Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Cải tạo, nâng cấp BCL rác thải Khai Quang thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 74 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ đô thị hoá, công
nghiệp hoá và sự gia tăng dân số loài người đang phải đứng trước các nguy cơ về
sự suy giảm chất luợng môi truờng sống. Rác thải đang là một vấn đề môi
truờng, đặc biệt là tại các thành phố lớn, cùng với mức sống của nguời dân ngày
càng được nâng cao thì lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Xử lý rác thải
là một vấn đề nóng bỏng của các thành phố lớn trên thế giới.
Ở Việt Nam, tình trạng quá tải về rác thải tại các khu đô thị, các khu công
nghiệp, bệnh viện đang là một bài toán khó đối với các nhà quản lý. Công tác thu
gom, xử lý còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Chính vì vậy, người dân sống tại
các khu đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn ngày ngày phải đối mặt với tình trạng
môi truờng bị ô nhiễm do rác thải và nguy cơ cho sức khoẻ của mình. Không chỉ
tại các khu đô thị, ngay ở các vùng nông thôn tình trạng ô nhiễm môi truờng do
rác thải sinh hoạt cũng đang trở thành mối lo và gây bức xúc cho ngưòi dân.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở khu vực phía Bắc, giáp với thủ đô Hà Nội, nền
kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây có những buớc phát triển vượt bậc.
Tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi. Tình trạng
ô nhiễm môi truờng do rác thải trên đại bàn tỉnh nói chung và thành phố Vĩnh
Yên nói riêng đang ở trong tình trạng đáng báo động. Nguồn và lượng rác thải
trên địa bàn tỉnh ngày càng có chiều huớng gia tăng. Rác thải sinh hoạt tại các
khu thành phố, các khu công nghiệp, các bệnh viện, truờng học, khu vực làng
nghề, …với nhiều thành phần khác nhau và hầu hết chưa đuợc thu gom, xử lý
theo đúng cách dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường.
Bởi vậy việc thiết kế một BCL hợp vệ sinh phù hợp với tình hình khu vực là
việc làm rất cần thiết. Để đảm bảo cho đời sống của người dân ban quản lý
Thành phố Vĩnh Yên đã quy hoạch và xây dựng bãi rác Khai Quang nhằm xử lý
một phần rác thải để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên với tốc độ
gia tăng dân số ngày càng tăng cũng như nhu cầu sống của con người ngày càng
tăng cao, rác thải lại là vấn đề nhức nhối. Dựa vào tình hình thực tế của Thành
phố Vĩnh Yên, hiện tại thành phố chỉ có một bãi chôn lấp rác tạm nên tôi lựa


chọn đề tài: “Cải tao, nâng cấp BCL rác thải Khai Quang thành phố Vĩnh Yên
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm tìm ra các giải pháp để có thể mở rộng diện tích bãi chôn
lấp, và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác thu gom vận chuyển của
thành phố Vĩnh Yên cũng như cũng như của bãi rác hiện tại.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phuơng pháp thống kê: Thu thập các số liệu sẵn có về bãi chôn lấp của các
cơ quan chủ quản, xử lý và phân tích các số liệu có liên quan đến BCL.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Các văn bản pháp quy của trung ương và địa phương có liên quan tới vấn đề
quản lý vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn.
+ Các quy định và các văn bản đối với việc xây dựng BCL hợp vệ sinh.
+ Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên: Địa hình, địa chất, địa mạo, đất, khí tượng,
thủy văn.
+ Các dữ liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Vĩnh Yên giai đoạn từ năm 2012- 2021.
- Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án
và một số chương trình đã và đang thực hiện tại Vĩnh Yên.
- Phuơng pháp điều tra: Khảo sát hiện trạng CTRSH và các biện pháp xử lý
của thành phố Vĩnh Yên, khảo sát hiện trạng thực tế khu vực BCL và khu vực
mở rộng BCL.
- Phuơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Tổng hợp tất cả các số liệu đã thu
thập được sau đó tính toán và xử lý những số liệu có liên quan.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh bao gồm rất nhiều các hạng mục khác
nhau nhưng trong phạm vi nghiên cứu của đồ án tốt nghiệp tôi chỉ dừng lại ở
việc:
- Tính toán sơ bộ các công trình, mở rộng bãi chôn lấp Khai Quang thành
phố Vĩnh Yên nhằm phục vụ nhu cầu rác thải của thành phố tới năm 2021.

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng trong thu gom
và vận chuyển rác, quản lý bãi chôn lấp đạt hiệu quả tốt hơn.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài được chia làm 4 chương và phần mở đầu, phần kết luận- kiến nghị
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Mở đầu
Chương I: Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội thành phố Vĩnh Yên
Chương II: Hiện trạng quản lí chất thải rắn(CTR)
Chương III: Nâng cấp, cải tạo bãi chôn lấp
Chương IV: Đề xuất các giải pháp thực hiện
Kết luận- Kiến nghị
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
1.1Khái quát về thành phố Vĩnh Yên
Vĩnh Yên là thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc, ở miền Bắc Việt Nam và là tỉnh
lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc. Địa giới hành chính thành phố Vĩnh Yên: đông giáp huyện
Bình Xuyên; tây và bắc giáp huyện Tam Dương; nam giáp huyện Yên Lạc; đều
thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hình 1: Bản đồ thành phố Vĩnh Yên
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
 Vị trí địa lí
Địa giới hành chính thành phố Vĩnh Yên: đông giáp huyện Bình Xuyên;
tây và bắc giáp huyện Tam Dương; nam giáp huyện Yên Lạc; đều thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc.
Thành phố Vĩnh Yên có 9 đơn vị hành chính bao gồm 7 phường: Tích Sơn,

Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Khai Quang, Đồng Tâm và 2 xã: Định
Trung, Thanh Trù.
 Địa hình:
Địa hình đồng bằng và núi sót chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm
núi Đinh, núi Trống của thành phố Vĩnh Yên. Địa hình đồng bằng chiếm phần
lớn, diện tích đất tự nhiên được chia thành các loại: đồng bằng châu thổ, đồng
bằng châu thổ phì nhiêu, đồng bằng trước núi.
 Khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu đồng bằng bắc bộ và mang đặc điểm khí hậu của bắc
bộ với những thông số cơ bản như sau:
• Phân biệt mùa: Có 2 mùa phân biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
trùng với mùa gió đông nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô
(mùa ít mưa) trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
• Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 27,3
o
C, trung bình tháng thấp nhất
17,3
o
C (tháng 1), trung bình tháng cao nhất 29,2
o
C (tháng 7).
• Mưa: Là nguồn cung cấp nuớc chủ yếu cho các ao hồ trong vùng, lượng
mưa trung bình là 1.603 mm/năm, lượng mưa trung bình tháng lớn nhất
294,1mm (tháng 7), luợng mưa trung bình tháng thấp nhất là 20,1mm
(tháng 12).
• Gió: Trong khu vực tuơng đối ổn định cả về huớng và tốc độ, hướng gió
chính là Đông Nam và Đông Bắc. Gió Đông Bắc thuờng xuất hiện từ tháng
10- 3 năm sau với tần xuất 12%. Gió Đông Bắc thường xuất hiện nhiều
nhất vào tháng 4- 9 với tần xuất 20%, hàng năm khu vực còn chịu ảnh

huởng của bão và lốc lớn gây thiệt hại không nhỏ cho thành phố.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
 Điều kiện thủy văn, địa chất thủy văn
Nhìn chung khu vực xây dựng BCL có thuỷ văn thuận lợi thoát nước theo địa
hình là rãnh thóat nước theo các sườn đồi.
 Điều kiện địa chất công trình
Đặc điểm cấu tạo địa chất ít phức tạp, các lớp đất đá có nguồn gốc sườn tích
phong hoá, hiện tượng Laterit phát triển, có nơi tạo thành những khối đá ong có
cường độ chịu tải cao. Khu vực nghiên cứu là khu vực đất đồi điều kiện địa chất
ổn định.
 Thủy văn
Đầm vạc nằm ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên có dung tích khoảng
800.000m
3
với mục đích sử dụng nước cho nuôi trồng thuỷ sản. Sông Cà Lồ là
phụ lưu cấp 1 lớn thứ hai nhập vào song Cầu về phía bờ phải, được sử dụng vào
mục đích sinh hoạt. Bắt nguồn từ phía Tây Bắc dãy Tam Đảo ở độ cao 1268m,
chảy qua vùng đồng bằng chủ yếu, rồi nhập vào sông Cầu ở Lương Phú, cách
cửa sông Cầu khoảng 64km. Đặc điểm của lưu vực song Cà Lồ là có độ cao
trung bình lưu vực thấp trong lưu vực sông Cầu (87m). Diện tích có độ cao thấp
hơn 50m chiếm tới 87% tổng diện tích lưư vực. Lượng nước của sông Cà Lồ
khoảng 660.106m
3
ứng với lưu lượng trung bình 21m
3
/s, lưu lượng mùa kiệt
7,58m
3
/s và moduyn dòng chảy năm là 23,81l/s.km

2
. Về mùa mưa, nước mưa
dồn xuống từ các con suối nhỏ ở bờ trái. Mực nước lũ có thể lên tói 7 – 8 m, cao
hơn bề mặt đồng bằng nên thường gây ra ngập úng nghiêm trọng.
 Tài nguyên
Vĩnh Yên có đất sét ở đầm Vạc, Quất Lưu; cao lanh ở Ðịnh Trung; sắt ở
Khai Quang
 Du lịch
Vĩnh Yên có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Bảo tàng Vĩnh
Phúc, nhà lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Hà Tiên, khu du lịch đầm Vạc,
chùa Hoa Nở, chùa Cói, đền Trinh Uyển, đình Đông Đạo,…
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a) Dân số, y tế, giáo dục
 Dân số:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Thành phố Vĩnh Yên có 5080,21 ha diện tích tự nhiên với dân số 94883
người (niên giám thống kê tỉnh vĩnh phúc năm 2009).
Dân số thành thị: 84,36%.
Dân số nông thôn: 15,64%
Năm 2006 2007 2008 2009
Số người 92.999 93.616 94.010 94.883
( Niên giám thống kê tỉnh vĩnh phúc năm 2009)
 Y tế, giáo dục
Tòan thành phố Vĩnh Yên có 3 bệnh viện lớn là bệnh viện Đa Khoa Vĩnh
Yên, Bệnh viện Giao Thông Vận Tải, Bệnh viện quân đội 109 và một trung tâm y
tế dự phòng và một số cơ sở y tế nhỏ khác. Mạng lưới y tế luôn được củng cố, cơ
sở vật chất trang thiết bị được tăng cường. Đội ngũ y tế có năng lực luôn hoạt động
hiệu quả nâng cao năng lực. Công tác khám chữa bệnh luôn được ưu tiên đặt lên
hàng đầu. Công tác tuyên truyền , nâng cao nhận thức về các bệnh có khả năng lây

lan cao như cúm H1N1, H5N1, HIV,…luôn được quan tâm hết sức sát sao.
Giáo dục ngày càng được Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo. Cảnh quan
trường học, trang thiết bị, cơ sở vật chất luôn được trang bị đầy đủ phục vụ việc
dậy và học cho học sinh từ cấp mầm non đến cấp đại học. Hiện tại thành phố có 1
trường Học viện Giao Thông Vận Tải, 5 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 2
trường THPT, 5 trường THCS, 7 trường tiểu học, và 10 trường mầm non (theo số liệu
niên giám thống kê của tỉnh vĩnh phúc năm 2009). Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động ,
đầy nhiệt tình , trách nhiệm với công việc. Công tác khuyến học cũng được quan tâm
nhằm khuyến khích những học sinh, sinh viên có thành tích tốt trong học tập.
b, Các ngành nghề.
 Trồng trọt
Theo báo cáo về tình hình sản xuất của thành phố Vĩnh Yên, tổng diện tích
gieo trồng đạt 715 ha. Trong đó diện tích trồng lúa khoảng 360 ha, còn lại là diện
tích các cây hoa màu khác như lạc, dưa chuột, bí, ngô, khoai lang, khoai tây. Năng
suất lúa đạt 42, 7 tạ/ha, năng suất hoa màu đạt 47,5 triệu/ha trong một năm.
 Chăn nuôi
Trong những năm gần đây hoạt động chăn nuôi của thành phố có chiều
hướng giảm do công nghiệp của thành phố ngày càng phát triển. Người dân chủ
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
yếu là làm công nhân cho các nhà máy, công ty. Do vậy mà nông nghiệp cũng
không phát triển mạnh như những năm trước, chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ phần lớn
ở phường Đồng Tâm, xã Thanh Trù.
c) Tiềm năng kinh tế
Đất đai ở Vĩnh Yên thích hợp trồng các loại cây như: lúa, ngô, nguyên liệu
giấy và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Vĩnh Yên có thế mạnh về ngành công
nghiệp cơ khí lắp ráp, cơ điện, chế biến nông sản, may mặc, dịch vụ thương mại,
du lịch
Trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có các tuyến quốc lộ 2, 2B, 2C, đường sắt
Hà Nội – Lào Cai chạy qua.

Hiện nay, thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có trên
30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai khu công nghiệp là Khai Quang và Lai
Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận với thu nhập
bình quân 900.000 đồng/tháng. Ngoài ra, còn các cụm phát triển kinh tế nằm rải
rác ở các xã, phường: Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có
quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại đa dạng hóa các hoạt
động kinh doanh, đầu tư xây dựng cải tạo các chợ trung tâm thị xã, nâng cấp, hệ
thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư vào các dự án lớn như: Khu dịch vụ Trại ổi,
khu vui chơi giải trí Nam đầm Vạc, khu đô thị chùa Hà Tiên, khu du lịch Bắc
đầm Vạc…
1.1.3 Hiện trạng môi trường thành phố Vĩnh Yên
Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành
phố Vĩnh Yên đã đạt được những kết quả phát triển toàn diện trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội; bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân
dân không ngừng được cảI thiện….Bên cạnh những mặt tích cực đó, quá trình đô
thị hoá đã có những tác động xấu gây ảnh hưởng đến môi trường thành phố. Cụ
thể:
 Nước mặt, nước ngầm đều xuống cấp
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Đầm Vạc thuộc phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên có diện tích 6,7 ha là
nơi giữ vai trò điều tiết khu vực tiểu khí hậu, có cảnh quan và là điểm du lịch hấp
dẫn của thành phố đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng, có thời điểm nước đen
ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc, do tôm, cá nuôi trong hồ bị chết nổi lên trên
mặt nước. Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Tài nguyên và bảo vệ môi
trường Vĩnh Phúc cho thấy: Môi trường nước mặt ở các khu đô thị, khu - cụm
công nghiệp, làng nghề trên địa bàn đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng với nhiều
chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,15 đến 5,9 lần. (nguồn báo
tài nguyên và môi trường điện tử- Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)
 Môi trường không khí cũng bị ảnh hưởng

Ở thành phố Vĩnh Yên chất thải nói chung không được xử lý đúng quy trình,
thậm chí có cả chất thải nguy hại được đốt bừa bãi do sự thiếu hiểu biết của
người dân như đốt cao su, đốt túi bóng, chai nhựa…gây nên mùi khó chịu, là
nguyên nhân gây nên các bệnh về đường hô hấp. Nạn ruồi, muỗi phát triển thật
khủng khiếp, nhiều gia đình đã phải dùng vải màn, lưới để quây xung quanh ngôi
nhà không cho ruồi muỗi vào nhà, đặc biệt là những gia đình ở gần chợ, hay bãi
rác của thành phố. Ở các khu công nghiệp, các làng nghề (đốt gạch ngói ở xã
Thanh Trù thành phố Vĩnh Yên) khói than xả thẳng ra bên ngoài môi trường mà
không được xử lý gây mùi và làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân khu vực.
 Môi trường đất bị suy thoái
Đất bị biến dạng do san lấp mặt bằng làm khu công nghiệp, làm bãi rác,trong
quá trình xây dựng các vật liệu xây dựng làm rơi vãi ra môi trường, hay các bãi
rác nổi mọc lên khắp nơi, tình trạng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa
học làm ô nhiễm môi trường đất gây suy thoái đất.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CHẤT
THẢI RẮN (CTR)
2.1 Tổng quan về CTR
2.1.1 Khái niệm CTR
* Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt
động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng ) Trong
đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người.
* Theo quan niệm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong khu vực
đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất
thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một
thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ.

Trong khái niệm chất thải rắn theo quan niệm mới ngưới ta đặc biệt chú ý
đến chất thải sinh hoạt:
* Khái niệm chất thải sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt
động của người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, tre, gỗ, lông gà, vịt, vải, giấy, rơm, xác
động vật
2.1.2 Nguồn phát sinh CTR
Chất thải rắn tại thành phố Vĩnh Yên được phát sinh từ nhiều nguồn khác
nhau. Có thể mô tả vắn tắt các nguồn chính phát sinh chất thải tại Vĩnh Yên trên
hình 2:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Hình 2: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn thành phố Vĩnh Yên
Các chất thải rắn được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
Theo thành phần hóa học và vật lý: phân thành rác vô cơ, rác hữu cơ, cháy
được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, cao su, chất dẻo…
Theo mức độ nguy hại, phân chất thải rắn thành các loại sau:
- Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính: phóng xạ, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các
đặc tính nguy hại khác.
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không có chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính gây hại trực tiếp hoặc tương tác với chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại sau:
- Chất thải rắn công nghiệp là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Chất thải xây dựng là phế thải như đất đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt
động phá vỡ, xây dựng công trình…thải ra.

- Chất thải nông nghiệp là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các loại sản phẩm thừa
từ chế biến sữa, từ các lò giết mổ….
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Nông nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải
Chất thải rắn
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng.
Cơ quan
trường học
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
- Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.
Trong các loại chất thải ở thành phố thì chất thải rắn sinh hoạt (hay gọi là rác
thải sinh hoạt) chiếm khối lượng lớn và gây mất mỹ quan trên diện rộng. Theo
phương diện khoa học, có thể phân biệt rác thải sinh hoạt thành các loại sau:

+ Chất thải thực phẩm.
+ Chất thải trực tiếp từ động vật.
+ Tro và các chất dư thừa khác.
+ Các thải rắn từ đường phố.
Trong lượng lớn rác thải sinh hoạt này, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
tái sử dụng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức
tạp mới có thể tái sử dụng.
2.1.3 Thành phần và tính chất của CTR
2.1.3.1 Thành phần
Thành phần của chất thải rắn đô thị thường được chia ra:
- Các chất cháy được gồm: Giấy; rác thực phẩm (kể cả thịt nhưng không tính
phần xương, vỏ sò); hàng dệt; gỗ, cỏ, rơm, rạ; chất dẻo; da và cao su.
- Các chất không cháy được gồm: Kim loại đen (sắt và hợp kim); kim loại màu;
thủy tinh; đá và sành sứ (không bao gồm xương và vỏ sò).
- Các chất hỗn hợp: các chất hỗn hợp có kích thước lớn hơn 5mm; các chất có
kích thước nhỏ hơn 5mm.
Trong số các thành phần rác tại thành phố thì rác hữu cơ chiếm lượng lớn nhất.
Theo kết quả điều tra của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Vĩnh Phúc thành phần
rác thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên được thống kê theo bảng 2.1:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Bảng 2.1: Thành phần rác thải sinh hoạt của thành phố Vĩnh Yên
TT Thành phần rác thải sinh hoạt Tỷ lệ (%)
1 Thành phần hữu cơ, thức ăn thừa 65
2 Giấy vụn, thuỷ tinh, kim loại 5,9
3 Bao nilông, chai nhựa các loại, giả da 4
4 Các chất độc hại ( pin, sơn ) 0,01
5 Sành sứ, bê tông, gạch đá 9,93
6 Các chất có thể đốt cháy( cành cây, vải vụ ) 3,11
7 Các tạp chất khác 12,05

Tổng cộng 100
Từ số liệu ở bảng 2.1 ta thể hiện bằng biểu đồ (xem Hình 2.1)
Hình 3: Biểu đồ thành phần rác sinh hoạt thành phố Vĩnh Yên.
Từ bảng trên ta thấy thành phần hữu cơ trong rác thải là rất cao còn giấy,
thuỷ tinh, kim loại, bao nilông, chai nhựa và các chất độc hại chiếm tỷ lệ thấp.
Một lượng lớn các thành phần này được thu gom bởi những công nhân quét
đường và người thu nhặt phế liệu còn lại được chôn lấp tại bãi rác Khai Quang.
Với thành phần hữu cơ cao lại có độ ẩm tương đối lớn khoảng 60-65 % là điều
kiện để vi sinh vật hoạt động nếu không được thu gom, xử lý kịp thời và triệt để
thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.1.3.2 Tính chất
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
 Tính chất vật lý của chất thải rắn
a) Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của chất thải rắn là trọng lượng của một đơn vị vật chất
tính trên một đơn vị thể tích (kg/m
3
). Bởi vì chất thải rắn có thể ở những trạng
thái như: xốp, chứa trong các thùng container, không nén, nén, nên khi báo cáo
giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ
ràng. Dữ liệu khối lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối
lượng và thể tích rác cần phải quản lý.
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý,
mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Do đó cần phải thận trọng khi chọn
giá trị thiết kế. Khối lượng riêng của một chất thải đô thị biến đổi từ 180- 400
kg/m
3
, điển hình khoảng 300 kg/m
3

.
b) Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng 2 phương pháp: Phương pháp
khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô.
- Phương pháp khối lượng ướt độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là
phần trăm khối lượng ướt của vật liệu.
- Phương pháp khối lượng khô độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là
phần trăm khối lượng khô vật liệu.
c) Kích thước và cấp phối hạt
Kích thước và cấp phối hạt của vật liệu thành phần trong chất thải rắn đóng
vai trò rất quan trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí như:
Thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàng lọc phân loại bằng máy hoặc phân
chia bằng phương pháp từ tính.
d) Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của chất thải rắn là toàn bộ lượng nước mà nó có
thể giữ lại trong mẫu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Khả năng
giữ nước của chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán xác định
lượng nứớc rò rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu chất thải rắn vượt quá khả năng giữ
nước sẽ thóat ra tạo thành nước rò rỉ. Khả năng giữ nứớc thực tế thay đổi phụ
thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng giữ nước của
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
hỗn hợp chất thải rắn (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động
trong khoảng 50-60%.
 Tính chất hóa học của chất thải rắn.
Các thông tin về thành phần hóa học của các vật chất cấu tạo nên chất thải
rắn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các phương pháp; lựa chọn phương
thức xử lý và tái sinh chất thải. Ví dụ như, khả năng đốt cháy vật liệu rác tùy thuộc
vào thành phần hóa học của chất thải rắn. Nếu chất thải rắn được sử dụng làm nhiên
liệu cho quá trình đốt thì 4 tiêu chí phân tích hóa học quan trọng nhất là:

a) Phân tích sơ bộ
- Phân tích sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong chất thải
rắn bao gồm các thí nghiệm sau:
 Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105
0
c trong 1h)
 Chất dễ cháy bay hơi (khối lượng mất đi thêm vào khi đem mẫu chất thải
rắn đã sấy ở 105
0
c trong 1h đốt cháy ở 950
0
c trong lò nung kín)
 Carbon cố định (phần vật liệu còn lại sau khi loại bỏ các chất dễ bay hơi)
 Tro (khối lượng còn lại sau khi đã đốt cháy của lò hở)
b) Điểm nóng chảy của tro
Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ đốt cháy chất thải để
tro dễ hình thành 1 khối chất răn (gọi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ. Nhiệt
độ nóng chảy để tạo thành clinker từ chất thải rắn trong khoảng 2000-2200 độ F
(1100-1200
0
C)
c) Phân tích cuối cùng các thành phần tạo nên chất thải rắn
Phân tích cuối cùng các thành phần chất thải chủ yếu, xác định phần tẳm
của các nguyên tố C, H, O, N, S, và tro. Trong suốt quá trình đốt chất thải rắn sẽ
phát sinh các hợp chất clo hóa nên phân tích cuối cùng thường bao gồm phân tích
xác định các halogen. Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các
thành phần hóa học của chất hữu cơ trong chất thải rắn. Kết quả phân tích còn
đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tỷ số C/N của chất thải có thích
hợp cho quá trình chuyên hóa sinh học hay không.
d) Nhiệt trị của các thành phần chất thải rắn

Nhiệt trị của các thành phần hữu cơ trong thành phần chất thải rắn đô thị có
thể được xác định bằng 1 trong các cách sau:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
 Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn
 Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm
 Bằng cách tính tóan nếu thành phần của các nguyên tố hóa học được xác
định
 Tính chất sinh học của chất thải rắn
Các thành phần hữu cơ (không kể các thành phần như plastic, cao su, da)
của hầu hết chất thải rắn có thể được phân loại về phương diện sinh học như sau:
Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, aminoaxit và nhiều
axit hữu cơ
 Bán cellulose các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường 5 và 6 cacbon
 Cellulose sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 cacbon
 Dầu, mỡ, sáp: là những ester của alcohols và axit béo mạch dài
 Lignin: một plymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl (-OCH
3
)
 Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau
 Protein: Chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino axit
Tính chất quan trọng nhất trong thành phần hữu cơ của phần chất thải rắn
đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành
khí, các chất vô cơ và các chất trơ khác. Sự tạo mùi và phát sinh ruồi cũng liên
quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong chất thải rắn đô thị
chẳng hạn như rác thực phẩm.
2.1.4 Các chính sách về quản lý, xử lý chất thải rắn
- Nghị định 59/2007 NĐ- CP về quản lý chất thải rắn
- TCVN 6696: 2000: Chất thải rắn- BCL hợp vệ sinh.
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC: Hướng dẫn lập dự tóan

công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Quyết định Số: 02/2008/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành định mức kinh tế- kỹ
thuật hoạt động quan trắc môi trường đất, nước dưới đất và nước mưa axit.
- QCVN 25: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải BCL.
- QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09: 2008/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn tại Vĩnh Yên
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
2.2.1 Tình hình thu gom rác, phân loại rác
2.2.1.1 Tình hình thu gom rác
Hiện nay việc tổ chức thu gom rác thải ở thành phố Vĩnh Yên chủ yếu vẫn
dùng phương pháp thủ công
- Đối với rác đường phố: Quét và sử dụng xe cải tiến (xe gom rác) để vận
chuyển đến địa điểm tập trung thu gom rác.
- Đối với rác tại nhà: Dùng xe cơ giới thu gom trực tiếp hoặc thông qua thu
rác đường phố đưa đến điểm tập kết rác.
- Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, xây dựng, sửa chữa có khối lượng
rác thải từ 1m
3
/ngày trở lên phải thuê hợp đồng vận chuyển. Nhưng thực tế do kỷ
cương không nghiêm nên tình trạng đổ rác bừa bãi ra đường là khá phổ biến.
Để vận chuyển rác tại nhà, rác đường phố, rác nơi công cộng, hiện thành
phố Vĩnh Yên đang sử dụng các loại xe: Xe tải, xe đẩy tay, xe quýet hút rác, xe
ép rác, xe đẩy tay, xe cẩu rác.
Bảng 2.2: Số lượng xe vận chuyển rác thải của thành phố Vĩnh Yên
Loại xe Dung tích (m
3

) Số lượng
Xe ép rác 6 03
Xe ép rác 8 01
Xe tải nhỏ 5 01
Xe tải nhỏ 1,4 01
Xe tải nhỏ 2,5 01
Xe đẩy tay 0,3 120
Xe quýet hút rác 6 02
Xe cẩu rác 6 02
Xe bánh xich đầm nén 01
(Nguồn: Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên)
Hiện tại rác ở thành phố Vĩnh Yên do công ty MT&DVĐT Vĩnh Yên đảm
nhận thu gom.
Bảng 2.3: Đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải ở Vĩnh Yên
TT Đơn vị hành
chính
Số tổ thôn(đội
tự quản)
Đơn vị thu gom và vận chuyển rác thải
1 P. Ngô Quyền 13 Công ty MT&DVĐT thu gom , vận
chuyển tới BCL Khai Quang
2 P. Đống Đa 12
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
3 P. Liên Bảo 18 45 tổ tự quản thu
gom thu gom ở các
khu phố nhỏ về
điểm tập kết quy
định tại các phường
C.ty MT&DVĐT

thu gom và vận
chuyển ở các đường
phố chính và các
điểm tập kết rác của
5 phường về BCL
4 P. Khai Quang 12
5 P. Hội Hợp 12
6 P. Đồng Tâm 20
7 P.Tích Sơn 12
8 Xã Thanh Trù 7 Do 2 tổ thu gom
của 2 xã thu gom
tập trung về điểm
tập kết
C.ty MT&DVĐT
Vĩnh yên thu gom
vận chuyển từ điểm
tập kết về BCL
9 Xã Định
Trung
9
10 Các cơ quan,
trường học
Công ty MT&DVĐT thu gom, vận chuyển
về BCL xử lý
(Nguồn: Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên)
Tuy nhiên lượng rác công ty MT&DVĐT Vĩnh Yên thu gom được mới
chỉ đạt khoảng 70% lượng rác của toàn thành phố, lượng rác còn lại vẫn vứt bừa
bãi ra môi trường chưa được thu gom.
- Thời gian thu gom rác:
Công nhân thu gom rác 2 ca/ngày

+ Ca sáng: 5h – 7h
+ Ca chiều: 16h30 – 19h30
Công tác thu gom tương đối tốt vì các phường, xã đều bầu ra các đội tự
quản thu gom rác từ các hộ gia đình bằng xe đẩy tay, sau đó đưa lên xe công
nông của phường, xã đưa đến điểm tập kết đã quy định. Song do ý thức của
người dân và do địa hình đường xá, do phương tiện và thiết bị thu gom còn hạn
chế như thiếu xe đẩy tay, ngõ nhỏ xe lớn không vào được gây khó khăn cho khâu
vận chuyển dẫn tới chi phí vận chuyển sẽ cao nên mức phí thu cho mỗi gia đình
tăng, nhiều gia đình phản đối dẫn tới hiệu quả thu gom rác chưa đạt hiệu quả cao.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Hình 4: Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt thành
phố Vĩnh Yên
Thuyết minh:
- Rác đường phố như: giấy, chai, lọ, vỏ trái cây, được nhân viên vệ sinh môi
trường quét hàng ngày vào các ca làm việc, đưa vào thùng thu gom sau đó được
vận chuyển bằng xe nâng thùng đưa đến BCL Khai Quang của thành phố.
- Rác sinh hoạt ở các khu vực dân cư xa đường quố lộ như xã Thanh Trù, Định
Trung được người dân để vào túi nilon hay thùng chứa rác gia đình. Sau đó rác
được nhân viên vệ sinh môi trường của xã thu gom bằng xe thô sơ như xe bò, xe
công nông phục phụ cho việc thu gom rác của xã đưa đến điểm tập trung, tiếp đó
đưa lên xe nâng thùng của công ty MT& DVĐT Vĩnh Yên đem đến BCL Khai
Quang để xử lý.
- Rác sinh hoạt ở các khu dân cư gần đường lớn: Rác này được các hộ gia đình
bỏ vào túi nilon hay thùng chứa rác của gia đình đem đổ vào các thùng rác ở
đường lớn, sau đó đến giờ quy định nhân viên của công ty MT&DVĐT sẽ đưa
rác ở các thùng tập trung về một điểm , cuối cùng sau đó đưa lên xe nâng thùng
đưa đến BCL Khai Quang của thành phố.
- Rác thải ở các khu vực công cộng như công viên, khu vui chơi và rác thải tại
các cơ quan, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp của thành phố được nhân

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Rác sinh hoạt ở các khu
vực dân cư xa đường
Rác đường phố
Các cơ quan công sở
trường học, bệnh viện,
khu công nghiệp
Rác sinh hoạt ở các khu
vực dân cư gần đường
lớn
Rác thải ở các khu vực
công cộng
Thu Gom
Thu gom thùng
rác
Xe thô sơ của
các tổ tự quản
Điểm tập
trung
Xe nâng
thùng
Bãi rác Khai
Quang (chôn
lấp)
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
viên môi trường quýet dọn hàng ngày,hót vào thùng chứa rác đưa thẳng lên xe
nâng thùng do lượng rác ở bệnh viện hàng ngày lớn và đem đi chôn lấp ở bãi rác
Khai Quang với rác thải sinh hoạt, còn rác thải nguy hại được thu gom riêng đem
đi xử lý.
2.2.1.2. Phân lọai rác

Ở Vĩnh Yên hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu
gom lẫn lộn từ các hộ gia đình, các cơ quan, bệnh viện trường học,…Trong đó
bao gồm cả rác thải sinh hoạt của người dân, rác thải chăn nuôi, rác thải nông
nghiệp, rác thải du lịch như rau, quả, thức ăn thừa, xác động thực vật
chết, không được phân loại, thu gom, xử lý đúng cách mà người dân chỉ thu
gom gọn vào thùng, thậm chí vứt rác ra ngay trên đường phố, trường học, bệnh
viện, khu vui chơi. Sau đó nhân viên môi trường phải thu gom, quýet dọn lại hay
tới tận nơi thu gom bằng xe đẩy tay đưa đến các điểm tập kết rác và được đưa lên
xe tải chuyên chở rác đem tới bãi rác tạm hay bãi chôn lấp của thành phố.
Thực tế đa phần các hộ không có ý thức phân loại rác, nếu có chỉ là các loại
rác có thể tận dụng lại được hay có thể bán cho người thu mua phế liệu để tái chế.
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài Nguyên và Bảo Vệ Môi Trường ở
thành phố Vĩnh Yên số hộ gia đình thực hiện việc phân loại rác chiếm 40,5%,
còn lại 59,5% số hộ gia đình là không thực hiện việc phân lọai rác và số người có
hiểu biết về tác dụng cũng như cung cấp kiến thức về việc phân loại còn rất thấp.
Tuy nhiên theo kết quả điều tra tỷ lệ các hộ gia đình thực hiện phân loại rác
chiếm tới 40,5% nhưng việc phân loại rác của họ thực sự chưa triệt để và có ý
nghĩa, các loại rác khi thải bỏ vẫn được để chung trong một túi nilon mà không
được bỏ riêng từng loại rác trong các túi đựng khác nhau, chỉ một số loại rác có
thể tận dụng lại được hay một số đồ có thể bán được như chai nhựa, sắt loại, thì
được để riêng. Còn lại tất cả những loại rác khác thì được để lẫn lộn và đem thải
bỏ. Vì vậy công tác thu gom, xử lý và tái chế rác gặp rất nhiều khó khăn và tốn
kém cụ thể:
+ Ý thức của người dân về vấn đề rác thải ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe
còn rất hạn hẹp.
+ Chưa biết cách phân loại rác đúng cách.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
+ Thu gom chưa đạt hiệu quả cao do phương tiện vận chuyển còn thô sơ,lạc hậu.
+ Kinh phí cho việc thu gom còn thấp: Kinh phí hoạt động lấy từ kinh phí thu

của các hộ (2000- 5000đ/hộ) để cho trả lương , mức lương chi trả cho các thành
viên tổ tự quản VSMT rất thấp (200.000- 300.000đ/ng/th), nên không khuyến
khích được sự tham gia của đông đảo cộng đồng dân cư vào các hoạt động xã hội
hóa thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Sự thiếu hụt về các phương tiện vận chuyển: Hệ thống dịch vụ vệ sinh chưa
được thiết kế phù hợp với nhu cầu và lối sinh hoạt của người dân, các phương
tiện vận chuyển hiện có không đồng bộ, nhiều phương tiện quá cũ gây khó khăn
cho việc thu gom, vận chuyển.
Phân loại rác tại nguồn là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc xử lý,
tái chế rác thải, góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
rác thải. Bởi vậy trách nhiệm của các ban quản lý môi trường, các công ty môi
trường hay các kỹ sư môi trường là phải:
+ Am hiểu về môi trường cũng như những ảnh hưởng của rác thải tới môi trường.
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để họ thực sự hiểu được tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
+ Hướng dẫn phân loại rác đúng cách.
+ Tìm ra các giải pháp, biện pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
+ Có các chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.
2.2.2 Rác thải và vệ sinh môi trường
Ngày nay rác thải sinh hoạt có thành phần và tính chất không ổn định và
thường thay đổi theo xu hướng thành phần ngày càng phức tạp và mức độ độc
hại ngày càng tăng. Vì vậy rác thải không được xử lý hay xử lý không triệt để là
một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến
mỹ quan đô thị và sức khỏe cộng đồng.
Vĩnh Yên là một thành phố trẻ có tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ khá
nhanh nhưng việc ứng phó với tình trạng rác thải, nước thải công nghiệp còn rất
chậm đã gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường của thành phố
cụ thể:
 Ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Rác thải vứt bừa bãi trên đường phố, vỉa hè, các khu du lịch như ở khu du
lịch Đầm Vạc: Do dân sống ven hồ ngâm tre, gỗ, vứt rác thải, đổ nước thải, xác
gia súc gia cầm chết xuống đầm là nước hồ chuyển thành màu đen. Hay ở các
chợ lớn của thành phố như chợ Tổng, chợ Thành Phố rác vứt khắp nơi nào là
hoa, nào là rau, vỏ hoa quả,…gây mùi và mất mỹ quan đường phố.
 Ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
Rác thải vứt bừa bãi ra môi trường làm ruồi, muỗi, bọ xuất hiện nhiều
chúng bay khắp nơi đậu vào thức ăn gây nên các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy,
sốt xuất huyết,
 Gây ô nhiếm môi trường đất, nước, không khí
Rác thải vứt bừa bãi cụ thể là rác thải xây dựng như vôi, xi măng, vữa,
trong quá trình xây dựng rơi vãi xuống đất không được thu gom xử lý sẽ làm
thóai hóa đất. Hay rác vứt bừa bãi xuống các ao, hồ gây mùi khiến cho không khí
và nguồn nước bị ô nhiễm các sinh vật sống trong ao bị chết càng làm mùi nồng
nặc hơn dẫn tới không khí bị ô nhiễm nặng.
Nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng đó là do:
+ Ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh chung còn chưa cao, cho nên rác thải
không đổ vào thùng hay nơi quy định mà thường vứt bừa bãi ra môi trường xung
quanh, xuống ao, hồ, cống rãnh hay đổ ngay trên đường phố không chỉ gây nên
sự chậm trễ cho quá trình thu gom của công nhân vệ sinh môi trường mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân đô thị. Tình trạng đổ rác bừa bãi vẫn còn
ở nhiều tuyến phố: Chất thải xây dựng vẫn đổ trên các khu đất trống, ven đường,
…Rác thường xuyên ứ đọng tại các khu vực nội thành nhất là vào các ngày lễ tết
khi lượng rác thải tăng lên rất nhiều; Ở một số khu vực công cộng như chợ, rác
thải được thu gom thành đống nhưng chưa được chuyển đi ngay, nên vừa gây
mất vệ sinh vừa gây mất mỹ quan thành phố.
+ BCL thiết kế không đạt đúng tiêu chuẩn cho phép, rác đưa đến không
được phân loại mà chất thành đống rồi san ủi chứ không theo ô chôn lấp, khiến
cho công việc thu gom, vận chuyển, và xử lý rác BCL gặp nhiều khó khăn gây

nên hiện tượng rác quá tải và mọc lên những bãi rác nổi ven đường mà không
được sự đồng ý của nhà nước.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
+ Kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường thấp
+ Nguồn nhân lực tham gia bảo vệ môi trường còn thiếu kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn thấp không đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường.
+ Cán bộ quản lý các xã, phường trên địa bàn thành phố không có trình độ
chuyên môn.
+ Chưa xử lý triệt để các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng tới môi trường.
Hình 5: Những tác hại chính do rác thải sinh hoạt gây ra
Thuyế minh sơ đồ:
Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên:
- Rác sinh ra không được đổ bỏ đúng nơi quy định mà vứt bừa bãi sẽ làm ảnh
hưởng tới môi trường đất, nước, không khí. Ô nhiễm đất là do rác thải bị thải bỏ
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Rác
thải
sinh
hoạt
Môi
trường
tự nhiên
Ô nhiễm đất
Ô nhiễm nước
Ô nhiễm không
khí
Tạo nếp sống
kém văn minh
Mất vẻ đẹp đô

thị
Môi trường
dịch bệnh
Con
người
chịu ảnh
hưởng
Môi
trường
KT-XH
Ách giao thông
Ảnh hưởng đến
hoạt đông KT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
trực tiếp ra môi trường đặc biệt là rác thải xây dựng và công nghiệp. Ô nhiễm
nước là do rác khi gặp trời mưa sẽ chảy xuống các ao, hồ, hay ngấm trực tiếp vào
đất rồi thấm xuống đất. Ô nhiễm không khí là do sự phát sinh mùi từ các đống
rác, các bãi rác không đổ đúng nơi quy định gặp mưa, nắng sẽ bốc hơi gây mùi
phát tán vào không khí
Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng tới môi trường kinh tế- xã hội:
- Rác thải gây mất vẻ đẹp đô thị như làm bẩn đường phố, khu vui chơi, địa điểm
du lịch. Không những vậy còn làm ảnh hưởng tới giao thông, các đống rác vứt
trên đường gặp trời mưa làm đường trơn, hay vỏ trái cây,chai lọ vứt bừa bãi khi
tham gia giao thông dễ bị ngã gây tai nạn làm tắc nghẽn giao thông.
- Tạo nếp sống kém văn minh đó là ý thức của người dân, sự không am hiểu về
rác thải và môi trường. Không những thế rác thải còn ảnh hưởng tới các hoạt
động kinh tế mất các dự án đầu tư, hay mất các mối làm ăn,…
Tất cả những ảnh hưởng này con người đều phải gánh chịu, đó là nguyên
nhân gây nên các bệnh tật ở con người như đau mắt, viêm hô hấp, gây ung thư do
trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày .


2.2.3 Vấn đề tồn tại trong công tác quản lý và thu gom rác
Với thực trạng thu gom rác của thành phố Vĩnh Yên như hiện nay, môi
trường thành phố còn nhiều những tồn tại, cụ thể:
+ Ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh chung còn chưa cao
+ Sự thiếu hụt về các phương tiện vận chuyển, thu gom.
+ Kinh phí cho công tác thu gom còn thấp
+ BCL thiết kế chưa đạt tiêu chuẩn
+ Tỷ lệ người dân biết cách phân loại rác còn rất thấp
+ Thu gom còn gặp nhiều khó khăn
+ Xử lý chưa triệt để rác thải nguy hại chưa có cách xử lý.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT
Ảnh hưởng đến
hoạt đông KT
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Ngành: Kỹ thuật môi trường
Trước những tồn tại trên thành phố Vĩnh Yên cần đưa ra hướng để giải
quyết những tồn tại trên một cách tốt nhất đem lại môi trường xanh sạch cho
thành phố như:
+ Cần huy động nguồn kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường của xã,
thực hiện tuyên truyền, mở các lớp đào tạo cán bộ môi trường nhằm nâng cao
kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ phụ trách, đội ngũ công nhân làm
công tác vệ sinh môi trường của thành phố.
+ Cần hỗ trợ, khuyến khích người dân xây dựng các công trình xử lý rác thải,
nước thải như làm phân compost, sử dụng chế phẩm Biomic, xây bể tự hoại, bể
biogas,…
+ Cần đưa ra những chính sách thưởng phạt về môi trường. Kiên quyết xử phạt
với những hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường.
+ Cần đầu tư kinh phí mua thêm một số phương tiện vận chuyển và tăng mức
lương cho nhân viên vệ sinh môi trường.
+ Hướng dẫn, khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn.

+ Thiết kế lại bãi rác mới đạt tiêu chuẩn.
CHƯƠNG III: NÂNG CẤP CẢI TẠO BÃI CHÔN LẤP (BCL)
KHAI QUANG THÀNH PHỐ VĨNH YÊN- TỈNH VĨNH PHÚC
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu Lớp: 49MT

×