Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn nghiên cứu đánh giá điều kiện sản suất và chất lượng thuốc thú y của một số cơ sở sản xuất tại các tỉnh nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------

LÊ THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU ðÁNH GIÁ ðIỀU KIỆN SẢN XUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG THUỐC THÚ Y CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ
SẢN XUẤT TẠI CÁC TỈNH NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : Thú y
Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. ðẬU NGỌC HÀO

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng ñược sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tơi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2011.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Thị Huệ

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
GS.TS.ðậu Ngọc Hào, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn.
NCS. Tạ Hồng Long, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y
Trung ương 1, NCS. Lê Văn Sơn, Giám ñốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc
thú y Trung ương 2, cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên của hai Trung tâm
ñã tạo ñiều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
TS. Phạm Hồng Ngân, Trưởng bộ mơn Thú y cộng đồng, Khoa Thú y
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, cùng tồn thể cán bộ, giảng viên Bộ
mơn đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn
này.
Ban Giám hiệu, Ban Lãnh ñạo Viện ñào tạo sau ñại học, Ban Chủ
nhiệm Khoa Thú y – Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tơi
hồn thành chương trình đào tạo và đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè cùng các đồng
nghiệp đã ln quan tâm, ủng hộ, động viên tơi trong suốt q trình học tập,
hồn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2011.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Huệ


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

vii


1.

MỞ ðẦU

1.1.

ðặt vấn ñề.

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài.

2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề bài

3

2.

TỔNG QUÁT TÀI LIỆU

2.1.

Thuốc thú y và vai trò của thuốc thú y trong phát triển chăn


4

nuôi.
2.2.

Chất lượng thuốc và kiểm tra chất lượng thuốc .

22

2.3.

Tình hình quản lý và sản xuất thuốc thú y

25

3.

ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1.

ðối tượng nghiên cứu.

33

3.2.

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu.


33

3.3.

Nội dung nghiên cứu.

33

3.4.

Phương pháp nghiên cứu.

34

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu

35

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.

Kết quả ñiều tra ñiều kiện sản xuất thuốc thú y.

36


4.2.

Kết quả ñiều tra sự phân bố, cơ cấu sản phẩm thuốc thú y.

40

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iii


4.2.1.

Kết quả ñiều tra sự phân bố các cơ sở sản xuất thuốc thú y

40

4.2.2.

Kết quả ñiều tra thành kinh tế của các cơ sở sản xuất thuốc

41

thú y.
4.2.3.

Kết quả ñiều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y.

43


4.3.

ðánh giá về công tác kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất

46

thuốc thú y.
4.3.1.

Kết quả ñiều tra về việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất

46

lượng GMP của các cơ sở sản xuất thuốc thú y
4.3.2.

Kết quả ñiều tra hệ thống quản lý chất lượng của các cơ sở

48

sản xuất thuốc thú y.
4.4.

Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y.

52

4.4.1.

Kết quả kiểm tra cảm quan.


52

4.4.2.

Kết quả kiểm tra hàm lượng hoạt chất.

53

5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

PHỤ LỤC.

69

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Tên viết tắt

Tên ñầy ñủ

1

Cs

Cộng sự

2

GLP

Good Labotary Practices

3

GMP

Good Manufacturing Practices

4

GSP

Good Storage Practices

5


HPLC

6

ISO

International Organization for Standardization

7

KCS

Kiểm tra chất lượng

8

SPS

Agreement on the Application of Sanitary and

High Performancel Liqid Chromatography

Phytosanitary Measures
9

TBT

WTO agreement on Technical Barries to
Trade


10

Tg

Thời gian

11

Tr

Trang

12

WHO

World Health Organization

13

WTO

World Trade Organization

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

4.1.

ðiều kiện sản xuất thuốc thú y của các cơ sở sản xuất

36

4.2.

Sự phân bố của các cơ sở sản xuất thuốc thú y

40

4.3.

Kết quả ñiều tra thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất

41

thuốc thú y
4.4.

Kết quả ñiều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo dạng bào


44

chế
4.5.

Kết quả ñiều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt

45

chất.
4.6.

Kết quả ñiều tra hệ thống quản lý chất lượng của các cơ sở sản

47

xuất thuốc thú y
4.7.

Danh sách các cơ sở có bộ phận KCS hoạt động hiệu quả

49

4.8.

Danh sách các cơ sở có bộ phận KCS hoạt động khơng hiệu

51

quả

4.9.

Kết quả kiểm tra cảm quan

4.10. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra hàm lượng hoạt chất các mẫu

52
53

thuốc thú y
4.11. Kết quả khảo sát một số mẫu có hàm lượng hoạt chất âm tính.

55

4.12. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo dạng bào chế.

56

4.13. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo thành phần

58

hoạt chất.
4.14. Kết quả kiểm nghiệm các mẫu thuốc thú y theo hệ thống tiêu

60

chuẩn chất lượng ñạt ñược của cơ sở sản xuất.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình

Trang

4.1.

Kết quả điều tra điều kiện sản xuất thuốc thú y

36

4.2.

Thành phần kinh tế của các cơ sở sản xuất thuốc thú y tại Miền

42

Nam
4.3.

Kết quả ñiều tra cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo dạng bào chế

44

tại các cơ sở sản xuất thuốc thú y tại Miền Nam.
4.4.


Cơ cấu sản phẩm thuốc thú y theo nhóm hoạt chất

45

4.5.

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc

47

thú y của các cơ sở sản xuất thuốc thú y tại Miền Nam
4.6.

Kết quả kiểm tra hàm lượng hoạt chất trong các mẫu thuốc thú

54

y.
4.7.

Kết quả ñánh giá chất lượng thuốc thú y theo dạng bào chế.

57

4.8.

Kết quả ñánh giá chất lượng thuốc thú y theo thành phần hoạt

59


chất.
4.9.

Kết quả ñánh giá chất lượng thuốc thú y theo hệ thống tiêu

61

chuẩn chất lượng ñạt ñược của cơ sở sản xuất.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề.
Trong những năm gần ñây nhờ chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế của nhà nước và sự tăng cao về mức sống của người dân, ngành chăn ni
của nước ta đã phát triển nhanh chóng. ðồng thời theo đà hội nhập quốc tế,
thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu phát triển kéo theo dịch bệnh cũng dễ du
nhập, lây truyền và bùng phát, ñiều này làm nhu cầu sử dụng thuốc thú y
trong nước tăng theo. ðây là lý do và ñiều kiện ñể ngành sản xuất, kinh doanh
thuốc thú y trong những năm qua phát triển rất sơi động.
Nhìn chung, thị trường thuốc thú y nước ta hiện nay khá ña dạng và phức
tạp. Trong khi đó trình độ, ý thức của nhà sản xuất lẫn người sử dụng chưa
cao, hành lang pháp lý cịn nhiều bất cập. Cơng tác quản lý thuốc thú y chưa
ñủ năng lực ñể theo kịp sự phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu; chưa ñánh giá
ñược chất lượng thuốc thú y lưu hành trên thị trường cũng như chưa giám sát
ñược việc bán lẻ thuốc thú y. Việc triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn

thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của các nhà sản xuất trong nước gặp
nhiều khó khăn về vốn và con người, trong khi đó nhà nước chưa có chính
sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể. ðây chính là kẽ hở cho những sai phạm
trong công tác sản xuất, kinh doanh thuốc thú y cịn tồn tại.
Trong hồn cảnh đó, việc lưu hành, sử dụng các loại thuốc thú y khơng
đạt tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường không những làm ảnh hưởng tới kết
quả phịng trị, an tồn vệ sinh thực phẩm của người sử dụng mà cịn góp phần
tạo lên môi trường kinh doanh bất công bằng giữa các công ty thuốc thú y.
ðối với người sử dụng, những sản phẩm thuốc khơng đạt tiêu chuẩn trên
ngồi làm giảm kết quả phòng trị, gây thiệt hại về mặt kinh tế, chúng cịn dễ
gây lên tình trạng kháng thuốc do khơng xác định đúng liều lượng. ðặc biệt

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1


vấn ñề sử dụng tuỳ tiện các sản phẩm kháng sinh, hố dược đã bị cấm trong
chăn ni khơng những gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng mà cịn
gây thiệt hại lớn trong cơng tác xuất nhập khẩu sản phẩm ñộng vật.
Trước nhu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế, hơn bao giờ hết sự
quản lý, ñiều tiết của nhà nước trong lĩnh vực thuốc thú y đóng vai trị hết sức
quan trọng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo sân chơi kinh doanh công
bằng, ổn định phát triển chăn ni, xuất nhập khẩu là những trách nhiệm nặng
nề địi hỏi các cơ quan quản lý thuốc thú y cần phải khẩn trương, không
ngừng nâng cao năng lực của mình. ðặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới, ñể thực hiện tốt các ñiều khoản ñã cam
kết (cụ thể là thực hiện nghĩa vụ của Hiệp ñịnh Vệ sinh an tồn thực phẩm và
Kiểm dịch động thực vật (SPS) và Hiệp ñịnh Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại (TBT), đồng thời khuyến khích sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh giữa

các cơng ty trong nước địi hỏi chính phủ phải thực hiện tốt hơn nữa vai trò
trách nhiệm của mình. ðể thực hiện điều đó, trước hết phải có cái nhìn tồn
cảnh về thị trường thuốc thú y hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên,
chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu ñánh giá ñiều kiện sản xuất và chất
lượng thuốc thú y của một số cơ sở sản xuất thuốc thú y tại các tỉnh Nam
Bộ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài.
- ðánh giá ñược tình hình ñiều kiện sản xuất của một số cơ sở sản xuất
thuốc thú y.
- ðánh giá được tình hình phân bố, cơ cấu sản phẩm của một số cơ sở
sản xuất thuốc thú y trong nước.
- ðánh giá ñược quản lý chất lượng của một số cơ sở sản xuất thuốc thú
y.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2


- ðánh giá chất lượng một số sản phẩm thuốc thú y ñang lưu hành trên
thị trường Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài:
Kết quả của chúng tơi góp phần làm rõ hơn hiện trạng sản xuất và chất
lượng các loại thuốc thú y ñang lưu hành trên thị trường
ðó cũng chính là cơ sở cho các cơ quan chức năng ñề xuất các biện
pháp quản lý thuốc thú y hiệu quả, ñảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng,
nhà sản xuất và giảm thiểu nguy cơ tồn dư thuốc thú y trong thực phẩm cũng
như hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Giúp người sử dụng có sự lựa chọn sáng suốt đối với các loại thuốc thú
y khá ña dạng trên thị trường hiện nay.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Thuốc thú y và vai trò của thuốc thú y trong phát triển chăn nuôi.

2.1.1. Thuốc thú y
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại thuốc thú y
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thuốc là một chất hay hỗn hợp các chất
ñược sản xuất ñem bán, cung cấp để bán hay giới thiệu sử dụng nhằm mục
đích: điều trị, làm giảm, phịng hay chẩn đốn bệnh tật, tình trạng cơ thể bất
thường hoặc triệu chứng bệnh; khơi phục, hiệu chỉnh, thay ñổi chức năng hữu
cơ của cơ thể người hay ñộng vật (Trần Tử An và cs, 2004) [1].
“Thuốc thú y là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật,
thực vật, vi sinh vật, khống chất, hố chất được dùng để phịng bệnh, chẩn
đốn bệnh, chữa bệnh hoặc ñể phục hồi, ñiều chỉnh, cải thiện các chức năng
của cơ thể ñộng vật, bao gồm dược phẩm, hoá chất, vắc xin, hoocmon, một số
chế phẩm sinh học khác và một số vi sinh vật dùng trong thú y” (Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, 2004) [38]
Tuy nhiên trong khn khổ nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này, khái
niệm thuốc thú y mang nghĩa hẹp hơn bao gồm chủ yếu các dược phẩm và
hoá chất dùng trong thú y.
Có nhiều cơ sở để phân loại thuốc thú y, tuy nhiên, trong thực tế ñiều
trị, trước mỗi ca bệnh, người ta thường dựa vào căn nguyên ñể xem xét bệnh
đó có phải là bệnh truyền nhiễm hay không, do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,

hay do thiếu các vitamin, khống chất….Vì vậy, trong sản xuất, bn bán và
phịng trị, thuốc thú y thường được chia làm các nhóm cơ bản sau (Tạ Ngọc
Sính và cộng sự, 2002)[29]:

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

4


*Nhóm kháng sinh.
“Kháng sinh là những sản phẩm đặc biệt nhận ñược từ vi sinh vật hay
các nguồn tự nhiên khác có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng kìm hãm hoặc
tiêu diệt một cách chọn lọc lên một nhóm sinh vật xác định (vi khuẩn, nấm,
protozoa,…) hay tế bào ung thư ở nồng độ thấp” (Từ Minh Kng, ðàm
Thanh Xuân, 2007) [25].
Fleming lần ñầu tiên phát hiện hiện tượng kháng sinh từ nấm
penicillum vào năm 1929. Sau đó Florey và Chain (1939) đã chiết được ra từ
nấm đó chất penicillin dùng trong ñiều trị. Ngày nay, khi ngành cơng nghệ
sinh học và hố dược phát triển mạnh, đã có rất nhiều loại kháng sinh được
tìm thấy. ðể thuận tiện cho việc chọn thuốc trong nghiên cứu và ñiều trị,
kháng sinh được phân theo những nhóm sau:
- Nhóm Beta lactam và Cephalosporin.
+ Các Penicillin tự nhiên: Benzylpenicillin (G), Pentennylpenicillin (F), Noxy-benzylpencillin (X), Phenoxypenicillin (V), N-heptylpenicillin (K).
+ Nhóm Penicillin tổng hợp: Amoxycillin, Cloxacillin, Oxacillin,
Nafcillin, Ampicillin, Carbenicillin, Ticarcillin,…
+ Nhóm Cephalosporin: Cephalexin, Cephradin, Cefuroxim, Cefoxitin,
Cefotaxim, Cefoperazon, Ceftiofur.
+ Các chất ức chế men Beta-lactamaza: axit Clavulanic, Sulbactam,
Imipenem, Aztreonam, Carbapenem.
- Nhóm Aminoglycoside.

Các kháng sinh thường gặp của nhóm này: Streptomycin, Kanamycin,
Neomycin, Gentamycin, Spectinomycin, Dibekacin, Amikacin, Netilmycin,
Tobramycin.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

5


- Nhóm Macrolid.
Bao gồm: Erythromycin, Oleandomycin, Tylosin, Spiramycin, Josamycin,
Novobiocin, Pristinamycin...
- Nhóm Lincosamid.
Các thuốc thường gặp: Lincomycin, Clindamycin, Pirlimycin.
- Nhóm Tetracyclin.
+ Tetracyclin thiên nhiên: Tetracyclin, Oxytetracyclin, Chlotetracyclin,
Minocyclin.
+ Tetracyclin bán tổng hợp: Metacyclin, Doxycyclin, Minocyclin,
Rolitetracyclin, Tetralisan, Pipacyclin, Apicyclin.
- Nhóm Chloramphenicol.
Bao gồm: Chloramphenicol, Thiamphenicol, Florphenicol, Cloromycetin.
- Nhóm Polypeptid.
Thường gồm: Polymycin B, Polymycin E (Colistin), Bacitracin,
Novobiocin, Tiamulin, Steptogramin.
- Thuốc tác dụng giống kháng sinh.
+ Nhóm Fluoroquinolones: Enrofloxacin, Norfloxacin, Ciprofloxacin,
Offloxacin, Danofloxacin, Flumequine, Nalidixic.
+ Nhóm Ionophore: Monensin, Lasalocid, Maduramicin, Narasin,
Salinomycin
+ Nhóm Nitroimidazoles: Metronidazole, Dimetridazole, Ronidazile,

Tinidazole, Ipronidazole.
+ Nhóm Nitrofurans: Nitrofuran, Nitrofurazone, Nitrofurantoin, Nifuratel,
Fifiroquine, Furazolidone.
+ Các nhóm khác: Rifamycin, Isoniazid, Mupirocin, Methenamine,
Novobiocin

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

6


+ Nhóm Sulfonamid: Sulfamethoxazole, Sulfadiazine, Sulfadimidine,
Sulfamethazine, Sulfadimethoxine, Sulfafurazol, Sulfaguanidine.
* Nhóm vitamin và khống chất.
- Vitamin.
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ cần thiết, không sinh năng lượng mà cơ
thể không thể tự tổng hợp ñược. Nhu cầu vitamin của cơ thể chỉ khoảng vài
trăm miligam mỗi ngày. Tuy ít như vậy, thiếu vitamin gây ra nhiều rối loạn
chuyển hoá quan trọng. Vitamin rất cần thiết cho nhiều chức phận quan trọng
của cơ thể. Thiếu vitamin ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển, sức khoẻ và gây
nhiều bệnh ñặc hiệu (Hà Huy Khơi và cs) [24].
Vitamin được chia ra 2 nhóm dựa theo tính chất vật lý: vitamin hồ tan
trong chất béo và vitamin hoà tan trong nước.
Vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E, K. Vitamin tan
trong nước gồm vitamin C (acid ascorbic) và các vitamin nhóm B: vitamin
B1(thiamin), B2(riboflavin), B3(acid nicotinic, niacin), B12(cobalamin),
B6(pyridoxin)...
Trong chăn nuôi, các vitamin ñược sử dụng rộng rãi trong thú y, ñặc biệt
là bổ sung vào thức ăn gia súc. Gia súc ngày nay ln có nguy cơ thiếu
vitamin do phương thức chăn ni đang chuyển dần về chăn ni cơng nghiệp

hay bán cơng nghiệp. Trên thực tế, hai loại vitamin được sử dụng rộng rãi
nhất là vitamin B1 và vitamin C, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vật
ni. Từ lâu, trong chăn ni, vitamin B1 được biết đến chủ yếu bởi tác dụng
tăng tính thèm ăn và chống táo bón. Trong khi đó, vitamin C lại được sử dụng
phổ biến nhất vào mùa hè, nhất là ngành chăn ni gia cầm bởi tác dụng
chống nóng, giảm stress, khử độc của nó.

Trường ðại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

7


- Chất khoáng.
Chất khoáng là một trong sáu loại chất dinh dưỡng cần cho sự sống. Sự
khác biệt giữa chất khoáng và các chất hữu cơ của cơ thể là chất khống
khơng chứa ngun tử cacbon trong cấu trúc, tuy nhiên nó thường kết hợp với
cacbon - chứa trong chất hữu cơ khi thực hiện các chức năng trong cơ thể.
Chất khống được chia làm 2 nhóm chính: nhóm khống đa lượng và nhóm
khống vi lượng.
Khống đa lượng (macronutrient minerals) gồm những chất có mặt
trong cơ thể với một lượng từ 0,005% ñến < 1% trọng lượng cơ thể (trừ canxi
chiếm 1,5-2%) và địi hỏi một nhu cầu lớn từ thức ăn. Các khống đa lượng
cơ bản: natri, clo, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh. Trong đó khống clo, kali,
natri đóng vai trị chủ yếu là duy trì điện giải và áp lực thẩm thấu của cơ thể,
thường áp dụng trong các bệnh đường tiêu hóa; khống canxi được chú ý bởi
vai trò cơ bản cho sự phát triển của hệ thống xương khớp và ứng dụng trong
ñiều trị một số trường hợp như bệnh bại liệt sau khi ñẻ, cầm máu.
Khoáng vi lượng (micronutrient minerals), gồm những chất tồn tại
trong cơ thể với một lượng thấp hơn 0,005% trọng lượng cơ thể và nhu cầu
cần một lượng nhỏ hơn. Các vi khống quan trọng: sắt, kẽm, đồng, iod, selen,

mangan, coban, crom. Trong thú y, việc bổ sung Fe-dextran cho lợn con lúc 3
và 10 ngày tuổi là rất cần thiết, hiện nay đã trở thành một quy trình chuẩn
trong chăn ni cơng nghiệp.
*Nhóm thuốc trị ký sinh trùng.
Trong thú y, bệnh ký sinh trùng là một chuyên khoa riêng biệt, bởi so
với virus, vi khuẩn, căn nguyên gây bệnh (vật ký sinh) có những đặc trưng về
kích thước, phương thức sinh trưởng, phát triển, cách thức gây bệnh, cấu trúc
kháng nguyên và ñáp ứng miễn dịch. Tuy bệnh do ký sinh trùng gây ra không
gây thành dịch và sự phá hoại nhanh, mạnh như bệnh truyền nhiễm nhưng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

8


chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn ni. Ký sinh trùng gây
bệnh hết sức ña dạng và phức tạp, mỗi loại có những đặc điểm hết sức khác
biệt nên thuốc ñiều trị tương ứng cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, trong thú y,
thuốc trị ký sinh trùng thường chia làm 3 nhóm chính theo sự phân loại của
căn nguyên bệnh:
- Thuốc trị nội ký sinh trùng: nhóm giun tròn, sán lá, sán dây.
- Thuốc trị ngoại ký sinh trùng: ve, ghẻ, mò, mạt, rận, rệp, giòi.
- Thuốc trị ký sinh trùng nhóm protozoa: cầu trùng, tiên mao trùng, lê dạ
trùng,…
Ở Việt Nam hiện nay, bệnh ký sinh trùng ñược quan tâm nhiều nhất là
các bệnh ghẻ ở chó, mèo; bệnh giun ñũa ở gia súc, gia cầm; bệnh sán lá ở loài
nhai lại và bệnh cầu trùng ở gia cầm, lợn và bệnh ký sinh trùng ñường máu.
Các thuốc trị ký sinh trùng phổ biến trên thị trường hiện nay (Phan Lục,
1997)[26], (Văn phịng Chính phủ, 2007) [39]:
Thuốc trị ghẻ: ivermectin, pyrethroids.

Thuốc trị giun tròn: levamisol, ivermectin, piperazin, praziquantel,
pyrantel, mebendazol.
Thuốc trị sán lá: dertil B, nitroxinil, closantel, albendazole, fasinex.
Thuốc trị cầu trùng: pyrimethamin, sulfaquinoxalin, sulfaclopyrydazin,
clopidol.
Thuốc trị ký sinh trùng đường máu: berenil, rivanol, naganol,
trypaflavinum, haemosporidium.
* Nhóm thuốc sát trùng.
Thuốc sát trùng, khử trùng, tẩy uế: dùng ñể tiêu diệt các tác nhân sống
gây bệnh ñang tồn tại trên bề mặt cơ thể ñộng vật (da, niêm mạc, vết
thương,…) hoặc ở ngoài cơ thể như chuồng trại, máng ăn, dụng cụ thú y,

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

9


phương tiện vận chuyển, các chất bài tiết,… (Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc
Diệp, 1997) [18].
Thuốc sát trùng cục bộ phổ biến trong ñiều trị ngoại khoa: xanh
methylen 1%, nước oxy già, thuốc tím, cồn iod 2-5%, acid boric 1-3%.
Hiện nay, thuốc sát trùng xử lý mơi trường đóng vai trị đặc biệt quan
trọng trong q trình khống chế dịch bệnh, nhất là từ khi các dịch nguy hiểm
như cúm gia cầm, lở mồm long móng, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
trên lợn xảy ra. Các thuốc sát trùng phổ biến hiện nay bao gồm: Polividone
iodine, Benzalkonium (BKC), Chloramin T (Halamid), Chloramin B và một
số amoni bậc 4 khác.
* Nhóm thuốc khác.
- Nhóm thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau như: Analgin, Paracetamol.
Dexamethazol.

- Nhóm dung dịch truyền: dung dịch nước muối sinh lý (NaCl ñẳng
trương 0.9%), dung dịch Ringer lactic, dung dịch đường gluco 5%.
- Nhóm thuốc trợ sức, trợ lực, giải ñộc: Cafein, Camphora, Urotropin,
Strichnin.
- Chế phẩm sinh học: kháng thể, men vi sinh, hormone,…
2.1.1.2. Vai trị của thuốc thú y
Có thể nói từ khi có xã hội lồi người là bắt đầu có lịch sử dùng thuốc.
Từ quá trình tìm kiếm, lựa chọn thức ăn ñể sống, từ những quan sát và bắt
trước các loài ñộng vật hoang dại, con người ñã biết tìm ra các chất trong
thiên nhiên để tự chữa bệnh cho mình và thú nuôi. Cùng với sự phát triển của
nghề chăn nuôi và sự gia tăng mối quan tâm của con người đến động vật, vai
trị của thuốc thú y ngày càng ñược coi trọng. Việc sử dụng thuốc thú y khơng
chỉ trực tiếp tác động đến sức khoẻ, năng suất vật ni, động vật hoang dã mà
cịn gián tiếp ảnh hưởng ñến sức khoẻ con người. Theo sự phát triển của khoa

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

10


học công nghệ và nhu cầu thực tiễn, thuốc thú y ngày càng ña dạng và ñược
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên có thể kể đến hai nhiệm vụ chính
của thuốc thú y đó là phịng trị bệnh cho vật nuôi và nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm vật ni.
*Phịng trị bệnh cho vật ni
ðối tượng động vật được con người tác động ở đây có thể là ñộng vật
hoang dã ñược sử dụng, nghiên cứu, bảo tồn nhưng chủ yếu vẫn là vật ni.
ðộng vật được ni với nhiều mục đích khác nhau: lấy thực phẩm, ngun
liệu chế biến trong cơng nghiệp, an ninh quốc phịng, dược phẩm, giải trí.. Sự
đa dạng về đối tượng vật ni cũng đồng nghĩa với việc có nhiều dịch bệnh

khác nhau, địi hỏi các loại thuốc tương ứng khác nhau. Thuốc thú y là một
trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sức khoẻ cho vật ni.
Theo các chun gia, thuốc thú y tuy chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng
chi phí chăn ni, nhưng lại rất cần thiết giúp bảo vệ vật ni và có vai trị
quyết định cho sự thành bại của nghề (Thạch Phùng, 2007)[28].
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, ln có nhiều nguy cơ tiềm
ẩn gây bệnh cho vật ni, đặc biệt những nơi có trình độ, điều kiện chăm sóc
ni dưỡng kém. Ngay ở bên trong cơ thể vật nuôi, luôn tồn tại rất nhiều mầm
bệnh, khi những ñiều kiện bất lợi kéo dài, sinh vật gây bệnh phát triển, sức
chống ñỡ của cơ thể khơng đủ mạnh, cơ thể sẽ ốm. Nhu cầu thuốc thú y ở
nước ta là rất lớn. Trên thực tế, người ta dùng thuốc ñể ñiều trị theo căn
nguyên gây bệnh và các triệu chứng kèm theo. Nếu căn nguyên gây bệnh là
loại vi khuẩn thì biện pháp chính là dùng kháng sinh; căn ngun là virus thì
biện pháp chính là dùng kháng thể (nếu có) và điều trị triệu chứng; căn
nguyên là ký sinh trùng thì phải dùng các loại thuốc trị ký sinh trùng. Tuy
nhiên, ít khi vật nuôi ốm chỉ do một loại mầm bệnh mà hay ghép với nhiều
loại mầm bệnh khác, thường là nhiễm khuẩn kế phát. Vì vậy, liệu pháp kháng

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

11


sinh ñược sử dụng khá rộng rãi trong các trường hợp mắc bệnh, nhất là các ca
bệnh chưa hoặc không rõ nguyên nhân.
Thuốc thú y ñược sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau, khơng chỉ
để chữa khi con vật mắc bệnh, mà ngay cả khi bệnh chưa xảy ra, người ta
cũng dùng để phịng, nhất là những bệnh có nguy cơ cao. Dùng thuốc với mục
đích phịng bệnh là một chiến lược khá hiệu quả, ñược ứng dụng rộng rãi,
thậm chí được xây dựng thành những quy trình chuẩn trong chăn ni cơng

nghiệp. Ví dụ việc dùng kháng sinh phòng bệnh tụ huyết trùng, thuốc chống
cầu trùng cho lợn, gà; dùng vitamin C giảm stress nóng cho gia cầm....Hiện
nay có 3 phương pháp sử dụng kháng sinh để phịng bệnh trong chăn nuôi
(Trần Mai Anh ðào, 2007) [15]:
- Dùng một loại kháng sinh ở liều phòng trong một thời gian dài nhằm
duy trì hệ vi sinh vật có lợi ở ñường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi
khuẩn gây bệnh.
- Dùng luân phiên nhiều loại kháng sinh ở liều phịng để ngăn chặn hệ
vi sinh vật gây bệnh cơ hội có sẵn trong cơ thể hoặc những vi khuẩn có thể
lây từ cá thể này sang cá thể khác. Phương pháp này thường ñược dùng ñể
vận chuyển thú từ nơi này sang nơi khác có mơi trường sống khác nhau hoặc
ñối với những con vật ñược lựa chọn cho sản xuất lâu dài.
- ðể hạn chế sự kháng thuốc của vi sinh vật xảy ra khi sử dụng những
phương pháp trên, người ta ñã ñưa ra những hướng giải quyết khác: liều
kháng sinh tăng dần liên tục ñể hiệu quả kháng khuẩn luôn ở mức cao hơn
liều mà vi sinh vật có thể đề kháng được, ít nhất về mặt lý thuyết. Phương
pháp này tỏ ra hiệu quả trong việc khống chế vi sinh vật gây bệnh và cả sự ñề
kháng thuốc ( BANRC, 1999) [40].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

12



×