Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới đời sống cuả người thu nhập thấp trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.77 KB, 36 trang )

ĐỀ TÀI: “Lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của
nó tới đời sống cuả người thu nhập thấp trong những năm gần
đây”
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, lạm phát là một trong những vấn đề quan trọng có tác động lớn
đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của
nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, sự hiểu biết về tình hình lạm phát và ảnh hưởng của nó đối với
nhiều người còn rất mơ hồ, chưa thấy rõ được bản chất.
Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài này để thực hiện.
2. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu về tình hình lạm phát và những ảnh hưởng của nó tới người thu
nhập thấp ở Việt Nam trong những năm gần đây.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát chung về lạm phát
- Tình hình lạm phát ở Việt Nam
- Những ảnh hưởng của lạm phát tới người thu nhập thấp
- Những giải pháp khắc phục hậu quả của lạm phát
3. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
- Khái niệm, diễn biến, hậu quả, nguyên nhân của lạm phát là gì?
- Tình hình lạm phát ở Việt Nam các năm gần đây như thế nào?
- Ảnh hưởng của lạm phát tới người thu nhập thấp ra sao?
1
- Những biện pháp nào để khắc phục hậu quả của lạm phát?
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu (Chủ điểm nghiên cứu)
Tình hình lạm phát ở Việt Nam và những ảnh hưởng của nó tới người thu
nhập thấp.
4.2 Giới hạn không gian nghiên cứu: ở Việt Nam


4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu: những năm gần đây (2004-2011)
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Đề tài giúp có cái nhìn khái quát về tình hình lạm phát ở Việt Nam và
những ảnh hưởng của nó tới người thu nhập thấp hiện nay.
- Đưa ra các giải pháp để khắc phục hậu quả của lạm phát
- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tới vấn đề này.
2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong kinh tế học, lạm phát (inflation) là sự tăng lên theo thời gian của mức
giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị
trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì
lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ
trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta
hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi
ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà
kinh tế học vĩ mô.
Trong bộ sách Tư Bản của mình, Các Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy
phải được giới hạn số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện
tiền giấy của mình". Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước
phát hành lưu thông vướt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền
giấy giảm xuống, giá cả tăng vọt và tình trạng lạm phát xuất hiện. Từ đây, ông
cho rằng lạm phát là "bạn dường" của chủ nghĩa tư bản. Không những CNTB
bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư mà còn gây ra lạm phát làm giảm
tiền lương của người lao động.
Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng : " Lạm phát xảy ra khi mức chung của
giá cả và chi phí tăng - giá bánh mì, dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất,
tiền thuê tư liệu sản xuất tăng". Ông thấy rằng lạm phát chính là biểu thị sự tăng
lên của giá cả.
Milton Friedman lại quan niệm khác: "Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh

và kéo dài". Ông cho rằng lạm phát là một hiện tượng tiền tệ phát triển, ảnh
hưởng đến nền kinh tế quốc dân của mỗi nước thì lạm phát có thể xảy ra bất kỳ
thời điểm nào. Nó chính là một hiện tượng tất yếu của tài chính - tiền tệ.
Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đặt ra và nó
được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường:"Lạm phát là sự tăng
lên của mức giá trung bình theo thời gian".
Đo lường lạm phát:
Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của
một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Không tồn tại một
phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc
3
vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc
vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của
chỉ số lạm phát bao gồm:
1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
2. Chỉ số giá sinh hoạt (CLI)
3. Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI)
4. Chỉ số giá bán buôn:
5. Chỉ số giá hàng hóa:
6. Chỉ số giảm phát GDP:
7. Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI)
Phân loại lạm phát:
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ
lạm phát. Nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế
thường phân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát thấp, lạm phát cao (lạm
phát phi mã) và siêu lạm phát.
1. Thiểu phát: Mức lạm phát gần bằng không hoặc âm
2. Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3
đến dưới 10 phần trăm một năm.
3. Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc

độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số một năm.
4. Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình
trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính
xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu
lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng
tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định
nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm phát.
Nguyên nhân gây ra lạm phát:
1. Lạm phát do cầu kéo
4
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn
dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-
AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức
giá và sản lượng cùng tăng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng
cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp
ứng. Do đó có lạm phát.
Các nguyên nhân khác của lạm phát:
Lạm phát do cầu thay đổi
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do cơ cấu
Lạm phát do xuất khẩu
Lạm phát do nhập khẩu
Lạm phát tiền tệ
Lạm phát đẻ ra lạm phát
Kiềm chế lạm phát
Những người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung,
thông thường là thông qua các chính sách tài chính để giảm nhu cầu. Họ cũng
lưu ý đến vai trò của chính sách tiền tệ, cụ thể là đối với lạm phát của các hàng
hóa cơ bản từ các công trình nghiên cứu của Robert Solow. Các nhà kinh tế học

5
3
1
1'
2'
3'
3
P3
P2
P1
Yn
Yt
trọng cung chủ trương kiềm chế lạm phát bằng cách ấn định tỷ giá hối đoái giữa
tiền tệ và một số đơn vị tiền tệ tham chiếu ổn định như vàng, hay bằng cách giảm
thuế suất giới hạn trong chế độ tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn. Tất
cả các chính sách này đã được thực hiện trong thực tế thông qua các tiến trình.
6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong bài viết này người viết sử dụng các phương pháp: trích dẫn, thống
kê và đối sánh phối hợp với phương pháp qui nạp và suy diễn.
Trích dẫn tài liệu là phương pháp được chuẩn hóa trong việc ghi nhận những
nguồn tin và ý tưởng mà người viết đã sử dụng trong bài viết của mình trong
đó người đọc có thể xác định rõ từng tài liệu được trích dẫn, tham khảo. Các
trích dẫn nguyên văn, các số liệu và thực tế, cũng như các ý tưởng và lý
thuyết lấy từ các nguồn đã được xuất bản hoặc chưa được xuất bản đều cần
phải được trích dẫn. Khi làm bài Người viết đã sử dụng phương pháp này để
trích tư liệu, để bài viết có thông tin xác đáng hơn.
Ví dụ : nhờ có trích dẫn tài liệu như “Trong kinh tế học; hoặc theo quan
điểm của Milton Friedman; Nhà kinh tế học Samuelson; Các Mác; các nhà
kinh tế học hiện đại … chúng ta hiểu rõ hơn khái niệm về lạm

phát (inflation).
Hay từ các chỉ số đo lường lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); Chỉ số giá
sinh hoạt (CLI); Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index - PPI); Chỉ số giá
bán buôn;Chỉ số giá hàng hóa; Chỉ số giảm phát GDP;Chỉ số giá chi phí tiêu
dùng cá nhân (PCEPI)… chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra sự
lạm phát (inflation). Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục….
Ngoài ra, đề tài tìm hiểu về “Lạm phát ở Việt Nam và những ảnh
hưởng của nó tới đời sống cuả người thu nhập thấp trong những năm
gần đây” còn sử dụng nhiều phương pháp khác là thống kê và đối sánh. Bởi
vì đọc tài liệu, trích dẫn tài liệu rồi thống kê số liệu cụ thể và đối sánh lại, để
tìm ra những các nguyên nhân gây ra sự lạm phát (inflation), sự ảnh hưởng
7
của lạm phát tới đời sống của người dân Việt Nam nói chung và những người
có thu nhập thấp nói riêng.
Phương pháp qui nạp, suy diễn được phối hợp trong quá trình vận dụng
phân tích khái quát chung về lạm phát, tình hình lạm phát ở Việt Nam, những
ảnh hưởng của lạm phát tới người thu nhập thấp, và lựa chọn những giải pháp
khắc phục hậu quả của lạm phát nhằm nâng cao mức sống của người dân.
8
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
1. Khái niệm, diễn biến, hậu quả, nguyên nhân của lạm phát là gì?
1.1 Khái niệm:
1
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay
giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát
là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông
thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong
phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu
là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh

hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh
tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0
hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
1.2 Diễn biến:
Biểu hiện của lạm phát là tiền giấy bị mất giá, giá cả hàng hóa tăng.
Lúc đầu giá vàng tăng, sau đó lan rộng ra đối với giá cả các hàng hóa khác,
nhưng giá cả các loại hàng hóa tăng không giống nhau. Đối với hàng tư liệu tiêu
dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, hàng may mặc), giá cả tăng cao so với
các hàng tiêu dùng khác. Đối với tư liệu sản xuất thì giá cả tăng nhanh nhất là
những vật tư nguyên liệu quan trọng (sắt, thép, kim loại…)
Giá cả hàng hóa tăng lên làm cho đời sống người lao động ngày càng khó
khăn, vì vậy cơ cấu tiêu dùng của người lao động sẽ bị thay đổi theo chiều
hướng giảm tiêu dùng xa xỉ, lâu dài, tập trung cho tiêu dùng trước mắt. Điều đó
khiến cho chỉ số lạm phát của từng nhóm mặt hàng có thể không giống nhau,
thậm chí có những mặt hàng giảm giá, nhưng chỉ số giá chung thì vẫn tăng.
1
Theo
9
Ngoài những biểu hiện nói trên, lạm phát còn biểu hiện là tỷ giá ngoại tệ tăng
liên tục, tức là tiền trong nước bị giảm giá còn ngoại tệ thì tăng giá.
Thông thường trong nước có lạm phát, tiền giấy bị mất giá so với vàng, giá
vàng trong nước tăng thì nó cũng sẽ làm tỷ giá ngoại tệ tăng. Điều này đối với
nước có lạm phát cũng có lợi thế là có thể đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa.
Tại Việt Nam, từ năm 1990 trở về trước, tỷ lệ tăng giá (lạm phát) cao hơn tỷ
lệ tăng trưởng tiền tệ, chứng tỏ lạm phát rất nghiêm trọng.
Lạm phát có ba mức độ khác nhau:
- Lạm phát vừa phải: (Reasonable Inflation): đó là lạm phát mà tỷ lệ tăng
giá cả hàng hóa trong khoảng 10% trở lại. Mới đầu lạm phát này còn được
gọi là lạm phát một con số, người ta cho rằng lạm phát một con số là lạm
phát có thể chấp nhận được, nhiều nước coi lạm phát một con số như là một

chính sách của nhà nước để phát triển kinh tế.
- Lạm phát cao: là lạm phát mà chỉ số tăng của giá cả là tương đối cao. Đó
là mức lạm phát ở hai con số (dưới 100%), còn gọi là lạm phát thực sự.
- Siêu lạm phát: đó là lạm phát với cường độ lớn từ 100% lên vài ba trăm
phần trăm mỗi năm. Với mức độ lạm phát này thì nó ảnh hưởng ghê gớm
đến đời sống kinh tế xã hội.
1.3 Hậu quả:
10
Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải có tác dụng tích cực đến
sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh
hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội. Lạm phát gây
ra một số hậu quả như:
2
- Tác hại thứ nhất: là làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước
đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội
không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình.
-Thứ hai, tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết
nền kinh tế đã bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng
tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của
lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong
trường hợp nhà nước có thể chỉ số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát,
thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế.
-Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng
hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng
hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị
nghèo đi.
-Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng
bạc…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.
-Thứ năm, xuyên tạc bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều
kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện

trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này
tăng hay giảm đột biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh
khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.
2
Theo
11
-Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có
lợi nhuận cao.
-Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày
càng giảm về mặt giá trị.
-Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của
ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi
trong xã hội.
-Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về
hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc
biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm
phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên
hiện tượng là tmf cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa
dù không có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.
Tóm lại: Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây
ra hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của môi nước. Lạm phát làm
cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá
cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm
cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề.
Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao
động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.
Chính vì các tác hại trên, việc kiểm soát lạm phát, giữ lạm phát ở mức độ
hợp lý và tỷ lệ lạm phát thấp (Tỷ lệ lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trưởng
kinh tế) trở thành một trong những mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên,
mục tiêu kiềm chế lạm phát không đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát

bằng không. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở
12
một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho
sự phát triển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa
mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế.
1.4 Nguyên nhân:
Mỗi một loại lạm phát có những nguyên nhân của nó, nguyên nhân của lạm
phát vừa phải có điều tiết khác với nguyên nhân của siêu lạm phát; nguyên nhân
lạm phát của một nền kinh tế phát triển có hiệu quả khác với nguyên nhân lạm
phát của một nền kinh tế suy thoái không có hiệu quả. Song dù có những sự
khác nhau như thế nào đi nữa, các cuộc lạm phát đều có những nguyên nhân có
tính chất chung. Những nguyên nhân đó cụ thể là:
- Những nguyên nhân do phương pháp tính hay nói chung là những
nguyên nhân này liên quan đến các chủ thể kinh doanh: việc thay đổi giá nhân
công, giá nguyên vật liệu…ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, từ đó dẫn đến
giá của sản phẩm trên thị trường tăng cao, đây cũng có thể là nguyên nhân gây
ra lạm phát.
- Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách của nhà nước: việc thay
đổi, ban hành mới các chính sách của Nhà nước ví dụ như chính sách Thuế,
chính sách ưu tiên phát triển cho một số ngành nghề, lĩnh vực, thay đổi cơ cấu
kinh tế…có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mất cân
đối giữa các ngành nghề và dẫn đến lạm phát.
- Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện quốc tế: giá xăng dầu
trên thế giới tăng, giá vàng tăng…có thể gây ra lạm phát ở một nước.
- Những nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện tự nhiên: bão lụt, hạn
hán…
13
- Những nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý của dân chúng: Khi thị trường
bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang leo thang
hàng ngày, gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004) Bộ

Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới (thực tế tăng từ 1/10/2004) đã kích
thích tâm lý tăng tiêu dùng của dân chúng, làm cho giá cả các mặt hàng tiêu
dùng tăng nhanh từ đầu năm (thông thường là tăng vào cuối năm). Mặt khác khi
dân chúng đang lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thì NHNN Việt Nam
lại phát hành thêm loại tiền mệnh giá 100.000 đồng mới vào lưu thông (gấp đôi
mệnh giá lớn nhất trước đó). Vào cuối năm 2003, NHNN Việt Nam lại đưa tiếp
loại tiền polyme mới với các mệnh giá 50.000, 500.000, 100.000 vào lưu thông.
Đặc biệt là đồng tiền với mệnh giá 500.000 (lớn gấp 10 lần so với đồng tiền có
mệnh giá lớn nhất trước đó) đã tiếp tục tác động xấu đến tâm lý của dân chúng.
Dân chúng cho rằng NHNN Việt Nam đang đưa thêm vào lưu thông một khối
lượng tiền rất lớn và vì vậy giá trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh. Do đó dân
chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VNĐ sang các tài sản tài chính
khác và càng khuyến khích tâm lý tiêu dùng. Kết quả là giá cả các mặt hàng
trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng.
3
Tuỳ theo các điều kiện cụ thể, mà có thể có những cuộc lạm phát bắt nguồn từ
một, hoặc nhiều nguyên nhân.
2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây
Như chúng ta đã biết, lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của
mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán
có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2
con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều
này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy
3
Theo www.dayconlamgiau.com “Lạm phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp khắc phục”
14
vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của
người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Vậy những
nguyên nhân này là do đâu?

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời hạn
nhất định. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia
giảm, và giá các mặt hàng khác không thay đổi. Nhưng nếu mức giá chung tăng
lên, ta có lạm phát. Ngược lại, nếu mức giá chung giảm xuống, ta có giảm phát.
Lạm phát có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, ở nước ta,
cách phổ biến cho đến nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phản ánh biến động về
giá cả chung qua thời gian của một số lượng (hay còn gọi là “rổ”) hàng hóa, dịch
vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng phục vụ đời sống bình thường của người
dân.
4
Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao. Từ
năm 2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ số tăng
trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt
Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm
2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã
chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép
9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức
hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba
lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo
mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối
4
TS. Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng, Viện Quản lý kinh tế Trung ương “Lạm phát ở
Việt Nam: thực trạng và giải pháp", 20-8-2011
15
(3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu
(56,5% so với 18,2%)
5
Mức lạm phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các
nước trong khu vực. Ví dụ, lạm phát bình quân hàng năm ở Trung Quốc giai

đoạn 2006-2009 khoảng 3%, ở Indonesia khoảng 8,4%, Thái Lan khoảng 3,1%,
Malaysia khoảng 2,7% và Philipine khoảng 5,8%,v.v… Bốn tháng đầu năm
2011, lạm phát ở nước ta vẫn ở mức cao và diễn biến phức tạp.
Lạm phát cuối tháng 4 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 đã tăng 9,64%;
tăng 17,51% so với tháng 4 năm 2010; lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 so với
cùng kỹ năm 2010 đã tăng 13,95%. Như vậy, lạm phát 4 tháng đầu năm (so với
các kỳ gốc khác nhau của năm 2010) đều đã cao hơn nhiều so với chỉ tiêu lạm
phát của năm 2011 đã được Quốc hội thông qua.
Lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với các nước
khác trong khu vực. Ví dụ, lạm phát tháng 3 năm 2011 ở Trung Quốc là 5,4% so
với cùng kỳ năm 2010; còn lạm phát quý I năm 2011 ở Indonesia có thể tăng lên
7,1%, ở Phillipine là 4,9%, Thái Lan là 4% và Malaysia là khoảng 2,8% so với
cùng kỳ năm 2010.Lạm phát cao, kéo dài trong nhiều năm liên tục đã gây nhiều
tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Lạm phát cao là một
trong các biểu hiện của bất ổn kinh tế vĩ mô.
Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô là bất lợi lớn đối với khuyến khích và
thu hút đầu tư; làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta kém cạnh tranh hơn so
với các nước khác. Lạm phát cao, biến động liên tục đã làm gia tăng chi phí sản
xuất, giảm lợi nhuận; làm cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn trở nên rủi ro
hơn và không dự tính được một cách chắc chắn. Hệ quả là, các doanh nghiệp nói
5
TS. Nguyễn Đình Cung – Phó Viện trưởng, Viện Quản lý kinh tế Trung ương “Lạm phát ở
Việt Nam: thực trạng và giải pháp", 20-8-2011
16
chung không những phải cắt giảm đầu tư phát triển, mà có thể phải cắt giảm cả
quy mô sản xuất hiện hành để đối phó với lạm phát cao.
Thực tế cho thấy, lượng vốn FDI đăng ký bốn tháng đầu năm 2011 chỉ bằng
52% của cùng kỳ năm 2010. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, số doanh
nghiệp đăng ký mới và số vốn đăng ký đã giảm xuống, chỉ bằng khoảng 75% của
cùng kỳ năm ngoái. Điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cũng cho thấy

chỉ số lạc quan kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên ở Việt Nam trong
quý I/2011 đã giảm đáng kể. Lạm phát cao (nhưng tiền lương và thu nhập bằng
tiền khác của người lao động không tăng lên tương ứng) đã làm cho thu nhập
thực tế của họ giảm xuống. Ví dụ, trong hai năm qua, lạm phát đã làm cho thu
nhập thực tế của người lao động mất hơn 20%; từ đó, đời sống của đa số dân cư
đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Lạm phát cao làm giảm giá trị
thực của đồng tiền nội tệ, làm xói mòn giá trị số tiền tiết kiệm của dân chúng;
làm giảm lòng tin và mức độ ưa chuộng của người dân trong việc nắm giữ và sử
dụng đồng nội tệ. Điều đó vừa gây áp lực thêm đối với lạm phát, bất ổn kinh tế
vĩ mô trước mắt, vừa làm xói mòn nền tảng phát triển lâu dài trong trung và dài
hạn.
Thực trạng lạm phát ở nước ta như trình bày trên đây có nhiều nguyên nhân,
do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng
thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy.
Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với
việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào
nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức
tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các
năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả
những năm sau, trên 20% trong suốt 10 năm vừa qua, đôi khi lên đến 50.2% vào
17
2007 và 45.6% vào năm 2009
6
. Theo Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), mức tín
dụng tăng 27% trong năm 2010, vượt quá mục tiêu 25%. Mức tín dụng chỉ tiêu
cho năm 2011 là 23%. Nay mới hạ xuống dưới 20%
7
. Ngoài ra, phần lớn những
tín dụng này lại được ưu tiên dành cho những DNNN, thường hoạt động kém
hiệu quả, với những điều kiện thuận lợi.

Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh
nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng;
thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước
ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm
xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ
nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế
giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm
2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho
xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai,
dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo,
đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo.
Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu,
các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần
đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu
( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị
trường trong nước. Giá cả trên thị trường thế giới tăng cao và các điều kiện quốc
tế bất lợi khác rõ ràng có tác động đến giá cả và lạm phát ở nước ta. Tuy vậy,
lạm phát cao kéo dài và sự chênh lệch rất lớn giữa lạm phát ở nước ta và các
6
IMF, “Vietnam: 2010 Article IV Consultation—Staff Report and Public Information Notice,”
September 2010.
7
John Ruwitch, “Vietnam Leaders All Talk No Action on Inflation,” Reuters, January 14,
2011.
18
nước trong khu vực, kể cả các nước có nền kinh tế mở hơn, chứng tỏ các nguyên
nhân chủ quan, bên trong vẫn là chủ yếu.
Còn đối với lạm phát 4 tháng đầu năm 2011, thì ngoài những nguyên nhân
nói trên, thì điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện, tỷ giá, các mặt hàng khác .v.v…
là nguyên nhân trực tiếp làm cho lạm phát trong mấy tháng gần đây cao hơn so

với cùng kỳ của các năm trước. Theo Nghị Quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày
24/2/2011, nhà nước cho phép gia tăng giá xăng dầu trong nước cho phù hợp với
giá xăng dầu thế giới và giá điện trong nước theo cơ chế thị trường. Tăng giá
điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm
phát trầm trọng thêm. Đây là một hiện tượng chi phí đẩy. Việc tăng giá xăng là
một việc không tránh được vì giá xăng dầu trên thế giới tăng và Việt Nam là một
nước nhập cảng xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu. Việc
điều chỉnh giá xăng dầu được quy định theo Nghị Định 84/2009 của nhà nước về
kinh doanh xăng dầu. Theo nghị định này giá cơ sở được tính theo công thức sau
đây: Giá CIF (bao gồm giá xăng dầu thế giới, phí bảo hiểm và chi phí vận
chuyển đến Việt Nam) + Thuế, phí + Chi phí kinh doanh định mức (600 đồng/lít)
+ Lợi nhuận định mức (300 đồng/lít) + Mức trích quỹ bình ổn giá (300 đồng/lít)
8
. Tuy nhiên, công thức này không áp dụng mạnh mẽ trong thời gian qua cho
đến gần đây. Vì ngân sách quốc gia thiếu hụt nghiêm trọng cộng thêm kinh tế bất
ổn nói chung mà nhà nước đã có quyết định không hợp thời là tăng giá xăng liên
tục ba lần kể từ đầu năm nay. Lần tăng 30% mới nhất đã đưa giá xăng lên đến
21,300 VN/lít trong tháng 3. Cũng vào dịp này giá dầu diesel tăng 24%
9
.
8
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, “Nghị Định về Kinh Doanh Xăng Dầu, số
84/2009/NĐ-CP,” 15-10-2009.
9
Wasantha Rupasingha, “Inflation Fuels Social Unrest In Vietnam,” World Socialist Web Site
(wsws.org), March 21, 2011.
19
Điện ở Việt Nam cũng được Chính phủ bao cấp lâu nay. Giá thành cao hơn
giá bán. Giá điện trung bình tại Việt Nam hiện nay là 5.2 cent / kWh (tính theo
USD), chỉ bằng một nửa so với giá điện của các nước trong khu vực. Chi phí sản

xuất ra 1kWh điện trung bình từ 7 đến 12 cent. Việc hủy bỏ bao cấp là cần thiết
và nhà nước đã cho phép tăng giá điện 15.3% bắt đầu có hiệu lực vào tháng 3.
Đây cũng là một quyết định không hợp thời vì Việt Nam đang phải đối phó với
nạn lạm phát cao. Nhưng áp lực là do công ty quốc doanh Điện Việt Nam (EVN)
bị lỗ lã và ngân sách thiếu hụt. Thật vậy, những nhà lãnh đạo của Bộ Công Nghệ
và Thương Mại, qua một bản tin của Vietnam Business News đề ngày May 4,
2011, tiết lộ rằng mục đích chính của việc tăng giá điện là để giảm thiểu lỗ của
công ty. Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám Đốc EVN cho biết thêm rằng giá
điện tăng vừa qua không bù đắp được tất cả những lỗ lã của công ty trong năm
2010. Con số này lên tới 8.000 tỉ VNĐ
10
. Như vậy có nghĩa nhà nước có thể sẽ
cho phép EVN tăng giá điện lên nữa trong tương lai. Thực vậy, một bản tin của
Bloomberg News viết rằng “Một quyết định của chính phủ cho phép giá điện
được điều chỉnh ba tháng một lần tùy theo điều kiện thị trường có thể báo hiệu
cho một sự tăng giá 40% vào tháng Sáu, theo một nguồn tin của Viet Capital
Securities.”
11
Ở năm 2011 nguyên nhân lạm phát tiền tệ diễn ra khá nóng, trong 15 tháng
vừa qua, Việt Nam đã phá giá VNĐ tất cả 4 lần và trong khoảng thời gian này trị
giá của VNĐ đã giảm tổng cộng khoảng 20% so với đồng US dollar (USD).
Trong lần thứ tư xảy ra vào ngày 11/2/2011, VNĐ sụt giá 9.3% so với USD
12
.
Hối suất chính thức của VNĐ tăng từ 18,932 lến đến 20,693 cho một USD.
NHNN quyết định phá giá VNĐ là để giảm bớt sự chênh lệch giữa hối suất chính
10
Vietnam Business News, “EVN’s 2010 Losses Excluded in 2011 Electricity Price Scheme,” May 4,
2011.
11

Jason Folkmanis, “Vietnam’s Inflation Accelerates to Fastest Pace in 28 Months,”
Bloomberg News, April 23, 2011.
20
thức và hối suất chợ đen, đôi khi sự cách biệt lên đến 9% và làm giảm sự khan
hiếm ngoại tệ. Sự phá giá VNĐ cũng giúp tăng xuất khẩu và giảm chênh lệch
cán cân thương mai vì làm giảm chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đồng
Việt Nam mất giá cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập
khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân bên ngoài là giá thực phẩm và giá xăng
dầu gia tăng. Nhưng tất cả mọi nước đều chịu ảnh hưởng của hai thứ sản phẩm
này không phải chỉ riêng Việt Nam.
Lạm phát tăng cao đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế
Việt Nam. Một trong những hậu quả của tình trạng lạm phát mà chúng ta đã thấy
ở trên là lạm phát làm giảm phát triển. Nhà nước sau cùng đã phải giảm chỉ tiêu
phát triển 1% từ 7%-7.5% xuống 6.5% cho năm 2011 đặc biệt là ngừng, đình
hoãn, giãn tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư của nhà nước. Với lãi suất và
đối với tình trạng kinh tế vĩ mô bất ổn do lạm phát gây ra, các nhà đầu tư tư nhân
có khuynh hướng giảm đầu tư hoặc rút ra khỏi Việt Nam.
Nạn lạm phát làm cho đồng tiền VNĐ yếu đi và mất giá. Người tiêu thụ bớt
tin tưởng vào VNĐ và do đó họ có khuynh hướng giữ vàng hoặc ngoại tệ. Mới
đây NHNN đã áp dụng một số biện pháp để giảm bớt hiện tượng dollar hóa thị
trường bằng cách kiểm soát chợ đen, tăng tỉ lệ dự trữ USD từ 4% lên đến 6%, và
giới hạn lãi suất dành cho tiền USD ký quỹ xuống còn 3%. Kể từ khi có cuộc
khủng hoảng tài chánh thế giới vào năm 2008, các đồng nội tệ Á châu đều lên
giá so với USD và mức lạm phát tối đa cũng chỉ bằng nửa Việt Nam. Chỉ riêng
tiền của Việt Nam bị mất giá. Đây là một thử thách đối với Việt Nam.
12
Ben Bland, “Inflation Fears as Vietnam Devalues Dong,” Financial Times, February 11,
2011
21

Vì đồng VNĐ mất giá cho nên dân chúng thu mua và tích trữ vàng và đồng
USD. Các cơ sở kinh doanh không bị đòi hỏi phải bán giữ ngoại tệ cho ngân
hàng trung ương.Do đó những cơ sở này cũng lưu trữ ngoại tệ. Trong khi đó,
mức tồn trữ ngoại tệ của NHNN quá thấp. Kể cả vàng mức dự trữ ngoại tệ của
NHNN vào cuối năm 2010 là 15.5 tỉ USD, tương đương với 1.9 tháng trị giá
nhập cảng theo báo cáo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Hiện nay có khoảng 400,000
công nhân Việt Nam làm việc ở ngoại quốc và khoảng ba triệu “Việt kiều” đang
sống ở nước ngoài. Theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, số tiền của công
nhân “xuất khẩu lao động” và “Việt kiều” chuyển về Việt Nam dưới dạng
“gross remittance” hay “net private transfers” trong hai năm 2009 và 2010 là 6 tỉ
USD (thực tế) và 6.1 tỉ USD (dự đoán). Con số ngoại tệ này cũng không đáng kể
gì đối với nhu cầu ngoại tệ của Việt Nam hiện nay. Tình trạng cán cân thương
mại thiếu hụt do nhập nhiều hơn xuất khẩu kéo dài quá lâu đã làm hao mòn dự
trữ ngoại tệ. Trong thời gian từ 2005-2010, tổng số nhập siêu của Việt Nam là
47.3 tỉ USD hay trung bình mỗi năm là 7.9 tỉ USD. Thêm vào đó là nạn đầu tư
vô tội vạ của các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Thay vì chú trọng vào việc sản
xuất, một số tập đoàn này lại đầu tư vào dịch vụ kinh doanh phi sản xuất như
chứng khoán và nhà đất. Đó là những lý do làm cho Việt Nam đang trải qua tình
trạng khan hiếm ngoại tệ khiến cho các nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi thu mua
ngoại tệ để mua hàng từ nước ngoài.
Theo ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Dầu Việt Nam
(PV Oil), trung bình PV Oil cần 80-90 triệu USD mỗi tháng để nhập cảng dầu,
nhưng chỉ mua được một phần USD, còn phần lớn phải đi vay. Trong ba tháng
đầu của năm 2011, số nợ của PV Oil đã lên đến 100 triệu
13
.
Theo một số báo ở trong nước, xăng trở nên khan hiếm, đặc biệt tại các tỉnh ở
miền Tây Nam phần, giáp ranh với Campuchia, sau khi có quyết định tăng giá
13
Thanh Loan, “Báo Động Đỏ Cung Cấp Xăng Dầu,” PetroVietnam, 29-03-2011.

22
xăng. Báo SGGP tường thuật rằng nhiều trạm chỉ bán xăng nhỏ giọt, hoặc đề
bảng hết xăng, hoặc tạm đóng cửa để sửa chữa. Vụ khan hiếm xăng dầu ảnh
hưởng đến những người sống về dịch vụ chuyên chở bằng ghe máy, thuyền máy,
hay xe hơi.
Lạm phát nói chung ảnh hưởng đến lương bổng của công nhân và những dân
nghèo ở nông thôn một cách mạnh mẽ. Vì giá xăng dầu và điện gia tăng, các
công ty chuyên chở đã tăng chi phí chuyên chở bằng 15%-20%. Các công ty
đường sắt cũng gia tăng lệ phí 25% kể từ 1/4/2011. Những công ty hàng không
cũng có những quyết định tương tự. Cuối cùng chỉ có những người tiêu thụ chịu
mọi hậu quả.
Một cuộc điều tra dư luận của 2,100 công nhân tại bẩy thành phố và tỉnh
doTổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thực hiện vào cuối tháng 11, 2010 cho
thấy rằng chỉ có 3.9% số người hồi âm là thỏa mãn với số lương bổng, trong khi
đó 50.9% không hài lòng. Vào năm 2010, ở Việt Nam có khoảng 216 vụ đình
công xẩy ra. Trong hai tháng đầu của năm 2011, có trên 20 vụ đình công liên hệ
tới lạm phát mà phần lớn là ở tại những công ty đầu tư nước ngoài sản xuất quần
áo, giầy, và đồ điện tử với lương bổng rất thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn
14
.
3. Ảnh hưởng của lạm phát tới người thu nhập thấp
Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội. Lạm phát
làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo
thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp.
Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai
thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng
14
Wasantha Rupasingha, “Inflation Fuels Social Unrest In Vietnam,” World Socialist Web
Site (wsws.org), March 21, 2011.
23

công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn. Và kéo
theo đó là đời sống của tầng lớp dân cư, nhất là những người làm công ăn
lương, những hộ nghèo. Họ là những người phải chịu sự tác động trực tiếp nhất
của lạm phát trong cơn bão tăng giá: mất việc, không thu nhập, giá cả tăng
đồng nghĩa với việc tăng số người nghèo và tăng bất ổn, bất bình đẳng trong xã
hội.
Theo thống kê thì hiện nay số hộ nghèo ở Thanh Hóa là nhiều nhất, sau đó
đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Sơn La, Sóc Trăng Những năm qua, nỗ lực giảm
nghèo của chính phủ ở những vùng này đã đạt được kết quả nhất định, số hộ
nghèo đang giảm dần. Nhưng dường như những thành quả này đang có nguy cơ
bị mất đi khi số hộ nghèo ở những tỉnh này đang có xu hướng gia tăng do lạm
phát.
Theo vụ Văn hóa, xã hội, thể dục thể thao thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư, chỉ
trong hai tháng đầu năm 2011 số lượt nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói đã tăng
gấp gần 2 lần so với cùng thời điểm của năm 2010. Cụ thể nếu hai tháng đầu
năm 2010 chỉ có gần 4,3 triệu lượt người thiếu đói thì số lượng đó đã tăng lên
trên 8,38 triệu lượt. Nếu so với cùng kỳ 2 tháng đầu năm thì đây là số lượng lượt
người thiếu đói nhiều nhất kể từ năm 2007 tới nay.
Phân tích nguyên nhân, ông Lê Quang Thắng, vụ trưởng vụ Văn hóa, xã hội,
thể dục thể thao (bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, có nhiều lý do khác như giáp
hạt, thiên tai, mất mùa…; nhưng do giá lương thực tăng cao là chủ yếu. Thực tế
cho thấy năm 2008 khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng kỷ lục 19,9% so với năm
2007 thì số lượt nhân khẩu thiếu đói cả năm là hơn 4 triệu lượt, cao nhất trong
giai đoạn từ năm 2006 đến 2010.
Không chỉ giá lương thực tăng mà giá của nhiều mặt hàng khác tăng đã tác
động mạnh đến đời sống của người nghèo và cận nghèo. Tính toán từ bộ Kế
hoạch và đầu tư cho thấy nếu CPI bình quân của năm nay là 13,9% thì giá trị
24
thực tế của chuẩn nghèo sẽ mất đi khoảng 7- 8%, tương đương với khoảng
30.000 - 40.000 đồng/tháng. “Khi đó số hộ thoát nghèo vượt sang ngưỡng hộ

cận nghèo theo danh nghĩa, nhưng về bản chất số hộ này vẫn là hộ nghèo”,
nghiên cứu đánh giá tác động của tăng giá đối với người nghèo do bộ Kế hoạch
và đầu tư thực hiện khẳng định.
Theo ông Thắng, nếu CPI bình quân của năm nay là 11,9% thì cả năm sẽ
giảm được 1,5% số hộ nghèo. Nếu CPI năm nay là 13,1% thì cả nước chỉ giảm
được khoảng 1,3% số hộ nghèo. Nếu CPI năm nay là 13,9% thì số hộ nghèo chỉ
giảm được 1%. “Như vậy ở các khả năng tăng CPI này đều khó đạt mục tiêu
giảm hộ nghèo 2% như kế hoạch Quốc hội giao cho chinh phủ năm 2011”, ông
Thắng cho biết.
15
Theo kết quả điều tra xã hội học cho chúng ta thấy những người có thu nhập
thấp, người nghèo thường lo lắng nhiều nhất về lạm phát và tin rằng họ là đối
tượng chịu ảnh hưởng của lạm phát nhiều hơn cả. Bởi nhóm nghèo và cận nghèo
chi cho nhu cầu lương thực thực phẩm từ khoảng 50% đến 56% tổng chi tiêu cho
đời sống, chi cho giáo dục khoảng 5% đến 6% và chi cho y tế khoảng 7%.
Đình công gia tăng là một biểu hiện của bất ổn xã hội. Năm 2010 cả nước có
422 vụ đình công, tăng 204 cuộc so với năm 2009. Chỉ gần 6 tháng đầu năm
2011, số vụ đình công đã là hơn 300 vụ và tính tới thời điểm tháng 11 năm 2011
thì tổng số vụ đình công đạt mức kỷ lục là 857 vụ. Có tới 80% các vụ đình công
có nguyên nhân từ việc giá cả tăng cao, công nhân yêu cầu tăng lương, tăng phụ
cấp.
(Theo báo cáo Vụ trưởng Nguyễn Quang Thắng với VnEconomy), lạm phát
tăng cao sẽ có tác động xấu trước hết và nặng nề đến đời sống người nghèo,
15
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị - “Lạm phát làm giảm nỗ lực giảm nghèo” – 12-05-2011
25

×