Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Xây dựng phần mềm đối chiếu số liệu giữa cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong kiểm toán ngân sách địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 40 trang )

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC IV








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐỐI CHIẾU SỐ LIỆU GIỮA CƠ QUAN
TÀI CHÍNH VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRONG KIỂM TOÁN
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

CNĐT : HOÀNG BỔNG














9417




HÀ NỘI – 2010





Đề tài khoa học 1

MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương là nhiệm vụ trọng tâm của cơ
quan Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Để đánh giá tính chính xác của Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
(tỉnh - thành phố, quận - huyện), cần phải xác định sự khớp đúng, thống nhất về
số liệu của 2 cơ quan: Tài chính địa phương (Sở Tài chính, Phòng Tài chính, là
cơ quan quản lý ngân sách, có nhiệm v
ụ lập báo cáo quyết toán ngân sách) và
Kho bạc Nhà nước địa phương (Kho bạc Nhà nước tỉnh - thành phố, Kho bạc
Nhà nước quận - huyện, là cơ quan quản lý quỹ ngân sách và kế toán ngân sách)
theo quy định của luật ngân sách nhà nước.
Hiện nay, việc đối chiếu số liệu giữa 2 cơ quan này được thực hiện bằng
thủ công, trên cơ sở báo cáo đã được in ra giấy. Người kiểm toán viên khi thực
hiện kiểm toán phải sử
dụng phương pháp so sánh để đánh giá sự khớp đúng
giữa các khoản mục trên số liệu báo cáo của 2 cơ quan Tài chính và Kho bạc
Nhà nước (Kho bạc nhà nước) bằng mắt thường. Do đó, thời gian để thực hiện
kéo dài, độ chính xác không cao.

Trong những năm qua, các cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước đã
thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách bằng phần mềm máy tính. Số
liệu quyết toán ngân sách, ngoài việc thực hiện in trực ti
ếp ra giấy, các chương
trình này đều có thể xuất số liệu dưới dạng cơ sở dữ liệu (database) để gửi lên cơ
quan cấp trên.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm toán, cùng với yêu cầu
hiện đại hóa phương pháp kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin, cần
thiết phải có chương trình phần mềm để tận dụng dữ liệu đã có trên hệ thống
chương trình quả
n lý ngân sách của cơ quan Tài chính và trên hệ thống kế toán
của Kho bạc nhà nước, để áp dụng vào nội dung kiểm toán đối chiếu số liệu
quyết toán ngân sách giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước.
Mục tiêu nghiên cứu
Theo Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước được ban hành kèm theo
Quyết định số 08/1999/QĐ-KTNN ngày 15/12/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà
nước, khi kiểm toán ngân sách địa phương, phải thực hiện đối chiếu số liệu
quyết toán thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách đị
a phương giữa 2 cơ quan
Tài chính và Kho bạc Nhà nước để đảm bảo tính khớp đúng về số liệu quyết
toán.


Đề tài khoa học 2

Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác đối chiếu số liệu quyết toán trong
kiểm toán ngân sách địa phương chưa được các đoàn kiểm toán quan tâm đúng
mức, do công việc này làm mất nhiều thời gian, công sức nhưng kết quả đạt
được không cao.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng phần mềm hỗ trợ việc đối chiếu số liệu

giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán ngân sách địa
phương, giúp kiểm toán viên đưa ra kế
t luận một cách nhanh chóng về tính
chính xác, khớp đúng của số liệu quyết toán ngân sách, tìm ra các sai lệch để xác
định rõ nguyên nhân.
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc
Nhà nước trong kiểm toán ngân sách nhà nước, quy định tại điểm 2.2.1 khoản 2
mục I và điểm 2.2.1 khoản 2 mục II chương III Quy trình kiểm toán ngân sách
nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 08/1999/QĐ-KTNN ngày
15/12/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Phạm vi nghiên cứu
Số liệu quyết toán thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách địa phương
của ngân sách các cấp tỉnh, huyện trong quy trình kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong kiểm toán ngân sách địa
phương.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và 2 chương, Đề tài còn một phụ lục gồm
hai phần và 01 bộ đĩa cài đặt.
Chương 1: Cơ sở lý lu
ận và thực tiễn xây dựng phần mềm đối chiếu số
liệu giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong báo cáo quyết toán ngân
sách địa phương.
Chương 2: Xây dựng phần mềm đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính
và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.
Phụ lục: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng chương trình.


Đề tài khoa học 3


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng phần mềm đối
chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong
báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.


1.1. Công tác đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc
nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
1.1.1. Cơ sở pháp lý và bản chất của việc đối chiếu số liệu giữa cơ quan
Tài chính và Kho bạc nhà nước trong báo cáo quyết toán ngân sách địa
phương
a) Khái niệm về của quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân
sách địa phương
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà n
ước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng trong một chu trình
ngân sách nhằm tổng kết, đánh giá việc chấp hành ngân sách nhà nước cũng như

các chính sách tài chính ngân sách của năm ngân sách đã qua.
Hiểu theo cách khác, quyết toán ngân sách nhà nước có thể xem là việc
tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách
của quốc gia cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước
khi sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia để thực hiện các chức năng nhiệm vụ
của nhà nước trong một năm tài chính, được Quốc Hội phê chuẩn.
Tương tự, quyết toán ngân sách địa ph
ương là việc tổng kết, đánh giá

việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách của địa phương, cũng
như xem xét trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước của địa phương khi
sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của địa
phương trong một năm tài chính, được Hội đồng nhân dân phê chuẩn.
Như vậy, quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách địa
phương tr
ở thành một khâu quan trọng, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị từ
đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan kiểm tra, kiểm


Đề tài khoa học 4

soát ngân sách cho đến cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia là Quốc hội và
của địa phương là Hội đồng nhân dân.
b) Cơ sở pháp lý và bản chất của việc đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài
chính và Kho bạc nhà nước trong báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 do Quốc hội Khoá XI, kỳ họp
thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 quy định trách nhiệm của cơ quan
Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong việc h
ạch toán kế toán và quyết toán ngân
sách nhà nước như sau:
- Khoản 2 Điều 61: "Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế
toán ngân sách nhà nước; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân
sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan".
- Khoản 1 Điều 65" "Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thẩm định
quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách
cấp dưới, tổng hợp, l
ập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân
cùng cấp để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê
chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực

tiếp".
Tại Chương V của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước
cũng quy định như sau:
- Về công tác kế toán Ngân sách Nhà nước - Khoản 1 Điều 64 quy định:
"Kho bạc Nhà nước tổ ch
ức thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách Nhà
nước, định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi cho
cơ quan tài chính cùng cấp, Kho bạc Nhà nước huyện lập báo cáo thu, chi ngân
sách của từng xã, phường, thị trấn gửi Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn,
thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho cơ quan tài chính theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính."
- Về công tác quyết toán Ngân sách Nhà nước - Khoản 2 Đ
iều 63 quy
định: "Cơ quan Tài chính phải lập báo cáo quyết toán ngân sách của Chính
quyền cùng cấp."
- Về trách nhiệm của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong việc
lập báo cáo quyết toán ngân sách - Khoản 6 Điều 68 quy định: "Kho bạc Nhà
nước các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính
cùng cấp để cơ quan tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc Nhà nước xác
nhận số liệu thu, chi ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp,
đơn v
ị sử dụng ngân sách."


Đề tài khoa học 5

1.1.2. Mục tiêu, yêu cầu, của việc đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài
chính và Kho bạc nhà nước trong báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
Việc đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong

quá trình lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách địa
phương nói riêng nhằm đảm bảo tính chính xác giữa số liệu kế toán do Kho bạc
nhà nước hạch toán trên cơ sở chứng từ gốc phát sinh và số liệu quyết toán do cơ

quan tài chính lập trên cơ sở số liệu kế toán thu, chi ngân sách do Kho bạc nhà
nước cung cấp.
Theo quy định tại khoản 13 mục I Thông tư số 01/2005/TT-BTC ngày
17/11/2005 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn công tác khoá sổ kế toán cuối năm và
lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm" yêu cầu, khi thực hiện
công tác khóa sổ cuối năm để lập báo cáo quyết toán, các cơ quan Tài chính,
Thuế, Hải quan và Kho bạc nhà nước phải thực hiện đối chiếu số
thu ngân sách
nhà nước phát sinh trên địa bàn và số thu, chi ngân sách các cấp (kể cả số thu,
chi bổ sung giữa ngân sách các cấp và số thu trái phiếu, tín phiếu của ngân sách
trung ương) đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Chương, Loại,
Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước trước khi khoá sổ kế
toán cuối năm.
1.1.3. Nguyên tắc tổ chức đối chiếu số liệu giữa c
ơ quan Tài chính và
Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
Kiểm toán viên phải đối chiếu số liệu giữa báo cáo thu ngân sách nhà
nước, chi ngân sách địa phương của Kho bạc nhà nước với số liệu trên báo cáo
quyết toán ngân sách do cơ quan tài chính lập để xác định tính chính xác và mức
độ tin cậy của số liệu báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước. Số liệu
trên báo cáo quyết toán do hai cơ quan lập phải khớp đúng về tổng số và chi tiết
theo mục lục ngân sách nhà nước.
Trong quá trình đối chiếu, nếu có sai lệnh số liệu, kiểm toán viên phải
xác định rõ nguyên nhân để có đánh giá phù hợp.
Số liệu quyết toán sau khi được đối chiếu sẽ là cơ cở để đưa ra các đánh
giá, kết luận về công tác kế toán, công tác khóa sổ và lập quyết toán ngân sách

nhà nước theo quy định của luật NSNN.
1.1.4. Quy trình, phương pháp đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính
và Kho bạc nhà nướ
c trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa
phương
Theo quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết
định số 08/1999/QĐ-KTNN ngày 15/12/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà nước,
công tác đối chiếu số liệu quyết toán được nêu trong các quy trình về kiểm toán
thu, chi ngân sách nhà nước như sau:


Đề tài khoa học 6

- Đối với kiểm toán tổng hợp thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà
nước, công tác đối chiếu số liệu quyết toán thu ngân sách được quy định tại
điểm 2.2.1 khoản 2 mục I chương III. Nội dung này yêu cầu kiểm toán viên khi
thực hiện kiểm toán phải đối chiếu số thu trong báo cáo quyết toán thu của cơ
quan tài chính với số của kho bạc, cơ quan thuế.
- Đối với kiểm toán tổng hợp chi ngân sách nhà nước tại Kho b
ạc nhà
nước, công tác đối chiếu số liệu quyết toán chi ngân sách được quy định tại điểm
2.2.1 khoản 2 mục I chương III. Nội dung này yêu cầu kiểm toán viên khi thực
hiện kiểm toán phải đối chiếu số chi ngân sách nhà nước trên báo cáo quyết toán
do Kho bạc nhà nước lập với số chi ngân sách nhà nước do cơ quan Tài chính
lập để xác định tính chính xác và mức độ tin cậy của số liệu báo cáo quyết toán
chi ngân sách.
Phương pháp thu thập bằng ch
ứng kiểm toán khi thực hiện công tác đối
chiếu là thực hiện so sánh số liệu giữa 2 báo cáo quyết toán do 2 cơ quan lập
theo tổng số và theo từng cấp, chương, loại, khoản, mục và tiểu mục. Nếu có sự

sai lệch về số liệu giữa 2 bên, kiểm toán viên phải kiểm tra hồ sơ, chứng từ để
xác định nguyên nhân dẫn đến chênh lệch và là cơ sở để kiểm toán viên kết luậ
n
về tính chính xác, trung thực và hợp lý của số liệu quyết toán ngân sách của địa
phương được kiểm toán.
1.1.5. Hồ sơ, biểu mẫu sử dụng để đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài
chính và Kho bạc nhà nước trong báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
Hồ sơ, biểu mẫu làm căn cứ khi thực hiện đối chiếu số liệu là các biểu
mẫu về quyết toán thu, chi ngân sách do Bộ Tài chính ban hành, c
ụ thể:
- Đối với cơ quan Tài chính là các biểu mẫu quy định tại Thông tư số
59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước", gồm: Quyết toán
thu ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước (biểu số 04 - phụ lục
số 08), Quyết toán chi ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách nhà nước
(biể
u số 05 - phụ lục số 08).
- Đối với Kho bạc nhà nước là các biểu mẫu quy định tại Quyết định số
14/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Bộ trường Bộ Tài chính "Về
việc ban hành hệ thống Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán quản trị áp dụng
trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà
nước ban hành theo Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/4/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính", g
ồm: Báo cáo thu ngân sách nhà nước theo mục lục ngân
sách (mẫu số B1-02/BC-NS), Báo cáo chi ngân sách nhà nước theo mục lục
ngân sách (mẫu số B2-03/BC-NS).


Đề tài khoa học 7


1.2. Thực trạng công tác đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và
Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa
phương
1.2.1 Thực trạng công tác đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và
Kho bạc nhà nước qua kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
của Kiểm toán Nhà nước khu vực;
Qua nhiều cuộc kiểm toán ngân sách địa phương trong các năm qua của
Kiểm toán nhà nước khu vực IV nhận thấy, công tác đối chiếu số
liệu quyết toán
ngân sách của cấp ngân sách tỉnh - thành phố và quận - huyện còn tồn tại. Phần
lớn báo cáo quyết toán do cơ quan Tài chính lập gần như đều có chênh lệch với
số liệu báo cáo của Kho bạc nhà nước, mà chủ yếu về chi ngân sách nhà nước.
Một số địa phương qua kiểm toán quyết toán ngân sách những năm gần đây có
chênh lệch về số liệu với Kho bạc nhà nước (chủ yế
u là chênh lệch về chi tiết
theo mục lục ngân sách nhà nước), đã được nêu trong báo cáo kiểm toán, như:
- Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách năm 2004 của tỉnh Tiền Giang
có phát hiện chênh lệch chi tiết mục lục ngân sách nhà nước trong quyết toán thu
ngân sách nhà nước và quyết toán chi ngân sách địa phương với số liệu báo cáo
của Kho bạc nhà nước.
- Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách năm 2005 của tỉnh Bình
Dương có phát hiện chênh lệch trong báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước
về chi tiết mục l
ục ngân sách nhà nước; trong quyết toán chi NSĐP có chênh
lệch về tổng số chi và chênh lệch về mục lục ngân sách nhà nước.
- Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách năm 2005 của tỉnh Cà Mau có
phát hiện chênh lệch chi tiết mục lục ngân sách nhà nước trong quyết toán thu
ngân sách nhà nước và quyết toán chi ngân sách địa phương với số liệu báo cáo
của Kho bạc nhà nước.

Nguyên nhân chênh lệch chủ yếu do công tác đối chiếu số liệu của 2 cơ
quan Tài chính và Kho bạc nhà nước chưa
được tốt, do công tác đối chiếu được
thực hiện bằng thủ công (so sánh bằng mắt thường) trong khi số lượng chi tiết
các dòng đối chiếu quá nhiều, hoặc do không đủ thời gian để thực hiện công tác
đối chiếu.
1.2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
nghiệp vụ của hệ thống Tài chính, Kho bạc nhà nước thuộc Bộ Tài chính và
giữa cơ quan Tài chính với Kho bạc nhà nước ở
địa phương
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến năm 2007, toàn ngành Tài chính
đang vận hành 46 chương trình ứng dụng hỗ trợ cho các nghiệp vụ quản lý tài
chính, ngân sách, trong đó có một số chương trình quan trọng, như:


Đề tài khoa học 8

- Chương trình Quản lý ngân sách nhà nước, áp dụng cho việc quản lý
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương tại cả bốn cấp ngân sách trên
toàn quốc phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước cũng
như nội bộ ngành Tài chính. Song, các ứng dụng trong nhóm này mới chỉ hỗ trợ
chủ yếu cho các chức năng nghiệp vụ về kế toán, quyết toán; các lĩnh vực về dự
toán, kiểm tra giám sát chưa được ứng dụ
ng hoặc ứng dụng không đầy đủ.
- Chương trình đăng ký thuế và cấp mã số thuế: Cập nhật và lưu giữ toàn
bộ thông tin kê khai đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế, đã trợ giúp các cơ
quan thuế tra cứu khai thác thông tin về đối tượng nộp thuế, kiểm soát tư cách
pháp nhân, hoạt động của đối tượng nộp thuế trên địa bàn cả nước.
- Chương trình Quản lý thu thuế
: Thực hiện tự động hoá những khâu xử

lý trọng tâm của quá trình quản lý thu thuế như: xử lý tờ khai tính thuế, tính nợ
thuế, tính phạt và theo dõi tình hình thu, nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế;
in thông báo thuế; xử lý các kết quả quyết định miễn, giảm, hoàn thuế; cung cấp
một số thông tin hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế; xử lý giấy nộp tiền
thuế để ch
ấm bộ thuế; tổng hợp lập các báo cáo kế toán thuế, thống kê thuế theo
chế độ quy định. Chương trình đã được ứng dụng trong việc quản lý thu các sắc
thuế: thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Tiêu thụ đặc biệt,
thuế Tài nguyên, thuế Thu nhập cao, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế Nhà
đất, phí, lệ phí.
- Chương trình quản lý ấn chỉ thuế: Theo dõi tình hình cấ
p phát, sử dụng
hoá đơn, ấn chỉ thuế trong từng đơn vị thuế; lập toàn bộ hệ thống sổ sách, báo
cáo về ấn chỉ; truyền nhận dữ liệu ấn chỉ giữa các cấp phục vụ tra cứu khai thác
số liệu ấn chỉ trên mạng máy tính toàn ngành.
- Các chương trình Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ nhà nước
và các quỹ tài chính khác của Nhà nước: Hỗ trợ hầ
u hết các nghiệp vụ quản lý
quỹ ngân sách nhà nước và phục vụ các yêu cầu kiểm soát thu chi của Kho bạc
Nhà nước. Mức độ hỗ trợ chủ yếu tập trung vào những khâu xử lý tính toán trực
tiếp và phân nhỏ theo từng nhiệm vụ.
- Chương trình Quản lý về lĩnh vực Hải quan: Các ứng dụng đã phát triển
như: Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu tờ khai Hải quan; Hệ
thống quản lý theo
dõi nợ thuế, kế toán thu thuế xuất nhập khẩu; Hệ thống dữ liệu giá tính thuế; Hệ
thống quản lý hàng gia công
- Chương trình Quản lý tài sản nhà nước: Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực
quản lý tài sản nhà nước đã được thực hiện từ năm 1998, phục vụ đồng bộ với
đợt tổng kiểm kê tài sản nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp tuy
nhiên chương trình mới dừng ở mức thực hiện việc kiểm kê, quản lý tài sản từ

và hệ thống cơ sở dữ liệu về tài sản thu thập được để phục vụ yêu cầu phân tích,
tra cứu.


Đề tài khoa học 9

Nhìn chung, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp
vụ quản lý ngân sách nhà nước của cơ quan Tài chính và kế toán ngân sách nhà
nước của Kho bạc nhà nước đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm trước.
Tuy nhiên, các chương trình nghiệp vụ trên được thiết kế và xây dựng riêng cho
từng cơ quan, mà chưa kết nối hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu của nhau. Mặt khác,
trong quá trình thự
c hiện công tác quyết toán ngân sách nhà nước, cơ quan Tài
chính và Kho bạc nhà nước của các địa phương chưa tận dụng cơ sở dữ liệu sẵn
có từ các chương trình nghiệp vụ của mình để phục vụ cho công tác đối chiếu số
liệu. Việc thực hiện đối chiếu số liệu quyết toán của cơ quan Tài chính với số
liệu kế toán của Kho bạc nhà nước còn thực hiện b
ằng thủ công mà không tận
dụng cơ sở dữ liệu sẵn có trong các chương trình nghiệp vụ của mình để phục vụ
cho công tác trao đổi thông tin, đối chiếu số liệu giữa hai bên trong quá trình lập
báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, qua kiểm toán các ngân
sách địa phương các năm qua của Kiểm toán nhà nước khu vực IV nhận thấy, số
liệu quyết toán ngân sách nhà nước giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước
hầu hết đều có sự
chênh lệch.
1.2.3. Thực trạng công tác đối chiếu số liệu trong kiểm toán báo cáo
quyết toán ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước khu vực
Hiện nay, việc thực hiện nội dung kiểm toán đối chiếu số liệu quyết toán
giữa cơ quan Tài chính với Kho bạc nhà nước được thực hiện bằng phương pháp
thủ công, trên cơ sở trên cơ sở số liệu báo cáo quyết toán của cơ quan Tài chính

và báo cáo thu, chi ngân sách của Kho b
ạc nhà nước đã được in ra giấy. Khi
thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải so sánh bằng mắt giữa 2 báo cáo theo
từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục. Chính vì vậy, nội dung kiểm toán đối
chiếu số liệu quyết toán của cơ quan tài chính với Kho bạc nhà nước hầu hết
không được các kiểm toán viên quan tâm thực hiện do các yếu tố sau:
- Thời gian thực hiện công tác kiểm toán tổng hợp tại c
ơ quan tài chính
và Kho bạc nhà nước bố trí không nhiều, trong khi để thực hiện đối chiếu số liệu
mất rất nhiều thời gian.
- Việc đối chiếu bằng phương pháp thủ công rất khó khăn, khó phát hiện,
không đảm bảo tính chính xác cao.
- Kết quả phát hiện thấp, không giúp được nhiều cho việc kiểm toán tổng
hợp.
Trong những năm qua, việc thực hiện đối chiếu số liệu quyết toán ch
ưa
được các tổ kiểm toán tổng hợp khi kiểm toán ngân sách cấp tỉnh, huyện thực
hiện hoặc chưa được các tổ kiểm toán hay kiểm toán viên được giao phân công
kiểm toán tại cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước thực hiện thường xuyên (do
các hạn chế như phần trên đã nêu) để đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình
kiểm toán ngân sách nhà nước, hoặc nếu có thực hiện thì kết quả không cao


Đề tài khoa học 10

hoặc không phát hiện được chênh lệch. Do đó, trong hầu hết các báo cáo kiểm
toán quyết toán ngân sách quận - huyện, tỉnh - thành phố, nội dung kiểm toán
này rất ít được đề cập đến.
1.3. Sự cần thiết và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ
đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm

toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương
1.3.1. Sự cần thiết xây dựng phần mề
m đối chiếu số liệu giữa cơ quan
Tài chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân
sách địa phương
Thực tế công tác kiểm toán các năm qua cho thấy, đối với nội dung đối
chiếu số liệu giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo
cáo quyết toán ngân sách địa phương, hầu hết các tổ kiểm toán, kiểm toán viên
đều thực hiện công tác đối chiếu bằng thủ công, thông qua số liệu báo cáo quyết
toán
đã được in ra giấy mà chưa ứng dụng các chương trình, phần mềm tin học
vào công tác kiểm toán. Nguyên nhân, do nhiều kiểm toán viên còn hạn chế về
trình độ tin học, hoặc chưa đi sâu nghiên cứu các phần mềm nghiệp vụ của các
cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước để có thể vận dụng công tác kiểm toán
nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành công việc và đảm bảo mức độ chính xác
được cao hơn.
Thực tế cho thấy, n
ếu thực hiện đối chiếu thủ công thông qua báo cáo
quyết toán của 2 cơ quan đã được in ra giấy thì thời gian để hoàn thành công
việc ít nhất là 2 ngày. Nếu sử dụng cơ sở dữ liệu về quyết toán ngân sách nhà
nước đã có của cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước và sử dụng các phần
mềm quản lý cơ sở dữ liệu như Excel, Fox for Windows, Access thì thời gian
để xử lý cũng kéo dài từ 4-5 giờ, mặt khác việ
c thực hiện xử lý bằng các chương
trình trên đòi hỏi kiểm toán viên phải có một trình độ tin học nhất định.
Do đó, cần thiết phải xây dựng chương trình phần mềm riêng để tận dụng
dữ liệu đã có sẵn của cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước phục vụ cho công
tác kiểm toán mà không đòi hỏi kiểm toán viên phải có trình độ tin học trong
lĩnh vực xử lý cơ sở dữ
liệu.

1.3.2. Khả năng và mức độ hỗ trợ của phần mềm đối chiếu số liệu giữa
cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán
ngân sách địa phương
Qua nghiên cứu cấu trúc các tập tin cơ sở dữ liệu kết xuất từ các phần
mềm quản lý ngân sách của cơ quan Tài chính và phần mềm quản lý nghiệp vụ,
kế toán của KBNN dùng để gửi báo cáo quyết toán thu, chi NSNN cho c
ơ quan
cấp trên của từng ngành, tác giả nhận thấy rằng, cấu trúc cơ sở dữ liệu của cả hai
hệ thống đều đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản của một báo cáo quyết toán ngân sách
nhà nước như cấp, chương, loại, khoản, mục, tiểu mục từ đó hoàn toàn có khả


Đề tài khoa học 11

năng xây dựng một phần mềm để tiếp nhận, chuyển đổi, đồng nhất cấu trúc giữa
hai cơ sở dữ liệu, thực hiện so sánh để phát hiện chênh lệch, giúp cho công tác
kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng hơn, đảm bảo tính chính xác cao hơn và tiết
kiệm thời gian hơn.
Phần mềm sau khi được xây dựng sẽ hỗ trợ kiểm toán viên trong công tác
đối chiếu số liệu quy
ết toán ngân sách nhà nước giữa cơ quan Tài chính và Kho
bạc nhà nước.


Đề tài khoa học 12

Chương 2. Xây dựng phần mềm đối chiếu số liệu giữa cơ quan Tài
chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán
ngân sách địa phương


2.1. Cơ sở và giải pháp thiết kế, xây dựng phần mềm đối chiếu số liệu
giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo
quyết toán ngân sách địa phương
a) Nguyên tắc thiết kế, xây dựng phần mềm đối chiếu số liệu quyết toán
giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết
toán ngân sách địa phương
Việc thực hiện đối chiếu số liệu giữ
a cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà
nước dựa trên cơ sở số liệu quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước được kết
xuất từ các phần mềm quản lý ngân sách nhà nước của cơ quan Tài chính và
phần mềm kế toán ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước dùng để báo cáo
cho cơ quan quản lý cấp trên của minh như Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước
Trung ương.
Số liệu trên các tập tin do chương trình phần mềm của 2 cơ quan Tài
chính và Kho bạc nhà nướ
c đều có các thông tin giống nhau về số liệu quyết
toán theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc thiết kế, xây dựng phần mềm đối chiếu số liệu được thực hiện
trên những cơ sở sau:
- Mục tiêu của chương trình là đưa ra kết quả so sánh số liệu quyết toán
thu, chi ngân sách nhà nước của hai cơ quan Tài chính và kho bạc nhà nước theo
từng chỉ tiêu về Cấp, Chương, Loại, Kho
ản, Mục, Tiểu mục;
- Chương trình được xây dựng một cách dễ hiểu, dễ sử dụng và không đòi
hỏi trình độ hoặc kỹ năng sử dụng máy tính cao đối với người sử dụng;
- Chương trình được xây dựng tương thích với hệ điều hành thông dụng
hiện nay là Windows, từ phiên bản XP trở lên;
- Chương trình chạy ổn định, ít phụ thuộc vào sự thay đổi của h
ệ thống.
b) Phân tích hệ cơ sở dữ liệu đầu vào

b.1. Đối với số liệu quyết toán của cơ quan Tài chính: Tập tin chứa số
liệu quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước do phần mềm quản lý ngân sách nhà
nước version 5.0 do cơ quan Tài chính kết xuất là tập tin cơ sở dữ liệu Fox for
Windows có dạng như sau:


Đề tài khoa học 13

- Về thu ngân sách nhà nước:

- Về chi ngân sách nhà nước:

Cấu trúc dữ liệu trên cụ thể như sau:
TT
Tên trường
(Field)
Loại dữ liệu
(Data type)
Độ rộng
(ký tự)
Diễn giải
I Về dữ liệu thu ngân sách nhà nước:
1 ma_dp Character 7 Mã địa phương
2 ma_dv Character 14 Mã đơn vị
3 cql Character 1 Cấp quản lý
4 chuong Character 3 Chương
5 loai Character 2 Loại


Đề tài khoa học 14


6 khoan Character 2 Khoản
7 muc Character 3 Mục
8 tieu_muc Character 2 Tiểu mục
9 nguon Character 10 Nguồn
10 noidung Character 50 Nội dung
11 tongso Numeric Tổng số
12 lktongso Numeric Lũy kế tổng số
13 nstw Numeric Ngân sách trung ương
14 lknstw Numeric Lũy kế ngân sách trung ương
15 nstinh Numeric Ngân sách tỉnh
16 lknstinh Numeric Lũy kế ngân sách tỉnh
17 nshuyen Numeric Ngân sách huyện
18 lknshuyen Numeric Lũy kế ngân sách huyện
19 nsxa Numeric Ngân sách xã
20 lknsxa Numeric Lũy kế ngân sách xã
21 quy Character 1 Quý
II Về dữ liệu chi ngân sách nhà nước
1 ma_dp Character 7 Mã địa phương
2 ma_dv Character 14 Mã đơn vị
3 loai_qt Character 2 Loại quyết toán
4 cap Character 1 Cấp quản lý
5 chuong Character 3 Chương
6 loai Character 2 Loại
7 khoan Character 2 Khoản
8 muc Character 3 Mục
9 tieu_muc Character 2 Tiểu mục
10 nguon_von Character 10 Nguồn vốn
11 tongso Numeric Tổng số
13 lktongso Numeric Lũy kế tổng số

14 nstw Numeric Ngân sách trung ương
15 lknstw Numeric Lũy kế ngân sách trung ương
16 nstinh Numeric Ngân sách tỉnh
17 lknstinh Numeric Lũy kế ngân sách tỉnh
18 nshuyen Numeric Ngân sách huyện
19 lknshuyen Numeric Lũy kế ngân sách huyện
20 nsxa Numeric Ngân sách xã


Đề tài khoa học 15

21 lknsxa Numeric Lũy kế ngân sách xã
22 quy Character 1 Quý
Khi thực hiện kết xuất số liệu gửi cấp trên, số liệu quyết toán thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn (gồm thu ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, xã)
được chương trình quản lý ngân sách của cơ quan Tài chính kết xuất chứa trong
1 tập tin duy nhất (tên tập tin do chương trình đặt), có tên là "QTTHU_CD.dbf";
số liệu chi ngân sách địa phương (nếu là ngân sách tỉnh thì bao gồm ngân sách 3
cấp tỉnh, huyện, xã; nếu là ngân sách huyện thì bao gồm 2 cấp ngân sách huyện,
xã) chứa trong 1 tập tin duy nhấ
t, thường có tên là "QTCHI_CD.dbf".
b.1. Đối với số liệu quyết toán của Kho bạc nhà nước: Tập tin chứa số
liệu báo cáo thu, chi ngân sách nhà nước do phần mềm kế toán ngân sách nhà
nước của Kho bạc nhà nước kết xuất là tập tin dạng văn bản như sau:
- Về thu ngân sách nhà nước:

- Về chi ngân sách nhà nước:




Đề tài khoa học 16

Mặc dù là tập tin kết xuất là văn bản, nhưng thể hiện dưới dạng cơ sở dữ
liệu (nhưng không có dòng tiêu đề), mỗi trường (field) được phân biệt bằng một
ký tự {Tab}, tập tin có cấu trúc (có thể hiểu) như sau:
TT
Tên trường
(Field)
Loại dữ liệu
(Data type)
Độ rộng
(ký tự)
Diễn giải
I Về dữ liệu thu ngân sách nhà nước:
1 makb Character 5 Mã Kho bạc
2 manv Character 2 Mã nghiệp vụ
3 mlns Character 13 Mục lục ngân sách (bao gồm cấp,
chương, loại, khoản, mục, tiểu mục)
13 psnstw Numeric Phát sinh thu ngân sách trung ương
14 dcnstw Numeric Điều chỉnh thu ngân sách trung ương
15 psnstinh Numeric Phát sinh thu ngân sách tỉnh
16 dcnstinh Numeric Điều chỉnh thu ngân sách tỉnh
17 psnshuyen Numeric Phát sinh thu ngân sách huyện
18 dcnshuyen Numeric Điều chỉnh thu ngân sách huyện
19 psnsxa Numeric Phát sinh thu ngân sách xã
20 dcnsxa Numeric Điều chỉnh thu ngân sách xã
II Về dữ liệu chi ngân sách nhà nước
1 makb Character 5 Mã Kho bạc
2 manv Character 2 Mã nghiệp vụ
3 mlns Character 13 Mục lục ngân sách (bao gồm cấp,

chương, loại, khoản, mục, tiểu mục)
13 sops Numeric Phát sinh chi
14 sodc Numeric Điều chỉnh chi
Khi thực hiện kết xuất số liệu gửi cấp trên, số liệu quyết toán do chương
trình kế toán kho bạc nhà nước kết xuất được lưu trữ như sau:
- Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (gồm thu ngân sách Trung
ương, tỉnh, huyện, xã): được chứa trong tập tin duy nhất (tên tập tin do người sử
dụng chương trình kế toán Kho bạc nhà nước khi kết xuất đặt) như
"QTTHU.txt", "BCQT_thu.txt",
- Về chi ngân sách nhà nước: số chi củ
a mỗi cấp ngân sách được xuất ra 1
tập tin (với tên tập tin do người sử dụng chương trình kế toán Kho bạc nhà nước
khi kết xuất đặt) như: chi ngân sách cấp tỉnh có tên "QTChi_tinh.txt" hoặc
"chi312.txt"; chi ngân sách cấp huyện có tên "QTChi_huyen.txt" hoặc
"chi322.txt", chi ngân sách cấp xã có tên "QTChi_xa.txt" hoặc "chi332.txt".


Đề tài khoa học 17

Do đó, nếu đối chiếu số liệu chi ngân sách địa phương là tỉnh thì bao gồm
3 cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã; nếu là huyện thì bao gồm 2 cấp ngân sách
huyện, xã.
c) Tổ chức hệ cơ sở dữ liệu đầu vào và dữ liệu lưu trữ
Trên cơ sở cơ sở dữ liệu của 2 cơ quan, phần mềm đối chiếu số liệu giữa
cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nướ
c tổ chức cơ sở dữ liệu lưu trữ là một tập
tin Access để nhận và lưu trữ dữ liệu đầu vào như sau:
TT
Tên trường
(Field)

Loại dữ liệu
(Data type)
Độ rộng
(ký tự)
Diễn giải
1 mlns String 13
Mục lục ngân sách (bao gồm: cấp,
chương, loại, khoản, mục, tiểu mục)
2 cap String 1 Cấp ngân sách
3 chuong String 3 Chương
4 loai String 2 Loại
5 khoan String 2 Khoản
6 muc String 3 Mục
7 tm String 2 Tiểu mục
8 tc Currency Số quyết toán của cơ quan Tài chính
9 kb Currency Số quyết toán của Kho bạc nhà nước
10 cl Currency Chênh lệch số Tài chính trừ (-) số Kho bạc
11 loai String 1 Loại (thu hoặc chi ngân sách)
d) Mô hình hóa các luồng thông tin và quy trình xử lý dữ liệu (đầu vào,
xử lý, lưu trữ, đầu ra, v.v)


Đề tài khoa học 18

d.1) Về thu ngân sách nhà nước























Số liệu quyết toán của cơ quan Tài
chính
(database fox for windows)
tongso
tieu_muc
muc
khoan
loai
chuong
cql

Dữ liệu lưu trữ
(Database Access)

cap
chuong
loai
khoan
muc
tm
tc
kb
cl
loai = 'T'
Số liệu quyết toán của Kho bạc
nhà nước
(text)
mlns
psnstw
dcnstw
psnstinh
dcnstinh
psnshuyen
dcnshuyen
psnsxa
dcnsxa
Dữ liệu đầu vào
Thực hiện xử lý dữ liệu
tc kb cl = tc-kb
Kết quả đầu ra
Màn hình Máy in Excel Word AdobeCrobat


Đề tài khoa học 19


d.1) Về chi ngân sách nhà nước























Số liệu quyết toán của cơ quan Tài
chính
(database fox for windows)
tongso
tieu_muc

muc
khoan
loai
chuong
cap
Dữ liệu lưu trữ
(Database Access)
cap
chuong
loai
khoan
muc
tm
tc
kb
cl
loai = 'C'
Số liệu quyết toán của Kho bạc
nhà nước
(text)
mlns
sops
sodc

Dữ liệu đầu vào
Thực hiện xử lý dữ liệu
tc kb cl = tc-kb
Kết quả đầu ra
Màn hình Máy in Excel Word AdobeCrobat



Đề tài khoa học 20

e) Lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý dữ liệu
Giải pháp công nghệ dùng để xử lý dữ liệu được lựa chọn là chương trình
được ứng dụng được lập trình trên nền Visual Basic .NET (VB.NET) và sơ cở
dữ liệu được lưu trữ trong 1 tập tin cơ sở dữ liệu Access (có phần mở rộng là
.mdb) thuộc bộ phần mềm văn phòng của Microsoft (Microsoft Office phiên bản
từ Office 97 trở lên).
Việ
c lựa chọn ngôn ngữ lập trình là VB.Net nhằm tạo ra một sản phẩm dễ
sử dụng trong môi trường Windows (vì hiện nay hầu hết các máy tính đều sử
dụng Hệ điều hành Windows), dễ dàng trong việc cài đặt (vì chương trình chỉ
cần windows khi cài đặt đã có .NET Framework) và thao tác trong sử dụng.
Chương trình được xây dựng với tên gọi là Compro (viết tắt của cụm từ
"Compare program").
f) Phân tích cơ sở dữ liệu đầu ra
Dữ liệu đầu ra của phần mềm là kết quả của sự đối chiếu, so sách số liệu
quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước chi tiết theo từng mục lục ngân sách nhà
nước.
Sau khi thực hiện xử lý dữ liệu đầu vào, chương trình sẽ tạo ra cơ sở dữ
liệu đầu ra tương tự như cấu trúc cơ sở dữ liệu phần mềm thực hiện lưu tr
ữ, cụ
thể như sau:
TT
Tên trường
(Field)
Loại dữ liệu
(Data type)
Độ rộng

(ký tự)
Diễn giải
1 mlns String 13
Mục lục ngân sách (bao gồm: cấp,
chương, loại, khoản, mục, tiểu mục)
2 cap String 1 Cấp ngân sách
3 chuong String 3 Chương
4 loai String 2 Loại
5 khoan String 2 Khoản
6 muc String 3 Mục
7 tm String 2 Tiểu mục
8 tc Currency Số quyết toán của cơ quan Tài chính
9 kb Currency Số quyết toán của Kho bạc nhà nước
10 cl Currency
Chênh lệch số Tài chính trừ (-) số Kho
bạc
11 loai String
Chương trình tạo ra các kết quả đầu ra dưới các hình thức sau:
+ Xuất kết quả ra tập tin Excel:


Đề tài khoa học 21


+ Xem kết quả trên màn hình:

+ In kết quả từ màn hình ra máy in;
+ Xuất kết quả từ màn hình xem in ra các tập tin thuộc các định dạng
khách như: Word, Excel, Adobe Acrobat, Rich Text Format



Đề tài khoa học 22


2.2. Những rủi ro có thể và biện pháp xử lý để ít gặp lỗi khi sử dụng
chương trình
Bất kỳ chương trình phần mềm nào cũng có thể có lỗi phát sinh trong quá
trình sử dụng. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, người sử dụng có thể vô tình
can thiệp vào cơ sở dữ liệu đầu vào như mở file cơ sở dữ liệu fox (dạng .dbf)
của cơ quan Tài chính bằng các phần mềm khác như Access, Excel ho
ặc mở
file cơ sở dữ liệu của Kho bạc Nhà nước dưới dạng text (.txt) bằng các phần
mềm soạn thảo văn bản như MS Word, Wordpad, Writer và sau đó dùng lệnh
lưu trữ làm thay đổi định dạng hoặc làm mất cấu trúc đồng nhất của dữ liệu ,
dẫn đến chương trình không thể xử lý được.
Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất các r
ủi ro có thể ảnh hưởng đến khả
năng xử lý của chương trình, người sử dụng cần lưu ý các vấn đề sau:
- Đối với cơ sở dữ liệu: Người sử dụng không nên can thiệp vào định
dạng của các tập tin cơ sở dữ liệu đầu vào, như không mở bằng các phần mềm
không tương thích với định dạng của dữ liệu, không làm thay đổi dữ liệu bằng
việc thêm, hoặc xóa dữ liệu Tốt nhất là trường hợp người sử dụng cần sử dụng
dữ liệu để thực hiện các công việc khác thì nên sao chép (copy) dữ liệu ra thành
tập tin mới để sử dụng. Trường hợp xem nhanh dữ liệu thì không nên thực hiện
các hành động thêm, sửa, xóa và thực hiện lưu trữ lại (Save).
- Đối với chương trình: Trong chương trình có chứ
a tập tin "Data.mdb",
là tập tin dữ liệu để chương trình sử dụng để tạo ra các tập tinh lưu trữ khi người



Đề tài khoa học 23

sử dụng tạo "Hồ sơ mới". Do đó, không nên di chuyển, đổi tên hoặc xóa tập tin
này khỏi chương trình. Ngoài ra, chương trình được xây dựng bằng phần mềm
lập trình VB.net do đó phải chạy trên nền Microsoft .NET Framework. Vì vậy,
để chạy được chương trình, người sử dụng phải thực hiện cài đặt từ đĩa cài (xem
thêm tại phụ lục phần Hướng dẫn cài đặt) để đảm bảo Microsoft .NET
Framework
được cài đặt vào máy người sử dụng. Trường hợp máy người sử
dụng đã hỗ trợ Microsoft .NET Framework thì có thể chép (copy) trực tiếp
chương trình vào máy để sử dụng mà không cần phải cài đặt. Tuy nhiên, khuyến
cáo người sử dụng nên cài đặt để đảm bảo chương trình không gặp lỗi.
2.3. Tính thích ứng của phần mềm đối chiếu số liệu với các cơ sở dữ
liệu đầu vào và các ph
ần mềm ứng dụng khác
2.3.1. Tính thích ứng của phần mềm đối chiếu số liệu với cơ sở dữ liệu
của cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước
Chương trình được xây dựng trên cơ sở dữ liệu là số liệu quyết toán do
cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước kết xuất, theo một yêu cầu nhất định là
đối chiếu số liệu quyết toán. Do đó, chương trình chỉ t
ương thích với loại cơ sở
dữ liệu này. Đối với những cơ sở dữ liệu khác thuộc chương trình quản lý ngân
sách nhà nước của cơ quan Tài chính hoặc kế toán ngân sách nhà nước của Kho
bạc nhà nước, phần mềm không xử lý được
2.3.2. Khả năng thích ứng của phần mềm đối chiếu số liệu với các
phần mềm hỗ trợ khác của Kiểm toán Nhà nước
Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước chưa có các phần mềm chuyên dụng để
các kiểm toán viên thực hiện khi kiểm toán. Tuy nhiên với cơ sở dữ liệu đầu ra
của phần mềm được kết xuất ra Excel, thì kiểm toán viên có thể sử dụng cơ sở
dữ liệu này để phục vụ cho các yêu cầu khác khi thực hiện kiểm toán như thống

kê các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo một yêu cầu riêng, đối chiếu số
liệu thu ngân sách nhà nước với cơ quan Thuế, với cơ quan Hải quan
2.4. Điều kiện về trang thiết bị, trình độ, kỹ năng sử dụng
2.4.1. Điều kiện về trang thiết bị
Do dung lượng chương trình nhỏ, do đó hệ thống máy tính để có thể sử
dụng chương trình không đòi hỏi cấu hình cao. Những máy có thể sử dụng được
phần mềm Microsoft Office đề có thể
chạy được chương trình.
2.4.2. Điều kiện về trình độ, kỹ năng sử dụng
Để sử dụng được chương trình đối chiếu này, yêu cầu người sử dụng chỉ
cần biết các thao tác về sử dụng Windows, về các phần mềm văn phòng như
Microsoft Word, Microsoft Excel.


Đề tài khoa học 24

KẾT LUẬN

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm toán của Kiểm toán nhà
nước, trên cơ sở hiện đại hóa phương pháp kiểm toán trong môi trường công
nghệ thông tin, cần thiết phải có các chương trình phần mềm để tận dụng dữ liệu
đã có trên hệ thống các chương trình, phần mềm của đối tượng kiểm toán.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Kiểm toán nhà nước chưa có các chương
trình phần mềm hỗ
trợ cho kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán tại các đối
tượng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính, kế toán,
cũng như trình độ tin học của phần lớn kiểm toán viên chưa đạt được yêu cầu để
có thể vận dụng vào công tác kiểm toán trên cơ sở các dữ liệu có sẳn của đối
tượng kiểm toán, thì trước mắt cần phải có các chương trình ứng dụng riêng lẻ
để hỗ tr

ợ cho kiểm toán viên trong một số công việc kiểm toán cụ thể.
Qua thực tế công tác kiểm toán tại các cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà
nước trong thời gian qua của kiểm toán viên Kiểm toán nhà nước khu vực IV
nhận thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác đối chiếu
số liệu quyết toán ngân sách nhà nước giữa cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà
nước là cần thiết và có khả năng thực hiện được. Do đó, vi
ệc triển khai sử dụng
chương trình từ đề tài này là thực sự cần thiết, phục vụ một cách thiết thực vào
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vì điều kiện về thời gian, phạm vi nghiên cứu, cũng như trình
độ về tin học còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế
về m
ặt lý luận và sự hoàn chỉnh về chương trình phần mềm. Ngoài ra, trong thời
gian thực hiện đề tài, Bộ Tài chính đang thực hiện triển khai chỉnh sửa, nâng cấp
cũng như xây dựng các phần mềm mới phục vụ cho công tác kế toán và quyết
toán ngân sách của cơ quan Tài chính địa phương và hệ thống KBNN. Do đó,
trong thời gian tới, phần mềm cũng cần phải có sự điều chỉnh, sử
a đổi và bổ
sung cho phù hợp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến và phê bình của các nhà
khoa học, các kiểm toán viên để đề tài được hoàn chỉnh và phục vụ cho công tác
kiểm toán được tốt hơn./.


_________________

×