Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn thạc sĩ Thú Y Vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 98 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN





VÕ QUỐC CƯỜNG




VAI TRÒ CỦA SALMONELLA TRONG HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY Ở CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ






LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y












BUÔN MA THUỘT – 2010


ii












































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN





VÕ QUỐC CƯỜNG



VAI TRÒ CỦA SALMONELLA TRONG HỘI CHỨNG
TIÊU CHẢY Ở CHÓ NUÔI TẠI THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ


Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 62 50


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUỐC CHƯỚNG








BUÔN MA THUỘT – 2010


i

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Mọi trích dẫn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Các số liệu và kết quả của nghiên cứu này chưa ñược ai
công bố và sử dụng ñể bảo vệ bất kỳ học vị nào.

Ký tên



Võ Quốc Cường



ii

LỜI CÁM ƠN

Tôi vô cùng biết ơn và tỏ lòng kính trọng sâu sắc ñến PGS. TS. Phùng
Quốc Chướng - người thầy ñã tận tình, chu ñáo hướng dẫn và giúp ñỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñối với sự ñộng viên, giúp ñỡ nhiệt tình của:
- Lãnh ñạo và cán bộ, công nhân viên chức Cơ quan Thú y vùng V.
- Quý thầy, cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây
Nguyên.
Xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, ñồng nghiệp và người thân ñã
giúp ñỡ và ñộng viên tôi vượt qua khó khăn ñể hoàn thành nghiên cứu này.
Buôn Ma Thuột, tháng 10 năm 2010.

Tác giả




Võ Quốc Cường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC BIỂU xi
MỞ ĐẦU 1
 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó 3
1.1.1. Điều kiện ngoại cảnh 3
1.1.2. Chế ñộ chăm sóc nuôi dưỡng 3
1.1.3. Do Stress 4
1.1.4. Nguyên nhân do ký sinh trùng 4
1.1.5. Do nấm mốc 4
1.1.6. Nguyên nhân do virus 5
1.1.7. Nguyên nhân do vi khuẩn 5
1.2. Vi khuẩn Salmonella 8
1.2.1. Hình thái 8
1.2.1. Đặc tính sinh vật học 9
1.2.3. Cấu trúc kháng nguyên 10

1.2.4. Yếu tố gây bệnh 12
1.3. Đặc ñiểm dịch tễ học của Salmonella 22
1.4. Cách sinh bệnh của Salmonella 23
1.5. Miễn dịch chống Salmonella 24
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG-NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
iv
2.2.1. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở ñàn chó nuôi trên ñịa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột 26
2.2.2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở ñàn chó nuôi trên ñịa bàn thành phố
Buôn Ma Thuột 26
2.2.3. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội
chứng tiêu chảy nuôi trên ñịa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 26
2.2.4. Xác ñịnh một số ñặc tính sinh hoá của các chủng Salmonella
phân lập ñược ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột 26
2.2.5. Xác ñịnh các serotype vi khuẩn Salmonella phân lập ñược 26
2.2.6. Kiểm tra ñộc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập ñược 26
2.2.7. Xác ñịnh một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập ñược 26
2.2.8. Kiểm tra sự mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh và hóa dược
của vi khuẩn Salmonella phân lập ñược 26
2.2.9. Điều trị thử nghiệm và ñề xuất một số phác ñồ ñiều trị hội
chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu, lấy mẫu 26
2.3.2. Điều tra hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma
Thuột 27
2.3.3. Phương pháp phân lập, giám ñịnh vi khuẩn 28
2.3.4. Xác ñịnh ñộc lực vi khuẩn 28

2.3.5. Xác ñịnh khả năng sản sinh ñộc tố ñường ruột (enterotoxin) 28
2.3.6. Xác ñịnh khả năng xâm nhập 29
2.3.7. Kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập ñược với một
số thuốc kháng sinh và hoá dược 29
2.3.8. Xác ñịnh serotype vi khuẩn Salmonella 31
2.3.9. Thực nghiệm ñiều trị hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại thành
phố Buôn Ma Thuột bằng thuốc kháng sinh 31
2.4. Xử lý các số liệu 31
v
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở ñàn chó nuôi tại thành phố
Buôn Ma Thuột 32
3.1.1. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo lứa tuổi 32
3.1.2. Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo giống 35
3.2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột 37
3.3. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội chứng
tiêu chảy 40
3.3.1. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội
chứng tiêu chảy theo lứa tuổi 40
3.3.2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và chó mắc hội
chứng tiêu chảy theo giống 43
3.4. Kết quả xác ñịnh một số ñặc tính sinh hoá của các chủng
Salmonella phân lập ñược ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột 46
3.5. Kết quả xác ñịnh serotype của các chủng Salmonella phân lập ñược
ở chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột 50
3.6. Kiểm tra ñộc lực của vi khuẩn Salmonella phân lập ñược 54
3.7. Kiểm tra một số yếu tố gây bệnh của các chủng Salmonella phân
lập ñược. 56
3.7.1. Kiểm tra khả năng sản sinh ñộc tố ñường ruột (enterotoxin) 56
3.7.2. Kiểm tra khả năng xâm nhập của các chủng Salmonella 60

3.8. Tính mẫn cảm của các chủng Salmonella với thuốc kháng sinh và
hoá dược 62
3.9. Kết quả ñiều trị thực nghiệm hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại
thành phố Buôn Ma Thuột 68
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72
4.1. Kết luận 72
4.2. Đề nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CHO: Chinese Hamster Ovary cell
Cs.: Cộng sự
E.coli: Escherichia coli
ETEC: Enterotoxigenic E.coli
Hly: Heamolysin
I: Intermediate sensitive (Mẫn cảm trung bình)
I.M: Intramuscular (Tiêm bắp)
I.V: Intravennous (Tiêm tĩnh mạch)
kDa: kilo Dalton
KIA: Kligler Iron Agar
LPS: Lipopolysaccharis
LT: Heat Lable Toxin (Độc tố không chịu nhiệt)
MR: Methyl Rouge
PBS: Phosphate Buffered Saline (Dung dịch rửa hồng cầu)
PCR: Polymerase Chain Reaction
R: Resistance (Kháng)
S: Sensitive (Mẫn cảm)
S.C: Subcutaneous (Tiêm dưới da)

TB: Trung bình
ST: Heat stable Toxin (Độc tố chịu nhiệt)
XLD: Xyloze Lysine Desoxycholate Agar




vii
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang

2.1 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của các loại kháng sinh……… 30
3.1 Kết quả ñiều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo lứa
tuổi …………………………………………………………………… 32
3.2 Kết quả ñiều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo giống 35
3.3 Tỷ lệ nhiễm Salmonella theo lứa tuổi ở chó nuôi tại thành phố
Buôn Ma Thuột ……………………………………………………… 37
3.4 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và mắc hội chứng tiêu
chảy theo lứa tuổi ……………………………………………………

41
3.5 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và bị tiêu chảy theo
giống …………………………………………………………………… 44
3.6 Kết quả kiểm tra ñặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn
Salmonella phân lập ñược …………………………………………

47
3.7 Kết quả xác ñịnh serotype các chủng Salmonella 50
3.8 Kết quả xác ñịnh ñộc lực các chủng Salmonella ………………… 54
3.9 Kết quả kiểm tra khả năng sản sinh ñộc tố ñường ruột ………… 57

3.10 Kết quả xác ñịnh khả năng xâm nhập của Salmonella …………

61
3.11 Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng Salmonella phân
lập từ phân chó mắc hội chứng tiêu chảy ………………………….

63
3.12 Kết quả ñiều trị hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi trên ñịa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột …………………………………………

69




viii
DANH MỤC BIỂU
TT Tên biểu ñồ Trang

3.1 Tình hình hội chứng tiêu chảy ở chó theo lứa tuổi………………

33
3.2 Tình hình hội chứng tiêu chảy ở các giống chó……………………

36
3.3 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó theo lứa tuổi………………………

38
3.4 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và bị tiêu chảy theo
lứa tuổi………………………………………………………………… 41

3.5 Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chó khoẻ mạnh và bị tiêu chảy theo
giống……………………………………………………………………

44

DANH MỤC HÌNH MINH HOẠ

TT Tên hình
1.1 Vi khuẩn Salmonella hình que thẳng, bắt màu hồng (quan sát
dưới ñược dưới vật kính 100x) ………………………………………

9
1.2 Lông và fimbriae của vi khuẩn Salmonella ………………………. 9
3.1 Hình thái khuẩn lạc vi khuẩn Salmonella trên các môi trường
phân lập chuyên biệt ………………………………………………….

46
3.2 Đặc tính sinh hoá vi khuẩn Salmonella ñược kiểm tra trên các
môi trường KIA, Mantoz, Ure ……………………………………… 47
3.3 Hệ thống ñịnh danh vi khuẩn Vitek-2 ………………………………

51
3.4 Kiểm tra ñộc lực các chủng Salmonella trên chuột nhắt trắng

55
3.5 Kiểm tra khả năng sản sinh ñộc tố ñường ruột bằng phương
pháp phân ñoạn ruột lợn ……………………………………………. 57
3.6 Kiểm tra khả năng xâm nhập của các chủng Salmonella ………. 61
3.7 Kháng sinh ñồ của các chủng Salmonella ………………………


65


1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn ñề
Chó là loài vật ñược con người nuôi và thuần hóa sớm nhất; loài vật
này ñược nhân dân ta nuôi vào khoảng 3000 – 4000 năm trước công nguyên
với mục ñích ñể giữ nhà, ñi săn và làm thực phẩm
Đất nước phát triển, ñiều kiện sống ngày càng ñược cải thiện, mức sống
người dân ngày một tăng cao, ñã tạo tiền ñề cho phong trào nuôi ñộng vật
kiểng phổ biến ở nhiều gia ñình, trong ñó chó là con vật ñã ñược chọn nuôi
nhiều nhất.
Chó là loài vật thông minh, trung thành và là người bạn thân thiết của
con người, có thể nói chó ñã trở thành một thành viên ñặc biệt trong gia ñình.
Chính những ñặc ñiểm này mà chó ñược nuôi ngày càng nhiều cả về số
lượng và chủng loại; song việc chăm sóc nuôi dưỡng loài vật này ñang gặp
phải khó khăn do bệnh tật xuất hiện ngày càng phức tạp và ñã thực sự trở
thành nỗi lo cho nhiều người nuôi chúng.
Việt Nam nói chung, tỉnh Dak Lak nói riêng có khí hậu nóng ẩm; khi ñiều
kiện chăn nuôi kém vệ sinh sẽ tạo cơ hội cho hệ sinh vật và ký sinh trùng phát
triển gây ra bệnh, ñặc biệt là bệnh trên ñường tiêu hóa. Theo Nguyễn Như Pho
(1995)[26], trong thực tế bệnh trên hệ thống tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so
với các bệnh trên hệ thống khác ở chó và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Một trong số những bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi
chó là viêm ruột tiêu chảy. Bệnh xảy ra trên chó ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc và tỷ lệ
chết khá cao; Salmonella ñược coi là một trong những nhân tố quan trọng gây
viêm ruột tiêu chảy ở chó (David Mc. Clugage và cs, 2005)[47].
Theo tổ chức Y tế thế giới, ñến nay ñã phân lập ñược trên 3.000 chủng
Salmonella khác nhau; trong ñó có khoảng 3 - 4% số chúng có khả năng gây bệnh

cho người và ñộng vật. Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 20 triệu người bị
ngộ ñộc thức ăn và khoảng 200.000 người tử vong do vi khuẩn Salmonella.
2
Các ñàn gia súc bị nhiễm Salmonella không những gây thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi mà chúng còn là nguồn tàng trữ mầm bệnh chủ yếu ñối
với con người (Selbitz H-J và cs., 1995)[69].
Từ những năm 1990, ñã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu về
Salmonella và hội chứng tiêu chảy do chúng gây ra trên các loài nuôi tại Dak
Lak; nhưng chưa có nghiên cứu nào về loài vi khuẩn này trong hội chứng tiêu
chảy chó; một loài vật nuôi sống gần gũi với con người. Để tiếp tục khẳng
ñịnh vai trò của Salmonella, bằng các nghiên cứu ñộc lực và các yếu tố gây
bệnh của các chủng Salmonella phân lập ñược ở chó; từ ñó có luận cứ về
khoa học và ñưa ra biện pháp phòng - trị bệnh có hiệu quả, góp phần giảm
thiểu dịch bệnh, phát triển ñàn chó nuôi tại ñịa phương, chống ô nhiễm môi
trường và bảo vệ sức khỏe cộng ñồng.
Xuất phát từ thực tế trên, trong phạm vi và ñiều kiện cho phép, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở chó nuôi tại
thành phố Buôn Ma Thuột và biện pháp phòng trị”
 Mục tiêu của ñề tài
Xác ñịnh vai trò của vi khuẩn Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở
chó nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột; trên cơ sở ñó ñề xuất biện pháp
phòng trị hợp lý.
 Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Salmonella là một loại vi khuẩn sống hoại sinh trong ñường tiêu hoá của
người và ñộng vật, Salmonellosis là bệnh truyền lây giữa người và gia súc. Việc
nghiên cứu Salmonella và các yếu tố gây bệnh của chúng, xác ñịnh ñược những
chủng có khả năng gây bệnh ở chó, ñể có cơ sở khoa học và từ ñó ñưa ra các
biện pháp phòng chống bệnh do Salmonella gây ra, với mục ñích phát triển ñàn
chó nuôi, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho con người.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở ñường tiêu hoá.
Tuỳ theo ñặc ñiểm, tính chất, diễn biến, tuỳ theo ñộ tuổi gia súc, tuỳ theo yếu
tố ñược coi là nguyên nhân chính hoặc kế phát mà hội chứng tiêu chảy ở từng
loài gia súc ñược gọi bằng nhiều tên khác nhau; hội chứng tiêu chảy có liên
quan ñến rất nhiều yếu tố; trong ñó có yếu tố ñược coi là nguyên nhân nguyên
phát, có yếu tố ñược coi là nguyên nhân thứ phát. Việc phân loại ñể xác ñịnh
ñược nguyên nhân gây tiêu chảy là một vấn ñề phức tạp, nó ñã và ñang ñược
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ñể ñề ra biện pháp phòng trị thích hợp.
Đến nay, các nhà khoa học ñã thống nhất rằng việc phân loại nguyên nhân
gây hội chứng tiêu chảy chỉ có ý nghĩa tương ñối; ñiều quan trọng là phải tìm
ra ñược yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ; yếu tố nào xuất hiện trước, yếu
tố nào xuất hiện sau, ñể từ ñó xây dựng ñược phác ñồ ñiều trị có hiệu quả.
Hội chứng tiêu chảy ở chó thường do các nguyên nhân chủ yếu sau:
1.1.1. Điều kiện ngoại cảnh
Điều kiện khí hậu thay ñổi ñột ngột: quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm
ướt… kết hợp với chuồng trại không hợp vệ sinh. Niconxki V.V (1986)[37], Hồ
Văn Nam và cs. (1997)[22]; cho biết: khi gia súc bị lạnh ẩm ướt kéo dài sẽ làm
giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào do ñó gia súc dễ bị vi khuẩn
sẵn có trong ñường ruột có cơ hội bội nhiễm, tăng cường ñộc lực gây bệnh.
1.1.2. Chế ñộ chăm sóc nuôi dưỡng:
Thức ăn có chất lượng kém, ôi thiu, khó tiêu hoá là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, Vitamin cần thiết cho cơ
thể gia súc, ñồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức ñề
kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu
chảy (Laval. V, 1997 [36]).

4
1.1.3. Do Stress
Trong ñời sống hàng ngày có các tác nhân ngoại cảnh tác ñộng, gia súc
cũng xuất hiện tiêu chảy hàng loạt, mà trước ñó không hề có dấu hiệu này. Có
nhiều tác giả cho ñó là hậu quả tất yếu của Stress.
Hệ thống tiêu hoá (dạ dày và ruột) mẫn cảm ñặc biệt với Stress (Phạm
Khắc Hiếu, 1998 [13]). Stress gây nên hiện tượng chán ăn, nôn mửa, tăng nhu
ñộng ruột, có khi tiêu chảy, ñau bụng.
1.1.4. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996)[17] các loại ký sinh trùng
ñường ruột gây tổn thương niêm mạc ruột cũng là một nguyên nhân dẫn ñến
tiêu chảy.
+ Các loài kí sinh trùng thường gặp ở chó: sán dây gồm có Teania
kydatiggena, Teania fisiformis, Dipilidium canium…; các loài giun ñũa Toxocara
canis… Đặc biệt là giun móc Ancylostoma canium có những móc nhọn bằng kitin
cắm vào ruột non phần tá tràng, không tràng ñể hút máu gây tổn thương, làm xuất
huyết ruột tạo ñiều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập gây viêm ruột tiêu chảy.
+ Các ñơn bào kí sinh như: Amip Entaoeba hystotitica gây bệnh lị,
trùng roi Giardia intestinalis.
1.1.5. Do nấm mốc
Độc tố nấm mốc rất ña dạng và phong phú, nhưng chúng ñều là sản
phẩm của sự chuyển hoá thứ cấp trong quá trình phát triển của một loài, mỗi
chủng nấm mốc nhất ñịnh (Butler E., Crisan E.V. 1977 [44]) Bản chất của ñộc
tố nấm mốc là polypeptide, các hợp chất quinol, các hợp chất có nhân piron.
Trong các loại ñộc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại ñộc tố ñược quan tâm
nhiều nhất hiện nay.
Nấm mốc và ñộc tố do chúng sản sinh ra ñã gây thiệt hại ñáng kể cho
chăn nuôi và ảnh hưởng ñến sức khoẻ của con người, những ñộc tố nấm mốc
có hại cho con người và gia súc là Aflatoxin, Ochratoxin, Sterigmato cystin
5

gây ñộc và gây ung thư gan, nhóm gây ñộc ñường tiêu hoá là các ñộc tố
Trichothecens, T2toxin Diacetocyscirpenol, Nivalenol.
Độc tố nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc,
với biểu hiện là nhiễm ñộc ñường tiêu hoá, gây tiêu chảy dữ dội, mà thường
người ta không nghĩ ñến nguyên nhân này, nên mọi phác ñồ ñiều trị bằng
kháng sinh ñều không hiệu quả. Ngoài việc gây tiêu chảy cho gia súc, ñộc tố
nấm mốc còn gây ñộc trực tiếp cho người từ thực phẩm bị nhiễm nấm mốc
hoặc gián tiếp từ ñộc tố tồn dư trong thực phẩm (Biro H., 1985 [41]).
1.1.6. Nguyên nhân do virus
Theo Trần Thanh Phong (1996)[27] gây tiêu chảy ở chó thường gặp ở
các bệnh do virus là:
- Bệnh Carré do virus Carré thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Morbilivirus. Bệnh xảy ra chủ yếu ở chó từ 2 ñến 4 tháng tuổi, ñặc biệt nhiều
nhất ở chó 3 ñến 4 tháng tuổi.
- Bệnh viêm ruột ở chó do Coronavirus
Hai loại virus này gây tiêu chảy cấp tính, phân nhiều nước, chó sốt cao
nhanh chết.
- Bệnh Parvo do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus; bệnh
gây chết nhiều ở chó non; chó lớn tỷ lệ chết thấp nhưng là nguồn trữ virus gây
bệnh với ñặc trưng của bệnh là sốt nhẹ kéo dài, tiêu chảy có máu hồng và cả
máu tươi.
1.1.7. Nguyên nhân do vi khuẩn
Một trong số những bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi
chó là viêm ruột tiêu chảy do vi khuẩn; Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc
và tỷ lệ chết khá cao (David Mc. Clugage, D.V.A.,C.V.A. 2005)[47].
Trong lĩnh vực vi sinh vật, có nhiều nguyên nhân dẫn ñến tiêu chảy, tuy
nhiên bất cứ nguyên nhân nào dẫn ñến tiêu chảy, tác nhân phổ biến nhất vẫn là vi
khuẩn, hoặc với vai trò kế phát, hoặc nguyên phát (Nguyễn Bá Hiên, 2001)[11]. Ở
6
ñiều kiện bình thường có thể phát hiện Salmonella trong ñường ruột của nhiều loài

gia súc, gia cầm; khi sức ñề kháng của ñộng vật bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập
vào nội tạng và gây bệnh (Nguyễn Như Thanh và cs., 1997)[31].
Trong ñường ruột của ñộng vật có rất nhiều vi khuẩn, chúng ñược gọi
là “vi khuẩn chí ñường ruột”. Chúng tồn tại ở một trạng thái cân bằng với
nhau và với cơ thể vật chủ. Do một nguyên nhân nào ñó dẫn ñến trạng thái
cân bằng của khu hệ vi sinh vật bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ có một loại nào ñó
sản sinh lên quá nhiều, gây hiện tượng loạn khuẩn (Vũ Văn Ngũ và cs.,
1979)[24]. Loạn khuẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn ñến bệnh ở ñường tiêu
hoá, ñặc biệt là gây tiêu chảy.
Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó diễn ra theo 2 quá trình, ñầu tiên là rối
loạn tiêu hoá, sau ñó là quá trình nhiễm trùng.
Giai ñoạn ñầu, thường do các yếu tố bất lợi như gặp lạnh ñột ngột,
phẩm chất thức ăn kém, các stress có hại: nóng, lạnh, ẩm… làm cơ năng tiêu
hoá ở ñường ruột bị rối loạn, thức ăn không ñược tiêu hoá sẽ lên men, phân
giải các chất hữu cơ sinh ra chất ñộc như Indol, Scatol, H
2
S… Các sản phẩm
ñộc này làm cho pH trong ñường ruột thay ñổi gây trở ngại về tiêu hoá và hấp
thu trong ñường ruột (Hồ Văn Nam và cs., 1997)[22], Sử An Ninh,
(1993)[23], Đào Trọng Đạt và cs, (1996)[8], Phạm Khắc Hiếu, (1998)[14].
Những chất ñộc này tác ñộng lên niêm mạc ruột gây xung huyết, tăng nhu
ñộng ruột gây tiêu chảy (Vũ Triệu An, 1978)[1].
Giai ñoạn tiếp theo, trong ñiều kiện rối loạn tiêu hoá, những vi khuẩn
trong ñường ruột gặp ñiều kiện thuận lợi, sinh sôi nảy nở. Chúng phát triển
nhanh về số lượng làm phá vỡ trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh vật
ñường ruột, các vi khuẩn có lợi giảm ñi, thay vào ñó là vi khuẩn có hại. Các
vi khuẩn này sẽ tăng cường ñộc lực, sản sinh ñộc tố tác ñộng vào niêm mạc
ruột gây tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
Cho ñến nay, các nhà khoa học ở nhiều nước ñã xác nhận các vi khuẩn
7

sau ñây có thể gây viêm ruột tiêu chảy cho chó (theo Manager, Janos mocsy
dẫn theo Đào Trọng Đạt (1997)[7].
- Nhóm vi khuẩn E.coli:
Đây là nhóm vi khuẩn rất phong phú sống hoại sinh ở khu vực ruột già
trong ñường tiêu hoá của chó và tất cả những ñộng vật máu nóng. Trong ñó,
nhiều chủng gây dung huyết và gây bệnh ñường tiêu hoá. Bệnh ở chó thường
do những E.coli có kháng nguyên O và K chiếm ưu thế. Các chủng E.coli sản
sinh ñộc tố Shiga-toxin, loại ñộc tố này thường phân lập ñược ở lợn mắc bệnh
phù ñầu (Beutin, 1999 - trích dẫn theo David Mc. Clugage, D.V.A.,C.V.A.
2005)[47].
- Nhóm vi khuẩn Shigella:
Gây bệnh kiết lị ở người, có 6 chủng chủ yếu Shigella dysenteria,
Shigella flexneri, Shigella boydii, Shigella sonnei…, mỗi nhóm lại chia ra
nhiều subtype. Shigella tiết ra nội ñộc tố làm tăng sự phân tiết của dịch ruột,
kết hợp với sự xâm nhập và làm tổn thương tế bào biểu mô gây hoại tử ruột,
xuất huyết ruột.
- Nhóm tụ cầu và nhóm liên cầu khuẩn:
Hai nhóm vi khuẩn này gây bệnh cho hầu hết các cơ quan nội tạng của
ñộng vật máu nóng, trong ñó có chó, mèo. Chó bị viêm ruột cấp, người ta ñã
xác nhận vai trò gây bệnh của Staphylococus aureus và Streptococus fealis,
Streptococus pyogenes.
- Nhóm vi khuẩn yếm khí:
Một số chủng vi khuẩn yếm khí như: Clostridium perfringens,
Clostridium necrophorus cũng gây viêm ruột rất nặng cho chó, nhất là chó nhỏ.
- Nhóm vi khuẩn thương hàn:
Theo Galton và cs. (1952)[51], ở chó ñã tìm thấy các chủng
Salmonella enteritidis; S. paratyphy A, B; S. typhimuriusm. Nhóm vi khuẩn
này có nhiều serotype khác nhau. Chúng là tác nhân gây bệnh cho hầu hết các
8
loài ñộng vật có vú kể cả con người. Chó có thể nhiễm khuẩn do uống phải

nước bẩn hoặc thức ăn bị nhiễm vi khuẩn (thức ăn sống không qua chế biến).
Bệnh viêm ruột tiêu chảy là bệnh phổ biến ở chó nghiệp vụ và chó cảnh,
bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường thấy nhiều vào mùa hè và mùa thu khi
thời tiết ẩm nóng và mưa ẩm ướt. Qua theo dõi dịch bệnh của chó khu vực Hà
Nội, thấy khoảng 80% số chó bị chết là do mắc bệnh dạ dày và ruột cấp tính.
Chó non dưới 6 tháng tuổi khi mắc bệnh sẽ chết với tỷ lệ rất cao (60-70%).
Khi chó ăn uống phải thức ăn và nước uống nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ
phát triển trong niêm mạc ñường tiêu hoá gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột
cấp. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ chó bệnh sang chó khoẻ qua ñường tiêu hoá.
Chó khoẻ ăn uống phải vi khuẩn gây bệnh từ thức ăn và phân của chó ốm thải
ra sẽ mắc bệnh; chó bệnh thể hiện các triệu chứng ñiển hình: vài ngày ñầu chó
ăn ít hoặc bỏ ăn, sốt 39,5
0
C – 40
0
C, mệt mỏi, thích uống nước. Đặc biệt khi bị
nhiễm vi khuẩn Salmonella, chó sốt cao 40
0
C – 41,5
0
C kèm theo các cơn run
rẩy; sau ñó nôn mửa liên tục, uống nước cũng nôn, ñồng thời ỉa chảy dữ dội,
phân lúc ñầu táo sau lỏng có màu vàng xám, có lẫn niêm mạc của dạ dày và
ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh. Do nôm mửa và tiêu chảy liên tục, chó bị mất
nước nhanh nếu không ñiều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày (Phạm Sỹ
Lăng - Phan Địch Lân - Bùi Văn Đoan, 1993)[18].
Như vậy, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ñến nay ñã
khẳng ñịnh rằng: Salmonella là một trong những tác nhân vi khuẩn gây tiêu
chảy ở gia súc. Dưới ñây chúng tôi xin trình bày những nghiên cứu và một số
hiểu biết cần thiết về loài vi khuẩn này.

1.2. Vi khuẩn Salmonella
1.2.1. Hình thái
Salmonella là một loại vi khuẩn ngắn, hai ñầu tròn, kích thước 0,4-0,6
x 1-3µ, không hình thành giáp mô và nha bào, phần lớn vi khuẩn thuộc giống
Salmonella có thể di ñộng, có 7 - 12 lông xung quanh thân (trừ S. pullorum và
9
S. gallinarum không có lông). Vi khuẩn bắt màu gram âm. Tiêu bản làm từ
khuẩn lạc sau khi nuôi cấy 18 giờ, nhuộm gram, soi kính hiển vi cho thấy vi
khuẩn bắt màu ñỏ, hình ovan, tụm lại với nhau hay riêng lẻ.


Hình 1.1: Vi khuẩn Salmonella hình
que thẳng, bắt màu hồng (quan sát dưới
ñược dưới vật kính 100x)

Hình 1.2: Lông và fimbriae của vi
khuẩn Salmonella


1.2.2. Đặc tính sinh vật học
Vi khuẩn vừa hiếu khí, vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt
ñộ thích hợp 37
0
C, nhưng có thể phát triển ñược từ 6 - 42
0
C, nuôi cấy ở 43
0
C
có thể loại trừ tạp khuẩn, nhưng Salmonella vẫn phát triển ñược; pH thích hợp
là 7,6; phát triển ñược ở pH = 6 - 9.

Nuôi cấy trong môi trường nước thịt, sau vài giờ ñã ñục ñều, sau 18
giờ canh trùng ñã ñục ñều. Nuôi cấy lâu ở ñáy ống nghiệm có cặn, trên môi
trường có màng mỏng và có mùi thối.
Trên môi trường thạch thường, khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám,
nhẵn bóng, hơi lồi ở giữa, ñường kính = 1 - 1,5 nm; thỉnh thoảng có thể thấy
khuẩn lạc dạng R (Rough), nhám, mặt trong mờ.
Chuyển hoá ñường: Mỗi loại salmonella có khả năng lên men một số
ñường nhất ñịnh và không ñổi. Phần lớn các loại Salmonella lên men sinh hơi
glucoz, mantoz, galactoz, levuloz, arabinoz. Một số loại cũng lên men các
ñường trên nhưng không sinh hơi: Salmonella abortus equi, Salmonella typhi,

10
Salmonella cholerae suis, Salmonella gallinarum, Salmonella enteritidis.
Salmonella pullorum khôn lên men ñường mantoz. Salmonella cholerae suis
không lên men arabinoz. Tất cả các Salmonella ñều không lên men ñường
lactoz, saccaroz.
- Môi trường có kalixyanua: Tất cả các Salmonella ñều không mọc.
- Khoảng 96% Salmonella tiết ra enzym khử cacboxyn ñối với lyzin,
ocnitin và acginin.
- Đa số Salmonella không làm tan chảy gelatin, không phân giải urê,
không sản sinh Indon. Một số sử dụng ñược cacbon ở nguồn xitrat, phân giả
xanh metylen.
- Phản ứng MR, catalaz dương tính (trừ Salmonella choleraesuis,
Salmonella gallinarum-pullorum có MR âm tính).
- Phản ứng H
2
S dương tính (trừ Salmonella paratyphi A, Salmonella
abortus equi, Salmonella typhi suis).
1.2.3. Cấu trúc kháng nguyên
Ở Salmonella, ngoài phản ứng huyết thanh ñặc hiệu của từng vi

khuẩn, còn có hiện tượng ngưng kết chéo giữa các kháng nguyên của vi
khuẩn này với kháng nguyên của loài khác, thậm chí giữa nhóm này với
nhóm khác trong giống. Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella hết sức phức
tạp, bao gồm các loại sau:
1.2.3.1. Kháng nguyên O (KN O)
Lypopolysaccharide (LPS) là một thành phần cơ bản cấu trúc nên
màng ngoài của thành phần tế bào vi khuẩn. LPS có cấu tạo phân tử lớn, gồm
3 vùng riêng biệt: vùng ưa nước, vùng lõi và vùng lipide A. Kháng nguyên O
do nhiều Oligosaccharide tạo thành, nằm trong vùng ưa nước (Gyles và Dela,
1993)[56]; nó bao gồm 2 nhóm:
-Polysaccharide nằm ở bên trong, không có nhóm hydro, không mang
ñặc trưng của kháng nguyên và chỉ tạo ra sự khác biệt về hình thái khuẩn lạc

11
từ dạng S sang dạng R.
-Polysaccharide nằm ở bên ngoài, có nhóm hydro, quyết ñịnh tính
kháng nguyên và ñặc trưng cho từng chủng.
Kháng nguyên O là loại kháng nguyên chịu nhiệt, có thể chịu ñược
100
0
C trong nhiều giờ, chịu ñược cồn và acide HCl ở nồng ñộ 1N trong 20 giờ.
Kháng nguyên O của Salmonella rất phức tạp, hiện nay người ta ñã
tìm thấy 65 yếu tố khác nhau, lý hiệu bằng số La Mã hay số Ả Rập (Nguyễn
Như Thanh và cs., 1997)[31].
1.2.3.2. Kháng nguyên H (KN - H)
Bản chất kháng nguyên H là một Protein nằm trong thành phần lông
của vi khuẩn. Kháng nguyên H không chịu nhiệt, rất kém bền vững so với
kháng nguyên O, bị phá huỷ ở nhiệt ñộ 60
0
C trong 1 giờ, dễ bị phá huỷ bởi

cồn, acide yếu. Kháng nguyên H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch
phòng bệnh, nhưng có ý nghĩa trong việc xác ñịnh giống loài vi khuẩn (Trần
Quang Diên, 2002)[6]. Kháng nguyên H chia làm 2 pha (phase):
-Pha 1 có tính chất ñặc hiệu, gồm 28 kháng nguyên lông, ñược biểu thị
bằng chữ mẫu Latin thường: a, b, c, d….
-Pha 2 không có tính chất ñặc hiệu, gốm có 6 loại ñược biểu thị bằng
chữ số Ả rập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay chữ latin thường: e, n, x. Loại này có thể
ngưng kết với loại khác, ñôi khi thành phần nay có thể gặp ở Escherichia.
1.2.3.3. Kháng nguyên vỏ K (KN-K)
KN-K của Salmonella không phức tạp; có một kháng nguyên vỏ ñã
biết là kháng nguyên Vi (Virulence) và cũng chỉ có ở hai typ huyết thanh là
Salmonella typhi và Salmonella paratyphi.
KN-K chỉ là thành phần của KN-O; có 3 loại KN-K là: kháng nguyên
5 (KN-5), kháng nguyên Vi (KN-Vi) và kháng nguyên M (KN-M).
- KN-5 dễ bị acide HCl phá hủy và tính chất ngưng kết của KN-5 hoàn
toàn bị phá huỷ ở nhiệt ñộ 120
0
C, nhưng không bị phá huỷ bởi cồn.

12
- KN-Vi có sức ñề kháng cao với cồn và a xit HCl. KN-Vi không liên
quan gì ñến ñộc lực của vi khuẩn nhưng ñóng vai trò chính trong việc tạo
miễn dịch chủ ñộng và thụ ñộng ở ñộng vật và người.
- KN-M kháng nguyên của dòng vi khuẩn có khuẩn lạc dạng nhầy.
1.2.3.4. Kháng nguyên màng ngoài vỏ bọc (KN-OMP)
Lớp màng ngoài của Salmonella chứa protein có ñộc tính ñã ñược
hydro hoá, thành phần này chiếm tới 5% toàn bộ KN-OMP. Theo Smith và
Nikaido (1978), OMP (Outer Menbrane Protein) của Salmonella typhimurium
có 4 loại protein phân chia theo trọng lượng phân tử, trong ñó có 3 loại tạo
kênh vận chuyển của màng tế bào. Cho ñến nay, vẫn còn rất ít thông tin về

KN-OMP cũng như nhiệm vụ của nó trong mối tương tác giữa thân tế bào vi
khuẩn với tổ chức cơ thể vật chủ.
1.2.3.5. Kháng nguyên Pili (KN-Pili)
Ngoài chức năng bám dính (như Pili type 1), pili còn mang chức năng
kháng nguyên. Bản chất KN-Pili là protein. Thành phần và trật tự các acide
amin của mỗi kháng nguyên ñều có những ñiểm khác biệt. Đến nay, một số
nhóm KN-PIli của salmonella ñã phát hiện gây tiêu chảy ở người và ñộng vật
như CFA (Colonizaton Factor Antigen) I và II (Nguyễn Như Thanh và cs.,
1997)[31].
1.2.4. Yếu tố gây bệnh
Salmonella gây bệnh cho người và gia súc bằng các yếu tố gây bệnh là
ñộc tố và các yếu tố không phải là ñộc tố.
1.2.4.1. Các yếu tố gây bệnh không phải là ñộc tố
1.2.4.1.1. Kháng nguyên O (KN-O)
Thành phần hoá học, cấu trúc kháng nguyên O ñều ảnh hưởng tới ñộc
lực của vi khuẩn Salmonella. Kháng nguyên O giúp vi khuẩn chống lại khả
năng phòng vệ của vật chủ, giúp vi khuẩn phát triển trong tế bào tổ chức,
chống lại sự thực bào của ñại thực bào. Ngoài ra kháng nguyên O còn kích

13
thích các cơ quan ñáp ứng miễn dịch hình thành kháng thể ñặc hiệu ngưng kết
với kháng nguyên tương ứng. Đây là cơ chế phòng vệ quan trọng, giúp cơ thể
vật chủ chống lại quá trình tái xâm nhập của vi khuẩn.
1.2.4.1.2. Kháng nguyên K (KN-K)
Bản chất kháng nguyên K là một polysaccharide, nhưng thực chất
chúng chỉ là một thành phần của kháng nguyên O. Kháng nguyên K của vi
khuẩn Salmonella và các vi khuẩn ñường ruột khác khi xâm nhập vào hệ
thống tiêu hoá ñều có khả năng gây bệnh ở những mức ñộ khác nhau.
Vai trò của kháng nguyên K chưa thống nhất, nhưng có ý nghĩa về mặt
ñộc lực, vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng vệ của cơ thể,

chống lại hiện tượng thực bào.
1.2.4.1.3. Kháng nguyên H (KN-H)
Bản chất kháng nguyên H chính là protein trong thành phần lông của vi
khuẩn Salmonella. Kháng nguyên H không có ý nghĩa trong tạo miễn dịch
phòng bệnh, không quyết ñịnh yếu tố ñộc lực và vai trò bám dính của vi
khuẩn. Tuy vậy, kháng nguyên H có vai trò bảo vệ cho vi khuẩn Salmonella
không bị tiêu diệt bởi thực bào, giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào
ñại thực bào, cũng như trong tế bào gan và thận (Weinstein và cs, 1984)[77].
1.2.4.1.4. Yếu tố bám dính
Khả năng bám dính của Salmonella lên tế bào nhung mao của ruột là
bước ñầu quan trọng trong quá trình gây bệnh. Mỗi loại vi khuẩn ñều sinh ra
một yếu tố có cấu trúc ñặc trưng ñể liên kết giữa chúng và ñiểm tiếp nhận trên
tế bào; với Salmonella ñó chính là Fimbriae type1 - một dạng protein phân
cực có cấu trúc bậc 1, bao gồm nhiều ñơn vị xác ñịnh, có trọng lương phân tử
từ 8000 - 28000 dalton (01dalton = 10
-27
gram).
Khi yếu tố bám dính Fimbriae của Salmonella có diện tích ion bề mặt
trái với diện tích ion bề mặt tế bào nhung mao (Jones và Richardson,
1982)[60]. Như vậy Fimbriae có nhiệm vụ quan trọng là tạo ñiều kiện cho

14
Salmonella từ ruột ñi vào biểu mô và phân tán vào các tế bào biểu mô khác
của cơ thể.
Năm 1982, Tanaka nghiên cứu và cho biết: Khi gây miễn dịch cho
chuột qua ñường miệng bằng các giống Salmonella có yếu tố bám dính, ñã
quan sát ñược Salmonella có trong ñường tiêu hoá, ñồng thời còn tìm thấy vi
khuẩn này trong gan lách và hạch lympho. Ngược lại, khi gây nhiễm bằng các
chủng Salmonella không có yếu tố bám dính, Salmonella chỉ khu trú cục bộ
và di chuyển qua ống tiêu hoá; không thể tìm thấy ñược vi khuẩn này trong

hạch, lách và gan; cũng không xác ñịnh ñược sự có mặt của kháng thể O và
kháng thể H trong huyết thanh chuột bị gây nhiễm (trích theo Lê Văn Tạo,
1986)[30]. Điều ñó khẳng ñịnh rằng: khả năng bám dính của vi khuẩn
Salmonella lên tế bào biểu mô ruột là yếu tố gây bệnh quan trọng, giúp cho vi
khuẩn xâm nhập vào tế bào cơ thể vật chủ và gây bệnh. Không những vậy,
người ta còn phát hiện thấy có sự liên quan giữa ñộc lực của vi khuẩn và khả
năng bám dính của nó, những vi khuẩn có ñộc lực cao thì có khả năng bám
dính tốt hơn những vi khuẩn có ñộc lực thấp.
Quá trình bám dính của Salmonella cũng tương tự như quá trình bám
dính chung của các loại vi khuẩn ñường ruột khác; nó tiến hành theo 3 bước:
- Bước 1: Tiếp xúc từng phần vi khuẩn lên bề mặt tế bào, bước này có
thể xảy ra ngẫu nhiên.
- Bước 2: Hấp thụ vi khuẩn lên bề mặt tế bào, bước này phụ thuộc vào
tính chất bề mặt tế bào mang tính thuận nghịch.
- Bước 3: Yếu tố bám dính phát triển liên kết với ñiểm tiếp nhận của bề
mặt tế bào, ví dụ như màng glycoprotein của tế bào nhung mao ruột non.
1.2.4.1.5. Khả năng xâm nhập và nhân lên trong tế bào
Khả năng xâm nhập vào vào tế bào biểu mô và lớp mucosa ñường ruột
là ñặc tính của các chủng Salmonella có ñộc lực. Những chủng Salmonella
không có ñộc lực thì không có khả năng xâm nhập vào tế bào; thí dụ: 6 chủng

15
biến dị của Salmonella choleraesuis, có 2 chủng biến dị có khuyết tật trong
phần lõi hoặc trong phần kháng nguyên O trong chuỗi lypopolysaccharide
(LPS) không có khả năng xâm nhập vào tế bào biểu mô.
Vi khuẩn Salmonella xâm nhập ñược vào tế bào biểu mô ekaryotic là bước
cần thiết ñể tạo khả năng ñộc lực. Quá trình này có rất nhiều yếu tố tham gia:
-Trên bề mặt tế bào biểu mô (epithen) có nhiều loại protein bề mặt cần
cho quá trình xâm nhập và vai trò ñộc lực của vi khuẩn.
- Trong nhiễm sắc thể có các gen kề nhau, mỗi ñoạn gen mã hoá cho

một loại protein phân tiết, ñược ký hiệu là SIP (Salmonella Ivasion Protein)
A, B, C, D (Finley và cs, 1988)[48].
- Trong môi trường nuôi cấy Salmonella ở nhiệt ñộ 37
0
C, xuất hiện 5
loại protein, trong ñó có 1 loại protein phân tiết, ñược ký hiệu là SOP
(Salmonella Outer Protein) E. Loại SOP E ñược ñưa vào trong cytoplasma,
kết hợp với SIP sẽ giúp cho Salmonella xâm nhập vào trong tế bào (Nguyễn
Như Thanh và cs., 1997)[31].
Sau khi xâm nhập ñược vào trong tế bào, vi khuẩn Salmonella tiếp tục
hành trình xuyên tế bào (transcytose) qua mặt ñối diện. Thời gian cần thiết
cho sự xuyên bào tối thiểu là 4 giờ (Finlay và cs, 1988)[48].
1.2.4.1.6. Khả năng tổng hợp sắt
Đây không phải là yếu tố ñộc lực, nhưng khả năng tổng hợp sắt của vi
khuẩn Salmonella ñã làm cho vật chủ bị thiếu sắt - bị suy giảm cơ năng phòng
vệ, và như vậy nó giúp cho vi khuẩn Salmonella tăng nhanh về số lượng và
tăng khả năng gây bệnh. Benjamin, (1985)[40] cho biết: Vi khuẩn Salmonella
có phản ứng với sự thay ñổi cơ chế chu chuyển sắt (Iron -
transfermechanism); khi quá trình tổng hợp sắt bị ức chế, chúng sẽ chuyển
toàn bộ protein màng ñiều phối sắt lên bề mặt của tế bào vi khuẩn, làm cho
khả năng hấp thu sắt tăng cường một cách rõ rệt.
Tác giả Clarke và Gyles lại cho rằng: Để ñảm bảo nhu cầu sắt cho quá

×