Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bài viết số 6 đề 2 lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.52 KB, 2 trang )

Đề 2:
Việc học rất quan trong trong cuộc sống của chúng ta, tuy vậy việc học cũng
phải luôn đi đôi với hành như lời của La
Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong bài “Bàn luận về phép học” : “ Học rộng rồi tóm lược
lại cho gọn, theo điều học mà làm.” thì việc học của ta mới mở rộng được.
Mọi người thường nói “học và hành phài đi đôi với nhau thì mới phát triển được học tập
của chúng ta”, vậy học là gì và hành là gì? Học là tiếp thu những kiến thức mà thầy cô
truyền đạt cho chúng ta, là tìm hiểu những sự vật, sự việc, kiến thức xung quanh ta, là
nâng cao trình độ hểu biết, đẻ biết được đạo lí con người, biết cách trở thành một công
dân tốt, có ích cho nước nhà. Hành (viết tắt của chữ thực hành) là lấy những kiến thức từ
lý thuyết (tức là nhựng gì ta đã học được) đưa vào thực hành, cuộc sống hằng ngày.
Tại sao học và hành lại phải đi đôi với nhau? Học chỉ là trên mặt lý thuyết, giúp ta hiểu
được tác dụng, cấu tạo, của một vật, khi thực hành bạn sẽ thấy những cái học trên lý
thuyết một cách đúng hơn, một cách rõ ràng hơn, trong quá trình thực hành bạn sẽ tìm
hiểu thêm nhiều kiến thức khác nữa và cứ thế càng nhiều cuộc thực hành thú vị thì tích
lũy nhiều kiến thức nữa, ngoài ra còn giúp ta nhớ lâu nữa, học và hành đi đôi với nhau
thật có lợi phải không, vậy thử nghĩ xem nếu không có thực hành thì liệu các bài học lý
thuyết bạn có hiểu hết không hay là các bạn chỉ cố gắng nuốt các dòng chữ khó học và
nhàm chán đó rôi sau một thời gian bạn chẳng nhớ một cái gì cả. Ví dụ như trong môn
Hóa bạn chỉ hoc thuộc các công thức hóa học nhưng không thí nghiệm, không tận mắt
thấy chất đó hoạt động như thế nào, ra làm sao thì đến khi áp dụng vào cuộc sống bạn có
nhớ hết các chất hóa học mà bạn đã học thuộc không hoặc đúng hơn là bạn có biết các
chất đó hoạt động như thế nào không, hoặc môn anh văn, bán có thể học hết các từ vựng
và các công thức nhưng chúng cũng phai nhạt dần theo năm tháng nêu bạn không áp
dụng chúng vào các dạng bài tập và không nói tiếng anh hằng ngày thì tôi chắc chắn rằng
bạn sẽ không bao giờ nói chuyện với người nước ngoài một cách thành thạo được và
không bao giờ học tốt môn tiếng anh. Nhưng ta cũng không thể hành trước khi học, vì
bạn không thể thí nghiệm trong khi bạn không hề có kiến thức gì về vật, chất, Đó cụng
như một bạn nhạc, bạn không thể hát nó khi bạn chưa biết nhịp điệu nó ra sao. Vậy học
phải đi đôi với hành mới có thể tiến bọ một cách toàn diện.
Học và hành giúp ta rất nhiều trong cuộc sống, chắng những giúp ta trong học tập mà còn


rèn luyện cho chúng ta tính sáng tạo, vì khi đã học bài qua lý thuyết và hiểu bài qua thực
hành thì não bộ của bạn sẽ có những suy nghĩ mới những ý tưởng mới, như ta đã học
được tính khử của khí hidro ở môn hóa và dã thí nghiệm với các chất ở phòng thí nghiệm
vậy liệu có thể sử dụng khí hidro để khử các khí độc được thải ra từ môi trường hay dùng
khí hidro vào các công việc khác nữa, Đấy khi bạn đặt ra những câu hỏi trong đầu về
bài học đó thì tất nhiên bạn sẽ không ngần ngại tìm hiểu nó mà tìm hiểu càng sâu thì đầu
óc sáng tạo của các bạn sẽ phát huy một cách tột độ. Ngoài ra học và hành còn giúp cho
mọi học sinh đều biết ứng dụng trong cuộc sống, giúp cho học sinh tránh tình trạng học
vẹt (học thuộc nhưng không hiểu), giúp cho học sinh về mọi mặt. Vậy chúng ta có thể nói
học và hành là yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Theo lời của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp còn khuyên dạy chúng ta rằng “học rộng rồi
tóm lại cho gọn”, tức là kiến thức bao la chúng ta phải học nhưng học theo một cách khôn
khéo đó là phải biết tóm gọn những thứ mình đã học, lọc ra những ý chính. Đó là một
cách học đúng đắn, tuy nhiên ta còn nhiều phương pháp học khác như học từ thấp lên
cao, vẽ sơ đồ tư duy để học, Tuy theo từng người mà chọn cách học của mình.
Tóm lại có rất nhiều phương pháp cách học hiệu quả, nhưng cách vừa học vừa hành thì sẽ
mang lại hiểu quả nhất.
Qua bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tôi biết được tầm
quan trọng của “học” và “hành” và tác dụng vô cùng lợi ích khi hai yếu tố này đi chung
với nhau. Tôi sẽ thay đổi cách học của mình theo như Nguyễn Thiếp đã dạy và các bạn
cũng vậy nhé, hãy luôn nhớ rằng “học phải đi đồi với hành”.

×