Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.95 KB, 119 trang )

Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Bánh kẹo là những thực phẩm truyền thống đã có từ rất lâu và trở nên
quen thuộc với người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi. Không chỉ đóng vai trò là một
sản phẩm thực phẩm, bánh kẹo còn là sản phẩm có tính thị hiếu và mang giá trị
văn hoá vì đã từ lâu bánh kẹo là những sản phẩm không thể thiếu trong các dịp
lễ tết, cưới hỏi, sinh nhật.
Ngành công nghiệp bánh kẹo hiện nay với công nghệ tiên tiến và các thiết
bị hiện đại đã mang đến cho thị trường rất nhiều sản phẩm bánh kẹo có chất
lượng cao, mẫu mã đẹp. Cùng với sự phát triển đó, ngành công nghiệp bánh kẹo
của nước ta cũng đang trên con đường phát triển và đổi mới mạnh mẽ để đáp
ứng được nhu cầu thị trường và tăng khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội
nhập với khu vực và trên thế giới.
Ngành công nghiệp chế bíến thực phẩm ngày nay ngày càng được quan
tâm của các ngành các cấp, để làm ra những sản phẩm bánh kẹo phục vụ toàn
xã hội.Từ những nguyên liệu lương thực – thực phẩm: bột đường, sữa qua khâu
chế biến của nành thực phẩtm đã cho ra đời hàng lọat sản phẩm bánh kẹo có
các loại có giá trị dinh dưỡng cao để phục vụ và phù hợp với mọi lứa tuổi.
Công nghệ sản xuất bánh kẹo trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ
tiên tiến, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền tự động hóa phong phú đa
dạng cả về chất lượng và số lượng.
Ngành công nghệ sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam có đầy đủ điều kiện để
phát triển, và việc phát triển sản xuất là một bước đi đúng đắn, đưa ngành công
nghệ sản xuất bánh kẹo tiến xa hơn nữa, đạt trình độ tiên tiến, không những đáp
ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới.
Xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước bản đồ án tốtt nghiệp của em
với nội dung là thiết kế nhà máy sản xuất bánh kẹo liên hợp gồm 2 phân xưởng:
Phân xưởng sản xuất bánh quy mặn, năng suất 6 tấn /ca
Phân xưởng sản xuất kẹo cứng chanh, năng suất5 tấn /ca
Em hy vọng bản đồ án có đủ tính khả thi để có thể áp dụng vào thực tế. Dù
đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về kinmh nghiệp nên bản đồ án của


em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những lời nhận xét,
góp ý của các thầy cô giáo để bản đồ án của em được hoàn thiện.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
1
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp

CHƯƠNG I
I. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
Nguyên liệu dùng để sản xuất bánh kẹo gồm nhiều loại, tuỳ thuộc vào
mỗi loại sản phẩm mà ta sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau và phối trộn
các nguyên liệu theo những tỉ lệ nhất định cho phù hợp với yêu cầu của sản
phẩm. Các loại nguyên liệu đó là:
Nguyên liệu chính: Bột mì, đường Sacaroza, mật tinh bột.
Nguyên liệu phụ: Trứng bột, sữa bột, Shorterning, Gelatin, thuốc nở, chất
thơm,…
1. NGUYÊN LIỆU CHÍNH
1.1. Bột mì
Bột mì là nguyên liệu chính để sản xuất bánh, được chế biến từ hạt lúa
mì. Bột mì sử dụng ở nước ta chủ yếu được nhập ngoại( nhập lúa mì hoặc bột
mì).
Bột mì có hai loại là bột mì trắng và bột mì đen, nước ta nhập khẩu chủ yếu
là bột mì trắng.
1.1.1. Thành phần hoá học của bột mì:
Thành phần chủ yếu của bột mì là Gluxit và Protit, hàm lượng các chất
trong bột mì thay đổi phụ thuộc vào giống, chất lượng hạt và hạng bột. Giá trị
dinh dưỡng của các loại bột mì cũng khác nhau, các chất dinh dưỡng trong bột
có hạng cao thì được cơ thể tiêu hoá dễ hơn nhưng bột mì ở hạng thấp lại có
Vitamin và chất khoáng cao hơn.
* Protit của bột mì :

Hàm lượng Protit có trong các hạng bột mì khác nhau thì không giống
nhau. Hàm lượng Protit tăng dần từ bột hạng cao đến bột hạng thấp, nhưng về
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
2
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
mặt dinh dưỡng thì Protit trong bột hạng cao giá trị hơn Protit trong bột hạng
thấp. Protit trong bột mì gồm 4 loại :
- Albumin: hoà tan trong nước.
- Globulin : hoà tan trong dung dịch muối trung tính.
- Protalamin : hoà tan trong dung dịch rượu 60 - 80%.
- Glutenlin : hoà tan trong dung dịch kiềm 0,2%.
Trong 4 loại nói trên thì hàm lượng Albumin và Globulin chiếm khoảng
20%, còn Protalamin và Glutenlin chiếm 80%, tỷ lệ Protalamin và Glutenlin
trong bột mì là tương đương nhau.
Bột mì nhào với nước rồi để yên một thời gian sẽ tạo thành Gluten. Rửa
bột nhào cho tinh bột trôi đi còn lại một khối dẻo gọi là Gluten. Gluten thu
được khi rửa qua bột nhào gọi là Gluten ướt, trong gluten ướt có khoảng 60-
70% nước. Hàm lượng Gluten ướt trong bột mì dao động trong phạm vi rất lớn,
từ 15 đến 35%. Hàm lượng và chất lượng Gluten bột mì phụ thuộc vào giống
lúa mì, điều kiện trồng trọt, chế độ gia công nhiệt, nước, chế độ bảo quản...
Khi bột mì có chất lượng bình thường thì tỷ lệ Gluten ướt phụ thuộc vào hàm
lượng Protit của bột. Với các loại bột mì sản xuất từ hạt bị hỏng, sâu bệnh, nảy
mầm, do sấy ở nhiệt độ quá cao... thì hàm lượng Gluten ướt giảm vì tính hút
nước của Protit đã bị thay đổi.
Đánh giá chất lượng gluten ướt của bột mì người ta dùng chỉ số như mầu
sắc, độ đàn hồi, độ chịu kéo... Gluten của bột mì chất lượng cao thường có độ
đàn hồi tốt, độ chịu kéo vừa phải. Nếu gluten có độ chịu kéo lớn thì bánh làm
ra xốp do giữ được khí tốt. Còn nếu dùng bột mì chất lượng cao và độ chịu kéo
nhỏ thì bột nhào thượng bị chảy không đạt yêu cầu, bánh làm ra ít xốp. Chính

vì chất lượng của Gluten có ảnh hưởng lớn đến quá trình chế biến và chất
lượng sản phẩm như vậy nên trong sản xuất bánh qui thường sử dụng bột có
chất lượng trung bình.
Trong quá trình chế biến có thể vận dụng các yếu tố của nhiệt độ, nồng
độ muối ăn, cường độ nhào... để cải thiện những tính chất vật lý của gluten:
- Giảm nhiệt độ nhào thì gluten trở nên chặt hơn, tăng nhiệt độ nhào thì gluten
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
3
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
nở nhanh nhưng khả năng giữ khí kém và bánh ít nở hơn.
- Muối ăn có tác dụng làm cho gluten chặt lại và tăng khả năng hút nước
lên, cường độ thủy phân protit giảm đi rõ rệt.
- Cường độ nhào làm tăng quá trình tạo hình gluten nhưng làm giảm khả
năng giữ khí của gluten.
- Axit ascorbic, kali bromat, peroxyt và một số chất oxy hóa khác có tác
dụng làm cho gluten chặt hơn còn các chất khử thì có tác dụng ngược lại.
Số lượng gluten không ảnh hưởng lớn đến chất lượng bánh quy, xong
hàm lượng gluten tăng thì độ ẩm của bột nhào tăng, do đó thời gian nướng bị
kéo dài. Vì vậy ta cần hạn chế số lượng gluten trong khoảng 20-30%.
* Gluxit của bột mì:
Gluxit trong bột mỳ gồm có : tinh bột dextrin, xennuloza, hemixenuloza,
gluxit keo, các loại đường.
+ Tinh bột (C
6
H
10
O
5
)

n
:
Là gluxit quan trọng nhất của bột. Trong bột hạng cao có chứa đến78
÷
80% tinh bột. Tinh bột của các loại bột khác nhau thì không giống nhau về hình
dáng, kích thước, khả năng trương nở và hồ hoá. Độ lớn và độ nguyên của hạt
tinh bột có ảnh hưởng đến tính rắn chắc, khả năng hút nước và hàm lượng
đường trong bột nhào. Hạt tinh bột nhỏ và hạt tinh bột vỡ thì bị đường hoá
nhanh hơn. Trong các hạt tinh bột, ngoài tinh bột ra còn có một lượng nhỏ axit
photphoric, axit silicic, axit béo và các chất khác.
+ Dextrin (C
6
H
10
O
5
)
n
:
Là sản phẩm tạo ra đầu tiên trong quá trình thủy phân tinh bột. Đó là
những chất keo tạo thành với nước một dung dịch dính. Khối lượng phân tử và
tính chất của dextrin phụ thuộc vào mức độ thủy phân của tinh bột. Người ta
phân ra thành các nhóm dextrin sau đây:
- Amilodextrin: là hợp chất có cấu tạo giống tinh bột, khi tác dụng với iôt
cho màu tím.
- Eritrodextrin: là hỗn hợp có khối lượng phân tử nhỏ hơn, tác dụng với iôt
cho màu đỏ.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
4

Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
- Acrodextrin và maltodextrin là những dextrin đơn giản nhất, khi tác dụng
với iôt không cho màu đặc trưng.
Trong bột mì sản xuất từ bột mì nảy mầm có chứa từ 3-5% là dextrin.
Dextrin ít liên kết với nước, do đó khi bột nhào có hàm lượng cao các dextrin
thì bánh làm ra kém dai.
+ Xenluloza(C
6
H
10
O
5
)
n
:
Xenluloza cũng có công thức chung giống tinh bột nhưng rất khác về
cấu trúc phân tử và các tính chất lý hoá học. Phân tử xenluloza gồm trên 1500
gốc glucoza. Xenluloza không tan trong nước lạnh và nước nóng. Thủy phân
xenluloza bằng axit khó khăn hơn thủy phân tinh bột nên không thể tiêu hoá
được xenluloza và chính lượng xenluloza làm giảm giá trị dinh dưỡng của bột.
Trong bột hạng cao có khoảng 0,1 - 0,15% xenluloza, còn trong bột hạng thấp
thì chứa 2
÷
3% xenluloza.
+ Hemixenluloza:
Là polysacarit cấu tạo từ các gốc pentoza (C
5
H
8
O

4
)
n
và hecxozan
(C
6
H
10
O)
n
. Hemixenluloza không hoà tan trong nước nhưng hoà tan trong kiềm.
Nó dễ thủy phân hơn xenluloza. Hàm lượng hemixenluloza phụ thuộc vào hạng
bột, thường khoảng 2-8%, cơ thể người không tiêu hoá được hemixenluloza.
+ Gluxit keo:
Là các pentofan hoà tan, chủ yếu chứa trong nội nhũ của hạt. Trong bột
mì hàm lượng gluxit keo vào khoảng 1,2%. Gluxit keo có tính háo nước rất
cao. Khi trương nở trong nước các gluxit keo cho ta những dịch keo và những
dịch keo này có ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất lý học của bột nhào.
+ Đường:
Đường trong bột chiếm một lượng không lớn lắm, trong bột có chứa
khoảng
0,1 - 0,5% maltoza. Trong bột mì sản xuất từ hạt nảy mầm thì hàm lượng
maltoza tăng lên rõ rệt. Đường chủ yếu nằm trong phôi hạt, hàm lượng
sacaroza trong bột mì khoảng 0,2 - 0,6%. Hàm lượng chung các loại đường phụ
thuộc vào các loại bột và chất lượng của hạt.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
5
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
* Lipit:

Các lipit là những chất hữu cơ kị nước, có cấu trúc khác nhau, không
hoà tan trong nước nhưng có khả năng hoà tan trong dung môi hữu cơ. Trong
các lipit của bột mì, ngoài các chất béo trung tính còn phải kể đến các
photphorit, sterin, sắc tố...Trong bột các lipit ở trạng thái tự do và ở trạng thái
kết hợp với protit, gluxit. Những hợp chất này có ảnh hưởng lớn đến tính chất
gluten, chúng làm cho gluten đàn hồi hơn. Hàm lượng chung chất béo trong bột
mì vào khoảng 1 - 2% tuỳ theo hạng bột mì.
* Vitamin:
Trong bột mì có chứa rất nhiều vitamin như B1, B6,...Vitamin chứa
nhiều ở lớp alơrong. Tuỳ theo hạng bột thì hàm lượng vitamin cũng khác nhau,
hạng bột càng cao thì vitamin càng thấp và ngược lại hạng bột càng thấp thì
vitamin càng cao.
* Men trong bột:
Là những chất protit có tính chất xúc tác. Trong bột có chứa rất nhiều
men làm ảnh hưởng chất lượng bột, các loại men quan trọng như:
- Men thủy phân tinh bột và protit như : proteinaza, polipeptidaza, α amilaza,
β amilaza.
- Ngoài ra bột mì còn có các men khác như: lipaza, lipoxydaza...
* Tạp chất trong bột mì:
Trong bột mì có chứa rất nhiều tạp chất như : sạn, sâu mọt...và các tạp
chất tăng trong quá trình bảo quản.
Thành phần của bột mỳ
Hạng bột
Thành phần hoá học ( tính bằng % chất khô )
Pantozan Tinh bột Protit Chất béo
Đườn
g
Xenluloz
a
Tro

Hảo hạng 1,95 79 12 0,8 1,8 0,1 0,5
Hạng 1 2,5 77,5 14 1,5 2,0 0,3 0,7
Hạng 2 3,05 71 14,5 1,9 2,8 0,8 1,2
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
6
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
1.1.2. Đánh giá chất lượng bột mì :
Việc đánh giá chất lượng bột mì là hết sức quan trọng bởi vì đối với từng
hạng bột thì thành phần hoá học, hoá lý rất khác nhau dẫn đến tính chất cũng
khác nhau.
Các hạng bột khác nhau thì khác nhau về độ tro, độ trắng, độ mịn, độ axit
và hàm lượng gluten ướt. Độ tro là chỉ số cơ bản để xác định hạng của bột,
thêm vào đó người ta còn dùng độ trắng và độ mịn. Còn hàm lượng gluten, độ
axit không đặc trưng cho hạng của bột vì chỉ số này luôn luôn biến động.
* Độ tro:
Hạng của bột được xác định bằng hàm lượng cám. Nhưng việc xác định
trực tiếp hàm lượng cám rất khó khăn, do đó hạng của bột được thể hiện gián
tiếp qua độ tro, xác định độ tro tương đối đơn giản hơn. Độ tro của nội nhũ lúa
mì vào khoảng từ 0,4 - 0,45%, độ tro của cám khoảng 7 - 8,3%. Do đó bột mì ở
hạng cao chứa ít tro hơn bột mì ở hạng thấp. Nhiều nước trên thế giới đã lấy độ
tro làm chỉ số cơ bản để xác định hạng của bột mì.
* Độ mịn:
Độ mịn của bột đặc trưng cho mức độ nghiền, bột hạng cao thì mịn hơn.
Độ mịn của bột ảnh hưởng đến quá trình chế biến cũng như chất lượng của sản
phẩm. Quá trình hình thành bột nhào của bột có kích thước lớn sẽ chậm hơn,
bột càng mịn thì càng dễ hình thành bột nhào do tốc độ trương nở của gluten
trong bột mịn cao và bề mặt riêng của bột lớn hơn.
+ Độ trắng:
Các lớp vỏ quả, vỏ hạt thường chứa nhiều sắc tố, nội nhũ chứa ít sắc tố

hơn. Bản thân nội nhũ có chứa sắc tố caratinoit nên bột mì thường có màu trắng
ngà. Độ trắng của bột không phải lúc nào cũng quan hệ chặt chẽ với độ tro, đó
chính là lớp alơrong của hạt có màu nhưng hàm lượng tro lại ít hơn.
+ Số lượng và chất lượng gluten:
Chất lượng của bột mì đặc trưng bằng chất lượng gluten. Gluten của bột
các hạng cao thường có màu sáng hơn và độ hút nước lớn hơn.
+Độ axit:
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
7
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
Để đánh giá chất lượng của hạt thì độ axit là một yếu tố. Độ axit của bột mì
khoảng pH = 5,8 - 6,3. Độ axit không đặc trưng cho hạng bột. Hạt và bột luôn
luôn có tính axit do có các muối photphat axit, các axit béo tự do và các axit
hữu cơ khác (lactic, axetic...). Các axit đó được tạo thành do quá trình thuỷ
phân bằng men trong thời gian bảo quản bột hoặc hạt.
1.1.3 Bảo quản:
Bột mì phải nhập trước khi chế biến nên phải bảo quản tương đối lâu dài.
Bột đóng trong các bao và được bảo quản trong kho.
• Yêu cầu của kho: thoáng mát, độ ẩm thích hợp (thường 88%),
nhiệt độ ( t = 25 - 30 °C), các bao sắp xếp một cách khoa học.
• Một số hiện tượng xảy ra trong qua trình bảo quản:
- Bột bị vón cục: do gluten, tinh bột hút nước và trương nở.
- Mùi ôi khét: do quá trình oxy hoá chất béo.
- Bột bị mốc: Do bột hút ẩm và bảo quản không kín tạo điều kiện cho vi
sinh vật xâm nhập và phát triển.
- Mọt sâu xuất hiện nhiều.
. Tiêu chuẩn của bột mì sản xuất bánh quy
Độ ẩm < 15%
Độ axit pH = 5,8 - 6,3

Hàm lượng tro
- Bột hảo hạng < 0,55%
- Bột hạng 1 < 0,75%
- Bột hạng 2 < 1,25%
- Bột hạng 3 < 1,9%
Độ giãn dài gluten 0,3 cm/phút
Hàm lượng tro không tan trong HCl : 0.22%
Tạp chất sắt
≤ 2 - 3 mg/kg
1.2. Đường Sacaroza
Đường sacaroza là một disacarit, công thức phân tử là C
12
H
22
O
11
và được cấu
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
8
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
tạo từ 2 monosacarit: α-D glucoza và β-D Fructoza liên kết với nhau bằng liên
kết
α
-1,4-Glucozit . Chúng được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc một số
nguyên liệu khác như: ngô đường, cao lương đường...
Công thức cấu tạo :
CH
2
OH OH CH

2
OH O
H
H
OH O CH
2
OH
H OH OH H
1.2.1 Tính chất của đường :
* Tính chất vật lý:
- Đường sacaroza là tinh thể không màu, nhiệt độ nóng chảy 165 - 180°C.
- Tính hoà tan:
Sacaroza có tính hoà tan tốt, có thể hoà tan ở nhiệt độ thấp. Sacaroza dễ
hòa tan trong nước, hợp chất của rượu, trong các dung môi có cực như NH
3
lỏng, không hòa tan trong xăng, CCl
4
, Benzen, cồn Tecpen. Độ hoà tan của
sacaroza tăng khi nhiệt độ tăng. Cứ 1kg nước ở 20°C hoà tan hết 2,09kg đường.
Khi nâng nhiệt độ từ 20°C lên 100°C thì độ hoà tan tăng 2,4 lần. Chính vì vậy
trong quá trình hòa tan đường ta phải cấp thêm nhiệt độ vì hoà tan đường nước
hấp thụ một lượng nhiệt chừng 0,8 Kcal/g.ml đường. ở nhiệt độ khác nhau thì
độ hòa tan của sacaroza cũng khác nhau.
. Độ hoà tan của đường sacaroza theo nhiệt độ.
Nhiệt độ (°C)
Độ hòa tan
(g sac/100g H
2
O)
Nhiệt độ (°C)

Độ hòa tan
(g sac/100g H
2
O)
10 190,4 60 287,3
20 203,9 70 320,5
30 219,5 80 362,2
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
H OH
H
OH H
9
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
40 238,1 90 415,7
50 260,1 100 487,2
Khi có mặt muối KCl, NaCl độ hòa tan sacaroza tăng nhưng nếu có
CaCl
2
thì độ hòa tan giảm.
Khi nồng độ tăng thì độ hoà tan giảm và khi độ tinh khiết giảm thì độ
hoà tan cũng giảm. Khi có mặt của các đường khác như glucoza, maltoza,
fructoza ... thì độ hoà tan của sacaroza giảm nhưng độ hoà tan của đường chung
lại tăng lên. Nếu ta cho đường sacaroza trong dịch nước của glucoza thì
sacaroza hoà tan kém hơn trong nước tinh khiết nhưng hàm lượng chất khô
trong đó lớn hơn trong dung dịch đường sacaroza tinh khiết. Vậy trong hỗn hợp
với dạng đường khác thì sacaroza cho ta dung dịch với hàm lượng đường chung
cao hơn, đây là tính chất rất quan trọng trong công nghệ sản xuất bánh kẹo. Sự
tăng hàm lượng chất khô trong dung dịch mật đường bão hoà cũng như trong
dịch đường chuyển hoá làm cho siro kẹo và khối kẹo không bị kết tinh.

- Nhiệt độ sôi:
Dung dịch sacaroza có nồng độ càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao và
ngược lại. Vì vậy có thể dựa vào nhiệt độ sôi để xác định nồng độ dung dịch
của các loại đường. Khi sản xuất kẹo người ta đo nhiệt độ sôi để khống chế
nồng độ dung dịch.
Cũng như mọi hợp chất khác, dung dịch đường sacaroza có nhiệt độ sôi
càng thấp nếu sôi dưới áp suất càng thấp. Tính chất này được áp dụng khi nấu
kẹo ở chân không để tránh phân hủy đường do nhiệt độ cao.
- Tính háo nước:
Sacaroza không háo nước, nó chỉ bắt đầu hút ẩm khi độ ẩm tương đối
không khí đạt 90%. Nhưng khi ta nấu đường sacaroza với các dạng đường khử
khác thì sản phẩm tạo ra rất dễ hút ẩm và các dạng đường khử có khả năng hút
ẩm rất lớn. Tuy nhiên sự tác động tính háo nước của từng loại đường cũng khác
nhau. Glucoza có mặt trong hỗn hợp làm cho tính háo nước của sacaroza tăng
hơn so với sacaroza tinh khiết nhưng lại kém hơn sự có mặt của fructoza và
đường chuyển hoá.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
10
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
- Tính kết tinh:
Đường sacaroza dễ tạo ra dung dịch quá bão hoà, dung dịch quá bão hoà
tạo thành không bền vững vì khi thay đổi một số điều kiện như khuâý trộn cơ
học, hạ nhiệt độ đột ngột...lượng đường bão hoà rất dễ kết tinh trở lại. Vì vậy,
trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, người ta luôn luôn dùng chất chống hồi
đường để làm cho viên kẹo có tính chất phi tinh.
- Độ nhớt:
Dung dịch đường sacaroza có độ nhớt cao và độ nhớt của dung dịch tăng khi
nồng độ tăng và nhiệt độ giảm. Dung dịch sacaroza có nồng độ càng cao thì độ
nhớt của dung dịch càng tăng gây khó khăn cho việc khuấy, đảo, lắng. lọc, kết

tủa tạp chất khi sử dụng dung dịch đường với các mục đích khác nhau như :
nấu kẹo, lọc xirô... Khi nhiệt độ cao, độ nhớt giảm nên việc khuấy trộn, lắng,
lọc, kết tủa thuận lợi nếu tiến hành ở nhiệt độ thích hợp.
* Tính chất hoá học :
- Khả năng chuyển hoá:
Dưới sự có mặt của ion H
+
, dung dịch sacaroza sẽ phân giải tạo thành
đường chuyển hoá.
C
12
H
22
O
11
+ H
2
O
 →
+
H
C
6
H
12
O
6
+ C
6
H

12
O
6

[+ 66,5] [+ 52,2] [-93,0]
Glucoza Fructoza
Hỗn hợp tạo thành gọi là đường chuyển hóa vì nó có góc quay cực trái
còn sacaroza có góc quay cực phải. Tốc độ chuyển hoá phụ thuộc vào nồng độ
dung dịch đường, nhiệt độ, nồng độ axit và thời gian chuyển hóa. Lượng đường
chuyển hoá có ảnh hưởng tới sự kết tinh của sacaroza. Khi nấu kẹo ở nhiệt độ
cao và có mật tinh bột thì một phần sacaroza bị chuyển hóa (vì mật tinh bột có
độ axit nhất định).
Nếu độ axit tăng và nhiệt độ tăng thì phản ứng chuyển hoá tăng. Nếu
trong dung dịch axit có tính oxi hoá như HNO
3
thì phản ứng xảy ra tiếp. Nếu
pH thấp thì có thể glucoza, fructoza bị phân huỷ.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
11
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
- Tác dụng với kiềm:
Dung dịch đường sacaroza tinh khiết đậm đặc ở nhiệt độ cao cũng không
thay đổi thành phần hóa học nhiều lắm. Tuy nhiên trong môt trường kiềm ở
nhiệt độ cao, đường phân hủy tạo ra chất màu và axit. Tốc độ phân hủy tăng
theo độ pH, thời gian, nhiệt độ, chất lượng đường.
Khi tác dụng với Ca cho sản phẩm sau: C
12
H
22

O
11
CaO, C
12
H
22
O
11
.2CaO,
C
12
H
22
O
11
.3CaO
Dưới tác dụng của độ kiềm cao và nhiệt độ thì sacaroza bị phân hủy tạo
ra nhiều chất và có màu.
Sacaroza → Monosacarit → Aldehit đường → hydrometyl fucforol → axit
levilic + axit foocmic + chất màu
- Phản ứng caramen hóa :
Dưới tác dụng của nhiệt độ đường sacaroza bị mất nước và trùng hợp tạo
ra nhiều sản phẩm khác nhau và chất màu.
Khi nâng nhiệt độ đến 135°C thì sacaroza bắt đầu biến đổi tạo ra các
aldehyt (glucozan, frutozan) không màu
C
12
H
22
O

11

 →
°C135
C
6
H
10
O
5
+ C
6
H
10
O
5
+ H
2
O
Glucozan Frutozan
Nếu nhiệt độ cao hơn nữa 185 - 190°C (chủ yếu xảy ra trong sản xuất bánh còn
trong sản xuất kẹo chỉ xảy ra khi xirô tiếp xúc trực tiếp với nhiệt)
C
6
H
10
O
5
+ C
6

H
10
O
5
C
12
H
22
O
11
Glucozan Frutozan izo sacarozan
Khi ở nhiệt độ cao hơn sẽ mất đi 10% nước tạo thành caramelan (C
12
H
18
O
9
hoặc
C
24
H
36
O
18
) có màu vàng.
2 C
12
H
20
O

10
- 2 H2O C
12
H
18
O
9
hoặc C
24
H
36
O
18
Khi mất 14% nước tạo thành caramelen
C
12
H
20
O
10
+ C
24
H
36
O
18
C
36
H
48

O
24
+ 4 H
2
O
Và khi mất 25% nước sẽ tạo thành caramelin có màu nâu đen.
Đây là phản ứng quan trọng trong sản xuất bánh nhưng lại không có lợi trong
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
12
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
sản xuất kẹo.
- Tác dụng của Enzim chuyển hoá : dưới tác dụng của vi sinh vật thì đường
sacaroza bị chuyển hóa thành glucoza, fructoza và nhiều chất khác. Sản phẩm
triệt để là CO
2
và nước.
Ví dụ :
Sacaroza
 →
Invertaza
Glucoza + Fructoza
Sacaroza
 →
tocleuE cos.
Levar , dextran
tiếp tục nhờ Enzim chuyển hóa thì tạo thành aldehyt, rượu...
1.2.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường tinh luyện (TCVN 1695-87)
Độ ẩm : 0,05%
đường khử ≤ 0,03%

Độ tinh khiết : 99,8%
Tỷ lệ tro ≤ 0,03%
Màu sắc 100 - 150 IC
1.2.3. Bảo quản :
* Các hiện tượng xảy ra khi bảo quản :
- Đường bị ẩm, chảy : Do bảo quản không kín, không khí lọt vào ngưng tụ
trên bề mặt tinh thể đường làm cho đường bị chảy và gây ra các biến đổi khác
tạo sản phẩm lạ ảnh hưởng đến mùi vị, giảm giá trị dinh dưỡng và thực phẩm
của đường.
- Đường đóng bánh : Nguyên nhân là đường đã bị ẩm ướt lại tiếp xúc với
không khí có độ ẩm tương đối nhỏ. Hậu quả làm biến đổi phần nào chất lượng
vì đường đã qua tình trạng ẩm ướt nên gây khó khăn cho sản xuất.
- Đường biến chất do vi sinh vật : Khi đường hút ẩm sẽ tạo điều kiện cho các
vi sinh vật xâm nhập và phát triển làm thay đổi thành phần của đường, ví dụ
như: Nấm mốc Aspegillus biến đường thành axit Axetic, Penicillium glaucum
biến đường thành axit Butiric, axit lactic.
* Bảo quản :
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
13
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
- Đường đóng gói bao kín đảm bảo chống ẩm, chống nhiễm bụi, nhiễm vi
sinh vật, thuận tiện cho vận chuyển và tiêu dùng.Thường sử dụng bao có trọng
lượng 50 ± 0,2kg
- Bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ, không xếp cùng các loại hàng hóa có
độ ẩm cao, mùi mạnh. Tốt nhất giữ độ ẩm không khí

70%, nhiệt độ 25 - 30°C.
1.3. Mật tinh bột
Mật tinh bột là sản phẩm trung gian của quá trình thuỷ phân tinh bột

bằng axit hoặc men. Khi thuỷ phân tinh bột ta thu được các hydrat cacbon có
trọng lượng phân tử khác nhau nhưng thành phần chính của mật tinh bột là
dextrin, mantoza và glucoza.Tuỳ theo mức độ phân huỷ tinh bột mà hàm lượng
của các thành phần này có khác nhau. Mức độ thuỷ phân càng cao thì lượng
glucoza càng nhiều và càng ít dextrin. Dextrin trong thành phần của mật tinh
bột không phải là chất đồng nhất mà phân tử có cấu tạo từ những số lượng khác
nhau các gốc glucoza.
1.3.1. Thành phần của mật tinh bột:
Chất lượng và độ bền của sản phẩm bánh kẹo khi bảo quản phụ thuộc
vào tỉ lệ glucoza, mantoza và dextrin trong mật tinh bột ( tỉ lệ phù hợp: glucoza:
mantoza:dextrin=1:1:3). Nếu ta dùng mật tinh bột có hàm lượng glucoza cao thì
sản phẩm làm ra dễ hút ẩm của môi trường xung quanh, làm bánh kẹo dính
răng, dai và ngược lại nếu ta dùng mật độ tinh bột có hàm lượng glucoza thấp
thì sản phẩm làm ra sẽ chóng khô (kẹo dẻo, xốp) khi bảo quản.
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng người ta sản xuất ra mật tinh bột có hàm lượng các
loại đường khác nhau và chia ra làm ba loại.
- Mật tinh bột đường hoá thấp: glucoza 10%, mantoza 10 –11%, dextrin 78 –
80%.
- Mật tinh bột đường hoá trung bình: glucoza 19 -20%, mantoza 21 –22%,
dextrin 55 – 58%.
- Mật tinh bột đường hoá cao: glucoza 40 - 41%, mantoza 41 –42%,
dextrin 10 – 15%.
1.3.2. Ảnh hưởng của mật tinh bột đến quá trình sản xuất bánh kẹo:
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
14
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
+ Glucoza :
Làm tăng độ hoà tan của đường saccaroza đến khi không thể kết tinh
được do đó nó có tác dụng chống hồi đường trong sản xuất kẹo. Glucoza hút

ẩm mạnh, nếu hàm lượng glucoza trong kẹo quá lớn sẽ là cho kẹo hút ẩm và
chảy trong quá trình bảo quản.
+ Mantoza :
Trong sản xuất kẹo, mantoza có vai trò rất quan trọng vì ngoài khả năng
chống hồi đường nó còn làm cho kẹo giòn hơn và tính hút ẩm của mantoza
cũng không cao như glucoza do đó kẹo sẽ không bị chảy. Tuy nhiên, mantoza
không ổn định đối với nhiệt, khi gia nhiệt đến nhiệt độ 90
÷
100
0
C sẽ tạo ra các
sản phẩm phân giải và tăng tính hút nước. Khi nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ nóng
chảy 102
÷
103
0
C tính hút ẩm của mantoza càng mãnh liệt, nếu tiếp tục gia
nhiệt thì mầu sẫm dần.
+ Dextrin :
Số lượng và tính chất của dextrin trực tiếp ảnh hưởng tới độ nhớt, độ
ngọt, độ trong của mật tinh bột. Khi mật tinh bột nhiều dextrin sẽ làm cho kẹo
khó bị chảy, khó hồi đường, làm giảm vị ngọt, làm giảm độ trong và tăng độ
nhớt. Do đó, dextrin trong mật tinh bột dùng để nấu kẹo chỉ cần có độ nhớt vừa
phải, tính linh động tương đối cao và tính tan khá tốt. Trong sản xuất kẹo, nếu
dùng mật tinh bột có hàm lượng dextrin cao sẽ làm cho kẹo bị dính răng
Một chỉ số quan trọng của mật tinh bột là độ axit, khả năng chuyển hoá
đường sacaroza trong quá trình sản xuất kẹo phụ thuộc vào độ axit của mật, nếu
độ axit của mật quá cao thì khi nấu kẹo sẽ làm phân giải đường sacaroza tạo ra
nhiều đường khử dẫn tới kẹo sau này dễ hút ẩm.
Do những ảnh hưởng của các yếu tố trên nên trong sản xuất kẹo người ta

thường dùng mật tinh bột đường hoà trung bình vì nó có hàm lượng glucoza,
mantoza, dextrin thích hợp.
1.3.3. Tiêu chuẩn chất lượng của mật tinh bột.
+ Chỉ tiêu cảm quan:
Mật tinh bột ở dạng quánh màu vàng nhạt hoặc không màu, có vị ngọt
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
15
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
mát, không có vị mặn hoặc tanh.
+ Chỉ tiêu hoá lý.
Hàm lượng chất khô là: βx = 80 –82%
Hàm lượng đương khử Rs=35 – 37%
pH= 4,6 – 4,8
Hàm lượng muối ≤ 0,3%.
Không có nấm men, nấm mốc, không có tạp chất.
1.4. Mạch nha
Mạch nha là sản phẩm của quá trình thuỷ phân tinh bột bằng
β
- Amilaza
có trong thành phần của thóc mầm hoặc vi sinh vật.
1.4.1. Thành phần của mạch nha:
Vì là sản phẩm của quá trình thuỷ phân tinh bột nên trong mạch nha còn
rất nhiều chất. Tuy nhiên thành phần chính của mạch nha là Maltoza (chiếm
80% - 85%), còn lại là glucoza và dextrin.
1.4.2. Vai trò của mạch nha :
Trong sản xuất kẹo, nha được sử dụng thay thế mật tinh bột. Kẹo được
sản xuất từ nha có chất lượng tốt, đảm bảo độ ngọt dòn, không bị hồi đường bởi
thành phần chủ yếu của nha là maltoza. Dextrin có ít trong nha nên kẹo cứng
được làm từ nha sẽ dòn hơn và ăn không bị dính răng. Ngoài ra trong khi chế

biến kẹo không bị dai dính, chảy nước nên thực hiện các quá trình dễ dàng hơn,
sản phẩm bảo quản được lâu hơn.
Tuy mạch nha có nhiều ưu điểm như vậy nhưng hiện nay giá thành còn
tương đối cao và thành phần của mạch nha hiện nay thường không ổn định nên
các công ty bánh kẹo vẫn sử dụng nhiều mật tinh bột
1.4.3. Tiêu chuẩn chất lượng:
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật :
Nồng độ chất khô : 80 %
Hàm lượng maltoza ( tính theo chất khô ) : 80 %
Không có các tạp chất không tan.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
16
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
+ Tiêu chuẩn cảm quan : Mầu vàng nhạt , trong suốt. vị ngọt mát.
1.5. Đường chuyển hoá
Có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ mật tinh bột bằng đường chuyển
hoá trong sản xuất kẹo vì trong thành phần của đường chuyển hoá có glucoza là
chất làm tăng độ hoà tan, chống lại sự kết tinh của đường sacaroza.
Thủy phân đường sacaroza bằng axit ta được đường chuyển hoá:
C
12
H
22
O
11
+ H
2
O
 →

+
H
C
6
H
12
O
6
+ C
6
H
12
O
6
pH = 2,5 - 4,7
Nếu quá trình thủy phân kéo dài ở nhiệt độ cao thì sản phẩm bị phân hủy
tạo thành hỗn hợp có màu đậm, vị đắng. Do vậy phải trung hoà trước khi đưa
vào nấu kẹo, nhiệt độ tối ưu để chuyển hoá đường sacaroza là 80C. Sau khi
hoà tan dung dịch đường ở nhiệt độ sôi, người ta làm nguội đến 80 C, cho dần
axit vào và giữ ở 80C trong khoảng 30 phút sau đó trung hoà.
Dùng đường chuyển hoá trong sản xuất kẹo có ưu nhược điểm sau :
* Ưu điểm:
- Giải quyết khó khăn khi thiếu mạch nha và mật tinh bột.
- Kẹo nấu bằng đường chuyển hoá có độ trong nhất định và ít tạo bọt.
* Nhược điểm:
- Kẹo dễ bị chảy nước do fructoza trong đường chuyển hoá hút ẩm mạnh.
- Giá thành cao
2. NGUYÊN LIỆU PHỤ
2.1. Trứng
Trứng có giá trị dinh dưỡng rất cao và có tác dụng làm cho bánh có mùi

thơm ngon, bánh xốp, giòn, có màu đẹp.
2.1.1. Trứng gà tươi gồm có: Lòng đỏ 30%
Lòng trắng 58,5%
Vỏ 11,5%
- Lòng đỏ: Trong lòng đỏ có chứa nhiều vitamin A1,B1,B2.... Trong thành
phần của nó còn có 10% lexitin là chất tạo nhũ tương rất tốt.
- Lòng trắng: Có khả năng tạo bọt, khi đánh lòng trắng của nó tăng lên 7
lần so với thể tích cũ. Nếu thêm nước thì khả năng tạo bọt tăng. Tốt nhất là
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
17
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
đánh lòng trắng trứng với nước theo tỉ lệ 1: 4. Chất béo và đường làm giảm khả
năng tạo bọt của lòng trắng trứng. Nếu tỉ lệ lòng trắng trứng và đường là 1:2,5
thì thể tích sau khi đánh chỉ tăng 4 – 5 lần so với thể tích ban đầu. Nhiệt độ
đông tụ của lòng trắng trứng là 63 – 75
0
C.
2.1.2. Bột trứng khô:
Là sản phẩm thu được do sấy trứng bằng thiết bị sấy phun hoặc sấy tấm
mỏng. Ở máy sấy phun ra ta được bột trứng khô, còn ở máy sấy tấm mỏng ta
thu được tấm bột trứng thô. Loại bột trứng dễ tan trong nước hơn loại tấm.
+ Thành phần hoá học của trứng khô:
Nước:8,5% Protit: 52% Chất béo: 36% Tro: 3,5%
Trước khi sử dụng cần trộn với nước để thu được dạng nhũ tương có độ
ẩm từ 25-30%, nhiệt độ của nước không quá 50
0
C để lòng trắng khỏi đông tụ.
Nhũ tương thu được cần loại bỏ các tạp chất. Lòng trắng trứng cần ngâm trong
nước từ 30

÷
35
0
C trong vòng 8 giờ. Lượng nước dùng ngâm là 25
÷
30% so
với lượng bột trứng.
+ Chế độ bảo quản trứng:
Tuỳ theo từng loại trứng và sản phẩm của trứng mà bảo quản ở các điều
kiện khác nhau.
. Các điều kiện bảo quản trứng bột.
Tên sản phẩm
Độ ẩm của
không khí
Nhiệt độ bảo
quản(
0
C)
Thời gian bảo quản
(tháng)
Trứng bột trong bì
30 – 35% 5 – 6 3
Trứng bột trong hòm gỗ
60 – 65% 5 – 8 6 – 7
Trứng bột trong thùng
sắt tây
60 – 65% 5 - 8 12
2.2. Sữa
Sữa được đưa vào sản xuất kẹo vì thành phần của sữa cải thiện mùi thơm
của bánh kẹo, làm cho kẹo mềm mại, mịn xốp, nâng cao giá trị dinh dưỡng của

bánh kẹo. Phần lớn sữa sử dụng trong sản xuất bánh kẹo được nhập từ nước ngoài.
Vì hàm lượng nước trong sữa tươi cao (87% trở lên) chứa nhiều chất
dinh dưỡng nên dễ bị biến chất, hư hỏng dưới tác dụng của vi sinh vật, không
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
18
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
những thế còn gây khó khăn cho việc sản xuất kẹo nên sử dụng sữa tươi là rất
ít. Để tiện sử dụng và bảo quản, sữa tươi được chế biến thành nhiều loại sữa
khác nhau: sữa đặc, sữa bột, sữa tách bơ...
2.2.1. Sữa tươi nguyên chất bao gồm :
Thành phần của sữa tươi nguyên chất gồm :
Protit : 3,3%
(trong đó cazein : 2,7% ; albumin : 0,4% ; globulin : 0,2%)
Chất béo : 3,7%
Nước : 87,0%
Đường (Lactoza) : 4,7%
Chất khoáng : 0,7%
Độ axit : 1,7%
Thành phần hoá học này thay đổi theo từng vùng, mùa nhưng không lớn lắm.
+ Cazein : Không hoà tan trong nước. Trong sữa, Cazein ở dạng hợp chất cùng
Canxi tạo ra dung dịch keo sánh. Khi đun nóng sữa, chất này không đông đặc
nhưng nó kết tủa khi sữa đông tụ. Người ta lợi dụng tính chất này để làm Fomat.
+ Albumin : Hoà tan trong nước khi đun nóng 60 - 70°C, nó tách khỏi dung
dịch ở dạng đông đặc và tạo ra váng sữa.
+ Protit : Có giá trị về dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, khi có sự tham gia của Protit
thực vật thì sự tiêu hoá của nó hầu như hoàn toàn (94 - 97%).
+ Các vitamin : B
1
, B

2
, B
6
, B
12
, C hoà tan trong nước còn vitamin A, E, D hoà
tan trong chất béo.
Trong quá trình chế biến, vitamin A, E, B
1
bị phá hủy muối vô cơ, muối
hữu cơ, muối kim loại Na, K, Ca, Mg… Muối vô cơ chủ yếu là muối của axit
photphoric, muối hữu cơ là muối của axit citric, muối đó tạo ra môi trường cần
thiết để hoà tan protit.
+ Độ chua của sữa : Do axit citric và axit photphoric gây nên. Độ chua
của sữa từ 16
÷
18° chua vì khi đó sữa không bị đông tụ khi đun nóng. Độ chua
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
19
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
tăng từ 26
÷
28° thì bị đông tụ (độ chua tăng do vi sinh vật có trong sữa lên
men lactic).
Trong sản xuất kẹo thường sử dựng sữa bột hoặc sữa đặc có đường, tuy
nhiên sữa bột dùng nhiều hơn do tính tiện dụng của nó.
Năng lượng có trong 100g sữa bột là : 505 Kcal
Năng lượng có trong 100g sữa đặc là : 324,2 Kcal
2.2.2. Sữa bột

Sữa bột là do sấy sữa tươi trong máy sấy phun hoặc sấy thùng quay. Khi hoà
tan sữa bột có tính chất như sữa tươi ban đầu (tỷ lệ nước/ sữa bột : 7/1).
Sữa bột hút ẩm rất mạnh, khi hút ẩm sữa bị vón cục, bị oxi hoá làm màu
sắc sẫm. Thành phần và chất lượng bị biến đổi là do nhiệt độ không khí bảo
quản hay bao gói không kín. Do đó phải bảo quản nơi khô ráo, râm mát, nhiệt
độ ≤ 15°C, độ ẩm không khí 70
÷
75%. Nếu nhiệt độ = 1
÷
2°C thì thời gian
bảo quản là từ 10
÷
12 tháng.
Tiêu chuẩn sữa bột dùng trong sản xuất bánh kẹo
Máy sấy phun Máy sấy thùng quay
Nước
≤ 5% ≤ 5,5 %
Chất béo 25 - 30 % 29 - 30 %
Kim loại nặng
Chì
≤ 2 ppm ≤ 2 ppm
Đồng
≤ 8 ppm ≤ 8 ppm
Thiếc
≤ 100 ppm ≤ 100 ppm
Độ tan > 95% < 80%
Tạp chất
≤ 16 ppm ≤ 18 ppm
Mùi vị Không có mùi mốc, ôi, tạp vị
Chỉ số axit

22°
2.2.3. Sữa đặc
Sữa đặc thu được do cô đặc sữa tươi trong thiết bị chân không, có hoặc
không cho thêm đường. Thuỷ phần của sữa là 26%. Loại có đường dễ bảo quản
hơn loại không có đường.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
20
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
Trong sữa, sacaroza chiếm lượng lớn nên lượng đường cho vào phải có
tỷ lệ nhất định. Lượng đường nhiều sữa sẽ kết tinh trở lại trạng thái quá bão
hoà, nếu ít thì sữa chóng hỏng. Do sacaroza trong sữa làm tăng độ nhớt nên làm
sữa có áp suất thẩm thấu cao, tuy nhiên dễ làm cho sản phẩm có màu do đường
sacaroza phân hủy.
Nhiệt độ thích hợp bảo quản là 5 - 10°C, thời gian 8 - 12 tháng. Sữa có
hàm lượng nước nhiều nên khi đưa vào sản xuất cần chú ý vì dễ làm tăng hàm
lượng nước.
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật của sữa đặc.
Độ ẩm 26%
Đường sacaroza 40 – 44%
Chất béo ≥ 8,5%
Chất khô của sữa ≥ 22%
Độ axit 48
0
T
Kim loại nặng + Chì ≤ 2 ppm
+ Đồng ≤ 5 ppm
+ Thiếc ≤ 100 ppm
Tạp chất Không có
Mùi vị : Không có mùi là, không có nấm mốc, không vón

cục
2.3.1. Tinh dầu chanh
- Tinh dầu dùng trong công nghiệp bánh kẹo giúp cho sản phẩm có mùi
thơm dễ chịu, hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
- Bảo quản : Chất thơm để lâu dễ bị oxi hóa và biến đổi, tốc độ biến đổi
phụ thuộc vào nước, không khí, ánh sáng, kiềm, axit nên tinh dầu cần được
bảo quản trong các lọ sẫm màu, tối, tránh ánh sáng trực tiếp, không nên để gần
lửa vì dễ gây cháy. Khi cho vào chai cần đổ đầy chai để tránh tiếp xúc với
không khí gây oxi hoá. Trước khi dùng phải kiểm tra lại vì tinh dầu dễ bị oxi
hoá.
- Trong tinh dầu chanh : este gây mùi thơm chủ yếu là este focmiat
izoamyl có nhiệt độ sôi là 123,5
0
C.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
CH
3
21
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
Công thức hoá học : HC – O – CH – CH
2
a/Sản xuất tinh dầu chanh bằng phương pháp chưng cất
Lá, hoa nên hái vào ngày khô ráo đem chưng cất ngay, còn vỏ có thể
chưng khô hay tươi, trong trường hợp nào cũng nên gọt vỏ mỏng, không dính
nhiều cùi vì túi tinh dầu chỉ nắm ở lớp giữa vỏ quả mà không có ở lớp cùi
trắng. Nếu gọt dầy sẽ giảm năng suất của thiết bị. Vỏ tươi hay khô đều phải
thái nhỏ, nghiền hay ngâm. Nếu nghiền, muốn không hao phí tinh dầu, hệ
thống nghiền và vận chuyển vào nồi nấu phải kín. Còn ngâm chỉ ngâm vừa đủ,
tránh ngâm lâu quá phần ngoài của túi tinh dầu bị phá huỷ và tinh dầu sẽ chảy

vào nước ngâm. Kinh nghịêm cho thấy nếu thái nhỏ sẽ cất được nhiều tinh dầu
hơn, thời gian cất ngắn hơn. Khi cho hoa vào nồi không cần lèn chặt để cho hơi
thoát ra đều và nồi chứa được nhiều nguyên liệu.
Với kiểu nấu bắng nước cần đổ nước ngập nguyên liệu rồi mới bắt đầu
đốt lò để chưng cất, nếu nấu bắng hơi ở lò có vỉ lớp nước đổ cách vỉ khoảng
15-20 cm .
Để bảo đảm lượng tinh dầu nhiều, thời gian nấu ngắn, kinh nghiệm cho
thấy vận tốc nước ngưng bằng 5% thể tích thiết bị là được. Khi nấu gần hết giờ
quy định, ví dụ vỏ chanh 35- 40 giờ. Do đó ta phải theo dõi lượng tinh dầu thu
được bằng cách dùng 1 ống nghiệm nhỏ hứng dầu và nước chảy ra xem lớp dầu
thu được nhiều hay ít mà quyết định ngừng chưng cất.
b/ Sản xuất tinh dầu chanh bằng phương pháp trích ly
Dung môi thông dụng nhất mà không độc là cồn. Để lấy tinh dầu từ vỏ
quả ta tiến hành như sau:
Gọt lấy vỏ. Ta nên gọt càng mỏng càng tốt.Vỏ gọt xong cần phải thái nhỏ chiều
dài khoảng 1 cm và đem ngâm vào cồn 90
o
với tỷ lệ vỏ và cồn bằng 1: 2, nếu
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
O
CH
3
22
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
dùng cồn 80
o
tỷ lệ phải là 1: 3. Ngâm trong thời gian khoảng 40 giờ. Sau đó vớt
vỏ ra và thay vào đó bằng lớp vỏ mới. Mỗi lượt ngâm bằng cồn như vậy thay
từ 3- 4 lần lớp vỏ mới. Dung dịch ngâm được lọc sạch. Bã còn lại cho vào nồi

chưng cất với hơi nước để lấy nốt phần tinh dầu còn lại trong vỏ quả và cồn.
Dung dịch nước cồn thu được sau khi chưng pha thêm cồn cao độ và để ngâm
vỏ mới. Dung dịch nước ngâm thu được sau khi đã gạn sạch bã cho thêm một
lượng nước cồn theo tỷ lệ 3:2 rồi đem chưng loại bỏ phần đâu có chứa nhiều
tecpen vì nó gây vị đắng cho tinh dầu. Lượng tecpen còn lại được tách nốt bằng
cách cho thêm muối ăn vào với tỷ lệ 1lit rượu 40 độ thêm 1 gam muối ăn. Sau
khi khuấy đều tecpen nổi lên trên và vớt bỏ riêng ra. Dung dịch đem chưng loại
bỏ phần đầu chứa nhiều tecpen sau đó lại cất tiếp sẽ thu được khoảng 80%
dung dịch cồn thơm so với lượng cồn cho vào cất. Lấy rượu này đem pha rượu
mùi với nồng độ tuỳ theo ý muốn.
Người ta cũng có thể lấy tinh dầu khỏi vỏ quả theo phương pháp sau:
Ngâm vỏ chanh đã thái nhỏ như trên vào cồn 90 cồn sẽ hoà tan tinh dầu của vỏ.
Loại cồn này hoà tan tinh dầu có thể sử dụng ngay trong việc sản xuất nước
ngọt hoặc chế biến rượu.
Để sản xuất có quy mô người ta tiến hành như sau: Vỏ tươi gọt mỏng,
thái nhỏ ngâm với cồn 80
o
trong thùng nhựa hay nhôm sau 48 giờ lấy cồn ra và
thay vào đó bằng cồn cao độ ( 90-94
o
) trong khoảng 24 giờ. Lượng cồn và vỏ
sử dụng theo tỷ lệ 1: 1 đủ để ngập hết lượng vỏ trong thùng. Cồn ngâm xong
đem cất lấy từng đoạn. Đoạn đầu thường đục để riêng ra sau cất lại. Đoạn giữa
trong suốt có mùi chanh và đó là tinh dầu chanh. Phân đoạn có độ cồn từ
60
o
trở lên trộn chung với nhau dùng để pha nước ngọt. Phân đoạn có độ cồn từ
15-60
o
đem cất lại cùng với đoạn đầu. Vỏ cũ sau khi ngâm cho vào nước vào

và đem cất để lấy phần cồn trong đó. Những lần cất lại đều phải hứng riêng ra
từng loại cồn 80
o
và 90
o
dùng để ngâm lại. Loại thấp độ dùng để pha với cồn
90
o
xuống còn 80
o
để lại ngâm đợt hai.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
23
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
c/ Tổ hợp hương chanh
1- Axit xucxinic 15g.
2-Axit tactric 100g.
3- Aldehyt C
8
20ml.
4- Metyl antranilat 0,25ml.
5- Etyl axetat 100ml.
6- Glyxerin tinh khiết 50ml.
7- Clorofooc 10ml.
8- Tinh dầu chanh 100ml.
2.3.2 Axit chanh
- Dùng axit thực phẩm trong sản xuất bánh kẹo để có vị ngon của hoa
quả đặc trưng và có khả năng chống hồi đường . Ta thường dùng các axit hữu
cơ tinh thể hoà tan khá trong nước, có khả năng chuyển hoá yếu và không bay

hơi ở 120
0
C
- Hàm lượng axit phụ thuộc vào khối kẹo và giới hạn là 4 – 15g/1 Kg
khối kẹo.
- Axit có trong chanh chủ yếu là axit xitric. Trong chanh có từ 60 – 80%
axit xitric.
+ Công thức hoá học : C
6
H
8
O
7.
+ Khi kết tinh sẽ thành tinh thể không màu, không mùi, vị chua.
+ Nhiệt độ nóng chảy của axit xitric khan là 153
0
C.
+ Khi dùng axit xitric trong sản xuất kẹo cần chú ý tới nhiệt độ nóng
chảy của nó vì sự phân huỷ axit xitric phụ thuộc vào nhiệt độ nóng chảy của
nó.
+ Axit xitric hoà tan khá trong nước, độ hoà tan tăng theo nhiệt độ, cứ
1,5 – 2 phần nước hoà tan được 1 phần axit. Tỉ lệ hoà tan của axit trong cồn là
1/1.
2.4.Chất béo
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
24
Đồ án tốt nghiệp Thiết kế nhà máy bánh kẹo liên hợp
2.4.1. Tính chất chung
Chất béo phổ biến rộng rãi trong thiên nhiên, nó là este của glyxerin và

axit béo. Tính chất hoá học của chất béo phụ thuộc vào thành phần hoá học của
chất béo và sự phân bố trong phân tử triglyxerit có trong thành phần chất béo.
Triglyxerit là thành phần chiếm phần chủ yếu 95 – 98% lipit quả và các
hạt dầu.
Thành phần axit béo của dầu thực vật có hàng loạt tính chất đặc trưng
chung. Tất cả các axit béo đều là axit béo một chức, mạch thẳng và có số
nguyên tử cacbon chẵn. Thường hay gặp là các axit béo có 18 nguyên tử
cacbon. Trong mỡ và dầu nguồn gốc thực vật có những axit béo no và không no
với một, hai, ba nối đôi.
Thành phần các axit béo có mặt trong dầu và mỡ do thực vật tổng hợp
nên có tính chất ổn định, bởi vì nguồn duy nhất tạo ra dầu béo ở thực vật là do
kết quả cuối cùng việc tổng hợp từ các axit cacbonic và nước, dưới tác dụng
của hệ enzim đặc trưng cho mỗi loại thực vật.
Những axit béo có mặt phổ biến trong dầu thực vật là axit oleic (C
18
:1)
có một nối đôi, axit linolic (C
18
:2) có hai nối đôi, axit béo no : axit panmitic
(C
16
:O).
Tính chất vật lý và hoá học của axit béo do số nối đôi và số nguyên tử
cacbon tạo ra. Các axit béo no bền đối với các tác động khác nhau. Các axit béo
không no dễ bị oxy hoá bởi oxy không khí ( làm cho dầu bị hắc và đắng, bị
polyme hoá tạo thành màng, bị khử ở vị trí nối đôi bị hydro hoá chuyển thành
axit béo no).
Tính chất của dầu và mỡ do thành phần các axit béo và vị trí của chúng
trong phân tử triglyxerit quyết định bởi vì thành phần cấu tạo thứ hai của
glyxerit đều như nhau trong tất cả các loại dầu.

Triglyxerit dạng hoá học tinh khiết không có màu, không mùi, không vị.
Trần Phương Thảo Lớp STH-
K47
25

×