Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

sử lý một số tình huống pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.59 KB, 25 trang )



LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
Có được xóa tên trong hộ khẩu sau ly hôn?
Tình Huống: Khi kết hôn, người vợ nhập hộ
khẩu về gia đình nhà chồng. Sau khi nhận
bản án ly hôn, người vợ chuyển về nhà cha
mẹ đẻ sống. Người chồng có đến công an xã
nơi gia đình mình đăng ký hộ khẩu yêu cầu
xóa tên người vợ trong hộ khẩu nhưng công
an xã từ chối giải quyết và trả lời là không thể
được, như vậy có đúng không?

Trả lời: Theo điểm đ, khoản 1 và khoản 2 điều 22;
khoản 1 điều 23 Luật cư trú, vợ chồng ly hôn
không thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường
trú. Do đó, người chồng không thể yêu cầu xóa
tên người vợ trong hộ khẩu gia đình được với lý
do đã ly hôn. Tuy nhiên, do vợ cũ của người
chồng đã thay đổi chỗ ở nên trong thời hạn 24
tháng, kể từ ngày chuyển về nhà cha mẹ đẻ,
người vợ cũ phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký
thường trú. Sau khi người vợ cũ đã đăng ký
thường trú ở nơi cư trú mới, cơ quan làm thủ tục
đăng ký thường trú có trách nhiệm thông báo cho
cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng
ký thường trú ở nơi cư trú cũ.

Tình huống : Người chồng làm đơn xin ly hôn nhưng
người vợ không muốn hai con mình bị tổn thương
nên không ký vào đơn. Sau mấy lần hòa giải không


thành và đã bác đơn của người chồng 1 năm, tòa án
cấp sơ thẩm đành phải xử cho ly hôn. Tài sản chung
tòa chia đôi, mỗi người được sở hữu một căn nhà trị
giá 1 tỷ đồng. Vì thương con, người vợ vẫn kháng
cáo. Trong khi chờ cấp phúc thẩm xét xử thì đột
nhiên người chồng bị đột quỵ và qua đời. Người
chồng không còn bố mẹ, chỉ còn ông nội và một em
trai. Xin hỏi, người vợ và hai con có được thừa
hưởng di sản của người chồng không? Vợ cũ của
người chồng có 1 đứa con riêng nhưng đã cho đi làm
con nuôi người nước ngoài. Vậy cháu có được thừa
kế tài sản của bố dượng không? Bố mẹ của người
chồng không còn, nhưng bố mẹ người vợ vẫn còn,
liệu ông bà có được chia thừa kế di sản của con rể?

Trả lời:
Tuy đang trong quá trình ly hôn nhưng quan hệ
hôn nhân của hai vợ chồng vẫn tồn tại, vì bản án
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Toàn bộ di
sản của người chồng sẽ chia cho các thừa kế ở
hàng thứ nhất, gồm vợ và con đẻ. Ông nội và
em trai của người chồng là những người ở hàng
thừa kế thứ 2. Trong trường hợp này, các thừa
kế ở hàng thứ 2 không được chia di sản vì hàng
thứ nhất đã có các thừa kế. Đứa con riêng của
người vợ cũ của người chồng cũng không được
hưởng thừa kế của bố dượng vì cháu không
được bố dượng nuôi dưỡng. Bố mẹ người vợ
không có quan hệ huyết thống với người chồng
nên không được thừa kế di sản của người

chồng. Như vậy, người vợ và hai con được
hưởng toàn bộ di sản của người chồng.

Tình huống:
Người vợ làm đơn xin ly hôn trong khi
đang mang thai. 5 tháng sau khi tòa
án giải quyết cho ly hôn, người vợ
sinh con nhưng người chồng không
thừa nhận đứa trẻ là con mình. Vậy,
cháu bé sinh ra có được coi là con
chung của vợ chồng không?

Trả lời:
Việc xác định con chung của vợ chồng được quy định tại Điều
21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính
phủ. Theo đó, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do
người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con
chung của vợ chồng. Ngoài ra, con được sinh ra trong vòng
300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản
án, quyết định của toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực
pháp luật cũng được xác định là con chung của hai người.
Theo quy định nói trên, nếu thời điểm cháu bé sinh ra chỉ sau 5
tháng (150 ngày) kể từ ngày bản án, quyết định của toà án xử
cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là
con chung của hai người.
Trong trường hợp người chồng không nhận đứa trẻ là con
chung của hai người thì phải có chứng cứ và phải được toà án
xác định. Người chồng có thể tự mình (hoặc đề nghị tòa án)
cho tiến hành giám định AND của đứa trẻ hoặc đưa ra các
chứng cứ khác để chứng minh đứa trẻ không phải là con mình.

Kết quả giám định AND (hoặc các chứng cứ khác) cùng yêu
cầu của người chồng sẽ được tòa án xem xét và quyết định.

Tình huống:
Khi hai vợ chồng ly hôn thỏa thuận giao hai con
chung cho người mẹ nuôi, còn người cha cấp
dưỡng nuôi con. Hiện các con đều đã trưởng
thành nên theo quy định, người cha không phải
cấp dưỡng nữa. Tuy nhiên, gần đây, một người
con bị tai nạn giao thông dẫn đến tàn phế suốt đời
và không có khả năng lao động. Vậy người mẹ do
khó khăn có thể yêu cầu người cha phải tiếp tục
cấp dưỡng nuôi con tàn tật được không?

Trả lời:
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về nghĩa vụ
cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn như sau: "Khi
ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành
niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Mức cấp
dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì yêu cầu tòa án giải quyết".Theo đó, trong trường
hợp bình thường, nếu con đã thành niên 18 tuổi và có khả
năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi bản thân thì xem
như cha, mẹ sẽ không phải cấp dưỡng nữa; trường hợp con
bị tàn tật không có khả năng lao động và cũng không có tài
sản hoặc thu nhập để tự nuôi mình thì dù đã thành niên, cha,
mẹ vẫn phải cấp dưỡng. Thời hạn cấp dưỡng đến khi nào
người con có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi

mình.Như vậy, trường hợp trên người mẹ hoàn toàn có
quyền yêu cầu người cha phải cấp dưỡng nuôi con, nếu
không thỏa thuận được chị yêu cầu tòa án giải quyết. Chắc
chắn yêu cầu của người mẹ sẽ được tòa án chấp nhận.


Tình huống:
Năm 2004, tôi chung sống với một người, tuy
không đăng ký kết hôn nhưng được cha mẹ, họ
hàng hai bên công nhận là vợ chồng. Cùng năm
đó, tôi sinh được 1 đứa con. Sau khi sinh con tôi
có đến UBND phường để làm khai sinh cho con
thì nơi đây chỉ ghi họ tên mẹ và bỏ trống phần
khai về cha. Đến năm 2006, chồng tôi đột ngột
qua đời. Hiện nay gia đình chồng tôi đang tiến
hành phân chia thừa kế mà không cho con tôi và
tôi được hưởng gì cả. Tôi muốn biết theo quy
định của pháp luật con tôi có được chia thừa kế
không ? Nếu được thì phải làm các thủ tục nào?

×