Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt (Procambarus Clarkii) ở các tỉnh miền Bắc phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 92 trang )

Viện NC Nuôi trồng thủy sản I





Báo cáo tổng kết đề tài

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi thơng phẩm
tôm hùm nớc ngọt (Procambarus Clarkii)
ở các tỉnh miền Bắc phục vụ phát triển
vùng nguyên liệu xuất khẩu


CNĐT: Nguyễn Dơng Dũng












8808


Hà nội - 2010




1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) là một trong những loài tôm vỏ
cứng (Crayfish) đã và đang được nuôi khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở
Mỹ tên thương mại của loài này được gọi là tôm hùm đầm đỏ, Trung Quốc gọi là
tôm rồng Việt Nam gọi là tôm hùm nước ngọt (do các nhà nghiên cứu đặt tên).
Tôm hùm nước ngọt là một trong những đối tượng nuôi của nhiều nước nh
ư: Mỹ,
Úc, Anh, Thuỵ Điển, Phần Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung
Quốc và một số nước khác [4,12,26,27]. Sản phẩm tôm nguyên con hoặc tôm
nõn của loài tôm này là một trong những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có giá trị
trên thế giới. Trong những năm gần đây Trung Quốc là nước xuất khẩu tôm hùm
nước ngọt lớn nhất. Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, đến năm 2003 Trung Quốc
đã m
ở rộng thị trường xuất khẩu loài tôm này sang cả Châu Âu (chủ yếu là Bắc
Âu) [4,26].
Tôm hùm nước ngọt là loài ăn tạp, dễ nuôi. Chúng được nuôi cả trong ao
và ruộng đặc biệt là ruộng trũng (một vụ lúa kém hiệu quả). Ngưỡng nhiệt độ sống
của chúng khá rộng. Chúng có thể sống trong khoảng nhiệt độ dao động từ 0
0
C
đến 37
0
C. Trước một đối tượng thuỷ sản giầu tiềm năng này, tháng 5/2006 Bộ
Thuỷ sản đã cử một đoàn công tác sang Trung Quốc tham quan học tập. Tháng
6/2006 đoàn cán bộ của Công ty Qingdao Wentai, Trung Quốc đã sang thăm và
khảo sát thực địa tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Phía Trung Quốc cho rằng:

Điều kiện tự nhiên, địa hình và thời tiết của các tỉnh này rất thích hợp cho việ
c
nuôi loài tôm hùm nước ngọt. Tháng 9/2006, tôm hùm nước ngọt được nhập vào
Việt Nam từ Trung Quốc với mục đích nuôi thử nghiệm ở diện hẹp. Kết quả thử
nghiệm bước đầu cho thấy tôm hùm nước ngọt có khả năng tái tạo được quần đàn.
Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và hướng tới phát triển đối tượng có tiềm
năng này trở thành đối tượng nuôi nướ
c ngọt của trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 2008, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã cho
phép Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng

2
dụng kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) ở các
tỉnh miền Bắc phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu” và dự án: “Dự án
nhập công nghệ sản xuất giống tôm hùm nước ngọt Procambarus clarkii, phục vụ
phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu ở các tỉnh miềm Bắc” [7].
Địa điểm triển khai đề tài: Đề tài được triển khai tại Đình B
ảng, Từ Sơn,
Bắc Ninh. Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh. Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ và Vũ Di,
Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Thời gian thực hiện: Đề tài thực hiện từ 1/2008 đến hết tháng 12/ 2010.
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 2.032, 0 triệu đồng (Hai tỷ không trăm ba
mươi hai triệu đồng chẵn).































3
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt (Procambarus
clarki) phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu ở miền Bắc Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm tôm kết hợp với trồng lúa đạt năng
suất 0,5- 0,7 tấn /ha/năm
- Xây dựng quy trình trồng một vụ lúa và nuôi một vụ tôm đạt năng su
ất 1-
2 tấn/ha/năm
- Xây dựng quy trình nuôi thương phẩm tôm trong ao đạt năng suất 3-5
tấm/ha/năm

III. TỒNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Tình hình nghiên cứu tôm hùm nước ngọt trên thế giới
3.1.1.Tình hình nghiên cứu tôm hùm nước ngọt ở nước ngoài
3.1.1.1. Nguồn gốc và một số đặc điểm sinh học
+ Nguồn gốc và phân bố
Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, đến
nay chúng
được phân bố rộng rãi trên 20 quốc gia và khu vực thuộc 5 châu lục.
Tôm hùm nước ngọt là đối tượng nuôi của các nước như: Mỹ, Úc, Anh, Thuỵ
Điển, Phần Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và một
số quốc gia khác [4,19,24].
+ Một số đặc điểm sinh học
Tôm hùm nước ngọt P.clarkii thuộc giống Procambarus, họ Cambaridae,
bộ Decapoda, lớp Crustacea, ngành Arthrôpda. Chúng là một loài tôm nước ngọ
t
cỡ vừa và nhỏ.
Tôm hùm nước ngọt là động vật sống bò ở đáy, hoạt động chủ yếu ban đêm.
Chúng sống trong đầm, sông ngòi, hồ chứa, bãi lầy, ao, kênh, mương nông giàu

4
thức ăn, nơi có nền đáy là đất thịt hoặc đất thịt pha cát, có nhiều rong cỏ, rễ cây
Ban ngày tôm nằm yên ở nơi có ánh sáng yếu, cạnh các tảng đá, trong bụi rong, cỏ

hoặc trong hang. Ban đêm mới đi kiếm mồi. Tuy nhiên khi đói hoặc nơi độ trong
của nước thấp thì ban ngày tôm cũng đi kiếm ăn. Tôm có khả năng bò, leo và đào
hang. Tôm thường đào hang vào thời kỳ sinh sản. Chiều dài c
ủa hang giao động từ
40-90 cm, tối đa là 100 cm. Đường kính của hang tối đa là 9,2 cm. Trong điều
kiện môi trường xấu như thiếu ôxy, thiếu thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm tôm có thể
bò ra khỏi nơi đang sinh sống để tìm một vùng nước khác, đặc biệt là khi mưa to
tôm rất hay đi. Khi thiếu ôxy tôm bò bám vào cây cỏ thủy sinh lên mặt nước để
thở, hoặc nằm nghiêng trên các bụi rong cỏ, rễ cây, khe
đá sát mép nước, thậm chí
có thể bò lên cạn thở bằng ôxy trong không khí.
Nhiệt độ sinh sống của tôm hùm nước ngọt giao động từ 0
0
C-37
0
C. Nhiệt
độ thích hợp cho tôm phát triểm từ 20- 28
0
C.
Tôm hùm nước ngọt là động vật ăn tạp. Thức ăn chính của chúng là mùn bã
hữu cơ, ngoài ra chúng còn ăn nhiều loại thức ăn khác như: Ngũ cốc, khô đậu, lạc,
rau quả, rong cỏ nước, tảo sống bám (rong rêu), côn trùng, thuỷ sinh vật sống đáy
cỡ nhỏ, xác động vật, cũng như thức ăn chế biến [4,12,16,17,19,20,21,24].
Tôm hùm nước ngọt thành thục sau 10-11 tháng tuổi. Tôm con tách khỏi
tôm mẹ nuôi từ tháng 9 n
ăm trước đến tháng 7, tháng 8 năm sau có thể thành thục
và đẻ trứng. Chúng chỉ đẻ trứng 1 lần trong năm. Mùa vụ giao phối thường từ
tháng 7 đến tháng 11. Khi giao phối, càng của con đực kẹp chặt vào càng của con
cái. Tôm đực dùng chân bò ôm chặt tôm cái. Tôm cái vặn mình, nằm nghiêng. Cơ
quan giao phối của tôm đực cắm vào túi chứa tinh của tôm cái. Tinh trùng của

con đực qua cơ quan giao cấu vào túi chứa tinh của con cái. Sau khi giao phối,
sớm là 1 tuần, muộn nhất một hoặ
c vài tháng, tôm cái sẽ đẻ trứng. Tôm cái phun
trứng qua lỗ sinh dục ở gốc đôi chân bò thứ ba. Trứng được bọc lại bởi chất keo
dạng lòng trắng trứng. Khi trứng đi qua túi chứa tinh, chất keo này kích thích túi
chứa tinh phóng tinh trùng thụ tinh cho trứng. Trứng được giữ ở các chân

5
bụng.Trứng sẽ nở sau 60 ngày khi nhiệt độ nước 15
0
C; 19 ngày ở nhiệt độ 22
0
C và
14-15 ngày khi nhiệt độ 24-26
0
C. Từ ấu thể tới khi thành thục, tôm lột xác ít nhất
13 lần, trong đó giai đoạn ấu thể 2 lần, giai đoạn tôm con 11 lần. Số lượng trứng
của mỗi tôm cái phụ thuộc kích thước của chúng. Tôm có kích cỡ 6,4 cm (kích
thước nhỏ nhất có khả năng sinh sản) có thể đẻ và ôm được 32 hạt trứng. Tôm cái
cỡ 10,0 – 11,9 cm có thể đẻ và ôm được 237 hạt . Tôm có chiều dài 14,26 cm
(kích cỡ lớn nhất) có thể
đẻ và ôm tới 397 hạt trứng [4,15,16,19,20,26,27].
3.1.1.2. Tổng quan về sản lượng tôm hùm nước ngọt trên thế giới .
Năm 2000, tổng sản lượng tôm hùm nước ngọt thương mại khoảng trên
110.000 tấn. Trong đó Mỹ chiếm 55%, Trung Quốc khoảng 35% , các nước châu
Âu chiếm 18% và châu Úc là 2% [12,13,15]. Trên thế giới tôm hùm nước ngọt đã
trở thành một mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có giá trị cao, giá dao động từ một vài
đô la
đến trên mười đô la Mỹ/ kilôgam.
Australia năm 2001-2002 sản lượng tôm hùm nước ngọt là 58 tấn, năm

2003 đạt 100 tấn. Năng suất tôm nuôi ở ruộng và ao đạt từ 1-3 tấn/ha/năm. Tuy
nhiên với nuôi bán thâm canh, và thâm canh năng suất có thể đạt 4 tấn/ha/năm
thậm trí đạt 8 tấn/ha/năm.
Năm 1994 tại Trung và Nam Âu, giá trị sản phẩm từ tôm hùm nước ngọt là
21 triệu USD, năm 2001 là 55 triệu USD. Miền mam Châu Âu, Tây Ban Nha sản
lượng tôm hùm hướ
c ngọt khoảng từ 2.000 đến 3.000 tấn/năm.
Năm 2005 bang Lousiana của Mỹ đã có khoảng 1.100 hộ nông dân nuôi
tôm hùm nước ngọt (P.clarkii) với diện tích trên 43.000 ha. Tôm có thể thu hoạch
sau 3-5 tháng nuôi từ khi thả giống với kích cỡ 2-4 cm/ con. Kích cỡ tôm thương
phẩm ≥ 20 gam/ con. Năng suất tôm nuôi ở các ao mở, ruộng tối đa là
3.000kg/ha, trung bình khoảng 1.000-2.000 kg/ha. Sản lượng tôm hùm nước
ngọt của Mỹ năm 2005 đạt khoảng120.000 tấn.
Sả
n lượng tôm hùm nước ngọt của Trung Quốc vào cuối những năm 1990
ước tính khoảng 80-100.000 tấn/năm. Từ năm 2003 trở lại đây, sản lượng hàng

6
năm ước tính khoảng 350.000 tấn/năm. Tôm hùm nước ngọt không chỉ được nuôi
trong ao mà còn được nuôi kết hợp với trồng lúa. Giá bán buôn là 0,75 đô la/ kg
và giá bán lẻ khoảng 0,83- 2,5 đô la/kg.
Trung Quốc là nước xuất khẩu tôm hùm nước ngọt lớn nhất thế giới. Thị
trường xuất khẩu chính là Mỹ. Năm 1997, Trung Quốc đã xuất 4.600 tấn tôm nõn
tương đương 36- 40.000 tấn tôm nguyên con. Năm 1999 xuất 70.000 tấn. Mỹ đã
đánh thuế
nhập khẩu tôm này từ 92- 201% trung bình là 123%, tuy nhiên việc xuất
khẩu tôm từ Trung Quốc vào Mỹ ngày một tăng. Từ năm 2003 Trung Quốc lại
xuất khẩu thịt tôm này sang Châu Âu (chủ yếu là Bắc Âu) [4,12,13,26,27]. Tuy
nhiên sản lượng tôm hùm nước ngọt Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu là tôm thu từ
đầm hồ tự nhiên. Sản lượng tôm hùm nước ngọt nuôi của Trung Quốc chỉ chiếm

15-20% (theo nguồn tin từ Công ty Qingdao Wentai, Trung Quốc)
3.1.1.3. Kỹ thuật nuôi tôm hùm nướ
c ngọt
Ngành công nghiệp nuôi tôm hùm nước ngọt tại Lousiana của Mỹ rất phát
triển trong suốt thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Sản lượng tôm này dao động trong
khoảng 10.000 tấn tới 27.000 tấn. Nuôi tôm hùm nước ngọt chủ yếu cung cấp sản
phẩm làm thực phẩm ở nhà hàng, mặc dù có một số ít được bán làm mồi câu cá.
Năm 2005, 1.100 nông hộ của Louisiana đang nuôi tôm hùm nước ngọt với diện
tích 43.000 ha (LCES 2002). Ngoài bang Louisiana, tôm hùm n
ước ngọt còn được
nuôi ở một số bang khác của nước Mỹ với diện tích khoảng 3.000 ha [26].
Ở Trung Quốc tôm hùm nước ngọt đã, đang được nuôi rất phổ biến ở một
số tỉnh như Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Sơn Đông, Triết Giang, Vân Nam, Đài
Loan (trên 20 tỉnh, thành phố và đặc khu) [4]. Trong một vài năm gần đây Thị
trấn Tích Ngọc Khẩu, thuộc thành phố Xuân Giang tỉnh H
ồ Bắc là một trong
những điểm điển hình về nuôi tôm hùm nước ngọt. Tôm hùm nước ngọt không chỉ
được nuôi trong ao mà còn được nuôi ở ruộng trũng. Năm 2001, loài tôm này
được nuôi thử nghiệm tại 1000 mẫu ruộng trũng (01 mẫu Trung Quốc bằng 667
m
2
), năm 2002 là 2000 mẫu, năm 2003 là 5.000 mẫu, năm 2004 là 6.000 mẫu và

7

đến 2005 là 15.000 mẫu (tương đương1.000 ha). Ruộng nuôi Tôm hùm nước
ngọt thường có mương chạy xung quanh . Diện tích mương chiếm khoảng 5-
10%. Tôm có thể được nuôi luân canh với trồng lúa ( một vụ trồng lúa, một vụ
nuôi tôm) hoặc nuôi kết hợp với lúa [4]. Sau đây xin được dẫn ra một một số mô
hình nuôi tôm hùm nước ngọt.

+ Nuôi tôm luân canh với trồng lúa (một vụ trồng lúa một vụ nuôi tôm)
Tôm được nuôi luân canh với lúa có một số ph
ương thức thả giống sau:
1) Mô hình thả tôm bố mẹ: Hàng năm vào tháng 7, tháng 8, trước khi thu
hoạch lúa 1-2 tháng, tôm bố mẹ được thả vào mương với mật độ 5.000 - 8.400
con/ha (125-200 kg/ha). Tỷ lệ tôm cái/đực là 3:1. Các công việc chăm sóc lúa tiến
hành bình thường. Mực nước ruộng cần giữ từ 15- 20 cm. Sau khi thu hoạch lúa
xong lập tức cho nước vào, bón phân hữu cơ đã ủ mục. Khi thấy có tôm con xuất
hiện thì đặt lờ đáy (bâỹ) bắ
t tôm bố mẹ.
2) Mô hình thả tôm ôm trứng: Hàng năm vào tháng 9, sau khi gặt lúa xong,
lấy nước, bón phân hữu cơ được ủ mục và thả tôm mẹ đã ôm trứng vào ruộng. Mật
độ thả 4.000 - 6.000 con/ha (125- 150 kg/ha). Khi phát hiện thấy có tôm con đặt lờ
đáy để bắt tôm mẹ đi.
3) Mô hình thả tôm giống: Tháng 9 hàng năm sau khi gặt lúa xong, dùng
cọc tre tạo một số hang sâu độ 20 cm trong ruộng rồi cho nước vào ruộng. Tiếp đó
bón phân gia súc đã ủ m
ục vào ruộng với lượng 13.000 kg/ha. Sau đó thả tôm con
vào ruộng với mật độ 100.000-150.000 tôm con/ha (tôm con vừa tách khỏi tôm
mẹ). Nếu thức ăn tự nhiên ở ruộng hơi kém thì có thể cho tôm con ăn thêm các
thức ăn khác như thịt cá xay, phế phẩm lò mổ, v.v cũng có thể đi vớt động vật
phù du về cho tôm ăn. Từ cỡ ấu trùng vừa tách khỏi tôm mẹ, nuôi trong ao chăm
sóc tốt thì chỉ trong 2-3 tháng có thể đạ
t quy cỡ tôm thương phẩm trung bình 3
con/100g [4,26,27]


8
+ Nuôi tôm kết hợp với trồng lúa
Trong vụ cấy lúa, thực hiện thả tôm vào ruộng lúa để nuôi cùng thời vụ gọi

là nuôi hỗn hợp tôm – lúa. Phương thức này tôm sinh sống chủ yếu dựa vào các
loại thức ăn tự nhiên sẵn có trong ruộng. Tuy nhiên cần bổ xung thêm thức ăn cám
gạo hoặc bột ngô. Phương thức canh tác này không ảnh hưởng tới năng suất lúa,
mà còn thu thêm được khoảng 500- 700 kg tôm/ha [ 4,19].
+ Nuôi tôm trong ao

Cỏ thủy sinh được trồng thành nhiều đám trong ao nuôi tôm hùm nước
ngọt. Diện tích trồng cỏ thủy sinh chiếm khoảng 5% diện tích ao. Mực nước trong
ao thường được duy trì ở mức 60-80 cm nhằm giúp quản lý nước và cây cỏ, đồng
thời kỹ thuật thu hoạch cũng đòi hỏi mực nước nông. Trà được thả rải rác trong ao
để làm chỗ trú cho tôm. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: Các vật chất thực vật
nguyên thu
ỷ (chưa phân huỷ) nuôi dưỡng tôm rất ít, hoặc cung cấp lượng dinh
dưỡng rất hạn chế. Các chất hữu cơ từ thực vật đã phân huỷ (mùn bã hữu cơ) và
một số loại hạt được tôm dùng làm thức ăn. Tuy nhiên nguồn thức ăn tối ưu cho
tôm là một tập hợp động vật không xương sống. Như vậy, chức năng chính của
rong cỏ trong ao nuôi tôm hùm nước ngọ
t không cung cấp thức ăn trực tiếp, mà nó
cung cấp năng lượng nuôi dưỡng chuỗi thức ăn trong đó tôm là ở đỉnh của chuỗi
[4,26,27].
Cách thức thả giống cho ao nuôi có thể thực hiện bằng thả tôm bố mẹ hoặc
tôm giống vừa rời khỏi mẹ.
+ Thả giống bằng tôm bố mẹ: Tôm bố, mẹ có khối lượng từ 25 - 30 gam/
con được sử dụng để s
ản sinh ra quần đàn tôm con trong ao nuôi. Mật độ từ
13.000-20.000 con/ha.
Tỷ lệ đực/ cái trong quần đàn là 1♂/ 3♀.
Thời gian thả tôm: Tôm bố mẹ được thả tháng 6 -7.
Sử dụng lờ đáy để thu tôm bố mẹ khi thấy có tôm con trong ao.


9
+ Thả giống bằng tôm giống với kích cỡ 2-4 cm: Tôm giống cỡ 2-4 cm
được thả nuôi với mật độ từ 200.000- 300.000 con/ha.
Thời gian thả giống từ tháng 3-4 hoặc tháng 7-8.
+ Có thể sử dụng phân hữu hữu cơ hoai mục làm thức ăn chính cho tôm.
Cách thức sử dụng như sau: Phân hữu hữu cơ hoai mục được bón với lượng 1.000
kg/ha/15 ngày/lần. Rong, cỏ 1.000 kg/ha/15 ngày/lần. Bột ngô hoặc cám gạo được
sử
dụng làm thức ăn cho tôm. Khẩu phần ăn bằng 3% khối lượng quần đàn. Sản
lượng tôm nuôi theo hình thức này dao động từ dưới 225 - 1120kg/ha [4,25].
+ Cũng có thể sử dụng thức ăn viên để nuôi tôm. Tuy nhiên trong khi chuẩn
bị ao nuôi nên sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón với lượng 5.000 kg/ ha một lần
sau khi tẩy dọn ao để tăng cường thức ăn tự nhiên cho tôm. Thức ăn chính được sử
dụ
ng cho tôm ăn là thức ăn viên. Khẩu phần ăn hàng ngày 3% khối lượng quần
đàn. Sản lượng tôm có thể thu được dao động từ 3000- 5000 kg/ha [4,25] .Những
nhà nuôi tôm hùm nước ngọt ở Mỹ thường đạt năng suất trung bình 1-2
tấn/ha/năm trong hệ thống nuôi có quản lý. Tại Úc, tôm càng đỏ được nuôi trong
hệ thống bán thâm canh chăm sóc tốt và sản lượng trung bình đạt 4 tấn/ha/năm.
3.1.1.4. Hiệu quả của việc nuôi tôm hùm nước ngọt
Trong một thời gian dài một số nhà nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng
tôm hùm nước ngọt có thể ăn cá giống và cá nuôi nói chung. Do đó nó có tác hại
rất lớn đối với cá nuôi. Thực tế khi ương nuôi từ cá bột lên cá hương của các loài
cá chép, cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá rô phi trong ao cùng với tôm hùm nước ngọt
thấy: Tỷ lệ sống trung bình của cá hương cá chép là 90%, cá trắm cỏ là 77,2%, cá
mè trắng là 80,4% và cá rô phi là 87,2%. So với đối chứng (không nuôi tôm) tỷ lệ
số
ng của cá hương các loài cá trên lần lượt là 89,6%, 76,3%, 80,6% và 87,9%. Kết
quả về tỷ lệ sống của cá hương các loài cá trên trong hai cách thức ương nuôi
không có sự sai khác rõ rệt. Như vậy, chứng tỏ trong điều kiện ương nuôi cá bột

lên cá hương của các loài cá nuôi với tôm hùm nước ngọt, tôm không ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống của cá. Điều này chứng tỏ tôm không ăn cá bột hoặc cá hương. Tuy

10
tôm không thể đuổi bắt và ăn thịt được cá khoẻ bơi lội nhanh, nhưng nó vẫn có thể
bắt và ăn cá đã chết [4].
Vào năm 1997, Mỹ đưa ra thuế nhập khẩu từ 92 tới 201%, trung bình 123%
lên thịt thân tôm nhập khẩu từ Trung Quốc để ngăn cản việc chống bán phá giá
bởi hiệp hội thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) nhằm áp đặt thuế lên sản phẩm
được cho là bán dưới mức giá thị trường. Điều tra của ITC thấy rằng từ năm 1994
tới 1996, sản phẩm nhập khẩu thịt thân tôm hùm nước ngọt đã tăng lên ba lần đạt
tới 4600 tấn. Như vậy Trung Quốc đã xuất khẩu vào Mỹ khoảng 30-46.000 tấn
tôm (nếu tính ngược lại từ thịt thân tôm thành tôm nguyên liệu với tỷ lệ khoảng
6,25:1 tới 10:1). Tuy với thuế cao như
vậy sản lượng tôm hùm nước ngọt từ Trung
Quốc nhập vào Mỹ ngày một tăng. Năm 1999, Trung Quốc đã xuất khẩu vào Mỹ
khoảng 70.000 tấn tôm nguyên con [12].
Loài tôm hùm nước ngọt được nuôi chính tại Trung Quốc được nhập từ Bắc
Mỹ. Tôm này chủ yếu được nuôi ở ao đất trong hệ thống nuôi đa canh với cá, hoặc
trong hệ thống nuôi tôm -lúa. Tôm thương phẩm của loài tôm này có thể bán buôn
với giá 0,75 đ
ô la/kg và được bán lại khoảng 0,83-1,25 đô la/kg. Tôm được chế
biến thành nhiều sản phẩm bao gồm thịt thân tôm hoặc các sản phẩm khác. Số
lượng tôm này được cung cấp và xuất khẩu làm tăng thêm giá trị và có ý nghĩa về
kinh tế xã hội ở các tỉnh nội địa của Trung Quốc. Loài tôm này cũng được bán tại
thị trường địa phương với giá 0,7-1 đô la/kg, hoặc bán trong siêu thị với giá
khoảng 2,5 đô la/kg Trung Quố
c đã xuất khẩu tôm tươi sống tới thị trường các
nước Đông Á, đặc biệt là Hông Kông và Đài Loan, với giá khoảng 10 đô la/kg
[12,26].

+ Điểm mạnh của việc nuôi tôm hùm nước ngọt
Tôm hùm nước ngọt thích nghi với điều kiện nuôi ghép với nhiều loài cá
khác. Hơn nữa chúng rất thích hợp cho hệ thống nuôi kết hợp. Bởi vì tôm hùm
nước ngọt là loài ăn tạp, chúng có thể sử dụng
được nhiều loại thức ăn. Thông
thường, thức ăn không cần cung cấp cho tôm khi nuôi trong hệ thống quảng canh

11
vì chúng sử dụng nguồn mùn bã và sinh vật tự nhiên. Các mảnh vụn thực vật có
thể là nguồn protein duy nhất trong hệ thống nuôi bán thâm canh. Một điều rất có
ý nghĩa là loài tôm này không đòi hỏi nguồn thức ăn giàu protein với giá thành cao
đồng thời việc sử dụng thức ăn viên có nguồn gốc hoàn toàn thực vật. Công nghệ
sản xuất tôm hùm nước ngọt rất đơn giản. Giá thành thiết lập trại nuôi cũng rât
th
ấp. Tuy nhiên, loài tôm này cũng có thể nuôi trong hệ thống thâm canh. Hơn nữa
con tôm này được coi là có khả năng kháng bệnh rất tốt. Một số nghiên cứu cho
rằng tôm hùm nước ngọt ít mẫn cảm với bệnh đốm trắng hơn so với các loài tôm
nuôi vùng nước lợ, mặn khác. Tôm hùm nước ngọt có một số đặc điểm mà ở một
số loài tôm khác không có. Đây được coi là một thuận lợi rất có ý nghĩa cho nuôi
thuỷ s
ản nội địa. Tôm hùm nước ngọt sinh sản nhanh trong điều kiện nuôi nhốt, kể
cả trong ao. Trứng và quá trình phát triển của ấu trùng tôm hùm nước ngọt được
bảo vệ ở chân bơi của tôm mẹ cho đến khi tôm con có khả năng tự kiếm thức ăn.
Tôm bột nở ra rất khoẻ. Tôm hùm nước ngọt có thể đẻ liên tiếp nếu nhiệt độ nước
từ 25- 30
0
C. Quần đàn tôm hùm nước ngọt có thể tự sinh sản và không đòi hỏi
phải mua thêm con giống để thả. Tôm hùm nước ngọt rất khoẻ và có thể chịu được
môi trường thay đổi. Chúng thích nghi để nuôi trong hầu hết các hệ thống nuôi, từ
hộ gia đình nhỏ, ao đào bằng tay, các ao của cộng đồng cơ sở, tới hệ thống nuôi

bán thâm canh và thâm canh, hệ thống nuôi đơn, hệ thống nuôi đa canh hoặ
c nuôi
kết hợp. Hệ thống nuôi lúa – tôm là đặc biệt thành công ở Mỹ và Trung Quốc.
Hơn nữa, tôm hùm nước ngọt có thể nuôi ở nhiều thuỷ vực, kể cả những nơi bị
nhiễm mặn hoặc nơi chất lượng nước giảm xút đây là vấn đề đặc biệt quan trọng ở
hệ thống nuôi ở nông thôn. Một điều quan trọng nữa là con tôm này có thể nuôi
bở
i người có ít kinh nghiệm nuôi thuỷ sản vì chúng dễ sống sót và sinh sôi nếu
gặp điều kiện thích hợp. Tuy nhiên, những nhà quản lý có kinh nghiệm thường
nuôi với sản lượng cao hơn tương ứng với mức độ đầu tư công nghệ và dinh
dưỡng. Năng suất trung bình của tôm hùm nước ngọt ở Mỹ thường đạt 1-2
tấn/ha/năm trong hệ thống nuôi có quản lý. Tại Úc, năng suất trung bình đạt 4
tấ
n/ha/năm trong hệ thống bán thâm canh chăm sóc tốt [12,13,26].

12
+ Điểm yếu của việc nuôi tôm hùm nước ngọt
Tôm hùm nước ngọt được nhập vào Ecuador năm 1994 với hy vọng về hiệu
quả kinh tế năng suất từ 7-10 tấn/ha và kích cỡ tôm từ 80-100g/con. Với kích cỡ
này giá của tôm thương phẩm có thể đạt tới 20 đô la/kg. Hy vọng này dẫn đến lợi
nhuận từ việc bán tôm bố mẹ và con giống cao gấp nhiều lần so với việ
c bán tôm
thực phẩm. Việc phát triển nhanh quá mức nuôi loài tôm này, trong vòng 3 năm
diện tích nuôi loài tôn mày đã đạt tới 250 ha. Tiếp theo đó phong trào nuôi loài
tôm này bắt đầu xuống dốc khi quá nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường. Một
số doanh nghiệp vừa mới đầu tư thì sản phẩm tôm thương phẩm đã bão hoà, dư
thừa và bị ứ đọng sản phẩm. Một thực tế là tôm hùm nước ngọt đượ
c cung cấp từ
Trung Quốc cao hơn cả sản lượng của Ecudor. Đây là một thực tế khó lường trong
cạnh tranh thị trường. Trong khi các doanh nghiệp nuôi tôm hùm nước ngọt của

Ecudor bị ứ đọng sản phẩm thì Trung Quốc lại xuất được tôm hùm nước ngọt vào
Ecudor. Ngoài ra Trung Quốc còn xuất được tôm tươi sống nguyên con vào thị
trường Hồng Kông và Đài Loan với giá khoảng 10 đô la/kg. Rõ ràng là nhu cầu về
tôm hùm nước ngọt
ở các nước Đông Á là chưa đáp ứng được. Điểm yếu nữa về
tôm hùm nước ngọt là mức độ hiểu biết bệnh của con tôm này còn hạn chế. Sự
thiếu hiểu biết về bệnh sẽ là nguy cơ lây nhiễm do tác nhân gây bệnh mỗi khi vận
chuyển và buôn bán thông thường. Do đó, cần nâng cao hiểu biết về bệnh của tôm
hùm nước ngọt để duy trì sự phát triển nuôi công nghiệ
p loài này [13].

3.2. Tình hình nghiên cứu tôm vỏ cứng ở Việt Nam
+ Tôm càng đỏ - Cherax quardicarinatus
Tôm càng đỏ được nhập vào Việt Nam từ Australia năm 2002. Kết quả
nghiên cứu của đề tài : “Thuần hóa tôm càng đỏ” [1,2], bước đầu cho thấy:
Ngưỡng nhiệt độ của tôm bột giao động từ 8- 36,5
0
C. Ngưỡng nhiệt độ của
tôm giống từ 7- 36,5
0
C. Ngưỡng ôxy của cả tôm bột và tôm giống đều là 0,4 mg/

13
lít. Tôm càng đỏ thành thục sau 10 tháng tuổi. Thời vụ sinh sản của tôm bắt đầu
từ đầu tháng 02 đến hết tháng 10. Tôm càng đỏ đẻ nhiều lần trong năm.
Sức sinh sản thực tế lần đẻ thứ nhất và thứ hai của hai thế hệ P và F1 là
tương đương nhau. Số lượng trứng thay đổi từ 10,76 đến 10,95 trứng/ 1,0 gam tôm
cái và 6,06 đến 8,01 tôm bột/ 1,0 gam tôm cái.
Tôm bột ương nuôi với mật độ t
ừ 50- 90 con/ m

2
sau 2 tháng đạt kích cỡ
1,59- 1,81 gam/ con. Tốc độ tăng trọng trung bình 0,027- 0,031 gam/ con/ ngày.
Tỷ lệ sống đạt từ 57,48- 71,20%.
Tôm với kích cỡ 1,7- 22,32 gam/ cá thể nuôi với mật độ 3,0- 15,0 con/ m
2

trong 3 tháng nuôi tốc độ tăng trọng trung bình từ 0,10- 0,24 gam/con/ ngày. Tỷ
lệ sống giao động từ 14,69- 81,40%.
Tôm càng đỏ với kích cỡ trung bình 34,63 gam/con (cỡ tôm thí nghiệm)
không làm hại lúa và cá khi được nuôi, trồng cùng với tôm.
Trong quá trình phát triển quần đàn tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ
sản I (Viện I), tôm càng đỏ thường nhiễm Aeromonas sp; nấm Achlya sp và
Fusarium sp; ký sinh trùng Epistylis sp và Nematoda sp. Tuy tỷ lệ nhiễm ký sinh
trùng lên tới 60,0%, vi khuẩn 20,0% nhưng cường nhiễm nhẹ
nên không gây thành
dịch bệnh cho tôm trong quá trình nuôi.
Phần thịt ăn được của tôm càng đỏ chỉ chiếm 29,89%. Protein tổng số
chiếm 17,92% và Lipít chiếm 0,54%.
Từ những kết luận trên đây có thể đưa ra nhận định ban đầu sau:
Tôm càng đỏ có sự thích nghi nhất định với các điều kiện tự nhiên của miền
Bắc Việt Nam (tại Viện I). Tôm Càng đỏ đã khép kín vòng đời và phát triển
được quần đàn trong đi
ều kiện nuôi tại Viện I.
+ Tôm hùm nước ngọt - Procambarus clarkii
Tôm hùm nước ngọt được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam tháng
9/2006. Tháng 11/2006 tôm đã sinh sản. Tháng 4 năm 2007 đã thu được 1.545
tôm con với kích cỡ từ 2- 6 cm.

14

Năm 2008, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I được Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn cho phép nhập tôm từ Trung Quốc về Việt Nam để thực hiện
và đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm hùm nước ngọt
(Procambarus clarkii) ở các tỉnh miền Bắc phục vụ phát triển vùng nguyên liệu
xuất khẩu” và dự án: “Dự án nhập công nghệ sản xuất giống tôm hùm nước ngọt
Procambarus clarkii, phục vụ phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu ở các tỉnh
miềm Bắc”[7].
Từ các đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài tôm này với điều kiện tự
nhiên của miền Bắc nước ta và kết quả bước đầu, chúng tôi tin tưởng loài tôm
hùm nước ngọt (P.clarkii) sẽ sinh trưởng và phát triển được tại miền Bắc nước ta.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm t
ừ tôm hùm nước ngọt là rất lớn. Sản lượng tôm
hùm trên thế giới hiện tại còn rất khiêm tốn. Sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng
đủ yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Tôm hùm nước ngọt là một trong những đối
tượng thuỷ sản nước ngọt dễ nuôi, ít có dịch bệnh có khả năng sản xuất với số
lượng lớn quanh năm ở mi
ền Bắc nước ta do điều kiện tự nhiên và thời tiết thích
hợp với sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Chúng tôi hy vọng khả năng tôm
hùm nước ngọt sẽ trở thành đối tượng nuôi nước ngọt tạo ra hàng hoá phục vụ
xuất khẩu của miền Bắc nước ta có tính khả thi cao.











15
IV. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.Vật liệu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tôm hùm nước ngọt- Procambarus clarkii được
nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam.
- Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được triển khai tại :
1. Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
2. Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh.
3. Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ.
4. V
ũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
- Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2008- 12/ 2010.
4.2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra đề tài thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của tôm hùm nước ngọt: Ngưỡng
nhiệt độ cao, O
2
.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với cá giai đoạn ương từ cá bột
lên cá hương.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với tôm càng của Việt Nam.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với lúa.
- Nghiên cứu tác nhân gây bệnh đối với loài tôm hùm nước ngọt và biện pháp
phòng, trị bệnh.
- Phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng của tôm hùm nướ
c ngọt: Tỷ lệ thịt ăn
được, protein tổng số lipit và tro.

- Nuôi tôm hùm nước ngọt kết hợp với trồng lúa.

16
- Trồng một vụ lúa và nuôi một vụ tôm hùm nước ngọt (nuôi tôm luân canh với
trồng lúa).
- Nuôi tôm hùm nước ngọt trong ao.
- Điều tra tiềm năng phát triển nuôi tôm hùm nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam.
- Bước đầu đánh giá tác động của loài tôm này đến môi trường khi ta nuôi chúng.
4.3. Phương phán nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng và thực hành thực tế kết hợp
với thống kê sinh học trong thu thập số liệu và đánh giá kết quả. Sau đây là một số
phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng trong quá trình thực hiện các nội
dung nghiên cứu.
4.3.1. Tìm hiểu một vài yếu tố sinh thái của tôm hùm nước ngọt
4.3.1.1. Tìm hiểu ngưỡng nhiệt độ cao
30 cá thể/ 10 lít nướ
c cho một lô thí nghiệm. Que nâng nhiệt được sử
dụng cho việc thăm dò ngưỡng nhiệt độ cao đối với loài tôm này. Nhiệt độ dưới
ngưỡng 3
0
C được tăng 1
0
C và duy trì trong 8 giờ. Ôxy được cung cấp bằng máy
thổi khí 24/ 24 giờ. Ngưỡng nhiệt độ là nhiệt độ làm tôm hôn mê và chết 50% số
cá thể được thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
4.3.1.2. Tìm hiểu ngưỡng ôxy
- Đối với tôm giống
30 tôm giống (kích cỡ 2- 4 cm/con) được giữ trong túi polyethylen với 0,5
lít nước. Đầu cảm biến của ôxy meter được đặt vào một trong 3 túi. Dây cao su
được sử dụng buộc chặt miệng túi sao cho trong túi không còn không khí. 30 phút

lắc
đều túi một lần. Ngưỡng ôxy là tại hàm lượng ôxy nào đó làm tôm ngạt thở
hôn mê và chết 50% số cá thể được sử dụng trong thí nghiệm. Thí nghiệm được
lặp lại 3 lần.
- Đối với tôm hậu bị
30 tôm hậu bị (kích cỡ 7- 10 cm/con) được giữ trong túi polyethylen với 1,0

17
lít nước. Thao tác thực hiện tương tự như thực hiện với tôm giống.
4.3.2. Tìm hiểu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với cá (giai đoạn ương
từ cá bột lên cá hương)

Thí nghiệm được tiến hành tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, từ ngày 4/3
đến ngày 24/4 năm 2009.
03 bể nuôi tôm với cá bột.
Mật độ tôm thả 17 con/m
2
.
Khối lượng: 15,3 gam/con
Mật độ cá thả 150 con/m
2
.
01 bể đối chứng (chỉ nuôi cỏ bột). Mật độ cá thả: 150 con/m
2

Đỗ tương luộc được sử dụng cho tôm ăn. Ngày cho ăn một lần vào 17h.
Khẩu phần ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.
Đỗ tương rang chín nghiền thành bột mịn sử dụng làm thức ăn cho cá chép
bột. Ngày cho ăn hai lần vào 8 h và 14 h. Khẩu phần thức ăn hàng ngày cụ thể
như sau:

7 ngày đầu: 0,2- 0,3 kg/1vạn cá bột.
7 ngày sau: 0, 4- 0,5 kg/1vạn cá bột .
7 ngày tiếp theo: 0,6- 0,7 kg/1vạn cá bột.
10 ngày tiếp sau: 0,8-1,0 kg/1vạ
n cá bột
10 ngày kế tiếp: 1,2- 1,4 kg/1vạn cá bột
10 ngày cuối: 1,5- 1,7 kg/1 vạn cá bột
Máy thổi khí hoạt động 24/ 24 giờ cung cấp ôxy cho các bể thí nghiệm. Một
tuần bổ xung nước một lần.
4.3.3. Tìm hiểu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với tôm càng Việt Nam-

Macrobrochium rosenbergi
04 bể ximăng 25 m
2
có mái che tại Viện I được bố trí để thực hiện thí
nghiệm. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ 5/8 đến 5/11/2008
03 bể nuôi tôm hùm nước ngọt với tôm càng Việt Nam .
Mật độ: Tôm càng 15 con/m
2
. Kích cỡ 3,5 gam/con

18
Tôm hùm 15 con/m
2
. Kích cỡ 11,5 gam/con
01 bể đối chứng (chỉ nuôi tôm càng). Mật độ: 30 con/m
2

Thức ăn viên Proconco – KP 90. C3 được sử dụng cho tôm ăn. Ngày cho ăn
một lần vào lúc 17 giờ. Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 2-3% khối lượng quần

đàn.
4.3.4.Tìm hiểu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với lúa
Thí nghiệm được bố trí trong ao với diện tích 744 m
2
tại Đình Bảng, Từ Sơn,
Bắc Ninh, theo hình 4.3.1 (xem hình 4.3.1). Thí nghiệm được thực hiện từ ngày
15/7-25/10/2008.

Lúa được cấy với mật độ 35-40 khóm/m
2
. Phân chuồng được bón lót 1000
kg/sào. Phân lân 30 kg/sào. Phân đạm 10 kg/sào. Khi lúa đẻ nhánh bón 10 kg phân
đạm/sào. Lúa cấy được 15- 20 ngày thả tôm.
Mật độ tôm thả nuôi 15 con/m
2
. Kích cỡ trung bình 10,2 gam/con.
Thức ăn viên được sử dụng cho tôm ăn . Ngày cho ăn một lần vào lúc 17
giờ. Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 2-3 % khối lượng quần đàn.


Mương Mương


Lô 1:
Lúa cấy 35 - 40 khóm/m
2
.
Không thả tôm

Lô 2:


Lúa cấy 35 - 40 khóm/m
2
.
Mật độ tôm:15 con/m
2



Lô 4:
Lúa cấy 35 - 40 khóm/m
2
.
Mật độ tôm:15 con/m
2



Lô 3:
Lúa cấy 35 - 40 khóm/m
2
.
Mật độ tôm:15 con/m
2



Hình 4.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của tôm đối với lúa

4.3.5. Nuôi tôm hùm nước ngọt


kết hợp với trồng lúa
4.3.5.1. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm
Ruộng nuôi tôm được chuẩn bị như sau: Mương được đào xung quanh

19
ruộng rộng từ 0,5-1,0m, sâu 0,5m . Tổng diện tích mương chiếm 5- 10% diện tích
ruộng.
Phân chuồng hoai mục rải đều trong mương trước khi thả tôm 7-10 ngày.
Lượng phân bón là 80- 100kg/ 360m
2
ruộng. Các tháng tiếp theo bón bổ sung mỗi
tuần một lần với lượng 25-30kg/360 m
2
ruộng.
Rong đuôi chó, cỏ tóc tiên được trồng phân tán trong mương. Diện tích cỏ
tóc tiên và rong đuôi chó chiếm 25% diện tích mương.
Nước cấp cho ruộng nuôi tôm được lọc qua lưới cước dầy có kích cỡ mắt
lưới 1x 1 mm. Mực nước ruộng thường xuyên giữ ở mức 0,2-0,3m.
Bờ xung quanh ruộng được chắn bằng bạt hoặc nylon cao từ 0,4-0,5m.
Hàng ngày kiểm tra bờ và tấm chắn để tu bổ tránh tôm thất thoát.
Lúa
được cấy vào giữa tháng 6 dương lịch với mật độ 35-40 khóm/m
2
.
4.3.5.2. Thời gian, mật độ thả giống và cách thức chăm sóc
+ Năm 2008
Tại Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tôm được thả từ 15/7/2008. Diện tích
nuôi 1 ha. Mật độ 1,5 con/m
2

. Khối lượng tôm thả 187 kg.
Tại Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ, tôm được thả từ 01/8/2008. Diện tích nuôi
là 1 ha. Mật độ 1,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 185 kg.
Tại Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh, tôm được thả từ 15/8/2008. Diện tích
nuôi là 1 ha. Mật độ 1,6 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 200 kg.
Tôm được cho ăn bằng cám gạo hoặc bột ngô mỗi ngày một lần vào lúc
17h. Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.
+ Năm 2009
Tại Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ, tôm được thả từ 14/8/2009. Diện tích nuôi
3.000 m
2
. Mật độ 2,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 94 kg.
Tại Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh, tôm được thả từ 06/8/2009. Diện tích
nuôi là 1 ha. Mật độ 2,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 308 kg.

20
Tôm được cho ăn cám gạo hoặc bột ngô mỗi ngày một lần vào lúc 17h.
Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.
+ Năm 2010
Thí nghiêm được thực hiện ở ruộng với diện tích 540 m
2
tại Đình

Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh theo sơ đồ hình 4.3.2 (xem hình 4.3.2).

Mương Mương


Lô 1:

Lúa cấy 35 - 40 khóm/m
2
.
Mật độ tôm: 12 con/m
2


Lô 2:


Lúa cấy 35-40 khóm/m
2
.
Mật độ tôm:10 con/m
2



Lô 4:

Lúa cấy 35 - 40 khóm/m
2
.

Mật độ tôm:10 con/m
2



Lô 3:

Lúa cấy 35 - 40 khóm/m
2
.
Mật độ tôm: 10 con/m
2


Hình 4.3.2. Sơ đồ thí nghiệm nuôi tôm kết hợp với trồng lúa.
Thời gian nuôi: Tôm được nuôi từ 15/4- 15/7/ 2010.
Kích cỡ và mật độ:
Tôm giống với kích cỡ 0,5- 3,5g/con, trung bình 1,85 g/con. Tôm được thả
nuôi với mật độ 10 con/m
2
và 12 con/m
2
.
Thức ăn: Cám gạo hoặc bột ngô được sử dụng cho tôm ăn, cụ thể như sau.
Tháng thứ nhất khẩu phần ăn hàng ngày bằng 10% khối lượng quần đàn.
Tháng thứ hai khẩu phần ăn hàng ngày bằng 7% khối lượng quần đàn.
Tháng thứ ba khẩu phần ăn hàng ngày bằng 4% khối lượng quần đàn.
4.3.6. Trồng một vụ lúa nuôi một vụ tôm hùm nước ngọ
t
4.3.6.1. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm

Ruộng nuôi tôm được chuẩn bị tương tự ruộng nuôi tôm kết hợp với trồng
lúa (xem phần 4.3.2).


21
4.3.6.2. Thời gian, mật độ thả giống và cách thức chăm sóc
+ Năm 2008
Tại Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tôm được thả từ 15/7/2008. Diện tích
nuôi 1 ha. Mật độ 1,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 187 kg.
Taị Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ, tôm được thả từ 01/8/2008. Diện tích
được nuôi 1 ha. Mật độ 1,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 185 kg
Tại Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh, tôm được thả từ 15/8/2008. Diện tích
nuôi là 1 ha. Mật độ 1,6 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 200 kg.
Tôm được cho ăn bằng cám gạo hoặc bột ngô mỗi ngày một lần vào lúc
17h. Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.
+ Năm 2009
Tại Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh, tôm được thả từ 06/8/2009. Diện tích
nuôi là 2,3 ha. Mật độ 2,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 710 kg.
Tôm được cho ăn bằng cám gạo hoặc bột ngô mỗi ngày một lần vào lúc
17h. Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.
4.3.7. Nuôi tôm hùm nước ngọt trong ao đất


4.3.7.1. Chuẩn bị ao nuôi
Sau khi tẩy dọn ao, sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón với lượng 10-
12kg/100m
2
ao. Cỏ thủy sinh được trồng thành nhiều đám trong ao. Diện tích
trồng cỏ thủy sinh chiếm khoảng 20-25% diện tích ao. Bèo Nhật Bản (bèo lục
bình) được thả trong ao không quá 20% diện tích ao. Ao nuôi tôm bố mẹ cần bổ
sung ống nhựa Ø40 mm hoặc Ø48 mm có chiều dài 30-35 cm. Ống nhựa được rải
đều trong ao với mật độ 01 ống/ m
2
.
Nước cấp cho ao nuôi tôm được lọc qua lưới cước dầy có kích cỡ mắt lưới
1x 1 mm. Mực nước trong ao thường xuyên được duy trì ở mức 0,6- 0,8m.

22

4.3.7.2. Thời gian, mật độ thả giống và cách thức chăm sóc
+ Năm 2008
Tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, tôm được thả từ ngày 20/8/2008. Diện
tích nuôi 0,5 ha. Mật độ thả 3,0 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 186 kg.
Tại Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tôm được thả từ 15/7/2008. Diện tích
nuôi 0,5 ha. Mật độ 2,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 156 kg.
Taị Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ, tôm được thả từ 01/8/2008. Diện tích nuôi
0,5 ha. Mật độ 2,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 158 kg.

Thức ăn viên có độ đạm ≥ 25% được sử dụng cho tôm ăn. Ngày cho tôm ăn
một lần vào 17 giờ. Khẩu phần ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.
+ Năm 2009
Tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, tôm được thả từ ngày 06/9/2009. Diện
tích thả nuôi 2445 m
2
( 3 ao, mỗi ao có diện tích 815 m
2
). Mật độ thả bình quân
5,5 con/m
2
. Trong đó ao D1 nuôi với mật độ 7 con/m
2
, ao D3 thả nuôi với mật độ
5,5 con/m
2
và ao D5 nuôi với mật độ 4 con/m
2
. Khối lượng tôm thả nuôi 210 kg.
Tại Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tôm được thả từ 15/9/2009. Diện tích
nuôi 3000 m
2
(ao có bờ đất). Mật độ 5,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả 206 kg.
Taị Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ, tôm được thả từ 16/9/2009. Diện tích
nuôi 2,2 ha (ao có bờ đất). Mật độ 5,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả nuôi 1500 kg.
Tại Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh tôm được thả từ 06/9/2009. Diện tích nuôi

3000 m
2
(ao có bờ đất). Mật độ 5,5 con/m
2
. Khối lượng tôm thả nuôi 208 kg.
Thức ăn viên có độ đạm ≥ 25% được sử dụng cho tôm ăn. Ngày cho tôm ăn
một lần vào 17 giờ. Khẩu phần ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.
+ Năm 2010
Thí nghiêm được tiến hành tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, theo sơ đồ

23
hình 4.3.3 (xem hình 4.3.3).
Thời gian nuôi: Tôm được nuôi từ 15/4- 15/7/2010.
a. Đối với tôm bố mẹ
Kích cỡ và mật độ: Tôm bố mẹ với kích cỡ 10,5- 35,7 g/con, trung bình
20,86 g/con. Tỷ lệ đực/cái trong quần đàn là 1♂/ 3♀. Tôm được thả nuôi với mật
độ 2,0 và 2,5 con/m
2
.


Lô 1:

Mật độ tôm:3,0 con/m
2


Lô 2:

Mật độ tôm:2,5 con/m

2


Lô 4:

Mật độ tôm: 2,5 con/m
2



Lô 3:

Mật độ tôm: 2,5 con/m
2

Hình 4.3.3. Sơ đồ thí nghiệm nuôi tôm bố mẹ trong ao
Thức ăn: Thức ăn viên có độ đạm 25% được sử dụng cho tôm ăn. Ngày
cho tôm ăn một lần vào lúc 17 giờ. Khẩu phần thức ăn hàng ngày bằng 3% khối
lượng quần đàn.
b. Đối với tôm thịt
Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ hình 4.3.4 (xem hình 4.3.4).
Kích cỡ và mật độ:
Tôm giống với kích cỡ 0,5-5,0 g/con, trung bình 2,4 g/con.
M
ật độ tôm được thả nuôi 20 con/m
2
và 22 con/m
2
.
Thức ăn: Thức ăn viên có độ đam 25% được sử dụng cho tôm ăn. Ngày cho

tôm ăn một lần vào lúc 17 giờ, với khẩu phần cụ thể như sau:

24
Tháng thứ nhất khẩu phần ăn hàng ngày bằng 7% khối lượng quần đàn
Tháng thứ hai khẩu phần ăn hàng ngày bằng 5% khối lượng quần đàn.
Tháng thứ ba khẩu phần ăn hàng ngày bằng 3% khối lượng quần đàn.



Lô 1:

Mật độ tôm: 22 con/m
2


Lô 2:

Mật độ tôm:20 con/m
2


Lô 4:

Mật độ tôm:20 con/m
2



Lô 3:


Mật độ tôm:20 con/m
2

Hình 4.3.4. Sơ đồ thí nghiệm nuôi tôm thịt trong ao
4.3.7.3. Thu mẫu sinh trưởng và môi trường
Mỗi tháng thu mẫu kiểm tra sinh trưởng một lần và thay đổi lượng thức ăn.
Các yếu tố nhiệt độ, pH và ôxy được đo hàng ngày.
4.3.8. Xác định một số tác nhân gây bệnh đối với loài tôm hùm nước ngọt
+ Xác định tác nhân gây bệnh là vi khuẩn
Sử dụng phương pháp nghiên cứu vi khuẩn trên động vật thuỷ sản của Dogiel [17]
để xác định tác nhân gây b
ệnh là vi khuẩn. Phương pháp này được tóm tắt tại hình
4.3.5 (xem hình 4.3.5).
+ Xác định tác nhân gây bệnh là nấm
Sử dụng phương pháp nghiên cứu nấm của Willoughby L.G [24 ] để xác định tác
nhân gây bệnh là nấm. Phương pháp này được tóm tắt tại hình 4.3.6 (xem hình
4.3.6).
+ Xác định tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng
Sử dụng phương pháp của Bychowkaja [13] để xác định ký sinh trùng
gây bệnh cho tôm.

×