TỔNG CỤC THỐNG KÊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
ĐỀ TÀI: “ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH DỰ BÁO NGẮN
HẠN ĐỂ DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ
HỘI CHỦ YẾU”
Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Thống kê
Chủ nhiệm: CN. Lê Văn Dụy
Phó Chủ nhiệm: CN. Phan Thị Ngọc Trâm
Th.S Nguyễn Thị Thu Huyền
Thư ký: CN. Đào Ngọc Minh Nhung
9509
HÀ NỘI, NĂM 2010
DBCTTXH12-2010
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DS HĐKT: Dân số hoạt động kinh tế
HTCTTKQG: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
LHQ: Liên hợp quốc
LHPNVN: Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
SAS: Phần mềm thống kê SAS
SPSS: Phần mềm thống kê SPSS
STATA: Phần mềm thống kê STATA
TCTK: Tổng cục Thống kê
THCS: Trung học cơ sở
TP: Thành phố
TV: Ti vi
DBCTTXH12-2010
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
PHẦN MỘT: TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO THỐNG KÊ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ
BÁO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI 7
I. TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO THỐNG KÊ 7
1.1. Khái niệm, định nghĩa dự báo 7
1.2. Khả năng của dự báo 7
1.3. Mức độ tin cậy của các dự báo 7
1.4. Các cách dự báo 9
1.5. Đo lường mức độ thành công và thất bại của dự báo 111
1.6. Phương pháp phân tích đặc điểm của các phương pháp dự báo 122
1.7. Các tính chất đặc biệt của dữ liệu có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo 133
1.8. Các khó khăn chủ yếu gặp phải trong quá trình dự báo 144
1.9. Các phương án khắc phục khó khăn 144
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI 188
2.1. Các loại dự báo 188
2.2. Các phương pháp dự báo 199
2.3. Cách tiếp cận kinh tế lượng đối với dự báo 26
2.3.1. Các dự báo ngắn hạn 26
2. 3.2. Các dự báo dài hạn 331
2.4. Độ chính xác của dự báo 32
2. 5. Kinh nghiệm dự báo bằng các mô hình kinh tế lượng vĩ mô: những bài học tổng quát
39
PHẦN HAI: CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI VÀ LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU
THỐNG KÊ XÃ HỘI CHO DỰ BÁO 43
I. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 43
II. THỰC TRẠNG SỐ LIỆU CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM CŨNG
NHƯ ĐỀ XUẤT DANH SÁCH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI CHỦ YẾU ĐỂ
TIẾN HÀNH DỰ BÁO NGẮN HẠN 44
III. LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI CHO DỰ BÁO 54
3.1. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu thống kê xã hội cho dự báo 54
3.2. Đề xuất các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu để tiến hành dự báo ngắn hạn: 55
PHẦN BA: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO VÀ KẾT QUẢ DỰ BÁO CHO MỘT SỐ
CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI 58
I. DỰ BÁO CHO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DÂN SỐ 58
1.1. Dự báo dân số theo dãy số thời gian 58
1.2. Phương pháp dự báo thành phần 60
1.3. Quy trình dự báo theo phương pháp thành phần 661
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG 63
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ SỐ NGƯỜI THẤT
NGHIỆP 64
IV. DỰ BÁO THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH VÀ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (TỶ LỆ LẠM
PHÁT) 66
4.1. Dự báo thu nhập hộ gia đình 66
4.2. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng 68
V. KẾT QUẢ DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI 69
DBCTTXH12-2010
3
5.1. Kết quả dự báo dân số năm 2014, 2019 69
5.1.1. Về quy mô và tốc độ tăng dân số 69
5.1.2. Về cơ cấu dân số 771
5.2. Kết qủa dự báo lao động 73
5.2.1. Dự báo lao động đang làm việc hàng năm sử dụng phương pháp dãy số thời gian
73
5.2.2. Dự báo dân số hoạt động kinh tế theo giới tính và nhóm tuổi 75
5.3. Dự báo tỷ lệ và số người thất nghiệp 77
5.3.1. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp 77
5.3.2. Dự báo số người thất nghiệp 79
5.4. Kết qủa dự báo tỷ lệ lạm phát 80
5.5. Kết qủa dự báo thu nhập bình quân một đầu người 83
5.5.1. Dự báo thu nhập bình quân đầu người theo dãy số thời gian 83
5.5.2. Dự báo thu nhập bình quân một đầu người theo phương pháp kết hợp giữa dự
báo thu thu nhập (GDP) và dự báo dân số (POP) 85
5.5.3. Dự báo thu nhập bình quân đầu người theo phương pháp hồi quy đa biến 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
I. Kết luận 89
II. Khuyến nghị 991
III. Đề xuất lộ trình thực hiện 991
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
DBCTTXH12-2010
4
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Năm 2007-208 Tổng cục Thống kê cho tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp dự báo ngắn hạn để dự báo một số
chỉ tiêu thống kê kinh tế chủ yếu ở Việt Nam”. Kết quả của đề tài này sau đó
được triển khai áp dụng trong thực tế. Kết quả ứng dụng dự báo đã được báo
cáo cho lãnh đạ
o cơ quan để tham khảo. Do đề tài dự báo năm 2007-2008 chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu dự báo các chỉ tiêu thống kê kinh tế mà chưa nghiên
cứu dự báo cho các chỉ tiêu thống kê xã hội, mặt khác kết quả của đề này cũng
cho thấy có thể ứng dụng dự báo để dự báo cho các chỉ tiêu thống kê xã hội
nên lãnh đạo Tổng cục Thống kê đã quyết định triển khai nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp và mô hình dự báo ngắn hạn để
dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu”. Đề tài được giao cho Viện
Khoa học Thống kê chủ trì với sự tham gia của các cán bộ trong và ngoài
ngành thống kê.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và thử nghiệm các phương pháp dự đoán
thống kê trong lĩnh vực xã hội. Đề tài có sự tham gia của các chuyên gia d
ự
đoán trong và ngoài ngành. Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp
về mặt phương pháp luận cũng như kết quả thử nghiệm của đề tài. Báo cáo
gồm có ba phần. Phần một tổng quan về dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội.
Phần hai trình bày các chỉ tiêu một số phương pháp dự báo các chỉ tiêu thống
kê xã hội và phần ba trình bày kết quả thử nghiệm dự báo cho một số chỉ tiêu
thố
ng kê xã hội.
DBCTTXH12-2010
5
3. Ý nghĩa của đề tài
Ổn định xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân là mục tiêu hàng đầu
của các quốc gia trên thế giới. Để làm được điều đó phải có sự chung tay góp
sức của toàn dân và đặc biệt là vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của các cơ quan
Đảng và Nhà Nước. Để Đảng và Nhà nước ra được các quyết định quan trọng
trong đời sống xã hội cần phải có thông tin về hiện tại cũng như xu hướng
trong t
ương lai của các hiện tượng xã hội. Với lý do này, dự báo mức độ của
các chỉ tiêu thống kê xã hội có một ý nghĩa thực tiễn lớn.
4. Nội dung của đề tài
Theo kết quả xét duyệt đề cương nghiên cứu của Hội đồng xét duyệt đề
cương nghiên cứu, đề tài cần tập trung vào nghiên cứu các nội dung chủ yếu
sau:
a. Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ
yếu để tiến hành
dự báo ngắn hạn
b. Nghiên cứu và lựa chọn một số phương pháp và mô hình dự báo ngắn hạn;
c. Đánh giá thực trạng công tác dự báo và thực trạng số liệu dùng cho dự
báo ngắn hạn về các chỉ tiêu thống kê xã hội ở Việt Nam
d. Thử nghiệm dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu
e. Đánh giá khả năng và lộ trình áp dụng một số ph
ương pháp và mô
hình dự báo lựa chọn
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được xác định là kết hợp phương
pháp nghiên cứu lý thuyết với khảo sát thực tiễn, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực dự báo và dự
báo ngắn hạn;
DBCTTXH12-2010
6
- Hội thảo với các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này;
- Khảo sát thực tiễn để tính toán, phân tích, đánh giá, tổng kết.
6. Kết quả nghiên cứu của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là đã đưa ra được các chuyên đề nghiên
cứu và một báo cáo tổng hợp, một báo cáo tóm tắt cho đề tài. Báo cáo tổng hợp
ngoài phần mở đầu còn gồm: Phần một “Tổng quan về dự báo Thống kê và các
ph
ương pháp dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội”; Phần hai “Các chỉ tiêu
thống kê xã hội và lựa chọn các chỉ tiêu thống kê xã hội cho dự báo”; Phần ba
“Một số phương pháp dự báo và kết quả dự báo cho một số chỉ tiêu thống kê xã
hội”; và cuối cùng là phần “Kết luận và khuyến nghị”.
DBCTTXH12-2010
7
PHẦN MỘT
TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO THỐNG KÊ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ
BÁO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XÃ HỘI
I. TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO THỐNG KÊ
Dự báo thống kê đã được đưa vào ứng dụng trong thực tế ở Việt Nam từ
những năm 1970. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian đó chỉ tập trung chủ yếu
vào dự tính dân số và lao động cũng như ước tính một số chỉ tiêu thống kê cơ
bản. Do chưa thấy rõ được vai trò của dự báo cũng như phương pháp sử dụng
các kết quả dự báo nên dự báo các chỉ tiêu thống kê kinh tế, đặc biệt là các chỉ
tiêu thống kê xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời gian gần đây,
do đã thấy được vai trò của dự báo trong đời sống kinh tế, xã hội nên đã có
nhiều cơ quan, bộ ngành quan tâm đến vấn đề dự báo.
Mụ
c tiêu của phần này là nhằm tổng quan nội dung của dự báo các chỉ
tiêu thống kê xã hội. Tuy nhiên, để dễ theo dõi các kết quả của đề tài, một số
vấn đề chung về dự báo được đề cập. Cụ thể là:
+ Khái niệm, định nghĩa dự báo;
+ Khả năng của dự báo và mức độ tin cậy đối với các kết quả dự báo;
+ Các cách dự báo;
+ Đo lường mức
độ thành công và thất bại của các dự báo;
+ Khó khăn chủ yếu gặp phải trong quá trình dự báo.
1.1. Khái niệm, định nghĩa dự báo
Theo từ điển bách khoa toàn thư, Dự báo là quá trình thu thập, xử lý số
liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng
trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học và thống kê
DBCTTXH12-2010
8
Trong lý thuyết cũng như thực tế của công tác dự báo, dự báo thường
được hiểu theo nghĩa là dự đoán các giá trị của một biến nào đó ngoài mẫu số
liệu sẵn có, tức là dự đoán cho các giá trị của biến đó ở những thời gian hoặc
không gian khác. Trong thực tế dự báo là một chủ đề rất rộng.
Trong lịch sử, hầu hết các phương pháp con người ngày nay nghĩ ra đều
đã được thử nghiệm, và người ta đã sử dụng trên 36 từ khác nhau trong tiếng
Anh để nói về hoạt động “tiên đoán” theo nghĩa rộng, đó là tương lai có thể
mang lại điều gì. Dự báo có liên quan mật thiết với đánh giá chính sách. Thực
tế, hầu hết các ph
ương pháp đánh giá chính sách đều dựa trên một loại dự báo
đặc biệt nào đó.
1.2. Khả năng của dự báo
Do dự báo chỉ đơn giản là một nhận định về tương lai nên người ta có
thể dự báo về bất kỳ điều gì, từ chỉ số giá tiêu dùng của tháng tới cho đến tình
hình thời tiết ngày mai, từ mực nước biển tính bình quân dâng cao thêm bao
nhiêu vào cuối thiên niên kỷ thứ ba, cho tới dân số của trái đất vào ngày hôm
đó, và giá trị của chỉ số VN index tại thời đi
ểm đầu năm 2012. Người ta cũng
không khẳng định các kết quả dự báo nhất thiết phải là hữu ích. Như vậy việc
dự báo các chỉ tiêu thống kê - xã hội cũng không nằm ngoài quan niệm nêu
trên.
1.3. Mức độ tin cậy của các dự báo
Mức độ tin cậy của dự báo phụ thuộc vào mức độ tốt xấu của cơ sở xây
dựng dự báo. Những dự đ
oán đơn giản không mang lại độ tin cậy cao, những
dự báo dựa trên các cách tiếp cận đã được kiểm định đúng đắn có thể mang lại
kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi nó được dựa trên các cách tiếp cận này
thì nó dường như vẫn chưa thể đảm bảo cho một kết quả sát với thực tế. Tương
lai quá bất định chính là khó khăn gặp phải trong qúa trình dự báo.
DBCTTXH12-2010
9
Con người gần như không thể khống chế được sự bất định. Tuy nhiên,
trong chừng mực nhất định, người ta có thể hiểu được tính ngẫu nhiên của các
kết cục. Trong trường hợp này, người ta gọi đó là “những bất định có thể đo
lường được”. Điều này khá có ích cho người sử dụng kết quả dự báo. Nó cho
phép xây dựng khoảng dự báo xung quanh một điểm d
ự báo: điểm dự báo được
xem là xu thế trung tâm hoặc kết cục có nhiều khả năng xảy ra nhất. Dạng
trình bày phức tạp hơn về yếu tố bất định có thể đo lường được là dự báo theo
mật độ; tức là ước lượng phân phối xác suất của các kết cục tương lai có thể
xảy ra.
1.4. Các cách dự báo
Có nhiều cách để đưa ra dự báo. Một trong cách, đ
ó là dựa trên các mô
hình chính thống tiến hành phân tích thống kê để từ đó tìm ra quy luật của hiện
tượng để dự báo; đó là tiến hành các phân tích thống kê không dựa trên các mô
hình tham số; đó là những tính toán không chính thức; đó là phương pháp nội
suy giản đơn, tung đồng xu, đoán, và “linh cảm”; Rất khó để đánh giá tần
suất sử dụng của mỗi phương pháp trong thực tế, nhưng hầu hết các phương
pháp này đều được th
ực hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy
nhiên, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các cách tiếp cận thống kê chính thống.
Trong thực tiễn công tác dự báo, các nhà khoa học thường sử dụng các
phương pháp dự báo như đoán, đánh giá của chuyên gia, ngoại suy, các chỉ số
dự báo sớm, các cuộc điều tra, các mô hình chuỗi thời gian và các hệ phương
trình kinh tế lượng.
Đoán chủ yếu dựa vào may mắn. Đây là phương pháp đòi hỏi ít gi
ả thiết
nhất so với các phương pháp khác, nhưng lại không phải là một phương pháp
có mức độ tin cậy cao. Thường khi đoán “đúng”, người ta mới công bố kết quả,
còn đoán sai lại bị lờ đi. Đoán thường có mức độ bất định cao nên không thể
DBCTTXH12-2010
10
đánh giá mức độ sai số. Nếu nhiều người cùng đoán, một số sẽ đúng một cách
ngẫu nhiên, nhưng nó khó có thể được coi là một cách tiếp cận khoa học.
Đánh giá chuyên gia là dựa trên ý kiến của các chuyên gia để tiếp cận dự
báo. Tuy nhiên, nó ít có giá trị nếu được sử dụng một cách đơn độc. Ngay cả
khi những thành công mang tính hệ thống của phương pháp chuyên gia cũng
không ai có thể dự đoán liệu chuyên gia có thành công trong lầ
n dự đoán tiếp
theo hay không.
Ngoại suy sẽ rất tốt nếu như xu thế vẫn tiếp diễn, nhưng điều này cũng
không chắc chắn, bởi thường thấy là xu thế của hiện tượng ở các thời điểm
khác nhau thường khác nhau. Ngoài ra, các dự báo cho kết qủa sát thực nhất
khi chúng dự báo sự thay đổi trong xu thế và điều này thì phương pháp ngoại
suy thường không làm được.
Dự
báo dựa trên các chỉ số dự báo sớm đòi hỏi một mối quan hệ ổn định
giữa các biến dự báo sớm và các biến sẽ diễn ra sau đó. Khi có thông tin về
yếu tố đi trước, chẳng hạn có thong tin về đơn đặt hàng khi tiến hành sản xuất,
thì khi đấy các chỉ số dự báo sớm sẽ hữu ích. Tuy nhiên, nếu không có các
thông tin này, việc dự báo dựa vào các chỉ số dự báo sớm s
ẽ cho thông tin sai
lầm.
Điều tra người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể mang lại thông tin
về các sự kiện trong tương lai, nhưng nó phải bị phụ thuộc vào việc kế hoạch
có được thực hiện không. Một lần nữa lại thấy rằng những thay đổi bất lợi
trong môi trường kinh doanh có thể khiến người ta phải đánh giá lại các kế
hoạch một cách căn bản bởi vì điều ch
ỉnh lại kế hoạch sẽ đỡ tốn kém hơn.
Các mô hình chuỗi thời gian mô tả đặc điểm của dữ liệu trong quá khứ
là phương pháp dự báo khá phổ biến, đây là phương pháp được sử dụng bên
cạnh phương pháp hệ phương trình kinh tế lượng (cụ thể là ở dạng đa biến).
DBCTTXH12-2010
11
Hệ phương trình kinh tế lượng là công cụ chính để dự báo kinh tế.
Những phương trình này nhằm tìm cách mô hình hóa hành vi của các nhóm tác
nhân kinh tế có thể quan sát được (người tiêu dùng, nhà sản xuất, người lao
động, nhà đầu tư,…) với giả định về mức độ hợp lý trong hành động của các
tác nhân này ở một mức độ vừa phải dựa theo kinh nghiệm lịch sử. Lợi thế của
các nhà kinh tế khi sử dụng các hệ ph
ương trình kinh tế lượng cho cả nền kinh
tế là kết hợp thống nhất được các kiến thức thực nghiệm và lý thuyết về cách
vận hành của nền kinh tế, nó làm cơ sở cho khung phân tích các chiến lược
nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết của chúng ta, nó giúp giải thích cho những
thất bại của chúng ta, cũng như đưa ra được các dự báo và lời khuyên về chính
sách. Các mô hình kinh tế lượng và chuỗi thời gian là những phương pháp d
ự
báo chính trong kinh tế, nhưng “các đánh giá”, “các chỉ số dự báo sớm”, và
thậm chí cả những tiên đoán cũng có thể thay đổi các kết quả dự báo.
Trong dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội, các mô hình kinh trắc và dãy
số thời gian cũng hay được sử dụng và nhiều khi đem lại kết quả tương đối sát
so với thực tế.
1.5. Đo lường mức độ thành công và thất bại của dự báo
M
ột dự báo có thể được đánh giá là thành công nếu nó gần sát với kết
cục thực tế, nhưng đánh giá này còn tuỳ thuộc vào việc đo lường thế nào là gần.
Đối với người không làm chuyên môn, một dự báo chi tiết mà không chính xác
có thể được xem là thất bại. Mặt khác, một dự báo rất chính xác nhưng không
cụ thể cũng vậy. Các chuyên gia tán thành quan điểm – “tiêu chuẩn vàng
” cho
một dự báo thành công là kết quả dự báo phải chính xác, chi tiết và kịp thời
.
Dự báo thất bại, nhìn chung rất dễ nhận ra: một dự báo được coi là thất bại nếu
mức độ không chính xác của nó tương đối lớn so với mức độ chi tiết mà nó đã
đặt ra. Do vậy, các nhà dự báo bị ép vào thế vừa phải dự báo chính xác và vừa
DBCTTXH12-2010
12
phải dự báo chi tiết, vì vậy họ cũng sẽ không dự báo với mức độ chi tiết quá
cao để tránh thường xuyên có kết quả dự báo không đạt tiêu chuẩn.
Trong đánh giá kết quả dự báo, còn dung hai khái niệm khác là “Dự báo
không chệch” và dự báo có “phương sai nhỏ”. Khái niệm dự báo “không
chệch” đồng nghĩa với kết quả dự báo có giá trị trung tâm giống như kết cục
được dùng trong cách phân tích kỹ thuật để đo l
ường độ chính xác, còn khái
niệm phương sai nhỏ, chỉ một phạm vi tương đối hẹp xung quanh kết cục đo
lường mức độ chi tiết.
Ngoài vấn đề về độ chệch và phương sai, các dự báo điểm thường được
đánh giá trên nhiều tiêu chí khác như sử dụng thông tin một cách hiệu quả. Các
dự báo cũng thường bao gồm cả khoảng dự báo, và đôi khi là mật độ hoàn
chỉnh c
ủa kết quả dự báo. Trong trường hợp như vậy, dự báo được coi là được
xác định một cách đầy đủ. Do trong thực tế hiếm khi xảy ra trường hợp chỉ
cần một phương pháp dự báo duy nhất có thể dự báo cho mọi hiện tượng được
quan tâm nên các phương pháp dự báo khác nhau thường được đưa ra để so
sánh với nhau sau khi đã có kết quả thực tế. Một câu hỏi được đặt ra là liệu
việc kết hợp một hoặc một số dự báo lại có tốt hơn một dự báo duy nhất hay
không, hay liệu một dự báo có thể bao quát tất cả các thông tin hữu ích có
trong các dự báo khác không.
1.6. Phương pháp phân tích đặc điểm của các phương pháp dự báo
Các đặc
điểm của các phương pháp dự báo có thể được tìm hiểu trong cả
thực nghiệm và những ví dụ mô phỏng. Người ta thường sử dụng giải tích toán
và các phương pháp số học hoặc sử dụng máy tính để làm việc này. Người ta
cũng có thể thử nghiệm với các ý tưởng được bàn luận ở trên để đo lường mức
độ thành công hoặc thất bại của các dự báo bằng cách kiểm
định các kết hợp
của các mô hình dự báo về tính chất bao hàm. Các phương pháp dự báo có thể
DBCTTXH12-2010
13
được so sánh bằng phương pháp Monte Carlo (hay mô phỏng ngẫu nhiên),
trong đó người ta sẽ tạo ra dữ liệu ảo và theo đó các mô hình được so sánh với
nhau trong các phép thử lặp lại, để từ đó tính ra được những phương pháp này
hoạt động ra sao trong một môi trường có kiểm soát về lựa chọn. Tuy nhiên,
tính phù hợp về mặt thực nghiệm của những kết quả này lại tùy thuộc vào việc
các dữ liệu nhân tạo có giống v
ới các đặc điểm của thế giới thực hay không, do
vậy nó có thể bị nghi ngờ. Phương pháp phân tích này rất hữu ích khi biết đặc
điểm thống kê của mẫu lớn và muốn tìm hiểu tính hữu dụng của các kết quả
cho các mẫu phù hợp với các nhà nghiên cứu ứng dụng. Đây là một ví dụ đơn
giản về việc sử dụng phương pháp Monte Carlo trong kinh tế lượng, nó được
gọi là tính toán phân phối mẫu nhỏ của các hệ số ước lượng và kiểm định xem
hành vi của hệ số nào đã được biết.
So sánh các phương pháp dự báo bằng thực nghiệm thường dựa vào
quan sát các kết quả của các phương pháp trong nhiều chuỗi thời gian. Bởi vì
quá trình tạo dữ liệu không nằm trong sự kiểm soát của người nghiên cứu nên
người ta biết về nó chưa thật sâu sắc. Kế
t quả của các phương pháp dự báo dựa
vào bất kỳ một chuỗi thong tin nào đều có thể phụ thuộc vào đặc điểm riêng
của chúng, và do vậy sẽ hạn chế khả năng ứng dụng mang tính khái quát. Vì lý
do này nên nhiều chuỗi có thể được so sánh với nhau, và thường các chuỗi
được lựa chọn có những đặc điểm chung. Điều này có thể dẫn đến một hạn chế
là các kết qu
ả có thể không còn đúng như kỳ vọng khi áp dụng với các chuỗi
có các đặc điểm khác nhau.
1.7. Các tính chất đặc biệt của dữ liệu có ảnh hưởng nhiều nhất đến
kết quả dự báo
Nhiều chuỗi thời gian có những đặc điểm rất đặc thù như tính mùa, dao
động theo chu kỳ, tăng trưởng xu thế, tính phụ thuộc kế tiếp nhau, thay đổi
mức độ dao
động. Việc không xem xét những đặc điểm này (ví dụ tính mùa) có
DBCTTXH12-2010
14
thể dẫn đến kết quả dự báo không sát thực (ví dụ điểm ngoặt hay một xu thế)
nếu như những đặc điểm này có liên hệ với nhau. Một số đặc điểm này có thể
cần phải đặc biệt chú ý khi dự báo. Vì vậy, các mô hình được xây dựng luôn cố
gắng nắm bắt những đặc điểm này, và có nhiều cách tiếp cận đã được đư
a ra.
Nếu như chúng ta có thể mô hình hóa tính không dừng hoặc đưa nó vào
trong dự báo theo một cách có hệ thống thì việc thay đổi giá trị bình quân hay
phương sai theo thời gian có thể không còn là vấn đề. Do đó, tính không dừng
“nghiệm đơn vị” (dẫn tới việc thay đổi phương sai xu thế) là trọng tâm của
nhiều nghiên cứu dù rằng những khái quát quan trọng đã được tìm ra. Tuy
nhiên, một số nguyên nhân thay đổi khác, ví dụ thay đổi giá trị bình quân, vẫn
chưa đượ
c mô hình hóa và điều “chúng ta chưa biết rằng chúng ta chưa biết”
có thể vẫn chưa được đưa vào trong một mô hình nào.
1.8. Các khó khăn chủ yếu gặp phải trong quá trình dự báo
Một trong những khó khăn chính khi dự báo hiện tượng liên tục phát
triển theo thời gian là nó thỉnh thoảng gặp phải những trục trặc, và đôi khi có
thể là các cú sốc lớn không thể dự đoán trước được. Do vậy, những mối quan
h
ệ ổn định trước đây giữa các biến sử dụng cho dự báo có thể bị thay đổi, và
nếu dùng chúng để dự báo thì có thể dẫn tới những sai lầm dự báo lớn và kéo
dài.
1.9. Các phương án khắc phục khó khăn
Các khoảng dự báo cho biết mức độ bất định của dự báo, nhưng nó chỉ
có thể phản ánh sự bất định đã biết – rút ra từ ước lượng mô hình, gi
ả định các
cú sốc tương lai giống với các cú sốc trong quá khứ - trong khi đó các thành
phần xác định có thể thay đổi ngoài dự kiến. Như đã đề cập, do không biết
những yếu tố không biết nên rất khó có thể tính đến yếu tố bất định chưa biết
này.
DBCTTXH12-2010
15
Một ví dụ đơn giản có thể làm sáng tỏ vấn đề này. Giả sử một biến cần
dự báo trong thực tế được tạo ra bằng phương trình sau:
(1)
Trong đó
là một chuỗi các biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn và độc
lập với trung bình bằng 0 và phương sai
, được viết là . Tại
thời kỳ T, người ta biết giá trị biến này sẽ nhận trong thời kỳ tiếp theo (T+1) sẽ
là
cộng với giá trị thực tế của cú sốc ngẫu nhiên. Ở đây, chúng
ta biết phân phối của cú sốc đó, do vậy chúng ta biết
sẽ phân phối chuẩn
xung quanh giá trị bình quân là
với phương sai là . Do vậy, chúng
ta có thể xây dựng khoảng tin cậy cho giá trị dự báo trung tâm
(
. Dưới dạng công thức xác suất, kết cục sẽ nằm
trong khoảng tin cậy sau:
,
Trong đó
là giá trị để cho xác suất mà biến phân phối chuẩn nhỏ hơn
nó bằng
. Khoảng này cho biết nếu có R trường hợp { } xảy ra, khi đó
sẽ có (1-α)×R trường hợp trong số đó, giá trị thực tế xảy ra sẽ nằm trong
khoảng
quanh giá trị dự báo. Do mức độ bất định trong dự báo điểm
được biết chính xác, vậy vấn đề nằm ở đâu?
Thứ nhất, trong thực tế, không bao giờ biết giá trị của các tham số trong
mô hình, {δ,φ,
}, do vậy chúng sẽ được thay thế bằng cách hệ số ước lượng.
Tuy nhiên, tính bất định tăng thêm ở bước này là một phần trong tính bất định
đã được biết: do biết rằng sẽ xuất hiện bất định này nên có thể tính chúng vào
trong dự báo. Thứ hai, có thể không biết chắc chắn về dạng mô hình vì vậy có
thể có những phản ứng trễ xa hơn so với những gì được đưa vào trong (1), hoặ
c
DBCTTXH12-2010
16
có thể cần sử dụng dạng log thay vì giá trị tuyệt đối,… Vấn đề bất định có thể
nảy sinh từ việc chưa biết dạng chỉ định mô hình khó khắc phục hơn. Vấn đề
thứ ba là trường hợp tương lai không còn giống với quá khứ, chẳng hạn như
với t > T, trong đó hoặc µ ≠ 0 và/hoặc . Lưu ý rằng µ ≠
0 tương đương với việc thay đổi δ thành δ + µ. Tất nhiên, không có lý do xác
đáng nào để giả định rằng dạng phân phối của cú sốc này sẽ không thay đổi.
Thay đổi giá trị bình quân sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của dự báo, và thay
đổi phương sai của nhiễu có nghĩa là sẽ hoặc ước lượng quá cao hoặc ước
lượng quá thấp mức độ bất đị
nh xung quanh dự báo điểm. Thay đổi phân phối
sai số sẽ gây ra tính không chính xác trong dự báo mật độ.
Tuy nhiên, có một số cách để tránh gặp phải những sai lầm dự báo mang
tính hệ thống trong các nền kinh tế gặp phải các cú sốc lớn, đột ngột ngoài dự
kiến. Khi các cú sốc không được dự kiến trước, có một mẹo để tránh những sai
số lớn trong dự báo đã được công bố trước khi xảy ra các cú số
c này. Cụ thể là
với việc không thể dự báo trước cú sốc thì cần phải phỏng theo nếu cú sốc xảy
ra để tránh hệ quả là những dự báo sai lầm. Một số mô hình có khả năng thích
ứng nhanh hơn so với các mô hình khác. Ở đây không thể giải thích chi tiết tất
cả các mô hình có liên quan trong phần này, nhưng có thể đưa ra một ví dụ
minh hoạ như sau: những thay đổi trong giá trị bình quân của các kết hợp d
ừng
của các biến dường như là một nguyên nhân chính cho việc dự đoán sai trong
phần lớn nhóm mô hình “cơ chế hiệu chỉnh cân bằng véctơ” được sử dụng khá
rộng rãi, trong khi đó véctơ tự hồi quy sai phân bậc nhất (và thậm chí bậc hai)
vững hơn với những thay đổi xác định, và thích ứng với môi trường thay đổi
hơn. Ngay cả khi một dạng mô hình đã cho không thể tự điều ch
ỉnh nhanh thì
cũng có những công cụ để đẩy nhanh quá trình này: ví dụ “hiệu chỉnh hệ số
chặn” có thể được sử dụng để đưa mô hình trở lại xu thế và do vậy sẽ làm giảm
DBCTTXH12-2010
17
bớt sai lầm hệ thống. Do vậy, sẽ có một số cách để khắc phục ít nhất một phần
nào đó những vấn đề nêu trên.
Để làm sáng tỏ những vấn đề này, giả sử rằng trong (1), hệ số chặn δ
thay đổi thành δ + µ tại T+1, và để đơn giản hóa, φ = 0, như vậy quá trình này
sẽ thành:
Yt = δ + µ1(t>T) + at (2)
Trong đó 1(t>T) nhận giá trị bằng 1 khi t > T và không trong trườ
ng hợp
còn lại. Thời kỳ dự báo T+2 tại thời điểm T+1 mà không nhận ra giá trị bình
quân đã thay đổi, tính trung bình chúng ta sẽ mắc sai lầm bằng µ trong khi đó
nếu chúng ta sử dụng “chỉ số dự báo bước ngẫu nhiên”, tức là
thì sai số bình quân sẽ bằng không! Ngược lại, nếu chúng ta đánh giá lại dự báo
vào T+2 đúng bằng sai lầm mà chúng ta mắc phải khi dự báo thời kỳ T+1 thì
sai số bình quân sẽ lại bằng không. Nhưng cái giá phải trả là tăng được mức
độ chính xác sẽ làm giảm mức độ chi tiết. Đơn giản như sau: khoảng tin cậy sẽ
bao quát kết cục thực sự diễn ra trong (1-α)×100% số lần sẽ x
ấp xỉ
⎭
⎬
⎫
⎩
⎨
⎧
±
++
^
2
1/2
αα
σ
zy
TT
, nó lớn gấp hai lần so với dự báo trước 1 thời kỳ khi sử dụng
mô hình hiệu chỉnh và không có sự thay đổi của giá trị bình quân.
Có nhiều nghiên cứu về các tín hiệu cảnh bảo sớm. Các nghiên cứu này
cố gắng đưa ra các phương pháp dự doán trước những thay đổi bằng cách quan
sát nó trong những khu vực thường đi tiên phong, hoặc nghiên cứu với các hiện
tượng có tần suất xuất hiện cao (ví dụ dữ
liệu tuần khi tần suất thông thường là
quý). Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng bắt đầu nảy sinh trong khoa học xã hội.
DBCTTXH12-2010
18
Thứ nhất, IMF có thể dự đoán việc xuất hiện các cuộc khủng hoảng tiền
tệ, và sau đó có các hành động ngăn chặn và như vậy sẽ giúp cho các kết quả
dự báo không xảy ra.
Thứ hai, ví dụ người ta có thể dự báo sẽ có một cuộc khủng hoảng và
giữ bí mật về nó. Khi đó bạn sẽ tạo ra một cỗ máy kiếm tiền: hành động của
bạ
n có thể thay đổi kết cục không giống như những gì được dự đoán ban đầu,
nhưng có thể cũng gây ra một cuộc khủng hoảng đúng như ước nguyện bằng
hành động của mình, mà đáng lẽ cuộc khủng hoảng này cũng có thể không xảy
ra. Do vậy có những hạn chế về những yếu tố mà chúng ta kỳ vọng có thể dự
báo được.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ
BÁO CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ
XÃ HỘI
2.1. Các loại dự báo
Trên các góc độ khác nhau người ta phân dự báo ra thành các loại khác
nhau. Dựa vào thời kỳ nghiên cứu và tầm dự đoán người ta chia dự báo ra
thành hai loại. Loại thứ nhất là dự báo ngắn hạn và loại thứ hai là dự báo dài
hạn.
Dự báo ngắn hạn thường được coi là dự báo cho các chuỗi số liệu có thời
kỳ nghiên cứu dưới một năm (tuần, tháng, quý,…) hoặc có t
ầm dự báo từ 1 đến
5 thời kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, các quy định này cũng chỉ là tương đối, vì vậy
không câu nệ khi có người gọi khác đi so với cách xác định loại dự báo trên.
Trên một góc độ khác, có thể chia các phương pháp để thực hiện dự báo
thành 2 nhóm chính:
(i) Nhóm thứ nhất, dự báo trên cơ sở giả định về sự phụ thuộc của biến
dự báo vào số liệu quá khứ với các phươ
ng pháp thường sử dụng như ngoại
DBCTTXH12-2010
19
suy dựa trên phát hiện xu hướng theo thời gian, AR, MA, ARMA, ARIMA,
ARDL v.v…;
(ii) Nhóm thứ hai, dự báo dựa trên cơ sở sử dụng các mô hình mô tả các
quan hệ cơ cấu.
Nhóm phương pháp thứ nhất đơn giản hơn về kỹ thuật tính toán cũng
như yêu cầu về số liệu song không cho phép dự báo được tác động của các thay
đổi chính sách tạo nên sự thay đổi về các quan hệ cơ cấu.
2.2. Các phương pháp dự báo
Nhiều chỉ tiêu thố
ng kê vừa có đặc trưng là chỉ tiêu thống kê kinh tế và
vừa có đặc trưng là chỉ tiêu thống kê xã hội. Vì vậy nhiều phương pháp dự báo
không những được áp dụng trong lĩnh vực thống kê kinh tế mà còn được áp
dụng cả cho lĩnh vực thống kê xã hội và ngược lại. Dưới đây là các phương
pháp dự báo cơ bản được áp dụng cho dự báo các chỉ tiêu thống kê nói chung.
Trong phần tổng quan ở trên đã đ
iểm qua các phương pháp dự báo chính:
1. Đoán, “quy tắc ngón tay cái” hoặc “các mô hình không chính thức”; 2.
Đánh giá của chuyên gia; 3. Ngoại suy; 4. Các chỉ số dự báo sớm; 5. Các cuộc
điều tra; 6. Các mô hình chuỗi thời gian và; 7. Các hệ kinh tế lượng
Trong mục này sẽ tập trung vào trình bày về các phương pháp dự báo và
một số nội dung cơ bản của dự báo theo phương pháp kinh tế lượng.
2. 2.1. Dự báo điểm và dự báo khoảng
Giả sử cần dự báo véc tơ các biến y (có thể gồm một hệ thống các chỉ
tiêu thống kê xã hội nào đó), bài toán dự báo điển hình là bài toán dự đoán các
giá trị đối với y tại thời gian tương lai T+h, khi cho T quan sát y
1
, y
2
,…, y
T
, và
có thể các quan sát của một vài biến khác. Thời gian thường được lấy là hiện
tại và khoảng thời gian dương h được gọi là tầm dự báo. Một dự báo điểm là:
DBCTTXH12-2010
20
y
T+h
(3)
Biểu thị một dự đoán các giá trị của y tại thời điểm T+h. Trong chừng
mực mà các giá trị đúng của các biến tại thời gian này, y
T+h
, được xác định theo
một phân phối xác suất thì dự báo điểm (3) nói chung được lấy là giá trị kỳ
vọng của phân phối như đã ước lượng tại thời gian T từ các số liệu y
1
, y
2
,…, y
T
.
Giá trị kỳ vọng này có thể đặt trong ngoặc nếu ta dự báo bằng khoảng dự báo
với mức độ (khoảng) tin cậy nào đó – thí dụ, khoảng tin cậy 90%:
[
]
90,0
ˆ
,
ˆ
hThT
yy
++
(4)
được định nghĩa bằng:
[
]
(
)
9,0
ˆˆ
=≤≤
+++ hThThT
yyyP
(5)
Khoảng dự báo này được minh họa trong Hình 1 cho trường hợp vô
hướng của dự đoán một biến đơn y. Do tầm dự báo càng xa, mức độ không
chắc chắn càng cao, nên khoảng dự báo cũng rộng ra theo thời gian. Độ mở
rộng của khoảng dự báo sẽ tạo nên một dự báo “ngắn hạn” hoặc “dài hạn”: dự
báo dài hạn có độ mở lớn hơn dự báo ngắn hạn. Nh
ư vậy, một dự báo ngắn hạn
có thể gắn với tầm dự báo một quý hoặc một năm, còn một dự báo thời tiết
ngắn hạn có thể gắn với tầm dự báo một ngày. Tương tự, một dự báo dài hạn
có thể có bậc 5 năm. Thang thời gian dự báo được đo bằng những đơn vị thích
hợp (thí dụ, quý của năm đối vớ
i các dự báo kinh tế và ngày đối với các dự báo
thời tiết). Khi đã cho các đơn vị này, dự báo ngắn hạn ngắn nhất là y
T+1
, trong
khi y
T+h
đối với h đủ lớn biểu thị một dự báo dài hạn.
DBCTTXH12-2010
21
Hình 1. Dự báo điểm và dự báo khoảng
Một loại dự báo khác dựa trên phân phối xác suất của y
T+h
là dự báo xác
suất, nó nêu ra xác suất của một phát biểu nào đó về giá trị tương lai của biến.
Một thí dụ là
α
=≥
+
)(
0
yyP
hT
(6)
Ở đây y
0
được chỉ định và α là xác suất xảy ra của sự kiện. Một thí dụ là
dự báo thời tiết dựa vào xác suất mưa. Loại dự báo này không được sử dụng
trong kinh tế học rộng rãi như các dự báo điểm và dự báo khoảng, nhưng
chúng có thể được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai khi phương pháp luận
để xây dựng và đánh giá chúng được phát triển.
Người ta thường ngh
ĩ rằng, dự báo là kiểm định một mô hình kinh tế
lượng cụ thể. Tuy nhiên, trong vài chục năm gần đây, người ta công nhận rằng,
khoảng dự báo
dự báo theo
đường hoành
(tầm dự báo)
y
hT
y
+
ˆ
hT
y
+
ˆ
y
T
y
T+h
0
t
DBCTTXH12-2010
22
ít nhất dự báo cũng bao hàm nhiều nghệ thuật như khoa học, cho nên khó mà
đặt những tiêu chuẩn tới hạn cho việc chấp thuận hay bác bỏ một mô hình kinh
tế lượng chỉ trên khả năng dự báo của nó. Hơn nữa, luận điểm này được củng
cố thêm khi người ta công nhận rằng không có sự thoả thuận chính xác nào về
thước đo khả năng dự báo nếu các mục tiêu của ngườ
i đánh giá không duy nhất.
Có một vài cách tiếp cận khác nhau đối với dự báo. Mục này giới thiệu
những cách tiếp cận khác với cách tiếp cận kinh tế lượng, và mục tiếp theo
trình bày cách tiếp cận kinh tế lượng. Tuy nhiên, dễ thấy là cách tiếp cận kinh
tế lượng bao quát hơn nên một số trong các cách tiếp cận trình bày ở đây được
coi như những trường hợp đặc biệt của nó.
Cách tiếp c
ận lâu đời nhất của dự báo là cách tiếp cận theo ý kiến
chuyên gia, trên cơ sở những đánh giá am hiểu của các chuyên gia am tường về
hiện tượng được nghiên cứu. Một ví dụ điển hình của cách tiếp cận này là dựa
vào kết quả của các cuộc điều tra về dự tính, ví dụ như những cuộc điều tra về
dự tính đầu tư tư bản, dự
tính về tiêu dùng, trong đó người ta yêu cầu chính
những người ra quyết định dự báo những hành động tương lai của họ. Nhìn
chung, những nhân tố liên quan đến dự báo như ngân sách và lượng hàng hoá
bán được, và những điều kiện tín dụng, thường không được xét đến một cách
cụ thể trong cách tiếp cận dự báo này mà thường chỉ được cân nhắc và đánh giá
chủ quan bởi chuyên gia.
Một biến thể hiện đại c
ủa phương pháp tiếp cận dự báo chuyên gia là
phương pháp Delphi. Ở phương pháp nay người ta tập hợp đánh giá của một
nhóm chuyên gia để đưa ra kết quả dự báo. Mỗi chuyên gia được hỏi ý kiến và
rồi những dự báo của họ được trình bày dưới dạng thống kê tóm tắt cho mọi
người. Việc trình bày những ý kiến trả lời này thường được tiến hành giấu tên
không có sự tiếp xúc mặt đối m
ặt (chẳng hạn thông qua câu hỏi bằng thư) để
tránh những vấn đề tương tác trong nhóm nhỏ có thể tạo nên những sai lệch
DBCTTXH12-2010
23
nhất định trong kết quả. Sau đó người ta yêu cầu các chuyên gia duyệt xét lại
những dự báo của họ trên cơ sở tóm lược của tất cả các dự báo và có thể những
thông tin bổ sung thêm. Quá trình này được lặp lại cho đến khi nhóm chuyên
gia đạt được sự thống nhất ý kiến.
Một cách tiếp cận hình thức hơn là dự báo dựa trên tính ỳ: dựa trên giả
thiết hệ thống có một độ
ng lượng nào đó, với tương lai là bản sao của quá khứ.
Loại đơn giản nhất là dự báo theo nguyên trạng: dự báo giá trị hiện tại của biến
số sẽ tiếp tục được chuyển qua tương lai. Giả sử cần dự báo một biến đơn theo
cách tiếp cận dự báo theo nguyên trạng và dự báo này là dự báo điểm. Ta sẽ có:
y
T+1
= y
T
(7)
Cách tiếp cận dự báo này còn được gọi là dự báo “ngây thơ I”. Một thí
dụ về loại dự báo này là ta dự báo rằng thời tiết ngày mai trùng với thời tiết
hôm nay. Dự báo này có xu hướng đúng với một tỷ lệ thời gian rất cao.
Một loại đơn giản khác của dự báo dựa trên tính ỳ là dự đoán có sự thay
đổi như nhau từ thời kỳ này sang thời kỳ tiếp theo, tứ
c là:
1111
2
ˆ
,
ˆ
−+−+
−=−=−
TTTTTTT
yyyhayyyyy
(8)
Cách tiếp cận dự báo này còn được gọi là dự báo “ngây thơ II”. Một
dạng dự báo dựa trên tính ì khác là dự đoán có sự thay đổi tỷ lệ như nhau, cụ
thể là:
)(
ˆ
,/)(/)
ˆ
(
1
1
1111 −
−
+−−+
−+=−=−
TT
T
T
TTTTTTTT
yy
y
y
yyhayyyyyyy
(9)
Một dạng tổng quát của dự báo dựa trên tính ỳ là mô hình tự hồi quy,
với phương trình dự báo sau:
jT
j
jT
yay
−
∞
=
+
∑
=
0
1
ˆ
(10)
DBCTTXH12-2010
24
Ở đây giá trị dự báo thu được từ một tổ hợp tuyến tính có trọng số của
tất cả các giá trị quá khứ của biến. Các hệ số a
j
có thể được chỉ định tiên
nghiệm như trong (7) và (8) hoặc chúng có thể được ước lượng bằng thống kê.
Một cách tiếp cận dự báo khác là ngoại suy xu thế dựa trên cơ sở những
hàm đơn giản của thời gian, thí dụ hàm xu thế tuyến tính:
(11)
Dựa vào hàm này, giá trị dự báo tại T+1 là:
)1(
ˆ
1
+
+
=
+
Tbay
T
(12)
Ở đây a và b hoặc là được mặc nhiên công nhận hoặc là được ước lượng
bằng thống kê. Thực tế, mô hình này là một trường hợp đặc biệt của dự báo
dựa trên tính ỳ (8) trên cơ sở lượng thay đổi tuyệt đối không đổi từ thời kỳ này
sang thời kỳ khác, ở đây:
byyyy
TTTT
=
−
=
−
−+ 11
ˆ
(13)
Tương tự, xu thế hàm mũ
t
t
Aey
α
=
, (14)
Cho kết quả dự báo:
)1(
1
ˆ
+
+
=
T
T
Aey
α
, (15)
là một trường hợp đặc biệt của (9), trong đó dự đoán trên cơ sở thay đổi
tương đối không đổi, bởi:
1
)()
ˆ
(
1
11
−=
−
=
−
−
−+
α
e
y
yy
y
yy
T
TT
T
TT
(16)
Lấy logarit của (14) có:
tAy
t
α
+
= lnln
(17)