt liệt chào mừng
Đại hội đại biểu lần thứ…, (nhiệm kỳ…), Hội Nông dân Việt Nam, xã… ” và Quốc
kỳ, cờ màu các loại.
- Trong hội trường (nhìn từ dưới lên):
+ Khẩu hiệu phía trên, chạy suốt chiều ngang của phông: “Đảng Cộng sản
Việt Nam quang vinh muôn năm”.
+ Cờ, ảnh:
Dưới cờ là tượng (hoặc ảnh) Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt trên bàn cao có phủ
vải màu.
Dưới tượng (hoặc ảnh) đặt lọ hoa hoặc lẵng hoa.
- Biểu trưng Hội Nông dân Việt Nam: treo phía bên phải, cao bằng ngôi sao
lá quốc kỳ.
- Tiêu đề đại hội: đặt dưới biểu trưng:
Ví dụ: Đại hội đại biểu lần thứ III
Hội Nông dân Việt Nam xã… A…
(Nhiệm kỳ 2005 – 2010)
Dưới chân phông có thể bố trí một hàng cây cảnh; trong hội trường có thể
trang trí thêm khẩu hiệu gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Câu hỏi:
Chương trình Đại hội được tiến hành theo những trình tự nào?
Gợi ý trả lời:
Chương trình Đại hội cấp sơ sở tiến hành theo trình tự như sau:
- Chào cờ (hát quốc ca), dành một phút tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ đã
hy sinh vì quê hương, Tổ quốc (không hát hoặc cử nhạc);

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu Đoàn chủ tịch.
Ban Chấp hành cơ sở đương nhiệm giới thiệu số lượng (từ 3 đến 5 người),
và danh sách, Đại hội biểu quyết về số lượng và nhân sự cụ thể. Nếu Đại hội không
có ý kiến khác về số lượng, không giới thiệu thêm ai thì biểu quyết một lần bằng
cách giơ tay. Nếu Đại hội có ý kiến khác với số lượng dự kiến và giới thiệu thêm
thì phải biểu quyết về số lượng và biểu quyết từng người một. Ở đại hội các chi hội,
bầu Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch đại hội.
- Bầu Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu.
+ Bầu Đoàn thư ký: tiến hành như bầu Đoàn chủ tịch. (Ở chi hội, chi hội
trưởng đề nghị người làm thư ký, chi hội biểu quyết bằng cách giơ tay).
+ Bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu (tiến hành như bầu Đoàn chủ tịch). Ở
Đại hội toàn thể hội viên không bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Ban Chấp hành
đương nhiệm báo cáo với Đại hội tình hình hội viên tham dự Đại hội.
- Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký lên làm việc (Đoàn chủ tịch bắt đầu điều hành
công việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo
đa số).
- Đoàn chủ tịch thông qua chương trình, nội quy Đại hội (biểu quyết).
- Đoàn chủ tịch khai mạc đại hội.
- Đoàn chủ tịch giới thiệu đồng chí thay mặt Ban Chấp hành đương nhiệm
(Chủ tịch, hoặc Phó Chủ tịch) trình bày dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành về kết
quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ
tới.
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo với Đại hội kết quả thẩm tra tư cách
đại biểu để Đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.
- Thảo luận dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành và văn kiện Đại hội của Hội
cấp trên (nếu có).
- Đại diện cấp uỷ Đảng, đại diện Ban Chấp hành Hội cấp trên phát biểu (tuỳ
theo điều kiện cụ thể mà bố trí trình tự cho phù hợp).
- Bầu Ban Chấp hành khoá mới; công bố kết quả bầu cử; Ban Chấp hành

khóa mới ra mắt Đại hội.
+ Đoàn chủ tịch Đại hội tuyên bố Ban Chấp hành đương nhiệm hết nhiệm vụ
và báo cáo với Đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ủy viên của Ban
Chấp hành khoá mới để Đại hội thảo luận.
+ Đoàn chủ tịch biểu quyết về số lượng uỷ viên Ban Chấp hành khoá mới
bằng hình thức giơ tay. Nếu có ý kiến đưa ra số lượng khác với số lượng do Đoàn
chủ tịch dự kiến thì cũng phải biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
+ Các đoàn hoặc tổ thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và
tiến hành ứng cử, đề cử ủy viên Ban Chấp hành khoá mới. Ở mỗi đoàn không nhất
thiết phải đề cử đủ số lượng bầu vào Ban Chấp hành; hiểu biết ai, tín nhiệm ai thì
đề cử người đó. Trước khi các đoàn (tổ) họp, nếu đa số đại biểu Đại hội yêu cầu
hoặc xét thấy cần thiết, Đoàn chủ tịch trình ra Đại hội danh sách những người được
Ban Chấp hành đương nhiệm lựa chọn để giới thiệu với Đại hội trước khi Đại hội
biểu quyết thông qua danh sách bầu cử. Đoàn chủ tịch Đại hội cần hội ý với các
trưởng đoàn (tổ trưởng), nói rõ thêm yêu cầu, nhiệm vụ, ý định cơ cấu và bố trí các
uỷ viên Ban Chấp hành để trưởng đoàn hướng dẫn việc đề cử cho sát.
Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, đề cử; nếu số lượng
đề cử, ứng cử quá nhiều so với số lượng uỷ viên Ban Chấp hành cần bầu, gây khó
khăn cho việc bầu cử thì Đoàn chủ tịch họp các trưởng đoàn (tổ trưởng) để đề ra
hướng giải quyết: từng đoàn (tổ) họp riêng để rút bớt danh sách đề cử hoặc họp
toàn thể Đại hội để những người được đề cử và ứng cử rút khỏi danh sách bầu cử.
+ Xem xét việc cho rút khỏi danh sách là quyền của Đoàn chủ tịch. Đoàn
chủ tịch họp để quyết định cho ai được rút hoặc không được rút khỏi danh sách.
Đoàn chủ tịch công bố những người được Đoàn chủ tịch đồng ý cho rút tên.
Công bố danh sách ứng cử, đề cử còn lại chính thức để Đại hội biểu quyết thông
qua (“chốt” danh sách). Danh sách bầu cử có thể bằng, hoặc nhiều hơn số lượng uỷ
viên Ban Chấp hành cần bầu, nếu nhiều hơn chỉ nên từ 1 đến 3 người để việc bầu
cử được thuận lợi. Danh sách phải niêm yết trên bảng (có sơ yếu lý lịch trích
ngang) để đại biểu nghiên cứu khi bầu cử.
+ Đại hội bầu ban kiểm phiếu bằng cách: Đoàn chủ tịch giới thiệu số lượng,

danh sách ban kiểm phiếu gồm trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu chính
thức trong Đại hội không có tên trong danh sách bầu cử. Nếu Đại hội không giới thiệu
thêm ai thì biểu quyết thông qua. Nếu Đại hội giới thiệu thêm ngoài danh sách do
Đoàn chủ tịch giới thiệu thì phải biểu quyết từng người một.
+ Ban kiểm phiếu phổ biến nguyên tắc, thủ tục bầu cử, hướng dẫn cách viết
phiếu, bỏ phiếu; kiểm tra số lượng đại biểu; phát phiếu đến từng đại biểu.
Phiếu bầu cử in hoặc viết tay sẵn họ và tên những người trong danh sách
ứng cử, đề cử (theo vần A, B, C), có đóng dấu Ban Chấp hành Hội ở góc trái
phía trên. Người bầu cử không bầu cho ai thì gạch giữa cả chữ họ và tên của
người mà mình không bầu. Nếu không có điều kiện in phiếu thì dùng giấy trắng
cùng cỡ thống nhất có đóng dấu Ban Chấp hành Hội trên góc trái do ban kiểm
phiếu phát hành; người bầu tín nhiệm ai thì ghi họ và tên người đó vào phiếu
bầu.
Ban kiểm phiếu kiểm tra và niêm phong hòm phiếu. Đại hội tiến hành
bầu cử. Ban kiểm phiếu mở hòm phiếu, đếm số phiếu trước Đại hội, lập biên bản
bầu cử.
+ Trong thời gian kiểm phiếu, Đoàn chủ tịch điều hành Đại hội tiếp tục làm
việc theo chương trình.
+ Ban kiểm phiếu công bố kết quả bầu cử và thông qua biên bản bầu cử.
- Bầu đoàn đại biểu dự Đại hội của Hội cấp huyện;
Việc bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên cũng tiến hành theo trình tự như
trên, trừ việc biểu quyết về số lượng thì không phải làm, mà thực hiện theo quy
định phân bổ đại biểu của Hội cấp trên. Công bố kết quả bầu cử.
- Đoàn chủ tịch báo cáo tóm tắt kết quả thảo luận tại Đại hội.
- Thông qua nghị quyết Đại hội (thư ký đọc dự thảo nghị quyết, sau đó Đoàn
chủ tịch lấy ý kiến Đại hội).
- Đoàn chủ tịch tuyên bố bế mạc Đại hội (có chào cờ).
Căn cứ vào chương trình Đại hội, Đoàn chủ tịch phân công người điều khiển
phù hợp với khả năng, không nên để một người điều khiển tất cả mọi việc.
* Đại hội hợp lệ, không hợp lệ

Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu hoặc hội
viên (đối với Đại hội toàn thể hội viên) được triệu tập tham dự. Nếu số hội viên
hoặc số đại biểu đến dự dưới tỷ lệ đó thì Đại hội không hợp lệ, không tiến hành
được.
Thí dụ: xã A quyết định triệu tập Đại hội có 150 đại biểu. Khi tiến hành Đại
hội phải có ít nhất 100 đại biểu đến dự, Đại hội mới hợp lệ; nếu chỉ có 99 đại biểu
đến dự thì Đại hội không hợp lệ.
* Phiếu bầu cử hợp lệ, không hợp lệ
Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu những người có
tên trong danh sách bầu cử mà Đại hội đã biểu quyết thông qua; phiếu bầu đủ hoặc
ít hơn số lượng phải bầu. Trường hợp phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một
người, nếu người đó bị gạch tên thì phiếu bầu đó vẫn hợp lệ.
Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu
người ngoài danh sách bầu cử; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu
không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người (phiếu trắng); phiếu có ký
tên, đánh dấu hoặc viết thêm. Phiếu không hợp lệ thì không được công nhận.
Câu hỏi:
Cho biết những công việc cần giải quyết sau Đại hội?
Gợi ý trả lời:
- Tiến hành phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khoá mới do đồng chí
nguyên là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành khoá trước tái cử hoặc đồng
chí được huyện hội uỷ nhiệm (nếu Chủ tịch và Phó Chủ tịch khoá trước không
được tái cử) triệu tập và chủ trì việc bầu người làm chủ toạ hội nghị. Sau đó, người
chủ toạ điều khiển hội nghị để bầu Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch
trong số uỷ viên Ban Thường vụ.
- Hoàn chỉnh các văn bản, hồ sơ Đại hội, gồm:
+ Căn cứ vào ý kiến thảo luận trong Đại hội, bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo và
nghị quyết Đại hội thành văn bản chính thức của Đại hội.
+ Gửi các biên bản bầu cử Ban Chấp hành khoá mới, Ban Thường vụ, Chủ
tịch, Phó Chủ tịch và đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên lên Hội cấp trên trực tiếp

để ra quyết định công nhận.
+ Tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội cấp trên (nếu có).
+ Tổng hợp đánh giá kết quả Đại hội cấp mình gửi lên hội cấp trên.
- Tuyên truyền kết quả Đại hội đến hội viên, nông dân; phát động phong trào
thi đua.
- Thanh toán các khoản chi phí. Ban Chấp hành khoá cũ bàn giao cho Ban
Chấp hành khoá mới.
2. Các qui chế quản lý hội viên của Hội nông dân xã
Câu hỏi:
Anh, chị việc quản lý và lập danh sách hội viên được tiến hành như thế nào?
Gợi ý trả lời:
+ Tổ chức Hội phải lập danh sách hội viên để nắm được chính xác số lượng
và chất lượng hội viên.
+ Cán bộ chi hội, tổ hội và Ban Chấp hành cơ sở Hội lập và quản lý danh
sách hội viên. Việc lập danh sách hội viên phải theo mẫu thống nhất do Trung ương
Hội quy định.
+ Hằng tháng, các chi hội kiểm tra số lượng hội viên, bổ sung những hội
viên mới kết nạp, hoặc mới chuyển đến; đồng thời xoá tên những hội viên không
còn tham gia sinh hoạt (như già yếu, qua đời, chuyển đi nơi khác hoặc bị kỷ luật
xoá tên).
3. Chính sách cán bộ của Hội Nông dân xã
Câu hỏi:
Theo anh, chị việc luân chuyển cán bộ của Hội Nông dân được thực hiện như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
Lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để quy hoạch
đào tạo bằng hình thức đưa xuống tỉnh, thành, huyện, thị Hội tham gia vào Ban
Thường vụ trong thời gian nhất định để nâng cao trình độ về mọi mặt, tìm hiểu thực
tế, kinh nghiệm trong công tác, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo các Ban, đơn vị của
Trung ương Hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ V.
- Nghị quyết Số 05-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011. Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương Hội (khóa V) về tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020.
- Điều lệ Hội Nông Dân Việt Nam.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức
xây dựng nông thôn mới”.
- Báo cáo Chuyên đề xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao vai trò của nông
dân trong xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của Ban chỉ đạo chương trình thí
điểm xây dựng nông thôn mớí do đồng chí Lê Hoàng Minh, Phó Chủ tịch Ban chấp
hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì.
- Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác Hội Nông dân (chương trình 1
tháng).
- Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác Hội Nông dân (chương trình 3
tháng, tập 1 + tập 2).
- Giáo trình Chương trình Trung cấp Công tác xã hội, Chuyên ngành Công
tác Hội Nông dân.
- Sổ tay Cán bộ cơ sở Hội Nông dân.
- Sổ tay Công tác Kiểm tra và kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam.

×