Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 295 - đoạn qua thị trấn Chờ - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng─giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.99 KB, 66 trang )

Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Đền bù giải phóng mặt bằng – ĐBGPMB
2. Giải phóng mặt bằng – GPMB
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – GCNQSDĐ
4. Quyền sử dụng - QSD
5. Uỷ ban nhân dân – UBND
6. Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất – QH-KHSDĐ
7. Khu công nghiệp – KCN
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, phạm vi ngày
càng rộng. Một biểu hiện tất yếu của quá trình đô thị hoá là sự phát triển của
hệ thống cơ sở hạ tầng, thu hút ngày càng nhiều hơn các dự án đầu tư vào đô
thị đó. Việc thu hút các dự án đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng là rất quan
trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một khu vực. Tuy
nhiên, để đảm bảo sự thành công của một dự án đầu tư và tiếp tục tạo tiền đề
thu hút các dự án đầu tư mới thì trước tiên phải làm tốt công tác đền bù giải
phóng mặt bằng (ĐBGPMB). Công tác ĐBGPMB là một khâu quan trọng
trong việc góp phần thành công của một dự án đầu tư nói chung và ảnh hưởng
trực tiếp đến tiến độ hoàn thành của một dự án nói riêng. Đã có nhiều dự án,
nhiều qui hoạch bị “treo” do không làm tốt công tác ĐBGPMB. Vì thế các
đơn vị tổ chức, cá nhân có liên quan cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của công
tác này. Nhằm nghiên cứu sâu hơn, rõ hơn và đưa ra một cái nhìn tổng quan
hơn về mặt lý thuyết cũng như thực tế của công tác ĐBGPMB của một dự án
đầu tư, đó là lý do em chọn đề tài: “ĐBGPMB tại dự án Cải tạo nâng cấp
tỉnh lộ 295 - đoạn qua thị trấn Chờ - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.
Thực trạng─giải pháp”.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình


của cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Huyền và các chú, các anh chị trong
phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh đã giúp em
hoàn thành đề tài nghiên cứu này với mong muốn đạt kết quả tốt nhất.
2. Phạm vi nghiên cứu.
─Không gian: Tại dự án Cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 295 - đoạn qua thị
trấn Chờ - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.
─Thời gian: Từ khi dự án chính thức được phê duyệt vào năm 2006
đến nay.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
2
Luận văn tốt nghiệp
3. Câu hỏi nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ một số câu hỏi được đặt ra là:
1. Công tác ĐBGPMB tại dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 295- đoạn qua
thị trấn Chờ - huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh được thực hiện như thế nào?
─ Những thuận lợi, khó khăn trong công tác ĐBGPMB của 2 dự án là
gì ?
─Chính sách và giải pháp nào được thực hiện tại dự án ?
─Những kết quả đạt được ?
2. Cần giải quyết vấn đề ĐBGPMB như thế nào cho tốt ?
4. Phương pháp nghiên cứu.
─ Phương pháp thu thập thông tin.
─ Phương pháp phân tích tổng hợp.
─ Phương pháp toán
─ Phương pháp thống kê.
Và một số phương pháp khác.
5. Nguồn số liệu.
Số liệu do phòng Tài nguyên và môi trường của UBND huyện Yên
Phong cung cấp.
6. Cấu trúc của luận văn.

Không tính Lời mở đầu, thì bố cục của luận văn được chia thành 3
chương:
─ Chương I: Cơ sở khoa học của việc đền bù thiệt hại khi nhà nước
thu hồi đất.
─ Chương II: Thực trạng công tác ĐBGPMB được thực hiện tại dự án
Cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 295 .
─ Chương III: Một số giải pháp đẩy nhanh công tác ĐBGPMB cho dự
án đó của huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
3
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀN BÙ
THIỆT HẠI ĐẤT
I. Thu hồi đất và đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất .
1. Thu hồi đất.
1.1. Khái niệm về thu hồi đất.
Như chúng ta đã biết thì bất kỳ một dự án xây dựng nào cũng đều cần
có một diện tích đất nhất định để thực hiện dự án đó. Đặc biệt là các dự án
phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của một địa phương
nông thôn, cũng như của một đô thị thì luôn đặt ra vấn đề về thu hồi đất.
Theo luật đất đai năm 2003 thì: Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết
định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ
chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo qui định của luật này.
Chỉ có nhà nước mới có quyền thu hồi đất, tức thu hồi phần diện tích đất đai
đã giao cho các tổ chức cá nhân sử dụng hiện đang nằm trong vùng quy hoạch
xây dựng phát triển của địa phương.
1.2. Căn cứ cho việc thu hồi đất.
Việc xác định chủ trương thu hồi đất (đối với trường hợp thu hồi đất
theo quy hoạch) hoặc ra văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với trường
hợp thu hồi đất theo dự án) được thực hiện dựa vào các căn cứ sau đây:

a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị
hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong hồ sơ dự án đầu tư theo quy định
của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng;
Đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì nhu
cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định phê duyệt dự án của cơ quan
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
4
Luận văn tốt nghiệp
có thẩm quyền; đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà
nước thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo văn bản thẩm định nhu cầu sử
dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 30 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; đối với dự án xây dựng cơ sở tôn
giáo thì nhu cầu sử dụng đất được xác định theo quyết định của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
c) Các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và h
khoản 1 và các điểm a, c và d khoản 2 Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP,
khoản 3 Điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP, Điều 34 và Điều 35 Nghị định này.
Đất một tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, vì vậy để đảm bảo việc sử
dụng đất có hiệu quả thì nhà nước luôn phải dựa trên những căn cứ khoa học,
thực tế để thu hồi đất. Và trước khi thu hồi đất cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải thông báo cho người đang có quyền sử dụng đất biết về lý do thu
hồi đất, kế hoạch bồi thường và tái định cư.
2. Giải phóng mặt bằng.
2.1. Khái niệm và vai trò của công tác GPMB.
2.1.1. Khái niệm.
Một dự án xây dựng bao gồm nhiều giai đoạn thi công. Trong đó công
tác giải phóng mặt bằng là khâu tiên quyết đối với bất kỳ một dự án xây dựng
nào. Công tác GPMB là quá trình tổ chức thực hiện các việc có liên quan đến

việc di dời các nhà cửa, cây cối công trình xây dựng và một bộ phận dân cư
trên phần đất nhất định được qui hoạch cho việc cải tạo mở rộng hoặc xây
dựng công trình mới.
2.1.2. Vai trò của công tác GPMB.
2.1.2.1 Thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của xã hội.
Công tác GPMB mà thực hiện tốt sẽ thúc đẩy tiến độ thi công của một
dự án xây dựng. Đảm bảo được những chủ trương chính sách phát triển cơ sở
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
5
Luận văn tốt nghiệp
hạ tầng của xã hội của chính quyền địa phương đó. Không những thế nếu
chính quyến địa phương thực hiện tốt công tác GPMB của những dự án trước
nó sẽ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, đó chính là tiền đề để tiếp tục thu hút
những dự án đầu tư tiếp theo. Để đảm bảo tiến độ thực hiện GPMB thì chính
quyền địa phương cần thành lập ban chỉ đạo GPMB và đưa ra các phương án
chính sách bồi thường hợp lý.
2.1.2.2 Thúc đẩy sự phát triển Kinh tế-xã hội.
Thu hồi đất GPMB nhằm phục vụ cho các dự án liên quan đến các hoạt
động phát triển kinh tế như: xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao,
khu kinh tế...; và các hoạt động phát triển xã hội như: y tế, giáo dục, sử dụng
đất để chỉnh trang, phát triển khu đô thị và khu dân cư nông thôn...chúng phản
ánh trình độ văn minh của một địa phương. Vì vậy GPMB thúc đẩy sự phát
triển của cơ sở hạ tầng xã hội chính là gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế-
xã hội của một địa phương, một khu vực.
Trong thời gian qua, số lượng đất đai bị thu hồi hàng năm cho việc mở
rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị không phải là nhỏ nó đương đòi hỏi nhà
nước cần có những chính sách phù hợp, thoả đáng đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội. Thực tế cho thấy có rất nhiều qui hoạch treo do chính
quyền địa phương không làm tốt công tác GPMB từ đó làm kìm hãm sự phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương đó.

2.2. Yêu cầu của giải phóng mặt bằng.
Qua trên ta thấy được rằng GPMB có vai trò quan trọng như thế nào
đối với một dự án xây dựng. Vì vậy một công tác GPMB được coi là thành
công thì nó cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
2.2.1 GPMB phải nhanh chóng, kịp thời.
GPMB là khâu đầu tiên của một dự án, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
thời gian hoàn thành xây dựng của dự án. Chỉ khi hoàn thành xong bước
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
6
Luận văn tốt nghiệp
GPMB thì mới có thể xúc tiến và thực hiện các giai đoạn thi công tiếp theo.
Vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ GPMB là rất quan trọng, đảm bảo nhanh
chóng và kịp thời.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo yêu cầu này của GPMB thì
nhà nước đã ban hành nghị định số 22/1998/NĐ-CP và nay là nghị định số
197/2004/NĐ-CP Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất. Trong đó điều 49 có qui định về trình tự thủ tục thu hồi đât, đền bù
GPMB. Và nghị định số 84/2007/NĐ-CP qui định bổ sung về việc cấp giấy
chững nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai. Theo đó mỗi dự án cũng như mỗi UBND các cấp
sẽ đưa ra những phương án thu hồi đất, GPMB thích hợp cho dự án và điều
kiện của địa phương.
2.2.2 Đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất bị thu hồi.
Việc thu hồi đất để GPMB đã tác động rất nhiều đến cuộc sống của
người dân có đất bị thu hồi, họ có thể là những nông dân bị mất đất để canh
tác họ bị thất nghiệp, những hộ gia đình bị mất nhà ở... vì vậy mà ĐBGPMB
phải có những chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư thích đáng cho người bị
mất đất để tạo cho họ có một cuộc sống ổn định. Theo qui định tại điều 42 của
luật đất đai năm 2003 thì “người bị thu hồi đất nào được bồi thường băng giao

đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu hông có đất dể bồi thường thì được bồi
thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại rthời điểm có quyết định thu
hồi.....Khu tái định cư phải có điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Mỗi địa
phương tuỳ tình hình mà bồi thường cho người dân có thể bằng đất cùng mục
đích, bằng nhà tái định cư hoặc bặng tiền để họ tự lo chỗ ở.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
7
Luận văn tốt nghiệp
2.2.3 Phải bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên có liên quan.
Hài hoà lợi ích ở đây chính là, giải quyết tốt mối quan hệ: nhà nuớc-chủ
đầu tư-người bị thu hồi đất. Nhà nước ở đây là UBND các cấp, sở Tài nguyên
và môi trường, sở xây dựng...luôn muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ lĩnh vực
mình được giao, mong muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương mình. Trong khi đó người bị thu hồi đất luôn đòi hỏi, hay có những
yêu cầu đền bù thoả đáng với mong muốn của họ. Còn chủ đầu tư thì luôn đặt
mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nên họ luôn tìm cách đền bù cho người bị
mất đất với mức tiền thấp nhất, “có nơi áp giá đền bù chỉ bằng 50-60% giá thị
trường”( báo thanh niên số ra ngày 26/11/2005 trang 3). Vì vậy nhất thiết phải
có những chính sách phù hợp và thoả đáng vừa đáp ứng đựôc nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan, ở đây
nhà nước giữ vai trò trung gian.
2.3. Khái niệm và đặc điểm của ĐBGPMB
2.3.1. Khái niệm.
Theo luật đất đai năm 2003 thì “ĐBGPMB khi nhà nước thu hồi đất là
việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi
cho người bị thu hồi đất’’.
2.3.2. Đặc điểm của ĐBGPMB
2 Tính đa dạng: do điều kiện kinh tế xã hội, cũng như phong tục tập
quán...ở mỗi địa phương là khác nhau nên hình thức, phương thức, cũng như
các chính sách về ĐBGPMB là cũng khác nhau. Tính đa dạng này còn thể

hiện ở chỗ là có nhiều mức giá đền bù khác nhau cho từng loại đất, cũng như
là có những phương pháp xác định giá đền bù khác nhau (Phương pháp thu
nhập và phương pháp so sánh trực tiếp) nên ở mỗi địa phương, mỗi dự án lại
có ĐBGPMB khác nhau.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
8
Luận văn tốt nghiệp
L Tính phức tạp: Việc bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất có
liên quan trực tiếp đến lợi ích của kinh tế cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống
của người có đất bị thu hồi vì vậy mà vấn đề đưa ra được những phương án
bồi thường, chính sách bồi thường là rất phức tạp, khó khăn. Nó đòi hỏi phải
bảo đảm hài hoà, hợp lý lợi ích cho cả bên thu hồi lẫn bên bị thu hồi đất. Thực
tế cho thấy việc thu hồi đất dể sử dụng cho các mục đích quốc phòng an ninh,
giáo dục, các mục đích công cộng của nhà nước thì người dân có thể đồng
thuận với dự án hơn. Còn nếu thu hồi đất để xây dựng nhà ở để phân lô hay
bán, xây dựng các khu công nghiệp thì sẽ gặp khó khăn, rắc rối hơn. Bởi lẽ vì
mục tiêu lợi nhuận thì công ty tư nhân hay công ty của nhà nước nên họ luôn
tìm cách đền bù cho người dân với mức tiền thấp nhất, trong khi đó người có
đất bị thu hồi lại luôn đòi hỏi mức giá đền bù thoả đáng. Tính phức tạp này
của công tác ĐBGPMB đòi hỏi chính quyền địa phương phải đứng ra giải
quyết hài hoà và hợp lý.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác ĐBGPMB .
Để đưa ra được những chính sách, những phương án bồi thường thích
hợp thì trước hết cần biết rõ những nhân tố nào tác động đến công tác
ĐBGPMB.
2.4.1. Nhân tố thuộc về chính quyền, pháp luật.
Đây là những nhân tố được coi là khuôn mẫu, khuôn khổ làm căn cú
cho việc hoạch định công tác ĐBGPMB ở mỗi địa phương.
2.4.1.1 Các văn bản, qui phạm pháp luật có liên quan đến ĐBGPMB.
Chính sách bồi thường hỗ trợ, đây là vấn đề cốt lõi của công tác bồi

thường GPMB, hỗ trợ và tái đinh cư. Để thực hiện được công tác ĐBGPMB
thì nhà nước đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luật như luật đất đai 1993 nay
là luật đất đai năm 2003, luật xây dựng, nghị định số 197/2004/NĐ-CP của
chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, nghị
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
9
Luận văn tốt nghiệp
định số 84/2007/NĐ-CP, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004,
...Các văn bản pháp luật này ảnh hưởng rất lớn đến công tác ĐBGPMB, nó là
khuôn khổ là căn cứ để từ đó mỗi địa phương lại đưa ra những văn bản, qui
định riêng về các chính sách liên quan đến công tác ĐBGPMB sao cho thích
hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, cũng như những điều kiện tự nhiên của địa
phương mình.
2.4.1.2 Các cơ chế chính sách của nhà nước.
Cơ chế chính sách của nhà nước mà cụ thể ở đây là các chủ trương
chính sách phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền địa phương có ảnh
hưởng lớn đến công tác ĐBGPMB. Nếu một địa phương có những chính sách
ưu đãi, cơ chế thông thoáng luôn tạo điều kiện thu hút đầu tư thì các dự án
đầu tư luôn dược tạo điều kiện trong khâu GPMB vì thế công tác ĐBGPMB
sẽ đựoc giải quyết tốt. Việc ban hành các cơ chế chính sách phải đảm bảo tính
đồng bộ, ổn định, thống nhất và trên hết là phải phù hợp với pháp luật.
2.4.1.3. Công tác định giá đất và tài sản trên đất.
Theo điều 04 tại nghị định 84/2007/NĐ-CP thì “Giá đất để tính bồi
thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố; không bồi thường theo
giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng; trường hợp tại thời điểm có quyết
định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng
đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù
hợp.” Còn Định giá đất là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu, quyền

sử dụng tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ. Công tác định giá đất và tài sản
trên đất là khâu liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân cũng như lợi
nhuận của nhà đầu tư. Hầu hết các vướng mắc khiếu kiện dẫn đến GPMB bị
đình trệ là do nhân tố này. Tuy nhà nước đã ban hành Nghị định
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
10
Luận văn tốt nghiệp
188/2004/NĐ-CP về Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất,
và trên cơ sở đó UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đưa ra
Phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất cho phù hợp với địa
phương mình, nhưng trên thực tế thì không phải các dự án đều đã áp dụng
đúng công tác địn giá đát trên cơ sở những văn bản pháp luật này. Vì thế nếu
làm tốt công tác định giá đất và tài sản trên đất thì công tác ĐBGPMB sẽ diễn
ra suôn sẻ.
2.4.1.4 Qui hoạch - kế hoạch SDĐ.
Việc xác định chủ trương thu hồi đất (đối với trường hợp thu hồi đất
theo quy hoạch) hoặc ra văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối với trường
hợp thu hồi đất theo dự án) được thực hiện phải dựa trên Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm
dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo
quy định của pháp luật. Căn cứ vào những yếu tố này mà các cấp chính quyền
địa phương, các ngành cần chủ động xây dựng, điều chỉnh chính sách bồi
thường hợp lý và tái định cư cho người bị thu hồi đất, đào tạo chuyển nghề
mới thích hợp cho bộ phận người lao động ở khu vực bị giải toả.
2.4.1.5 Quyền được sử dụng đất .
Theo điều 08 trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính Phủ Về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành 03/12/2004
thì người bị Nhà nước thu hồi đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về đất đai thì mới được bồi thường. Vì vậy quyền
sử dụng đất của các hộ dân là rất quan trọng trong việc giải quyết công tác

ĐBGPMB ở mỗi địa phương. Vì thế mỗi chính quyền các cấp cần phải đẩy
nhanh cũng như làm tốt công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân. Đã có nhiều
vụ tranh chấp, khiếu nại từ việc không được bồi thường do không có
GCNQSDĐ hợp pháp từ đó làm chậm tiến độ thi công GPMB của dự án.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
11
Luận văn tốt nghiệp
Công tác cấp GCNQSDĐ đã được nhà nước qui định rõ về trình tự thủ tục, rồi
các điều kiện, cũng như cơ quan được cấp GCNQSDĐ trong luật đất đai
2003, trong Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy
định Bổ sung về cấp giấy chứng nhận qyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.
2.4.2. Phía người dân.
Những người có đất bị thu hồi là một trong các bên trực tiếp liên quan
đến quá trình ĐBGPMB. Vì vậy đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến công
tác ĐBGPMB.
2.4.2.1. Đặc điểm, phong tục, tập quán sản xuất của người dân.
Mỗi nơi, mỗi vùng miền lại có những phong tục tập quán sinh hoạt,
cũng như tập quán sản xuất riêng, họ sử dụng đất vào các mục đích sử dụng
riêng.... Có những nơi người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp, có những
hộ gia đình sống chủ yếu vào cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trên mảnh đất
cắm rùi của họ...Tất cả những đặc điểm này đều ảnh hưởng đến công tác
ĐBGPMB, chúng đặt ra yêu cầu trong các chính sách đến bù, cũng như hỗ trợ
tái định cư ổn định cuộc sống cho người dân phải làm sao cho thích đáng.
II. Nội dung của ĐBGPMB theo qui định của nhà nước.
1. Đối tượng, điều kiện và nguyên tắc được đền bù theo qui định của nhà
nước.
1.1. Đối tượng được đền bù theo qui định của nhà nước.
Theo Điều 02 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính Phủ Về bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì Người bị thu hồi
đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài
sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tại Nghị định này. Đó là
các tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
12
Luận văn tốt nghiệp
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là người bị thu
hồi đất). Có thể thấy rằng, nhà nước ta đảm bảo quyền lợi cho tất cả các công
dân sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam và có quyền sử dụng đất hợp
pháp.
1.2. Điều kiện được đền bù.
Để đền bù đúng đối tượng, đúng pháp lý thì cấn phải biết rõ được
những đối tượng nào có đủ điều kiện được đền bù. Điều 8 trong Nghị định
197/2004/NĐ-CP của Chính Phủ Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất đã nêu rõ Điều kiện để được bồi thường đất là:
Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì
được bồi thường:
1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
về đất đai.
2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật về đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) xác
nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
─ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng
10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính
sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam;
─ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
13
Luận văn tốt nghiệp
─ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài
sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
─ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền
với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã
xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
─ Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo
quy định của pháp luật;
─ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ
quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm
theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên
có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện
thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủy
ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa
phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo,
nay được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất
ổn định, không có tranh chấp.
6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất
đó không có tranh chấp.

7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
14
Luận văn tốt nghiệp
quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã được thi hành.
8. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định
tại khoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10
năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng
không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình,
được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không
phải là đất lấn chiếm trái phép và được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị
thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có
quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước,
nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn
sử dụng.
10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền,
chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh
chấp.
11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
─ Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất
đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
─ Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả
cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;
─ Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
Ta thấy rằng nhà nước đã qui định khá là rõ ràng, cụ thể và chi tiết về
điều kiện được đền bù. Tuy nhiên, vấn đề là việc xác định những căn cứ pháp

lý một mảnh đất có đủ điều kiện để được bồi thường không, không phải là dễ.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
15
Luận văn tốt nghiệp
Đây cũng là vấn đề thường dẫn đến những khiếu nại của người dân có đất bị
thu hồi.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
16
Luận văn tốt nghiệp
1.3. Nguyên tắc bồi thường theo qui định của pháp luật.
*Theo Điều 6 tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính Phủ Về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã nêu rõ Nguyên tắc
bồi thường đất là:
1. Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8
của Nghị định này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được
bồi thường thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xem xét để hỗ trợ.
2. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi
thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất
để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời
điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới
hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực
hiện thanh toán bằng tiền.
3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo
quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước
*Còn theo Điều 18 của nghị định này thì Nguyên tắc bồi thường tài sản
trên đất là:
1. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị

thiệt hại, thì được bồi thường
2. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất
đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể
được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
17
Luận văn tốt nghiệp
3. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.
4. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01
tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất
đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì
không được bồi thường.
5. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi
đất được công bố thì không được bồi thường.
6. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di
chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt
và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa
phương.
2. Nội dung ĐBGPMB.
Dựa trên đối tượng, điều kiện được đền bù và các nguyên tắc đền bù,
thì Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính Phủ Về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng đưa ra cụ thể, rõ ràng về:
2.1. Đền bù thiệt hại về đất.
Đất là tài sản vô giá của mỗi quốc gia nói chung cũng như là của mỗi
người dân nói riêng. Vì vậy việc bồi thường về đất phải đảm bảo quyền lợi
cho người dân, đảm bảo bồi thường đúng loại đất. Nội dung được đền bù thiệt
hại về đất được qui định cụ thể trong các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15,16 của

Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
─ Điều 10. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình,
cá nhân
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
18
Luận văn tốt nghiệp
─ Điều 11. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ
gia đình, cá nhân
─ Điều 12. Bồi thường đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
của tổ chức
─ Điều 13. Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở
─ Điều 14. Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở
─ Điều 15. Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử
dụng đất
─Điều 16. Bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây
dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn
─ Điều 17. Xử lý các trường hợp tổ chức bị thu hồi đất nhưng không
được bồi thường.
2.2. Đền bù thiệt hại đối với những tài sản trên đất.
Nội dung đền bù của các tài sản trên đất được qui định cụ thể trong các
điều lần lượt sau trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP:
─ Điều 19. Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất
1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân,
được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn
kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau:
Mức bồi
thường nhà,
công trình


=
Giá trị hiện có của
nhà, công trình bị
thiệt hại

+
Một khoản tiền tính bằng tỷ
lệ phần trăm theo giá trị hiện
có của nhà, công trình
3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần
còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
19
Luận văn tốt nghiệp
trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng
vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị
công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu
chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
4. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các khoản 4, 6, 7 và 10 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì không được bồi thường.
5. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các khoản 2, 3, 5, 8, 9, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003 thì việc xử lý tài
sản theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng
10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
─ Điều 20. Xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công
trình
1. Nhà, công trình khác được phép xây dựng trên đất có đủ điều kiện
bồi thường quy định tại Điều 8 của Nghị định này thì được bồi thường theo
quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

2. Nhà, công trình khác không được phép xây dựng thì tùy theo mức
độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường hoặc hỗ trợ
─Điều 21. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà
ở thuộc sở hữu Nhà nước
─ Điều 22. Bồi thường về di chuyển mồ mả
─ Điều 23. Bồi thường đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà
thờ, đình, chùa, am, miếu
─ Điều 24. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
─ Điều 25. Xử lý tiền bồi thường đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước
─Điều 26. Bồi thường cho người lao động do ngừng việc
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
20
Luận văn tốt nghiệp
2.3. Chính sách hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất, đời sống và các
chính sách hỗ trợ khác.
2.3.1. Chính sách hỗ trợ.
Được qui định trong các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32. Và mỗi địa phương
lại đưa ra những chính sách hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất đời
sống cho người dân riêng sao cho phù hợp với địa phương
─Điều 27. Hỗ trợ di chuyển
1. Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong
phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di
chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ
thể do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi
bị thu hồi mà phải di chuyển cơ sở, được hỗ trợ toàn bộ chi phí thực tế về di
chuyển, tháo dỡ và lắp đặt.
3. Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ
tạo lập lại chỗ ở mới (bố trí tái định cư), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ

trợ tiền thuê nhà ở; thời gian và mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địa phương.
─Điều 28. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước
thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời
sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời
gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền
cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung
bình tại địa phương.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
21
Luận văn tốt nghiệp
2. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh
doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ
trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân
của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ cụ thể do
ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.
─ Điều 29. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi
trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể
được hỗ trợ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở
địa phương.
2. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu
bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề.
─ Điều 30. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước
1. Hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở không phải là nhà ở thuộc sở
hữu Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất phải phá dỡ nhà ở, phải di chuyển

chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại khoản 1 Điều
27 của Nghị định này.
2. Căn cứ vào thực tế ở địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
─ Điều 31. Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn
─ Điều 32. Hỗ trợ khác
Ngoài việc hỗ trợ quy định tại Điều 27, 28, 29, 30 và Điều 31 của Nghị
định này, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm ổn định đời sống và
sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
22
Luận văn tốt nghiệp
2.3.2 Tái định cư.
Các chính sách tái định cư được nêu rõ trong các điều 33, 34, 35, 36,
37, 38 của Nghị định này:
─ Điều 33. Lập và thực hiện dự án tái định cư
1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn
cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt,
ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định
cư để bảo đảm phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển
chỗ ở.
2. Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định
hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
Điều 34. Bố trí tái định cư
1. Cơ quan (tổ chức) được ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm
bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di
chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai
phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan

nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư; nội dung
thông báo gồm:
a) Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích
từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư;
b) Dự kiến bố trí các hộ vào tái định cư.
2. Ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án
tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt
bằng, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
23
Luận văn tốt nghiệp
3. Tạo điều kiện cho các hộ vào khu tái định cư được xem cụ thể khu
tái định cư và thảo luận công khai về dự kiến bố trí quy định tại khoản 1 Điều
này.
─ Điều 35. Điều kiện bắt buộc đối với khu tái định cư
1. Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
2. Khu tái định cư phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.
3. Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư
phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử
dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
Điều 36. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn định sản xuất và
đời sống tại khu tái định cư, bao gồm:
1. Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho vụ sản xuất nông nghiệp
đầu tiên, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú
y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất kinh
doanh dịch vụ công thương nghiệp.
2. Hỗ trợ để tạo lập một số nghề tại khu tái định cư phù hợp cho những

người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
─ Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển
chỗ ở
─ Điều 38. Tái định cư đối với dự án đặc biệt
Đối với dự án đầu tư do Chính phủ, Quốc hội quyết định mà phải di
chuyển cả một cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh
tế, xã hội, truyền thống văn hoá của cộng đồng thì tùy từng trường hợp cụ thể,
Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc trình Chính phủ xem xét quyết định
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
24
Luận văn tốt nghiệp
chính sách tái định cư đặc biệt với mức hỗ trợ cao nhất được áp dụng là hỗ trợ
toàn bộ chi phí lập khu tái định cư mới, xây dựng nhà ở, cải tạo đồng ruộng,
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và
hỗ trợ khác.
Nhìn chung hầu hết các nội dung ĐBGPMB theo qui định của nhà
nước ta được qui định trong các điều luật là rất cụ thể và chi tiết. Từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tế. Nhưng có một số chỗ còn
không rõ ràng, có thể gây nhằm lẫn trong quá trình giải quyết, đặc biệt khi mà
trình độ cán bộ làm công tác GPMB ở nước ta còn yếu và thiếu.
SV: Nguyễn Thị Mai - Lớp: QL Đô thị 47
25

×