Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu sinh địa tầng các thành tạo khống chế và chứa quặng mangan ở vùng Hạ Lang, Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.22 MB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
Tèn đề tài
NGHIÊN CỨU SINH ĐỊA TANG cá c t h à n h tạo
KHỐNG CHẾ VÀ CHỨA QUẶNG MANG AN
Ở VÙNG HẠ LANG, CAO BANG
MÃ SỐ: QT 05-31
Chủ trì đề tài: PGS. IS. Đặng Đức Nga
Các cán bộ tham gia: PGS.TS. Tạ Hoà Phương
ThS. Nguyễn Công Thuận
ThS. Nguyễn Thị Thủy
t)A ' HOC QUỐC GíA HẢ NỎ!
TRUNG TẤM Th ô n g ỉỉn thư viễn
D t / ^ 4
HÀ NỘI - 2006
2
BAO C A O T Ó M TẢ T
a. Tên đê tài: Nghiên cứu sinh địa tầng các thành tạo khống chế và chứa
quặng mangan ở vùng Hạ Lang, Cao Bằng.
b. Chủ trì đề tài: PGS TS. Đặng Đức Nga
c. Các cán bộ tham gia:
ỉ. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Miic. tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu chi tiết cổ sinh vật trong các đá không chế các vỉa quặng
mangan nhằm xác lập các đới sinh địa tầng, cho biết vị trí địa tầng của
các vỉa quặng man^an trong vùng Hạ lang, Cao Bàng.
Nôi dung nghiên nhi:
- Khảo sát thực địa, thu thập mẫu cổ sinh, khoáng sản và thạch học;
- Phân tích các mẫu vi cổ sinh.
- Viết báo cáo tổng kết kèm theo các sơ đồ, mặt cắt địa chất.


Các kết quả dat được:
- Hình thành một bài báo khoa học.
- Báo cáo tổng kết kèm theo các biểu bảng, hình minh hoạ.
- Sơ đồ liên hệ địa tầng các mặt cắt chứa mangan vùng Hạ Lang.
- Bảng đới sinh địa tầng của các tầng khống chế và chứa quặng mangan ở
Hạ Lang
Tình hình kinh phí của đề tài (hoặc dự án):
Từ ngân sách Nhà nước : 0
1) PGSTS Tạ Hoà Phương
2) ThS Nguyễn Công Thuận
4) ThS Nguyễn Thị Thủy
Kinh phí Đại học Quốc gia Hà Nội
Vay tín dụng
Vốn tư có
0
0
13.000.000 đ
3
Thu hồi
Tổng kinh phí thực chi
13.000.000 d
0
KHOA QUẢN LÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
TS.Nguyễn Văn Vượng
CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
(Ký và ghi rõ họ tên)
CƠQJUẠN CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
<*rtÒ ti€o TRƯỎNU
ĩfi Ji

• ĐAI HOC
KHOA
'(} TƯ \h:ẾN
GS.TS.<J csP'i/l*-
4
SUMMARY
a. Title of the Project: Research on biostratigraphy of sediments controlling and
containing manganese ore in Ha Lang area, Cao Bang Province
b. Head of the Project. Dang Due Nga, Assoc. Prof., Ph.D
c. Participants:
- Ta Hoa Phuong, Assoc. Prof.
- Nguyen Cong Thuan, Ms.
- Nguyen Thi Thuy, Ms.
d. Objectives and contents:
Objectives
To establish biostratigraphic zones and exact stratigraphic location of
manganese ore beds in Ha Lang area, Cao Bang based on the detailed study of
fossils in strata containing these ore beds.
Contents
- field trip, collection of fossils, mineral and rock samples.
- Analysis of samples.
- Compilation of the final report with accompanied schemes and geologic
:ross sections.
Obtained results:
- One scientific article.
- The final report with accompanied schemes and gcologic cross sections.
- Stratigraphic correlation scheme of the Mn ore containing cross sections in
la Lang area.
- Table of the biostratigraphic zones of the strata controlling and containing
/In ore in Ha Lang area.

5
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 7
I. Các hệ tầng chứa quặng mangan trong vùng Hạ Lang 9
1.1. Hệ tầng Bằng Ca 9
1.2. Hệ tầng Tốc Tát. 12
1.3. Hệ tầng Lũng Nậm 17
II. Các đới sinh địa tầng và tập hợp Răng nón (Conndonta) được
phát hiện trong các hệ tầng chứa quặng rnangan ở Hạ Lang 2 Ị
III. Vị trí địa tầng các vỉa quặng mangan trong vùng Hạ Lang 23
3.1. Vị trí địa tầng của vỉa quặng mangan trong hệ tầng Bằng Ca 22
3.2. Vị trí địa tầng của vỉa quặng mangan trong hệ tầng Tốc Tát 24
3.3. Vị trí địa tầng của vỉa quặng mangan trong hệ tầng Lũng Nậm 25
Kết luận 25
Tài liệu tham kháo 27
Phiếu đang ký KQ KH-CN 29
6
MỞ ĐẦU
Vùng Hạ Lang, Cao Bằng là nơi có các mỏ quặng mangan chủ
yếu của Việt Nam. Vỉa quặng chính nằm trong hệ tầng Tốc Tát (D3-
c ịtt), hiện vẫn được khai thác. Một sô" vỉa quặng mới được phát hiện
ở những mức địa tầng khác và cũng đã được đưa vào khai thác, như
các vỉa quặng gặp trong hệ tầng Lũng Nậm (Cỵln) hoặc các mỏ mới
nằm trong phạm vi phân bô" của trầm tích Đệ Tứ.
Đe định hướng tìm kiếm có hiệu quả, việc nghiên cứu vị trí địa
tầng chính xác của các vỉa quặng là rất cần thiết. Trong khuôn khố
đê tài N ghiên cứu sinh địa tầng các thành tạo khống chế và chứa
quặng m angan ở ưùng Hạ Lang, Cao B ằng”, với mức độ đầu tư kinh
phí hạn hẹp, các tác giả tập trung nghiên cứu vị trí địa tầng của các

vỉa quặng mangan có tuổi trước Đệ tứ, chủ yếu phân tích nhóm hoá
thạch Rảng nón đế phân định các đới sinh địa tầng không chê các
vỉa quặng.
Gần 100 m ẫu hoá thạch Ràng nón đã được thu thập trong các
mặt cắt địa chất cắt qua các vỉa quặng mangan chủ yếu, được gia
công và phân tích trong phòng thí nghiệm cổ sinh của khoa Địa
chất trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kết quả phân tích mẫu cổ sinh và đôi sánh các mặt cắt khác nhau
cho phép xây dựng bảng đôi sánh địa tầng các mặt cắt chứa quặng
mangan vùng Hạ Lang, làm tiền đề địa tầng tìm kiếm quặng trong
vùng cũng như ở những nơi có điều kiện trầm tích tương tự khác.
7
106° 44'34 4
10^5307
HỔ Thăng
10^ 14'34 4
H . TRA
xã Lưu Ngoe
CHI DAN
0 ) Măt cát vung Nôc Cu
(2) M3tcát Bứng ổ
cát Ujng Ngoe - Sống Bấc Vòng
/ỗ\ cát Nâ Quàn - Lũng Thoáng ,
(5) MSt cát Rồng Thây
uu ^ V v wv. (6' M3t cát đèo Kênh Wìồng
\ J (. (7) M3t cát mốc 43 • bàn Lung
f (8) M3t cát Lủng Hoâi • Sa Tao
Măt cát đêo Kang Ka
cốt Limg Mjỡ - Ti Đinh
Xã Tháng LƠI

Quang ư/r$
Hình 1. S ơ đổ vị trí vùng Hạ Lang và một số mặt cắt địa chất chính đã nghiên cứu.
8
I. CÁC HỆ TẦNG CHỨA QUẶNG MANG AN TRONG VÙNG
HẠ LANG
Trên diện tích vùng Hạ Lang có mặt 18 phân vị địa tầng tuổi từ Cambri
muộn tới Đệ tứ, trong đó có 3 hệ tầng chứa quặng mangan gốc là Bằng Ca
(D3fròc), Tốc Tát (D3-C1//) và Lũng Nậm (C\ln). Dưới đây sẽ giới thiệu các
hệ tâng đó kèm theo các kết quả nghiên cứu mới về thành phần trâm tích và
cổ sinh.
1.1. Hệ tầng Bằng Ca (D3fròc)
R. Bourret (1922) là người đầu tiên mô tả “các đá phiến dạng tấm
mỏng ở phía đông và tây bản Cra (Bằng Ca)”. Phạm Đình Long (1974) xác
lập điệp Bằng Ca, song ông lại gộp 3 tầng đá khác nhau vào điệp này, đó là
tầng đá vôi sáng màu, tầng đá vôi, vôi silic và tầng lục nguyên silic. Trên thực
tế khối lượng địa tầng đó ứng với 3 phân vị địa tầng theo hệ thống phân loại
thạch địa tầng hiện hành là hệ tầng Bản Còng, hệ tầng Nà Đắng và hệ tầng
Bằng Ca. Còn trong bản đồ địa chất hiệu đính loạt bản đồ địa chất tỷ lệ
1:200.000, in năm 2000, tầng trầm tích lục nguyên silic kể trên lại bị gộp
chung vào khối lượng hệ tầng Tốc Tát (D3ư). Hệ tầng Bằng Ca được chúng
tôi sử dụng và mô tả dưới đây có nội dung như khái niệm ban đầu của R.
Bourret (1922), chỉ ứng với tầng lục nguyên si lie nằm dưới đá vôi sọc dải của
hệ tầng Tổc Tát.
Tên của hệ tầng lấy theo tên bản Bằng Ca thuộc xã Lý Quốc, huyện
Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Hệ tầng phân bố trên diện tích khoảng 56km2, ở các
khu vực Bằng Ca thuộc tờ bản đồ F-48-46-D (Bản Na Quản); bản Piên thuộc
tờ F-48-46-A (Trùng Khánh); Hạ Lang thuộc tờ bản đồ F-48-46-C (Hạ Lang);
và vùng Bản Mặc, Tốc Tát thuộc tờ bản đồ F-48-45-B (Bản Cốc Cáng); vùng
Bản Khuông, Ròng Tháy, Khuổi Hoa, Pò Na thuộc tờ bản đồ F-48-45-D (Cao
Bằng). Các diện lộ của hệ tầng thường ở cánh của các nếp lõm trong vùng. Hệ

tầng Bằng Ca có thành phần thạch học và vị trí địa tầng ổn định trong toàn
vùng nghiên cứu. Be dày của hệ tầng thay đổi từ 70 đến 250m.
Bốn mặt cắt sau đây của hệ tầng được mô tả: Nà Quản - Bằng Ca - Bản
Thoang, Đèo Kang Ka, Đèo Khau Liêu, Lũng Ngọc - Sông Bắc Võng.
9
Mặt căt Nà Quan - Băng Ca - Bán Thoang là mặt căt chuân cùa hệ
tầng, gồm 2 hệ lớp:
Hệ lớp /: Đá silic màu đen, silic vôi phân lớp rất mong đến mỏng (0,5
7cm) xen ít sét si lie, chứa phong phú hoá thạch vỏ nón khóng xác định, dày
200m.
Hệ lớp 2: Đá silic nhiễm mangan, si lie xen sét silic phong hoá xám
vàng, xám trắng kẹp các vỉa mong quặng mangan, chứa phong phú hoá thạch
Vo nón: Styliolina sp.; Hocmoctenus sp., Tay cuộn: Camarotoechia sp.;
Howellella sp.; Pracwageroconcha sp., dày 50m. Tập này chuyển tiếp lên đá
vôi phàn dái của hệ tầng Tốc Tát.
Tống bề dày cùa hệ tầng trong mặt cắt là 250m.
Mặt cắt Đèo Khau Liêu gồm 3 hệ lớp:
Hệ lớp I: Đá phiến sét silic xen silic màu xám, xám đen phong hoá
màu nâu vàng, dày >100m.
Hệ lớp 2: Đá phiến silic màu xám đen xen ít đá sét silic, dày 70m.
Hệ lớp 3: Đá phiến sét si lie xen si lie màu xám đen phong hoá màu xám
trắng chứa vỉa mỏng mangan (20-30cm), dày >50m.
Tổng bề dày của hệ tầng trong mặt cắt là >220m. (ảnh 1)
Ảnh 1. Đá si lie phân dải hệ tầng Bằng Ca, mặt cắt đèo Khau Liêu
10
Mặt căt Đèo Kang Ka: Đá của hệ tâng tương tự như ở mặt căt chuân
song lượng mangan và thấu kính đá vôi nhiều hơn. Trong các thấu kính đá vôi
chửa hoá thạch Răng nón: Palmatolepis has si; Hindeodella sp.; Polygnathus
sp., dày 200m.
Mặt cắt Lũng Ngọc - Sông Bắc Võng: Gồm đá phiến silic xen đá

phiến sét sericit chlorit, sét silic chửa các vỉa mòng và thấu kính quặng
mangan, ít thâu kính đá vôi, dày 200m.
Ỏ các mặt cắt Bản Rọng Tháy, Búng Ó, Lũng Mười-Ti Đinh đá của hệ
tầng có thành phần tương tự như các mặt cắt đã mô tả.
Tuổi của hệ tầng: Đá của hệ tầng chứa phong phú hoá thạch vỏ nón,
Răng nón. Hệ tầng nằm chuyển tiếp từ các đá hệ tầng Nà Đắng, và phía trên
lại chuyển tiếp lên hệ tầng Tốc Tát. Trong đá phiến silic ở mặt cắt Bằng Ca
Nguyễn Đoá, Nguyễn Đình Hồng (1978) đã phát hiện hoá thạch vỏ nón:
Homoctenus aff. kikiensis\ Styliolina sp.; Phạm Đình Long (1974) phát hiện
hoá thạch Tay cuộn: Camarotoechia sp.; Hoxvellella sp.; Pracwageroconcha
sp.; Desquamatia cf. zonataeformis. Trong những thấu kính đá vôi thuộc
phần trên của hệ tầng Bằng Ca chúng tôi phát hiện hoá thạch Răng nón:
Palmatoỉepis has si', Pa. cf. hassi\ Hindeodella sp.; Polygnathus sp.
(TK. 1219/1, TK. 1218/2, TK.350/2, TK.351/1, TK. 1076/4, TK.964/2 ). Đây
là các dạng hoá thạch tuổi Frasni, thuộc đới Palrnatolepis hassi. Tuy nhiên,
trong một số thấu kính đá vôi ở phần thấp của hệ tầng đã phát hiện một dạng
hoá thạch San hô 4 tia: Acantophyllum sp. có tuổi Givet (D2gv). Do đó không
loại trừ phần thấp của hệ tầng còn có yếu tố Givet, cần được kiểm tra và
nghiên cứu thêm.
Vài nét về môi trường thành tạo: Đặc trưng của hệ tầng là các đá
silic, hàm lượng các nguyên tố hiếm như La, Y khá cao và phong phú di tích
hoá thạch pelagic (Vỏ nón và Răng nón) phản ánh môi trường thành tạo của
hệ tâng là các máng nước sâu. Có thể là các máng nước sâu trong thêm lục
địa.
Khoáng sản liên quan: Trong diện phân bố của hệ tầng ở phần cao của
trầm tích lục nguyên si lie có chứa lớp và thấu kính mỏng quặng mangan
thường có hàm lượng thấp. Đáng lưu ý trong quá trình phong hoá thấm đọng
11
mangan được làm giàu và tập trung thành thân, ổ quặng có hàm lượng
mangan cao hơn ở một số nơi, thuận lợi cho việc khai thác.

1.2. Hệ tầng Tốc Tát (D3-CẠtt)
Hệ tầng do Tốc Tát do Phạm Đình Long (1974) xác lập trên cơ sở tầng
đả vôi ván đỏ, được ông định tuổi Frasni (D3fr). Tầng đá vôi có dạng sọc dải
này đă được nhiều nhà địa chất nhắc đến khi nghiên cứu địa tầng khu vực như
Bourret R. (1922), Saurin E. (1956); Dovjikov A. E. (1965) V.V Trong vùng
Hạ Lang, hệ tầng có diện lộ khoảng 49km2, phân bố ở các vùng Tòng Ngà, bản
Mặc, Tốc Tát thuộc tờ bản đồ F-48-45-B (Bản Cốc Cáng); Mã Phục, bản
Khuông, Khuổi Hoa thuộc tờ bản đồ F-48-45-D (Cao Bằng); Nộc Cu, Lũng
Luông, Phia Hồng thuộc tờ bản đồ F-48-46-A (Trùng Khánh); Hạ Lang thuộc
tờ bản đồ F-48-46-C (Hạ Lang); Bằng Ca thuộc tờ bản đồ F-48-46-D (Bản Na
Quản). Các đá của hệ tầng thường có vị trí là cánh của các nếp lõm hoặc phức
nếp lõm trong vùng.
Thành phần của hệ tầng chủ yếu là đá vôi sọc dải (còn được gọi là đá vôi
vân đó) xen ít đá vôi phân lớp mỏng tới trung bình hoặc dày, phần cao hệ tầng
có chứa vỉa quặng mangan công nghiệp, chứa phong phú hoá thạch Răng nón
có tuổi từ Frasni đến Tume sớm. Chiều dày 80-330m.
Mặt cắt chuẩn của hệ tầng được Phạm Đình Long (1974) mô tả từ bản
Ngắn tới mỏ Tốc Tát, chủ yếu gồm đá vôi phân dải màu sặc sỡ. Thực tế mặt
cat này lộ không tổt và bị phong hoá, nên chúng tôi đã đo vẽ mặt cắt chi tiết
qua khu mỏ mangan Tốc Tát (mặt cắt Búng Ổ) để mô tả hệ tầng. Đây là mặt
cắt đá lộ khá tốt. Hệ tầng bao gồm đá vôi sọc dải, đá vôi phân lớp mỏng, khá
ổn định về thành phần thạch học ở mọi nơi trên diện tích vùng nghiên cứu.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của một số đứt gẫy kiến tạo nên khối lượng của hệ
tầng lộ không đầy đủ. Hệ tầng nằm chuyển tiếp trên hệ tầng Bằng Ca. Tại các
vị trí chuyển tiếp, các đá silic, silic vôi chứa lớp mỏng mangan thuộc hệ tầng
Bang Ca chuyển dần lên đá vôi, vôi sét, vôi silic phân dải mờ màu xám đen
thuộc phần thấp hệ tầng Tốc Tát (ảnh 2). Hệ tầng có quan hệ chuyển tiếp lên
trầm tích silic của hệ tầng Lũng Nậm.
12
Bằng Ca - Lung Thoang (vết lộ TK 1222).

Bảy mặt cắt của hệ tầng được nghiên cứu là: Búng Ô, Lũng Ngọc -
Sông Bắc Võng, Đèo Kang Ka, Bản Rọng Tháy, Đèo Khau Liêu, Lũng Mười
- Ti Đinh và mặt cát Nà Quản - Bằng Ca - Bản Thoang.
Mặt cắt Búng Ố: Thuộc tờ bản đồ F48-45-B (Bản Cốc Cáng). Hệ tầng
gồm 2 tập:
- Tập I (//ị): Đá vôi phàn dải mỏng màu xám trắng, phớt hồng, sặc sỡ,
loang lổ xen ít lớp đá vôi phân lớp mỏng đến dày (10-20-40-70cm). Trong tập
này chứa phong phú hoá thạch Răng nón: Palmatolepis glahra; Pa. distortư,
Pa. pectinata; (TK.264), dày 13()m.
- Tập 2 (tt2): Đá vôi, đá vôi silic màu đen, đá vôi phàn dải, màu xám
trắng, sặc sỡ, phân lớp mỏng, trung bình tới dày (5-10-40-50cm). Trong tập
có một via quặng mangan dày 0,7-2m (ảnh 3). Trong đá vôi chứa hoá thạch
Răng nón: Palmatolepis glabra', Pa. gracilis; Pa. sigmoidal is; .(TK.266/2,
TK.267/3), dày 110m.
Mặt cắt Lũng Ngọc - Sông Bắc Võng (đoạn từ bán Ngắn đến mỏ Tốc
Tát). Mặt căt gồm 2 tập:
- Tập 1 (tti): Đá vòi phàn dải màu xám, xám trắng, loang lổ, xen ít đá
phiến sét silic phân lớp mỏng, dày
100m.
13
- Tập 2 (tt2): Đá vôi silic, đá vôi phân dải thô màu xám, xám trắng, xám
sáng, xám đen xen ít silic, chứa vỉa quặng mangan dày 20cm. Tập dày 70m.
Hệ tầng chuyển tiếp lên đá silic của hệ tầng Lũng Nậm.
Mật cắt Ròng Tháy và mặt cắt Đèo Khau Liêu có thành phần tương
tự nhưng chiều dày của hệ tầng ở mặt cắt Ròng Tháy mỏng (100m), ở mặt cắt
đèo Khau Liêu - >200m. Ở mặt cắt Lũng Mưòi - Ti Đinh, mặt cắt Nà
Quán - Bằng Ca - bản Thoang (ảnh 2) và mặt cắt Đèo Kang Ka lộ đá vôi
phân dải màu xám đen - phần thấp của tập đủ vôi phân dải điển hình màu sặc
sỡ (ảnh 4), chứa phong phú hoá thạch Răng nón: Palmatolepỉs hassi\
Hindeodella sp.; Polygnathus sp. (TK.354, TK.357, TK.339 ).

Ở các vùng Bằng Ca, Lũng Luông, Tốc Tát, Rọng Tháy, Bản Khuông,
Mã Phục, Bản Mặc lộ ra đầy đù thành phần hệ tầng. Riêng vùng Hạ Lang chí
lộ ở phần thấp của hệ tầng. Ở vùng Phia Hồng đá của tập 2 bị ảnh hường của
đứt gẫy đôi chồ bị dolomit hoá. Vùng Nộc Cu do ảnh hưởng của đứt gãy
chờm nghịch nên hệ tầng chỉ lộ ra một diện nhò ở phần cao.
Tuổi của hệ tầng: Hệ tầng chuyển tiếp từ hệ tầng Bằng Ca, phía trên
chuyển tiếp lên hệ tầng Lũng Nậm. Lần đầu tiên Phạm Đình Long (1974) xác
lập hệ tầng và định tuổi Frasni trên cơ sở nhóm hoá thạch Tay cuộn gồm:
Schizophoria striatula; s. cf. bìstriata; Lingula aff. suparallella; Spinulicosta
spinulicosta\ Productella subacubata\ Praewaagenoconcha sp.; Cyrtospirifer
aff. chaoi', Camaratoechìa aff. pleurodon; Athyris cf. s li ỉ c if era;
Echinoconchus bistriata.
Từ những năm 1979 trờ lại đây nhóm hoá thạch Răng nón bắt đầu được
nghiên cứu. Trong hệ tầng phát hiện được ngày càng di tích của nhóm hoá
thạch có ỷ nghĩa định tầng tốt này.
Những kết quả nghiên cứu mới chủa chúng tôi cho phép phân chia chi
tiết hệ tầng theo các mức tuổi sau đây:
- Frasni muộn (D3fr) có các dạng Ancyrodella nodosa; Ancyrodella
ioides\ Pa. hassỉ\ Pa. subrecta\ Polygnathus sp. có mặt ở phần thấp của tập
1 ở các mặt cắt Đèo Kang Ka, Lũng Mười - Ti Đinh (TK.354, TK.339,
TK.101, ).
14
Ảnh 3. Vỉa quặng mangan chinh của mỏ mangan Tốc Tát trong mặt cắt Búng ổ.
Ảnh 4. Đá vôi vân đỏ hệ tầng Tốc Tát, vết lộ TK 357, mặt cắt đèo Kang Ka
15
- Famen sớm - giữa (D3fm''2) có các dạng: Palmatolepis
quadrantinodosa\ Pa. marginifera\ Pa. glabra; Pa. perlobaía; Pa.
rhomboidea\ Pa. rugosa ampla\ Pa. helmsi\ Pa. tenuipunctata\ Pa. minuta
minuter, Pa. delicatula; Pa. triangularis', Pa. cf. regularise Polygnathys ex gr.
procera\ Pol. cf. ex tralobatus; Pol. glaber gỉaber\ Poỉ. glabra\

Spathognathodus ex gr. striogosus', s. stabilise s. amplus; Ozarkodina
homoarcuata\ o. cf. elegans\ Ligonodina monodenỉata\ Tridellus robustus
gặp trong mặt cắt Búng Ó, Đèo Kẻng Khòng, vùng Nộc Cu, Nà Quản - Bằng
Ca - Bản Thoang (TK. 1223/3; TK. 1223/4; TK.266/2; TK. 1645/2; H.4-NC ).
- Famen muộn (D3fm') có các dạng Pa. sigmoidalis', Pa. postera; Pa.
gracilis; Pa. trachytera thường gặp ở phần cao nhất của hệ tầng nằm trên
vỉa quặng mangan như trong các mặt cắt Búng Ồ, Đèo Liêu, khu vực Nộc Cu,
Lũng Ngọc - Sông Bắc Võng (TK.267/3; TK1720, TK.829, TK.1900 ).
Yếu tố Turne sớm (Cit1) có dạng Siphonodella sinensis do Đoàn Nhật
Trưởng và Tạ Hoà Phương (1999) phát hiện trong các lớp đá vôi trên cùng
của tập 2 hệ tầng ở mặt cắt Búng Ổ.
Ngoài các hoá thạch đặc trưng trên hệ tầng còn chứa các hoá thạch
Trùng lồ thường phân bố trong Devon muộn - Carbon sớm gồm:
Septatournayella sp.; Septabrunsiina sp.; Quasỉendothyra communis; Q.
kobeitusana\ Q. inflata\ Q. umbilicata\ ưralinella hicameraỉa\ ư.
turkestanica\ u. angusta\ ư. bicamerata\ Glomospirci serenae;
Septatournayelỉa sp.; Septabrunsiina boukaerti\ s. perfecta\ s. romanica\
Laxoseptabrunsiina pauli\ Rectoseptaglomospiranella elegantula;
Chernyshinella sp.; Pcirathurammina ex gr. suleimanovi\ p. cf. stellata\
Bisphaera ex gr. compressa\ Plectogyra sp.; Earlandia sp
Với sự có mặt các phức hệ hoá thạch phong phú kể trên hệ tầng được
xác định có tuổi từ Frasni đến Tourne (D3fr - Cịt).
Vài nét về môi trường thành tạo: Sự có mặt phong phú các đại biểu
Răng nón cho thấy hệ tầng Tốc Tát được hình thành trong điều kiện biển sâu.
Phần trên của hệ tầng có mặt thêm những đại diện Trung lỗ, chứng tỏ môi
trường biển có chiều hướng nông hơn. Mặt khác trong thành phần một số mẫu
đá vôi phân tích cho thấy hàm lượng một số nguyên tố hiếm (La, Y) khá cao,
so với các đá vôi chứa San hô ở môi trường nước nông, phù hợp quy luật đặc
16
điểm địa hoá về hàm lượng một sổ nguyên tố hiếm trong trầm tích nước sâu

và nước nông (Tuberikian, 1961).
Khoáng sản liên quan: Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong tập 2
của hệ tầng chửa vỉa mangan có hàm lượng mangan khá cao và chiều dày khá
ôn định, đạt tiêu chuẩn công nghiệp. Ngoài ra, ở một số vùng như Lũng
Luông đi cùng với vỉa mangan là vỉa silic đỏ đạt tiêu chuẩn đá trang trí và ốp
lát.
1.3. Hệ tầng Lũng Nậm (Cì/n)
Hệ tầng do Đoàn Nhật Trưởng và Tạ Hoà Phương mô tả (1999) lần đầu
theo mặt cắt đỉnh 100. Hệ tầng gồm các đá silic, lục nguyên silic xen đá vôi,
đá vôi silic chứa nhiều Huệ biển và Gai bọt biển. Trong vùng Hạ Lang hệ
tầng có diện tích lộ khoảng 48 km2, thường tạo nên nhân các nếp lõm. Hệ tầng
phân bố ở các vùng Tòng Ngà, Bản Mặc, Tốc Tát thuộc tờ bản đồ F-48-45-B
(Bán Cốc Cáng); Rọng Tháy, Bản Khuông thuộc tờ bản đồ F-48-45-D (Cao
Bằng); Nộc Cu, Hát Phan, Lũng Luông, Phia Hồng thuộc tờ bản đồ F-48-46-
A (Trùng Khánh). Các trầm tích kể trên đà được Phạm Đình Long (1974) xếp
vào Carbon hạ, Dương Xuân Hảo (1980) cho là Turne. Các công trình hiệu
đính loạt bản đồ địa chất Đông Bắc tỷ lệ 1:200.000 (1984, 1994, in năm 2000)
đêu gộp chung vào hệ tàng Bắc Sơn (C-Pĩbs) và tương ứng phần thấp hệ tâng
có yếu tố Carbon sớm.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu lại mặt cắt
chuẩn của hệ tầng Lũng Nậm, kết hợp với một sổ mặt cắt khác cho thấy hệ
tàng có thành phần khá ổn định trong vùng nghiên cứu và có thể phân biệt rõ
2 phần: Phần dưới chủ yếu là đá phiến silic, sét silic, silic vôi, chứa vỉa móng
mangan màu nâu đen, thấu kính đá vôi màu xám tro đến xám nhạt, phong hoá
màu xám trắng, vỡ vụn thành các khổi lập phương và hộp chừ nhật (ảnh 5);
phần trên chủ yếu là đá vôi, đá vôi silic phân lớp mỏng màu xám đen, đen, hạt
thô tới mịn, chứa nhiều hoá thạch Tay cuộn, Huệ biển; giữa các lớp đá vôi
thường hay xen kẹp lớp mỏng silic hay ổ silic, vôi silic (ảnh 6). Một số vị trí
đá vôi silic chứa sinh vật phong hoá tạo các ổ xốp rỗng. Do các đặc điểm trên
một số diện tích của hệ tầng ở vùng Nộc Cu, Hát Phan được nhiều nhà địa

17
OA' HOC Q u ố c G ia h ạ Nỏ!
‘RUN G /Ày ''H—rvK5 ÍIÍ\‘ THU VIỆN
Dj /S"õ
chất trước đây xếp vào tầng lục nguyên silic nằm dưới hệ tầng Tốc Tát (tương
ứng với hệ tầng Bằng Ca), thực ra chúng thuộc hệ tầng Lũng Nậm.
Bốn mặt cắt của hệ tầng được mô tả là: Búng Ồ, Lũng Ngọc - Sông
Bắc Võng, Rọng Tháy và Nộc Cu.
Mặt cắt chuẩn tại đinh 100 (trong mặt cắt Búng Ó, thuộc tờ bản đồ
F-48-45-B).
Hệ tầng gồm 2 tập:
- Tập 1 {lfĩ|): Đá silic, sét silic chứa mangan, silic ít thấu kính đá vôi,
màu xám đen phong hoá xám trẳng, xám vàng phân lớp rất mỏng đến mỏng
(từ vài mm tới 3-5cm). Các thấu kính mangan dày 0,2-0,7m. Trong thấu kính
dá vôi chứa hoá thạch Răng nón Siphonodelỉa sp., Pseudopolygnathus
triangulus (D.3628), dày 50m.
- Tập 2 {ln\)\ Đá vôi sinh vật màu xám đen, hạt thô, phân lớp mỏng tới
dày (5-10-20-70cm) xen ít đá vôi silic sinh vật và đá silic mỏng. Đá vôi silic
chứa sinh vật bị phong hoá tạo thành đá silic xốp. Đá vôi chứa Trùng lỗ:
Palaeospiroplectammina tchernyshinensis; Spinoendothyra sp.; Endothyra
sp.; (TK.268) và nhiều di tích Huệ biển, Gai bọt biển, dày trên 20m.
Tổng bề dày của hệ tầng trong mặt cắt trên 70m.
Mặt cắt Lũng Ngọc - Sông Bắc Võng, thuộc tờ bản đồ F-48-45-D
(Cao Bằng).
Hệ tầng gồm 2 tập:
- Tập 1 [ỉn|): Đá silic, sét silic, silic nhiễm mangan phân lớp rất mỏng
tới mỏng màu xám, xám đen, xen ít vỉa mangan mỏng 10cm, ít đá silic vôi
chứa hoá thạch Huệ biển Pentagonocyclicus sp. (TK.762/3) và Tay cuộn, dày
50-100m.
- Tập 2 (ln2): Đá vôi silic, đá vôi sinh vật, đá vôi hạt không đều phân

lớp mỏng đến trung bình (10-40cm) xen đá phiến silic nhiễm mangan. Đá
chứa phong phú hoá thạch Trùng lỗ: Tetrataxis torosus\ Eostaffella sp.;
Endothyra sp.; Mediocris mediocris\ Tournayella discoidea\ Răng nón:
Pseudopolygnathus triangulus', p. multistriatns\ p. homopunctatus,
Gnathodus sp., Paraẹnathodus sp.; Siphonodella isosticha\ Pseudognathdus
18
sp.; (I).6/2, D.9, I). 10, TK.764/2, TK .768/]Ngoài ra còn có Tay cuộn,
I luệ hiển, Gai bọt biển, dày >100m.
Tổng bề dàv của hệ tầng trong mặt cắt này 120-200m.
Ảnh 5. Tập 1 hệ tầng Lũng Nậm, mặt cắt Lũng Ngọc - Sông
Bắc Võng, điểm lộ TK. 764.
Ảnh 6 Tập 2 hệ tầng Lũng Nậm - đá vôi, vôi silic,xen ít silic.
Mặt cắt vùng Nộc Cu, điểm lộ TK 1729
19
Mặt căt Bản Rọng Tháy: Thuộc tờ bản đô F-48-45-D (Cao Băng).
Trong mặt cắt này hệ tầng có đặc điểm tương tự như 2 mặt cắt trên, tập 1 có
thành phần chủ yếu là sét silic có chửa thấu kính mangan dày 0,7m, dày trên
250m.
Mặt cắt vùng Nộc Cu: Thuộc tờ bản đồ F-48-46-A (Trùng Khánh). Hệ
tâng có đặc điểm tương tự như mặt cắt Búng Ò và mặt cắt Lũng Ngọc - Sông
Bắc Võng nhưng có chiều dày của tập 1 lớn hơn (160m). Tổng bề dày mặt cắt
trên 360m.
Tuổi của hệ tầng: Hệ tầng nằm chuyển tiếp trên hệ tầng Tốc Tát, còn
quan hệ trên bị các đá vôi hệ tầng Bẳc Sơn phủ không chỉnh hợp lên . Trong
các đá của hệ tầng phát hiện phong phú các hoá thạch Trùng lồ thường phân
bô trong Tourne đên Vize: Bisphaera malevkensis\ Parathurammina steỉlata\
Palaeospiroplectammina sp.; Tounayelỉa discoidea maxima; Glomospira sp.;
Eo/orchia moelleri; Septabrunsiina (Spinobrunsiina) sp.;
Palaeospiroplectammina tchernyshinensis; Paraendothyra cf. portentosa và
các dạng tuổi Vize sớm: Pseudograthdus hơmopunctatus; Parapermociiscus

expỉanatus\ Archaecliscus; Eostaffella sp.; Eodiscus explanatus; Uralodiscus
sp.; Pseudoỉituobella tenuissima\ Ngoài ra, còn gặp các di tích Răng nón
tuổi Carbon sớm (chủ yếu Tourne và còn có yếu tố Vize): Siphonodella sp.;
Pseudopolygnathus triangulus; p. multistriatus', p. homopunctatus', Dollymae
bouckaerti\ Gnathodus communtatus; Tay cuộn : Fusella sp.; Choristites sp.;
Schuchertella sp.; (TK.268; TK.240; TK.764/2; TK.766/2; TK.767/2;
ĨK.768; TK. 1359/2; TK. 1376; TK. 1827 Các tập hợp hoá thạch trên là cơ sờ
<ác định tuổi Carbon sớm cho hệ tầng Lũng Nậm.
Vài nét về môi trường thành tạo: Trầm tích silic chiếm tỉ lệ lớn trong
:ác đá của hệ tầng, còn trong các đá vôi của hệ tầng chứa nhóm hoá thạch
ìước sâu (Răng nón) và chứa hàm lượng một số nguyên tố hiếm như La, Y
:há cao, phản ánh môi trường trầm tích tướng nước sâu của hộ tầng như đã đề
ập ờ phần trên.
Khoáng sản liên quan: Ở phần thấp của hệ tầng liên quan tới hệ lớp
ilie mangan, có nơi khá dày, do quá trình phong hoá, phong hoá thấm đọng
uặng mangan được làm giàư lên tương tự như trong hệ tầng Bằng Ca, chất
20
lượng mangan tăng lên có thể khai thác. Ở phần cao đá vôi và vôi silic của hệ
tầng có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng.
II. CÁC ĐỚI SINH ĐỊA TẦNG VÀ TẬP H ộp RĂNG NÓN
(CONODONTA) ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRONG CÁC HỆ TẦNG
CHỨA QUẶNG MANGAN ở HẠ LANG
Kết quả phân tích trên 60 mẫu vi cổ sinh, chủ yếu là Răng nón
và Trùng lỗ, cho phép phân định các đới sinh địa tầng trong các
phân vị địa tầng chứa quặng mangan vùng Hạ Lang. Tiêu biểu
nhất là các đới Răng nón, vì đây là nhóm sinh vật pelagic điên hình,
đặc trưng cho môi trường nước sâu nơi lắng đọng các trầm tích của
cả 3 hệ tầng Bằng Ca, Tốc Tát và Lũng Nậm, vốn được gộp chung
vào loạt Trùng Khánh.
Trong phần trên của hệ tầng Bằng Ca tại các m ặt cắt xã

Độc Lập và đèo Kang Ka đã phát hiện được đới Palm atolcpis
hassi ứng với phần giữa của bậc Frasni, gồm các dạng:
Palmatolepis hassi; H indeodella sp.; Polygnathus sp. (TK.1219/1,
TK.1218/2, TK.350/2, TK 351/1, TK.1076/4, TK.964/2, ). ĐỚI Răng
nón này không chế phía trên các vỉa quặng mangan thuộc hệ
tầng Bằng Ca. Trong phần thấp của hệ tầng Bằng Ca có phát
hiện một dạng San hô bổn tia Acantophyllum sp., là dạng từng
gặp trong Givet. Dưới nữa là các hệ tầng Bản cỏng và Nà Đắng
tuổi Givet đã được khẳng định bởi những phức hệ hoá thạch San
hô và Tay cuộn phong phú, mà điển hình là loài hoá thạch Tay
:uộn chỉ đạo địa tầng Givet là S tringcep ha lu s burtini. Các vỉa
quặng m angan nằm trong phần trên của hệ tầng Bằng Ca, do
yậy hoàn toàn có cơ sở để kết luận: các vỉa quặng mangan của hệ
:ầng này nằm trọn trong bậc Frasni, cũng là tuổi được thừa
ihận của hệ tầng Bằng Ca.
Trong hệ tầng Tổc T át các đới Răng nón sau đã được phát
liên:
- Đới P alm atolep is hassi ứng với phần giữa của bậc Frasni,
'Ồm các dạng: Palmatolepis hassi; Pa. subrecta\ Hindeodella sp.;
ỉncyrodella nodosa; A. ỉoides', Polygnathus sp. có mặt trong phần thâp của
ập 1 ở các mặt cắt Đèo Kang Ka, Lũng Mười - Ti Đinh (TK.354, TK.339,
ĨK.101, ).
21
Bảng 1. CÁC ĐỚI RĂNG NÓN (CONODONTA) FRASNI - TOURNE ĐẢ PHÁT HIỆN
TRONG CÁC MẠT CÁT ĐỊA CHÁT VỪNG HẠ LANG
0
CÁC ĐỚI VÀ TÂP HƠP
z
<0
BẬC HỆ

RĂNG NÓN
CÁC ĐỚI RẰNG NÓN
X
h-
TANG
ĐÃ PHÁT HIỆN TRONG
CHUAN QUOCTE
VÙNG HA
LANG
<■
VIZE
< •
I
LU
z
ữl
3
Tập hợp
triangulus -
homopunctatus
isosticha
isosticha
z
o
o
2
crenulata

Q:
o

_
1
sandbergi
<
o
o
h-
duplicata
sulcata
~r * L- •
praesulcata
l a p 1 lu p x>iyi 1IUIUƠIIO -
gracilis
expansa
o
Z .
LU
postera
21
o -
trachytera
trachytera
LL
h -
marqinifera
marqinifera
I
h-
h“
rhomboidea

rhomboidea
o
'O
crepida
p
h“
triangularis triangularis
LU
linguiformis
Q
7
rhenana
ơ)
< f
hassi
ữL
LL
BẰNG CA
hassi
- Đới Pa. triangularis, Pa. clarki, Pa. delỉcatula - m ặt cắt Nộc
Cu.
- Đới Pa. rhom boidea - mặt căt Búng o .
- Đối P alm atolepis m arginifera, gồm các dạng: Palm atolepis
glabra; Pa. distorta; Pa. p ectina ta (TK.264) - m ặt cắt Búng o, Pa.
nargini/era - m ặt cắt đèo Kênh Khòng.
- Đới Pa. trachytera - m ặt căt Búng o.
- Tập hợp hợp sigmoidaỉis - gracilis, gồm các dạng: Palmatolepis
ĩraciỉis, Pa. sigm oidaỉis (TK.266/2, TK.267/3) - m ặt cắt Búng ô.
Trong hệ tầng Lũng Nậm, tại mặt cắt Lũng Ngọc - sông Bắc
/ong, cùng với sưu tập phong phú hoá thạch Trùng Lỗ Tetrataxis

orosus; Eostaffella sp.; Endothyra sp.; Mediocris mediocris;
n'ournayeỉỉa discoidea, đã gặp đới Răng nón Siphonodella isosticha
[ng với phần cao của Tourne. Trong mặt cắt này còn gặp tập hợp
22
Răng nón tuổi Tourne - Vize sớm Pseudopolygnathus triangulus -
p. homopunctcitus gồm các dạng: Pseudopolygnathus triangulus p.
m ultistriatus\ p. hom opunctatus (D.6/2, D.9, D.10, TK.764/2,
TK.768/1, ) cùng với nhiều hoá thạch Trùng lỗ: Bisphaera
maỉeukensis; P arathuram m ina stellata; Palaeospiroplectammina
sp.; Tournayella discoidea maxima; Glomospira sp.; Eoforchia
moelleri; Paraendothyra cf. Portentosa, Septabrunsiina
(Spinobrunsiina) sp.; Palaeospỉropỉectammina tchernyshinensis.
III. VỊ TRÍ ĐỊA TẦNG CÁC VỈA QUẶNG MANGAN VÙNG HẠ
LANG
3.1. Vị trí đia tầng của vỉa quặng mangan trong hệ tầng
Bằng Ca
Trong hệ tầng Bằng Ca, các vỉa quặng mangan có vị trí từ phần
giữa đến phần trên của hệ tầng, thể hiện rõ tại các mặt cắt Lủng
Ngọc - sông Bắc Võng, Khau liêu, đèo Kang Ka. Các vỉa quặng
thường mỏng, bề dày giao động trong khoảng 20-40cm.
Khi thành lập hệ tầng Bằng Ca, do chưa phát hiện được hoá
thạch vi cổ sinh và quan niệm về sự chuyển tướng giữa tầng trầm
tích lục nguyên silic của hệ tầng Bằng Ca với tầng đá vôi chứa hoá
thạch Tay cuộn Stringocephalus burtini nên Phạm Đình Long tầng
đá kể trên có tuổi Givet (D2gv).
Sau này, với những phát hiện hoá thạch vỏ nón Homoctenus
aff. kikiensis và tay cuộn D esquam atia cf. lonatacformis Nguyễn
Đoá, Nguyễn Đình Hồng (1977) đã định lại tuổi Frasni (D3fr) cho
;ầng trầm tích lục nguyên silic của hệ tầng Bằng Ca. Những nghiên
:ứu của chúng tôi cũng khẳng định tuổi này và phát hiện được

;hêm các hoá thạch Răng nón tại phần cao nhất của hệ tầng Bằng
3a, củng là mức tầng khống chế phía trên các vỉa quặng mangan
:ủa hệ tầng này. Các hoá thạch Răng nón Palmatolepis hassi,
0olygnathus sp., Hindedella sp. gặp trong một vết lộ ở phần cao của
lệ tầng tại đèo Kang Ka cho phép định tuổi Frasni cho những lớp
23
trầm tích nằm trên vỉa quặng mangan của hệ tầng Bằng Ca. Như
vậy, các vỉa quặng mangan của hệ tầng Bằng Ca nằm trọn vẹn
trong bậc Frasni, cho dù phần thấp của hệ tầng cũng phát hiện
được những yếu tô" Givet, như Acantophyllum sp. (San hô bốn tia) ở
phía nam Hạ Lang.
3.2. Vi trí địa tầng của vỉa quặng mangan trong hệ tầng Tốc
Tát
Trong hệ tầng Tôc Tát, vỉa quặng mangan công nghiệp dày từ
20cm đến 2m nằm ở phần thấp của tập 2 của hệ tầng trong vùng
Hạ Lang. Phạm Đình Long (1974) khi xác lập hệ tầng Tôc Tát đã
chủ yêu dựa vào các hoá thạch Tay cuộn tìm được như Linguỉa aff.
striatula, Schizophoria bistriata, A thyris sulcicfera, Cyrtospirifer
sp. V.V để định tuổi Frasni cho nó.
Từ năm 1979, nhờ nghiên cứu những nhóm hoá thạch vi cổ
sinh, hệ tầng được định tuổi chính xác hơn: từ Famen đến Turne
(Dyfm-Cjt). Những hoá thạch định tuổi trên là: Palmatolepis
triangularis; Pa. qucidrantinodosa\ Pa. m arginifera; Pa. glabra', Pa.
oerlobata\ Pa. rhomboidea\ Pa. rugosa ampla\ Pa. helmsi; Pa.
tenuipunctata\ Pa. m inuta m inuta\ Pa. delicatula\ Pa. cf. regularise
Pa. glabra sigm oidalis\ Polygnathus glaber glaber\ Pol. glabra;
spathognathodus ex gr. striogosus; s. stabilis; s. amplus;
Ozarkodina homoarcuata; o. cf. elegans; Ligonodina monodenlata;
Siphonodella sinensis.
Với những nghiên cứu của đề tài, vỉa quặng mangan công

Ighiệp nằm khoảng giữa tập 2 của hệ tầng, ứng với mức giữa và cao
lủa Famen, trên diện phân bô của đới Răng nón marginifera và
iưới diện phân bôt của tập hợp sigmoidalis - gracilis. Còn ở mức
,hấp của hệ tầng Tôc Tát, trong phạm vi các đới từ hassi đến
'homboidea chưa phát hiện được các vỉa quặng mangan nào, dù
nỏng.
24
3.3. Vi trí địa tầng của vỉa quặng mangan trong hệ tầng
Lủng Nậm
Các tác giả bản đồ địa chất 1: 50 000 nhóm tờ Trùng Khánh
(Nguyễn Công Thuận và nnk, 2004) đã phát hiện quặng mangan
dưới dạng những vỉa mỏng (từ 2 đến 20cm) hoặc thấu kính (40
70cm) xen trong trầm tích silic của hệ tầng Lũng Nậm. Các vỉa
quặng mangan thường tạo nên các hệ lớp silic chứa và nhiễm
mangan dày từ vài chục centimet tới vài mét. Các vỉa mangan thấy
rõ nhất ở phần thấp tập
1 của hệ tầng tại các m ặt cắt Lủng Ngọc -
sông Bắc Võng và Rọng Tháy.
Tại m ặt cắt Lũng Ngọc — sông Bắc Võng có thể xác định dược
vị trí địa tầng của các vỉa mangan, chúng nằm trong tập 1 với các
hoá thạch gai Bọt biển (Spongia) và đốt thân Huệ biển:
Pentagonocyclicus sp. Các vỉa quặng mangan mỏng có vị trí nằm
trên tập hợp Paỉmatolepis sigmoidalis - Pa. gracilis và một loài
Siphonodella sinensis thuộc phần cao hệ tầng Tốc Tát, là tập hợp
Răng nón thường gặp ở phần cao nhất của Famen, chớm lên Tourne
ở Việt Nam, và nằm dưới đới Răng nón Siphonodella isosticha,
trong tập hợp triangulus - hom opunctatus gồm các dạng
Pseudopoỉygnathus triangulus, p. m ultistriatus, p. homopunctatus,
G nathodus com m untatu, Dollymae bouckaerti. Các hoá thạch Răng
nón vừa nêu thường có mặt từ phần thấp đến phần cao nhất của

Turne (Cjt), chởm lên Vize. Do vậy các vỉa quặng mangan của hệ
tầng Lũng Nậm có vị trí địa tầng nằm trọn trong bậc Tourne của
Carbon hạ, phần chớm lên Vize chưa thấy biểu hiện quặng.
Trên bảng 2 thể hiện cột địa tầng tổng hợp, mức địa tầng của
các vỉa quặng mangan chính đã phát hiện trong các hệ tầng Bằng
Ca, TỐC Tát , Lũng Nậm và liên hệ chúng với nhau.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu sinh địa tầng Răng nón trong các thành tạo chứa
và không chê quặng mangan ở vùng Hạ Lang cho thấy trong
khoảng địa tầng này có mặt
6 đới Răng nón là: Palmatolepis hassi,
Pa. triangularis, Pa. rhomboidea, Pa. m arginifera, Pa. trachytera,
Siphonodella isosticha và 2 tập hợp là Pa. sigm oidalis - Pa. gracilis
25
và Pseudopolygnathus triangulus - p. homopunctatus
Các vỉa quặng mangan mỏng trong hệ tầng Bằng Ca nằm trên
những hệ tầng chứa hoá thạch tuổi Givet với đại diện là
Stringocephalus burtini (Tay cuộn) và bị chặn trên bởi đói Răng
nón Palmatolepis hassi.
Các vỉa quặng mangan công nghiệp chủ yếu trong hệ tầng Tốc
Tát nằm trong khoảng giữa đới Palmatolepis m arginifera và tập
hợp Pa. sigmoidalis - Pa. gracilis, thuộc phần giữa và cao của
Famen (D3fm).
Các vỉa quặng mangan trong hệ tầng Lũng Nậm có vị trí địa tầng nằm
trọn Irong bậc Tourne của Carbon hạ, trong tập hợp Pseudopolygnathus
trianguỉus - p. hom opunctatus và dưới đới Siphonodelỉa isosticha ứng
với phần trên của tập hợp này.
Đây là những kết quả bước đầu nghiên cứu xác lập các đới sinh
địa tầng Răng nón chứa và khổng chế quặng mangan ở Hạ Lang,
Cao Bằng, nhưng cũng cho thấy rõ những khoảng địa tầng đáng

quan tâm nhất trong việc điều tra, tìm kiêm loại khoáng sản này
trong thời gian tới.
26

×