Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

11847437971430_Tinh_hinh_kinh_te_Viet_Nam_giai_doan_2000_2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.54 KB, 34 trang )

TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2005 VÀ MỘT
SỐ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ KINH TẾ NĂM 2006
1.Lời nói đầu...........................................................................................2
2.Tăng trưởng kinh tế..............................................................................2
3.Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành............................................................5
4.Sử dụng tổng sản phẩm trong nước......................................................9
5.Giá cả và lạm phát..............................................................................10
6.Tiêu dùng, tích lũy và đầu tư..............................................................15
7.Xuất, nhập khẩu..................................................................................24
8.Thu chi ngân sách Nhà nước..............................................................29
9.Dự báo kinh tế năm 2007-2008..........................................................31
1
1. Lời nói đầu
Năm 2006 là năm có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ đối với Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 18-
25/4 tại Hà Nội đã quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước 5 năm tới (2006-2010) và những năm tiếp theo.
Sau 11 năm kiên trì đàm phán, ngày 7/11, Việt Nam được kết nạp làm thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngày 9/12, Quốc hội
Mỹ đã thông qua Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn ( PNTR) với
Việt Nam. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ
14 (CG-14) họp trong hai ngày 14-15/12, các nước tài trợ và nhiều tổ chức
tài chính quốc tế đã cam kết tài trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt
Nam trong năm 2007 với mức kỷ lục gần 4,5 tỷ USD. Tổng số vốn đầu tư
nước ngoài trong năm đạt con số kỷ lục 10,2 tỷ USD, trong đó cao nhất là
các dự án thép tại Bà Rịa-Vũng Tàu của Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) với
vốn đăng ký 1,2 tỷ USD và dự án sản xuất thiết bị điện tử tại Thành phố Hồ
Chí Minh của Tập đoàn Intel của Mỹ, trị giá 1 tỷ USD. Kinh tế đối ngoại
giành được nhiều thành tích nổi bật với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 40 tỷ
USD, tăng 22% so với năm 2005. Những kết quả đạt được trên đây là nhờ
chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước trong suốt 20 năm qua.


Dưới đây sẽ điểm lược một số nét chính về tình hình phát triển kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2000-2005 và đánh giá sơ bộ về nền kinh tế năm 2006.
2. Tăng trưởng kinh tế
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra một số chỉ
tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2001-2005 là:
2

Đưa tổng sản phẩm trong nước năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995.
Nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân hàng năm thời
kỳ 5 năm 2001-2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng
4,3%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%; dịch vụ tăng 6,2%.

Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm; giá trị sản xuất
ngành công nghiệp tăng 13%/năm; giá trị dịch vụ tăng 7,5%/năm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.

Đến năm 2005 tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng sản phẩm
trong nước chiếm 20-21%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm
38-39%; tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 41-42%.

Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80% và tỷ lệ
học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào năm
2005. Tiếp tục củng cố và duy trì mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học.
Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,5‰; tốc độ tăng dân số vào
năm 2005 khoảng 1,2%. Nâng tuổi thọ bình quân lên đạt 70 tuổi vào
năm 2005.


Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động,
bình quân 1,5 triệu lao động/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên
30% vào năm 2005.

Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm
2005. Đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước.
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25% vào năm 2005.
Cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn.
3
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực xảy ra cuối năm
1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm trong
nước trong những năm 1992-1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8-
9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8%
vào năm 1999. Nhưng từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại
được đà tăng trưởng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước
(Năm 2000 tăng 6,79%; năm 2001 tăng 6,89%; năm 2002 tăng 7,08%; năm
2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 ước tính tăng 8,43%).
Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong
nước tăng 7,51%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong 5
năm 2001-2005 đạt 7,51% không những cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân
6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà còn đứng vào hàng
các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới (Theo số
liệu của Ngân hàng Thế giới và ESCAP thì tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước bình quân mỗi năm trong những năm 2000-2004 của Trung Quốc là
8,5%; Hàn Quốc 5,5%; Thái Lan và Ma-lai-xi-a 5,0%; In-đô-nê-xi-a 4,6%;
Phi-li-pin 4,5%; Xin-ga-po 4,1%).
Bảng 1 - Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
5 năm 2001-2005 (%)


2001 2002 2003 2004 Ước tính
2005
BQ mỗi năm
2001-2005
Tổng số 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 7,51
- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 2,98 4,17 3,62 4,36 4,04 3,83
- Công nghiệp và xây dựng 10,39 9,48 10,48 10,22 10,65 10,24
- Dịch vụ 6,10 6,54 6,45 7,26 8,48 6,96
4
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng
8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch
vụ tăng 8,29%. Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây
dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm
phần trăm.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%, thấp hơn mức tăng
4% của năm 2005, chủ yếu do tốc độ tăng của ngành nông nghiệp và thuỷ
sản chậm lại vì ảnh hưởng của thời tiết bất thường và dịch bệnh. Khu vực
công nghiệp, xây dựng tăng trưởng thấp hơn mức tăng của năm ngoái do sản
xuất công nghiệp giảm (dầu thô khai thác đạt 17 triệu tấn, thấp hơn mức
18,5 triệu tấn của năm 2005; công nghiệp chế biến và điện, nước, ga cũng
giảm so với mức tăng trưởng năm trước. Khu vực dịch vụ tăng cao hơn mức
tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó một số ngành có tỷ trọng lớn
duy trì được mức độ tăng cao như thương nghiệp; vận tải, bưu chính viễn
thông, du lịch; khách sạn, nhà hàng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm.
Trong những năm gần đây, so với các nước trong khu vực ASEAN,
tăng trưởng GDP của Việt Nam vào loại cao nhất trong khu vực, còn so với
các nước Đông Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung

Quốc. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế còn thấp hơn tiềm năng phát triển của
đất nước; chưa phát huy được các nhân tố phát triển theo chiều sâu. Năng
lực cạnh tranh, năng suát, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp.
3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành
Trong 5 năm 2001-2005, nền kinh tế Việt Nam không những tăng
5
trưởng tương đối cao mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực:
(1) Nông lâm nghiệp và thuỷ sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) Dịch vụ,
thì tỷ trọng giá trị tăng thêm theo giá thực tế chiếm trong tổng sản phẩm
trong nước của khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 36,73% năm
2000 lên 38,13% năm 2001; 38,49% năm 2002; 39,47% năm 2003; 40,21%
năm 2004 và năm 2005 ước tính chiếm 41,04%. Khu vực nông lâm nghiệp
và thủy sản tuy đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 5,42% về giá trị sản xuất
và 3,83% về giá trị tăng thêm, nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm trong
nước đã giảm từ 24,53% năm 2000 xuống 23,24% năm 2001; 23,03% năm
2003; 21,81% năm 2004 và ước tính năm 2005 chỉ còn 20,89%. Khu vực
dịch vụ vẫn duy trì được tỷ trọng chiếm trên dưới 38% tổng sản phẩm trong
nước. Tỷ trọng của ba khu vực qua các năm như trên đã thể hiện rất rõ nền
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tỷ lệ cơ cấu ngành của Việt Nam năm 2005 gần giống tỷ lệ cơ cấu
ngành của Malaixia những năm 80 và của Thái Lan những năm 70. Tuy
nhiên, khi so sánh với một số nước ở Đông Á thấy rằng, tỷ trọng các ngành
trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn chưa thể đạt đến mức là một nước có
nền kinh tế phát triển. Ví dụ như Nhật Bản tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm
2% GDP, ngành dịch vụ chiếm tới 61%; Hàn Quốc tỷ trọng nông nghiệp chỉ
chiếm 6% GDP, dịch vụ chiếm tới 51%. Ngành công nghiệp chế tác, một
phân ngành quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa đóng một vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế các nước Đông Á. Tỷ trọng của ngành này luôn
chiếm đến 2/3 phần trăm trong tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp trong

GDP. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ này vẫn còn thấp, chiếm chưa đến 50%.
6
Mặc dù trong những năm 2001-2005, số lượng doanh nghiệp Nhà
nước đã giảm đáng kể do tổ chức, sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá,
nhưng tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng sản phẩm trong
nước vẫn duy trì ở mức trên 38% (Năm 2001 chiếm 38,40%, năm 2002
chiếm 38,38%; 2003 chiếm 39,08%; 2004 chiếm 39,10%; năm 2005 ước
tính chiếm 38,42%). Kinh tế ngoài Nhà nước được khuyến khích phát triển
nên thường xuyên tạo ra 46-47% tổng sản phẩm trong nước. Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng. Năm 2000 khu vực này
tạo ra 13,28% tổng sản phẩm trong nước và đến năm 2005 đã tạo ra 15,89%.
Bảng 2 - Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2001-2005
theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Kinh tế Nhà nước 38,40 38,38 39,08 39,10 38,42
Kinh tế ngoài Nhà nước 47,84 47,86 46,45 45,77 45,69
Kinh tế tập thể 8,06 7,99 7,49 7,09 6,83
Kinh tế tư nhân 7,94 8,30 8,23 8,49 8,91
Kinh tế cá thể 31,84 31,57 30,73 30,19 29,95
Kinh tế có vốn ĐTNN 13,76 13,76 14,47 15,13 15,89
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Nhìn chung về cơ cấu ngành, trong những năm vừa qua, nền kinh tế
Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao nhưng bản thân quá trình tăng
trưởng vẫn thể hiện chất lượng tăng trưởng còn thấp. Tốc độ tăng trưởng của
giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất, do chi phí
trung gian (chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí quản lý, chi phí sản xuất)
7
tăng với tốc độ cao cả ba khu vực. Cụ thể, trong nông nghiệp, tính chung
trong thời kỳ 1991 - 2003, tăng trưởng giá trị sản xuất là 6,2%/năm, nhưng

tăng trưởng giá trị tăng thêm chỉ đạt 4,1%, chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng trưởng
của giá trị sản xuất. Trong khu vực công nghiệp - xây dựng tốc độ của giá trị
tăng thêm liên tục thấp hơn giá trị sản xuất trong một thời gian khá dài, tính
chung trong thời kỳ 1991 - 2003, khi tốc độ tăng của giá trị sản xuất lên đến
13,9%/năm, thì giá trị tăng thêm chỉ đạt 11,7%/năm.
Chất lượng tăng trưởng thấp còn thể hiện ngay trong cơ cấu của từng
ngành. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp còn rất chậm
chạp, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, ngành thủy sản vẫn còn thấp. Tỷ
trọng chăn nuôi trong thời gian tới có nguy cơ giảm xuống do ảnh hưởng của
dịch cúm gia cầm sẽ khiến cho đầu tư vào ngành chăn nuôi gia cầm bị hạn
chế. Những cạnh tranh, tranh chấp đối với thủy sản Việt Nam gần đây,
những đe dọa của thiên tai bất thường, những khó khăn về giới hạn năng lực
sản xuất và diện tích canh tác đối với ngành thủy sản cũng khiến cho ngành
này đang phải đứng trước nguy cơ tỷ trọng sẽ giảm trong thời gian tới.
Ngành lâm nghiệp sử dụng nhiều đất nhất trong tất cả các ngành kinh tế
nhưng chỉ đóng góp 1,2% vào GDP (số liệu năm 1999).
Tăng nhanh tỷ trọng giá trị dịch vụ là xu thế chủ đạo trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, phù hợp với sự phát triển nhanh
chóng của tiến bộ công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khi đó
ở Việt Nam, tỷ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tăng với tốc
độ chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm trong một số năm gần đây. Điểm
yếu của khu vực dịch vụ nước ta chính là cơ cấu ngành dịch vụ và tỷ trọng
các phân ngành còn có sự chênh lệch lớn. Các ngành dịch vụ cơ bản (khách
8
sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc…) có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của các phân ngành dịch vụ khác lại gần như không có sự tăng
trưởng. Trong 10 năm (1995 - 2005), tỷ trọng của các ngành dịch vụ cơ bản
chỉ chiếm dao động khoảng 46%, phân ngành khách sạn, nhà hàng trong
nhiều năm vẫn giữ ở mức 7,9%, trong khi đó phân ngành thương nghiệp và

sửa chữa vật phẩm tiêu dùng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, 40,1%.
Ngành vận tải và thông tin liên lạc là hai ngành tác động trực tiếp và không
thể thiếu đối với các ngành sản xuất cũng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là
9,2% năm 1995 và tăng lên 9,6% trong năm 2004. Các dịch vụ cao cấp như
ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ đang trong giai đoạn hình thành
nên năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp kém. Tỷ trọng ngành dịch vụ khoa học
công nghệ mới chỉ chiếm 1,4 - 1,5%, ngành bảo hiểm cũng chỉ chiếm 2%
GDP (năm 2005), dự báo năm 2006 cũng chỉ tăng lên 2,5%.
4. Sử dụng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước hàng năm nếu phân theo sử dụng thì hình
thành 2 khoản lớn: (1) Tích luỹ tài sản và (2) Tiêu dùng cuối cùng. Tích luỹ
tài sản của nền kinh tế nước ta những năm 2001-2005 tăng bình quân hàng
năm 11,3%, cao hơn tốc độ tăng bình quân 9,4% của giai đoạn 1996-2000 và
tăng nhanh hơn tốc độ tăng bình quân hàng năm 6,9% của tiêu dùng cuối
cùng (5 năm trước tiêu dùng cuối cùng tăng bình quân hàng năm 4,8%). Do
đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tiêu dùng nên tỷ lệ tích luỹ tài sản so với
tổng sản phẩm trong nước đã tăng đáng kể, từ 29,6% năm 2000 lên 31,2%
năm 2001; 33,2% năm 2002; 35,4% năm 2003; 35,5% năm 2004 và ước tính
2005 là 35,5%. Tốc độ tăng tích luỹ nhanh hơn tăng tiêu dùng và nhanh hơn
tăng trưởng kinh tế là dấu hiệu lành mạnh của nền kinh tế vì với tốc độ tăng
như vậy tổng sản phẩm trong nước sẽ được sử dụng nhiều hơn để tăng đầu tư
9
tăng tài sản cố định, tạo cơ sở và tiềm lực cho phát triển sản xuất và cải thiện
đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư.
Tiêu dùng cuối cùng 5 năm qua tăng bình quân hàng năm 6,9%, cao
hơn tốc độ tăng bình quân 4,8% của 5 năm trước, trong đó tiêu dùng cuối
cùng của Nhà nước tăng 6,97% (bình quân 5 năm trước tăng 2,7%) và tiêu
dùng của cá nhân tăng 6,93% (bình quân 5 năm trước tăng 5%). Tiêu dùng
của Nhà nước tăng cao hơn tiêu dùng của dân cư do những năm vừa qua
ngân sách Nhà nước tăng các khoản chi đầu tư phát triển và thực hiện các

chương trình, chính sách xã hội. Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng chiếm trong
tổng sản phẩm trong nước những năm vừa qua thường ở mức trên dưới 70%
(Năm 2001: 71,2%; 2002: 71,3%; 2003: 72,6%; 2004: 71,5%; ước tính
2005: 69,8%).
5. Giá cả và lạm phát
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm
phát phi mã trong thời kỳ 1986 - 1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt
463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình
quân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999
và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm;
thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%). Tuy nhiên, trong hai năm
2004 - 2005 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao 7,79% (năm 2004) và
8,5% (năm 2005) thì lạm phát của Việt Nam cũng tăng lên ở mức 9,5%
(năm 2004) và 8,4% (năm 2005), cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm
phát phi mã trong thời kỳ 1986 - 1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt
463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình
quân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999
10
và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm;
thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%). Tuy nhiên, trong hai năm
2004 - 2005 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao 7,79% (năm 2004) và
8,5% (năm 2005) thì lạm phát của Việt Nam cũng tăng lên ở mức 9,5%
(năm 2004) và 8,4% (năm 2005), cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 tăng 6,6%, thấp hơn mức tăng 8,4%
của năm 2005 và cũng là năm thứ ba liên tiếp CPI có xu hướng giảm. Trong
10 nhóm hàng của rổ hàng CPI thì có 5 nhóm hàng có mức tăng cao hơn
năm ngoái, gồm các nhóm Đồ uống và thuốc lá, May mặc giày dép mũ nón,
Thiết bị đồ dùng gia đình, Văn hoá thể thao giải trí, Hàng hoá và dịch vụ
khác. 5 nhóm còn lại đều có mức tăng thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ

năm ngoái, gồm các nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; Nhà ở và vật liệu
xây dựng; Phương tiện đi lại-Bưu điện; Dược phẩm y tế; Giáo dục. Trong đó
hai nhóm có mức giảm mạnh nhất là nhóm Thực phẩm (-6,5%) và Phương
tiện đi lại-bưu điện (-5,1%); hai nhóm này chiếm tỷ trọng trên 34% trong rổ
hàng hoá CPI đây là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến CPI năm 2006 chỉ tăng
6,6%.
Bảng 3 – Chỉ số giá tiêu dùng (%)
NHÓM HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ 2004 2005 2006
Chỉ số giá tiêu dùng 109,5 108,4 106,6
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 115,6 110,8 107,9
Trong đó: 1. Lương thực 114,3 107,8 114,1
2. Thực phẩm 117,1 112,0 105,5
II. Đồ uống và thuốc lá 103,6 104,9 105,2
III. May mặc, mũ nón, giày dép 104,1 105,0 105,8
IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng 107,4 109,8 105,9
11
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 103,6 104,8 106,2
VI. Dược phẩm, y tế 109,1 104,9 104,3
VII. Phương tiện đi lại, bưu điện 105,9 109,1 104,0
VIII. Giáo dục 98,2 105,0 103,6
IX. Văn hoá, thể thao giải trí 102,2 102,7 103,5
X. Hàng hoá và dịch vụ khác 105,2 106,0 106,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống: đây vẫn là nhóm có mức tăng cao
nhất trong 10 nhóm, tuy nhiên mức tăng 7,9% đã giảm mạnh so với mức
10,8% của năm 2005 do nhóm Thực phẩm giảm mạnh tuy nhóm Lương thực
vẫn tăng cao hơn cùng kỳ.
Lương thực: Khác với xu hướng của năm 2005, năm nay nhóm lương
thực có mức tăng 14,1%, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,8% của năm
2005, chủ yếu do các nguyên nhân sau: (i) sản lượng lương thực bị ảnh

hưởng do hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh (đặc biệt là dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn
xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long). (ii) cầu về lúa gạo gia tăng đột biến tại
một số tỉnh miền Trung sau cơn bão số 6 và Bộ Thương mại chỉ đạo dành
lượng gạo gối đầu cho tiêu dùng và xuất khẩu gạo ổn định trong quý I/07;
(iii) Trong 6 tháng đầu năm, do Chính phủ giao chỉ tiêu xuất khẩu gạo không
vượt quá 5 triệu tấn trong năm 2006 nhằm bình ổn giá lương thực trong
nước nên các DN tranh thủ xuất khẩu gạo nhằm giành chỉ tiêu đồng thời các
đối tác nước ngoài cũng tranh thủ ép giá khiến giá gạo xuất khẩu của Việt
Nam giảm so với năm trước. Trong khi đó, ở thị trường trong nước các DN
lại tranh mua dẫn đến giá gạo trong nước tăng cao hơn năm trước.
Thực phẩm: mức tăng cũng giảm mạnh so với mức tăng năm trước
(5,5% so với 12,0%) chủ yếu do dịch cúm gia cúm gia cầm và dịch lở mồm
12
long móng trong năm 2006 về cơ bản đã được khống chế, chăn nuôi gia cầm
bắt đầu được khôi phục trở lại nên nguồn cung thực phẩm đã đáp ứng được
nhu cầu của thị trường.
Nhóm Phương tiện đi lại và bưu điện có mức tăng thấp hơn hẳn so với
mức tăng của năm 2005 (4,0% so với 9,1%) trong đó nhóm Bưu chính viễn
thông liên tục giảm. Giá xăng dầu năm 2006 có mức tăng 10,5-15%, chưa
bằng 1/3 mức tăng 33-55% của năm 2005 do Chính phủ điều chỉnh giảm giá
xăng dầu 2 lần.
Nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng thấp hơn so với năm
2005 (5,9% so với 9,8%) chủ yếu do giá mặt hàng dầu hoả và gas trong
nhóm này giảm mạnh còn các mặt hàng khác như thép, xi măng thì có tốc độ
tăng cao hơn chút ít so với năm trước.
Nhìn chung diễn biến CPI năm nay có một số nhóm hàng đáng chú ý:
Giá xăng dầu: Năm 2006, Chính phủ đã 4 lần điều chỉnh giá xăng dầu
trong đó tăng 2 lần và giảm 2 lần tuy nhiên tính chung so với đầu năm mức
tăng 10,5-15,0% vẫn chưa bằng 1/3 mức tăng 26,7-56,0% của năm 2005.
Như vậy, giá xăng dầu đã liên tục tăng 12 lần từ năm 2001 cho đến nay

nhưng hiện tại giá xăng dầu của Việt Nam nhìn chung vẫn thấp hơn giá thế
giới do Nhà nước vẫn tiến hành trợ cấp giá xăng dầu kết hợp với việc giảm
thuế nhập khẩu. Do xăng dầu là có một số mặt hàng trong nhóm Phương tiện
đi lại bưu điện và Nhà ở vật liệu xây dựng (bao gồm gas và dầu hoả) nên đã
tác động làm hai nhóm hàng này có mức tăng thấp hơn mức tăng của cùng
kỳ. Cụ thể, nhóm Phương tiện đi lại có mức tăng 4,0%, thấp hơn mức tăng
9,1% của năm 2005; nhóm Nhà ở vật liệu xây dựng tăng 5.9%, thấp hơn
mức tăng 9,8% của năm 2005.
13

×