Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu, đánh giá điều kiện thủy văn (hệ thống sông ngòi, các lưu vực sông), chế độ thủy văn đới bờ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.27 MB, 56 trang )

VIỆN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIẺN BÈN VỮNG
CHƯƠNG TRÌNH KC.09.27/06-10
Đề tài “ Nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và phân vùng quản
lý tổng hợp vùng ven bờ biển Việt nam và ”
B Á O CÁ O TÓ M T Ấ T Đ Ê TÀ I N H Á NH
N G H I Ê N C Ứ U , Đ Á N H G IÁ Đ IỀ U K IỆ N T H Ủ Y V Ă N
(H Ệ T H Ố N G S Ô N G N G Ò I, C Á C L ư ủ v ự c S Ô N G ),
C H É Đ ộ T H Ủ Y V Ă N Đ Ớ I B Ờ V I Ệ T N A M
Chủ nhiệm Đề tài nhánh: Trần Hồng Thái
■i
H à Nội, năm 2010
5 Jvftjc LỤC
MỜ ĐẦU 1
1. ĐÁC ĐIÊM MẠNG LƯỚI SÔNG SUỐI DẢI VEN BIÊN VIỆT NAM
2
1.1. Những sông ngắn Quảng Ninh
6
1.2. Lưu vực sông Hồng - Thái Bình 7
1.3. Lưu vực sông M ã 7
1.4. Lưu vực sông C à 8
1.5. Lưu vực sông Gianh - Kiến Giang 8
1.6. Lưu vực sông Hương 8
1.7. Lưu vực sông Thu Bồn
9
1.8. Lưu vực sông Ba 9
2. TÀI NGUYÊN NƯỚC DẢI VEN BIÊN VIỆT NA M 10
2.1. Phân bố tài nguyên nước dải ven biển Việt Nam theo không gian

10
2.1.1. Nguồn nước mưa (P ) 11
2.1.2. Lượng dòng chảy năm (R)


12
2.1.3. Lượng bốc hợi thực tể lưu vực (E ) 12
2.1.4. Lượng dòng chảy ngầm năm (U ) 12
2.1.5. Lượng trữ ẩm lãnh thổ (W ) 13
2.1.6. Tiềm năng nước các lưu vực sông lớn 13
2.2. Phân phối dòng chảy sông suối lãnh thồ Việt Nam theo thời gian

13
2.2.1. Sự biến đông dòng chảy qua các năm 13
2.2.2. Phân bổ dòng chảy trong năm
15
2.3. Tiềm năng nguồn nước mặt theo đơn vị hành chính

15
3. MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC SÔNG SUỐI
17
3.1. Dòng chảy cát bùn trên sông suối lãnh thổ Việt N am
17
3.1.1. Biến đổi độ đục trong nhiều năm 18
3.1.2. Biển đổi độ đục theo mùa trong năm 18
3.2. Chất lượng nước mặt dải ven biển Việt nam 21
3.2.1. Xâm nhập mặn

.

.
21
3.2.2. Các đặc tỉnh lý hoá cùa nước sông suối lãnh thố Việt Nam (phần thượng lưu
không ảnh hưởng bởi độ mặn và là nguồn cấp nước vào mạng lưới sông suối dải ven
biển)



.7.

.

.

.

23
3.2.3. Đánh giả chất lượng nước sông suối Việt Nam phục vụ các mục đích sử dụng 29
3.3. Tải lượng các ion hoà tan đổ ra biển
32
3.3.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt dải ven biến 32
3.3.2. Tải lượng các chất theo sông đỏ ra biển 35
4.1. Các ngành lợi dụng nước
37
4.1.1. Khai thác năng lượng (thủy điện) 37
4. ì. 2. Nuôi trồng thủy sản 38
4.1.3. Giao thông vận tả i thủy nội đ ịa 38
4.2. Các ngành sử dụng nguồn nước 38
4.2.1. Nông nghiệp 38
4.2.2. Cấp nước công nghiệp
39
5. PHÂN VÙNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT DẢI VEN BIÊN VIỆT NAM

40
5 2. Nguyên tắc phân vùng 41
(1) Nguyên tắc khách quan 41

(2) Nguyên tắc đồng nhất tương đ ổ i 41
(3) Nguyên tắc phát sinh 42
(4) Nguyên tẳc cùng chung lãnh th ồ
42
(5) Nguyên tắc so sánh được cùa các kết quả phân vùng.
42
ii
519
5.3. Phân vùng tài nguyên nước mặt
KÉT LUẬN

.

.

.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐÀU
Việt Nam là một quốc gia biến với chiều dài đường bờ biển 3.260km và có diện
tích thềm lục địa lên tới trên 10.000.000km2 gấp 3 lần diện tích phần đất liền Việt
Nam. Dải ven biển Việt Nam (phần lục địa) có diện tích 53.885km2 kéo dài trên
3260km đường bờ biển là nơi phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế xã hội của nước ta
cũng là nơi chịu tác động của các hoạt động từ lục địa và từ biển, vì vậy đưa ra chiến
lược quản lý tổng hợp vùng bờ nhằm phát triển bền vững là một vấn đề vô cùng cấp
bách cả về thực tiễn cũng như ý nghĩa khoa học.
Nước là tài nguyên quý giá, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không
có nước không có sự sống và phát triển. Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên
nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững. Sự không bền
vững đó ngày một tăng trầm trọng do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, do sự

phát triển và sử dụng thiếu hợp lý kể cả khâu quản lý dẫn đến tài nguyên nước Việt
Nam có xu thế ngày càng suy thoái, cạn kiệt, nghèo nước. Dải ven biển Việt Nam là
nơi tập trung phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, là nơi tập trung đô thị, dân cư
đông đúc đòi hỏi cao tài nguyên nước cả về trữ lượng lẫn chất lượng nước mặt. Trong
thời gian vừa qua, việc khai thác nguồn nước ở đây chưa có một quy hoạch hoàn
chinh, chưa chú trọng đến việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước đã dẫn đến tài
nguyên nước ở đây có biểu hiện suy thỏai cả về trữ lượng lẫn chất lượng nguồn nước.
Để ngăn chặn và phục hồi có hiệu quả nguồn tài nguyên nước, cần có những giải pháp
phát triển và sử dụng hợp lý (hay phát triển bền vững) cần được quan tâm thực hiện
tích cực, thống nhất, đồng bộ kịp thời. Cho đến nay, trong công cuộc phát triển kinh tế
xã hội của nước ta, phát triển kinh tế biển được đặt lên hàng đầu vì vậy việc đánh giá
tài nguyên nước dải ven biển nhằm phục vụ phân vùng tổng hợp đới bờ là rất cần thiết
có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
5 2 0
1
1. ĐẬC ĐIẾM MẠNG LƯỚI SÔNG SUÓI DẢI VEN BIẺN VIỆT NAM
• • •
Vùng ven biển (phần đất liền) có đường bờ biển hình chữ s với tổng chiều dài
trên 3.260km và diện tích nghiên cứu là 53.885km2. Toạ độ vùng nghiên cứu được giới
hạn từ 8°22’đến 21010’ vĩ độ Bắc và 104°02’- 109°28’ kinh độ đông. Ven bờ biển là nơi
tập trung dân cư đông đúc, có rất nhiều thành phố lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị của
các tỉnh, huyện với số dân tập trung rất đông (tính đến năm 2005, tổng dân số các huyện ven
biển là 18.475.630 người tương ứng mật độ dân số là 343người/km2). Đây cũng là nơi tập
trung mạng lưới sông suối dày đặc và là nơi nhận nước của cả lưu vực sông ra biển. So
với toàn bộ Biển Đông, dải ven bờ Việt Nam có nhiều hệ thống sông đổ trực tiếp vào
biển nhất, tính trung bình cứ 20km có 1 cửa sông ra biển, trong đó có 2 sông lớn nhất
khu vực Đông Nam Á là sông Mê Kông và sông Hồng.
Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với 3/4 diện tích là đồi núi thấp kề cận
với biển Đông nên dòng chảy sông ngòi ờ Việt Nam hình thành rất thuận lợi tạo nên
một mạng lưới sông suối phát triển dày đặc. Toàn lãnh thổ có 2360 sông suối có chiều

dài lớn hơn 10km (đây là những con sông có khả năng khai thác) tập hợp ưong 26 hệ
thống sông chính có diện tích lưu vực lớn hơn 1000km2, trong đó 9 hệ thống sông có
diện tích lớn hom 10.000km2. Địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, nên cả độ cao và độ
dốc bình quân lưu vực của sông ngòi nước ta khá cao. Độ cao bình quân lưu vực trung
bình đạt từ (500 - 700)m và độ dốc bình quân lưu vực đạt từ (20 - 25)%, cá biệt có một
số lưu vực có độ dốc bình quân lưu vực lên tới trên 40%. Sông ngòi nước ta mang đặc
điểm của sông ngòi miền núi nên phần lớn mặt cắt dọc sông khá lởn, nhất là ở phần
thượng lưu. Khoảng 10 đến 20km đầu độ dốc đạt tới hàng trăm mét trên km. Độ dốc
bình quân đáy sông trên lãnh thổ Việt Nam đạt 22m/km, ở miền Bắc đạt 28,8m/km,
miền Nam đạt 14,35m/km. Độ dốc bình quân đáy sông chính và các lưu vực lớn
thường dưới 1%. Độ dốc của mặt cắt dọc sông có sự tương phản giữa miền núi và
đồng bằng, đối lập với các sông suối ở miền núi thường có nhiều thác ghềnh, nước
chảy xiết do tác dụng củạ hoạt động tân kiến tạo nên có độ dốc đáy sông lớn trên 1 /oo
và các sông vùng hạ du ven biển đều có độ dốc nhỏ. Dòng chảy sông ngòi nước ta có 2
hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam (Hồng, Mã, Ba, Cửu Long ) và hướng vòng
cung ( Lô, Lục Nam, Thương ) do được giơí hạn bởi cánh cung Ngân Sơn, Yên Lạc,
Yên Sơn Ngoài ra còn có một sổ các sông suối nhỏ chảy theo hướng Tây hoặc Đông
ở sườn Đông và Tây Trường Sơn.
Mật độ sông suối trung bình trên toàn lãnh thổ là 0,6km/km2 và mật độ sông
suối cũng có sự phân hoá theo các điều kiện tự nhiên, ở những vùng có lượng mưa
nhiều, địa hình bị chia cắt mạnh nên mạng lưới sông suối phát triển mạnh và ngược lại.
Mật độ sông suối từ (2 - 4)km/km2 phân bố ở Đông Nam đồng bằng châu thổ sông
Hồng, sông Thái Bình và đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ sông suối (1,5 -
2)km/km2 phân bố ở những nơi có nền thổ nhưỡng ít thấm nước và là những tâm mưa
lớn như vùng Móng Cái, Đèo Ngang, Bắc đèo Hài Vân. Hạ lưu sông Đồng Nai cũng
5 2 1
2
có mật độ lưới sông là (1,5 - 2)km/km2 do phải tiêu một lượng nước lớn từ thượng
nguồn đưa về. Những vùng có lượng mưa tương đối lớn (1800 - 2000)mm như ỏ phía
đông cánh cung Đông Triều, vùng núi Hà Tiên thường có mật độ lưới sông (1 -

l,5)km/km2. Còn lại trên lãnh thổ dải ven biển nước ta phổ biến có mật độ sông suối từ
(0,5 - l)km/km2. Những vùng này thường có lượng mưa trung bình từ (1600 -
2000)mm như phần lớn lun vực sông Mã, sông Cả, duyên hải Trung Bộ. Dòng chảy ở
những vùng này có tổn thất thấm và bốc hơi khá lớn. Những vùng có lượng mưa thấp,
bốc hơi lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận có mật độ sông suối rất thấp từ (0,3 -
0,5)km/km2.
Đặc điểm địa hình của nước ta rất đa dạng và phức tạp, nhiều khúc sông già, trẻ
tồn tại xen kẽ có nhiều đoạn có sự chuyển hướng đột ngột dẫn đến hệ sổ uốn khúc của
của dòng chính khá lớn. Hệ sổ uốn khúc thường đạt từ (1,5 - 2,5) có sông đạt tới trên 4
như KrôngNang (Sông Ba) đạt 4,4.
Với địa hình bị chia cát mạnh mẽ, mạng lưới sông suối phát triển, Việt Nam có
nguồn tài nguyên nước tương đối phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, nuôi ứồng thủy sản và giao lưu hàng hoá. Tuy nhiên hình thái các lưu vực sông
Việt Nam khá thuận lợi cho việc hình thành dòng chảy sông ngòi nhưng lại có nhiều khỏ
khăn trong việc phòng chống thiên tai như lũ, lụt, ngập úng và hạn kiệt.
Dựa trên đặc điểm địa hình lưu vực, hình thái đường bờ biển đã hình hành các
kiểu mạng lưới sông suối khác nhau thuộc dải ven biển Việt Nam, bao gồm:
(1) Dải ven biển Quảng Ninh (diện tích 4.540km2): Vùng ven biển Quảng Ninh
thuộc cực Đông Bắc Bộ được giới hạn bời phía Bắc và Tây Bắc là cánh cung Đông
Triều với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ dốc sườn lớn. Nền thổ nhưỡng trong
vùng bao gồm Riolit ở vùng núi, sa điệp thạch ở vùng đồi thấp, cát kết xen cuội ở
đồng bằng. Địa hình có hướng cao về phía Đông Bắc (với độ cao từ 500-1000m) và
thấp dần về phía Tây Nam (với độ cao từ 200-500m). Đây chính là nguyên nhân chủ
yếu quyết định hướng chảy của sông ngòi trong vùng.
Được sự án ngữ của cung Đông Triều với lượng mưa năm khá lớn mạng lưới
sông ngòi trong vùng phát triển mạnh. Toàn vùng có 15 sông chính có chiều dài lớn
hom 10km đổ thẳng ra vịnh bắc bộ. Sông suối trong vùng mang những nét đặc trưng
cùa sông suối miền núi là nhỏ, hẹp, độ dốc lòng sông khá lớn. Chi có 2 lưu vực có diện
tích lưu vực lớn hom 500 km2 là Tiên Yên và Ba chẽ còn lại các lưu vực khác như: Hà
Cối, Đầm Hà, Diễn Vọng, Hà Thanh đều có diện tích nhỏ hom 300km2.

So với các lun vực thuộc lãnh thổ Việt Nam độ cao bình quân các lưu vực
thuộc dải ven biển tỉnh Quảng Ninh không lớn nhưng so với các khu vực thuộc dải ven
biển đồng bằng sông Hồng - Thái bình lại lớn hơn nhiều. Độ cao bình quân lưu vực
trong vùng dao động từ (100 - 400)m. Độ cao bình quân lưu vực không lớn nhưng do
vùng 1 khá hẹp nên độ dốc bình quân lưu vực không phải là nhỏ. Có những lưu vực
522
3
độ dốc bình quân đạt tới 34,4% như lưu vực sông Hà Thanh. Độ dốc lưu vực lớn là 1
trong những nguyên nhân chính dẫn tới hệ sổ tập trung nước của các lưu vực cao. Hệ sổ
tập trung nước của Tiên Yên là 1,54, của phố Cũ là 1,57. Dòng chảy tập trung nhanh
cộng với Lượng mưa nhiều là nguyên nhân gây nên những trận lũ lớn, khá ác liệt trên
dải ven biển Quảng Ninh. Chiụ sự chi phối mạnh của điều kiện khí hậu và địa hình nên
mạng lưới sông ngòi cũng có sự phân bố không đồng đều.
- Phía Đông Bắc: Từ Móng Cái đến Tiên Yên do bao trùm tâm mưa Móng Cái
nên mạng lưới sông suối ở đây phát triển mạnh hơn. Mật độ sông suối đạt từ
l,5km/km2 thuộc cấp 2. Sông Hà cối mật độ sông suối đạt l,54km/km2; Tai Kỳ
đạt l,78km/km2. Các sông suối trong vùng này đều có hướng chảy chung là Tây
Bắc - Đông Nam. Độ dốc bình quân lưu vực cũng như độ dốc lòng sông trong
vùng này cũng cao hơn khu vực phía Tây Nam do địa hình ở đây cao và hẹp
hơn.
- Phía Tây Nam: từ Tiên Yên đến Quảng Yên do lượng mưa nhỏ hơn mạng lưới
sông ngòi cũng kém phát triển hơn. Mật độ sông suối thuộc loại cấp 3 có mật
độ dao động từ 1 - l,5km/km2. Ngoài hai sông lớn là Tiên Yên và Ba Chẽ còn
lại các sông nhỏ. Hướng chảy chung của các sông là Bắc-Nam
Nhìn chung các sông suối thuộc dải ven biển tỉnh Quảng Ninh đều thuộc loại
nhỏ, sông ngắn, lòng sông hẹp, độ dốc đáy sông lớn là những đặc điểm tiêu biểu của
sông suối miền núi. Mặc dù đổ thẳng ra biển nhưng do có độ dốc lòng sông lớn, các
cửa sông nhỏ nên khả năng truyền mặn của các sông suối trong vùng 1 nhỏ hơn rất
nhiều so với các sông thuộc dải ven biển đồng bằng sông Hồng- sông Thái Bình.
(2) Vùng ven biển đồng bàng sông Hồng - sông Thái Bình: Tổng diện tích dải ven

biển đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình là 2277,7km2 thuộc 4 tỉnh: Hải Phòng,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. So với dải ven biển Quảng Ninh, thì diện tích ở đây
chưa bằng Vi nhưng do chảy trong vùng đồng bằng bằng phẳng nên địa hình chủ yếu là
cát bột và sét nên mạng lưới sông ngòi phát triển mạnh mẽ. Mật độ sông thuộc loại lớn
nhất lãnh thổ Việt Nam đạt từ 2- 4km/km2. Ngoài hạ lưu của 2 hệ thống sông lớn là
sông Hồng và sông Thái Bình, ở đây còn có một loạt các sông nội đồng như sông Hóa,
Diệm Hộ, Kinh Môn, Phong Lãm phân bố chằng chịt như bàn cờ. Các phân lưu
chính của hệ thống sông Hồng - Thái Bình là Kinh Thầy, Văn úc, Luộc, Trà Lý, Ninh
Cơ, Đáy. Phía hạ lưu sông Thái Bình mật độ sông suối dày hơn phía hạ lưu sông Hồng
so sự chìm xuống của hạ lưu sông Thái Bình. Địa hình phần hạ du sông Thái Bình
thấp, độ dốc lưu vực nhỏ nên có sự phân chia phức tạp, nhiều cửa sông và các cửa
sông cũng sâu và rộng hom phần hạ du sông Hồng, có cửa sông rộng tới 3km. Độ dốc
lòng sông ở khu vực này rất nhỏ, dao động từ 0,02 - 0,05°/(Xb dòng chảy quanh co uốn
khúc nên khó có khả năng tiêu thoát lũ. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để mặn xâm
nhập sâu vào trong sông đặc biệt là vào mùa cạn. Hệ số uốn khúc của dòng chính ở hạ
du trung bình đạt khoảng 1,4. Cá biệt có những sông như Trà Lý độ uốn khúc của
5 2 3
4
dòng chính xấp xỉ 2. Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình nên trong khu vực này
thường xảy ra hiện tượng cướp dòng. Ờ giữa các sông lớn như sông Hồng, sông Thái
Bình, Trà Lý, Đáy xuất hiện các bãi bồi.
(3) Dải ven biển Thanh Nghệ: Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An hẹp ngang, có
nhiều đồi độc lập nổi lên giữa lòng đồng bàng kém bàng phẳng và dốc ra biển với độ
nghiêng khá lớn. Sông suối trong khu vực có nhiều sông ngang và các kênh đào nối
liền tạo nên mạng lưới sông dày với mật độ sông suối trên lkm/km2. Địa hình bàng
phảng, chịu ảnh hường của sóng triều nên vùng này thường bị ngập úng mỗi khi xuất
hiện lũ trên sông.
(4) Dải ven biển Trung bộ (từ Quảng Bình đến Bình Thuận): Địa hình dài và hẹp,
phía Tây là dãy Trường Sơn cao từ 1000m đến 2000m chạy dài từ Bắc vào Nam, miền
Trung bị chia cắt bởi các dãy núi chạy ra biển, phía Đông là biển Đông. Nhiều nơi núi

và biển rất gần nhau tạo thành vùng núi giáp biển. Sự phân cắt địa hình theo chiều dọc
miền Trung tạo nên mạng lưới sông suối khá dày đặc với mật độ lưới sông trung bình
đạt 0,67km/km2, nhưng chủ yếu là các lưu vực nhỏ. Tính trung bình cứ 20km đường
bờ biển lại xuất hiện 1 cửa sông nhưng trong tổng số này chỉ có 2 lưu vực có diện tích
lớn hơn 10.000km2. Theo ranh giới phân chia của dải ven biển miền Trung (cụ thể là
địa giới hành chính của các huyện), ở đây bao gồm các dạng địa hình khác biệt: vùng
núi thấp với các loại đá vôi, bazan, granit , vùng gò đồi, vùng đồng bằng ven biển
chiếm (5 - 10)% diện tích và cồn cát ven biển có chiều cao lớn vượt hơn hẳn so với
vùng đồng bằng ở phía trong, luôn không ổn định.
Địa hình núi cao chạy sát biển nên đặc điểm nổi bật của các sông suối ở đây là
các sông ngắn và rất ngắn. Trong tổng số các sông có cửa riêng biệt có tới 39 sông
chiều dài cực ngắn (dưới 50km) chiếm tới 56,5% và 19 sông ngắn (chiều dài sông dưới
100km) chiếm 27,5%. Sông dài nhất thuộc trong vùng nghiên cứu là sông Ba
(388km). Hầu hết các sông có chiều dài trên 100km đều xuất phát từ độ cao 900m, các
sông dài trên 50km từ độ cao trên 500m. Các lưu vực sông lớn có diện tích lớn hơn
1.0)0km2 độ cao bình quân lưu vực dao động từ (400 - 600)m, còn đối với các lưu vực
nhó diện tích dưới l.OOOkm2 thì độ cao bình quân lưu vực cũng nằm trong khoảng
(100 - 400)m. Mặc dù độ cao bình quân lưu vực thường lớn, nhưng độ dốc bình quân
của các lưu vực này thường đạt giá trị không cao, dao động trong khoảng (15 - 25)%.
Có tới 30 lưu vực sông có độ dốc bình quân lưu vực lớn hơn 15%, chiếm 68,2% (tính
tới đường đồng mức 100m). Độ dốc lòng sông vùng thượng du khá lớn, đạt tới 25 -
35C/00 nhưng xuống hạ du lại rất thoải, thường dưới 15°/00- Hầu như các sông ở đây
không có phần trung lưu mà sau khi ra khỏi miền núi xuống dải đồng bằng hẹp và nằm
ngaig ven biển rồi đổ trực tiếp vào Biển Đông hoặc các đầm phá vũng vịnh thông qua
các cửa sông. Vì vậy thời gian tập trung nước nhanh, gây ra lũ bất ngờ trong mùa mưa
và lạn kiệt trong mùa kiệt là điểm đặc trưng của các sông miền Trung. Các sông nhỏ
đều chảy khá thẳng, có hệ số uốn khúc đạt dưới 1,5 nhưng đổi với các sông lớn do
5 2 4
5
chảy qua nhiều miền địa hình và các nếp uốn nên hệ số uốn khúc thường cao.

(5) Dải ven biển Nam Bộ (Từ Vũng Tầu đến Kiên Giang): Đồng bàng sông Cửu
Long (ĐBSCL) là một bộ phận nhỏ của lưu vực sông Mê công, một trong những con
sông lớn của thế giới với chiều dài 4000km, chảy qua địa phận 6 nước: Trung Quốc,
Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam. Tổng diện tích lun
vực là 795000 km2, trong đó phần thuộc Việt Nam chiếm 1/10. Vùng châu thổ nàm tại
miền Nam Việt Nam có diện tích 39000 km2. Được hình thành từ việc bồi tích vịnh
biển nông, dưới sự lắng đọng bồi đắp của phù sa sông, phù sa biển đã tạo cho dải ven
biển Nam Bộ có địa thế cao ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven biển, nhưng những
vùng xa sông chính, xa biển nàm sâu trong nội địa ít được bồi đắp thì thấp trũng. Nhìn
chung dải ven biển Nam Bộ có xu thế nghiêng thoải Đông Nam, địa hình khá bằng
phăng và hơi thấp, trừ một số núi còn sót lại ở phía Tây (Kiên Giang và An Giang) có
cao độ từ 200 - 700m, phần còn lại cỏ cao độ dưới 5m, chủ yếu là Các gò cao tự nhiên
dọc sông Tiền, sông Hậu cao độ 1 - 3m; Các giồng cát ven biển cao độ 1 - 3m và Các
đồng bằng ngập lụt sông và ngập triều ven biển cao độ 0 - l,5m. Đây là vùng đất ngập
nước (còn gọi là đất ướt - Wetlands) có chế độ ngập nước theo mùa.
Đặc trưng hình thái các sông suối chính trong dải ven biển Việt Nam được trình
bày trong bảng 1 và dưới đây chúng tôi trình bày đặc trưng hình thái của một số lưu
vực sông chính dải ven biển.
1.1. Những sông ngắn Quảng Ninh
1.1.1. Sông Tiên Yên:
Sông Tiên Yên là con sông lớn nhất vùng 1, có tổng chiều dài dòng chính là
82 km. tổng diện tích lưu vực là 1070 km2. Đây cũng là lưu vực có độ cao bình quân
lưu vực lớn nhất trong vùng. Độ cao bình quân lưu vực đạt 371 m, ở phía Đông Bắc là
52 lm. Lưu vực Tiên Yên có dạng nan quạt dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Độ dốc lưu vực đã quyết định hướng chảy của sông ngòi.
Mật độ sông suối trên toàn bộ lưu vực sông Tiên Yên là l,34km/km2 ứng với
tổng chiều dài toàn bộ sông suối là 1434km bao gồm 13 phụ lưu có chiều dài lớn hơn
10km. Diện tích bờ phải lưu vực lớn hom hẳn bờ trái do có sự đỏng góp của phụ lưu
Phố Cũ. Diện tích lưu vực Phố Cũ là 418km2 chiếm tới 40% tổng diện tích toàn lưu
vực. Mật độ lưới sông trong toàn lưu vực khá đồng đều, mật độ sông suối giữa hai bờ

chênh lệch nhau không nhiều (1,33 và l,44km/km2). Mặc dù không có những phụ lưu
lớn nhưng mật độ sông suối bờ trái vẫn lớn hom bờ phải.
1.1.2. Sông Ba Chẽ
Lưu vực sông Ba Chẽ có tổng diện tích 978km2, là lưu vực lớn thứ 2 ứong dải
ven biển tỉnh Quảng Ninh. Dòng chính sông Ba Chẽ dài 78,5km, bắt nguồn từ núi Khe
Ru ở độ cao 789m. Trong 49km đầu sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đến
Lang Xong sông đổi hướng thành Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Hệ số uốn
5 ^ 5
6
khúc của dòng chính đạt 1,78. Lưu vực sông Ba Chẽ nằm ở phía Tây Nam dãy núi Am
Váp với địa hình chủ yếu là đồi thấp.
Lưu vực sông Ba Chẽ có 11 phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km. Hầu hết các
phụ lưu này đều nhỏ, ngẳn, hẹp chỉ có 2 sông có diện tích lưu vực lớn hơn lOOkm2 là
Đông Quy và Làng Công.
1.1.3. Sông Diễn Vọng
Sông Diễn Vọng ở về phía Nam của dải ven biển tỉnh Quảng Ninh có tổng diện
tích lưu vực là 258 km2. Dòng chính sông dài 32km bẳt nguồn từ đỉnh Am Váp cao
1094m. Phần thượng du dòng chảy qua 1 thung lũng hẹp theo hường Bắc Nam. Do
chảy trong vùng núi có độ dốc bình quân lưu vực lớn (24,4%) nên độ dốc lòng sông
trong đoạn này khá cao, lòng sông hẹp, sông khá thẳng, phần trung và hạ du dòng
chảy chảy qua vùng đồng bằng xen đồi có độ dốc bình quân lưu vực giảm nhỏ, lòng
sông mở rộng hơn. Dòng chảy chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Sự đổi hướng
của dòng chính đã dẫn tới hệ ssố uốn khúc đạt 1,74. Lưu vực sông Diễn Vọng có hệ
số hình dạng là 0,43 thuộc vào loại nhỏ trên lãnh thổ nước ta, nên mức độ tập trung
nước của sông Diễn Vọng khá nhanh, mật độ sông suối trung bình trên toàn lưu vực là
l,15km/km2 ứng với tổng chiều dài toàn bộ sông suối là 297km. Toàn lưu vực có 2
phụ lưu có chiều dài lớn hom 10km, một ở bờ trái, một ỏ bờ phải. Mạng lưới sông suối
phân bố khá đồng đều về hai bên bờ.
1.2. Lưu vực sông Hồng - Thái Bình
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai của Việt Nam, bắt nguồn từ

dãy núi Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776m. Hướng chủ yếu của
sông chảy theo tây bắc - đông nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái, Di,
Cáp Nê, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì. Đến biên giới Việt - Trung, sông Hồng chạy
dọc theo biên giới khoảng 80km; đoạn thì sang lãnh thổ Việt Nam, đoạn thì sang lãnh
thổ Trung Quốc. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam tại xã A
Mú Sung, huyện Bát Sát, chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến
thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua phía đông thủ đô
Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt, ranh giới giữa hai tỉnh Thái Bình và
Nam Định.
1.3. Lưu vực sông Mã
Lưu vực sông Mã nằm ở cực bắc của vùng nghiên cứu với diện tích lưu vực là
24.800km2. Dòng chính sông Mã bắt nguồn từ vùng núi cao Phouei Long cao 2179m
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam khá thuần nhất do hướng nghiêng của địa hình,
qua lãnh thổ Lào và đổ ra Vịnh Bắc Bộ tại Cửa Hới. Lưu vực sông có dạng dài, hẹp
với chiều dài lưu vực đạt tới 412km, nhưng chiều rộng tiling bình lưu vực đạt 68,lkm
do các dãy núi chạy song song hạn chế sự phát triển các sông suối phụ lưu. Trong tổng
số 40 phụ lưu cấp I đổ vào sông Mã thuộc vùng nghiên cứu chỉ có hai phụ lưu có diện
5 2 6
7
tích lưu vực lớn hơn 1000km2 còn lại có tới 21 phụ lưu có diện tích nhỏ hơn lOOkm2.
Đặc điểm nổi bật của địa hình lưu vực sông Mã là địa hình cao nguyên, thể hiện rõ ờ
thượng và trung lưu, phần thượng lưu dòng sông Mã nằm giừa hai dãy núi cao trung
bình chảy, đoạn trung lưu sông Mã chảy qua vùng đá vôi và diệp thạch là chủ yếu. Độ
cao trung bình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam giảm từ 1000m xuống 700m, vùng
đồi nằm sát với đồng bằng chỉ còn cao (200 - 300)m và đổ ra biển với đồng bằng có độ
cao tới 25m. Các điều kiện mặt đệm không thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới
sông suối trong lưu vực (mật độ lưới sông trung bình 0,66km/km2)
1.4. Lưu vực sông Cả
Lưu vực sông Cả có diện tích (17.730km2) lớn nhất so với các lưu vực sông
nằm trong dải duyên hải Trung Bộ. Thung lũng sông Cả được coi là ranh giới phân

chia giữa hai kiểu địa hình: bờ trái sông Cả thuộc về vùng gò đồi thấp còn bờ phải sông
Cả thuộc về vùng núi cao Bác Trường Sơn vì vậy dòng chính sông Cả chảy khá thẳng
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tuy nhiên ở phần hạ du do ảnh hưởng của dãy núi
Hồng Lĩnh, sông Cả đổi hướng dòng chảy theo Tây Nam - Đông Bắc trong khoảng
20km tính từ cửa sông.
Ỉ.5. Lưu vực sông Gianh - Kiến Giang
Nằm ở phía Nam dãy đèo Ngang, lưu vực sông Gianh có diện tích 4680km2
nhưng có tới 3. Lưu vực sông Gianh - Kiến Giang 1160km2 (chiếm 24,7% diện tích lưu
vực) có cấu tạo đá vôi với nhiều hang động Karst mà nổi tiếng nhất là động Phong Nha
(Quảng Bình). Dòng chính sông Gianh dài 158km chảy theo hướng Tây - Đông theo
hướng nghiêng của địa hình. Phần thượng du sông chảy trong vùng núi cao, thung lũng
sông hẹp và sâu, có độ dốc lưu vực và độ dốc lòng sông lớn trên sông xuất hiện nhiều
thác ghềnh. Phần hạ du sông - phần đồng bằng có địa hình lòng chảo bồi tích đất pha
cát, độ dốc lòng sông giảm.
1.6. Lun vực sông Hương
Nằm trong phần núi cao Trường Sơn và được phân cách với lưu vực sông Thu
Bồn bởi dãy núi Bạch Mã kéo dài ra tới biển nên địa hình trên lưu vực sông Hương chủ
yếu là núi vì vậy độ cao bình quân lưu vực lớn đạt tới 330 m đặc biệt độ dốc bình quân
lưu vực đạt 28.5% - so với các sông suối đổ trực tiếp ra biển thì đây là con sông có độ
dốc bình quân lưu vực lớn nhất. Lưu vực sông Hương là hợp lưu của hai con sông lớn :
sông Tả Trạch và sông Bồ Giang có chung đoạn sông chảy ra biển 9 Km nhưng sông
Tả Trạch được coi là thượng nguồn của sông Hương vì nhánh này có lượng nước lớn
hom và chảy qua thành phố Huế. Với hướng nghiêng của địa hình Tây Nam - Đông Bắc
nên dòng chính sông Hương có hướng chảy Nam - Bắc ở phần thượng nguồn nằm
trong vùng núi Bạch Mã sau đó nhận tiếp nước của sông Hữu Trạch đổi hướng chảy
Tây Nam - Đông Bắc. Lưu vực sông Hương có diện tích 2830 km2 phát triển dạng nan
quạt mở rộng với chiều dài lưu vực chỉ đạt tới 63.5 km nhưng chiều rộng lưu vực cũng
5 Z 7
8
đạt tới 44.6 km - rất diển hình cho dạng mạng lưới sông suối vùng núi cao và đây cũng

là điều kiện thuận lợi để tập trung nước trên lưu vực xuống mạng lưới sông suối nhanh.
Ngược lại với vùng núi cao thì trong dải địa hình thấp ven biển của lưu vực xuất hiện
nhiều đầm phá ven biển do doi cát ven bờ có địa hình cao hom vùng đồng bàng ở phía
trong gây cản trở rất lớn cho việc tiêu thoát nước của lưu vực sông Hương. Tuy phần
thượng nguồn sông có mạng lưới sông suối rất phát triển, mật độ lưới sông (1-1.3)
km/km2 nhưng phần hạ du sông thấp, trũng khá bàng phăng nên mạng lưới sông suối
rẩt kém phát triển, mật độ lưới sông (0.5 - 0.6) km/km2 vì vậy mật độ sông suối trên
toàn lưu vực là 0.6 km/km2. Hệ số uốn khúc của dòng chính sông Hương đạt tới 1.65
và các phụ lưu lớn đều xuất hiện ở bờ trái lưu vực với hệ số không cân bằng lưới sông
đat rất cao, 6.68.
1.7. Lưu vực sông Thu Bồn
Có diện tích hứng nước 10350km2, sông Thu Bồn là lưu vực sông lớn thứ 2 so
với các lưu vực sông khác cùng nàm phía sườn Đông dãy Trường Sơn. Bắt nguồn vùng
núi cao nhất dãy Trường Sơn - vùng núi Ngọc Lĩnh ở độ cao 1600m, dòng chính Thu
Bồn với chiều dài sông 205km đổ ra biển tại vịnh Đà Năng qua 3 phân lưu: sông Hà
(Đà Năng), cửa Đại (Hội An) và TRường Giang (Bình Sơn).
Mạng lưới sông suối trong lưu vực sông Thu Bồn kém phát triền với mật độ
lưới sông 0,47km/km2. Phần thượng du lưu vực độ dốc địa hình lớn trên 30%, cấu tạo
địa chất vùng núi là các đá Granit sườn dốc, đỉnh núi nhọn với lớp vỏ phong hoá chủ
yếu là sa thạch, diệp thạch xen lẫn cuội kết nên mạng lưới sông suối trong vùng chỉ
phát triển ở những vùng thấp còn ở phần sườn núi hầu như không xuất hiện dòng chảy
thường xuyên, mật độ lưới sông 0,38km/km2. Phần hạ du sông chảy trong vùng đồng
bàng ven biển thấp, độ dốc bề mặt giảm và lớp vỏ thổ nhưỡng trong vùng này chủ yếu
là đất cát, đất đỏ nên mạng lưới sông suối ở đây cũng không phát triển mạnh, mật độ
sông suối 0,57 km/km2.
1.8. Lưu vực sông Ba
Diện tích hứng nước 13.900km2, lưu vực sông Ba là lưu vực lớn nhất so với các
sông ngắn sườn Đông Trường Sơn và là lưu vực duy nhất thuộc về cả 2 sườn dãy
Trường Sơn.
Bắt nguồn từ vùng núi Ngọc Rô tại độ cao 1200m, đoạn thượng lưu sông Ba

chảy trong vùng núi cao theo hướng Bắc - Nam tới Cheo Reo sông đổi hướng chảy
Tây Bắc - Đông Nam và trước khi đổ ra biển tại cửa Tuy Hòa, sông Ba chảy theo
hướng Tây - Đông với chiều dài sông 388km. Do đổi hướng chảy nhiều lần nên chiều
dài lun vực chi đạt 286km với hệ số uốn khúc cao 1,98. Địa hình trong lưu vực sông
Ba phổ biến là đồi từ độ cao (300 - 500)m và 2 vùng đồng bằng lớn : đồng bằng thung
lũng núi được phủ bởi lớp vỏ phong hóa vụn thô đã chịu một quá trình rửa trôi (đồng
9
bằng An Khê - Cheo Reo) và đồng bàng ven biển trẻ do do tích tụ (Tuy Hòa - Phú
Yên) nên độ cao bình quân lưu vực sông Ba 400 m thấp hơn hẳn so với các lưu vực
xung quanh như Sesan (740m), Côn (567m), Cái Nha Trang (548m) và độ dổc bình
quân lưu vực 10,9% nhưng có sự khác biệt rất rõ rệt ở từng đoạn cùa lưu vực. Phần
thượng nguồn, độ dốc lưu vực đạt trên 20% xuống trung lưu giảm chỉ đạt (5 - 7)% tại
hạ du giá trị này chỉ đạt 2% thể hiện rõ nét qua mặt cắt dòng sông hình thang, sông trẻ,
lòng sông nông với độ sâu trung bình đạt dưới 10m.
1.9. Lưu vực sông Đồng Nai
Lưu vực sông Đồng Nai là hệ thống sông nội địa lớn nhất của lãnh thổ Việt
Nam với diện tích lưu vực 37.400km2 (chiếm 84,8% diện tích toàn hệ thống) có ý
nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm
phía Nam nước ta. Đây là vùng lãnh thổ cỏ điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
môi trường phong phú và đa dạng, có vị thế địa lý đặc biệt quan ữọng trong chiến lược
phát triển KT - XH vì là trung tâm lớn nhất trong ba trung tâm phát triển kinh tế ở
Việt Nam, đặc biệt có TP. Hồ Chí Minh có trung tâm thương mại lớn nhất nước ta và
một số thành phố lớn khác như Biên Hòa, Vũng Tàu là những trung tâm hoạt động
kinh tế của toàn khu vực.
1.10. Liru vực sông Mê Kông
Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tibet (Trung Quốc), ở độ cao hom
4.000m, chảy qua Myama, Lào, Thái Lan, Campuchia, vào Việt Nam rồi đổ ra biển
Đông qua hệ thống sông Cửu Long, với tổng chiều dài hơn 4.800km và diện tích hơn
795.000km2. Phần chảy trên lãnh thổ Trung Quốc còn được gọi là sông Lancang có
tổng chiều dài khoảng 2.100km, phần qua 4 nước phía hạ lưu được gọi là sông Mê

Công với chiều dài khoảng 2.700km. Đến Phnôm Pênh Campuchia sông rẽ làm 2
nhánh chính, nhánh bên phải gọi là sông Mê Công, nhánh bên trái gọi là sông Bassac,
trước khi đổ ra biển Đông sông được rẽ làm nhiều nhánh được gọi chung là hệ thống
sông Cửu Long. Sông Mê Công được xẹp vào hàng thứ 9 trong các hệ thống sông lớn
nhất trên thế giới, với nguồn nước tương đối dồi dào với tổng lượng nước bình quân
hàng năm khoảng 475 tỷ m3. Mới được khai thác ở mức độ thấp, hiện trạng môi trường
còn tốt, chưa có ảnh hưởng đáng kể do phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực đến môi
trường.
2. TÀI NGUYÊN NƯỚC DẢI VEN BIẺN VIỆT NAM
2.1. Phân bố tài nguyên nước dải ven biển Việt Nam theo không gian
Nước ta nàm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng dòng chảy bình quân
năm toàn lãnh thổ cao. Song trong thực tiễn sử dụng nước gặp nhiều khỏ khăn liên
quan đến cách phân phổi nước theo thời gian và theo vùng rất không đều, đặc biệt hơn
nữa của tính biến động phân phối là sự xuất hiện các dạng phân phổi khắc nghiệt như
10
hạn hán, úng lụt xảy ra với tần suất xuất hiện cao. Sự biến động của cách phân phối
cực đoan tuân theo nhịp điệu nhiều năm, gây ra những xáo trộn nhiều mặt cho sản xuất
nông lâm nghiệp và chi phối toàn bộ hoạt động sống của con người.
Trong vành đai nhiệt đới chúng ta thấy tồn tại ba đới cảnh quan sinh thái, đó là
đới xích đạo với rừng kín thường xanh, đới cận xích đạo với rừng hỗn giao và nửa
rụng lá, đới nhiệt đới với rừng khô hoặc thưa, ứng với mồi loại cảnh quan sinh thái có
một cấu trúc giữa mưa, khả năng bốc hơi, bốc toát hơi thực tế và dòng chảy xác định -
đó là cấu trúc cán cân nước. Các thành phần cán cân nước được thể hiện như lượng
mưa (P), dòng chảy toàn phần (R) và các thành phần của nó là dòng chảy mặt (S),
dòng chảy ngầm (U), lượng bốc hơi lưu vực (E). Các thành phần cán cân nước được
liên hệ theo hệ thống phương trình:
P = s + Ư+ E (mm)
R = s + u (mm)
w= p - s = E +u (mm)
trong đó (W) là lượng trữ ẩm lưu vực - thể hiện lượng nước trữ trong các lớp đất đá từ

mặt đất tới mực xâm thực cơ sở lòng sông, nguồn này chủ yếu cung cấp nước ngầm
cho sông vào mùa khô và tổn thất bốc hơi trong đó bao gồm cả thoát hơi có ích của
thực vật. Lượng trữ ẩm chịu sự chi phối ảnh hưởng của các đặc tính mưa (lượng mưa,
sự phân phối mùa của mưa, cường độ mưa ) và kiểu lớp phủ thực vật. Vai trò của các
kiểu lớp phủ thực vật phụ thuộc vào tán lá có chức năng giữ nước giảm dòng chảy
mặt, tham gia vào quá trình bốc thoát hơi và quá trình này diễn ra phức tạp và trực
tiếp liên quan với chu trình sinh lý của các kiểu thảm. Trên lãnh thổ Việt Nam, tác giả
Phạm Quang Hạnh đã xây dựng được 4 kiểu cấu trúc cán cân nước phù hợp với kiểu
thảm của Thái Văn Trừng theo công thức nhiệt ẩm của Gaussen xuất phát từ quan
điểm chế độ mưa ẩm là yếu tổ quyết định các kiểu thảm thực vật.
2.1.1. Nguồn nước mưa (p)
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nguồn nước trong tự nhiên ở
nước ta từ sông ngòi, hồ, ao cho đến nguồn nước trong đất, đều bắt nguồn từ lượng
mưa rơi xuống lãnh thổ. Trên lãnh thổ nước ta lượng mưa tìnng bình năm thường biểu
hiện trong khoảng 1000 - 3000mm/năm. Trị số cao nhất lên đến trên 8000mm/năm ở
Bạch Mã, và thấp nhất xuống đến 605mm/năm ở Phan Lý Chàm (số liệu trung bình
đến năm 2005) - như vậy lượng mưa tr
666ung bình năm vùng lớn nhất có thể gấp tới
(8 - 12) lần lượng mưa năm vùng khô hạn nhất. Nhờ hoạt động mạnh mẽ của hoàn lưu
gió mùa và nhiều cơ chế gây mưa khác nhau nên ở nước ta không thấy sự giảm dần
lượng mưa theo vĩ độ như tình hình phổ biến trên thế giới. Trên khắp lãnh thổ đều có
khả năng mưa lớn và sự phân bố mưa trên lãnh thổ chủ yếu phụ thuộc vào sự tương tác
giữa hoàn lưu khí quyển và điều kiện địa hình. Trong mối tương tác hoàn lưu - địa
hình, nổi bật lên quy luật phân hóa mưa theo hướng sườn: mưa tăng lên ở sườn đón
5 3 0
11
gió và giảm sút ở sườn khuất gió. Mức độ tăng giảm tuỳ thuộc vào kích thước và cách
sắp xếp các khối núi trong quan hệ với các luồng gió ẩm và sự xuất hiện những tâm
mưa lớn :
- Phía Đông lãnh thổ (miền Đông Trường Sơn), nơi chịu ảnh hưởng chủ yếu của các

nhiễu động gây mưa trên biển (dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới và bão) mưa lớn
xảy ra trên sườn Đông - Bắc. Trong điều kiện đó đã xuất hiện nhiều tâm mưa như
Móng Cái, Kỳ Anh, Bạch Mã, Trà My với lượng mưa lên đến 3000mm/năm hay hơn
nữa.
- Các vùng núi cao đón gió nhiều chiều (khu vực đinh dãy Đông Triều, Trường Sơn)
cũng là những nơi nhiều mưa thường trên 2500mm/năm.
2.1.2. Lưome dòne chảy năm (R)
Hàng năm trên toàn lãnh thổ nước ta tiếp nhận 653km3 nước do mưa mang tới
và có tới 49,8% lượng nước đó đi vào mạng lưới sông suối nước ta, còn lại 50,2%
lượng nước mưa trở lại khí quyển qua quá trình bốc thoát hơi bề mặt. Nếu tính trung
bình hàng năm trên lãnh thổ nước ta đã sinh ra 325km3 (ứng với 974mm) đổ vào các
sông suối, như vậy so với lượng dòng chảy toàn lục địa (252mm) lượng dòng chảy
sông suối nước ta gấp tới 4 lần.
2.1.3. Lươnu bốc hơi thưc tế lưu vưc (E)
Sự phân bố lượng bốc hơi năm trên lãnh thổ nước ta ít phức tạp hom so với sự
phân bổ của lượng mưa năm và dòng chảy năm. Trên lãnh thổ lượng bốc hơi năm (E)
biến đổi từ (400 - 500)mm đến hơn 1300mm. Sự khác biệt của lượng bốc hơi biến đổi
theo địa hình và giữa các sườn núi. Vùng ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận tuy khả
năng bốc hơi vào loại lớn ở lãnh thổ nước ta (1500mm/năm) nhưng lượng mưa vào
loại ít nhất. Do đó lượng bốc hơi thực tế lưu vực chỉ vào khoảng (800 - 1000mm).
Phần lãnh thổ Trung Bộ có lượng bốc hơi từ (900 - 1200mm). Lượng bốc hơi ở Nam
Bộ đạt giá trị lớn hom 1300mm/năm.
2.1.4. Lươtte dòm chảy neầm năm (U)
Tính chất tập trung theo mùa ngoài biểu hiện ở lượng tương quan giữa dòng
chảy mùa kiệt và mùa lũ còn được thể hiện qua dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, hai
thành phần của dòng chảy sông ngòi. Dòng chảy mùa kiệt cũng như là dòng chảy
ngầm có thể chiếm từ (10 - 40)% lượng dòng chảy trong năm và lượng dòng chảy
ngầm là thành phần quan trọng để xác định lượng trữ ẩm trong đất, nó phụ thuộc vào
các yếu tố hình thành dòng chảy (lượng mưa, các yếu tố khí hậu, địa hình, lớp phủ
thực vật ), rất phức tạp. Lượng dòng chảy ngầm trên lãnh thổ nước ta chênh lệch lớn

từ (50 - 800mm). Vùng có lượng dòng chảy ngầm phong phú thuộc các lưu vực sông
Thu Bồn, thượng nguồn sông Hồng lượng dòng chảy ngầm đạt giá trị từ (500 -
700mm).
5 3 1
12
2.1.5. Lương trữ ẩm lãnh thổ (W) 5 3 2
Lượng trữ ẩm lãnh thổ là lượng nước mưa tích lại trong cảnh quan, một phần
dành nuôi dưỡng dòng chảy ngầm ổn định (U - mm) cùa các sông, phần chủ yếu dành
cho các hoạt động sống trước hết là sự phát triển của thực vật. Lượng trữ ẩm lãnh thổ
được xem là thành phần sinh thái mang tính chất quyết định của cấu trúc cán cân nước
trong cảnh quan. Lượng trữ ẩm lãnh thổ nước ta biến đổi từ (800 - 1800mm). Vùng có
lượng trữ ẩm lãnh thổ lớn là Quảng Nam - Quảng Ngãi có lượng trữ ẩm đạt tới (1400 -
1800)mm. Vùng có lượng trữ ẩm lãnh thổ nhỏ thuộc lưu vực sông Cái (Phan Rang),
sông Lũy, sông Cái (Phan Thiết)
2.1.6. Tiềm năm nước các lưu vực sône lớn
Với hàng ngàn các lưu vực sông lớn nhỏ trên lãnh thổ nước ta nhưng trên lãnh
thổ Việt Nam có 9 lưu vực sông lớn có diện tích lớn hom 10.000km2 trong đó có 5 lưu
vực có cấp diện tích từ (10.000 - 20.000)km2 và có 3 lưu vực từ cấp (30.000 -
40.000)km2, còn lại lưu vực sông Hồng - Thái Bình có diện tích 89.948km2. Với các
đặc điểm dòng chảy khác nhau, tổng diện tích của các lưu vực này chiếm tới 66,9%
diện tích toàn lãnh thổ nước ta với 85,7% dân số Việt Nam tập trung trong các lưu vực
này - đồng thời cũng là nơi tập trung các trung tâm hoạt động kinh tế mạnh nhất.
Các thành phần cán cân nước các hệ thống sông lớn trên lãnh thổ Việt Nam
được xác định ở bảng 3.
2.2. Phân phối dòng chảy sông suối lãnh thổ Việt Nam theo thời gian
Do ảnh hưởng của mưa, dòng chảy trên các sông suối lãnh thổ nước ta cũng
biến đông theo nhịp điệu chu kỳ nhiều năm và theo mùa.
2.2. ì. Su biển đône dòne chảy qua các năm
Trên toàn lãnh thổ nước ta nguồn ẩm mang đến chủ yếu là do các hoàn lưu gió
mùa khá ổn định nên lượng nước đến qua các sông suối biến động qua các năm không

lớn, theo số liệu quan trác cho thấy những năm nước lớn thường chỉ gấp (2-4) lần
những năm nước nhỏ, vì vậy hệ số Cv của các sông suối trên lãnh thổ nước ta qua tính
toán chỉ dao động trong khoảng (0,11 - 0,44) đạt trung bình 0,22.
13
B ả n g 1 : C á n c â n n ư ớ c c á c h ệ t h ố n g s ô n g lớ n t r ê n d ả i v e n b i ể n V i ệ t N a m
STT HỆ THỐNG SÔNG
Diện tích
F(km2)
p
(ram)
R
(mm)
s
(mm)
Ư
E
(mm)
w
(mm)
a
(mm)
(%)
1 Hồng - Thái Bình
89.948
a. S.Hồng (tính đến Sơn Tây)
61.400 1840 1186 827 359
30,3
654 1013
0,64
b. S.Thái Bình (tính đến Phả Lại)

12.680 1508 733 611
122 16,6 775
897
0,49
c. Đồng bàng S.Hồng - Thái Bình 15.868
1695 797
898
0,47
2

17.600 1648 670 438 232
34,7 978 1210
0,41
3 Cả
17.730 2183 1180
808 372 31,5
1003
1375
0,54
4 Các sông ven biển BITỈ
17.581 2596 1761
1430
331
18,8
835 1166
0.68
5 Thu Bồn
10.350 2612
1844 1317 527 28,6
768 1295 0,71

6 Ba
13.900 1690
700 512 188
26,8
990 1178
0,41
7
Các sông dải ven biển NTB
19.153
2178 1413
974 439
31,1
765
1204 0,65
8
Các sông dải ven biển cực NTB
9.312 1304
541 412 129
23,9 763
892
0,41
9 Đồng Nai
37.400 2022
771 609 162
21,0 1251
1413
0,38
10
Đồng bằng sông Cửu Long
40.900 1743

cn
CO
14
^ Ọ A
2.2.2. Phăn bo dòne chảy irons năm ** 1
Như chúng ta đã biết sự biến đổi của lượng nước trong nhiều năm và trong từng
năm liên quan chặt chẽ tới quá trình mưa và bốc hơi, cộng với các tác động của các
yếu tố mặt đệm trên bề mặt lưu vực. Trên lãnh thổ nước ta sự phân hoá mùa lũ, mùa
kiệt hình thành các khu vực rõ rệt. Moduyn dòng chảy mùa ỉũ dao động từ (28,8 -
203)l/s.km2. Nơi có moduyn dòng chảy mùa lũ lớn thường là nơi có tâm mưa lớn, địa
hình cắt xẻ mạnh như vùng duyên hải Đông Bắc, vùng Đèo Ngang - Nam Hà Tĩnh,
vùng núi Quảng Nam - Quảng Ngãi, vùng Đèo Cả với trị số moduyn dòng chảy mùa lũ
đạt xấp xỉ 2001/s.km2 và trên 2001/s.km2. .
Bảng 2: Phân vùng kiểu chế độ nước sông dải ven biển Việt Nam
Vùng
Địa điểm Mùa lũ
Tháng
lớn nhat
Mùa kiệt
Tháng
nhỏ nhất
I
Ven biển Quảng Ninh V I-X VII X I-V II
II
Vùng đồi núi thấp Thanh Hóa - Nghệ An
VII - XI
IX XII - VI III
III
Vùng sườn Đông Trường Sơn
Tiểu vùng A

Tiểu vùng B
IX -X I
X -X II
X
XI
XI - VIII
I-IX
IV
V
IV
Đồng bằng sông Hồng
V I-X
VIII
X I-V
IV
V
Đồng bàng sông Cửu Long
VII - XII IX
I-V I IV
VI
Đới khô Thuận Hải V III-X I X
XII - VII
V
2.3. Tiềm năng nguồn nước mặt theo đơn vị hành chỉnh
Dải ven biển Việt Nam là nơi tập trung dân cư rất đông đúc (với mật độ dân số
là 342người/km2, gấp 1,4 lần trung bình toàn lãnh thổ) và đây cũng là nơi tập trung
phát triển mạnh các ngành kinh tế của đất nước, vì vậy việc đánh giá tài nguyên nước
mặt tại chỗ ở khu vực này là rất cần thiết, làm cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định
phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
Trên cơ sở số liệu của bản đồ, chúng tôi xác định tài nguyên nước mặt ữong

vùng nghiên cứu (bảng 3)
15
r - r
%J
B a n g 3 : T à i n g u y ê n n ư ớ c t h e o c á c đ ơ n v ị h à n h c h í n h
TT
Tinh Diện tích Dán số
Lượng nước
tại chỗ
(tỳ m3)
Bình quân
(m3/ng.năm)
Lượng nước
quá cành
(tỷ m3)
1.
Quảng Ninh 3537,8 711800 5,40
7590 6,74
2.
TP. Hải Phòng
1191,6
1654600 1,17
710
140
3.
Thái Bình
482,7 465100
0,39
840
4. Nam Định

712,8 671800 0,56
840
5.
Ninh Bình
207,5 163500 0,21 1300
6.
Thanh Hóa
1201,5
1031000
0,76 740 19
7.
Nghệ An
1383,2 1089200
0,96
880
20
8.
Hà Tĩnh
2748 857500 3,90 4550
9.
Quảng Bình
5492,4
714100
9,34 13080 14,21
10.
Quảng Trị
2022,7
447100
3,08
6900

4,51
1 1 .
Thừa Thiên Huế 2178,3
795500 4,90
6160 7,24
12.
TP. Đà Năng
951,3 741300
1,65
2230
21.8
13.
Quảng Nam
1602,7 808030
2,79
3450
14. Quảng Ngãi
1666
908900 2,10 2310 9,96
15.
Bình Định 2142,2
994100
2,16
2170 7,09
16.
Phú Yên
1883,8
558900
1,60 2870
4,78

17.
Khánh Hòa
2686,5
860600 0,85
990 1,99
18. Ninh Thuận
1558,6
422700 0,56
1330 2,16
19. Bình Thuận
6103 813800
3,30
4050
3,86
20.
Bà Rịa Vũng Tàu
1477,4
672300 0,81 1200
34,5
2 1.
Tp.Hồ Chí Minh 704,2
59000
0,22 3760
22. Tiền Giang
357,8
179800
0,11 630
500
23.
Bến Tre 1167,8 450000

0,37
820
24.
Trà Vinh
384,1
84000
0,22 2600
25.
Sóc Trăng
1154
368700 0,65
1780
26.
Bạc Liêu
1367,9 449100 0,78 1730
27. Cà Mau
3963,4
689200 3,12 4530
28. Kiên Giang
3555,8
814000
2,24
2760
16
CÓ thể thấy rằng, tài nguyên nước tại chỗ cùa dải ven biển Việt Nam rất thấp,
không đáp ứng được nhu cầu dùng nước ở đây. Theo chi tiêu đánh giá của Hội Tài
nguyên nước Quốc tế (IWRA) các khu vực được xếp vào loại thiếu nước có lượng
nước mặt bình quân trên đầu người dưới 4000 m3/ng.năm thì trong tổng số 28 tỉnh
thuộc dải ven biển cỏ tới 22 tỉnh thiếu nước (có tài nguyên nước mặt theo người dưới
4.000 m3/ng.năm). Khu vục đủ đến thừa nước tập trung ở dải ven biển Bắc Trung Bộ

(Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Như vậy có thể thấy rằng, đây ỉà
khu vực có tài nguyên nước hạn chế tuy nhiên đây là khu vực ven biển là nơi nhận
nước cả lưu vực ra biển nhưng cũng rất khó khăn cho vấn đề sử dụng nguồn nước tại
đây
3. MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC SÔNG SUÓI
3.1. Dòng chảy cát bùn trên sông suối lãnh thổ Việt Nam
Cát bùn là sản phẩm bào mòn phong hoá bề mặt lưu vực cuốn theo dòng chảy
trong quá trình tuần hoàn của nước qua môi trường không khí, đất. Hàng năm, trung
bình có tới (200 - 250)triệu tấn cát bùn được các sông suối thuộc lãnh thổ Việt Nam
đưa ra biển, trong tổng số này hệ thống sông Hồng chiếm tới 60% lượng cát bùn
(lượng cát bùn hệ thống sông Hồng đứng thứ 8 ưên thế giới), hệ thống sông Mekong
30% và 10% còn lại là các sông suối khác; như vậy có thể thấy độ đục nước sông có
sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực. Theo số liệu thực tế quan trắc nhiều năm tại các
trạm thủy văn trên sông, độ đục nước sông trên lãnh thổ Việt Nam dao động từ (44 -
2930)g/m3, trạm có lượng độ đục trung bình lớn nhất có thể gấp tới 70 lần so với trạm
có lượng độ đục trung bình nhỏ nhất và các sông thuộc hệ thống sông Hồng có độ đục
lớn nhất so với toàn lãnh thổ, trong đó sông Đà có độ đục lớn nhất còn các lưu vực
khác độ đục nước sông nhỏ hom rất nhiều và vùng có lượng độ đục nhỏ nhất thuộc về
các sông suối ngắn dải ven biển Quảng Ninh, Trung Bộ. Có thể thấy rằng độ đục nước
sông của các trạm mà diện tích hứng nước phần lớn nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam như
Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Châu Đốc có độ đục
lớn hơn rất nhiều, vượt 1000g/m3 vì vậy các trị số độ đục này không phản ánh thực
chất sự xâm thực trên bề mặt lãnh thổ nước ta. Để xác định độ đục nước sông ở các
khu vực này dùng phương pháp đúc rút số liệu độ đục khu giữa và thấy độ đục bình
quân năm trên lãnh thổ nước ta rất nhỏ so với độ đục ngoài lãnh thổ đi vào. Có thể
thấy độ đục nước sông phân hoá theo các vùng khác nhau và chia thành các cấp độ
đục:
- Cấp độ đục nhỏ với p < 100g/m3 trong đó có cấp độ đục rất nhỏ p < 50g/m3
- Cấp độ đục tiling bình p = (100 - 300)g/m3
- Cấp độ đục lớn p = (300 - 500)g/m3

- Cấp độ đục rất lớn p > 500g/m3
5 3 6
17
3.1.1. Biến đồi độ đuc trone nhiều năm. 5 3 7
Độ đục nước sông tại từng khu vực phụ thuộc rất nhiều các yếu tố tự nhiên nên
sự biến đổi độ đục từ năm này sang năm khác lớn vì vậy hệ số biến thiên độ đục nước
sông (Cvp) qua các năm khá lớn thường đạt từ 0,2 và cực đại có thể đạt tới 0,67 - vượt
hơn cả hệ số biến đổi dòng chảy lỏng và mưa. Sự biến thiên này không tập trung thành
các khu vực một cách rõ nét mà chi mang tính tương đối:
- Với các lun vực có cùng diện tích hứng nước lớn và nằm sâu trong lục địa có
khả năng điều tiết dòng chảy cao nên hệ số Cvp thấp hơn như đối với các trạm trên hệ
thống sông Hồng có hệ số Cvp chi đạt từ (0,2 - 0,4).
- Với các lưu vực nằm trong dải ven biển lượng mưa được cung cấp chủ yếu là
các hình thế dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Đông Bắc tăng cường, lượng mưa
của khu vực qua các năm rất lớn phụ thuộc vào lượng mưa trận, vì vậy độ đục nước
sông có sự biến động rất đáng kể với hệ sổ Cvp đạt từ (0,3 - 0,6).
- Vùng cao nguyên Tây Nguyên hệ số biến thiên độ đục Cvp nhỏ đạt từ (0,20 -
0,25). Đây là khu vực chịu tác động của gió mùa Tây Nam thuần nhất nên cường độ
mưa ít biến động qua các năm và với lớp vố thổ nhưỡng dày nên độ đục ít biến đổi qua
các năm.
$.1.2. Biến đổi đô đuc theo mùa irons năm
Độ đục của các sông suối nước ta có sự dao động mùa rất rõ ràng, chênh lệch
giữa độ đục lớn nhất và độ đục nhỏ nhất tại các điểm quan trắc lên tới vài vạn lần về
mùa lũ dòng chảy nước lớn, hàm lượng phù sa trong sông lớn nên nước sông đục có
màu đỏ hoặc vàng còn vào mùa kiệt nước sông trong hàm lượng bùn cát nhỏ, nước
sông trong và nguồn gốc cát bùn cũng rất khác nhau:
18
B ả n g 4 : Đ ặ c t r ư n g d ò n g c h a y c á t b ù n c ủ a c á c s ô n g đ ổ r a b i ể n
Trạm Sông
Hệ thống

sông
F
(km2)
Độ đục
(g/m3)
Cv
R
(Kg/S)
Qtb
(m3/s)
Y
(mm) (106tấn)
F
(tan/km năm)
Thác Bưởi
Cầu
Thái Bình 2220
234 0.4
12.7 54.3
770
0.40 180.20
Chù
Lục Nam Thái Bình
2090 385 0.44
18.6
48.3 728
0.59
280.33
Chi Lăng Thương Thái Bình
247 497 1.83 3.68 470

0.06
233.38
Lào Cai
Hồng Hồng
41000 2930 0.25 1340
457 351
42.21
1029.51
Yên Bái
Hồng
Hồng 48000 1600
0.28 1340
838 550
42.21
879.38
Sơn Tây
Hồng
Hồng 143600 1020 0.2
3790 3716 815
119.39
831.37
Hà Nội Hồng Hồng 868 0.23
2400
2765
75.60
Thượng Cát Đuống Hồng 1020
0.22 912
894
28.73
07

Tạ Bú
Đà
Hồng 45900 879 0.34
2060 2344 1608
64.89
1413.73 CO
00
Hoà Bình
Đà
Hồng 51800 1200
0.3 2070
1725 1049
65.21
1258.78
Hà Giang

Hồng 8260 609
0.44 123
202 770
3.87
469.07
Tuyên Quang

Hồng 29800 338
0.44 132 391 413
4.16
139.53
Hàm Yên

Hồng

11900
344 0.42 135
392
1039 4.25
357.35
Phù Ninh

Hồng 37000
307
0.26
324 1055
898
10.21
275.84
Cẩm Thủy

Mã 17500
461
0.62
143
310 558
4.50
257.40
Mường Hinh
Chu

5330
171 0.38 17.3 101 598
0.54
102.24

19
394
272
87.4
67
44
97.22
120
114
86.4
121
227
40.5
37.8
52.2
72.9
170
Cửa Rào Cả Cả
12800
Dừa
Cả Cả
20800
Đồng Tâm
Gianh
Cả
1150
Tám Lu Đại Giang
Cả
1130
Kiến Giang Kiến Giang Cả 321

Thành Mỹ
Cái Thu Bồn 1850
Nông Sơn
Thu Bồn Thu Bồn 3155
Sơn Giang
Trà Khúc
2440
An Chi Vệ
Vệ
814
Cây Muồng
Cồn
Vệ
1510
Củng Sơn
Ba
Ba
12800
Giang Sơn
Krông Ana
Mêkông 3180
Cầu 14 Xrêpốc Mêkông
8670
Đản Đôn
Xrêpốc
Mêkông 10700
Đức Xuyên Krông Knô Mêkông 3080
Kratie
Mêkông
Mêkông

20
0.63
104 264
650 3.28
255.94
0.48
150 551 835
4.73
227.16
0.49 5.7 65.2
1786
0.18
156.13
4.56 68.1
1897
0.14 127.12
0.88 20.0 1963
0.03
86.36
0.32
10.3
106
1804
0.32
175.38
29.9
249 2488
0.94 298.53
16.5 145
1869

0.52
213.01
5.91
68.4 2647
0.19
228.70
8.63
71.3
1488
0.27 180.03
0.23
64.4
284 698
2.03
00
^r

2.54 62.7 621
0.08
25.16
7.82
207
752
0.25
28.41
0.23 13.5
259
761
0.43
39.74

0.05 7.51
103
1054 0.24
76.81
0.65 3070
18059
96.71
5 3 9
Trên cơ sở sổ liệu quan trắc, xác địnỉ^đfr0^ dòng chảy cát bùn đổ ra biển qua
dải ven biển Việt Nam theo các hệ thống sông lớn (bảng 7)
Bảng 5: Lượng cát bùn theo các sông ra biển
STT
HỆ THỐNG SÔNG Diện tích (km2)
Wcátbùn (triệu tấn)
1.
Hồng - Thái Bình 89.948
116
n

17.600
4,40
*
Cả
17.730
5,32
4.
Các sông ven biển BTB 17.581
3,34
5.
Thu Bồn

10.350
2,48
6.
Ba
13.900
2,17
7.
Các sông dải ven biển NTB 19.153 3,45
8.
Các sông dải ven biển cực NTB
30.100
5,42
9.
Đồng Nai
37.400
3,74
10. Đồng bằng sông Cửu Long 40.900
215
3.2. Chất lượng nước mặt dải ven biển Việt nam
3.2.1. Xâm nhâp măn
Các cửa sông dải ven biển là nơi gặp gỡ giữa nước sông và nước biển, sự tương
tác động lực giữa dòng chảy sông từ lục địa đổ ra và dòng triều từ biển truyền vào diễn
ra liên tục theo chu kỳ triều. Dòng triều tiến vào trong sông mang theo cả nước mặn
của biển. Dòng chảy ữong khu vực cửa sông chủ yếu do sự tương tác giữa dòng triều
và dòng chảy sông. Hướng chủ đạo của dòng chảy thường chỉ tồn tại 2 hướng: hướng
chảy ra biển và hướng chảy vào sông và có phương gần trùng với phương của trục lòng
dẫn cửa sông. Trong mùa lũ, dòng chảy sông ngòi tăng lên nhanh, tỷ lệ giữa thời gian
cháy ngược và chảy xuôi giảm mạnh và biến mất hoàn toàn khi có dòng lũ lớn. Thời
gian này dòng chảy tổng hợp do dòng chảy lũ quyết định, mặc dù chế độ thủy triều vẫn
diễn ra đều đặn, nhiều khi ở cửa sông chỉ quan trắc thấy dòng chảy cỏ một hướng chảy

ra biển. Ngược lại, trong mùa cạn, dòng chảy sông ngòi giảm thấp thì dòng chảy tổng
hợp ờ khu vực cửa sông lại do dòng triều quyết định.
21

×