Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.55 KB, 71 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
HC VIN CHNH TR KHU VC I
PHAN VIT HNG
MộT Số GIảI PHáP ĐẩY MạNH PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP,
TIểU THủ CÔNG NGHIệP TRÊN ĐịA BàN TỉNH VĩNH PHúC
TRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY
LUN VN CAO CP Lí LUN CHNH TR - HNH CHNH
H NI, NM 2014
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
UBND Ủy ban nhân dân
GDP Tổng sản phẩm trong nước
WTO Tổ chức thương mại thế giới
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua việc phát triển CN-TTCN giữ vị trí quan trọng
và là nấc thang phát triển trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Phát triển
CN-TTCN sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và quan trọng hơn cả là giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập
và nâng cao đời sống cho người lao động.
Mục tiêu phát triển CN-TTCN là đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa
phương, mặt khác góp phần thu hút đầu tư về vốn, khoa học công nghệ làm
tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời
sống cho người lao động, đô thị hóa các vùng nông thôn, nâng cao dân trí.
Việc hình thành và phát triển các khu CN-TTCN sẽ góp phần tích cực trong
vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả
đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có môi trường sản xuất thuận lợi


hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển CN – TTCN ở địa
phương sẽ tác động đến việc hình thành các vùng nguyên liệu, vùng công
nghiệp, góp phần CNH, HĐH nông thôn.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô, có nhiều nhiều tuyến giao thông quốc
gia, đường sắt, đường bộ, đường sông quan trọng chạy qua và gần sân bay
quốc tế Nội Bài. Từ khi tách tỉnh năm 1997 đến nay Vĩnh Phúc đã có bước
tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. Kinh tế liên tục tăng trưởng
với tốc độ cao, bình quân 15 năm (1997-2011) tăng 17,2%/năm. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản.
Có được những kết quả trên do Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tỉnh Vĩnh
3
Phúc tích cực thu hút đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt ưu tiên phát
triển CN – TTCN coi phát triển CN – TTCN là ngành mũi nhọn cho mục tiêu
phát triển kinh tế. Tuy nhiên CN-TTCN phát triển của tỉnh chưa tương xứng
các nguồn lực hiện có cùng với tiềm năng chưa được khai thác hợp lý. Trước
thực tế đó, một mặt địa phương đang thực thi nhiều biện pháp để khắc phục
những hạn chế, thu hút đầu tư lấp đầy các khu, cụm CN-TTCN làng nghề đã
có, mặt khác đẩy nhanh việc quy hoạch chi tiết, xây dựng các khu, cụm CN-
TTCN làng nghề ở một số xã có nhiều tiềm năng phát triển.
Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu có những yếu tố cơ bản của một tỉnh công
nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20
của thế kỷ XXI được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ
XIV, XV. Trên cơ sở đánh giá quá trình phát triển CN-TTCN ở địa phương
trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển
CN-TTCN ở địa phương trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt mục tiêu Đại hội
tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là rất cần thiết. Chính vì vậy, em mạnh dạn chọn vấn
đề: “Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài

nghiên cứu Luận văn cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về CN-TTCN với phát
triển kinh tế -xã hội.
- Phân tích thực trạng phát triển CN-TTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai
đoạn 2005-2012.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển CN-
TTCN ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu liên quan tới việc phát
4
triển CN - TTCN và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong
giai đoạn từ năm 2005-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp
lô gic – lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích và
tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phân tích lý thuyết. Các phương
pháp trên được đặt trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Quan điểm, chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và
tình hình thực tế của địa phương.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Một số lý luận về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp ở tỉnh Vĩnh phúc đến năm 2020.
5

Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1. Nhận thức về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1. 1.1. Công nghiệp
Công nghiệp là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất của
nền kinh tế quốc dân, bao gồm ba hoạt động chủ yếu như: khai thác tài
nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên thủy; sản xuất, chế biến
sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành các loại sản
phẩm thỏa mãn các nhu cầu khác của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của
sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập của nền kinh
tế quốc dân có chức năng khai thác các tài nguyên thiên nhiên, chế biến các
tài nguyên đó cũng như sản phẩm của nông – lâm – ngư nghiệp.
Sản phẩm của công nghiêp phụ thuộc vào nhiều trình độ của công nghệ
sản xuất và thường được biến đổi khác với đặc điểm tự nhiên của chúng. Gắn
với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là sự phát triển của khoa học
công nghệ, các sản phẩm của công nghệ được tạo ra ngày càng phong phú, đa
dạng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống.
Công nghiệp cùng với nông nghiệp là hai ngành sản xuất ra tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng cho xã hội. Nhưng khác với đối tượng lao động của
sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, phát triển theo quy luật sinh học, thì
đối tượng của sản xuất công nghiệp lại rất đa dạng, đó là toàn bộ các nguồn
tài nguyên khoáng sản có thể khai thác và chế biến; các nguyên liệu động,
thực vật từ các ngành nông, lâm, thủy sản; các loại nhiên liệu như than, dầu
6
mỏ, khí đốt; các loại năng lượng thiên nhiên như ánh nắng mặt trời, sức gió,
sức nước,…
Có thể hiểu công nghiệp là một ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất

vật chất bao gồm hệ thống các ngành chuyên môn hóa hẹp, mỗi ngành chuyên
môn hóa hẹp lại bao gồm nhiều đơn vị kinh doanh thuộc nhiều loại hình khác
nhau. Trên giác độ kỹ thuật công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất, công
nghiệp còn được cụ thể hóa bằng các khái niệm khác nhau như: công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp lớn; công nghiệp vừa và nhỏ; công
nghiệp nông thôn; công nghiệp quốc doanh và dân doanh.
1.1.1.2. Tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp là những ngành nghề sản xuất mang tính chất thủ
công truyền thống, kỹ thuật sản xuất ở trình độ còn thô sơ, quy mô sản xuất
thường ở mức vừa và nhỏ. Ngày nay, với sự mở rộng quy mô sản xuất, kỹ
năng lao động, công nghệ sản xuất được cải tiến nhờ áp dụng KHCN mới đã
sản xuất ra sản phẩm nhiều hơn, năng xuất lao động cao hơn.
Sản phẩm của TTCN là những hàng hóa mang tính truyền thống vừa có
giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao… và thường chiếm ưu thế trên thị
trường trong nước cũng như quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp
Công nghiệp có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn với các ngành sản
xuất khác và được thể hiện như sau:
- Quá trình sản xuất công nghiệp:
Quá trình sản xuất công nghiệp có thể chia ra làm nhiều công đoạn
khác nhau, mỗi công đoạn có thể do một bộ phận trong dây chuyền sản xuất
hoặc do một bộ phận độc lập thực hiện. Sau đó chúng sẽ được kết nối, lắp ráp
7
lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh theo thiết kế kỹ thuật.
Đặc điểm này cho phép các nhà quản lý, kinh doanh công nghiệp có thể
lựa chọn mức độ chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội cao nhất mà không nhất thiết phải thực hiện sản xuất hoàn
chỉnh một sản phẩm. Chẳng hạn, đối với quốc gia có công nghệ cao, nhiều

vốn, họ có thể chỉ sản xuất những thiết bị, linh kiện quan trọng nhất của sản
phẩm mang lại giá trị kinh tế cao cho nước họ; còn các phần còn lại ít quan
trọng hơn, giá trị thấp hơn nhưng cần nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn, sản
xuất gây ô nhiễm môi trường hơn… sẽ được thực hiện thông qua chuyên môn
hóa, hợp tác và phân công lao động quốc tế.
Sản phẩm của công nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ của công
nghệ sản xuất và thường được biến đổi khác với đặc điểm tự nhiên của
chúng. Trong khi đó các sản phẩm của nông nghiệp về cơ bản không thoát ly
khỏi những đặc điểm tự nhiên ban đầu. Gắn với sự phát triển của lực lượng
sản xuất, nhất là sự phát triển của khoa học và công nghệ, các sản phẩm của
công nghiệp được tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển của sản xuất và đời sống.
- Phân loại sản xuất công nghiệp:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, công nghiệp có thể được phân
loại thành các ngành cơ bản như sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm công nghệ sản xuất, công nghiệp được phân
chia thành các ngành: công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến; sản xuất
và phân phối điện, nước, khí đốt và xây dựng.
Công nghiệp khai thác nhằm khai thác tài nguyên sẵn có trong thiên
nhiên để tạo cơ sở nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến hoặc tạo
vốn cho quá trình công nghiệp hóa.
Công nghiệp điện, nước thuộc các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
8
hội cần thiết cho mọi ngành, mọi lĩnh vực của sản xuất, đời sống xã hội;
Công nghiệp chế biến, đặc biệt các ngành công nghiệp sản xuất ra tư
liệu sản xuất, các ngành công nghệ cao là những ngành có vai trò quyết định
đối với việc xây dựng một nước công nghiệp.
+ Căn cứ vào mức độ sử dụng vốn và lao động giữa các ngành công
nghiệp có thể phân chia thành: các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động, ít vốn (như ngành dệt, may, da giày, chế biến nông, lâm, thủy sản…) và

các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, ít lao động (như công nghiệp
luyện kim, dầu mỏ, hóa chất, xi măng…).
+ Căn cứ vào trình độ công nghệ sản xuất có thể chia ra các ngành công
nghiệp có trình độ công nghệ thấp (như công nghiệp dệt, may, sản xuất giày,
chế biến nông, lâm, thủy sản…); các ngành công nghiệp có trình độ công
nghệ trung bình (công nghiệp ô tô, cơ khí); các ngành công nghiệp có trình độ
công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu
mới, năng lượng mới, vũ trụ…).
Tuy nhiên, theo Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản) thì việc phân loại
công nghiệp theo trình độ công nghệ dựa vào các sản phẩm trong bối cảnh
phân công lao động quốc tế sâu rộng như hiện nay là không rõ ràng. Chẳng
hạn, quan niệm máy tính, máy kỹ thuật số… là các sản phẩm công nghệ cao,
còn các sản phẩm dệt may, sản xuất giấy, thực phẩm là các ngành công nghiệp
có công nghệ thấp là không đúng. Bởi vì, nếu chỉ hoạt động lắp ráp đơn thuần
trong lĩnh vực máy tính thì cũng không khác gì hoạt động gia công may mặc
xét về công nghệ sản xuất. Do đó, việc phân loại công nghệ nên căn cứ vào
công đoạn của sản xuất chứ không phải gắn với toàn bộ sản phẩm.
+ Căn cứ vào vị trí của ngành công nghiệp tham gia vào quá trình chế
biến nguyên liệu sơ cấp thành các bán thành phẩm trung gian và sản phẩm
cuối cùng, có thể phân chia thành các ngành công nghiệp sản xuất nguyên
9
liệu, hàng hóa trung gian và các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm
cuối cùng, hay còn gọi là các ngành công nghiệp thượng nguồn, trung nguồn
và hạ nguồn:
* Ngành công nghiệp thượng nguồn khai thác và sản xuất các loại
nguyên liệu ban đầu cho công nghiệp chế biến như công nghiệp khai khoáng.
* Ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm trung gian như các ngành
sản xuất xi măng, luyện kim, vải…
* Ngành công nghiệp hạ nguồn sản xuất các sản phẩm cuối cùng như
may mặc, chế biến thực phẩm…

Giữa các ngành công nghiệp có mối liên hệ sản xuất với nhau và với
các ngành kinh tế khác. Tùy theo vị trí của mỗi ngành trong mối liên kết đó
mà nó có thể có mỗi liên kết xuôi hay mối liên kết ngược đối với các ngành
khác. Các ngành công nghiệp thượng nguồn có mối liên kết xuôi và ngược
cao. Các ngành công nghiệp hạ nguồn có mối liên kết ngược cao.
+ Theo yêu cầu cụ thể có thể phân loại theo mối quan hệ trực thuộc
như: (chia thành công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương); theo
quy mô (chia thành quy mô lớn, vừa và nhỏ)
Ngoài những cách phân loại trên còn có nhiều cách phân loại khác như:
* Phân loại thành 2 ngành sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
* Theo quan hệ sở hữu (công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài
quốc doanh, công nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp); phân loại theo nguồn vốn
đầu tư (công nghiệp khu vực kinh tế trong nước và công nghiệp khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài)…
Việc phân loại các ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc
xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp; xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế vùng, miền và mỗi quốc gia ở
từng giai đoạn cụ thể.
10
- Công nghệ sản xuất:
Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp được thực hiện thông qua hệ
thống máy móc, thiết bị với đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Chính sự phát
triển của khoa học công nghệ là nhân tố cơ bản tạo ra ưu thế canh tranh giữa
các sản phẩm công nghệ có cùng đặc điểm, tính chất trên thị trường. Từ đặc
điểm này cho thấy vấn đề có tính quyết định trong phát triển công nghiệp là
phải có chính sách quan tâm tới việc đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại và
thường xuyên nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng như quan tâm đào tạo đội
ngũ công nhân lành nghề.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì khả năng sản sinh
công nghệ trong nước còn hạn chế, nhưng có thể nhập khẩu công nghệ nước

ngoài. Tuy nhiên, phải chú ý tới nguy cơ quốc gia có thể trở thành “bãi rác
công nghiệp” nếu nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu…
Đồng thời phải có chiến lược đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dựa trên
các nguồn năng lượng có khả năng sản sinh vô hạn và công nghệ thân thiện
với môi trường (công nghệ sử dụng “nhiên liệu sạch” như: năng lượng mặt
trời, sức gió, thủy triều, địa nhiệt…; hay công nghệ tiêu tốn ít, tiết kiệm tài
nguyên thiên hữu hạn (công nghệ sản xuất vật liệu mới thay thế vật liệu
truyền thống: nhựa, ván gỗ, thủy tinh, đá ốp lát nhân tạo…).
- Sản xuất công nghiệp có khả năng tập trung với mật độ rất cao trong
một không gian hạn chế. Vì vậy tính chủ động trong sản xuất công nghiệp
cũng rất cao, ít bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
Nhận thức đặc điểm này đòi hỏi trong chính sách phát triển công
nghiệp của Đảng và Nhà nước phải quan tâm xây dựng các khu, cụm công
nghiệp tập trung với các điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho sản
xuất công nghiệp. Chính đặc điểm này là cơ sở quan trọng để quản lý, cải tạo
môi trường làm việc, bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
11
1.1.2.2. Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp được hình thành gắn liền với ngành nghề truyền
thống, điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương và có tính chất đặc
thù trong quá trình sản xuất. Trước tiên, sự ra đời của các ngành nghề TTCN
là do nhu cầu giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn, lao động nhàn rỗi
giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Người thợ thủ
công làm nghề TTCN thường là những người nông dân, kết hợp giữa làm
nghề phụ với làm nông nghiệp. Do đó, ngành nghề TTCN thường được tồn
tại ở các vùng miền nông thôn và gắn bó chặt chẽ với người lao động nông
nghiệp mang sắc thái địa phương.
Công nghệ sản xuất của TTCN là thô sơ, quá trình sản xuất chủ yếu là
thủ công, phụ thuộc vào tay nghề của người thợ thủ công. Công cụ lao động
đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc, đặc biệt là

các ngành nghề TTCN truyền thống thì cơ bản lao động là thủ công nhờ vào
kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của người thợ. Việc dạy nghề chủ yếu theo phương
thức truyền nghề truyền thống từ đời này sang đời khác, hoặc học nghề có
tính chất làm theo, làm quen với kỹ thuật, trình độ chỉ là kinh nghiệm. Trước
đây một số ngành nghề TTCN thường được bảo tồn theo từng vùng miền,
từng địa phương, thậm chí là được bảo tồn theo dòng họ hay gia đình, ít được
phổ biến ra bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay, nhiều ngành nghề TTCN ra đời
làm cho phương thức truyền nghề và dạy nghề có nhiều thay đổi, mang tính
đa dạng và phong phú hơn.
Quá trình sản xuất chia ra làm nhiều công đoạn khác nhau, song mức
độ và quy mô chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất còn thấp, phụ thuộc vào
từng vùng, từng địa phương có ưu thế phát triển ngành truyền thống.
TTCN phát triển góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm, tăng
12
thu nhập, cải thiện đời sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa. Tuy nhiên, nó vẫn còn gặp các khó khăn về
thị trường, giá cả nguyên liệu, vốn…
Sản phẩm của các nghành nghề TTCN, đặc biệt là sản phẩm của
ngành nghề TTCN truyền thống mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sản phẩm của các ngành nghề TTCN
truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có tính giá trị thẩm mỹ cao, vừa
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, vừa là vật dụng trang trí,… Các
sản phẩm có sự kết tính giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng
tạo nghệ thuật cho phù hợp nhu cầu thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng trên thị
trường.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm TTCN hầu hết là thị trường trong
nước, một phần xuất khẩu do chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm chưa
phong phú, ít có tính cạnh tranh với sản phẩm ngoài nước.
Giá trị của sản phẩm thấp, nhưng lượng nguyên vật liệu tiêu thụ cho
sản xuất thì nhiều, quá trình sản xuất gây nhiễu ô nhiễm cho môi trường,…

do lượng phế thải nhiều không tận dụng được và do công nghệ sản xuất còn
thô sơ, lạc hậu.
Từ các đặc điểm trên đây, cho thấy trong chính sách phát triển TTCN
cần phải:
+ Khuyến khích hỗ trợ phát triển TTCN để tận dụng, khai thác tốt các
nguồn lực tại chỗ của các địa phương như nguyên vật liệu, lao động.
+ Phát triển các ngành nghề truyền thống, sản phẩm độc đáo mang sắc
thái riêng, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Cần phải có sự quản lý, hỗ trợ, giám sát của Nhà nước để TTCN phát
triển bền vững và hiệu quả.
13
1.1.3. Vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nền
kinh tế quốc dân
1.1.3.1. Vai trò của công nghiệp
Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển nền kinh tế do
công nghiệp có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển của các
ngành kinh tế khác lên sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với
các ngành kinh tế quốc dân là tất yếu khách quan, được xác định do những
đặc điểm mang tính bản chất của sản xuất công nghiệp, được Đảng và Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm, có nhiều chính sách ưu tiên phát triển tầm vĩ mô,
nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, trong tình hình nước ta hội
nhập sâu vào các tổ chức kinh tế thế giới, các hiệp định thương mại như: Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), AFTA, Công nghiệp là trọng điểm của
nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu hàng hóa đóng góp nguồn thu
ngân sách cho nhà nước, mở mang các ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm,
cải thiện nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động ở địa phương.
Tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao và mục tiêu đối với bất cứ
quốc gia nào trên thế giới, trong đó công nghiệp đóng góp một phần to lớn.
Đối với nước ta, công nghiệp càng có vai trò quan trọng trong quá trình
CNH, HĐH đất nước:

+ Công nghiệp đóng góp lớn vào tăng trưởng của nền kinh tế.
Tổng cung của nền kinh tế tăng nhanh với sự phát triển của công
nghiệp. So với nông nghiệp thì công nghiệp có nguồn lực không bị giới hạn
bởi các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, bởi đặc trưng sinh học của cây
và con. Mặt khác, do năng suất lao động của công nghiệp cao hơn nông
nghiệp nên tốc độ tăng trưởng của công nghiệp tăng nhanh, góp phần to lớn
thúc đẩy tăng tổng cung của nền kinh tế gấp nhiều lần so với nông nghiệp.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ 1991-1995 tốc độ tăng GDP bình quân công
14
nghiệp là 12%, thời kỳ 1996-2000 là 10,60%, thời kỳ 2001-2005 là 10,2%,
thời kỳ 2006-2010 là 7,94% là nhân tố quan trọng để đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân khá cao của nước ta. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng gia
tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp. Từ năm 2000 tỷ trọng công nghiệp trong
GDP là 36,37%, năm 2005 là 41,02%, năm 2010 là 41,09% GDP, năm 2012
là 42% GDP. Như vậy, công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP
của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối với quá trình tăng trưởng kinh tế
của nước ta.
Công nghiệp phát triển làm nâng cao năng lực sản xuất và tốc độ tăng
trưởng kinh tế, làm thay đổi quan hệ xuất, nhập khẩu, thay đổi cán cân ngoại
thương, thu ngoại tệ ngày càng nhiều về cho đất nước. Công nghiệp tạo điều
kiện tích lũy vốn từ thu nhập của dân cư và đồng thời làm tăng nguồn thu
ngân sách.
Phát triển công nghiệp tạo ra một đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn, có ý thức kỷ luật và có tác phong công nghiệp cao. Phát triển công
nghiệp đi liền với đổi mới công nghệ làm cho trình độ công nghệ ngày càng
được nâng lên.
Tổng cầu của nền kinh tế quốc dân trong những năm qua tăng do thu
nhập từ phát triển công nghiệp. Công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Đối với nông nghiệp, nông thôn – công nghiệp có vai trò đặc biệt quan

trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Công nghiệp vừa tạo ra thị trường
vừa tạo ra những điều kiện cần thiết thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Phát triển công nghiệp sẽ mở rộng thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm
của nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, mở ra
những khả năng tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp đã được chế biến cả
trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết
15
và kéo theo là nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp, nhờ đó
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm nông
nghiệp, làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Mặt khác, phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp sử dụng nhiều lao
động sẽ có tác dụng thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp. Qua đó giúp
cho việc tổ chức, phân công lại lao động ở nông thôn.
Công nghiệp thúc đẩy gia tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu chế biến và đa
dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
Khi nền kinh tế ở trình độ thấp thì sản phẩm chủ yếu xuất khẩu là nông
lâm, thủy sản và các loại tài nguyên khoáng sản dưới dạng sản phẩm thô. Việc
xuất khẩu các mặt hàng này thường bị bất lợi về giá cả và chịu nhiều rủi ro.
Vì vậy, để gia tăng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cần phải đa dạng hóa mặt
hàng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm từ các ngành công nghiệp chế biến
và tăng hàm lượng chất xám hàng hóa, sản phẩm. Cần phát triển các ngành có
lợi thế cạnh tranh theo hướng chuyển dần từ các ngành có giá trị tăng gia thấp
sang các ngành có giá trị gia tăng cao, trong đó vai trò của công nghiệp là một
yếu tố quyết định. Quá trình phát triển công nghiệp của nước ta trong những
năm qua cho thấy, vai trò của công nghiệp đã có đóng góp nhất định vào
thang cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.
Năm 2000, xuất khẩu hàng công nghiệp chỉ chiếm 67,3% tổng kim ngạch
xuất khẩu, thì năm 2009 đã tăng lên chiếm tới 70%, năm 2012 khoảng 74%.
- Phát triển công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
Công nghiệp hóa và đô thị hóa là hai quá trình có mối liên hệ chặt chẽ,

tác động qua lại với nhau và diễn ra đồng thời. Phát triển công nghiệp sẽ dẫn
đến hình thành các đô thị, dẫn đến sự phân bố lại dân cư giữa nông thôn và
thành thị, cơ cấu lại lực lượng lao động cũng như phát triển các kết cấu hạ
tầng cơ sở và điều này lại thúc đẩy công nghiệp phát triển.
16
Sự phát triển của công nghiệp đòi hỏi phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội để đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp và nhu cầu đời sống của
công nhân và gia đình họ. Vì vậy phải phát triển công nghiệp tập trung trên
một địa bàn nhất định sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí xã hội cho việc xây dựng
kết cấu hạ tầng cũng như các chi phí trung gian. Đồng thời tạo phản ứng dây
chuyền phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Việc tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp gần nhau tạo điều kiện
thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho việc cung cấp các sản phẩm công nghiêp từ
nguyên liệu sơ chế đến các bán thành phẩm đầu vào. Mặt khác, việc tập trung
các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin và các
dịch vụ cần thiết sẽ tiết kiệm cả về chi phí và thời gian. Tập trung hóa sản
phẩm sẽ tiết kiệm được đầu tư kết cấu hạ tầng.
- Phát triển công nghiệp đóng góp vào giải quyết việc làm.
Sự phát triển của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa có thể thu hút đáng kể lao động tăng thêm hàng năm do công nghiệp phát
triển tạo nên các ngành nghề mời, sản phẩm mới, là điều kiện để thu hút thêm
lao động trực tiếp vào các ngành công nghiệp và gián tiếp tạo thêm việc làm ở
các ngành liên quan.
Đối với nước ta là nước có nguồn nhân lực dồi dào, cần phát triển các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, ít vốn, có tốc độ tăng trưởng cao
thì số việc làm do công nghiệp tạo ra sẽ nhiều hơn, giải quyết được các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt với điều kiện đi lên từ một nước nông
nghiệp như nước ta, để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần
thiết sức chú trọng phát triển các ngành sử dụng ít vốn, nhiều lao động nhất là
lực lượng dôi dư, lao động nhàn dỗi lúc giữa vụ từ nông nghiệp. Điều này

cũng được thể hiện rất rõ ở nước ta trong những năm qua: Năm 2000, tỷ lệ lao
động trong công nghiệp là 13,1%, năm 2005, tỷ lệ lao động công nghiệp là
17
18,2%; đến năm 2011 là 22,4% nguồn lao động xã hội.
- Công nghiệp đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời
sống nhân dân.
Công nghiệp là ngành có năng suất lao động và giá trị gia tăng cao, nên
việc tăng trưởng nhanh và hiệu quả trong công nghiệp sẽ có tác dụng tăng thu
nhập của nhân dân, tạo điều kiện gia tăng thuế, làm tăng nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước, tích lũy vốn cho các doanh nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu đầu
tư của nền kinh tế.
Quá trình phát triển công nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh
đồng thời là quá trình tích lũy năng lực khoa học và công nghệ của đất nước.
Quá trình phát triển công nghiệp đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn lao động
bao gồm: đội ngũ công nhân, đội ngũ chuyên gia KHCN, đội ngũ các nhà
lãnh đạo, quản lý kinh doanh công nghiệp. Nhờ đó công nghiệp tích lũy cho
nền kinh tế bao gồm: vốn tài chính, vốn con người, trình độ KHCN,…
1.1.3.2. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc phát triển các ngành nghề TTCN có tầm quan trọng đối với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,
HĐH. Làm cho tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tỷ trọng
của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
Phát triển các ngành nghề TTCN sẽ là cầu nối giữa công nghiệp hiện
đại với nông nghiệp phi tập trung, làm cơ sở và tiền đề cho phát triển công
nghiệp, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán
lên công nghiệp lớn, hiện đại và đô thị hóa.
- Sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn
Việc phát triển các ngành nghề TTCN cũng sẽ làm tích cực trong vấn đề
giải quyết việc làm, phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn; sử dụng

18
hợp lý nguồn lao động nông thôn dư thừa, lao động nông nhàn giữa thời vụ.
- Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn
Phát triển các ngành nghề TTCN tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nông
thôn. Đảm bảo tích cực phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã
hội, an ninh quốc phòng, tăng thêm việc làm, nâng cao mức sống cho người lao
động, nâng cao tay nghề cho người lao động ở nông thôn vốn chỉ biết làm nông
nghiệp, từng bước làm quen với nền kinh tế thị trường hàng hóa.
- Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc
Phát triển các ngành nghề TTCN là góp phần bảo tồn nhiều ngành nghề
truyền thống, bảo tồn tinh hoa văn hóa dân tộc với những kỹ thuật tinh xảo,
tinh hoa nghệ thuật được truyền và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác
như các ngành nghề gốm sứ, mây tre đan, mộc mỹ nghệ…
1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
1.2.1. Quan điểm về phát triển công nghiệp
Vai trò và hiệu quả kinh tế quan trọng của việc phát triển công nghiệp
đã được Đảng, Nhà nước ta xác định rõ trong các Văn kiện quan trọng về
đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Hội nghị giữa
nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đã nêu rõ: Quy hoạch các vùng, trước hết là các
địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp
tập trung. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã chỉ
rõ: Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp
và khu công nghiệp cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở
công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị, ở các
thành phố, thị xã. Nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ
sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây
dựng cơ sở công nghiệp xem lẫn với khu dân cư.
19
Tiếp tục ưu tiên cho phát triển công nghiệp, đẩy mạnh quá trình CNH,

HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng
định: Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác,
công nghiệp phần mềm và công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều
sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động… Phát huy sức mạnh tổng hợp
của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa hình thức sở hữu và quy mô để phát
triển công nghiệp và xây dựng với cơ cấu ngành, nghề phù hợp. Nâng cao chất
lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăng
thêm, giá trị nội địa trong sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp và xây
dựng gắn với phát triển dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường…
Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành
công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều
lao động như: Chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, dày dép, đồ nhựa, đồ
gia dụng, cơ khí đóng tàu, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, máy công nghiệp,
phương tiện giao thông, sản xuất và lắp ráp cơ – điện tử, công nghiệp hỗ trợ,
công nghiệp công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm…
Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát
triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu
tư của các tập đoàn kinh tế và các công ty xuyên quốc gia.
Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước đầu tư thực hiện một số
dự án quan trọng về khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu, luyện kim, cơ khí
chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng, giảm bớt sự phụ thuộc
vào bên ngoài… có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút
những chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp cũng
20
góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển công nghiệp như Nghị quyết Đại hội
X của Đảng đã xác định: Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu
tư, kinh doanh với quyền sử hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp

luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội,
nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin…
Tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi, chấp hành tốt pháp
luật; xóa bỏ mọi rào cản hữu tình và vô hình, tạo tâm lý xã hội và môi trường
kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển
không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ
tài nguyên, môi trường.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên,
môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền
vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát
triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và
các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng
đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và
xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền;
thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện
phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ
21
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
1.2.2. Quan điểm về phát triển tiểu thủ công nghiệp
Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy các
ngành nghề TTCN phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng là
chính sách thuế và thị trường của nhà nước để khuyến khích các ngành nghề

TTCN truyền thống phát triển.
Hỗ trợ về vốn, tài chính của nhà nước thông qua các dự án cấp vốn, ưu
tiên lãi suất cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đối với những
người sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường cơ hội mở rộng, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm TTCN
nhất là các sản phẩm TTCN truyền thống, độc đáo có giá trị và tính thẩm mỹ
cao thông qua triển lãm, kỹ kết hợp đồng thương mại với thị trường ngoài
nước. Định hướng chiến lược cho các mặt hàng TTCN xuất khẩu có thế
mạnh, tạo điều kiện về vốn cho doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ,
mẫu mã, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trường.
Coi việc phát triển TTCN như là một biện pháp thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn; một giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra
nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân nông thôn.
Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích như: chính sách miễn, giảm
tiền thuê đất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, chính sách tín dụng, hỗ trợ đào tạo lao
động… cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất các mặt hàng
TTCN truyền thống, độc đáo nhằm vừa mục đích phát triển kinh tế, vừa mục
đích giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiếp tục sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, coi
trọng việc phát triển TTCN gắn với quá trình phát triển kinh tế, Nghị quyết
Đại hội X của Đảng khẳng định: Hết sức coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp,
22
nông thôn. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường;
thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa nhằm nâng cao năng suất chất
lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và
các dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp. Tổ chức lại
sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện để phát triển

các khu công nghiệp, các vùng trồng trọt chăn nuôi tập trung, các doanh
nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các làng nghề…
Chú trọng dạy nghề và giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết các
vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ
giao thông, các đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo
hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng làm công
nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói
giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số…
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, coi việc phát triển TTCN gắn
với quá trình phát triển kinh tế: Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa
lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững… Tốc độ phát triển công nghiệp
và dịch vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020,
Đảng ta đã xác định: phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn
với bảo vệ môi trường.
23
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP,
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, thuộc quy hoạch vùng Thủ đô; phía Bắc giáp tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam
giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm 01
thành phố, 01 thị xã và 7 huyện. Diện tích tự nhiên của tỉnh đến năm 2012 là

1.238,62 km
2
, dân số 1.020,597 nghìn người, mật độ dân số trung bình 824
người/km
2
.
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.
Vĩnh Phúc có nhiều đầu mối giao thông quan trọng qua tỉnh như: Quốc lộ
số 2, đường xuyên Á Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), đường sắt Hà
Nội - Lào Cai; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua quốc lộ số 5 thông
với cảng Hải Phòng và quốc lộ 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân, nằm trên
tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang
đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV, V của thành phố Hà Nội.
2.1.1.2. Địa hình, địa chất và thủy văn
Ngoài vị trí thuận lợi tỉnh Vĩnh Phúc còn có địa hình đất đai tiềm năng
bền vững cho sự phát triển. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.238,62 km
2
bao
gồm đủ cả 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng:
24
Vùng núi: gồm huyện Lập Thạch, Sông Lô và Tam Đảo với tổng diện
tích là 559,29 km
2
dân số của ba huyện là 280.589 người, mật độ trung bình
501 người/km
2
.
Vùng trung du: gồm các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc
Yên, thành phố Vĩnh Yên với tổng diện tích là 427,64km

2
, dân số là 399.769
người, mật độ dân số là 935 người/km
2
.
Vùng đồng bằng: gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, với tổng diện
tích là 251,69 km
2
, dân số 340.239 người, mật độ dân số 1.351 người/km
2
.
Vĩnh Phúc còn một lượng đất lớn chưa được khai thác, sử dụng khoảng
16.000ha (chiếm 11% tổng diện tích) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và
đô thị. Ở vùng đồng bằng đất đai phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông nghiệp chất lượng cao. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh ở mỗi vùng,
tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng chủ trương mang tính chiến lược cho từng vùng.
Đối với vùng trung du và miền núi do quỹ đất lớn nên một mặt phát
triển mạnh, công nghiệp, du lịch ở vùng này, mặt khác sẽ phát triển nông
nghiệp đa canh, phát triển trang trại, kinh tế hộ gia đình, gắn với chương trình
trồng rừng; phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển cây công nghiệp.
Đối với vùng trung du nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng
gồm Vĩnh Yên, Phúc Yên, trung tâm huyện Bình Xuyên. Đây là vùng trung
tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, gần thủ đô Hà Nội được coi là vùng động lực,
vùng kinh tế trọng điểm. Hướng phát triển trong thời gian tới là công nghiệp,
dịch vụ, văn hoá, thể thao, giải trí, trung tâm đào tạo mặt khác, vùng này
còn phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho đô thị.
Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung phát triển mạnh cây lương thực tập
trung, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các làng nghề thủ công và các
cụm công nghiệp quy mô phù hợp.
Có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có

nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn
25

×