Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.75 KB, 52 trang )

Chuyờn thc tp GVHD: TS. V Trng
Ngha
TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
KHOA quản trị kinh doanh

CHUYấN THC TP TT NGHIP
đề tài:
GII PHP HON THIN C CU T
CHC B MY QUN TR TI CễNG TY
C PHN THNG MI NNG LNG
THNG LONG
SV: Bựi Th Thanh Nhn Lp: QTKD Tng hp 49B
Sinh viên thực hiện
: BI TH THANH NHN
MSSV
: CQ492023
Lớp
: QTKD tổng hợp 49b
Khoá
: 49
Giáo viên hớng dẫn
: Ts vũ trọng nghĩa
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
Hµ NéI, th¸ng 5/ 2011
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ
chức bộ máy quản trị tại công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long” là
công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của Ts. Vũ Trọng Nghĩa.
Các số liệu trong chuyên đề được lấy từ nguồn thực, do công ty Cổ phần thương mại


Thăng Long cung cấp. Nội dung trong chuyên đề không được sao chép từ bất kỳ công
trình nào khác.
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do viết đề tài
Ta thấy bất kỳ một tổ chức nào, một doanh nghiệp nào muốn hoạt động được thì
điều cần thiết là phải có sự thống nhất dưới sự lãnh đạo của một bộ máy quản trị
doanh nghiệp hoặc bộ máy quản trị tổ chức đó. Bộ máy này sẽ vạch ra mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp, các chiến lược của doanh nghiệp và từ đó chỉ huy,
lãnh đạo toàn doanh nghiệp thực hiện theo chiến lược đó để hoàn thành mục tiêu đề
ra, trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ phối hợp các nguồn lực, kiểm tra và điều
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
chỉnh quá trình thực hiện cũng như mục tiêu nếu cần để đạt hiệu quả cao nhất cho
doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên trong
việc tổ chức một doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản trị được coi là cơ quan đầu
não của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có đi đúng hướng không là phụ thuộc rất
lớn vào việc định hướng của bộ máy quản trị. Bộ máy quản trị ảnh hưởng đến toàn
bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy nó quyết định cả sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp.
Trong thực tế hiện nay, bộ máy quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp ở
nước ta được đánh giá là chưa hoàn thiện, hầu hết các bộ máy quản trị doanh nghiệp
còn hoạt động chưa có hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao. Do đó, trong điều kiện nền

kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc xem xét, đánh giá bộ
máy quản trị hiện hữu và việc nghiên cứu tìm biện pháp cải tiến, hoàn thiện cơ cấu
tổ chức bộ máy quản trị là rất cần thiết và cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long là công ty thực hiện chủ
yếu trong lĩnh vực về điện. Trong khi vấn đề về cung cấp điện hiện nay ở nước ta là
đang rất cấp bách và còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
nhân dân, công ty cũng đã có những chiến lược để góp phần trong việc cung cấp
điện phục vụ nhu cầu của người dân. Với mục tiêu chiến lược là “Năng lượng tiên
phong”, công ty luôn cố gắng để có thể dẫn đầu trong việc cung cấp điện. Để thực
hiện theo mục tiêu đề ra, công ty cần xây dựng cho mình một bộ máy quản trị phù
hợp với thực trạng thị trường hiện nay cũng như phù hợp với khả năng của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức bộ máy quản trị, em xin
chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại công ty cổ
phần thương mại năng lượng Thăng Long”.
2. Mục tiêu viết đề tài
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng cơ cấu bộ máy quản trị tại công ty cổ
phần thương mại năng lượng Thăng Long
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
của công công ty
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ cấu bộ máy quản trị của công ty thương mại năng lượng Thăng
Long, cụ thể là nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty, chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009.
4. Tên đề tài
Nhận thấy sự ảnh hưởng to lớn của công tác tổ chức bộ máy quản trị đối với sự
tồn tại và phát triển của công ty, vì vậy em xin chọn đề tài:

“Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại
công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long”
5. Kết cấu đề tài
- Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long
- Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty cổ phần thương
mại năng lượng Thăng Long
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty cổ
phần thương mại năng lượng Thăng Long
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công
nhân viên của công ty Cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long đã tạo điều
kiện cho em tham gia thực tập tại công ty, cho em thu thập số liệu và giúp đỡ em
hoàn thành chuyên đề này.
Trong quá trình hoàn thiện bài, em không tránh khỏi những sai sót do còn
hạn chế về mặt chuyên môn. Em mong được sự cảm thông và giúp đỡ của các thầy
cô giáo để giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
NĂNG LƯỢNG THĂNG LONG.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long là công ty cổ phần do
ông: Lê Văn Tám sáng lập. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số: 0103009917
do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 9/12/2004.
Một số thông tin chính về công ty:
Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long
Tên giao dịch : TLP Group
Tên quốc tế : TL POW ER TRADING JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt : TLP Powertek.,JSC
Trụ sở chính : 62/168 Kim Giang, phường Đại Kim,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện : 16 Nguyễn Cửu Vân, P17, Bình Thạnh,
TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 043 5592169
Fax : 043 5592170
Loại hình công ty : Công ty cổ phần
Website :
Mã số thuế: 010589293
Số tài khoản: 0021000874099 tại Vietcombank- Chi nhánh Hà Nội
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long là một công ty hoạt
động trong nhiều lĩnh vực:
 Kinh doanh thiết bị điện công nghiệp và tự động hóa
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
 Tổng thầu xây lắp EPC các công trình điện
 Sản xuất thiết bị điện và tự động hóa

 Tư vấn xây dựng công trình điện
 Vận tải đa phương thức hàng hóa thiết bị điện công nghiệp
Mỗi lĩnh vực có những sản phẩm riêng, có thể kể đến là:
 Kinh doanh thiết bị điện:
- Kinh doanh Máy biến áp, máy cắt, biến dòng, biến điện áp lên đến điện áp
500kV .
- Kinh doanh các sản phẩm thiết bị đóng cắt, tự động hóa, điều khiển, bảo vệ cho
hê thống điện quốc gia và công nghiệp.
- Kinh doanh các thiết bị điều khiển, giám sát, tích hợp hệ thống thông tin đo lường
SCADA đến điện áp 500kV
 Tổng thầu cơ điện:
- Thiết kế, Mua sắm, Xây dựngcông trình điện đến 110kV
- Tư vấn, khảo sát công trình điện công nghiệp
- Đào tạo nhân lực quản lý dự án nghành năng lượn
 Sản xuất thiết bị điện:
- Tủ điện phân phối
- Tủ tụ bù
- Tủ điều khiển
- Tủ bảo vệ
- Tủ đấu dây
- Trạm KIOSK
- Tủ AC, DC
 Tư vấn thiết kế công trình điện:
- Tư vấn thiết kế đường dây và trạm điện đến 220kV
- Tư vấn thiết kế nhà máy điện đến công suất 30MW
- Tư vấn thiết kế hệ thống điều khiển, bảo vệ, thông tin liên lạc SCADA
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa

 Vận tải điện lực:
- Vận tải đa phương thức các thiết bị hàng hóa siêu trường, siêu trọng như: MBA
lực đến 500kV, cuộn kháng, tụ bù, máy cắt, tubin với các phương tiện chuyên
dùng như: đầu kéo, romooc, kích thuỷ lực, cầu đến 300 tấn
- Làm dịch vụ tiếp vận, xuất nhập khẩu hàng hóa chuyên nghành điện công nghiệp
- Cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi
Trong đó lĩnh vực hoạt động chính của công ty là tư vấn và tổng thầu xây lắp các
công trình điện. Từ năm 2006 đến năm 2010, công ty đã thực hiện một lượng lớn
các hợp đồng về công trình điện.Tính đến năm 2010, công ty đã và đang thực hiện
69 hợp đồng cung cấp thiết bị và công trình điện. Các hợp đồng này được trình bày
cụ thể trong Phụ lục 1 trang 41.
1.2 Quá trình phát triển của công ty
- Ngày 9/12/2004: Công ty được thành lập với tên Công ty cổ phần thương mại
năng lượng Thăng Long, trụ sở tại 53, Tuệ Tĩnh, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội.
- Ngày 20/8/2007: Công ty chuyển trụ sở sang 62/168 Kim Giang, phường Đại
Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Tháng 3/2011: chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ pháp lý để hợp nhất hai công ty là Công
ty cổ phần thương mại năng lượng Thăng Long với Công ty cổ phần vận tải
Mêkông lên thành Công ty cổ phần tập đoàn năng lượng Thăng Long.
Mục tiêu của công ty là đưa TLP GROUP trở thành một công ty lớn mạnh và
phát triển bền vững trong lĩnh vực Điện và Năng lượng. Năm 2009, TLP Group đã
vinh dự được đón nhận chứng chỉ quản lý chất lượng toàn diện ISO 9001-2008.
1.3 Kết quả kinh doanh của công ty

SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
STT Chỉ tiêu Năm
2006 2007 2008 2009 2010
1
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
3725,5 23110,6 21807,4 25841,6 30024,4
2 Giá vốn hàng bán 3295,2 19185,4 19219,8 22989,3 26956,8
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
430,3 3925,2 2587,6 2852,3 3067,6
4
Doanh thu hoạt động tài
chính
18,7 21,8 22,42 45,7 52,3
5
Chi phí tài chính
21,6 22,5 75,68 16,6 22,7
6
Chi phí hoạt động bán hàng
và quản lý doanh nghiệp
426 3348,9 2328,5 2640,1 2799,4
7
Lợi nhuận thuần về hoạt
động kinh doanh
1,4 575,6 205,8 241,3 297,8
8

Thu nhập khác
10,6 17,9 22,8 30.1 34,1
9
Chi phí khác
2,5 3,7 10,2 13,7 21,5
10
Lợi nhuận khác
8,1 14,2 12,6 16,4 12,6
11 Tổng lợi nhuận trước thuế 9,5 589,8 218,4 257,7 310,4
12 Thuế TNDN phải nộp 2,375 147,45 54,6 64,425 77,6
13 Lợi nhuận sau thuế 7,125 442,35 163,8 193,275 232,8
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
Nhìn bảng thống kê hoạt động sản xuất của công ty giai đoạn 2006-2010 ta
thấy năm 2006 nằm trong những năm công ty mới đi vào hoạt động, cần nhiều chi
phí cho việc khởi sự nên chi phí ban đầu cao, chi phí tài chính là 21,6 triệu đồng,
giá vốn hàng bán là 3295,2 triệu động. Đồng thời do mới thâm nhập vào thị trường
nên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa tạo được danh tiếng và thương hiệu cho khách
hàng nên các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận chưa được cao, thể hiện là doanh thu
thuần chỉ đạt 3725,5 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là 7,125 triệu đồng.
Từ năm 2007 trở đi đã có những điều chỉnh để công ty hoạt động có hiệu quả
hơn, cụ thể là với doanh thu năm 2007 tăng mạnh lên 23110,6 triệu đồng, tăng
520,3% so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế đạt 442,35 triệu đồng, tăng 482,22%
so với năm 2006 và là năm có lợi nhuận cao nhất trong 4 năm từ năm 2006-2010.
Đây là bước nhảy vọt của công ty khi mới tham gia vào thị trường mà chỉ sau vài
năm đã có thể đạt lợi nhuận cao như vậy.
Tuy nhiên, sang đến năm 2008, 2009 và 2010 lợi nhuận có chiều hướng
giảm so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 là 21807,4 triệu đồng và năm 2009 là
25841,6 triệu đồng, doanh thu năm 2010 là 30024,4 triệu đồng, những con số này

thể hiện sự tăng đều của doanh thu qua các năm gần đây. Tăng cùng doanh thu là sự
tăng lên của các loại chi phí khác, giá vốn hàng bán cũng tăng dần, năm 2008 là
19219,8 triệu đồng, năm 2009 là 22989,3 triệu đồng và năm 2010 là 26956,8 triệu
đồng. Mặc dù doanh thu của 3 năm gần đây giảm đi so với năm 2007 nhưng lại rất
ổn định, không tăng vọt như năm 2007. Điều này thể hiện sự hoạt động ổn định của
công ty, công ty đã quen với môi trường và lĩnh vực kinh doanh của mình, dần dần
tạo được danh tiếng và chỗ đứng của mình trong thị trường đó.
Có sự tăng đều của doanh thu và giá vốn hàng bán qua các năm trên là do sự
mở rộng thị trường của công ty. Công ty hoạt động đã có danh tiếng, tạo được niềm
tin trên thị trường và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách hàng. Sự tăng đều
của doanh thu trong 3 năm gần đây cũng kéo theo lợi nhuận cũng tăng đều qua các
năm, năm 2008 đạt 163,8 triệu đồng, năm 2009 đạt 193,275 triệu đồng và năm 2010
tăng lên đến 232,8 triệu đồng.
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
Với kinh nghiệm kinh doanh từ những năm trước đồng thời dự kiến mở rộng
quy mô trong tương lai, công ty tin rằng lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng cao.
1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
của công ty
1.4.1 Môi trường kinh doanh
Trong thực tế cuộc sống hiện nay, điện đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó
ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Chính
vì vậy, hiện nay nhà nước đã và đang ban hành những chính sách ưu tiên và tạo
điều kiện cho sự phát triển của ngành điện, đó là những chương trình hỗ trợ cho vay
vốn ưu đãi cho ngành điện. Một trong những yếu tố quan trọng của ngành điện là
đường giao thông, giao thông tốt tạo điều kiện thi công lắp đặt các trạm biến áp.
“Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình
phát triển nguồn điện. Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện

các thành phố, thị xã hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Áp dụng các
biện pháp giảm tổn thất điện năng theo quy định…
Tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100%
các xã có điện…
Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham
gia xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối theo các hình
thức đầu tư được pháp luật nhà nước quy định ”
Trích: Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 của Thủ tướng chính
phủ
Số: 110/2007/QĐ-TTg
Trong tương lai ngành điện sẽ không còn là độc quyền nữa, thị trường điện
sẽ mở rộng, sẽ có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào ngành điện, sẽ tạo điều kiện cho công
ty trong việc tìm kiếm thị trường.
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
Khoa học kỹ thuật phát triển cũng là điều kiện thuận lợi cho ngành điện phát
triển. Khoa học phát triển sẽ tạo ra được những thiết bị mới, công nghệ mới và
những phần mềm mới ứng dụng trong ngành điện, giúp cho ngành điện hoạt động
hiệu quả hơn.
Đó là những điều kiện thuận lợi, tạo những cơ hội cho sự phát triển của công
ty. Công ty cần biết nắm bắt và tận dụng để biến những cơ hội đó trở thành thành
công của mình. Để đạt được như vậy, một bộ máy quản trị tốt, hoạt động có hiệu
quả là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể định hướng đúng đắn và lãnh đạo công
ty.
1.4.2 Sản phẩm của công ty
Sản phẩm chính của công ty là điện - một loại hàng hoá đặc biệt. Sản phẩm

điện không thể dự trữ trong kho để tiêu thụ dần như các loại sản phẩm khác. Quá
trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng điện năng
chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng… để phục
vụ đời sống con người. Trong quá trình truyền tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
luôn có một lượng điện năng bị tiêu hao, lượng điện tiêu hao này gọi là tổn thất kỹ
thuật. Tổn thất kỹ thuật ảnh hưởng đến chi phí và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận
kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về nhu cầu sử dụng điện giữa
mùa đông và mùa hè, giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm cũng là một trở ngại
lớn, gây khó khăn cho công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống truyền tải. Như vậy
nhiệm vụ đề ra của công ty là phải hiện đại hoá hệ thống truyền tải, thiết kế hệ
thống truyền tải cho khoa học, an toàn, lượng điện năng thất thoát ít. Yêu cầu này
đòi hỏi quản trị viên và kỹ thuật viên phải có trình độ cao.
Theo thực tế nước ta hiện nay thì ngành điện phụ thuộc chủ yếu vào thuỷ điện,
trong khi thuỷ điện lại lệ thuộc vào thời tiết. Những năm mưa nhiều, nguồn nước
dồi dào thì các nhà máy thuỷ điện phát hết công suất, sản lượng điện năng sản
xuất ra dồi dào nên sẽ thu được lợi nhuận cao. Nhưng có những năm thiếu nước,
các nhà máy thuỷ điện không được phát hết công suất, sản lượng điện sản xuất ra
lại ít, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, lợi nhuận thu về sẽ thấp. Chính vì vậy,
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
việc quản lý, vận hành nhà máy điện theo quy trình, quy phạm nghiêm ngặt, có hệ
thống cao đảm bảo tính hiệu quả, dự trù được những thay đổi bất thường là một
yêu cầu vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải có tầm nhìn, có
kinh nghiệm trong việc điều hành nhà máy.
1.4.3 Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty
Ta có bảng thống kê số lượng lao động của công ty theo trình độ, độ tuổi và giới
tính năm 2010
Bảng 2: Bảng thống kê số lượng lao động của công ty theo độ tuổi,

trình độ và giới tính năm 2010
Chỉ tiêu Số lượng ( người) Tỷ lệ(%)
Tổng số lao động 52 100
Độ tuổi
>40 9 17,3
30 - 40 24 46,2
20 - 30 19 36,5
Trình độ
Sau đại học 12 23,1
Đại học 27 51,9
Cao đẳng, trung cấp 13 25
Giới tính
Nam 31 59,6
Nữ 21 40,4
Nguồn: Phòng hành chính
Nhìn bảng thống kê trên ta thấy, đội ngũ lao động của công ty là đội ngũ lao
động trẻ. Lao động trong độ tuổi 30-40 chiếm 46,2% trong tổng số lao động, đây là
lao động có tay nghề, đã có kỹ năng lao động trong nghề. Trẻ hơn là lao động trong
độ tuổi 20-30 cũng chiếm tỷ lệ lớn 36,5%, đội ngũ này sẽ được đào tạo, rèn luyện
về kỹ năng trong quá trình lao động. Lao động trên độ tuổi 40 của công ty chiếm
17,3% ít hơn so với hai độ tuổi trên, nhưng đây lại là đội ngũ đã có kỹ năng nghề
nghiệp, là những lao động lành nghề, có kinh nghiệm xử lý nhiều tình huống thực tế
trong nghề nghiệp.
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
Xét theo giới tính, do đặc điểm của công ty là về kỹ thuật, chủ yếu là thiết
kế, xây dựng các công trình điên nên tỷ lệ nam giới chiếm 59,6% nhiều hơn khi tỷ
lệ nữ giới chỉ chiếm 40,4%.

Tính chất công việc của công ty là đòi hỏi lao động có trình độ, thiên về kỹ
thuật, nhìn bảng thống kê ta thấy lao động ở trình độ đại học của công ty chiếm tỷ lệ
lớn nhất với 51,9%. Những vị trí cao như giám đốc, trưởng phòng đòi hỏi nhân viên
có trình độ và thâm niên làm việc cao hơn nên tỷ lệ lao động ở trình độ sau đại học
cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể với 23,1%, còn lại là lao động ở trình độ cao đẳng,
trung cấp chiếm 25% trong tổng số lao động.
Nhìn chung, với quy mô của công ty còn nhỏ nên số lượng lao động của
công ty còn ít. Lao động của công ty là lực lượng lao động trẻ, có kiến thức về lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh của công ty. Tuy nhiên cần được đào tạo và bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ, cần nhiều kinh nghiệm hơn để đáp ứng yêu cầu công
việc.
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
NĂNG LƯỢNG THĂNG LONG
2.1 Đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
Một công ty dù lớn hay nhỏ đều cần có bộ máy tổ chức, bộ máy đó khoa học,
gọn nhẹ, hiệu quả thì công ty mới hoạt động tốt được. Bộ máy quản trị của công ty
gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, Văn phòng đại diện ở miền
Nam. Dưới đó là 3 phó tổng giám đốc: phó tổng giám đốc kinh doanh, phó tổng
giám đốc nhân sự và phó tổng giám đốc sản xuất, mỗi tổng giám đốc phụ trách từng
mảng riêng chuyên biệt. Tiếp sau đó là sáu phòng ban chức năng khác nhau, sơ đồ
cơ cấu tổ chức bộ máy được thể hiện như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
Tổng Giám Đốc

Văn phòng đại diện phía Nam
Phó TGĐ
Kinh Doanh
Phó TGĐ
Nhân Sự
P. Kế
toán- Tài
chính
Ban Kiểm soát
P.Hành chính
nhân sự
P. Bán
hàng
Hội đồng quản trị
P. Vật tư
Phó TGĐ
Sản Xuất
P. Thiết kế-
Kỹ thuật-
Thi công
P. Đầu tư
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
Thực trạng về phân công chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:
2.1.1 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng quản trị
quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, và cổ phíêu và trái phiếu của công ty…
2.1.2 Ban kiểm soát

- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng
cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập
báo cáo tài chính
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng
của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị
- Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ
sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty là ông Nguyễn Văn Tám.
2.1.3 Tổng giám đốc Công ty
* Chức năng:
Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được
giao.
* Nhiệm vụ:
- Đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và trong các quan hệ với cá nhân,
tổ chức trong và ngoài nước
- Công bố và cam kết thực hiện chính sách chất lượng của công ty.
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Kiểm tra và phê duyệt các kết quả đánh giá chất lượng nội bộ, kết quả cải tiến của
hệ thống chất lượng để đảm bảo hệ thống chất lượng đó luôn phù hợp với chính
sách đã ban hành
- Phê duyệt các văn bản, qui định, hướng dẫn trong quá trình hoạt động của công ty.
- Theo qui chế phân cấp lãnh đạo của Tổng Công ty lắp máy Việt nam: Giám đốc
công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ các hoạt động của công ty

trước Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lắp máy Việt nam như về tài chính, về ký kết
hợp đồng kinh tế, về bổ nhiệm và tuyển dụng nhân sự, về định hướng phát triển của
công ty .v.v.
- Định kỳ báo cáo các kết quả xem xét của lãnh đạo về chất lượng cho Hội đồng
công ty và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lắp máy Việt nam.
- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty.
Dưới Tổng giám đốc là 3 Phó tổng giám đốc chuyên trách: Phó tổng giám đốc
nhân sự, Phó tổng giám đốc kinh doanh và Phó tổng giám đốc sản xuất. Khi cần
thiết, Giám đốc công ty uỷ quyền cho một trong các phó Giám đốc công ty thay
mặt mình giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi và thời gian được uỷ quyền.
Hiện tại, ông Nguyễn Văn Tám giữ chức vụ Tổng giám đốc công ty và đồng thời
cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty như đã nói ở trên.
2.1.4 Phó tổng giám đốc nhân sự
* Chức năng
Phó tổng giám đốc nhân sự tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan đến nhân
sự, tổ chức quản lý các công tác nhân sự trong công ty
* Nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động liên quan đến nhân sự
của công ty
- Quản lý, điều hành, tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công
ty
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Thực hiện các nội quy, quy chế của công ty về quản lý lao động theo pháp luật quy
định
- Ký quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động nhân sự tại công ty ( trừ Tổng giám
đốc công ty)
- Chủ động nguồn nhân lực đáp ứng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của công ty

- Trực tiếp tổ chức, điều hành phòng nhân sự
- Thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm nội quy, quy chế của công ty
- Thoả thuận và ký kết một số hợp đồng trong phạm vi quyền hạn;
- Tổ chức, sắp xếp, đề nghị khen thưởng hoặc kỷ luật những CBCNV thuộc phạm vi
quản lý của mình;
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc uỷ quyền
- Xây dựng và thực hiện các chế độ như: lương, chính sách xã hội, và những chính
sách khác cho người lao động
2.1.5 Phó tổng giám đốc kinh doanh
* Chức năng
Phó tổng giám đốc kinh doanh tham mưu cho Tổng giám đốc về hoạt động kinh
doanh của công ty.
* Nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh của công ty
- Trực tiếp tổ chức, điều hành phòng Đầu tư, phòng Bán hàng, phòng Kế toán – tài
chính và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của các
bộ phận mình quản lý
- Thoả thuận và ký kết một số hợp đồng trong phạm vi quyền hạn
- Nhận chỉ tiêu kinh doanh của công ty, khai thác nguồn hàng và khách hàng bên
ngoài thị trường
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Báo cáo kết quả tình hình kinh doanh của công ty cho Tổng giám đốc
- Tự chủ về tình hình tài chính của công ty
- Nghiên cứu các biện pháp giảm giá thành, giảm chi phí
- Thẩm định các bản quyết toán lãi, lỗ hàng quý, hàng năm
2.1.6 Phó tổng giám đốc sản xuất
* Chức năng

Phó tổng giám đốc sản xuất tham mưu cho Tổng giám đốc về hoạt động sản
xuất, các vấn đề kỹ thuật thông qua sự hỗ trợ của phòng thiết kế - kỹ thuật – thi
công.
* Nhiệm vụ
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty theo quý, năm
- Tổ chức điều hành sản xuất, thi công
- Ký các quyết định mua bán vật tư, máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất
- Quản lý vật tư, máy móc, thiết bị của công ty
- Thanh tra, giám sát quá trình sản xuất, thi công
- Báo cáo tình hình sản xuất, thi công cho Tổng giám đốc công ty
- Ký một số hợp đồng sản xuất theo uỷ quyền của Tổng giám đốc, phê duyệt một số
văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty theo uỷ quyền của
Tổng giám đốc
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tình hình sản xuất của công ty
2.1.7 Phòng hành chính nhân sự
* Chức năng
- Quản lý hành chính, văn thư lưu trữ trong Công ty;
- Quản lý tài sản máy móc thiết bị văn phòng, chi phí văn phòng;
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Tổ chức điều kiện sản xuất, vệ sinh an toàn lao động, bảo hộ lao dộng;
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người lao động;
- Tổ chức công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
công ty;
- Xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách tiền lương và phúc lợi của
người lao động theo quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ
- Căn cứ vào nhu cầu lao động thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty và đề xuất của các Bộ phận, đơn vị trực thuộc Công ty, để lập kế hoạch
tuyển dụng nhân lực hàng năm.
- Thực hiện việc tuyển dụng nhân lực theo kế hoạch.
- Báo cáo kết qủa tuyển dụng trình Giám đốc Công ty xem xét, phê duyệt kết qủa
tuyển dụng.
- Làm thủ tục tiếp nhận lao động trúng tuyển và làm Hợp đồng lao động trình Tổng
giám đốc ký.
- Quản lý tất cả các văn bản, hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực tuyển dụng nhân lực
của Công ty.
- Phân cấp tổ chức quản lý và hoạt động của công ty, đánh giá, xác định định mức
lao động và các chế độ chính sách cho người lao động trong công ty như bảo hiểm,
đào tạo, bồi dưỡng
- Xây dựng nội quy lao động
- Soạn thảo thủ tục đào tạo, thử việc, nghỉ chế độ, điều động cán bộ công nhân viên,
bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt cán bộ, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật.
- Quản lý việc sử dụng các con dấu trong toàn công ty.
- Kiểm tra việc cập nhật các công văn, giấy tờ đi, đến và lưu lại những văn bản đã
được ban hành.
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Các công việc văn thư, lưu trữ, ấn loát, thông tin liên lạc, đời sống, lễ tân, phục vụ
hội họp, hội nghị, trật tự trị an, theo dõi công tác thi đua, việc triển khai thực hiện
các quy chế nội bộ của công ty
- Quản lý toàn bộ trang thiết bị văn phòng và dụng cụ hành chính tại trụ sở công ty
và các đơn vị trực thuộc.
- Đôn đốc kiểm tra việc khám sức khoẻ định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
- Theo dõi các trường hợp ốm đau, tai nạn, xét thấy cần thiết trình Tổng giám đốc
công ty cho đi điều dưỡng.

- Cung ứng văn phòng phẩm và mua sắm bổ xung trang bị văn phòng.
- Tổ chức đôn đốc, kết hợp cùng các đơn vị bố trí nơi ăn nghỉ cho tập thể cán bộ
công nhân viên tại các công trình.
- Quản lý và nắm bắt việc sử dụng nhà cửa, đất đai trong toàn công ty.
- Tổ chức đón khách, hướng dẫn khách đến làm việc với các bộ phận
- Thực hiện các nhiệm vụ của Giám đốc công ty giao.
Phòng hành chính nhân sự chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc nhân sự.
Nhân sự của phòng bao gồm 8 người ở trình độ cử nhân và tốt nghiệp cao
đẳng. Do quy mô của công ty thuộc loại vừa nên hiện tại với số lượng nhân sự là 8
người sẽ là dư thừa, không cần thiết. Dư thừa nhân viên dẫn đến lãng phí, tăng chi
phí sử dụng lao động. Mặc dù công ty có xây dựng một quy trình tuyển dụng và đào
tạo nhân viên nhưng trong thực tế thì quy trình này chưa được thực hiện theo đúng
như quy định, một số trường hợp vẫn mang tính chủ quan nên sự bố trí lao động
trong công ty vẫn có phần chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng đúng theo yêu cầu công việc
của công ty.
2.1.8 Phòng vật tư
* Chức năng
- Quản lý vật tư, máy móc thiết bị của công ty
- Cung ứng vật tư theo nhu cầu sản xuất
* Nhiệm vụ
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Theo dõi, bảo quản và giám sát quá trình sử dụng vật tư thiết bị của công ty tại các
công trình do công ty thi công về việc giao nhận
- Quyết toán vật tư, thiết bị do chủ đầu tư cấp
- Tổng hợp số liệu và báo cáo Tổng giám đốc công ty về vật tư thiết bị của công ty
có, sử dụng và tồn
- Quản lý, mua sắm phương tiện, dụng cụ thi công, cung cấp kịp thời cho các đơn vị

thi công.
- Cung cấp vật tư từ kho công ty cho các đơn vị thi công. Thu hồi lại vật tư từ các
công trình về kho công ty sau khi các công trình đã thi công xong hoặc không cần
dùng.
- Nghiên cứu vật tư ngoài thị trường, tìm hiểu thông tin các nhà cung ứng vật tư
- Mua vật tư cấp cho các đơn vị trong công ty thi công khi được giám đốc cho phép.
- Cung cấp thông tin về thị trường giá cả vật tư, kết hợp cùng phòng Kinh tế- Kỹ
thuật tham gia đấu thầu các công trình.
Hiện tại phòng vật tư có 8 người, trong đó gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng
và 6 nhân viên. Sự phân công chức năng, nhiệm vụ của phòng này khá rõ ràng, mỗi
nhân viên đều thực hiện đúng nhiệm vụ quyền hạn của mình. Công tác bảo quản vật
tư khá tốt, không xảy ra hiện tượng mất mát, hàng hoá trong kho được sắp xếp gọn
gàng. Tuy nhiên, công tác cung ứng vật tư nhiều khi chưa đáp ứng kịp thời theo yêu
cầu của bên thi công. Nhiều khi vẫn xảy ra tình trạng vật tư đến chậm, làm chậm
tiến độ thi công công trình. Điều này phản ánh công tác dự trữ tối ưu chưa đạt hiệu
quả, ngay cạnh đó thì chưa có phương án thay thế và hỗ trợ kịp thời nên tình trạng
thiếu hụt vật tư đã xảy ra gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công, dẫn đến chi phí tăng.
2.1.9 Phòng đầu tư
* Chức năng
- Điều hành, định hướng chiến lược đầu tư
- Điều hành sử dụng nguồn vốn công ty một cách hiệu quả
* Nhiệm vụ
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc công ty trong việc định hướng quản lý
và điều hành về chiến lược đầu tư, phát triển Công ty, đề xuất hình thức đầu tư, biện
pháp tổ chức thực hiện
- Hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý về đất, đền bù giải toả, thoả thuận địa điểm, xin

chủ trương thoả thuận qui hoạch, xin chủ trương đầu tư
- Phối hợp với Phòng Kế toán- Tài chính để sử dụng một cách hiệu quả tài sản,
nguồn vốn của Công ty
Phòng đầu tư của công ty hiện tại có 5 người, bao gồm 1 trưởng phòng, 1
phó phòng và 3 nhân viên. Tuy số lượng nhân viên có thể đáp ứng theo chức năng
và nhiệm vụ của phòng nhưng trong thực tế thì một số nhiệm vụ gần như đã bị bỏ
quên trong quá trình hoạt động của phòng. Nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc
về chiến lược đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn chưa được thực hiện.
2.1.10 Phòng Kế toán - Tài chính
* Chức năng
- Quản lý hệ thống sổ sách kế toán của công ty
- Hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm
* Nhiệm vụ
- Thực hiện công tác tài chính- kế toán, lập báo cáo kế toán quí, năm theo đúng chế
độ qui định của nhà nước.
- Quản lý và sử dụng vốn, các quỹ của công ty.
- Tính toán, ghi chép số liệu và phản ánh chính xác tình hình biến động tài sản,
nguồn vốn, tính giá thành sản phẩm
- Tính toán, ghi chép số liệu về tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước.
- Tính toán đầy đủ và kịp thời tiền lương và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ
nhân viên trong công ty
- Theo dõi công nợ của công ty
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Vũ Trọng
Nghĩa
- Công tác lưu trữ bảo mật: lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến thu chi tài chính,
quản lý tài sản.
- Phối hợp với phòng Vật tư và phòng Thiết kế - kỹ thuật – thi công để có kế hoạch

mua sắm vật tư , máy móc thiết bị hợp lý nhất
- Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc công ty giao
Trong thực tế, quá trình thực hiện nhiệm vụ của phòng này còn nhiều hạn
chế, đôi khi thanh toán và quyết toán các chứng từ, lương còn chậm chễ so với tiến
độ. Ngoài ra, việc hoạch định các chiến lược tài chính cho công ty còn chưa được
nghiên cứu đến.
Phòng Tài chính- Kế toán bao gồm 6 người, bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó
phòng và 4 nhân viên kế toán. Trong đó, trưởng phòng ở trình độ sau đại học, còn
lại là cử nhân kinh tế và cao đẳng. Phòng đã thực hiện được chức năng kế toán, tổng
hợp, báo cáo tài chính theo từng kỳ kinh doanh, phối hợp với phòng vật tư để đưa ra
quyết định mua vật tư theo nhu cầu của công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn một số
nhiệm vụ mà phòng chưa hoàn thành theo đúng nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế
toán. Công tác phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, hoạch định phương hưóng
sử dụng nguồn vốn và tài sản của công ty thế nào cho hợp lý, hiệu quả vẫn chưa
được quan tâm và thực hiện một cách đúng mức, chưa đưa ra được những đánh giá
sát thực. Nhiều khi vẫn xảy ra tình trạng thanh toán lương cho cán bộ công nhân
viên chậm trễ, không đúng thời hạn, chưa khích lệ về mặt vật chất cho nhân viên.
Việc giám sát các hoạt động chi tiêu của công ty đôi lúc còn lỏng lẻo, làm tăng chi
phí quản lý.
2.1.11 Phòng bán hàng
* Chức năng
- Quản lý bán hàng, tạo doanh thu cho Công ty;
- Công tác marketing: xây dựng và phát triển thương hiệu, nghiên cứu khách hàng,
mở rộng thị trường
- Chăm sóc khách hàng, phát triển quan hệ khách hàng
SV: Bùi Thị Thanh Nhàn Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
25

×