Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận phân tích và đánh giá chiến lược phát triển của công ty cổ phần xi măng vicem tiên 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.46 KB, 22 trang )

QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BRVT
KHOA: KINH TẾ

TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN


CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HÀ TIÊN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM HÀ TIÊN


1
1
GIẢNG VIÊN: Th.s Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Sinh viên:
• Nguyễn Thị Kim Yến
• Nguyễn Thị Phương Trang
• Trần Thị Cẩm Nhung
• Phan Thị Cẩm Nhung
• Nguyễn Thị Thúy
1
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU 3
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4
2.2 TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG 6
2.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 6


2.4 TRIẾT LÝ KINH DOANH 7
2.4.1 NHÂN 7
2.4.2 NGHĨA 8
2.4.3 TRÍ 8
2.4.4 UY 9
3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 9
3.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 9
3.1.1 THỊ TRƯỜNG XI MĂNG: CẠNH TRANH KHỐC LIỆT 9
3.1.2 KHI CUNG VƯỢT CẦU 10
3.1.3 TÁI CẤU TRÚC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 10
3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 10
3.2.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 10
3.2.1.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 11
3.2.1.2 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 12
3.2.1.3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 13
3.2.1.4 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 14
3.2.1.5 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NGUỒN NHÂN LỰC 14
3.2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN QUÝ I NĂM 2012 15
3.2.3 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG 17
3.2.3.1 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG 17
3.2.3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P1 18
2
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
3.2.3.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P2 19
3.2.3.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – P3 20
3.2.3.5 MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN 20
3.2.4 LIÊN KẾT CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI 21
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
1. LỜI MỞ ĐẦU
Ngành xây dựng luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của

toàn xã hội, mọi tập thể và mọi cá nhân, trong thực trạng cơ sở hạ tầng xuống thấp
như hiện nay, cả chính phủ và nhân dân đều quan tâm đến việc làm thế nào để
nâng cao hiện quả xây dựng các công trình, chất lượng công trình xây dựng luôn
là mối quan tâm của mỗi người, trong đó yếu tố vật liệu xây dựng đóng một vai
trò không nhỏ, để có được một công trình vững chắc và an toàn, không thể không
nhắc đến một nguyên vật liệu vô cùng quan trọng đó là xi măng.
Trong khi trên thị trường có vô số mặt hàng xi măng của các công ty khác nhau từ
nội địa đến phối hợp sản xuất với nước ngoài, nhiều tính năng, công dụng, giá cả
mặt hàng, chất lượng mỗi loại sản phẩm một khác nhau, bao bì, nhãn hiệu tạo ra
nhiều sự khác biệt, đăc trưng… Tất cả đã tạo nên một thị trường xi măng đa dạng
và giàu tiềm năng phát triển, nhiều công ty cổ phần đã lấn vào thị trường với
nhiều sản phẩm khác nhau, có sức cạnh tranh cao.
Nhưng không phải bất cứ công ty nào nhảy vào cũng có thể phát triển và trụ vững
nổi trong một thị trường tiềm năng dồi dào nhưng không ít thách thức này, để
đứng vững và phát triển được đó là một quá trình phấn đấu lâu dài, bền bỉ và luôn
luôn sáng tạo, tìm ra cái mới, vì đây là một ngành công nghiệp quan trọng, đòi hỏi
tính an toàn, thiết thực và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống mỗi người sử dụng.
Hiểu rõ sự quan trọng đó, nhóm 16 đã làm bài tiểu luận này để phân tích và đánh
giá chiến lược phát triển của ngành xi măng Việt Nam nói chung và của công ty
Vicem Hà Tiên nói riêng, với hi vọng mang lại một cái nhìn cận cảnh và khách
quan, toàn diện về sự phát triển của công ty xi măng Vicem Hà Tiên.
Vicem Hà Tiên là một thanh viên của tổng công ty Vicem Việt Nam, với tinh thần
không ngừng trau dồi và sáng tạo, hướng tới một sứ mệnh to lớn “LỚN MẠNH
DO BẠN VÀ VÌ BẠN”
Các sản phẩm mang biểu tượng con Kỳ Lân Xanh đã và đang là một trong những
lựa chọn hàng đầu của các nhà xây dựng và của mỗi người tiêu dùng đạc biệt là ở
thị trường phần phối chính là khu vực miền Trung – Nam từ Quãng Ngãi đến Cà
Mau.
Sự phân tích này có cái nhìn chủ quan, cùng với những tư liệu học tập bộ môn
QUẢN TRỊ HỌC, vì sự giới hạn của tiểu luận nên không tránh khỏi những sai sót,

3
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
không phân tích hết và chính xác các khía cạnh khác. Rất mong sự góp ý chân
thành của cô và các bạn giúp bài tiểu luận của chúng em hoàn chỉnh hơn.
Cám ơn cô đã giảng dạy tận tình, cung cấp cho chúng em những tư liệu học tập
hay, giúp chúng em có nhiều kiến thức vô cùng quý báu. Đồng thời cám ơn nhà
trường đã tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bài tiểu luận này.
Nguồn lấy từ: www.hatien1.com.vn, www.vicem.vn
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
- Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC
của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị.Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với
công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại
Nhà máy Thủ Đức.
- Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng
POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn xi
măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm. Thỏa ước này sau giải phóng được chính
quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977.
- Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng Kiên Lương
và Nhà máy xi măng Thủ Đức. Và đến năm 1983, hai Nhà máy được sáp nhập và đổi tên là
Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên.
- Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng 2/1991 dây
chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa công suất của toàn
Nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm.
- Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 (Cơ sở sản
xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và 500.000 tấn xi
măng/năm; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ Đức - Tp HCM) với công
suất là 800.000 tấn xi măng/năm.
- Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy Xi măng Hà
Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây dựng.

- Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi măng Hà Tiên
1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
- Ngày 03/12/1993, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn
Holderbank - Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng Sao Mai có công suất là
1.760.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USD
trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD.
- Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng Việt Nam với
Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), Công ty tham gia Liên Doanh Bê Tông
Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000m
3
bê tông /năm. Vốn pháp định
là 1 triệu USD trong đó Công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu
USD.
4
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
- Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, Công ty đã xây dựng dự án đầu tư cải tạo
môi trường và nâng cao năng lực sản xuất.
- Tháng 11/1994 dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là 23.475.000 USD,
công trình đã khởi công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa vào hoạt động từ 2001, nâng công
suất sản xuất của Công ty thêm 500.000 tấn xi măng/năm (Tổng công suất là 1.300.000 tấn
xi măng/năm).
- Ngày 21/01/2000, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá Xí nghiệp Vận tải
trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong đó Công ty Xi măng Hà
Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng.
- Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ
doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ
Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1
thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Tp.HCM cấp ngày
18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng.

- Ngày 29/12/2009, Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu quyết, phương án
sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên
1 (HT1) đã được thông qua. Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới – Công ty Cổ
phần Xi măng Vicem Hà Tiên. Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương Dương, Phường
Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM.
- Ngày 08/06/2010, Chính thức giao dịch số lượng cổ phiếu chuyển đổi từ Công ty CPXM
Hà Tiên 2 sang Công ty CPXM Hà Tiên 1 tại sàn chứng khoán TPHCM
- Ngày 25/06/2010, Nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đánh dấu bước khởi
đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty CPXM Hà Tiên 1 sau sáp nhập.
Trụ sở chính của Công ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, Quận 1,
Tp. HCM
Các chi nhánh mới được thành lập:
• Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM.
• Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ, Quận
Thủ Đức – TPHCM.
• Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long, Tỉnh
Bình Phước.
• Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến Lức, Tỉnh
Long An
• Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên Lương, Tỉnh
Kiên Giang.
5
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
- Ngày 23/01/2011, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên) chính thức tiếp
quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đà Nẵng, đơn vị thành
viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Địa chỉ: Thôn Hòn Quy - xã Cam
Thịnh Đông - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hòa.
- Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết
kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền.
2.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG

- Từ ngày thành lập năm 1964 đến nay, Công ty Cổ phần Xi măng VICEM HÀ
TIÊN luôn đồng hành cùng người xây dựng Việt Nam. Các sản phẩm mang biểu
tượng Kỳ Lân Xanh nổi tiếng có mặt tại hầu hết các công trình dân dụng và công
nghiệp trên khắp miền Nam.
- Với VICEM HÀ TIÊN Nhân - Nghĩa - Trí - Tín là phương châm cho mọi hoạt
động tổ chức, sản xuất và kinh doanh.
2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
2.4. TRIẾT LÝ KINH DOANH
2.4.1 NH ÂN- NH ÂN LỰC LÀ NGUỒN VỐN QUÝ GIÁ NHẤT
Một tập thể có trình độ chuyên môn cao
6
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
Hàng năm, VICEM HÀ TIÊN không ngừng làm giàu nguồn lực chất xám và cập nhật kiến
thức, công nghệ mới của ngành xi măng qua:
• Các khóa đào tạo ngắn và dài hạn trong nước do các chuyên gia quốc tế đầu ngành
giảng dạy.
• Các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao:
lương, thưởng, đào tạo nước ngoài
• Các khoá huấn luyện và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài như: New Zealand, Học
viện AIT Thái Lan và Châu Âu.
Một tập thể tận tụy vì sự lớn mạnh của VICEM HÀ TIÊN
• Môi trường làm việc thân thiện, hiện đại và niềm tự hào về sản phẩm và thương hiệu
là lý do mỗi thành viên yêu quýVICEM HÀ TIÊN như mái nhà thứ hai của mình.
• Họ hết lòng cống hiến sức lực và tài năng của mình vì sự phát triển của VICEM HÀ
TIÊN từ thế hệ này đến thế hệ khác.
2.4.2 NGHĨA - TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI LÀ ĐẦU TIÊN
Các hoạt động vì cộng đồng
• VICEM HÀ TIÊN hướng về cộng đồng với cả trái tim. Chúng tôi liên tục tài trợ
chương trình Mùa Hè Xanh, xây cầu đường nông thôn cho khu vực sông Mekong,
trao học bổng cho sinh viên nghèo, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm

hỏi tặng quà các thương binh liệt sĩ, xây dựng hàng trăm căn nhà tình nghĩa, nhà tình
thương, trường học Tất cả vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng.
• Thành tích của VICEM HÀ TIÊN trong hoạt động xã hội đã được ghi nhận bằng
Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Biểu tượng
vàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Các hoạt động vì môi trường
• Phát triển sản xuất, VICEM HÀ TIÊN luôn chú trọng bảo vệ môi trường và bảo tồn
nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá cho đất nước.
• VICEM HÀ TIÊN đẩy mạnh đầu tư các thiết bị tiên tiến nhất để xây dựng môi
trường sản xuất hiện đại, không khói bụi, đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất.
Hiện nay, nồng độ bụi tại các nhà máy xi măng VICEM HÀ TIÊN đều từ 0,15 - 0,21
mg/m3, trong khi điều kiện cho phép là 0,30 mg/m3.
2.4.3 TRI - TRI THỨC VÀ CÔNG NGHỆ LÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN
Trình độ của cán bộ, công nhân là sức mạnh
7
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
• Đội ngũ công nhân liên tục được cập nhật kiến thức về công nghệ mới của ngành
công nghiệp xi măng thế giới
• Đội ngũ cán bộ chuyên môn cốt cán được đào tạo ở nước ngoài, nắm vững công nghệ
và luôn linh động đưa ra sáng kiến phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam.
• Nhiều cán bộ chuyên môn của VICEM HÀ TIÊN từng tham gia giảng dạy tại Học
Viện Công Nghệ Xi Măng của Việt Nam, chịu trách nhiệm đào tạo nhân lực cho toàn
ngành.
Công nghệ sản xuất hiện đại là lợi thế
• VICEM HÀ TIÊN tự hào là công ty sản xuất xi măng có 2 nhà máy và 4 trạm
nghiền hiện đại nhất với tổng công xuất trên 3 triệu tấn clinker/năm và 8 triệu tấn xi
măng/năm.
• Tất cả nhà máy và trạm nghiền của VICEM HÀ TIÊN đều có vị trí thuận lợi cho
việc giao nhận bằng đường bộ và đường thuỷ (có thể tiếp nhận tàu trên 100 tấn).
2.4 UY – UY TÍN LÀ NỀN TẢNG CHO SẢN XUẤT KINH DOANH

Các sản phẩm Vicem Hà Tiên được người tiêu dùng tin tưởng
• Xi măng VICEM HÀ TIÊN là sản phẩm có uy tín lâu năm trên thị trường đạt tiêu
chuẩn TCVN 6260:2009. Toàn bộ nguyên liệu từ thiên nhiên kết hợp các phụ gia
trong công nghệ sản xuất hiện đại, tạo nên một loại xi măng chất lượng. Với khả năng
đông kết nhanh, độ mịn và tính ổn định cao, không bị rạn nứt, xi măng VICEM HÀ
TIÊN thuận tiện cho việc đổ bê tông, tô trát, đi viền, kẻ chỉ, trộn hồ đáp ứng được các
công trình dân dụng từ xây tô đến đổ móng. Nhiều công trình dân dụng và công
nghiệp của miền Nam sử dụng sản phẩm VICEM HÀ TIÊN.
• Vữa xây, vữa tô VICEM HÀ TIÊN là một hỗn hợp phụ gia, đạt tiêu chuẩn TCVN
4314:2003 được sàng sạch và sấy khô trước khi đưa vào sản xuất, cho công trình tính
thẩm mỹ cao với bề mặt trát nhẵn và phẳng. Chỉ cần trộn nước là sử dụng ngay, sản
phẩm giúp tiết kiệm mặt bằng, thời gian thi công và hạn chế tối đa lượng vữa thừa khi
xây dựng.
• Các loại sản phẩm mới: Gạch bê tông (gạch không nung) với các ưu điểm cách
nhiệt, cách âm, phù hợp với các công trình xây dựng hiện đại. Gạch lát tự chèn, gạch
block thích hợp cho các công trình đa dạng như lát vỉa hè, công viên, quảng trường
hay xây dựng các công trình cao ốc. Các tiêu chuẩn là một sản phẩm ưu thế giúp cung
cấp vật liệu cho các phòng thí nghiệm, thay thế nguồn cát nhập khẩu.
3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
8
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
3.1PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TY VICEM
HÀ TIÊN
3.1.1 THỊ TRƯỜNG XI MĂNG: CẠNH TRANH KHỐC LIỆT
Khi cung vượt cầu, cạnh tranh khốc liệt, trong khi mức tiêu thụ thực tế gặp nhiều khó
khăn… thị trường xi măng (XM) năm 2012 gặp nhiều thách thức.
3.1.2 KHI CUNG VƯỢT CẦU
Theo thống kê, năm 2012 cả nước có thêm 4 nhà máy XM đi vào hoạt động, nâng
dây chuyền lò quay công nghệ khô lên con số 60, bên cạnh 38 dây chuyền lò đứng
công nghệ bán khô. Năng lực sản xuất toàn ngành theo công suất thiết kế khoảng 70

triệu tấn, sản lượng 60 triệu tấn. XM không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước mà còn xuất khẩu.
Phân tích tình hình tiêu thụ thực tế, ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ tịch Hiệp hội Xi
măng Việt Nam cho rằng, đầu năm chúng ta có thể khả quan dự báo mức tiêu thụ
XM năm 2012 trên 50 triệu tấn nhưng căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, mức
tiêu thụ có thể chỉ bằng năm 2011, khoảng 49,5 triệu tấn, hoặc có thể thấp hơn
khoảng 46 – 47 triệu tấn và giữ mức xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn.
Như vậy, lượng XM dư thừa trong năm 2012 khoảng 8 - 10 triệu tấn khiến thị trường
XM vốn đã cạnh tranh nay càng khốc liệt thêm, cuộc chiến tiêu thụ giữa các thương
hiệu XM, các đại lý, nhà phân phối… liên miên không hồi kết.
Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra: thị trường XM đang ở
trong tình trạng cạnh tranh gay gắt, cạnh tranh thiếu lành mạnh bằng cách “dìm giá”
tranh khách hàng, kể cả trong xuất khẩu. Trong khi toàn ngành cần tiếp tục nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc tế để XM Việt Nam vươn ra thị trường thế giới thì một số
DN XM trong nước lại sử dụng cách cạnh tranh thiếu lành mạnh để giành thị phần.
Dẫu biết rằng cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, là động lực để thúc đẩy
các DN phát triển và sàng lọc những DN yếu kém nhưng cạnh tranh không lành
mạnh sẽ khiến không chỉ DN mà cả nền kinh tế cũng bị tổn thất. Mặc dù ai cũng biết
đây không phải là cách cạnh tranh khôn ngoan và thông minh nhất trong bối cảnh thị
trường sức mua có hạn nhưng những thương hiệu XM mới ra đời, chưa có thương
hiệu thì cạnh tranh về giá, bán giá rẻ là cách đơn giản nhất để đến với người tiêu
dùng.
Ông Đặng Đình Thanh, Giám đốc Cty Thương mại Thành Đạt, Hà Đông cho biết: thị
trường XM chủ yếu cạnh tranh về giá. Ở Hà Nội có hàng trăm thương hiệu XM khác
nhau, từ năm 2009 bắt đầu xuất hiện XM giá rẻ khiến nhiều hãng XM đẳng cấp,
thương hiệu nhưng giá cao rất khó bán…
9
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
3.1.3 TÁI CẤU TRÚC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Đứng trước bài toán cạnh tranh nan giải, mỗi DN đều phải tìm hướng đi cho riêng

mình. Trong khi thị trường ở tình trạng cung vượt cầu, cách cạnh tranh “đẹp nhất” là
nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hơn trong dịch vụ chăm sóc khách
hàng, cạnh tranh sòng phẳng về giá thay vì “dìm giá” để tranh khách hàng, tiếp tục
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế để XM Việt Nam vươn ra thị trường thế giới…
Tái cấu trúc DN, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh và tiêu thụ phù hợp,
không ngừng nâng cao chất lượng - thương hiệu sản phẩm, giảm chi phí sản xuất,
tiếp tục bám sát thị trường và đưa ra những chính sách hợp lý, tăng cường quản lý và
xây dựng hệ thống quản lý giám sát XM về đến tận địa bàn tiêu thụ, triển khai áp
dụng các giải pháp khoa học công nghệ giữ ổn định và nâng cao chất lượng clinke,
chất lượng phụ gia, tiếp tục gắn kết nhà phân phối và nhà sản xuất… là hàng loạt
biện pháp mà các DN XM thực hiện để nâng cao sức cạnh tranh.
3.2PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA CÔNG TY VICEM HÀ TIÊN
3.2.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
3.2.1.1ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Dự báo nhu cầu xi măng tới năm 2020 (trích Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày
16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch điều chỉnh phát triển công
nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020).

Năm Mức dao động Mức trung bình
2005 27,5 - 30,5 29
2010 42,2 - 51,4 46,8
2015 59,5 - 65,6 62,5
2020 68 - 70
Theo định hướng thị phần xi măng do Tổng công ty xi măng sản xuất chiếm khoảng
45% thị phần xi măng trong nước (chưa tính phần góp vốn vào các công ty liên doanh
với các đối tác đầu tư nước ngoài)
3.2.1.2MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Căn cứ dự báo chiến lược phát triển, ngay từ năm 2000, Tổng công ty xi măng đã xác
định rõ mục tiêu phát triển ngành.
10

QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
Về sản phẩm xi măng:
+ Tiếp tục cải tạo mở rộng, nâng công suất các cơ sở hiện có; tiếp tục đầu tư xây
dựng một số dự án có công suất lớn, đảm bảo từ năm 2005 tất cả các nhà máy xi
măng trong Tổng công ty đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công suất cao,
đáp ứng cao về bảo vệ môi trường.
+ Đầu tư thêm một số trạm nghiền clinker, tiếp nhận và phân phối xi măng dọc theo
bờ biển ở khu vực Miền Trung và Miền Nam.
+ Đa dạng hoá chủng loại xi măng.
Đảm bảo thị phần xi măng của Tổng công ty giữ ở mức tối thiểu là 45%.
+ Sản xuất phổ biến xi măng mác PCB 30, PCB 40.
Về cơ khí:
+ Tận dụng tối đa năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các công ty xi măng, của các
công ty cơ khí gia nhập Tổng công ty; kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để
đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và
VLXD, máy xây dựng từng bước thay thế nhập khẩu; phối hợp liên kết với các đơn
vị ngoài Tổng công ty để tiến tới có thể tự chế tạo thiết bị dây chuyền sản xuất xi
măng VLXD để thay thế nhập khẩu.
Về sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Tập trung vào việc phát huy năng lực các cơ sở hiện có đặc biệt là sản phẩm vật
liệu chịu lửa và một số chủng loại sản phẩm VLXD mới theo chiến lược phát triển
ngành VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về lĩnh vực dịch vụ, phục vụ:
+ Tập trung đầu tư để phát triển các hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ, hoạt
động tư vấn thiết kế từng bước tiến tới tự thiết kế các dây chuyền sản xuất xi măng.
+ Trên cơ sở các cơ sở đào tạo hiện có, tăng cường đầu tư và hợp tác với các trường
đào tạo trong nước để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu
cầu phát triển của Tổng công ty và đào tạo cho nhu cầu của các đơn vị bên ngoài.
Về đầu tư tài chính
+ Triển khai cổ phần tài chính xi măng, qua đó từng bước tham gia thị trường vốn và

thị trường tiền tệ nhằm huy động vốn đáp ứng cho yêu cầu đầu tư phát triển của Tổng
công ty.
3.2.1.3 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
Về đầu tư:
+ Các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức
11
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý
tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và an ninh
quốc phòng, thuận lợi về giao thông, nhất là giao thông đường thuỷ.
Về công nghệ:
+ Sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; tận dụng tối đa
năng lực của ngành cơ khí trong nước để phát triển nội lực, giảm nhập khẩu, đa dạng
hoá sản phẩm xi măng; đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ
môi trường theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế.
Về nguồn vốn:
+ Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước để đầu tư. Đa dạng hoá phương thức
huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư
sản xuất xi măng. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hoá để có nguồn vốn đầu tư
các dự án mới.
Đối với những dự án đã liên doanh với nước ngoài đang sản xuất, nếu mở rộng đầu
tư phải tăng vốn pháp định của Tổng công ty đạt tỷ lệ từ 50% trở lên.
Về đa dạng hoá ngành nghề và phối hợp liên ngành:
+ Ngoài xi măng, lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty còn bao gồm sản xuất kinh
doanh bê tông tươi, các loại VLXD, các sản phẩm cơ khí (kết cấu thép và máy móc
thiết bị), thiết kế và thi công xây dựng các công trình xi măng và các công trình công
nghiệp khác.
+ Tăng cường quan hệ liên doanh liên kết với các tập đoàn mạnh trên thế giới để đầu
tư phát triển và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực sản xuất xi măng VLXD và

cơ khí nhằm vươn ra thị trường thế giới.
+ Tăng cường sự liên kết, phối hợp với các ngành, các lĩnh vực liên quan như: cơ
khí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây lắp các trường đại học, viện
nghiên cứu để đáp ứng tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng. Phấn
đấu trước mắt đảm bảo phần sử dụng hàng hoá, thiết bị gia công chế tạo trong nước
đối với các dự án xi măng đạt tối thiểu 60% trọng lượng và 25-30% giá trị. Tạo sự
gắn kết chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trong cả nước để
tăng cường và phát huy nội lực, đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng ngay vào sản
xuất
3.2.1.4 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
+ Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và đổi mới công nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao
chất lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng xi măng là sản phẩm chính của Tổng công ty xi
măng, đồng thời phát triển một số mặt hàng dịch vụ như: vận tải, khai thác phụ gia, kinh
doanh vật tư, xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
12
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
+ Tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng VLXD mới
phù hợp với qui hoạch, chiến lược phát triển VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
+ Tận dụng năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các nhà máy xi măng trong Tổng công ty
và các đơn vị liên doanh liên kết với Tổng công ty, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để
gia công, chế tạo vật tư phụ tùng phục vụ cho ngành sản xuất xi măng và VLXD.
+ Đến cuối năm 2005 tất cả các nhà máy xi măng của Tổng công ty đều có công nghệ
tiên tiến, thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên
liệu, nhiên liệu, điện năng; bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; đa
dạng hoá sản phẩm xi măng, phổ cập sản xuất xi măng mác PCB 30, PCB 40 chất lượng
cao, đồng thời huy động tối đa công suất của các nhà máy hiện có để đáp ứng nhu cầu xi
măng của thị trường; Tiếp tục đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất số dây chuyền
hiện có và các dây chuyền mới theo qui hoạch phát triển công nghiệp xây dựng xi măng
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Đầu tư chiều sâu các cơ sở cơ khí hiện có với thiết bị và công nghệ hiện đại đảm bảo
cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và VLXD, từng
bước thay thế nhập khẩu; hợp tác với các đơn bị trong nước tiến tới có thể tự chế tạo dây
chuyền sản xuất xi măng có kết hợp với một phần nhập ngoại.
+ Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành xi măng đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020, Tổng công ty phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ xi măng một cách hợp lý,
dần phù hợp với tổ chức sản xuất - tiêu thụ của các nước trong khu vực, đặc biệt là hệ
thống tiêu thụ xi măng, ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại vào quá trình tiêu thụ
sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, để sản phẩm xi măng của Tổng công ty đủ
khả năng cạnh tranh với các loại xi măng khác, nhằm giữ vững và mở rộng thị phần
trọng tâm là trong nước và phấn đấu đưa dần xi măng xuất khẩu.
+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm xi măng với thương hiệu đã có uy tín cao trên thị
trường.
3.2.1.5 CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển và thực hiện các biện pháp chiến lược, Tổng công ty
cần phải xây dựng một cơ chế tài chính hợp lý và sử dụng cơ chế tài chính như một công
cụ điều hành của Tổng công ty. Trên cơ sở các nguồn tài chính, cần phải có chính sách
tài chính đảm bảo cân đối cho hoạt động và dự phòng các trường hợp rủi ro tác động từ
bên ngoài (như khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực, trượt giá ngoại tệ ) tập trung
vào những vấn đề sau:
13
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
+ Tăng cường tiềm lực và sự tích tụ tập trung từ các hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty thông qua việc tập trung các nguồn quĩ tập trung như, khấu hao cơ bản, đầu tư
phát triển lợi nhuận để đầu tư vốn cho các dự án đầu tư.
+ Cải thiện cơ cấu tài chính: xử lý vật tư tồn kho ứ đọng, công nợ một cách kiên quyết
để phát huy nguồn vốn và liên doanh đầu tư, chuyển giao công nghệ.
+ Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp.
+ Triển khai thành lập Ngân hàng cổ phần xi măng để làm công cụ điều tiết các mối quan
hệ tài chính trong Tổng công ty, tập trung các tài khoản ngân hàng và huy động các

nguồn vốn nhàn rỗi với lãi suất thấp để hỗ trợ các công ty con.
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước bằng việc thúc đẩy hoạt động tài chính, phát
hành trái phiếu doanh nghiệp, từng bước phát hành cổ phiếu có hạn mức tối đa để đảm
bảo sự điều tiết của Nhà nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia
đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Tranh thủ sự đầu tư,
đàm phán các điều kiện vay vốn tốt nhất với các ngân hàng trong các khoản vay trung
hạn và dài hạn.
3.2.1.6 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty, nhân tố con người là một trong
những yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy cần tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo và
đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm sớm có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kỹ
thuật đủ mạnh, năng động, sáng tạo đồng thời có đạo đức, phẩm chất cách mạng, có bản
lĩnh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN làm chủ công nghệ
hiện đại, tiếp thu được công nghệ sản xuất tiên tiến; xây dựng được đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh để
hội nhập với khu vực và thế giới.
3.2.2TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẢN XUẤT QUÝ I NĂM 2012
KẾT QUẢ SẢN XUẤT – KINH DOANH QUÝ I/2012 CỦA VICEM HÀ TIÊN
ST
T
Chỉ tiêu Đ.V.T
Kế
hoạch
Nhà
Mục
tiêu
Quý I
Thực
hiện
Quý I

% hoàn
thành
mục tiêu
% hoàn
thành
KH Nhà
So sánh với Quý
I năm 2011
Số
lượng
%
1
Tiêu thụ sản
phẩm
1.000
tấn 19.000 4.435 4.044 91,2% 21,3% -675 86%
1.1 Tiêu thụ nội địa
1.000
tấn 4.173 3.719 89,1% -755 83%
1.2 Xuất khẩu
1.000
tấn 262 325 124,0% 80 133%
14
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
2 Sản xuất Clinker
1.000
tấn 3.474 3.447 99,2% -274 93%
3
Sản xuất Xi
măng

1.000
tấn 19.000 3.831 3.239 84,5% 17,0% -756 81%
4 Doanh thu Tỷ đồng 5.735 -175 97%
5 EBITDA Tỷ đồng 1.098 19 102%
6 Nộp ngân sách Tỷ đồng 135 -78 63%
Sản xuất Quý I/2012:
a/ Kết quả sản xuất Quý I/2012: Đ.V.T: 1.000T
Chỉ tiêu
Mục tiêu
năm 2012
(tạm tính)
Mục tiêu
Quý I năm
2012
Thực hiện
Quý I năm
2012
So sánh thực hiện Q.I/2012 với
(%)
Mục
tiêu
năm
Mục tiêu
Quý
Cùng kỳ
năm trước
1. SX clinker 15.000 3.474 3.447 23,0% 99,2% 92,6%
2. SX XM bột 19.000 3.831 3.239 17,0% 84,5% 81,1%



Tiêu thụ sản phẩm
1. Tiêu thụ xi măng của toàn xã hội Đơn vị tính: 1.000 tấn
15
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
Nội dung
TH Quý I năm
2011
TH Quý I
năm 2012
So sánh (%) Thị phần (%)
1. Vicem 4.151 3.247 78,2% 32,4%
2. Liên doanh 3.482 3.025 86,9% 30,2%
3. Thành phần khác 4.238 3.756 88,6% 37,5%
Toàn XH 11.871 10.028 84,5% 100%



2.3. Tổng sản phẩm tiêu thụ của VICEM HÀ TIÊN: Đơn vị
tinh: 1.000 tấn


3.2.3 DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG
3.2.3.1CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG
- Chu trình hở: xi măng ra khỏi máy nghiền được loại bỏ phần hạt có kích thước không đạt
bằng sàng lồng quay (Trommel), thành phẩm xi măng được bơm đến si lô chứa.
- Chu trình kín: xi măng sau khi ra khỏi máy nghiền được đưa đến thiết bị phân ly, ở đây
phần hạt thô được phân loại và hồi lưu trở lại đầu vào máy nghiền, xi măng thành phẩm
16
Nội dung
Mục tiêu

2012
(NN
giao)
Mục tiêu
Quý I
năm 2012
Quý I năm
2011
Thực hiện
Quý I năm
2012
So sánh thực hiện Q.I/2012
với
Mục
tiêu
năm
2012
Mục tiêu
Quý
cùng kỳ
2012
TSP tiêu thụ 19.000 4.435 4.719 4.044 21% 91% 86%
a/ Tiêu thụ nội
địa 4.173 4.474 3.719 89% 83%
- Xi măng 3.739 4.151 3.247 87% 78%
- Clinker 434 323 472 109% 146%
b/ Xuất khẩu 262 245 325 124% 133%
- Xi măng 62 21 62 100% 295%
- Clinker 200 224 263 132% 117%
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16

được bơm đến các si lô chứa. Ưu điểm của chu trình kín là tận dụng được năng suất tối đa
của máy nghiền, tiêu hao điện năng thấp, chất lượng xi măng tốt hơn so với chu trình kín.
Máy nghiền xi măng
Máy nghiền Chu trình Phân ly Năng suất thực tế Năng suất thiết kế
MN1 Hở Không có 40 tấn / giờ
MN2 Hở Không có 4 tấn / giờ
MM3 Kín Phân ly không khí-cơ khí 120 tấn / giờ 90 tấn / giờ
MN4 Kín Phân ly hiệu suất cao 70 tấn / giờ 64 tấn / giờ

Si lô chứa
Si lô
Clinker Xi măng
A9 A15 A B C D C1 C2 C3
Sứcchứa (tấn) 27.000 20.000 2.000 2.000 2.000 2.000 8.000 8.000 16.000
3.2.3.2CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – PHẦN 1
• Clinker (chủ yếu từ Thái Lan và một phần từ trong nước) nhập về bằng đường thuỷ (xà lan
300 ÷ 1000 tấn) được cầu múc (600 tấn/giờ) bốc dỡ và đưa vào từng si lô (silô 27000 tấn và
silô 20000 tấn) chứa clinker. Tỷ lệ pha trộn khi bốc dỡ tuỳ thuộc vào nguồn và chất lượng
clinker.
• Thạch cao (Thái Lan) nhập về bằng đường thuỷ được cầu múc bốc dỡ và đưa vào bãi chứa.
Đá phụ gia Puzzolan (mõ Vĩnh Tân - trực thuộc công ty) nhập về bằng đường bộ và được
lưu ở bãi chứa, kho hở để đưa vào sản xuất.
• Tuỳ thuộc vào loại xi măng sản xuất và đơn phối liệu nghiền xi măng, tỷ lệ clinker, thạch
cao, phụ gia được cân băng định lượng dưới các phểu chứa định lượng và đưa vào máy
nghiền.
• Máy nghiền bi hai ngăn, kích thước 4.2x14m, năng suất 120 tấn/giờ (năng suất thiết kế 90
tấn/giờ).
Phân hạt sử dụng: Phân ly động kiểu không khí - cơ khí
17
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16

• Sau khi ra khỏi máy nghiền, liệu nghiền được đưa đến thiết bị phân hạt động, các hạt thô
được hồi lưu trở về đầu vào máy nghiền để nghiền lại, phần xi măng thành phẩm được bơm
đến các si lô chứa. Phần khí lẫn bụi ra khỏi máy nghiền được qua phân ly tĩnh, ở đây phần
bụi sẽ được thu hồi lại đưa vào thiết bị phân ly động, phần khí được qua thiết bị lọc bụi điện
và thải ra môi trường.
• Xi măng thành phẩm được nạp vào 2 bình chứa và bơm đến các si lô chứa, ở đây xi măng
được lấy mẫu theo giờ kiểm tra thử nghiệm để làm cơ sở cho việc vận hành máy nghiền và
đảm bảo chất lượng xi măng sản xuất.
• Si lô chứa xi măng có thể xuất xi măng ở dạng bao hoặc dạng xá (xi măng Mác cao cung
cấp cho trạm trộn bê tông tươi, đóng bao Jumbo). Có 7 si lô trong đó 4 si lô nhỏ mỗi silô
chứa 2000 tấn (silô A, B, C, D), 2 silô cỡ trung bình mỗi silô chứa 8000 tấn (silô C1, C2), 1
silô lớn chứa 16000 tấn (si lô C3).
• Hệ thống xuất xi măng xá cho xe bồn (có thể sử dụng để xuất xi măng dưới dạng bao
Jumbo) Xi măng xuất xá được lấy mẫu 2 giờ/lần để kiểm tra chất lượng và làm phiếu chất
lượng xi măng cho khách hàng.
• Hệ thống tiếp nhận – xử lý – pha trộn xi măng gia công bên ngoài, xi măng Jumbo, clinker
bột (dưới các bunker chứa có gắn hệ thống định lượng để đảm bảo pha trộn đúng tỷ lệ).
• Đối với xi măng xuất bao, xi măng từ si lô được rút xuống phểu trung tâm qua sàng và vận
chuyển đến máy đóng bao (máy đóng bao là loại máy vòi phun roto, nạp bao tự động, hệ
thống thu hồi bụi xi măng, đặc biệt là hệ thống cân của máy đóng bao có thể kiểm soát khối
lượng xi măng bao với độ chính xác cao). Có hai dàn đóng bao xi măng, mỗi dàn gồm 2
máy đóng bao. Năng suất của mỗi máy 1800 ÷ 2400 bao/giờ.
• Xi măng bao sau khi rời khỏi máy đóng bao được vận chuyển bằng băng tải gân đến các cầu
chất lên xe, hoặc vận chuyển bằng băng tải đến xà lan ở bến xuất thủy. Xi măng bao ở máy
đóng bao được lấy mẫu định kỳ 2 giờ / lần kiểm tra chất lượng và làm phiếu chất lượng xi
măng cho khách hàng.
3.2.3.3CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – PHẦN 2
• Clinker: chứa ở 2 si lô.
Thạch cao: chứa ở bãi
Đá phụ gia: chứa ở bãi và kho hở.

• Tuỳ thuộc vào loại xi măng sản xuất và đơn phối liệu nghiền xi măng, tỷ lệ
clinker, thạch cao, phụ gia được cân băng định lượng dưới các phểu chứa định
lượng và đưa vào máy nghiền.
• Máy nghiền bi hai ngăn, kích thước 3.8 x 12m, năng suất 70 tấn/giờ (năng suất
thiết kế 64 tấn/giờ).
18
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
Phân hạt sử dụng: Phân ly hiệu suất cao.
• Sau khi ra khỏi máy nghiền, liệu nghiền được đưa đến thiết bị phân hạt động, các
hạt thô được hồi lưu trở về đầu vào máy nghiền để nghiền lại, phần xi măng lẫn
khí được đưa đến cyclon để thu hồi xi măng, phần bụi và khí qua lọc bụi điện để
làm sạch khí và thải ra môi trường. Xi măng thu hồi ở cyclon được bơm đến các si
lô chứa xi măng.
• Si lô chứa xi măng có thể xuất xi măng ở dạng bao hoặc dạng xá (xi măng Mác
cao cung cấp cho trạm trộn bê tông tươi, đóng bao Jumbo). Có 7 si lô trong đó 4 si
lô nhỏ mỗi silô chứa 2000 tấn (silô A, B, C, D), 2 silô cỡ trung bình mỗi silô chứa
8000 tấn (silô C1, C2), 1 silô lớn chứa 16000 tấn (si lô C3).
3.2.3.4CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG – PHẦN 3
• Clinker: chứa ở 2 si lô.
Thạch cao: chứa ở bãi.
Đá phụ gia: chứa ở bãi và kho hở.
• Tuỳ thuộc vào loại xi măng sản xuất và đơn phối liệu nghiền xi măng, tỷ lệ
clinker, thạch cao, phụ gia được cân băng định lượng dưới các phểu chứa định
lượng và đưa vào máy nghiền.
• Máy nghiền bi hai ngăn, kích thước 2.85 x 13.8m, năng suất 40 tấn/giờ.
• Sau khi ra khỏi máy nghiền, liệu nghiền được sàng qua sàng lồng quay (trommel),
phần hạt đạt độ mịn được bơm đến si lô chứa xi măng, các hạt thô được tách và
thải ra ngoài, phần bụi và khí được đưa qua lọc bụi tay áo để làm sạch khí trước
khi thải ra môi trường.
• Si lô chứa xi măng có thể xuất xi măng ở dạng bao hoặc dạng xá (xi măng Mác

cao cung cấp cho trạm trộn bê tông tươi, đóng bao Jumbo). Có 7 si lô trong đó 4 si
lô nhỏ mỗi silô chứa 2000 tấn (silô A, B, C, D), 2 silô cỡ trung bình mỗi silô chứa
8000 tấn (silô C1, C2), 1 silô lớn chứa 16000 tấn (si lô C3)
3.2.3.5 MỘT SỐ DÒNG SẢN PHẨM MỚI
STT Nhãn hiệu Công dụng Quy
cách
1 Xi măng Vicem Hà
Tiên betông
Chuyên dụng chất lượng cao thi công đổ
bêtông
Bao 50
kg
2 Xi măng Vicem Hà
Tiên xây tô
Chuyên dụng chất lượng cao thi công xây tô Bao 50
kg
3 Xi măng Vicem Hà Chuyên dụng cho các công trình dân dụng Bao 50
19
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
Tiên đa dụng kg
4 Xi măng Vicem Hà
Tiên chịu phèn
Chuyên dụng cho các công trình thường xuyên
tiếp xúc với nước nhiễm phèn
Bao 50
kg
5 Xi măng Vicem Hà
Tiên chịu mặn
Chuyên dụng cho các công trình thường xuyên
tiếp xúc với nước nhiễm mặn

Bao 50
kg
3.2.3.6 LIÊN KẾT CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN TRONG & BÊN NGOÀI
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
• Xi măng VICEM Hà Tiên nằm
trong cụm các công ty xi măng
thành phần của tập đoàn VICEM
Việt Nam, với nội lực của công ty
mẹ từ tài chính đến khoa học kĩ
thuật…
• Hà Tiên luôn được thừa hưởng
những công nghệ kĩ thuật mới nhất,
những sáng kiến của các công ty
anh em như Bỉm Sơn, Hoàng
Thạch, Bút Sơn….
• Có danh tiếng tốt với khách hàng
nhờ chất lượng và giá cả ổn định
• Sự trung thành của khách hàng đối
với sản phầm
• Chính sách thu hút tài năng hiệu
quả
• Có quan hệ tốt với mạng lưới các
nhà phân phối sỉ, lẻ, các cửa hàng
đại diện
• Nghiên cứu và phát triển ra sản
phẩm mới đạt hiệu quả
• Văn hóa doanh nghiệp mạnh, đội
ngũ nhân viên có tay nghề cao
• Chịu ảnh hưởng không nhỏ của suy
thoái kinh tế, buộc phải cắt giảm và

tái cấu trúc.
• Khó khăn vì bị công ty mẹ chi phối
1 phần, phải thông qua công ty mẹ
về vốn và dự án mới
• Sức ép tăng do thị trường xi măng
gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm người tiêu dùng khi ngày càng
có nhiều công ty đầu tư vào chung
lĩnh vực, gây ra hiện tượng cung
vượt cầu, hàng tồn ứ đọng lâu và
giảm chất lượng.
• Người tiêu dùng trước lượng sản
phẩm ngoài thị trường quá lớn, khó
chọn lựa nên tất yếu đòi hỏi cao về
chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì,

CƠ HỘI THÁCH THỨC
20
QUẢN TRỊ HỌC NHÓM 16
• Thị trường xi măng đang trên đà
hội nhập, được tiếp cận nhiều với
nền khoa học – kỹ thuật hiện đại,
hiểu biết rõ hơn các tiêu trí đánh giá
nền trong nền kinh tế có trình độ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao.
• Sự gia tăng dân số dẫn đến gia tăng
nhu cầu nhà ở, các công trình công
cộng, đường xá cầu cống…
• Cơ hội vươn xa trong khu vực và
thế giới mở rộng

• Có nhiều đối thủ mạnh và mới ngay
trong tập đoàn và ngoài tập đoàn,
các đối thủ có nguồn lực tài chính
và được trang bị kĩ thuật tốt như
DIC,
• Chính sách ưu đãi và giá cả hợp túi
tiền của người tiêu dùng của đối thủ
cạnh tranh làm giảm lòng trung
thành của người tiêu dùng.
• Giá cả địa ốc leo thang, nguyên
nhiên vật liệu đi kèm tăng giá quá
nhanh làm giảm lượng người dân
đầu tư xây dựng, hạn chế sức mua
của người tiêu dùng
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tiểu luận này đưa ra với cái sơ lược về ngành công nghiệp sản xuất xi măng và một
trong số những công ty hàng đầu Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn, đưa ngành công
nghệ xi măng đi vào con đường phát triển tốt nhất là VICEM HÀ TIÊN, được xét bằng
cái nhìn từ nội lực và ngoại lực của công ty.
Qua phân tích cho thấy, chiến lược mà VICEM HÀ TIÊN đề ra đã và đang thực hiện
được những mục tiêu, sứ mệnh mà công ty đề ra. Tuy nhiên bên cạnh sự tiếp tục kế thừa
và phát triền đó, công ty cần chú ý đến việc thống nhất lãnh đạo của công ty để kết hợp
được những nguồn lực tự than, đẩy mạnh việc phát triển rộng ra phạm vi hoạt động, phát
triển và tìm tòi những tài năng mới, nhằm phục vụ cho việc tạo ra sản phẩm mới, nghiên
cứu thị trường mới tìm ra những hướng đi đúng đắn nhằm giành lợi thế cạnh tranh và thị
phần, không bỏ qua những ý tưởng và triển vọng lớn để đối thủ nắm bắt, chú trọng đến
chất lượng và giá thành sản phẩm khi có ý định tung ra một sản phẩm mới, để tránh dẫn
đến hao phí tài nguyên, lãng phí nguồn nhân lực
21

×