Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.98 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG DẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
• •
9 m
* * * * * * * * *
ĐỂ TÀI KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
(Tháng 4/2001 - 4/2002)
Tên đê tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
■ ■ ■
TRONG QUẢN LÝ XÃ HÔI ỏ NƯỚC TA HIÊN NAY
Mã số : QX.2000.04
Họ và tên chủ tr ì : TS. Hoàng Thị Kim Quế
Cơ quan : Khoa Luật - ĐHQGHN
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 nám 2002
LỜI NÓ: ĐẦU
1. Tính cáp thiết của đé tài
V iệc nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức có ý ngh ĩ.1
lý luận và thực tiễn to lớn, là một trong những hướng nghiên cứu mới của
khoa học pháp lý ở nước ta. Đ ảng cộng sản Việt nam đã xác định nhiệm
vụ xây dưng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta dựa trên
nguyên tầc quản lý xã hội bàng pháp luật, đồng thời coi trọng việc giác)
dục, nâng cao đạo đức. Pháp luật và đạo đức có vai trò đặc biệt quan
trọng, là công cụ để phát huy những ưu việt và hạn chế những khuyết tật
vốn có của nền kinh tế thị trường, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa
trong công cuộc xây dựng xã hội dân giàu nước m ạnh, công bằng, dân chủ
và văn m inh ở nước ta.
2. Tinh hình nghiên cứu
Trong khoa học pháp lý XH CN truyền thống , m ối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức ít được quan tâm nghiên cứu. ơ V iệt nam , về đề tài
này cho đến nay cũng chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nàc,


ngoài m ột số bài viết có đề cập đến vấn đề pháp luật và đạo đức đăng trên
các tạp chí chuyên ngành Luật học, triết học Tình hình nghiên cứu còn
hạn hẹp trên cũng làm cho việc nghiên cứu đề tài này gặp nhiều khó khăn
Trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng đã triển khai cho sinh viên
viết báo cáo khoa học, viết luận vãn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp
luật.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- N ghiên cứu làm sáng tỏ vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức,
m ối quan hệ giữa chúng trong hệ thống điều chỉnh xã hội.
- N ghiên cứu m ột cách khái quát về việc sử dụng pháp luật và đạo \
đức trone quản lý xã hội ở các nhà nước phong kiến Trung quốc và V iệt Ji
nam .
- T ập trung lý giải về sự cần thiết khách quan của quản lý xã hội
bằng pháp luật kết hợp với đạo đức ở nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng pháp luật và đạo đức trong bối cảnh hiện nav
ở nước ta.
- Bước đầu nghiên cứu những biểu hiện của sự kết hợp giữa pháp
luật và đ ạo đức trong một số lĩnh vực pháp luật tiêu biểu như : tư pháp
hình sự, hôn nhân gia đình, đạo đức tư pháp
- Trên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.
đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữấ pháp luật VJ
đạo đức trên tất cả các lĩnh vực pháp luật : xây dựng, thực hiện . háo vệ
pháp luật, tăng cường giáo dục ý thức pháp luật: xây dựng lối sống theo
pháp luật và đạo đức xã hội.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đây là m ột đề tài có nội dung rất rộng, da dạng, phức tạp, do vậy
với quy mô của một đề tài khoa học Ị5ấp txuơngl và cũng phù hợp với khả
năng, điều kiện nghiên cứu bước đầu của bản thân, chúng tôi cũng chỉ
giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài trên m ột sô' vín để sau đây:
- Tập trung phân tích mối quan hệ hữu cơ, vốn có của pháp luật và

đạo đức với tư cách là những phương tiện điều chỉnh đặc biệt quan trọng
trong hệ thống các quy phạm xã hội.
- Trình bầy về tính tất yếu khách quan của việc sử dụng pháp luật
kết hợp với đạo đức trong quản lý xã hội, để làm sáng tỏ vấn đề , trong đề
tài cũng có trình bầy một cách khái quát nhũng quan điểm khác nhau
trong lịch sử về sử dụng pháp luật và đạo đức.
- Bước đầu đề cập một sô' biểu hiện của mối quan hệ giữa pháp luật
và đạo đức trong m ột số ngành luật
- Phân tích diễn biến của tình hình pháp luật và đạo đức ở nwocs ta
trong giai đoạn hiện nay và tính cấp thiết của việc tăng cường quản lý xã
hội bằng pháp luật, giáo dục và nâng cao đạo đức.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu để tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu nhũng tư tưởng, quan
điểm của chủ nghĩa M ác-Lê nin và tư tường Hồ Chí Minh vể nhà nước và
pháp luật; những quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam và nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về quản lý xã hội bàng pháp luật và
đạo đức. Đồng thời để tài cũng được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của
khoa học pháp lý, các khoa học khác như: triết học,lịch sử, đạo đức
học,văn hoá học, giáo dục học Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận
dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử; các phương pháp nghiên cứu như : so sánh , lịch sử, phân tích
tổng hợp, điều tra xã hội học
6. Những điểm mới của đề tài
Trong để tài này, lần đầu tiên, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo
đức được nghiên cứu m ột cách tương đối toàn diện và có hệ thống. Đặc
biệt đã phân tích m ột cách sâu sắc về sự tương tác của pháp luật và đạo
đức, vị trí. vai trò của chúng trong hệ thống các quv phạm xã hội. Xem xét
theo phương pháp so sánh và xã hội học về tương quan giữa vi phạm pháp
luật và vi phạm đạo đức.
Từ góc độ so sánh, nêu những đặc thù cơ bản trong quan niệm

Đông Tây về pháp luật, đạo đức
Bước đầu đề cập đến thực trạng của mối quan hệ giữa pháp luật và
đạo đức trong một sô lĩnh vực pháp luật . trên tất cả các m ặt cơ bản của
pháp luật: xâv dựng, thực hiện, bảo vệ. ý thức phí.p luật.
7. Cơ cấu của đề tài
Chương I
Những quan điểm chủ yếu về pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội qua các
thời kỳ lịch sử. Thực trạng pháp luật và đạo đức tron2 quản lý xã hội ở nước ta
hiện nay
Chương n.
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong một số lĩnh vực pháp luật và tính
tất yếu khách quan của quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa
Chương III. Những giải pháp chủ yếu nhằm tảng cường quản lv xã hội bằng
pháp luật, bảo vệ và phát huy đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức mới tiến
bộ
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
-s
ĐẠI HỌ c: QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHAN v a n - KHOA LUẬT
TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ ĐỂ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI Ở NỮỚC TA HIỆN NAY
M ã số: QX. 2000. 04
Họ và tên chủ trì đề tài: TS. Hoàng Thị Kim Quế, Khoa Luật
- Đại học Quốc gia Hà nội

Thời gian nghiên cứu: 2000 - 2002
1. Tóm tát nội dung chính của đề tài:
Để tài nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diẻn vể
mối quan hộ giữa pháp luật và đạo đức. Phân tích vai trò của pháp luật và
đạo đức trong quản lý xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghãi và xây dựng nhà nước pháp quyển Việt nam.
Trình bầy mối quan hệ giữa pháp luật, đạo đức với các phương tiên - các
loại quy tắc xã hội khác ở Việt nam, từ quá khữ đến hiện tại. Tác giả đã
trình bầy khái quát nhũng quan điểm khác nhau trong lịch sử về sử dụng
pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội, từ đó rút ra nhũng hạt ahân hợp
lý cho quản lý xã hội hiên đại.
Tác giả đã đi sâu phân tích sự thống nhất, sự khác biệt và sự tương
tác giữa pháp luật và đạo đức, chì ra những ưu thế, sức mạnh và những hạn
chế của hai phương tiện điều chỉnh quan trọng đó. Phân tích mối quan hệ
giữa trách nhiệm pháp luật và trách nhiệm đạo đức hiên nay. Đề cập
những nét cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt nam
vể pháp luật và đạo đức. Lý giải về tính tất yếu khách quan của quản lý xã
hội bàng pháp luật kết hợp với đạo đức trong điểu kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt nam. Để tài dã tập trung phân tích sự thể hiên của mối
quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong một số lĩnh vực pháp luật tiêu
biểu: tư pháp hình sự, pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình. Trên cơ sờ
thực trạng về pháp luật và đạo đức hiện nay, đề tài để xuất những giải
pháp chủ vếu nhầm tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và kết hợp
với đạo đức, nâng cao hiệu quả pháp luật, xây dựng lối sống đạo đức, 2Óp
phần xây dưụng xã hội giàu mạnh, dân chủ và vãn minh.
2. Danh mục một sò bài viết có liên quan đến đề tài đã được cõng bố:
1. Tham gia đề tài đặc biệt cấp Đại học quốc gia: " Quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dàn" thời kỳ đổi mới đất nước, phần về" Quvền
và nghĩa vụ công dân trong lĩnh vực vãn hóa - xã hội".
3." M ột sô' vấn đề về sự điều chỉnh của pháp luật nhà I^ê trona Q uốc triều

hình luật" trong sách:" Lê Thánh Tông( 1442-1497) Con người và sự
nghiệp, N xb Đại học quốc gia Hà nội, 1997, từ trang 107 đến tr 119.
4." M ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong việc việc điều chỉnh hành
vi con người trong quản lý xã hội", tạp chí Đại học quốc gia, chuyên đề
Khoa học xã hội, sô' 4 năm 1997, từ tr 24 đến tr. 31
5. Q uelques Problem es R elatiís a La Regulation Juridique De la D ynastie
Des Lê Selon Code Penal La cour Royale, tạp chí tiếng Pháp Law Joumal
Revue de Droit, từ tr. 34 đến tr. 39
6. M ột số vấn đề về quan hệ pháp luật, tạp chí Đại học quốc gia Hà nội, số
2 năm 1999, từ tr. 30 đến tr. 38
7. M ột số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ
thống điều chỉnh xã hội, tạp chí Nhà nước và pháp luật, sô' 7 năm 1999, từ
tr. 9 đến tr. 20
8. M ột số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức, tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 3 năm 2000, từ tr.34 đến tr. 46
9. M ột số vấn đề về sự điều chỉnh pháp luật đối với phụ nữ ở V iệt nam -
kỷ yếu Đại học quốc gia Hà nội, tháng 10 năm 1999
10. Bảo vệ quyền và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong pháp luật Việt nam, bài
viết trong sách " Hội nghị khoa học nữ", Nxb Đại học quốc gia, H à nội
năm 2000, từ tr. 66 đến tr 80
11. M ột số vấn đê về luật tục và pháp luật ở Đắc lắc hiện nay, bài viết
trong sách" Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở V iệt nam ", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà nội 2000, từ tr. 802 đến tr 965
12 M ột số vấn đề về phụ nữ, hôn nhàn và gia đình Việt nam qua các thời
đại, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3/2001, tr. 14-19
13. N hững đặc thù của sự điều chỉnh pháp luật về phụ nữ, hôn nhân và gia
đình ở nước ta, tạp chí Nhà nước và pháp luật, só 3/2001
14. M ột số suy nghĩ về điều chỉnh pháp luật về ưẻ em ở nước ta, tạp chí
Q uản lý nhà nước, sô 6/2001, tr 23-29
15. Sự tác động của các nhân tô' phi kinh tế trong đời sống pháp luật, tạp

chí Nghiên cứu lập pháp só 9/200120.
16. Pháp luật về người cao tuổi ở nước ta, tạp chí Dân chủ và pháp luật, sô'
1/2002
17. Tư tưởng Đ ông, Tây về nhà nước và pháp luật - Những nhân tô' nhà
nước pháp quyền, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, sô' 3/2002
18. M ột sô' đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, tạp chí Dán
chủ và pháp luật, số 4/2002
Hà nội ngày 8, tháng 4, nãm 2002
Chủ trì để tài
TS. Hoàng Thị Kim Què
VIETNAM NATIONAL ƯNIVERSITY
LAW FACULTY
SƯMMARY OF CONTENT AND RESULT OF
SCIENTIFIC RESEARCHING THEME.
leme title: The relationship between law and m orality in social rranagement in our
mntry nowadays.
jll name of the leader: Dr. Hoang Thi Kim Que, Law Faculty, V ietnam National
niversity Hanoi.
esearch time: 2000 - 2002
Summarv of main content of the proiect:
The author studied the relationship betw een law and m orality systematically
id completely, analyzed the role of law and m orality in social m anagem ent, specially
I the m arket economy with the social orientation and building Legality based State in
ietnam. The author also showed the reiation betvveen law and m ora!ity and measures
other social rules in Vietnam from the past so far. The author also showed shortly the
ifferent views about the usage of Law and M orality in social m anagement and
ìereírom draw the appropriate factors for social m anagem ent in the recent.
The author analyzed the uniíication, difference, and the mutual affection
etw een law and m orality, pointed out their advantages and disadvantages of those
■nportant measures. In addition, she also presented the relationship betw een Legal an

/loral Liability now. A fter speciíic characteristics o f Ho Chi M inh's thought about
aw and M orality are mentioned, she presented the explaination of objective nature o f
ocial m anagem ent and the com bination to M orality in the condition o f establishing
.egality-based State in Vietnam . The author analyzed the relation betw een Law and
norality in some speciílc law íields: Criminal Judiciary, Civil law, Law on M arriage
.nd fam ily. Basing on the practicality about Law and m orality now, the project
•roposed the basic solutions to enhance social m anagement by Law and to com bine to
vlorality, to promote the effect of Law, to build the moral lifestyle, and w ealthy -
lem ocratic - civilization society.
Ị. The document published or related to the scientific research theme:
1. Special them e, VNU level: Fundam ental rights and obligations of the citizens
n the renovating period o f time, part of " R ights and obligations of the citizens in
>ocial-culture field.
2. Som e issues on the regulations of Law of the King Le dynasíy in Le Royal
Penal C ode, in the book: "Le Thanh Tong (1442 - 1497) Person and Proíession, VNU
Publishing House, 1997, (from page 107 to page 119)
3. The relation betvveen Law and Moralky with the regulating of human
behaviors in social managem ent, V N U magazine, Social Science, special subject, No4
1997, (from page 24 to page 31).
4. Some problems about jud iciary regulation of Le dynasty in the Le Royal
Penal code, Law joum al Revue de Droit, (fròm page 34 to page 39)
5. Some issues on legal relations, VNU, Hanoi magazine, No2, 1999, (page 30
to page 38)
6. Some views about the relation between Law and M orality in the system of
social adjustm ent, State and Law m agazine, No7, 1999, (from page 30 - 38).
7. Some thoughts about Legal and M oral Liability, State and Law M agazine, No
3, 2000, (From page 34 to page 46)
8. Some problem s about the legal adjustment to W omen in V ietnam - The
Summ ary record of VNU Hanoi, October 1999.
9. The Protection of R ights and the advance of W om en in Vietnam law, in

"W om en Scientiíic Seminar", VNU Publishing House, Hanoi, 2000, (From paae 66 to
88). '
10. Some issues on Customary Law and Legality in Dac Lac nowadays, in
book: " Customary Law and the development of the country nowadays in Vietnam"
N ational political Publishing House, Hanoi, 2000 (From page 802 to page 965).
11. Some issues on W om en, M arriage and Fami]y in Vietnam through periods
of tim e, Democratic and Lavv magazine No 3/2001, (From page 14 to page 19)
12. The specific characteristics of regulating law on W om en, M arriaae, and
Fam ily in our country, State and Law, No3/2001.
13. Some thoughts about Law on ơ iild re n in our country, State m anagem ent
m agazine, N o 6/2001, (From page 23 to page 29).
14. Problem s about W omen, M arriage, and Pam ily in V ietnam, Vietnam Law
M agazine, Law Joum al Revue de Droit Vietnamien.
15. The impact o f non- econom ic factors in Law field, Legislative Studies
m agazine, No 9/ 2001.
16. About Property Inheritance R ight o f W omen in Penal Code of Le dynasty
(C o-author), W omen s Scientific m agazine, N o2/2000
17. Law on the elderly in our country, D emocratic and Law m agazine, No
í/2002.
18. The Eastem and W estem thoughts about State and Law factors of Lesality -
based State, Legislative Studies M agazine, No 3/2002.
19. Some charateristics of Law in Legality-based State, Democratic and law
M agazine, No 4/ 2002.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I
Những quan điểm chủ yếu về pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội
qua các thòi kỳ lịch sử. Thực trạng pháp luật và đạo đức trong quản lý
xã hội ở nước ta hiện nay
A. Những quan điểm chủ yếu về pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội

qua các thời kỳ lịch sử.
I. K hái niệm chung về quản lý xã hội
1. T ính tất yếu khách quan của quản lý xã hội
2. Các học thuyết quản lý xã hội
II. Những quan điểm cơ bản về pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở
phương Đ ông và phương Tây - nhìn từ góc độ so sánh
II. M ột số nội dung tiêu biểu của đường lối trị nước trong lịch sử Trung quốc
và V iệt nam
1. Q uan điểm của nho giáo vể đạo đức, pháp luật trong quản lý xã hội
2. Q uan điểm của pháp gia về đường lối trị nước, về pháp luật và đạo đức
trong quản lý xã hội
3. Sự vận dụng đường lối đức trị và pháp trị trong quản lý xã hội ở các triều
đại phong kiến Trung quốc và Việt nam
III. Tư tưởng H ồ Chí M inh về pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội
B. Thực trạng pháp luật và đạo đức trong quản lý xá hội ở nước ta hiện
nay
I. Thực trạng của đạo đức trong nền kinh tê thị trường định hướng xã hội
của nghĩa ở nước ta
1. T ác động của kinh tế thị trường đến đời sống xã hội, đạo đức và pháp luật
2. X u hướng chuyển đổi của lối sống đạo đức và chuẩn giá trị xã hội ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay
3. M ôt số vấn đề xã hội mới nẩy sinh có liên quan đến đạo đức, pháp luật
II. Thực ư ạn g pháp luật trong những nãm gần đáy ở nước ta
1. Thực trạng xây dựng ban hành pháp luật
2. T inh hình vi phạm pháp luật
Chương II.
Môi quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong một sô tĩnh vực pháp luật
và tính tất yếu khách quan của quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp
1
với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quvền Việt nam xã

hội chủ nghĩa
I. N hững nét khái quát về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong đời
sống xã hội.
1. Sự thống nhất - những điểm chung giữa pháp luật và đạo đức
2. Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức
3. Sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức
4. M ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức với các quy phạm xã hội khác
5. V ài nét về m ối quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác
trong lịch sử dân tộc
II. T hực trạng về m ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong m ột số lĩnh vực
pháp luật
1. M ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong tư pháp hình sự
2. M ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân
và gia đình
3. M ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực pháp luật dân sự
III. T ính tất yếu khách quan của quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo
đức trong điểu kiện xây dựng nhà nước pháp quyền V iệt nam xã hội chủ
nghĩa
1. X ây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa
2.T ính tất yếu khách quan của quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với
giáo dục, nâng cao đạo đức
Chương m . Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý xã hội
bằng pháp luật, báo vệ và phát huy đạo đức truyển thống dân tộc và đạo
đức mới tiến bộ
I. Hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý xã hội bằng
pháp luật, bảo vệ và phát huy đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức tiến
bộ
II. N âng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, hoàn thiện hệ thống
pháp luật
III. T ổ chức tốt hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật

IV. N âng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
V. G iáo dục, nàng cao đạo đức
VI. V ấn đề đạo đức thẩm phán hiện nay
K ết lu ận
D anh m uc tài liệu tham khao
CHƯƠNG I
NHỮNG QUAN ĐIEM cơ bản v ề p h á p l u ậ t, đ ạo đứ c t r o n g
QUẢN LÝ XÃ HỘI. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VÀ ĐẠO ĐỨC ở NƯỚC TA HIỆN NAY
■ •
A. NHỮNG QUAN ĐIEM c h ủ y ế u v ề p h á p l u ậ t
ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI
1. Tính tất yếu khách quan của quản lý xã hội
Q uản lý là yếu tó tất yếu của đời sống cộng đồng xã hội. Sự cần thiết
của quản lý xã hội được xuất phát từ bản chất của đời sống xã hội như m ột
hệ thống tự điều chỉnh xã hội. Các quá trình quản lý có ở trong tự nhiên và
trong xã hội. Con người là một thực thể tự nhiên , thực thể xã hội. M ối quan
hệ hữu cơ, phụ thuộc của các cá nhân nảy sinh nhu cầu phải có sự hài hoà,
phối hợp hoạt động và xác định mục đích của hoạt động của con người. Đ iểu
đó đạt được nhờ vào phương tiện của quản lý xã hội. Quản lý xã hội, iheo
nghĩa rộng, phổ quát nhất- đó là hoạt động có mục đích, có tổ chức của con
người. Con người cùng với những tổ chức của mình bao giờ cũng đóng vai
trò vừa là chủ thể , vừa là khách thê’ của quản lý xã hội. Bất kỳ m ột hoạt đông
chung nào của con người cũng cần phải có sự phối hợp , điều chỉnh. Vì vậy,
quản lý là yếu tố tất yếu của đời sống cộng đồng xã hội.
Về tính tất yếu khách quan của quản lý xã hội, M ác đã khẳng định:"
Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến
hành trên m ột quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều
hay ít nhầm phối hợp những hoạt động của các cá nhân và thực hiện những

chức năng chung phát sinh từ toàn bộ sự vận động của cơ thể sản xuất M ột
nhạc công thì tự điều kh.ển lấy m ình , nhưng một dàn nhạc thì nhất thiết phải
có m ột nhạc trưởng chỉ lu y ."1. Người chỉ huy đó chính là cơ chế quản lý xã
hội do xã hội thiết lập nên. Cơ chế xã hội và các khách thể của quản lý xã
hội tồn tại trong m ối liên hệ hữu cơ, tác động qua lại như một sự thống nhất
biện chứng của các nhân tố quản lý và bị quản lý.
Đê’ xã hội vận hành, hoạt động quản lý xã hội là một đòi hỏi tất yếu
khách quan. Q uản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức của chủ thể
quản lý xã hội lên xã hội và các khách thể có liên quan, nhằm duy trì và phát
triển xã hội theo các đặc trưng và các mục tiêu mang tính xu thế phái (riển
khách quan của xã hội.
2. Một sô học thuyết chính về quản lý xã hội
M ột sô học thuyết quản lý xã hội được giới khoa học nêu ra như
- T huyết đức trị.
- T huyết pháp trị.
- Thuyết nhân trị.
T heo thuyết đức trị, công cụ hữu hiệu nhất, xếp vị trí hàng đầu trong
việc trị nuớc ( quản lý xã hội ) là đạo đức. Đối lập lại là thuyết pháp trị, pháp
luật mới là công cụ duy nhất và đủ sức cai trị con người và xã hội dù ờ t ất cứ
hoàn cảnh nào. Theo thuyết này việc quản lý xã hội lệ thuộc chủ yếu vào các
nhà nước đứng đầu Nhà nước và một số phần tử ưu việt đặc biệt, đó là giới có
chức quỵền và thế lực khác của xã hội.
- 'ĩhu yết dân trị.
T huyết dân trị cho rằng việc quản lý xã hội phải do chính người dân
qu yết định, họ là các tế bào xã hội; từng tế bào mạnh và chúng lại đươc tổ
chức đồng thuận với nhau thì làm cho xã hội phát triển m ạnh nhất.
H ọc thuyết dân trị cũng có nhiều nhánh khác nhau. N hánh thứ nhất
đòi hỏi phải để cho mọi công dân được tự do và thực hiện dân chủ tuyệt đối;
đại diện cho nhánh này thời cổ xưa là Lão Tử (604 - 517 TCN) và thời nay là
học thuyết N hà nước dịch vụ đang được m ột số cường quốc và học giả tư sản

rêu rao.
- T huyết kỹ trị
H ọc thuyết này cho sự phát triển xã hội là do sự phát triển của U ioa
học và công nghệ đưa lại, các nhà cổ động cho học thuyết này cho rằng kJioa
học - công nghệ là cứu cánh cho phát triển xã hội, nó đúng cho mọi ch ế độ
xã hội cho dù có sự khác nhau về các đặc trưng xã hội.
- T huyết bức trị (hoặc học thuyết bá đạo)
Theo thuyết này, nhân tố quyết định đến kết quả quản lý xã hội là bạo
lực, là uy vũ để khuất phục người khác (kể cả trong xã hội cũng như trong
quan hệ với nước khác). Dương Chu (395 - 335 TCN) m ột nhà học giả cũng
thuộc phái đạo gia (như Lão Tử và Trang Tử) đã viết: thuyết tính thiện li. do
bọn khôn ngoan bịa đật ra để lừa gạt người chất phát; kiêm ái (phải thương
yêu m ọi người) là ảo tưởng của bọn con nít không hiểu rằng tàn sát nhau -nới
chính là luật sinh tồn; còn danh vọng chỉ là một m ón đồ chơi.
- T hu yết liên trị.
Đ ây là học thuyết quản lý xã hội, cho rằng phải dựa vào sự liên kết
giữa các sức m ạnh của các cộng đồng trong xã hội ở trong nước và sự liên
kết giữa các lực lượng của các quốc gia nước ngoài. Học thuyết liên trị đã
được các nước sử dụng từ thùa xa xưa cho đến hiện nay. Tô Tần đã từng đưa
1 Giáo trình quàn lý xã hội - Trường Đai hoc Kinh tế quốc dân - Khoa Khoa học quàn lý. Nxb K hoii h o e và
Kv thuật, Hà Nỏi, 2000
2
ra kế sách hợp tung 6 nước: T riệu, Tề, Sở, Hàn, Ngụy, Yên để chống lại nước
Tần.
- Thuyết phân trị.
T h uy ết này còn được gọi là học thuyết chia để trị, do các nhà nước bóc
lột giai cấp cho rằng m uốn cai trị được xã hội phải tìm m ọi cách chia tách
các ph ân hệ, cá nhân trong xã hội, để họ m âu thuẫn xung đột với nhau,
không còn khả năng chống lại nhà nước.
II. NHỬNG QUAN ĐlỂM cơ bản ở phương đ ô n g và phương tây VỂ

PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ s o
SÁNH
ề. So sánh những nét tương đồng và sác thái đặc thù của tư tưởng - học
thuyết Đồng, Tây về pháp luật đạo đức trong quản lý xả hội
Trước đây, khi xem xét đến các tư tưởng chính trị - pháp lý nói chung,
về những nhân tố nhà nước pháp quyền ( N N PQ ) nói riêng, thường lý luận
chỉ dừng lại ở phương Tây. Điều này là hệ quả tất yếu của nhiều lý do trong
đó trước hết là sự phũ nhận nhà nước pháp quvền trong lý luận m ột thời của
chúng ta. M ột sự đổi mới nhận thức và đánh giá khách quan, công bằng hơn
trong lý luận chính trị - pháp lý trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, đó là
sự khai thác những nhân tố NNPQ trong tư tuởng phương Đ ông. Đúng là tư
tưởng phương Tây cổ đại thể hiện rõ nét hơn những nhân tố NN PQ. Song
trong tư tưởng phương Đ ông cũng chứa đựng những nhân tố N N PQ nhưng
với những m ức độ thể hiện đặc thù. X em xét lại toàn bộ tư tưởng chính trị -
pháp lỷ phương Đ ông, chúng ta vẫn tìm thấy trong đó các quan điểm vể pháp
luật, đạo đức, về phương thức quản lý xã hội; về những nhân tô' N N PQ, tiêu
biểu là ở học thuyết đức trị và pháp trị. D ẫu rằng còn ở dạng sơ khai, nhưng
những nhân tố NN PQ cũng đã được thể hiện trong các tác phẩm của các nhà
tư tưởng vĩ đại như: K hổng Tử, M ạnh Tử, Tuân Tử, H àn Phi Tử, các nhà
chính trị - tư tưởng V iệt nam thời kỳ phong kiến: N guyễn Trãi, Lẻ Thánh
T ô n g
Các nhà tư tường phương Đ ông cổ đại tựu chung lại cũng bàn về
chính trị - con người, xã hội, nhà nước và pháp luật, nhưng theo" cách riêng",
m ức đ ộ riêng, tạo nên những sắc thái đặc thù so với tư tưởng phương Tây cổ
đại. So sánh với phương Tây cổ đại, các nhà tư tưởng phương Đ ông ít bàn
lu ận về nhà nước, pháp luật hơn. Điều này được lý giải bởi hàng loạt các yếu
tố khách q uan , chủ quan có nhiều sự khác nhau ở hai khu vực địa lý này như:
tương q uan giữa các giai cấp, lực lượng, m ức độ xung đột, m àu thuẫn xã hội
phươ ng pháp giải quyết, những điều kiện kinh tế. vãn hoá, lối sống lương
quan ^iữa pháp luật và phong tục, tập quán dẫn đến m ức độ quan târr. về

pháp luật cũng khác nhau. Do vậy, hệ tư tưởng phương Đòng quan tâm hơn
cả về đưởng lối, phương thức cai trị con người và xã hội. Đối với nhà cầm
quyền, kẻ bề trên, phương thức nào, công cụ nào là hữu hiệu nhất: pháp luật
hay là đ ạo đức?, quan tâm về pháp luật cũng khác nhau. Nếu như các nlià tư
tưởng phương Đ ông say sưa bàn về đạo đức, lễ nghi và phép tắc xác lập trật
tự các m ối quan hệ xã hội thì đề tài thu hút sự quan tâm của nhà tư tưởng
phương Tây lại là pháp luật, là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, m ặc dù
họ k hô ng phủ nhận vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Tại sao ở
phương Tây, người ta lại quan tâm , bàn luận về pháp luật nhiều hơn, nhu cầu
về ph áp luật lại cao hơn so với phương Đông?.
Đ iều nổi bật trong hệ tư tưởng chính trị - pháp lý phương Đ ông là sự
thể hiện chủ nghĩa tập thể, còn ở phương T ây - chủ nghĩa cá nhân. Bởi những
tư tưởng đó được nuôi dưỡng, phát triển trong những điều kiện sinh thái, nền
văn hoá nông nghiệp khác nhau. Với m ột quá trình phát triển lâu dài của nền
vãn hoá sãn bắt, tại phương Tây, nông nghiệp chủ yếu dựa trên sức lao dộng
của cá nhân riêng lẻ hoặc của m ột gia đình, do vậy người phương Tây sớm
đến với và có nhu cầu về ý thức cá nhân, đưa tâm lý cá nhàn lên hàng đầu.
Còn ở châu Á, nền nông nghiệp lúa nước đòi hỏi phải có các yếu tố tập hợp
sức lao động của nông dân trong cộng đồng làng xóm để sản xuất, xây dựng
các công trình thuỷ lợi. Lý do tiếp theo là phong tục, tập quán, hương ước ở
phương Đ ông cổ truyền có sức sống m ạnh mẽ, chi phối đời sống con người
và luôn là sự thách đố với nhà nước, ơ phương Tây, tuy cũng có chỗ đứng
trong đời sống xã hội, song các quy tắc xã hội đó không có được vai trò, hiệu
lực m ạn h m ẽ đến như vậy. K hác với phương Đông, ở phương Tây, nhu cầu
về sự đ iều chỉnh bằng pháp luật ngay từ xa xưa đã cao hơn, xã hội sớm biết
đến những chế định pháp luật dân sự, hành chính, sớm biết đến những
phương thức giải quyết tranh chấp dân sự bằng toà án trên cơ sở pháp luật
thay vì phương Đ ông nặng về lối ứng xử đạo đức, lấy hoà giải làm cơ sở,
hoàn toàn hay ít ra thì rất m uộn mới biết đến những khái niệm như " hợp
đồng", " quyển" n hư trong pháp luật phương Tây m à Lamã là tiêu biểu.

Đ iều cốt lõi nhất có lẽ theo chúng tôi đó là neười phương Đ ông quan niệm
về pháp luật chủ yếu thuần tuý như là phương thức, công cụ m à nhà nước sử
dụng để cai trị con người và xã hội theo đường lối của m ình. M ối quan hệ
giữa tôn giáo và chính trị, giữa thần quyền và thế quyền hay sự tôn giáo hoá,
đạo đức hoá chính trị là đặc trưng của các tư tưởng và học thuyết chính trị
của các nước phương Đ ông cổ đại. Tuy còn m ang tính chất sơ khai, nhimg
những tư tưởng chính trị và pháp luật của các nước phương Đ ông cổ díỊÌ đã
phát triển khá đa dạng và phong phú, nó luôn dựa trên cơ sở của mộl ihố
4
quan triêt học nhất định và gắn chặt với những vấn đề đạo đức, luân lý xã hội
nhất định 2.
Còn nguời phương Tây lại có cách nhìn khác hơn về pháp luật - theo
họ pháp luật không những chỉ là công cu cai trị của nhà nước m à còn tìm
thấy ở pháp luật giá trị xã hội của nó, pháp luật như là phương thức điều
chỉnh quan trọng nhất đối với quan hệ xã hội, các nhu cầu về giao dịch dân
sự do sự phát triển của kinh tế đem lại. Pháp luật là phương tiện giải quyết
các tranh chấp nẩy sinh trong xã hội, bản thân nhà nước cũng phải phục tùng.
Và khác với phương Đ ông như đã nêu trên, người phương Tây ngay từ xa xưa
đã coi ph áp luật có vị trí, hiệu lực cao hơn phong tục tập quán. Theo họ, pháp
luật không chỉ đơn thuần là công cụ cai trị hữu hiệu của nhà cầm quyền.
Được sinh ra trong bầu không khí dân chủ tương đối cao nên các nhà tư
tưởng phương Tây thời xưa cũng đã đề cập đến ý tưởng tổ chức quyền lực
nhà nước m ột cách khoa học
N goài ra còn lý do tôn giáo, thiên chúa giáo thống trị ở châu  u được
đậc trưng ở chủ nghĩa cá nhân, đối lập với các tôn giáo chính thống ở chấu Á
có tính chất tập thể. Đ iều này càng làm củng cố thêm cho tâm lý cộng đồng,
của con người phương Đ ồ n g .3 Sang đến thời kv tư sản, chủ nghiã cá nhân ở
T ây phương lại m ột lần nữa được nâng cấp, không chi có trong tư tướng học
thuyết m à đã hiện thực hoá trong hộ thống pháp luật. Trong quan điểm của J.
L ocke, J. R uosseu vể " khế ước xã hội", thì xã hội bao gồm các cá nhân tự

do, độ c lập, nhà nước không được can thiệp vào trừ những gì pháp luật đã
qu y định. N guyên tắc khế ước( hợp đồng) là nền tảng hàng đầu các tất cả các
ho ạt độn g kinh tế và thương m ại, chạy sang cả lĩnh vực vãn hoá, tính thần.
N gày nay, sự thái quá của hai thứ chủ nghĩa trên - cá nhân và tập thể đều đã
bộc lộ những khiếm khuyết thâm chí là hậu quả. M ột phương Tây đã từng tự
hào về lối sống cá nhân tự do cũng đang phải tìm đường cứu cánh cho m ình,
tìm đ ến phương Đ ông, tiếp thu những giá trị truyền thống cộng đồng quý báu
ở đó. Đ ây cũng đang là m ột trong những xu thế của thời đại chúng ta - xu thế
xích lại gần nhau trong không gian thống nhất nhưng đa dạng về văn hoá,
pháp luật, kinh tế và xã hội.
Bên cạnh những điểm khác nhau cơ bản nêu trên, vẫn có thể tìm thấy
nhữnơ nét tươne đồng giữa tư tướng, học thuyết của phương đông và phương
Tày qua các thời kỳ lịch sử. M ột cách khái quát có thể dẫn ra như: nguyên
tấc bình đảng trước pháp luật trong tư tưởng NN PQ của các nhà tư tưởng H v
lạp Lam ã cổ đại với tư tường pháp trị của Hàn Phi Tử khi H àn phi cho rằng:
2 Xem Nguvén Thế Nghĩa ( chủ biên ) Đại cương Lịch sử các tư tưởng và hoc thuyết chính trị trên thế giới,
Nxb Khoa hcọ xa hộu Ha nội 1999, tr. 33-34
3 £ )à o B ảo N g ọ c . H ộ i nh áp kh u vực ở :h àu A nhìn từ g ó c đô sư tươ ng Lác c ủ a n én vã n h oá pháp lưãt
ý m uốn cá nhân của các vị quân vương là cội nguồn của tình trạng vô pháp
luật, luật pháp đối với người quý tộc cũng như đối với kẻ hèn m ọn đều phải
như nhau.
N ét tương đồng giữa Đ ông và Tây là cả hai đều bàn về đạo đức. Lỉên
hệ với nhà nước pháp quyền, N hà nước pháp quyền càng không loại trừ đạo
đức bởi lẽ thiếu đạo đức xã hội sẽ hỗn loạn. Đ iều khác nhau là ở m ức độ.
phạm vi và cách thức: áp dụng đạo đức m à thỏi. Do nhiều yếu tố khácb quan
chi phối, người phương Đ ông xem ra ít bàn luận đến cách thức tổ chức bộ
m áy nhà nước, đến chính thể như người phương T ây m à điểm bắt đầu là từ
A rixtôt cho đến những Lockơ, M ontesquieu, J. R uosseu Tư tưởng phân
quyền chẳng hạn, có sự kế thừa từ thời Lam ã cổ đại.4 Những phạm trù, những
biểu hiện sinh động c ủa đạo đức đã được các nhà tư tưởng Đông phương bàn

luận sâu sắc bao nhiêu thì Tây phương lại mê m ải luận về tính triết lý của
pháp luật như H êghen, Căntơ.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở phương Tây cổ đại chủ yếu gắn
liền với sự phát triển của nền dân chủ H y Lạp và La Mã, có phần sâu sắc hơn
vì được dựa trên cơ sớ tư duy triết học, thể hiện sự tìm kiếm cái khách quan,
cái duy lý lại được thể nghiệm trong bầu không khí dân chủ ở trình độ tương
đối cao. Các nhà tư tưởng chú ý tới tính tối cao của đạo luật và cả lính hợp
lý, tới sự tổ chức hợp lý của bộ m áy nhà nước, hiểu pháp luật là pháp luật tự
nhiên, pháp luật xuất phát từ bản chất lỷ trí của con người và của thế giới
xung quanh con người, pháp luật là thuộc tính vốn có của con người, luật nhà
nước phải đáp ứng yêu cầu của luật tự nhiên.
N hà bác học Xierôn coi nhà nước là trật tự pháp luật chung, bảo vệ tự
do cho công dân. Theo H êm akrit, nhân dân phải đấu tranh bảo vệ pháp luật
n
hư bảo vệ chốn nương thân của chính m ình. Nhà tư tưởng lớn của Hy lạp -
Xôkxat đã khẳng định rằng: xã hội không thể tồn tại nếu thiếu pháp luât, nhà
nước phải tôn trọng, phục tùng pháp luật, tôn trọng pháp luật là tôn trọng lý
trí, công bàng và trí tuệ phổ biến, nếu không quyển lực sẽ lạc lối.
A rixtôt, nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại cũng khẳng định: pháp
luật thống trị trên tất cả, và đã đưa ra lý thuyết về sự tổ chức hợp lý của
qu y ền lực nhà nước - bất kỳ nhà nước nào cũng phải có ba bộ phận: cơ quan
làm luật, cơ quan thực hành pháp luật, cơ quan - toà án xét xử. N hà triết học
H y Lạp cổ đại Platôn đã viết: nếu pháp luật không có sức m ạnh, bị đậl dưới
qu yền lực của ai đó thì nhà nước sẽ diệt vong.
Hai ngôi sao sáng ưên nền trời văn hoá cổ đại phía T ây là Platon và
M achiavel (Ý ) đại diện cho nhân trị và pháp trị. Từ những nghiên cứu của họ
4 Xem Đào Trí úc ( chù biên ). Những vấn để lý luận cơ bản vể nhà nước và pháp luật. Nxb Khoa hoe xã
hội. Ha nội 1995. tr 102

ta có thể coi Platon như hiện thàn của "Vương đạo" gần với N ho G ia (quan

niệm đạo đức về nhà cai trị) và M achievel với chủ trương "bá đạo" gần với
Pháp gia (quan niệm phi đạo đức về quân vư ơ n g ).5
- Platon (427 - 347 trước công nguyên) đưa ra quan niệm đạo đức về
cai trị. T heo ông, chính là cho người dân có thể sốg đạo đức và hạnh phúc.
Với Platon, tổ chức xã hội và giáo dục con người là hai vấn đề quan trọng
hàng đầu trong phép cai trị.
- T ất cả phép thuật trong trị nước của M achiavel dần dần được hình
thành chủ nghĩa M achiavel (M achiavelisme) và được hiểu như phương thức
xử thế đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, theo đó để đạt được m ục đích đã định
thì bất kỳ biện pháp nào, thậm chí cả những biện pháp phản phúc nhất, quỷ
quyệt nhất, dã m an nhất cũng đều có thể chấp nhận được và cần thiết.
III. MỘT SỐ NỘI DUNG TIÊU Biểu CỦA ĐƯỜNG Lốl TRỊ NƯỚC TRONG LỊCH
SỬ TRUNG QUỐC và việt nam
ơ phương đông, trong thời kỳ phong kiến, chủ yếu là ở các nước
Trung quốc, V iệt nam , Triều tiên, N hật bản đã diễn ra cuộc đấu tranh giằng
co, dai dẳng giữa hai đường lối, hai " phép trị nước": pháp trị và đức trị. Đ ó
là đường lối của phái pháp gia và phái nho gia- dùng pháp luật; dùng lê, đạo
đức để trị nước, quản lý xã hội. Giới cầm quyền có lúc nặng vể pháp trị, có
lúc nặng về đức trị, có lúc kết hợp cả hai phương thức cai trị đó.
1. Quan điểm của Nho giáo về đạo đức và về pháp luật trong quản lý
xã hội
N ho giáo có cội nguồn từ xa xưa trong lịch sử Trung quốc, được
K hổng Tử hệ thống lại và nâng lên thành học thuvết đồ sộ, tầm cỡ về đạo
đức, chính trị, đường lối trị người, trị nước. Khổng Tử thuộc dòng dõi họ nhà
Chu, sinh ra ở nước Lỗ( 551- 479 T ơ i ). Phái nho gia chủ trương dùng lễ trị,
đức tri để giáo hoá con người và trị nước. Nội dung của đường lối đúc trị là
lấy đ ạo đức để răn dạy con người và từ đó ổn định xã hội, nâng cao đời sống
tinh thần và vật chất của nhân dân.
K hổng tử chủ trương dùng đạo đức, bổ sung thêm lễ và nhạc để ơiáo
dục cảm hoá con người. Lễ đưa con người vào kỷ cương, nhạc điều hoà lính

cách con người. Ô ng tìm thấy ở trong nhạc cái thiện, cái chân, cái m ỹ:"
N hạc thiều tận mỹ lại tận thiện, N hạc Vũ tận m ỹ nhưng chưa tận thiện"6. T ìm
thấy trong nhạc điều thiện, có thè’ cảm hoá được con người, ông nghe nhạc
đến nỗi ba tháng quên cả ăn thịt!. Theo K hổng Tử. pháp luàt thì chỉ liú ế n
người ta vì sợ m à không dám làm điều ác. Còn dùng đức thì người ta xúc
5 V ãn h oá v à n g u y ê n lý qu àn trụ iNhà xu ất bản thố n g kê n am 1996 , tác giả T S. N g u v ể n V án Đáng
6 L u ạ n ng ư , n x b T n d ư c tòn g t h a Sài g ò n , 1 950 , tr4 6
7
người ta vì sợ m à không dám làm điều ác. Còn dùng đứ c thì người ta xúc
độn g đ ê n tận đáy lòng và tự n gu yện thực hiện, k hông phải vì sợ pháp luật m à
là vì sợ xấu bổ trước người khác, sợ lương tâm cấn dứt đến chết dần , chết
m òn. K h ổ ng Tử và những người h ọc trò của ông đã nhận ra sức m ạn h của
đạo đức. O ng ước m ong sao cho xã hội được quay trở lại cái thời vua N g hiêu,
T huấn, cách xa ông gần ba ng àn năm . Đ ó là cái thời những vua thánh , tôi
hiển cai trị n hân dân không phải bằng bạo lực m à bằng đạo đức. Ô ng coi đạo
đức là phư ơng tiện cai trị hữu hiệu nhất.
T h eo ông quan niệm, đạo đức được thể hiện ở "đ ạo” và " đứ c". Đ ạo là
năm m ối q uan hệ cơ bản của con người, gọi là ngũ luân: vua- tôi, cha-con;
chồng -vợ; anh- em , bè bạn, trong đó ba m ối qu an hệ đầu là quan trọng nhất,
được gọi là " tam cương". Đ ó là ba sợi dây ràng buộc con người vào các
trách n h iệm lớn nhất của họ.
N hân, Trí, D ũng, ba phẩm chất quan trọng nhất m à con người cần phải
có để thực hiện tốt n hất năm m ối q uan hệ cơ bản trên, T ư tưởng đ ạo đức của
K hổn g T ử bao gồm : đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. T rong thuy ết về đạo
đức xã hội, ô ng nêu thuyết " chính danh"- khu y ên con người phải ứng xử
th eo đún g vị trí , cương vị của m ình. T huy ết chính dan h chủ y ếu ở góc độ
chính dan h đ ể định phận, hướng tới m ộ t xã hội có trật tự , song lại là m ột
trật tự ngôi thế định sẩn, chứ không phải là m ột trậl tự ưẻ n cơ sở thoả thu ận7.
N hiều người cho rằng, h ọc thuyết của K hổng Tử cũng như toàn bộ tư
tưởng đức trị nho giáo chỉ duy n hấ t đề cập đến đạo đức m à khô ng biết đến

vai trò của pháp luật trong quản lý con người và xã hội.
T hực ra, K hổng Tử cũng nh ận thức được sự cần thiết của pháp luật ở
nhữ ng m ứ c độ nhất định. Đ ây là quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu trong
và n g o ài nước 8. T heo đạo K hổng, pháp luật phải thể hiện được nhân đức.
Ô ng cò n đề ra ng uyên tấc đối với pháp luật là: khôn g ai được tuỳ tiện đặt
luật, sửa luật. K hổng Tử cho rằng,q uản lý, cai trị k hông thể đủ nếu chỉ bằng
đ ạo đức. T rong thực tế, m ặc dù hình luật được xếp sau lễ giáo, song không
phải n ho giá o phủ nhận sự cần th iết của h ình luật. Trái lại họ cho việc đùng
hình luật là điều đĩ nhiên, tất yếu. C ác nhà nho không những thấy cần phải
áp d ụn g lu ật hình, m à còn chủ trương dù ng hình pnhạt ở mức cao n h ấ t, m ức
tử hình đối với những tội phạm ng hiêm trọng, nh ư tội gây chiến tranh:" Kẻ
th ích chiến tranh thì phải chịu tử hình, sau đó kẻ liên kết chư hầu thì giảm
m ộ t b ậc "9.
7 - Xem, Chính trị học đai cương. Đinh ván Mâu và tập thể tác già, axb TP HCM, 1997, cr. 42
8 -Phan Nài Việt. K h ổn g Từ với Itt tướng quàn lý và kinh doanh hiện đại axb Vãn boáthôag tia. 1998.IT.
131-163;
- Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Xã hội và pháp luật, axb Chính tri autìc gã. H. 1994, cr 240-
241 _ m
9. Mạnh Tử. Ly Lâu thương, tiết 14. dẩn theo Vũ Khiẻu, Nho giáo và dạo đức, axbKboí hoc .ã Mi. H,
1995? ữ. 220-221
8
2. Quan điểm của phái pháp gia về đường lối trị nước, về pháp luật,
đạo đức
Pháp gia xuất hiộn từ thời X uân Thu ( 722-480 TCN ). Người đặt nền
m óng cho hệ tư tưởng này là H àn Phi Tử (280-233 TCN ), là công tử nước
Hàn, học trò của Tuân Tử. Pháp gia gồm ba phái: phái "trọng pháp"- chủ
trương dùng pháp luật, đại biểu là Thương Ưởng, phái "trọng thế ", đại biểu
là T hận đáo; phái "trọng thuật ", đại biểu là Thân Bát Hại.
H àn Phi chủ trương dùng pháp luật quan rlý xã hội, để đảm bảo hiệu
lực của pháp luật thì cần phải có thế, tức là quyền lực đảm bảo cho việc thi

hành pháp luật. "Pháp", " thuật"," thế" là không thể phân chia được. Cần áp
dụng hình phạt phải đủ độ nghiêm khắc, nhưng ông lại loại trừ việc áp dụng
hình phạt đối với vua và thái tử. Thái tử bị tội thì quan thái phó chịu tội
thay. H ọc thuyết của Hàn Phi đối lập với học thuyết ” nhân trị- đức trị " của
phái nho gia. Phái pháp gia kêu gọi " dập tắt văn chương đi và làm sáng tỏ
pháp độ lên, lấp hết đường lợi riêng và chuyên vào việc chung"10. Hàn Phi
cũng đã có công lao vạch ra những điều không hợp) lý của đức trị nho giáo.
Ông cho rằng, để trị dân thì chỉ cần pháp luật và thưởng phạt phân minh, chứ
không cần nhân nghĩa: " Không nhẫn tâm giết phạt thì sự bạo loạn không
hết, ban ơn cho kẻ nghèo khổ thành ra kẻ không có công mà lại được
hưởng"11. Hàn Phi phê phán tư tưởng của nho giáo, cho rằng nếu người ưèn
mà theo nhân nghĩa thì dân sẽ theo nhân nghĩa - theo Hàn Phi, điều đó chỉ là
ảo tưởng, làm hại cho nước.
Theo ông, xã hội luôn luôn biến đổi, phải tuỳ thời thế mà đặt ra pháp
luật:" Thời thế đã thay đổi mà pháp luật không thay đổi thì loạn"( Hàn phi
Tử, thiên 14 ). Xuất phát từ " bản chất vốn là ác" của con người , ông cho
rằng, ham muốn cảu con người là vô hạn, chỉ có bằng pháp luật hà khắc thì
mới chế ngự được dục vọng khôn cùng của con người và để cho họ khỏi nổi
loạn:" Hàn Phi coi pháp luật là chuẩn mực cao nhất để giai cấp cầm quyền
cai trị đất nước. Để cao hình phạt, chú trọng khen thướng:" Để lãnh đạo bầy
tôi chẳng qua là nhờ vào hình và đức( hình phạt, ân đức khen thưởng)"12.
Ph áp luật được ví như cái thước kẻ của người thợ, thợ dẫu có vụng nhưng
nếu có thước kẻ để vẽ khuôn, nảy mực thì " trăm bánh xe chế ra đều dùng
được".
Nếu Khổng Tử tán dương việc cảm hoá bằng đạo đức, thì Hàn Phi lại
cho rằng:" Hiệu quả của việc cảm hoá đạo đức là có hạn, tiến trình cũng
chậm chạp, không bằng hình phạt có thể chỉnh đốn từng bước đi của người
10 Đ in h V ã n M ậu và tập th ể tác g i i Ch ính trị họ c dại c ư ơ ng , n xb T hà nh ph ố Hổ C h í M in h 199 7 , tr. 47
11 D ã n theo , V ũ K h iẻu , N h o g iá o và phát triển ở V iệt nam , s đ d, tr. 1 2 5 -1 2 6
12 H àn P h i Tử, n xb V ãn h o i 1996. ih ièn V I, t 1. tr. 93

9
dân trong thời gian n g ắn"13. Như vậv, Hàn Phi ít nhiều cũng có đề cặp đến
đạo đức, kh ông phủ nhận tuyệt đôi vai trò của đạo đức. Song điều khác biệt
căn bản với nho gia là đạo đức ở Hàn Phi chỉ ở hàng thứ yếu, bởi lẽ: " hình
phạt là gốc của lòng thương, giữ gìn pháp luật đó là đạo đức"14.
N ho gia cũng đề cập đến sự cần thiết phải áp dụng pháp luật trong việc
cai trị, song với m ức độ rất khác với pháp gia. Pháp gia thì coi việc dùng
pháp luật, hình phạt dù nhẹ hay nặng đều là việc hiển nhiên. Còn nho gia khi
phải dùng đến hình phạt thì dù sao cũng có sự băn khoăn, day dứt.
Ph áp gia cũng chủ trương xây dựng một chính quyền thống nhất và
tập trung nhưng không coi nguồn gốc của nhà nước là ở m ệnh Trời . Người
làm vua dùng sức m ạnh m à giành lấy nước, lấy dân. Pháp gia phản đối cái
chức nãng làm cha, làm thầy cua m gười cầm quyền, phản đối lối cai trị bằng
đức, bằng lễ, m à chủ trương cai trị bằng pháp luật. Nếu như nho giáo bảo vệ
quan điểm trật tự thân sơ, trên dưới và quan điểm trị dân bằng đức và lễ, thì
quan điểm pháp trị, ỉấy pháp luật làm công cụ quản lý, pháp luật coi mọi
người như nhau, không phân biệt theo thân sơ, đẳng cấp.
3. Sự vận dụng đường lối đức trị và pháp trị trong quản lý xã hội ở các
triều đại phong kiến Trung quốc và Việt nam.
- Đ ức trị và pháp trị ở Trung quốc
Đ ường lối pháp trị và đức trị đều được áp dụng ở những mức độ khác
nhau trong các nền thống trị của các triều đại phong kiến Trung quốc. Vào
giai đoạn đầu của lịch sử, đường lối pháp trị của pháp gia và đường lối đức trị
của nho gia xuất hiện trong m ột lúc, hai chủ trương đó đấu tranh với nhau.
Về sau, pháp trị phải nhường chỗ cho lễ trị, đức trị, nhưng nội dung của pháp
trị đã được các nhà nho vận dụng vào việc xây dựng các triều đại về sau. Hai
đường lối trị nước đó đều có ahững điểm chung: bảo đảm quyền lực tuyệt
đối, xây dựng m ột trật tự ổn định trong gia đình và xã hội. Sự khác nhau cơ
bản đó là phương tiện, biện pháp để đi đến m ục tiêu đó.
N ho giáo ra đời tại Trung quốc và đã từng có vai trò thống trị xã hội

T rung qu ốc hơn 2000 năm, nếu tính từ thời nhà H án ( thế kỷ II TCN )- thời
kỳ độ c tôn của nho giáo đến cách m ạng Tân Hợi ( 19911), lật đổ chế độ
ph ong kiến T rung q u ố c15. Tuy vậy, Khổng Tử lại được đánh giá khác nhau
qua các thời đại, học thuyết của ông phải trải qua nhiều bước thăng trầm. Sự
kiên đãc sắc nhất là nhà Tần đốt sách, chôn nhà nho, nhà Hán lại đề cao
K hổ ng Tử và thờ ông như một người thầy của m uôn đời. H ơn 2000 năm của
13 Hàn Phi Tử. oxb Đổng nai. 1995. tr 157
14 Hàn PHiTử, nxb Văn hoá, 1996. Thièn III. 12. ư. 232
15 Nguyẽn Tài Thư Nho hoe và nho hoc ờ Việt nam, Một số vấn dé iý luân và (hực tiển. n.xb Khoa hoc xã
hội. H.’ 1997. ừ. 9-10
10
chế độ phong kiên Trung quốc, các triều đại k ế tiếp nhau đ ều xem đạo nho là
cơ sở tư tưởng của đạo trị nước.
N hà Tần thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế, áp dụng tuyệt đối
đường lối pháp trị. H ọc thuyết của H àn Phi Tử đã đóng góp to lớn vào sự
nghiộp cai trị đất nước của nhà Tần. Đến năm 221 TCN , bằng sức m ạnh
quân sự, nhà Tần đã thống nhất được Trung quốc. T ần T huỷ H oàng đã áp
dụng cải cách của Thương Ư ởng trong nền đ ế chế của m ình, nhằm xây dựng
m ột nhà nước quân chủ chuyên chế. Chính quyền Tần T huỷ H oàng để củng
cố hệ tư tưởng chính thống của nhà Tần. đã ban hành đạo luật: đốt sách, giết
kẻ sỹ; ai cất dấu Kinh thư, kinh thi, phải đốt đi
Triều đại nhà Tần ngày càng tàn bạo nên đến năm 206 T CN thì bị lật
đổ. Đ ến thời nhà H án, đường lối trị nước theo đạo đức nho giáo đựợc áp
dụng rộng rãi, học thuyết K hổng Tử được khôi phục. Với K hổng Tử được k ế
thừa và đổi m ói, nhà Hán và sau đó là nhà Đường đã trở nên bền vững và tạo
ra sự phát triển nhiều m ặt của xã hội Trung Hoa. Đ ến các triều đại Tống,
Nguyên, M inh, Thanh, đường lối cai trị nước theo đạo trị nước của nho giáo
vẫn được duy trì, song đã bộc lộ nhiều nhược điểm , báo động sự già cỗi, Ịụi
tàn của học thuyết đạo K hổng. T hế kỷ XIX nổi lên với sự xâm lược của chủ
nghĩa đ ế quốc vào các nước phương Đông. Trước tình hình đất nước bị đe

doạ, các học giả Trung quốc lại đặt lại vấn để Khổng Tử và học thuvết của
ông. Phong trào Ngũ tứ 1919 đã m ở ra cuộc cách m ạng văn hoá, tập hợp
những lực lượng chống lại học thuyết nho giáo. Lỗ Tấn, người chủ soái trên
m ặt trận tư tưởng đã lên án Khổng Tử m ột cách m ạnh mẽ và sâu cay. Đ ỉnh
cao của việc phê phán N ho học và ảnh hưởng của nho học là trong thời kỳ "
cách m ạng văn hoá", với những sự tàn phá, oán ghét quá khứ, phủ nhận sạch
ươn đối với hệ tư tưởng nho giáo.
Những năm trở lại đây, người Trung hoa lục địa đã có cách nhìn nhận
khác đối với nho giáo trong lịch sử cũng như trong hiện tại. N gày nay, người
ta nhận thấy cần phải tiếp thu, kế thừa điều hợp lý trong di sản của nho giáo,
vận dụng vào những điều kiện xã hội hiện đại.
- Đức trị và pháp trị ở Việt nam
G ần đây đã có các công trình nghiên cứu đã bất đầu đi sâu vào các
vấn để pháp lý khi xem xét sự ảnh hưởng của nho giáo vào nền pháp luật và
quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt nam ; qua đó rút ra những
bài học nhất định cho xã hội hiện tại của chúng ta. Đ ây là m ột đ iều có ý
nghĩa vô cùng quan trọng cho các nhà luật học, cho khoa học pháp lý nước
n h à.16.
16 Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật cùa chúng ta trong sự nghièp đổi mới, rL\b Khoa hoc xã hội, H, 1997,
tr. 413-422
11
Tư tưởng về đức trị và pháp trị và sự áp dụng chúng vào quản lý xã hội
trong các nhà nước phong kiến là m ột vấn đề lớn, phức tạp, qua bước đầu
tìm hiểu, chúng tôi có thể tán đổng với quan điểm của nhiều nhà khoa học
cho rằng, cuộc đấu tranh giữa đức trị và pháp trị, mức độ quyết liệt có phần
m ờ nhạt hơn ở Trung quốc. Các triều đại phong kiến V iệt nam đã vận dụng
một cách tổng hợp pháp trị và đức trị, lễ trị. Giới cầm quyền có lúc nặng về
pháp trị, có lúc nặng về đức trị, có lúc kết hợp cả hai biện pháp cai trị ấy. Các
nhà nước phong kiến Trung quốc và V iệt nam, bên ngoài thì phê phán pháp
trị, nhưng bên trong thì vẫn sử dụng pháp trị, hình luật để bổ sưng cho sự

thống trị17. Đ iều nhận xét này, theo chúng tôi là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp
với quy luật khách quan của việc cai trị, quản lý xã hội. Đ ể quản lv xã hội có
hiệu quả, nhất thiết phải sử dụng cả pháp luật và đạo đức. Đ ó là vấn để có
tính quy luật khách quan của m ọi xã hội có nhà nước. Trên thực tế, các nhà
nước phong kiến ở đây đã kết hợp cả hai đường lối đó.
Nho giáo có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển của pháp
luật phong kiến Việt nam, pháp luật đầu tiên là do các nhà nho xây dựng nên
và công lao hình thành các bộ luật là thuộc về nhà nho l8. Nho giáo nh ư đã
đề cập, ít bàn đến pháp luật và cũng ít nhấn m ạnh vai trò của pháp luật.
Nhưng ở Việt nam, sự hình thành và phát triển pháp luật lại song song với sự
truyền bá nho giáo.
Qua thế kỷ XI, xã hội V iệt nam dần dần được ổn định và củng cố. N hà
Lý m ở đầu cho viẽc giáo dục N ho và truvén bá đao Nho, m ờ đầu cho việc
xây dựng một nền pháp luật thành vãn ở nước ta. N hà Lý đã V thức được vai
trò của pháp luật, đã đặt ra những nguyên tắc pháp lý đối với việc tổ chức và
hoạt động của triều đình và toàn bộ bộ m áy nhà nước. Pháp luật là m ột trong
ba môn thi bắt buộc trong việc tuyển chọn người làm việc nhà nước. P háp
luật nhà Lý nặng về hình sự với những ch ế tài pháp lý nghiêm khắc. Bên
cạnh chính sách hình sự cứng rắn, pháp luật nhà L ý cũng thấm nhuần tính
đạo đức, tính nhân đạo( ch ế định đại xá đối với tù nhân, m iễn lao dịch và
m iễn thuế, tô ruộng cho dân đinh ).
Nhà Trần tiếp tục truyền bá nho giáo, đồng thời vẫn coi trọng phật
giáo. N hưng cả phật giáo và nho giáo đều không phải là cơ sở tư tưỏng cho
việc hình thành bộ " Q uốc triều hình luật " nhà Trần. C hính vì vậy m à pháp
luât thời Trấn m ang tính chất khắc nehiêt. giã m an . Đ ến thời Lê sơ nho giáo
phát triển đạt tới đỉnh cao. Lê Thánh Tông đã đưa N ho giáo lên địa vị độc tôn
trong hệ tư tưởng. Chính nho giáo là cơ sở lý luận của pháp luật nhà Lê trong
việc tổ chức bộ m áy nhà nước và cai trị đất nước. Pháp luật nhà Lê m à đỉnh
cao là bộ luật Hồng Đ ức đã thể hiện rõ nét tư tưởng đức trị và pháp trị với
17 Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Xã hội và pháp luật, n.xb Chính trị quốc gia. H. 1994. tr. 242

'* Nguyễn Tài Thư, bài đãng trong "Xã hôi và pháp luật", s d d, tr. 243
12
những điều luật vừa nghiêm khắc vừa pha trộn những điều răn dạy lấy từ đạo
đức nho giáo kết hợp với phong tục tập quán V iệt nam. Trong suốt 38 năm trị
vì đất nước ( 1460-1497 ), Lê Thánh Tông đã kết hợp hài hoà giữa đức trị và
pháp trị trên cơ sở nền văn hoá dân tộc. Các quy phạm đạo đức được: thể
hiện trong tất cả các chuơng, điều của Bộ luật H ồng Đức, hoặc là trực tiếp,
hoặc là gián tiếp, nhưng rõ nét nhất là ở các chương D anh lệ, Hộ hôn, điền
sản. V iệc pháp luật nhà Lê ghi nhận những chuẩn mực đạo đức nho giáo xét
đến cùng cũng là xuất phát từ m ột đòi hỏi khách quan để đảm bảo tính giai
cấp và tính xã hội, những giá trị đạo đức của pháp luật. M ặc khác, đó cũng
thể hiện nghệ thuàt cai trị con người và xã hội của nhà nước: đó vừa là
quyền và vừa là nghĩa vụ của nhà làm luật, đảm bảo điều kiện tồn tại của
chính bản thân nhà làm luật19. Nhà Lê đang lên đã tiếp thu được những yếu
tố tích cực và nhân đạo của nho giáo, và đã :”hình luật hoá chúng để làm vẻ
vang cho triều đại m ình"20.
N hà N guyễn xuất hiện, Nho giáo thời Nguyễn:" đã m ang nhiều tính
chất khắc nghiệt, nó kết hợp chặt chẽ thế quyền với thần quyền".21 Cũng như
nhà Lê, nhà Nguyễn vẫn lấy nho giáo làm công cụ tư tưởng chi phối xã hội.
Trong pháp luật, chính quyền cũng đề cao chữ Hiếu, bảo vệ các quan hệ gia
đình, tông tộc.Trong luật triều N guyễn cũng như triều Lê trước đó đều có
quy định tội " thập ác", trong đó có tội bất hiếu- tội thứ bẩy- con cái tố cáo
ông bà, cha m ẹ, lấy vợ, lấy chồng trong thời kỳ để tang cha m ẹ Tuy vậy,
trong pháp luật nhà Nguyễn vẫn có những quy định mang tính chất nhân ớạo.
Khi xét xứ các tội phạm, quan toà có tính đến hoàn cảnh gia đình, tình cành
ông bà, cha m ẹ và bổn phận của con cháu.
Nói tóm lại, tư tưởng đức trị và pháp trị, dù ở đâu cũng có những m ặt
tích cực và hạn chế, phiến diện, thậm chí cực đoan. Pháp luật nhà nước
phong kiến Việt nam ra đời cùng thời với nho giáo, phát triển cùng với sự
phát triển của nho giáo, do vậy đã m ang đậm dấu ấn của học thuyết ch nh

trị- đạo đức này. Đường lối đức trị và pháp trị trên thực tế đã được các n hà
nước phong kiến sử dụng kết hợp với những m ức độ khác nhau. M ối quan hệ
giữa ph áp luật và đạo đức đã được thể hiện trong xây dựng, trong áp dụng
pháp luật, trong việc duy trì sự điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cả các
"chế định phi quan phương", trong đó yếu tố đạo đức giữ vai trò đặc biệt,
quan trọng.
IV. TƯ TƯỞNG Hổ CHÍ MINH VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN
LÝ XÃ HỘI
19 c. Mác, Ph. Ángghen. toàn tập. tl.tr L63, bản tiếng Nga
:o Vũ Minh Giang, bài đăng ưong: Xà hội và pháp luật, s đ d, tr. 246
21,35, 36. Xã hỏi và pháp luật, sđ d, tr. 246
13
v ề pháp luật và đạo đức, đã có rất nhiều nhà tư tường khoa học, nhà
chính trị đề cập trong rất nhiều công trình và văn kiện chính tiị - pháp lý.
Nhưng ở H ồ C hí M inh, chúng ta thấy có những nét đặc thù riêng, rấv riêng
làm nên m ột phong cách H ồ Chí M inh về pháp luật và đạo đức trone cà di
sản quý báu về C ách m ạng dân tộc, về Nhà nước và pháp luật.
N hững tác phẩm , bài viết, lời nói của Người về pháp luật và đạo đức
vì vậy luôn luôn đến được với quảng đại quần chúng và sống m ãi với ihời
gian, là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta trong sự
nghiệp đổi m ới đất nước hiện nay.
H ồ C hí M inh tuy không nêu trực tiếp đến những khái niệm, phạm trù
lý luận về nhà nước và pháp luật, song chính nội dung của những tư tưởng
của Người lại liên quan đến những vấn để lý luận này. Chảng hạn, những
bài viết của Người về ý thức pháp luật, về bản chất và vai trò của pháp luật
- Sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn ở Hồ Chí Minh về pháp luật và
đạo đức được thể hiện trong các tác phẩm và trong hoạt động cách
mạng của Người.
H ồ Chí M inh là nhà triết học, nhà luật học, nhà lý luận chính trị
trong hành động. N hững vấn đề Người viết, nói đều xuất phát từ quá trình

nghiên cứu lý luận, thực tiễn và chỉ đạo thực tiễn cách m ạng, thực tiễn xây
dựng nhà nước, xây dựng và thực hiện pháp luật của Người. Và đặc biệt là
từ tấm gương m ẫu mực trong sinh hoạt và hoạt động cách m ạng của Người.
H ồ C hí M inh đã tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm lịch sử quý
báu trong văn hóa trị nước, trị người của loài người và đã vận dụng nó m ột
cách nhuần nhuyễn, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của V iệt nam. Sự kết hợp,
sự thể hiện sinh động trên phương diện tư tưởng, lý luận và thực tiễn ở Hồ
Chí M inh tư tưởng đạo đức và pháp luật. Tính cách m ạng trong việc kế thừa
tư tưởng, kinh nghiệm của người xưa có thể thấy rõ trong tư tưởng đức trị
của Chủ tịch H ồ Chí M inh thể hiện trước hết ở tư cách người lãnh dạo, bao
gồm năm điểu:" Trí, tín, nhàn, dũng, liêm ". Đ ây cũng chính là nội dung của
đạo đức cách m ạng trong tư tưởng về đạo đức của Người. H ồ Chủ tịch là
m ột m ẫu m ực về sự k ế thừa lịch sử, k ế thừa những giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc V iệt nam và của nhân loại trong lịch sử. Người đã sử
dụng những phạm trù đạo đức nho giáo, nhưng có sự cân nhắc, chắt lọc
theo nhu cầu của thực tiễn V iệt nam , cho nên ư ật tự các giá trị đạo đức đã
khác với trật tự giá trị đạo đức nho giáo là Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. ( M uốn
trị nước tốt, trước hết người lãnh đạo phải " tu thân". K hông tu thân thì
không thể nào" bình" thiên hạ được.
- Tư tưởng, quan niệm của Người về bản chất pháp luật luôn gã'n liền
với lý tưởng cóng bàng, độc lập, tự do. bình đảng, dân quyền.
14
H iến pháp là nền tảng pháp lý của quyền lực n hãn dân. H ồ chí M inh
đã nêu lên những ý tưởng lớn về nhà nước pháp quyền. Đ ây là điểu nhận
xét của nhiêu nhà khoa học, được m inh chứng rõ nét qua các tác phẩm của
N g ư ờ i." N gay sau khi giành được chính quyền, Người đã nêu ra nhiệm vụ
quan trọng là xây dựng H iến pháp của nước V iệt nạm m ới, Người là trưởng
ban đự thảo H iến pháp 1946, trưởng ban dự thảo H iến pháp sửa đổi 1959,
ký hàng loạt vãn bản pháp luật. Từ năm 1945 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ
Chí M inh đã ký và ban hành 613 văn bản pháp luật các loại.

Cơ sở triêt lý của tư tưởng đạo đức Hồ C hí M inh đã được thể hiện
trong pháp luật và cả trong m ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, đó là:
pháp luật kh ông chỉ thể hiện quyền lợi công dân đơn thuần m à còn nhằm
m ục đích xây dựng m ột nền đạo đức xã hội đảm bảo cho m ọi người có cuộc
sống lương thiện, hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng phạt. Đối với Người, "giữa
pháp luật và đạo đức có m ối quan hệ biện chứng như m ối quan hệ giữa hình
thức và nội dung, nội dung là đạo đức, pháp luật là hình thức".23 * Người
Việt nam vốn quan niệm về lẽ sống, sao cho hợp "lẽ ở đời", và phải với
"đạo làm người". Pháp luật của nhà nước cũng là những quy định hợp với lẽ
phải, những cái thuộc về những quan niệm về lẽ sống nói trên.
Hồ Chủ tịch nói:" Nghĩ cho cùng, vấn dề tư pháp cũng như mọi
vấn đê khác, trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người , ở đời và lam
người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp
b ứ c"24. Bác căn dặn cán bộ xử lý các vấn đề phải có " lý, có tình". Người
cũng nêu ng uy ên tắc: thuyết phục và cưỡng chế, lấy thuyết phục, giáo dục
làm chính.
Đ iểm thống nhất của tư tưởng đạo đức và pháp luật Hồ C hí M inh là
tất cả đều hướng về nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
- H ệ thống những tư tưởng, quan điểm của chủ tịch Hồ Chí M inh về
pháp lu ật được thể hiện tập trung trên những phương diện cơ bản sau đây:
quan niệm về pháp luật, vai trò, tác dụng của pháp luật; quan niệm về cơ
ch ế làm luật; quan niệm về pháp chế và ý thức pháp luật.
- V ề vai trò của pháp luật, Hồ Chí M inh nhấn m ạnh, pháp luật không
chỉ là cô ng cụ bảo vệ thành quả cách m ạng mà còn là công cụ để duy trì và
bảo vệ bình đắng dân tộc, bình đẳng nam nữ, bình đẳng xã hội.
Người nhấn m ạnh đến tính nhân dân của pháp luật, pháp luật là ý chí
của nh ân dân, sức m ạnh của pháp luật bắt nguồn từ nhân dân:" Q uyển hành
22 Xem Đào Trí ú c, tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viẹn nghiẽn cứu nhà nước và pháp luật, số tháng 5 nám
2000.tr. 4
23 - Thành Duv, Tư tưởng đạo dức Hổ Chí Minh và mối quan hê giữa pháp luàt và đao dức, dao dức và IơL

ích cong dân, tạp chí Nha nước và pháp luật- Viện Nhà nước và pháp luật, số 3/'995. ir 4
- - Hổ Chí Minh, Nhà nước và pháp luật. t3. NXB Lao dông, 1971. tr. 138
15

×