Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.21 KB, 175 trang )

Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng cây
Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng các loại thực vật sống dưới nước đã được áp dụng tại nhiều
nước trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành, đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao.
Tại Việt Nam, phương pháp xử lý nước thải bằng các bãi lọc ngầm trồng cây còn khá mới mẻ,
bước đầu đang được một số trung tâm công nghệ môi trường và trường đại học áp dụng thử
nghiệm. Các đề tài nghiên cứu mới đây nhất về áp dụng phương pháp này tại Việt Nam như "Xử
lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt
Nam" của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (Trường Đại học Xây dựng
Hà Nội); "Xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt tại
các xã Minh Nông, Bến Gót, Việt Trì" của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho thấy hoàn
toàn có thể áp dụng phương pháp này trong điều kiện của Việt Nam. Theo Gs.TSKH. Nguyễn
Nghĩa Thìn (Bộ môn Thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội)
thì Việt Nam có đến 34 loại cây có thể sử dụng để làm sạch môi trường nước. Các loài cây này
hoàn toàn dễ kiếm tìm ngoài tự nhiên và chúng cũng có sức sống khá mạnh mẽ.
PGs. TS. Nguyễn Việt Anh - Chủ nhiệm Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa bộ môn Công nghệ
Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Linkoeping (Thụy Điển) và Trung tâm Kỹ thuật Môi trường
đô thị và khu công nghiệp về "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây" cho biết:
"Chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm bãi lọc ngầm trồng cây có dòng chảy thẳng đứng sử dụng
các vật liệu sỏi, gạch để xử lý nước thải sau bể tự hoại, trồng các loại thực vật dễ kiếm, phổ biến
ở nước ta như cỏ nến, thủy trúc, sậy, phát lộc, mai nước Kết quả rất khả quan, nước thải ra đạt
tiêu chuẩn xả ra môi trường hay tái sử dụng lại. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện
tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng
thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương.
Sinh khối thực vật, bùn phân hủy, nước thải sau xử lý từ bãi lọc trồng cây còn có giá trị kinh tế.
Công nghệ này rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhất là cho quy mô hộ, nhóm hộ gia
đình, các điểm du lịch, dịch vụ, các trang trại, làng nghề ". Nguồn: KH&PT, 7/4/2006
Chống xói mòn đất bằng chế phẩm polyme
Ngoài việc trồng cây phòng hộ, cải tạo các hệ thống chắn nước, thoát nước để làm giảm sự xói
mòn của đất, còn có một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay, đó là sử
dụng chất polyme. Lần đầu tiên tại Việt Nam, một loại vật liệu polyme như vậy đã được tổng
hợp thành công tại Phòng Vật liệu Polyme thuộc Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ


Việt Nam.
Xói mòn là hiện tượng phổ biến trong mùa mưa, các lớp đất màu bị trôi đi khiến cho đất đai
mất độ phì nhiêu, làm giảm năng suất cây trồng. Hiện nhiều phương pháp khác nhau được sử
dụng để chống xói mòn đất như trồng cây phòng hộ, thâm canh, cải tạo các hệ thống chắn nước,
thoát nước,v.v Nhưng đây là lần đầu tiên một chế phẩm PAM (polyacrylanide) do Việt Nam
sản xuất khi kết hợp với nước sẽ gần như loại bỏ hiện tượng xói mòn. Thành viên nhóm nghiên
cứu cho biết, PAM đã được dùng để chống xói mòn tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam,
PAM cũng đã được nghiên cứu từ lâu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm dung dịch khoan,
tẩy rửa, keo tụ xử lý nước.
1
PAM (polyacrylamide) là vật liệu dạng bột trắng mịn này có thể được hoà vào nước với tỷ lệ
10mg/lit rồi phun lên bề mặt đất sau khi trồng cây hoặc gieo hạt. Khi đó, PAM hòa tan trong
nước sẽ hoạt động như tác nhân gia cố, liên kết các hạt đất với nhau. Nhờ vậy mà lớp bề mặt kết
dính với lớp đất bên dưới, làm giảm nguy cơ xói mòn đất cũng như hạn chế rửa trôi chất dinh
dưỡng, hạt cây mới gieo,v.v
Không những liên kết đất, PAM còn tăng độ thấm nước của đất lên tới 80%, giảm tốc độ
dòng chảy trên bề mặt đất. Khả năng hút nước tốt hơn sẽ làm tăng độ bền của đất, tạo điều kiện
thuận lợi cho hạt nảy mầm và rễ cây phát triển.
Kết quả thử nghiệm cho thấy PAM giảm khả năng mất luống tới 75%, giảm lượng đất mất đi
tới 70%. Mặc dù không phải là một loại phân bón, nhưng lượng nitơ trong PAM chứa khoảng
14-15% lại có thể phục vụ rất hữu ích cho cây trồng và vi sinh vật hiệu quả như phân bón. Nếu
kết hợp PAM với phân bón thì lượng phân sẽ được giữ lại nhiều hơn trong các quá trình tưới
hoặc mưa, giảm lượng phân hoá học bị rửa trôi chảy ra sông suối, góp phần giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường và hạ giá thành sản phẩm.
Với những lợi ích nói trên, PAM là vật liệu hỗ trợ cho việc trồng cây ở những vùng có độ dốc
cao (sườn đồi, bờ sông, taluy đường bộ ), chống hoang mạc hoá, xói mòn và bạc màu cho đất.
Vật liệu vẫn còn tác dụng 12 tháng sau khi phun, với điều kiện không được cầy xới bề mặt. Cũng
có thể trộn PAM dạng bột khô vào đất khi làm đất rồi mới trồng cây trên đó. Chế phẩm PAM dễ
sử dụng bởi có thể phun cùng hạt mầm và phân bón qua thiết bị phun.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khôi, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Phòng vật liệu Polyme,

PAM là một chất hữu cơ và phân tử của nó không bị hấp thụ. Phân tử PAM ổn định trong đất và
khả năng lưu giữ trong đất khoảng 18 tháng.
Kết quả thử nghiệm một năm trên đất dốc trồng chè và sắn tại Thạch Thất, Hà Tây, cho thấy
xói mòn giảm khoảng 80%, năng suất cây trồng tăng 11-15%. Vật liệu cũng đang được thử
nghiệm trên đất trồng cà phê ở Gia Lai. Mỗi ha bề mặt cần 7-12 kg chế phẩm PAM với giá
35.000 - 45.000 đồng/kg, rẻ hơn một nửa so với chất polyme tương tự nhập ngoại.
Hiện nay PAM đang được sản xuất ở quy mô thử nghiệm với công suất 70kg/ngày tại Viện
Hoá học. Nguyên liệu chính là một sản phẩm của công nghiệp hoá dầu. Sản phẩm này được trộn
với chất xúc tác rồi đưa vào thùng phản ứng có sự kiểm soát chặt chẽ về thời gian lưu, nhiệt độ,
tốc độ nạp liệu,v.v Sản phẩm cuối cùng là PAM.
Trước mắt nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện công nghệ để đưa ra một quy trình sản xuất ổn
định, đồng thời mở rộng lĩnh vực ứng dụng của PAM, đặc biệt là trong giao thông để chống sạt
lở trên các tuyến đường giao thông như đường Hồ Chí Minh. Nguồn: VietNamNet, 29/3/2006
Những tiến bộ trong sản xuất Hyđrô: Phát triển loại màng mới
Mặc dù được sử dụng trong các phòng thí nghiệm hoá chất hay các thùng nhiên liệu ô tô hiện
đại, hầu hết hyđrô được sản xuất từ khí thiên nhiên và các loại nhiên liệu hoá thạch khác. Tuy
nhiên, để tách những phân tử hyđrô cực nhỏ, trước tiên các kỹ sư phải loại bỏ những tạp chất và
sử dụng các phương pháp xử lý hiện nay đòi hỏi thiết bị đắt tiền hoặc những hoá chất độc hại.
Theo tạp chí Science số 3 tháng 2/2006 đã công bố một phương pháp đơn giản, an toàn hơn,
có khả năng thay thế cho các phương pháp đang xử lý hiện nay. Màng bằng cao su, chất dẻo
giống như các màng đang được sử dụng trong các thiết bị y sinh, không chỉ dùng để tách hyđrô
mà cả khí thiên nhiên.
2
Benny Freeman, đồng tác giả, người được nhận giải thưởng của Quỹ khoa học quốc gia
Benny Freeman, Đại học Texas cho biết: “Lúc đầu nhóm đã thiết kế được các màng lọc hyđrô
được tạo ra từ than đá, có thể thấm được các tạp chất nhiều hơn hyđrô. Đến nay, các màng đang
được sử dụng có thuộc tính ngược lại – chúng thấm hyđrô tốt hơn các tạp chất.
Thông thường hyđrô được tạo ra từ khí thiên nhiên theo một quy trình được gọi là tại tạo
hơi nước, trong các quá trình xử lý hơi nước biến đổi mêtan thành một hỗn hợp ở dạng khí bao
gồm chủ yếu CO

2
, CO và hyđrô.
Hiện tượng đầu tiên xảy ra đó là các phân tử khí lớn hơn như CO
2
và các phân tử phân cực đi
qua được lớp màng mới, trong khi nhiều phân tử hyđrô nhỏ hơn lại bị giữ lại.
Màng hoạt động do các phân tử trong cấu trúc của nó có các phần tử mang điện tích dương
hút các electron và các phần tử mang điện tích âm đẩy các electron. CO
2
mang đặc tính của điện
cực, nó bị hút vào màng, hoà tan vào trong đó giống như muối hoà tan trong một cốc nước.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những phân tử khuếch tán qua màng tăng lên khi các
phân tử phân cực nhiều hơn bám chặt vào màng polyme cao su. Thậm chí, khi màng bị bão hoà
các tạp chất, nhưng các chất có đặc tính phân cực vẫn tiếp tục cho các phân tử không mong
muốn đi qua với tốc độ nhanh hơn hyđrô, giữ lại hầu hết các phân tử hyđrô ở vách ngược.
Không giống như các phương pháp khác, quy trình “tuyển ngược” có thể thu hồi được hyđrô
ở áp suất gần bằng áp suất khí đi vào. Đây là một lợi thế quan trọng của màng bởi vì áp suất cao
có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển khí và nhiều ứng dụng khác, chưa tính những chi
phí đáng kể.
Có thể tạo áp suất cho bất kỳ quá trình nào tạo ra hyđrô gần bằng áp suất đầu vào. Các màng
thông thường, cho phép hyđrô đi qua trong khi các khí khác bị giữ lại, giảm áp suất hyđrô.
Trong khi các biện pháp triết suất hyđrô khác vẫn có những lợi thế thì các nhà nghiên cứu tin
rằng, trong tương lai, biện pháp này sẽ có tiềm năng lớn đối với các quy trình hybrid kết hợp
màng mới trong các hệ thống xử lý được lắp đặt.
Quỹ khoa học quốc gia (NSF) Hoa Kỳ là cơ quan độc lập của liên bang đã khuyến khích
nghiên cứu và giáo dục cơ bản trong tất cả các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, với ngân sách hàng
năm gần 5,47 tỷ USD. NSF cung cấp tài chính cho tất cả 50 quốc gia qua việc tài trợ cho gần
2000 trường đại học và các tổ chức từ thiện. Mỗi năm, NSF nhận được khoảng 40.000 nhu cầu
về tài chính và tạo ra khoảng 11.000 giải thưởng bằng nguồn tài chính mới. Hàng năm, NSF
cũng trao thưởng với kinh phí hơn 200 triệu USD theo các hợp đồng chuyên môn và dịch vụ.

Nguồn: National Science Foundation, Hoa Kỳ, 2/2006
Thu nước ngọt từ nước biển bằng ánh nắng
Các chuyên gia thuộc Viện Hoá học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đang triển khai
ứng dụng trên công nghệ mới: chưng cất nước biển bằng năng lượng mặt trời để lấy nước ngọt.
Hai hệ thiết bị thử nghiệm đã được lắp đặt tại Bến Tre. Một hệ được đặt tại ngư trường Bình
Đại vào cuối tháng 8/2005, cung cấp 120-150 lít nước sạch mỗi ngày cho đội công nhân 8 người.
Hệ còn lại, nhỏ hơn, được lắp đắt tại một hộ gia đình ở thị xã Bến Tre.
Các chuyên gia đang lắp đặt hệ thiết bị cất nước biển bằng năng lượng mặt trời tại ngư trường
Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Mặc dù đã khoan tới độ sâu 400 m nhưng vẫn không tìm thấy nước ngọt
3
ở đây. Còn nếu lắp đặt hệ thống lọc thẩm thấu ngược thì phải tốn vài trăm triệu đồng, không phù
hợp vì dân cư sống phân tán.
Ưu điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư thấp, dễ sử dụng, tạo nước sạch cho cư dân ở nơi
xa xôi, khan hiếm nước ngọt, sống phân tán và không có điện.
Công nghệ trên dựa vào nguyên lý làm bốc hơi nước biển để thu nước ngọt.
Nước biển được đưa vào các bồn chứa. Phía trên bồn được che kín bằng mái kính trong suốt
để đón ánh nắng. Nắng làm cho nước mặn bên trong nóng lên và bay hơi. Hơi nước bay lên gặp
bề mặt phía dưới của mái kính sẽ ngưng đọng thành giọt, chảy vào thùng chứa. Kết quả là nước
thu được sạch hơn cả nước mưa vì không bị nhiễm bụi bẩn từ khí quyển.
Tuy nhiên, hiệu suất của phương pháp trên thường thấp, chỉ thu được 2-3 lít/ngày trên một
mét vuông do thời gian có nắng trong ngày thường chỉ có 6-9 tiếng. Trên cơ sở nghiên cứu công
nghệ tích trữ nhiệt bằng vật liệu chuyển pha trong gần 10 năm qua nên nhóm nghiên cứu của TS
Nguyễn Tiến Tài, Phòng Vật liệu vô cơ, đã quyết định ứng dụng công nghệ này nhằm tăng hiệu
suất của quy trình chưng cất nước biển. TS Tài tiết lộ, vật liệu tích trữ nhiệt theo cơ chế chuyển
pha mà nhóm sử dụng là một hợp chất sẵn có và rẻ tiền tại Việt Nam, có nguồn gốc từ sản phẩm
dầu mỏ. Trong trường hợp này, chuyển pha có nghĩa là khi vật liệu nhận nhiệt thì nó mềm ra và
khi toả nhiệt thì cứng lại.
Hệ thống thiết bị lắp đặt tại Bình Đại gồm 3 modul, mỗi modul có diệnt ích đón nắng 4 m
2
.

Vật liệu tích nhiệt được đặt trong thiết bị chưng cất nước để tích trữ nhiệt dư thừa từ ánh nắng
ban ngày. Khi tắt nắng, vật liệu sẽ giải phóng lượng nhiệt đã tích được nhằm kéo dài quá trình
chưng cất nước.
Bằng cách này, nhóm đã thu được 8-10 lít/ngày trên mỗi mét vuông. Hiện nhóm tiếp tục cải
tiến công nghệ để nâng hiệu suất lên 15-20 lít/m
2
/ngày. Nhóm cũng dự định bổ sung một số chất
vi lượng vào nước sau khi lọc vì nước cất theo kiểu này thường quá sạch.
Trong tháng 3/2006, công nghệ này sẽ được thử nghiệm tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Sau khi hoàn thiện, nhóm sẽ chuyển giao công nghệ để sản xuất đại trà cho các địa phương
chẳng hạn như cho các vùng hải đảo và các vùng khan hiếm nước ngọt. Kỳ vọng của nhóm là
giảm giá thành xuống còn 1 triệu đồng/m
2
khi đưa vào ứng dụng đại trà.
Nguồn: VietNamNet, 18/02/2006
Những thông tin cần biết về asen
Asen là một kim loại độc, trong dân gian thường gọi là thạch tín, tồn tại trong tự nhiên ở dạng
các hợp chất, có khả năng hoà tan trong nước. Asen có thể gặp trong nguồn nước ngầm với nồng
độ khác nhau. Asen có mặt trong lớp đất trầm tích hạt mịn ở vùng châu thổ các sông nên có thể
thâm nhập vào nguồn nước khi có sự thay đổi điều kiện cân bằng do khai thác nước gây ra.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy asen có trong nguồn nước ngầm ở một số khu vực thuộc
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Kết quả phân tích cho thấy nước trong nhiều giếng
khoan có nồng độ asen vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép hiện nay của Bộ Y tế (nhỏ hơn hoặc
bằng 0,01mg/l).
Asen trong nước không có mùi, vị và không thể nhìn thấy được. Cách duy nhất để có thể biết
được nước có bị ô nhiễm asen hay không là làm xét nghiệm nước thực tế của từng giếng bằng bộ
4
xét nghiệm asen hiện trường. Nồng độ asen cao hơn giới hạn cho phép sẽ tăng dần trên thang
màu, từ vàng nâu tới màu nâu sẫm, nồng độ asen có thể thay đổi, tăng nhẹ vào mùa hanh khô.
Nồng độ asen trong nước không được cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam và Tổ chức

Y tế thế giới (0,01mg/l)
Nếu sử dụng lâu dài nước bị nhiễm asen sẽ bị nhiễm độc asen mãn tính. Bệnh dễ dàng tấn
công vào những người ốm đau, thiếu sức đề kháng và trẻ em sơ sinh khi khả năng tự bảo vệ chưa
hoàn chỉnh. Khi bị nhiễm độc asen có thể gặp nhiều triệu chứng bệnh khác nhau. Ở Việt Nam,
qua điều tra ban đầu, mới chỉ phát hiện một số trường hợp nghi ngờ bị nhiễm asen. Những triệu
chứng đã gặp là:
- Sừng hoá da, gai nhọn ở hai bên bàn tay, bàn chân, ấn vào thấy đau.
- Xuất hiện các nốt sẫm màu hoặc mất màu trên da ở lưng và bụng, những nơi ít tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời.
Nếu chúng ta ngừng ăn, uống nước bị nhiễm asen, có thể giảm nguy cơ nhiễm độc và các
chứng bệnh đã mắc.
Phần lớn ở Việt Nam, người dân đều sử dụng nước giếng khoan đã qua lọc cát để loại sắt, do
vậy cũng loại bỏ được asen ra khỏi nước. Hơn nữa, thời gian sử dụng nước giếng khoan chưa lâu
(khoảng 10 năm).
Việc sử dụng nước bị nhiễm asen để lau dọn nhà cửa không gây nguy hiểm và bệnh nhiễm
độc asen không lây từ người sang người hay từ động vật sang người. Nếu sử dụng hệ thống bể
lọc cát đúng cách có thể giúp giảm tới 90% lượng asen trong nước giếng khoan. Để giảm thiểu
lượng asen trong nguồn nước uống thì bạn có thể thực hiện các phương pháp xử lý nước tại nhà
hoặc tìm nguồn nước an toàn khác để thay thế.
Nguồn nước an toàn có thể là: nước mưa chứa trong bể và lu; nước giếng khoan không có
asen hoặc nồng độ asen thấp dưới mức cho phép (nhỏ hơn 0,01mg/l); Nước máy từ các công
trình cấp nước tập trung.
Phương pháp xử lý nước tại nhà:
 Làm thoáng khí: Để nâng cao hiệu quả loại bỏ sắt và asen trong nước, nên cho nước
chảy qua giàn mưa làm thoáng khí trước khi vào bể lọc cát.
 Bể lọc cát: Khi sử dụng bể lọc cát đúng qy cách, có thể loại bỏ được cả sắt và tới
90% asen trong nước giếng khoan
 Trữ nước: Trữ nước đã lọc trong những dụng cụ bể chứa sạch, phải có nắp đậy
Nguồn: Chương trình Nước, Vệ sinh và Môi trường Unicef Việt Nam, 23/3/2006
Công nghệ mới biến chất thải polixetiren khó xử lý thành vật liệu hữu ích

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, vi khuẩn có thể giúp biến chất polixetiren đã bị loại bỏ -
gồm styrofoam ( nhựa xốp cách nhiệt) được sử dụng phổ biến làm hộp đựng thức ăn – thành
PHA (polyhydroxyalkanoates), một loại chất dẻo chịu nhiệt hữu ích. Chất xốp polixetiren thông
thường được biết như Styrofoam – có nhiều đặc tính ưu việt, được sử dụng làm cốc đựng cà phê
dùng một lần và hộp đựng thức ăn, chất này thường khó tái chế. Hầu hết chất thải polixetiren
được đưa đi chôn lấp ở những nơi mà chúng phân huỷ rất chậm. Một công nghệ mới được mô tả
5
trong nghiên cứu đã được đưa trên website ASAP Research của ES&T chỉ ra phương pháp dùng
các vi khuẩn biến chất thải thành chất dẻo có khả năng phân huỷ sinh học hữu ích.
Công nghệ này là nỗ lực chung của nhóm các nhà vi sinh học,đã phối hợp với các chuyên gia
sử dụng quá trình nhiệt phân, một phương pháp biến đổi những vật liệu bằng cách đốt nóng
chúng trong điều kiện thiếu ôxy.
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiệt phân polixetiren trong lò phản ứng có tầng đáy hoá lỏng
để tạo ra dầu có thành phần 83% stiren. Tiếp theo, họ đã sử dụng dòng vi khuẩn Pseudomonas
putida, một loại vi khuẩn sống phổ biến trong đất được nuôi bằng stiren. Các tác giả cũng nhận
thấy rằng, những vi khuẩn này có thể kết hợp, tạo ra loại chất dẻo hoặc có thể bị vi khuẩn phân
huỷ như PHA sử dụng nhiều trong y học và các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, các tác giả đã ngạc nhiên khi thấy vi khuẩn đã phát triển mạnh trong dầu bẩn
nhiệt phân. Ông Kevin O’Connor thuộc Đại học Dublin cho biết: “Chúng tôi đã nuôi vi khuẩn
bằng chất lỏng màu đen xám. Chúng tôi nghĩ rằng, có thể đó là một loại thức ăn quá độc đối với
chúng, nhưng chúng phát triển khá nhanh và đã tạo ra chất dẻo”.
Theo số liệu của EPA, Hoa Kỳ thì hiện nay polixetiren chỉ có 0,6% trong tổng lượng chất
thải rắn ở Hoa Kỳ, nhưng khối lượng chiếm khoảng 14 triệu tấn mỗi năm. Nhìn chung, lượng
chất dẻo thải sinh ra chiếm gần 11% chất thải rắn ở Hoa Kỳ. Phương pháp tái chế polixetiren
thành PHA cũng có thể áp dụng đối với những chất dẻo khác hoặc thậm chí với cả các chất dẻo
hỗn hợp.
Chuyên gia năng lượng sinh học, Bruce Logan thuộc Đại học bang Pennsylvania đã phát hiện
ra tầm quan trọng của phương pháp tái chế này, mặc dù ông cảnh báo rằng, nhiệt phân là quá
trình cần năng lượng và phát sinh ra các chất thải độc hại, sẽ làm quá trình xử lý kém “xanh”.
Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu và chuyên gia nhiệt phân Walter Kaminsky, cùng với Viện Kỹ

thuật và Hoá học phân tử macrô Đức cho biết, một phương pháp để cung cấp nhiên liệu cho hệ
thống sẽ là phương pháp tái trưng cất dầu thô bằng nhiệt phân. Dầu stiren sạch hơn này có thể
được vi khuẩn phân huỷ, trong khi vật liệu còn lại có thể đốt để cung cấp năng lượng cho quá
trình xử lý. Tác giả đã nghiên cứu sự cân bằng năng lượng của các loại chất dẻo khác nhau. Theo
các số liệu của Kaminsky cung cấp, năng lượng cần để nhiệt phân polixetiren khoảng 2700
kJ/kg, dư 10% dầu (tương đương 100g) có trị số nhiệt đốt cháy 50.000kJ/kg, tương đương
5000kJ/100g. Tính toán này chỉ ra rằng, năng lượng tạo ra nhiều hơn khả năng cho các thiết bị
vận hành trong quá trình xử lý. Quy trình xử lý nhiệt phân tầng đáy hoá lỏng được khép kín hoàn
toàn, do đó, không có chất gây ô nhiễm nào có thể thoát ra. Việc đốt cháy dầu sau khi trưng cất
chỉ tạo ra CO
2
và nước. Nguồn: Warmer Bulletin, 2/2006
Đã có giải pháp xử lý ô nhiễm từ mụn dừa
Vài năm trở lại đây, khi ngành chế biến chỉ xơ dừa xuất khẩu lên ngôi, mang về cho tỉnh Bến
Tre nguồn ngoại tệ rất lớn, thì lại đẻ ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do lượng phế
phẩm mụn dừa gây ra.
6
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, mỗi ngày có hơn 1.000 tấn mụn dừa thải ra từ các
cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, nhiều nhất tập trung ở làng nghề An Thạnh - Khánh Thạnh Tân
(huyện Mỏ Cày). Tại đây có hơn 200 cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa.
Do không có kho, bãi chứa, các chủ hộ sản xuất chỉ xơ dừa lén đổ mụn xuống sông và họ sẵn
sàng nộp phạt vì không biết đổ đi đâu cho hết. Lượng mụn dừa đổ xuống sông nhiều đến nỗi
không trôi hết, nước lên, nước xuống gì cũng thấy nổi lềnh bềnh hai bên bờ sông, còn dòng nước
thì có màu đen, biến con sông Thơm thành thối vào mùa khô nước kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân các xã An Thạnh, Khánh Thạnh Tân và Thành Thới B.
Chỉ mới vài năm, lòng sông bị cạn dần, luồng lạch bị phá vỡ, trở thành “dòng sông đen” gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và sản xuất nông nghiệp.
Để giải quyết “vấn nạn” mụn dừa, các ngành hữu quan và các nhà khoa học đã bắt tay vào
cuộc. Mới đây, mụn dừa được nén thành kiện xuất khẩu sang châu Âu để tái chế thành phụ phẩm
dùng trong sản xuất nông nghiệp. Tiếp theo là những hợp đồng lớn với Đài Loan, Thụy Điển, Hà

Lan trong việc nhập đất sạch từ mụn dừa phục vụ cho ngành công nghiệp hoa kiểng.
Một số công ty chuyên ngành dừa ở Bến Tre nhảy vào sản xuất đất sạch. Mụn dừa sau khi
khử hết các tạp chất, gia tăng các chất dinh dưỡng thành đất sạch giàu hữu cơ, xuất khẩu với số
lượng lớn, giải quyết một phần mụn dừa ứ đọng. Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ
Khoa học - Công nghệ tỉnh Bến Tre cũng đã thử nghiệm thành công phương pháp trồng nấm rơm
và nấm bào ngư trên cơ chất mụn dừa.
Hiện nay, trung tâm đã đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trồng nấm và đang phối hợp với
Công ty Chế biến sau thu hoạch Quang Minh Anh TP.Hồ Chí Minh đưa dây chuyền công nghệ
hiện đại vào sản xuất nấm đóng hộp xuất khẩu sang Mỹ. Theo kế hoạch, Bến Tre sẽ kêu gọi đầu
tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh từ mụn dừa với công suất lớn.
Đồng thời, qui hoạch lại các khu sản xuất chỉ xơ dừa xuất khẩu và trang bị hệ thống xử lý chất
thải mụn dừa. Như vậy, bài toán hóc búa đang từng bước được giải, hy vọng sẽ giải quyết triệt để
tình trạng ô nhiễm môi trường do phế phẩm tai hại này gây ra. Nguồn: SGGP, 3/3/ 2006
Sản xuất xi măng sợi từ tro bay của nhà máy nhiệt điện
Ngày 3/3, tại Hà Nội, Viện Vật liệu xây dựng, Công ty Elkem (NaUy) và Công ty cổ phần
Nam Việt tuyên bố đã thử nghiệm thành công việc sử dụng kết hợp chất phế thải tro bay của nhà
máy nhiệt điện và chất phụ gia để sản xuất xi măng sợi không amiăng tại Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đã sản xuất tấm sóng và tấm phẳng xi măng cốt sợi theo phương pháp
xeo từ các phụ gia Silica fume do công ty Elkem cung cấp và tro bay của nhà máy nhiệt điện Phả
Lại đã qua xử lý.
Kết quả thử nghiệm cho thấy những sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn về cường độ uốn, độ
chống thấm nước và một số chỉ tiêu kỹ thuật khác, đồng thời được đánh giá cao về tính chất cơ
lý và độ bền xi măng khi sử dụng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở Việt Nam.
Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu hoàn toàn Silica fume, chất bột phụ gia chuyên dụng
trong sản xuất tấm sóng và tấm phẳng xi măng cốt sợi, làm giá thành sản xuất xi măng sợi không
amiăng tăng cao.
7
Việc tận dụng tro bay của nhà máy nhiệt điện để sử dụng kết hợp với Silica fume sẽ góp phần
hạn chế ô nhiễm môi trường do phế thải của nhà máy nhiệt điện đồng thời tạo ra các sản phẩm
phù hợp với xây dựng nhà ở và các công trình ở vùng đất yếu và các vùng có động đất.

Nguồn:TTXVN, 03/03/2006
Hãng Honda sản xuất hàng loạt pin mặt trời màng mỏng thế hệ kế tiếp
Hãng Honda đã công bố kế hoạch sản xuất hàng loạt pin mặt trời màng mỏng vào năm 2007,
loại pin này gồm các vật liệu hỗn hợp không chứa silic, yêu cầu về năng lượng và phát thải CO
2
dưới 50% so với pin mặt trời thông thường. Một phân xưởng sản xuất hàng loạt có công suất
năm là 27,5 MW sẽ được xây dựng tại nhà máy Kumamoto của hãng Honda.
Hãng Honda sẽ sản xuất và bán các tấm thu năng lượng mặt trời tại một khu vực đã được
giới hạn, bắt đầu từ năm 2006 sử dụng dây truyền lắp đặt nằm trong Công ty kỹ thuật Honda, đây
là công ty con của hãng Honda.
Bằng việc sử dụng màng mỏng được sản xuất từ hợp chất của đồng, Indi, Gali và Selen
(CIGS), pin mặt trời thế hệ tiếp theo của hãng Honda đã giảm mức tiêu thụ năng lượng lớn trong
quá trình sản xuất, chỉ khoảng 50% năng lượng yêu cầu để sản xuất pin mặt trời bằng silic tinh
thể thường.
Pin mặt trời mới này thân thiện với môi trường hơn do giảm lượng phát thải CO
2
từ công
đoạn sản xuất. Hơn nữa, pin mặt trời thế hệ tiếp theo này đạt hiệu suất truyền quang điện ở mức
cao nhất thay cho pin quang điện màng mỏng (gần tương đương với pin mặt trời silic tinh thể
thường).
Từ năm 2002, hãng Honda đã sử dụng và quan trắc hiệu suất của loại pin mặt trời này, đầu
tiên là nhà máy Outboard Engine ở Hosoe và sau đó là 12 nhà máy Honda khác gồm các chi
nhánh Honda Engineering và Honda Wako Building ở Nhật Bản và 3 chi nhánh ở nước ngoài
như Hoa Kỳ và Thái Lan
Do đạt được yêu cầu chi phí thấp và hiệu suất truyền quang điện cao hơn, các pin mặt trời
giúp bảo vệ môi trường toàn cầu sẽ được sử dụng rộng rãi. Loại pin này đang thu hút sự chú ý
và được coi như một giải pháp tiềm năng để vựt qua những thách thức trên. Những thách thức
còn lại là ổn định hiệu suất và triển khai các công nghệ sản xuất hàng loạt. Sản xuất hàng loạt pin
mặt trời thế hệ tiếp theo của hãng Honda đã có thể trở thành khả thi với một quy trình sản xuất
hàng loạt mới thay thế cho pin mặt trời màng mỏng được triển khai độc lập bởi nhóm Honda

Engineering - một công ty về kỹ thuật đã triển khai sản xuất trong một thời gian dài các công
nghệ và thiết bị tiên tiến về xe môtô, ô tô, động cơ điện và động cơ máy cho các loại xe hybrid
và các thiết bị khác.
Hơn nữa, nỗ lực của họ để giảm gánh nặng môi trường thông qua kết quả giảm phát thải và
hiệu suất nhiên liệu cao hơn, vì các nhà sản xuất ôtô đầu tiên đã tiến hành việc kinh doanh pin
mặt trời, hãng Honda sẽ đóng góp vào nỗ lực ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu thông qua
việc sản xuất và bán các nguồn năng lượng sạch mà không sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch.
8
Đến năm 2010, Honda cam kết đón nhận những thách thức mới thuộc những lĩnh vực mới và
triển khai các công nghệ thân thiện về môi trường và năng lượng bền vững.
Nguồn: Clean Edge News, 1/2006
Dùng vi khuẩn làm thuốc trừ sâu
Ưu điểm nổi bật của các loại thuốc này so với thuốc trừ sâu hoá học là không gây ô nhiễm
môi trường, không diệt các côn trùng hữu ích và đặc biệt không độc hại đối với người.
Chúng diệt được sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu róm thông, sâu cuốn lá
lúa, thậm chí là tuyến trùng gây hại cho cà phê, hồ tiêu
Để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Bt, nhóm nghiên cứu do PGS.TS Ngô Đình Bính đứng
đầu đã chọn lựa các chủng Bt có hoạt tính diệt sâu cao.
Đó là những chủng mang những gien tạo ra các protein độc tố.
Khi được phun lên lá cây, protein độc tố dưới dạng tinh thể sẽ diệt loại sâu hại nhất định.
Cụ thể là sau khi sâu hại ăn phải các tinh thể độc (tiền độc tố), dưới tác dụng của một loại
men tiêu hoá trong dịch ruột của sâu, tiền độc tố bị hoà tan thành những phân tử nhỏ có hoạt tính
độc. Các độc tố này bám vào màng vi mao trong ruột, tạo ra các lỗ dò để cho nước chảy vào, làm
sâu mọng nước, ngừng ăn và chết.
Tinh thể độc do Bt tạo ra không thể hoà tan trong dịch dạ dày của người nên thuốc trừ sâu
sinh học Bt hoàn toàn vô hại đối với người, cũng như các sinh vật khác. Hạn chế lớn nhất của
thuốc trừ sâu sinh học Bt là phát tác chậm, 48 tiếng sau khi ăn độc tố thì sâu mới chết.
Theo TS Bính, mỗi một gien tạo ra một protein độc tố và độc tố đó chỉ diệt một loại sâu nhất
định. Do vậy, để sản xuất chế phẩm diệt được nhiều loại sâu, nhóm nghiên cứu đã tìm các gien
diệt các loại sâu khác nhau, rồi dùng kỹ thuật chuyển gien để đưa chúng vào một chủng Bt.

Chủng giống này được cấy vào bình lên men, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp (28-30 độ
C). Sau khoảng 52-54 giờ là có thể thu hoạch được dịch thể chứa các tinh thể protein độc tố. Nếu
muốn phun ngay thì chỉ cần thêm một số chất bám dính, chất chống tia tử ngoại và chất tạo sức
căng bề mặt vào dịch thể. Còn nếu muốn tạo chế phẩm dạng bột thì phải li tấm, sấy phun rồi bổ
sung thêm các chất đã nêu và chất bảo quản.
Kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng trồng bắp cải cho thấy các chế phẩm Bt diệt được gần
90% sâu hại, so với gần 80% của thuốc hoá học.
Hiện các chế phẩm đang được sử dụng tại các vùng trồng rau sạch ở Vĩnh Phúc, Thanh Trì,
Hải Dương, Hà Tây, Đông Anh
Một đời rau cần phun 5 lần, mỗi lần phun phải dùng 1,5kg dạng bột/ha với giá thành
300.000-400.000 VNĐ.
Mong muốn của nhóm nghiên cứu là quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Bt hoàn thiện
này được ứng dụng ở quy mô công nghiệp.
Nếu sản xuất ở quy mô đó thì giá thành sẽ giảm xuống còn 1/10. Ngoài ra, nhà nước cần
tuyên truyền, hỗ trợ và khuyến khích nông dân sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ người dân. Nguồn: VietNamNet 15/2/2006
9
Sử dụng chất thải công nghiệp làm phân compost
Bùn giàu nitơ, lưu huỳnh và các dưỡng chất khác để lại trong quá trình xử lý nước thải thường
xuyên được sử dụng làm phân bón hoặc được đóng gói và bán cho người sử dụng làm vườn.
Nguyên liệu này là chất thải rắn sinh học chứa tải lượng hoá chất độc hại tiềm tàng chưa được
xác định. Trong bản phân tích tổng hợp đầu tiên về chất thải rắn sinh học từ nhiều nhà máy xử lý
nước thải ở Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được một số chất ô nhiễm mới xuất hiện.
Chad Kinney, Đại học Đông Washington cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan
Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra rằng chất thải rắn
sinh học thường xuyên được mua bán công khai. Các nhà khoa học đã xem xét 9 sản phẩm chất
thải rắn sinh học của 8 nhà máy xử lý nước thải nằm rải rác trên khắp Hoa Kỳ và đã thử nghiệm
bằng cách sử dụng chúng để trộn lẫn với 87 hợp chất. Kết quả là nồng độ của một số hợp chất
vẫn tương đối ổn định theo thời gian. Trong số 87 hợp chất thì 55 hợp chất đã xuất hiện ít nhất
một loại chất thải rắn sinh học được nghiên cứu với nồng độ dao động từ 10 – 20 000

microgam/kg (µg/kg) trọng lượng khô.
Ed Furlong, đồng tác giả nghiên cứu tại USGS cho biết: Một trong những bất ngờ là sự đa dạng
của các hợp chất được phát hiện. Ví dụ, do các hoá chất thơm dễ bị bay hơi, nên nồng độ của
chúng thấp. Các phân tử của hoá chất thơm dường như không bị mất đi mặc dù quá trình xử lý
chất thải rắn sinh học kéo dài. Nhóm các nhà khoa học đưa ra giả thuyết: môi trường hữu cơ của
chất thải rắn sinh học hoạt động để giữ lại các hoá chất này.
Năm 2002, các nhà nghiên cứu về Môi trường Canađa đã chứng minh, chất thải rắn sinh học có
thể giữ lại các dược phẩm và chất ô nhiễm khác có nồng cao đủ để báo hiệu sự nguy hiểm. Ví dụ,
nonylphenol, chất phá huỷ nội tiết có nồng độ trung bình là 232 µg/gram trọng lượng khô.
Kinney cho rằng, phân tích chất thải rắn sinh học ô nhiễm là việc khó khăn vì nhiều lý do. Các
nhà máy xử lý nước thải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và phải tiếp nhận lượng chất thải
thay đổi hàng giờ. Quá trình xử lý và cấu tạo đa dạng của chất thải rắn sinh học từ dạng lỏng,
viên, cho đến dạng compost cũng làm thay đổi dạng hoá chất phân huỷ và tồn tại. Cuối cùng,
phương pháp xử lý chất thải rắn sinh học được ứng dụng cũng gây ảnh hưởng tới sự tồn tại của
hoá chất. Kinney cho rằng, chôn chất thải xuống đất sẽ làm tăng khả năng phân huỷ sinh học và
quá trình quang suy biến sẽ diễn ra nếu chỉ đổ chất thải rắn sinh học trên mặt đất.
Furlong nhấn mạnh, hoạt động sử dụng tất cả các loại chất thải rắn sinh học cần phải tuân thủ các
quy định của EPA Hoa Kỳ. Nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra triclosan có nồng độ thấp chỉ
bằng một vài phần nghìn microgam/kg. Nếu chúng vẫn tồn lưu hoặc không phân huỷ, thì chưa
biết hậu quả sẽ ra sao.
Rolf Halden, Đại học Johns Hopkins cho rằng: chất thải rắn sinh học có chứa chất cặn lắng của
nhiều sản phẩm thương mại, không chỉ dược phẩm mà cả các sản phẩm tiêu dùng. Mới đây,
Halden đã công bố các kết quả nghiên cứu trên báo ES&T nêu rõ, chất thải rắn sinh học có chứa
tricolsan và triclocarban, hợp chất kháng vi khuẩn thường được sử dụng trong xà phòng. Công
trình nghiên cứu mới này đặt ra nhiều thách thức và là bước tiến đầu tiên trong việc xác định các
hoá chất ở trong chất thải rắn sinh học. Ngoài ra, việc phân tích bùn thải cũng gặp khó khăn và
việc đưa ra làm lượng các chất trong bùn còn phải rất thận trọng.
Nguồn: Science News, 12/2006
Xử lý nước thải bằng bể tuyển nổi
10

Bằng công nghệ bể tuyển nổi vừa được Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học
Bách khoa Hà Nội) nghiên cứu ứng dụng thành công, mở ra triển vọng xử lý ô nhiễm môi trường
ở các làng nghề tái chế giấy ở Việt Nam. Bằng công nghệ này, các làng nghề sản xuất, tái chế
giấy có thể giảm 70-80% lượng nước thải, thu hồi đến 75% bột giấy trong quá trình sản xuất.
Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.450 làng nghề nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng châu thổ
sông Hồng với khoảng 800 làng, trong đó Hà Tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định
và Thanh Hóa là những địa phương có mật độ làng nghề cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng GDP
đạt 8%, làng nghề được coi là có tác động mạnh mẽ nhất, làm thay đổi đời sống và bộ mặt nhiều
vùng nông thôn, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia đình.
Tuy nhiên, với đặc trưng sản xuất manh mún, thủ công, nhỏ lẻ qui mô hộ gia đình, làng nghề
đang trở thành gánh nặng về môi trường với những địa phương có nhiều làng nghề phát triển.
Chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế, dệt- nhuộm được coi là một trong những làng nghề có
mức độ gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp nhất.
Theo PGS.TS. Đặng Kim Chi ở Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa
Hà Nội), làng nghề tái chế là loại làng nghề có khả năng gây ô nhiễm tới cả ba thành phần là
không khí, nước, đất. Tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là chất rắn như xơ
sợi, bột giấy trong nước thải. Đơn cử như làng nghề sản xuất giấy tái chế Phú Lâm và Phong Khê
(Bắc Ninh), mỗi năm làm ra gần 20.000 tấn sản phẩm thì cũng đã thải ra môi trường khoảng
1.500 m3 nước thải mỗi ngày. Nước thải chứa lượng lớn các hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy,
phèn kép, nhựa thông và phẩm mầu,v.v với hàm lượng BOD5 và COD vượt 4-6 lần tiêu chuẩn
cho phép.
Nếu như trước đây, phần lớn nước thải của các làng nghề tái chế giấy đều không qua xử lý được
đổ thẳng vào kênh mương, ao hồ trong khu dân cư và hòa vào hệ thống tiêu thoát nước chung,
gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong địa phương và các khu vực và vùng khác thì nay với
công nghệ bể tuyển nổi, nước thải sẽ được thu gom, xử lý và tái sử dụng. Nước thải của làng
nghề được thu gom theo mương dẫn vào bể lắng cát, bể điều hòa và sau đó được bơm lên bể
tuyển nổi. Ở đây bột giấy (chất thải còn lại của quá trình xeo) được tách ra nhờ các bọt khí cung
cấp từ nhà máy nén khí. Bột giấy nổi lên trên bề mặt sẽ được tách ra đưa về bể thu hồi bột giấy
và tái sử dụng lại. Nước sau khi tách bột sẽ được đưa sang một bể lắng đứng khác để tách phần
cặn còn lại rồi thải ra hồ sinh học xử lý bằng biện pháp sinh học. Nước thải sau xử lý đảm bảo

đạt tiêu chuẩn thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
PGS.TS Chi cho biết: điểm nổi bật nhất khi ứng dụng hệ thống xử lý nước thải làng nghề tái chế
giấy bằng bể tuyển nổi là sẽ hạn chế cơ bản vấn đề lượng bột giấy còn tồn đọng trong nước thải.
Đây cũng chính là tác nhân chính làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước. Bởi theo thống kê
thì riêng hai làng nghề Dương Ô và Phú Lâm (Bắc Ninh) mỗi ngày sản xuất cũng đã thải ra
ngoài môi trường khoảng 1.500- 3.000 kg BOD và hơn 3.000 kg bột giấy lẫn trong nước thải.
Nếu được thu lại, không chỉ làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường mà còn tận thu để tái chế, tái
sử dụng. Bột giấy thu được từ công đoạn này có thể tiếp tục đưa vào sử dụng để sản xuất giấy
chất lượng thấp.
Ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam đang trở thành vấn đề bức xúc ở hầu hết các địa
phương và là một bài toán khó khăn, nan giải đối với các cơ quan bảo vệ môi trường. Công nghệ
bể tuyển nổi được coi là giải pháp tháo gỡ vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tái chế
11
giấy. Công trình xây dựng đơn giản nên chi phí đầu tư và vận hành thấp với công suất 25-30
m3/giờ. Đặc biệt, với giá chuyển giao công nghệ theo phương thức trọn gói chỉ khoảng 100 - 110
triệu đồng nên có thể ứng dụng cho cơ sở sản xuất khoảng 4,2 tấn giấy/ngày. Ngoài ra, hệ thống
cũng có thể áp dụng cho các cơ sở sản xuất giấy từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, để có thể mở rộng
ứng dụng cho các làng nghề sản xuất, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là ý thức của
nhà sản xuất trong khi chưa có một quy chế mang tính pháp lý xử lý môi trường các làng nghề
Việt Nam. Nguồn: Báo KH&PT, 18/12/2006
Vùng đất ngập nước nhân tạo có khả năng giảm estrogen trong nước thải
Các vùng đất ngập nước nhân tạo có thể làm giảm lượng estrogen tự nhiên trong nước thải từ
chăn nuôi heo, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh.
Vùng đất ngập nước thường được xem là ‘quả thận’ của thiên nhiên vì chúng có khả năng lọc
các chất ô nhiễm trong nước một cách dễ dàng. Các vùng đất ngập nước nhân tạo là các khu vực
được xây dựng giống như các vùng đất ngập nước tự nhiên, giúp xử lý nước thải thường bằng
cách giảm hàm lượng dưỡng chất dư thừa như nitơ và phốt pho. Nghiên cứu đăng trên Website
ES&T’s Rearch ASAP cho thấy lần đầu tiên các vùng đất nập nước nhân tạo cũng làm giảm
được estrogen tự nhiên, đó là các hoóc môn của các con cái: estrone (E1), estradiol (E2) và
estriol (E3), có trong nước thải động vật.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật Bắc Carolina đã đo hoạt tính của
estrogen và từng loại estrogen có trong nước thải trước và sau khi nước chảy vào các vùng đất
ngập nước.
Nancy Shappell thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia
Nông nghiệp và Kỹ thuật Bắc Carolina đã đo cả hoạt tính của E2 và nồng độ của từng loại E1,
E2 và E3 trong nước thải từ cơ sở chăn nuôi heo thuộc trường Đại học này.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống tuần hoàn khép kín của cơ sở chăn nuôi này để
theo dõi estrogen từ chuồng heo cho tới hố chứa phân, rồi các đầm phá chứa chất thải và cả qua
các vùng đất ngập nước nhân tạo. Nước thải tái chế cuối cùng được sử dụng để rửa chuồng heo.
Các nhà khoa học lo ngại về estrogen trong nước thải vì các hoóc môn này, cả tự nhiên lẫn nhân
tạo đều có thể làm mất chức năng sinh sản của cá và đời sống hoang dã. Trong bản tổng quan
gần đây, Samir Khanal và các cộng sự tại Đại học Iowa đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải xem
xét estrogen tự nhiên có nguồn gốc từ các hoạt động của động vật. Nghiên cứu của Shappell là
một trong những nghiên cứu đầu tiên theo dõi hoạt tính của estrogen trong phân heo – dưới dạng
lỏng đi qua vùng đất ngập nước nhân tạo.
Nồng độ estrogen trong hố phân tại cơ sở chăn nuôi heo trên, là hơn 200 nanogram/lít (ng/L)
nhưng khi chảy vào vùng đất ngập nước nhân tạo, nồng độ này chỉ còn dưới 3 ng/L. Vì nồng độ
estrogen trong các đầm phá thứ nhất và thứ hai vào tháng 11 cao hơn tháng 4 hoặc tháng 7, nên
Shappel cho rằng việc bơm nước từ đầm phá vào các vùng đất ngập nước sẽ có hiệu quả đặc biệt
vào mùa thu và estrogen phân huỷ chậm hơn ở nhiệt độ thấp. Nước không chảy vào vùng đất
ngập nước vào mùa đông vì nhiệt độ quá lạnh.
12
Shappell đã sử dụng phương pháp phân tích estrogen (E-screen assay) để đo tốc độ sự sinh
trưởng của tế bào động vật có vú dựa vào estrogen. Phương pháp của nhóm Furuichi sử dụng
dựa vào các tế bào truyền thụ thể (receptor-transfected cells), được phát triển bằng cách bổ sung
các thụ thể estrogen vào tế bào nhờ công nghệ gen trong thời gian xử lý, thời điểm kết thúc và
nồng độ E2 khác nhau. Một phương pháp phân tích phổ biến nữa là sử dụng men truyền thụ thể.
Các loại estrogen khác nhau chứng tỏ mỗi phương pháp mang lại những hiệu quả khác nhau và
điều quan trọng là phải sử dụng một phương pháp phù hợp về mặt sinh lý học để đo hoạt tính của
estrogen.

Ngoài ra, bằng phương pháp phân tích bà Shappell còn xác định được nồng độ của các hoócmôn
xteoit đặc trưng bao gồm E1, E2, E3; testosteron và đã phát hiện thấy E1 là loại estrogen tồn tại
lâu nhất. Còn testosteron không được phát hiện vì cơ sơ trên nuôi rất ít heo đực.
Alice Layton, chuyên gia phân tích estrogen tại Đại học Tennessee, Knoxville, đã đo estrogen ở
cả trong chất thải của bò và ngựa. Việc Shappell sử dụng cả phương pháp phân tích sinh học và
hoá học cho thấy sử dụng các vùng đất ngập nước nhân tạo là phương pháp chi phí thấp để xử lý
estrogen trong nước thải từ các cơ sở nuôi động vật. Nguồn: Science News, 6/12/2006
Thu hồi kim loại quý từ chất thải trong công nghiệp mạ
Đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý và tái sử dụng bã thải rắn trong công nghiệp mạ crôm,
niken” nhằm tái chế thu hồi các kim loại quý như Ni, Cr trong chất thải công nghiệp đã được các
nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện. Tuy mới bắt đầu triển
khai hơn một năm, song đề tài đã thu được một số kết quả rất tích cực dù mới là những bước ban
đầu. Sản phẩm Ni thu hồi từ rác thải của ngành công nghiệp mạ do Viện sản xuất đã được nhiều
khách hàng tín nhiệm tìm đến mua. TS.Phạm Đức Thắng - chủ nhiệm đề tài đã giới thiệu những
sản phẩm thu hồi từ chất thải mạ như tấm niken, niken đồng xu phục vụ mạ siêu nhanh, muối
niken sunphát có chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn của ngành mạ kim loại. Để có được
những sản phẩm tái chế trên, ông Thắng và các cộng sự trong Viện Khoa học Vật liệu đã phải
mất nhiều tháng mày mò nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và tiến hành sản xuất thử nghiệm
nhiều lần trong xưởng thực nghiệm. Nhóm các nhà khoa học đã tìm ra được phương pháp để loại
bỏ các tạp chất ra khỏi dung dịch niken sunphát thu hồi để làm nguyên liệu cung cấp trực tiếp
cho quá trình điện phân, đặc biệt họ đã ổn định được công nghệ xử lý chất thải với thành phần và
hàm lượng tạp chất biến động rất lớn ở đầu vào và trong quá trình sản xuất để chất lượng đầu ra
luôn đồng đều trong sản xuất thực tế. Sản phẩm niken do Viện Khoa học Vật liệu chế tạo có thể
đạt chất lượng cao tới 99,9% và khi đưa vào sản xuất đại trà luôn đạt chất lượng ổn định từ mức
99,5% trở lên.
TS. Thắng cho biết, hiện nay, nguồn cung cấp chủ yếu chất thải công nghiệp mạ cho đề tài là từ
Công ty sản xuất phụ tùng ôtô xe máy Goshi – Thăng Long với dây chuyền mạ vào loại lớn nhất
Đông Nam Á với lượng chất thải hàng năm lên đến hàng trăm tấn. Thông thường trong nguồn bã
thải mạ có chứa từ 3-5% Ni khi ở dạng bã thải tươi, nếu để khô thì hàm lượng Ni có trong chất
thải lên tới 10-20%. Như vậy, chỉ riêng lượng bã thải của một Công ty Goshi-Thăng long đã cho

phép chúng ta thu hồi được hàng chục tấn Ni mỗi năm với giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng, tạo
thêm được công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, tái chế rác thải cũng giúp các doanh
13
nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí xử lý. Trước đây, Công ty Goshi- Thăng long phải chi
trên 1,5 triệu đồng cho việc xử lý chôn lấp 1 tấn chất thải, nay nắm bắt được lợi ích nhiều mặt
của việc tái chế bã thải, Công ty đã mạnh dạn đi tiên phong trong việc liên kết với các nhà khoa
học do nhà nước đào tạo nhằm giải quyết triệt để vấn đề này. Hiện tại, Công ty đã và đang tạo
điều kiện thuận lợi cho đề tài được tiến hành và kết thúc thắng lợi, đạt hiệu quả cao và có lợi
nhiều mặt cho các bên tham gia.
Nhận định về sản phẩm Ni thu hồi, ông Nguyễn Văn Vinh- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty
Thương mại Hoàng Anh là khách hàng thường xuyên của Viện Khoa học Vật liệu cho biết, Ni do
Viện Khoa học Vật liệu sản xuất có chất lượng ngang với nước ngoài, đáp ứng được yêu cầu của
ngành luyện kim và mạ nhưng giá thấp hơn 20-25% so với giá nhập khẩu và được các doanh
nghiệp trong nước tín nhiệm.
Mặc dù vậy, TS. Thắng vẫn khiêm tốn nói, đây mới chỉ là những thành công bước đầu là thu hồi
Ni trong chất thải, trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu mong muốn sẽ cố gắng tiếp tục hoàn
thiện công nghệ và hướng tới một giải pháp hoàn thiện hơn nhằm thu hồi các kim loại quý và
loại bỏ các yếu tố độc hại khỏi chất thải mạ, kết quả còn lại sau xử lý sẽ là những chất thải chỉ
chứa các tạp chất phi kim dễ xử lý bằng các biện pháp thông thường như đốt, chôn lấp mà không
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Nguồn: Báo KH& PT, 12/2006
Sản xuất thành công than tổ ong sạch
Chủ hộ kinh doanh tư nhân "Hoàng Thương", anh Hoàng Văn Thương ở phường Thanh Lương,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để sản xuất ra
"than sạch". Ngày 30/10/2006 vừa qua, sản phẩm than sạch của anh Hoàng Văn Thương đã được
Trung tâm kỹ thuật 1 - Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường -Chất lượng kiểm nghiệm các thành phần
SO2, NO2, CO, bụi đều đạt dưới mức cho phép rất nhiều (theo TCVN 4600 - 1994).
Sản phẩm "than sạch" của Cơ sở "Hoàng Thương" đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng tại Chi
cục Đo lường Chất lượng Hà Nội số: HN 1159/2006 - CBTC - TĐC ngày 8-11-2006.
Việc anh Hoàng Văn Thương nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm than sạch thân thiện với
môi trường và sức khỏe, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường và sức

khỏe cộng đồng. Sản phẩm ra đời khắc phục triệt để những khiếm khuyết của các sản phẩm than
tổ ong hiện nay như độ cháy nhanh, các khí thải SO2, NO2, CO, bụi có hại cho môi trường và
sức khỏe người tiêu dùng gần như không còn.
Sản phẩm than sạch của Cơ sở Hoàng Thương được sản xuất theo quy trình khép kín, nguyên
liệu được chọn lựa kỹ càng như: Than phải có chất lượng cao, các nguyên liệu tự nhiên có chất
lượng tốt, đặc biệt không dùng hóa chất khử mùi. Với những ưu điểm: tiện lợi cho việc nhóm
than, chỉ cần 1/4 tờ báo là than cháy, không cần nhóm bằng củi hoặc bếp điện, tuổi thọ cháy của
than vẫn được từ 3 - 5 giờ nên được đông đảo người tiêu dùng thủ đô và một số tỉnh thành tin
dùng.
Theo ý kiến của khách hàng sử dụng than sạch Hoàng Thương thường xuyên cho biết: "Mỗi
ngày cửa hàng của tôi sử dụng hết 17 - 20 viên than. Than sạch của Hoàng Thương có chất lượng
14
ổn định, đặc biệt là nhóm nhanh nên không phải ủ qua đêm, kinh tế hơn gas. Trong quá trình
đun, mùi và bụi gần như không có. Từ khi dùng than sạch của Hoàng Thương đến nay, khách
hàng vào quán ăn không kêu ca, phàn nàn về chuyện mùi than nữa. Tôi rất yên tâm khi sử dụng
than sạch của Hoàng Thương. Mong rằng mọi người cũng sẽ chọn sản phẩm than sạch cho việc
bếp núc nhà mình".
Sản phẩm than sạch của Cơ sở Hoàng Thương đã xuất khẩu sang Nhật Bản, được bạn hàng đánh
giá rất cao và mong muốn sẽ là đối tác làm ăn lâu dài với Hoàng Thương. Ngoài các sản phẩm
than truyền thống, Hoàng Thương còn sản xuất loại than sạch 5-10 kg phục vụ cho các nhà máy
công nghiệp và xuất khẩu. Nguồn: Đại Đoàn Kết, ND, 12/12/2006
Sử dụng vi khuẩn để khử chất ô nhiễm clo
Phương pháp nuôi cấy hỗn hợp vi khuẩn Dehalococcoides để chuyển hoá các chất ô nhiễm clo
thành etilen không độc được sử dụng ngày càng nhiều. Các nhà nghiên cứu hiện đang nỗ lực mở
rộng ứng dụng công nghệ hướng vào carbon tetrachloride, chloroform và trichloroethane.
Một số chủng vi khuẩn Dehalococcoides có thể chuyển hoá dung môi clo thành etilen không độc.
Dehalococcoides là một trong những vi khuẩn có trong nuôi cấy KB-1 được dùng để xử lý sinh
học dung môi clo.
Từ năm 1999, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã thông qua một biện pháp xử lý nhiều loại
chất ô nhiễm ngoại trừ dung môi clo. Vì một số vi khuẩn xuất hiện trong tự nhiên có thể chuyển

hoá các chất ô nhiễm clo như perchloroethylene (PCE) và trichloroethylene (TCE) thành nhựa
vinyl clo, chất gây ung thư cho người.
Theo đánh giá của David Major, giám đốc văn phòng Toronto của Geotyntec, đó là một mối lo
lớn vì “có thể có hàng chục nghìn điểm ô nhiễm dung môi clo” trên thế giới. Dung môi clo được
sử dụng để giặt khô, sản xuất đồ điện tử và dược phẩm, cho các dịch vụ sửa chữa ô tô và trong
quân đội.
Do không có nhiều các giải pháp thay thế hợp lý, nên tăng cường sinh học, hay sự bổ sung các vi
khuẩn nhằm các mục đích phục hồi sinh học được sử dụng để loại bỏ nhanh chóng các dung môi
clo hóa. Hai nhà khoa học: Elizabeth Edwards thuộc Khoa công nghệ và ứng dụng hoá học, Đại
học Toronto và Frank Löffler, khoa kỹ thuật môi trường và xây dựng, Viện Công nghệ Georgia
đều giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nhanh công nghệ trên. Cách đây hơn một thập kỷ,
lần đầu tiên Edwards và các cộng sự ở GeoSyntec đã phát hiện ra nhóm vi khuẩn có khả năng
phân huỷ tự nhiên PCE và TCE thành etilen mà không hề tích luỹ vinyl chloride. Edwards đã đặt
tên cho nhóm vi khuẩn này là KB-1. Năm 2002, KB-1 trở thành vi khuẩn nuôi cấy thương mại sử
dụng cho quá trình tăng cường sinh học đối với các dung môi clo hoá.
Một năm sau đó, Löffler và các cộng sự là những người đầu tiên báo cáo thành công của họ về
việc phân lập vi khuẩn BAV1 thuộc chủng Dehalococcoides có khả năng chuyển hóa vinyl
chlorua để tạo ra etilen. Phát hiện này có nghĩa là quá trình khử clo hoàn nguyên có thể thực hiện
được nhiều bởi vi sinh vật sử dụng vinyl chlorua và chuyển hoá chúng thành etilen. Chúng ta có
thể chỉ ra rằng, vi khuẩn BAV1 Dehalococcoides chỉ xuất hiện tại một số địa điểm. Đó chính là
thông tin quan trọng cho thấy tại một số địa điểm cần phải có quá trình tăng cường sinh học để
quy trình chuyển hoá có thể diễn ra.
Hiện nay, một số công ty công nghệ môi trường và các phòng thí nghiệm thương mại đang đề
nghị cung cấp các thử nghiệm nhằm xác định quá trình chuyển hoá vinyl-chlorua các vi sinh vật
Dehalococcoides đang diễn ra tại các khu vực có các chất ô nhiễm chứa clo. Các khu vực này
15
trước đây thường được xử lý bằng quá trình “kích thích sinh học”- là việc bổ sung các hợp chất,
nguồn tạo electron để thúc đẩy các vi khuẩn tác động đến các chất ô nhiễm. Các nguyên liệu
được sử dụng làm chất kích thích sinh học bao gồm dầu thực vật ở dạng huyết tương, lactat, mật
đường và chitin từ vỏ tôm.

Khi Dehalococcoides BAV1 chưa được phát hiện, việc nuôi cấy có thể bổ sung thêm SDC-9
(phương pháp nuôi cấy bằng cách khử clo), chất khử clo sinh học, và chất KB-1. Löffler cho
biết, một khi vi khuẩn được nuôi cấy đem đến các địa điểm bị ô nhiễm bởi các chất có chứa clo
thì chúng sẽ hoạt động rất hiệu quả. Công nghệ này sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn bất kỳ công
nghệ nào khác khi sử dụng đối với cùng một nhóm chất ô nhiễm. Còn theo Rob Steffan, phụ
trách nhóm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học của công ty Shaw Environmental thì tăng
cường sinh học có xu thế chi phí thấp hơn so với các giải pháp truyền thống như tẩy bằng nhiệt
và ôxy hoá hóa tại chỗ.
Theo Edwards: “Đây là thời điểm đáng quan tâm, vì mọi thứ còn chưa ngã ngũ. Chúng ta sẽ hiểu
sâu hơn về khía cạnh vi sinh và hoá sinh của quá trình chuyển hoá duy nhất này và gần đây là
nhận thức về sự sắp xếp của một số bộ gen Dehalococcoides. Hiện nay, chúng ta có thể chứng
minh các vi khuẩn đặc biệt mà chúng ta bơm vào đang tăng lên về số lượng tại một địa điểm, xoá
đi mọi nghi ngờ cho rằng vi khuẩn này đang gây hại. Đồng thời, các công ty cũng quan tâm
nhiều hơn tới việc thử nghiệm các công nghệ mới.” Nguồn: pubs.acs.org, 11/2006
Phương pháp đơn giản thử nước chứa Asen
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 100 triệu người bị
nhiễm độc asen sau khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn trong ăn uống, khoảng 1 triệu người phát
triển bệnh ung thư và hầu hết trong số đó là ung thư da.
Cho đến nay ở các nước đang phát triển, việc phát hiện asen trong các giếng nước thuộc các
vùng nông thôn, nơi mà con người chủ yếu sử dụng nước sạch không qua xử lý đòi hỏi các thử
nghiệm tốn kém và phức tạp trong phòng thí nghiệm và thường khó có thể thực hiện được.
Phương pháp thử mới do các sinh viên Đại học Edinburgh tiến hành gồm một hệ thống mã quy
ước theo mầu, theo đó nước sẽ chuyển thành màu đỏ trong trường hợp nồng độ asen cao và
chuyển màu xanh nếu không có asen hoặc có với nồng độ thấp. Phương pháp này sử dụng một
phiên bản của vi khuẩn e-coli đã được thay đổi, nó tạo ra axit trong điều kiện có asen và làm biến
đổi đổi màu với chi phí khoảng 0,5 bảng Anh.
Cho đến nay các thử nghiệm ngoài hiện trường chỉ có thể phát hiện hàm lượng asen ở mức cao -
loại chất hóa học có thể thâm nhập tự nhiên vào nước ngầm khi chúng đi qua các lớp đá chứa
nhiều asen.
Thiết bị mới có thể trợ giúp cho các nước như Bănglađét, nước có tới 35 triệu người sử dụng

nước uống trong các giếng bị nhiễm asen. Do hầu hết nguồn nước sạch ở Bănglađet sử dụng
được lấy từ các ao và sông nên những nỗ lực nhằm chống lại bệnh tiêu chảy và các bệnh khác
liên quan đến nước đã dẫn tới việc triển khai chương trình đào giếng quy mô lớn và nảy sinh tác
động thứ yếu đến những người sử dụng nước ngầm bị nhiễm asen.
Alistair Elfick thuộc trường Cao đẳng Công nghệ và điện tử, Đại học Edinburgh, một thành viên
của nhóm nghiên cứu đưa ra thử nghiệm mới cho biết: "Một trong những vấn đề nan giải là một
làng có thể có tới nhiều giếng, và không phải tất cả các giếng đó đều bị ô nhiễm. Nồng độ ô
nhiễm ở mỗi giếng còn thay đổi trong suốt cả năm. Thay vì một chuyên gia phải đến tận nơi để
kiểm tra asen, dân làng có thể sử dụng hệ thống mã màu đơn giản của các nhà khoa học và định
kỳ kiểm tra để giám sát bất kỳ thay đổi nào về mức ô nhiễm.
16
Không cần phải đi ra hiện trường để tiến thành thử nghiệm, thiết bị mới của các nhà khoa học có
độ nhạy cao hơn bất kỳ thiết bị nào mà các chuyên gia đang sử dụng hiện nay nhưng không phát
hiện được nồng độ asen theo tiêu chuẩn của WHO. Trường Đại học Edinburgh đang tìm kiếm
nguồn tại trợ để triển khai phương pháp này. Nguồn: edie newsroom, 23/11/2006
Lọc nước thải bằng lốp ô tô phế liệu
Hàng năm, Hoa Kỳ thải ra hàng triệu lốp ô tô lấp kín các bãi chôn lấp và biến các khu vực này
thành nơi sinh sản của các loài gây hại. Tìm ra cách sử dụng hợp lý những chiếc lốp thải này sẽ
tiếp tục là một thách thức và việc chôn lấp bất hợp pháp đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trên
khắp nước Mỹ.
Phó giáo sư, TS. Yuefeng Xie về công nghệ môi trường, Đại học Harrisburg, bang Penn đã phát
triển phương pháp sử dụng lốp ô tô thải được cắt vụn để lọc nước thải. Cách làm này có thể giúp
giải quyết vấn đề về lốp thải đồng thời còn làm sạch môi trường. TS. Xie giải thích rằng với
nghiên cứu của ông, các mảnh vụn cao su có thể được sử dụng để xử lý nước thải, nước dằn tàu
và cả nước mưa.
Các mảnh vụn cao su được tạo ra bằng cách cắt nhỏ những chiếc lốp thải theo kích thước mong
muốn, cao su sẽ được làm sạch và loại bỏ các hạt kim loại. Hiện nay nguyên liệu này được sử
dụng để lát đường cao tốc, bề mặt sân tập điền kinh, sân chơi thể thao, lớp lót cho các bãi chôn
lấp, tác nhân cho quá trình ủ phân, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, thu hồi năng lượng
và thậm chí làm thành bãi “đá ngầm nhân tạo” cho đời sống thuỷ sinh.

Trong phương pháp lọc nước thải truyền thống, các cột lọc hình trụ cho nước thải chảy từ trên
xuống nhờ trọng lực có môi trường lọc là cát hoặc antraxit. Vấn đề lớn đối với các bộ lọc này là
lọc ngược, các hạt vật liệu lọc có kích thước lớn sẽ lắng nhanh hơn so với các hạt có kích thước
nhỏ. Theo các nhà nghiên cứu thì điều này sẽ khiến cho phần trên của cột lọc sẽ gồm các hạt có
kích thước trung bình, còn phần đáy sẽ chỉ gồm toàn các hạt có kích thước lớn hay phần trên của
cột lọc nhanh bị tắc.
TS. Xie đã chứng minh được các mảnh vụn cao su không chỉ là vật liệu lọc cứng mà còn có thể
dễ dàng làm cong hoặc nén lại. Với phương pháp lọc bằng cao su vụn, các hạt chất rắn kích
thước lớn được loại bỏ từ phần trên của cột lọc, còn các hạt rắn nhỏ hơn sẽ được loại bỏ dần ở
các lớp phía dưới, giảm tối đa vấn đề tắc nghẽn.
Một số nghiên cứu của TS. Xie cho thấy; bộ lọc bằng những mảnh vụn cao su có hiệu quả cao
hơn nhiều so với lọc truyền thống bằng cát hoặc antrraxit. Do tốc độ lọc nước nhanh hơn và vật
liệu lọc nhẹ hơn cát hoặc antraxit mà các bộ lọc bằng cao su vụn có thể được sử dụng trong các
thiết bị lọc nước di động dùng cho cứu trợ khi có thảm hoạ. Cũng do cao su vụn có thể nén, ép
được nên độ xốp rỗng của vật liệu lọc giảm, nhờ vậy có thể dùng với tốc độ lọc nhanh hơn trong
khi vẫn tương đồng với các môi trường lọc khác hiện đang được sử dụng. Môi trường lọc bằng
cao su vụn tạo ra dòng chảy có chất lượng tốt hơn, môi trường lọc lớn cho phép bộ lọc có tuổi
thọ cao và với tốc độ dòng chảy lớn hơn. Nguồn: physorg, 23/11/2006
Khử trùng nước bằng muối và WATERCHLO
Chỉ cần cho muối ăn vào một thiết bị to cỡ chiếc tủ lạnh, nó sẽ cho ra dung dịch Javel 0,8% để
khử trùng nước. Sản phẩm mới của các nhà khoa học Việt Nam.
Đây là một thiết bị do Trung tâm Phát triển Công nghệ cao thuộc Viện Công nghệ Môi trường
(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu và chế tạo.
17
Thiết bị này nhỏ, gọn như một chiếc tủ lạnh và được đặt tên là WATERCHLO.
Công dụng của nó là điều chế dung dịch Hypochlorit Natri (nước Javen) từ muối và nước biển
dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Đây giống như một thiết bị tự động.
Người vận hành chỉ bật công tắc, xoay các nút điều khiến và cân muối đổ vào. Chỉ cần 4-5 kg
muối ăn, thiết bị có thể cho ra dung dịch Javel 0,8%. Mức tiêu thụ điện năng chỉ từ 6-8 Kw/giờ.
Tính ra, để sản xuất 1kg clo bằng thiết bị WATERCHLO, chi phí (đã tính cả nhân công, khấu

hao thiết bị) chỉ khoảng 25.000-30.000 đồng đủ khử trùng cho 1.000 m3 nước.
So với giá nước bán tại thành phố là 2.800 đồng/m3 (ở một số tỉnh lên tới 3.400 -4.000 đồng/m3)
chi phí khử trùng nước thì thấp hơn 1% giá nước hiện tại. Do đó, thiết bị WATERCHLO rất tiện
lợi về mặt kinh tế và phù hợp với các trạm cấp nước ở nông thôn.
Theo TS Nguyễn Hoài Châu, Viện phó Viện Công nghệ Môi trường (Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam), Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, dung dịch Javel 0,8% có tính
bền và không có mùi khó chịu.
Trong khi đó, dung dịch Javel hàm lượng 12 – 15% sản xuất từ các nhà máy hóa chất thường bị
phân hủy nhanh theo thời gian và có mùi hắc, khó chịu.
Giá của thiết bị WATERCHLO từ 32 triệu đồng-90 triệu đồng (tùy công suất sản sinh ra clo là
30 gam/giờ đến 100 gam/giờ).
Ngòai ra, WATERCHLO có các loại công suất lớn sản sinh ra clo lớn hơn 100 g/giờ đến 300
g/giờ. Giá của thiết bị WATERCHLO công suất lớn từ 100 đến 150 triệu đồng.
Hiện Trung tâm đã cung cấp thiết bị này trên 20 trạm cấp nước ở 8 tỉnh là Nghệ An, Hà Tĩnh,
Hải Dương, Tuyên Quang, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Công ty cấp nước Cà
Mau và một trạm cấp nước của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngoài ra, chỉ tính trong tháng 12 này, Trung tâm đã nhận được đơn đặt hàng của 6 đơn vị thuộc
các tỉnh trên toàn quốc. Nguồn: VietNamNet, 12/12/2006
Phương pháp phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu
Để phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ, cacbamat trong nông sản, thực phẩm và
các mẫu môi trường, các nhà khoa học thuộc Phòng Nghiên cứu Hoá sinh và Sinh học Phân tử,
Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã nghiên cứu và
chế tạo thành công bộ thử KIT Enzim phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu (BK-CHE.KIT).
Nguyên lý thử như sau: Enzym acetylcholinesterase (AChE) xúc tác thuỷ phân cơ chất
acetylcholin thành cholin và axetic. Axit acetic sẽ phản ứng với chỉ thị màu tạo màu vàng. Nếu
mẫu phân tích có thuốc trừ sâu lân hữu cơ, cacbamat sẽ kìm hãm hoạt động của AChE, hàm
lượng axit acetic giảm, màu sẽ thay đổi. Dựa vào sự thay đổi màu so với mẫu đối chứng (không
có thuốc trừ sâu) hoặc dựa vào thang màu chuẩn có thể định tính hoặc bán định lượng thuốc trừ
sâu trong mẫu phân tích.
Bộ BK-CHE.KIT bao gồm 10 kit thử, 10 lọ dung dịch chiết, 2 lọ đựng dung dịch đối chứng.

Thời gian phân tích 5-10 phút; giới hạn phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ, cacbamat
trong khoảng 0,1-0,01 ppm. Quy trình thử đơn giản, dễ dàng, bao gồm các bước:
1- Chiết mẫu: Cắt 6 khoanh lá có diện tích 1 cm2 từ các vị trí khác nhau, cho vào lọ dịch
chiết, lắc trộn đúng 1 phút.
18
2- Phân tích: Cắt lọ đựng dịch chiết mẫu (lọ thí nghiệm), sau đó, nhỏ đồng thời 2 lọ dung
dịch đối chứng và thí nghiệm lên 2 ô của KIT thử; dùng các ngón trỏ đẩy nhẹ từ mặt sau
KIT thử để thấm đều dung dịch trong các ô.
3- Quan sát, kết luận: Sau 5-10 phút, nếu mẫu rau có thuốc trừ sâu thì ô thí nghiệm sẽ có
màu xanh, ô đối chứng (không có thuốc trừ sâu) sẽ có màu vàng.
Nguồn: biofotech.hut.edu.vn, 12/2006
Công nghệ xử lý nước thải bãi rác
Nước thải rò rỉ từ bãi rác gây ô nhiễm gấp 300 lần so với nước thải đô thị và khó xử lý nhất.
Cho đến nay, ở Việt Nam mới chỉ có Công ty Cổ phần Kỹ thuật SEEN (CTCPKT-SEEN) là đơn
vị nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ xử lý loại nước thải bãi rác này một cách hữu
hiệu và toàn diện. Đó là công trình Nhà máy xử lý nước thải bãi rác Nam Sơn, tại Sóc Sơn, Hà
Nội. Trạm xử lý nước thải bãi rác Nam Sơn được CTCPKT-SEEN thực hiện từ khâu thiết kế,
cung cấp thiết bị, xây dựng, lắp đặt và đưa công trình vào vận hành sau gần một năm nghiên cứu,
thử nghiệm.
Theo Giám đốc CTCPKT-SEEN, trạm xử lý nước rác tại bãi chôn lấp rác thải Nam Sơn đã được
đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 10/2005. Đến nay, công trình này đang chạy ổn định với
công suất vận hành đạt tới 600 m3/ngày (công suất thiết kế là 500 m3/ngày). Như vậy, nếu quy
đổi ra nước thải sinh hoạt (có hàm lượng COD=400mg/1) thì Trạm xử lý nước thải bãi rác này
đã xử lý được tải lượng COD của trạm xử lý nước thải sinh hoạt có công suất khoảng 40.000
m3/ngày. Nước rác đầu vào ở Trạm xử lý nước thải bãi rác Nam Sơn có các thông số ô nhiễm
cực kỳ cao: COD = 32.000 mg/l, BOD=8.000 mg/l, N-NH3=8.000 mg/l nhưng các chỉ tiêu nước
thải sau xử lý đạt được ổn định và tin cậy, đạt các tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945-1995 .
Nước thải được lưu ở hồ chứa để các ban ngành kiểm tra chặt chẽ trước khi xả ra môi trường. Về
cảm quan: nước trong, không màu, không mùi. Nước rác được xử lý qua nhiều bước: xử lý tự
nhiên; xử lý sơ bộ; xử lý đặc biệt, xử lý sinh học. Trong các công nghệ được áp dụng, công nghệ

sinh học 1 bước xử lý Nitơ/2 bể song song đem lại hiệu suất cao trong phân hủy COD (>95%) và
N-NH3 (>96%); kỹ thuật compact và ô-xy hóa kín bảo đảm loại được > 90% các chất khó phân
hủy với chế độ vận hành tự động hóa hoàn toàn và đáp ứng mọi nguồn thải đầu vào (nước thải
bãi rác tươi hay nước thải bãi rác lưu cữu lâu ngày). Mặc dù thành phần nước thải bãi rác thay
đổi theo mùa mưa nhưng hệ thống luôn đáp ứng tốt, trong khi chi phí vận hành thấp (40.000
đồng/m3 nước thải bãi rác). Như vậy, công nghệ SEEN đã đáp ứng tối đa tiêu chí đề ra đối với
một hệ thống xử lý nước thải: hiệu quả xử lý cao và ổn định nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn
Việt Nam, chi phí vận hành và quản lý thấp, chi phí đầu tư hợp lý và phù hợp với điều kiện sản
xuất kinh doanh của từng nhà máy cụ thể. Với công nghệ này, ông Chử Văn Chừng, Giám đốc
Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội nhận định: "Từ nay, Hà Nội khi vào mùa mưa, không còn
phải lo một lượng nước thải bãi rác rò rỉ lớn không được xử lý sẽ có nguy cơ làm ô nhiễm cả một
vùng rộng lớn, đặc biệt là huyện Sóc Sơn, Hà Nội".
Theo phân tích của CTCPKT-SEEN : trên cả nước đã có nhiều công trình được xây dựng để xử
lý nước thải bãi rác. Nói chung các trạm xử lý nước thải bãi rác trước đây mới chỉ đáp ứng được
một số kết quả nhất định trong việc xử lý nước thải bãi rác lưu cữu trong các hồ chứa, nhưng
chưa có công trình nào đáp ứng được việc xử lý nước thải bãi rác tươi. Trong khi đó, chi phí để
nhập khẩu công nghệ lại quá cao, ngay cả đối với các công trình xử lý nước thải đô thị và nước
thải sinh hoạt cũng vậy. Ví dụ: nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Bắc Thăng Long - Vân Trì sử
dụng công nghệ Nhật Bản có công suất 38.000 m3 /ngày đêm có giá đầu tư tới 10 triệu USD, cao
19
gấp hơn 8 lần chi phí đầu tư cho Trạm xử lý nước thải bãi rác Nam Sơn.
Trạm xử lý nước thải bãi rác do CTCPKT-SEEN xây dựng đã giải quyết triệt để bài toán hóc búa
về xử lý nước thải bãi rác. Hơn thế nữa, thành công này đã chứng minh rằng với chi phí đầu tư
và vận hành hợp lý, với công nghệ trong nước, các chuyên gia của Việt Nam hoàn toàn có thể tự
giải quyết những bài toán khó về môi trường.
CTCPKT-SEEN cho biết: nếu những công nghệ đã được áp dụng cho Trạm xử lý nước thải bãi
rác Nam Sơn đem ra áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt, thì giá thành đầu tư sẽ hợp lý hơn
nhiều. Với một đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư và công nhân lành nghề, CTCPKT-SEEN luôn sẵn
sàng hợp tác với các đối tác để nhân rộng công nghệ này, áp dụng cho các bãi chôn lấp rác thải
khác trên toàn quốc". Nguồn: TBKTVN, 11/11/2006

Thay đổi quy trình sản xuất chất dẻo bằng tiếp cận “xanh”
Theo các nhà khoa học, Đại học Carnegie Mellon, sự cải tiến hoàn toàn phương pháp trùng hợp
nhánh truyền nguyên tử (atom transfer radical polymerization (ATRP)), một phương pháp có thể
tạo ra các liên kết cấu trúc siêu phân tử thành các chuỗi, cho phép sản xuất trên quy mô lớn nhiều
loại chất dẻo đặc biệt.
Phiên bản mới có tính “xanh” của ATRP sẽ cho phép sản xuất các nguyên liệu hiện có hiệu
quả hơn, hạ thấp chi phí lọc công nghiệp trước và sau khi thực hiện phản ứng và cho phép sản
xuất các nguyên liệu mới chưa từng có.
J.C. Krzysztof Matyjaszewski, giáo sư về Khoa học tự nhiên, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật
phân tử lớn thuộc Trường Khoa học Mellon, Đại học Carnegie cho rằng: bằng cách giảm hàm
lượng đồng xúc tác mà ATRP sử dụng sẽ làm cho quy trình này vận hành hiệu quả hơn ít nhất 100
lần và phù hợp hơn đối với các quy trình công nghiệp.
ATRP đã được Matyjaszewski triển khai, đây là quy trình được sử dụng rộng rãi cho phép
sản xuất các polyme đặc biệt dùng làm lớp phủ, chất dính, dầu nhờn, mỹ phẩm, đồ điện tử và
nhiều sản phẩm khác. Ưu điểm của ATRP là khả năng kết hợp các đơn phân tử (monome) có tính
chất hoá học khác nhau theo nhiều cách để tạo thành các polyme đặc biệt. Công nghệ này cho
phép sản xuất những nguyên liệu “thông minh” có thể phản ứng linh hoạt với những thay đổi của
môi trường như thay đổi về áp suất, độ axít, tiếp xúc với ánh sáng nhiều thay đổi khác.
Một số công ty ở Hoa Kỳ được cấp phép sử dụng ATRP đã bắt đầu sản xuất ở quy mô
thương mại. Tuy nhiên, Matyjaszewski cho rằng việc sản xuất polyme trên quy mô lớn bằng
phương pháp ATRP còn hạn chế vì ATRP trước đây đòi hỏi phải loại bỏ một lượng lớn đồng xúc
tác trong các sản phẩm cuối cùng.
Matyjaszewski cho rằng: "Các quy trình ATRP mới làm giảm đáng kể chi phí tái chế chất
xúc tác và còn giảm phát thải các phụ phẩm gây ra phản ứng nguy hiểm được phát hiện trong chất
thải công nghiệp”.
Trong thời gian áp dụng ATRP, các nhà khoa học đã tạo ra cấu trúc polyme phức hợp bằng
cách sử dụng một loại chất xúc tác đặc biệt để bổ sung cho một hoặc một số đơn vị monome vào
lúc chuỗi polyme tăng lên. ATRP cần có sự cần băng giữa 2 loại đồng (Cu) xúc tác, đó là CuI và
CuII. Nhưng vì phản ứng ATRP tăng dần, Cu II tích tụ lại, thông thường các nhà nghiên cứu cho
thêm nhiều CuI hơn để bù lại tác động này và duy trì sự cân bằng giữa 2 loại đồng. Tuy nhiên,

phương pháp này cuối cùng cũng tạo ra các nguyên liệu có chứa hàm lượng đồng cao mà để loại
20
bỏ trên quy mô công nghiệp thì rất tốn kém.
Báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (PNAS) nhấn mạnh tới việc các nhà khoa học
sử dụng “ chất khử dư thừa” theo phương pháp mới để giảm lượng đồng xúc tác từ 5000 phần
triệu (ppm) xuống còn 10 ppm. Nhóm các nhà khoa học chứng minh, có thể bổ sung đều đặn các
chất “khử” thân thiện với môi trường như vitamin C, đường hay các gốc tự do chuẩn (standard
free radicals) để khử CuII thành CuI. Phương pháp này liên tục khử CuII thành CuI có tốc độ như
quá trình tạo ra Cu II, đồng thời vẫn giữ được cần bằng 2 loại đồng. Cuối cùng, kỹ thuật này làm
giảm lượng Cu xúc tác được sử dụng theo phương pháp ATRP khoảng 1000 lần .
Nhiều loại chất dẻo tạo ra bằng ATRP được sử dụng làm mô cấy trong y học sẽ có thể chấp
nhận đựợc trong tương lai vì chúng chứa rất ít đồng. Tuy nhiên, theo các tác giả, nếu việc sử dụng
có mục tiêu như làm lớp phủ cho thanh dẫn y sinh đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn dư lượng chất
xúc tác, hiện nay các công ty sẽ giảm đáng kể chi phí khử chất xúc tác.
Ngoài ra, kỹ thuật ATRP mới cho phép sản xuất những chuỗi phân tử có trọng lượng lớn
hơn, do đó làm tăng thêm loại nguyên liệu sử dụng được sản xuất bằng phương pháp này. Ví dụ,
các nhà hoá học có thể làm tăng các polyme phân tử trọng lượng lớn bằng việc kiểm tra nghiêm
ngặt, thậm chí tạo ra các mẫu có kích thước lớn hơn thay cho các cấu trúc cácbon có kích thước
nanô sử dụng để hiện thị trường phát của màn hình máy tính và các bán dẫn điều chỉnh dòng điện
trong các cảm biến, một số có kích thước chỉ bằng một phần bề rộng của một sợi tóc.
ATRP khác xa so với các phương pháp sản xuất polyme truyền thống. Quy trình xử lý tổng
hợp “đang tồn tại” có thể ngừng hoặc khởi động lại khi muốn, phụ thuộc vào mức độ thay đổi của
nhiệt độ và các điều kiện khác của phản ứng. ATRP là phương pháp đặc biệt để kiểm soát một
cách thống nhất và chính xác thành phần hoá học và cấu trúc của polyme cũng như sự hình thành
của từng chuỗi polyme, khi sử dụng nhiều loại monome. Nguồn: eurekalert, 10/2006
Công nghệ mới trong xử lý nước thải đô thị

Công ty công trình đô thị Ninh Thuận vừa đưa ra một công nghệ mới xử lý nước thải đô thị
đạt kết quả khá tốt. Đây là công nghệ yếm khí tùy nghi A.P.T (Anoxy Process Technology).
Nước thải sau khi xử lý tối thiểu đạt tiêu chuẩn B (TCVN 5945-1995) và có thể đạt tiêu

chuẩn A tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng.
Công nghệ này xử lý triệt để mùi hôi thối do quá trình phân hủy chất hữu cơ gây ra, không
sử dụng điện năng và hóa chất. Đặc biệt, sử dụng công nghệ này trong thời gian càng lâu, hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả kinh tế càng cao. Có thể sử dụng cho mọi quy mô công suất khác nhau và có
thể xử lý được hầu hết các loại nước thải, từ nước thải sinh hoạt, nước thải chế biến thủy sản, chế
biến lương thực thực phẩm, nước thải chế biến cao su, bột mì, nước thải các khu công nghiệp, các
làng nghề
Hệ thống xử lý nước thải được hoạt động theo phương pháp dòng chảy với vận tốc Hazen và
dòng chảy rơi theo trọng lực, tạo chuyển động khối nước để phá vỡ sự hình thành các phân tử NH
3
và tạo chuyển động hỗn loạn trong khối chất lỏng làm tăng năng lượng sinh hóa, giúp phân giải
nhanh các chất hữu cơ trong nước với sự tác động của các Enzyme do vi sinh vật tạo ra.
21
Trong hệ thống xử lý được bố trí, các chế phẩm sinh học P2 và P.MET (do công ty Công
trình đô thị Ninh Thuận nghiên cứu và sản xuất) để phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và
xử lý triệt để BOD,COD, ổn định PH trong nước thải, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn độc hại. Tác
động của các Enzyme do tổ hợp vi sinh tạo ra làm phân giải triệt để các chất hữu cơ thành mùn.
Sau khi qua hệ thống lọc nước thải đã được chuyển qua hệ thống lọc sinh học. Sau khi được xử lý,
nước ở bể này đạt TCVN 5945-1995 cột B, có thể xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn cột A nếu có yêu
cầu tái sử dụng. Nguồn: Nhân Dân, 12/10/2006
Loại bỏ độc tố nguy hiểm ở tảo nước ngọt bằng kỹ thuật lọc nước thông thường
Theo nghiên cứu của Trường đại học bang Ohio, Hoa Kỳ, kỹ thuật lọc nước thông thường làm
sạch các hoá chất trong nông nghiệp cũng có hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố được tiết ra từ tảo
ở các sông, hồ.
Các kỹ sư đã xác định rằng, kỹ thuật này hiệu quả hơn rất nhiều so với những biện pháp khác, loại
bỏ ít nhất 95% độc tố được tiết ra bởi Microcystis, một loại tảo lam - lục.
Hal Walker, Phó giáo sư về kỹ thuật môi trường và khoa học đo đạc ở bang Ohio cho biết, một số
thiết bị lọc nước trong phạm vi quốc gia cũng sử dụng kỹ thuật kết hợp cácbon hoạt hoá với các bộ
lọc màng.
Microcystis sinh sống ở các sông, hồ nước ngọt trong cả nước và nó tiết ra các độc tố có thể gây

nguy hiểm đến sự sống của các động vật kể cả con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở hồ
Erie trở nên tồi tệ hơn trong thập kỷ qua, gây hiện tượng tảo nở hoa, gần đây, hầu hết hiện tượng
này đã bắt đầu vào tháng 8 hàng năm.
Khoảng 13 triệu người sống dựa vào hồ Erie làm nguồn cung cấp nước, do đó Microcystis ở đây
ngày càng được quan tâm. Nhưng sự nở hoa nguy hiểm của tảo xuất hiện khắp cả nước trong mùa
hè 2006, từ Massachusetts đến California.
Và trong khi nhiều thiết bị lọc nước bắt đầu sử dụng các màng lọc công nghệ cao với các lỗ siêu
nhỏ để lọc nước, nhưng các độc tố của Microcystin vẫn lọt qua. Ví dụ, độc tố được dùng trong
nghiên cứu là microcystin-lr, một phân tử cực nhỏ được ghép bởi 7 axít amin. Nghiên cứu này sẽ
đăng trên tạp chí Environmental Science & Technology và trên websides của tạp chí.
Trong sáng chế công nghệ mới để lọc độc tố microcystin-lr, Walker và các đồng nghiệp của ông
đã thử nghiệm xem việc kết hợp cácbon hoạt tính với các bộ lọc màng có gây tác hại nào?. Công
nghệ này đã loại bỏ các thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu khỏi nước uống có hiệu quả.
Độc tố microcystin-lr là một phân tử hữu cơ và các bon hoạt tính rất lý tưởng trong việc loại bỏ
các chất hữu cơ, do đó ông đã kết hợp cácbon hoạt tính với các màng lọc. Đồng thời, đưa ra một
phương pháp xử lý nước để loại bỏ độc tố trên cơ sở việc nâng cấp hệ thống màng mà chúng ta đã
có. Các thiết bị xử lý nước đã có các màng tại chỗ, có thể bổ sung thêm cácbon cho các hệ thống
của họ mà không phải mua thiết bị mới.
Cácbon hoạt tính là một dạng than củi có độ xốp cao để giữ các phân tử hữu cơ lại. Nó thường
được sử dụng để lọc nước và làm sạch các chất tràn ra môi trường, thậm chí nó được sử dụng rửa
ruột cho các nạn nhân nhiễm chất độc.
Các kỹ sư đã kết hợp các bon hoạt tính với 3 bộ lọc màng có giá trị thương mại khác nhau để loại
bỏ microcystin-lr ra khỏi các mẫu nước uống ở hồ Erie. Mỗi mẫu đều cho thấy những kết quả khả
quan: mẫu thứ nhất loại bỏ được 95% độc tố, mẫu thứ 2 loại bỏ được 97% độc tố và mẫu còn lại
loại bỏ được 99% độc tố. Không có cácbon, thì ngay cả màng lọc hiệu quả nhất cũng chỉ loại bỏ
được 78% độc tố.
22
Walker cho rằng, đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được sử dụng để loại bỏ độc tố ở tảo, cần nghiên
cứu thêm trước khi các thiết bị xử lý nước thương mại có thể lựa chọn để sử dụng trên quy mô lớn.
Microcystis tiết ra hàng loạt các độc tố, nhưng chúng ta chỉ xem xét một loại độc tố có liên quan

sức khoẻ là quan trọng nhất. Trong khi đó, nhiều tảo độc khác tiết ra các độc tố riêng của chúng.
Và chúng ta chưa biết những ảnh hưởng kết hợp giữa các độc tố. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ có
tác dụng đối với việc loại bỏ tất cả những độc tố này. Nguồn: Medicalnewatoday.com, 8/2006
Thiết bị tạo nguồn nước an toàn
Mới đây, các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu và sản xuất thành công dụng cụ có khả
năng phát hiện hàm lượng asen trong nước chỉ trong vòng bảy phút. Thành công mới này sẽ mở ra
triển vọng tạo nguồn nước sinh hoạt an toàn, góp phần cải thiện tình hình cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân những vùng chưa có hệ thống cấp nước tập trung.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng asen (thạch tín) trong nước dưới 10 ppb được coi là an toàn cho
người sử dụng.
Asen là nguyên tố có trong thiên nhiên, rải rác khắp nơi trong vỏ trái đất, nguồn nước ngọt và môi
trường. Theo thống kê của tổ chức UNICEF Việt Nam thì khoảng 1/8 dân số nước ta đang phải sử
dụng nguồn nước có nhiễm asen ở những mức độ khác nhau. Việt Nam được đánh dấu trên bản đồ
là một nước bị nhiễm asen và hiện tại có khoảng 10 triệu dân đang dùng nước giếng khoan mắc
phải nguy cơ này.
Sự có mặt của asen với hàm lượng lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khỏe
con người cũng như đối với cây trồng vật nuôi. Asen có thể thâm nhập vào nước qua nhiều đường
như sự hòa tan tự nhiên của khoáng chất và quặng, đặc biệt ở các vùng có nhiều mỏ than. Các chất
thải công nghiệp từ các ngành sản xuất thuốc nhuộm, thuộc da, thủy tinh, đồ gốm và chất mầu để
pha sơn, chất bảo quản gỗ; chiết xuất và tinh lọc kim loại hoặc sử dụng thuốc trừ sâu, chất diệt côn
trùng và cỏ dại; đốt những nhiên liệu hóa thạch,v.v cũng là một nhân tố tạo thành asen.
Khảo sát nguồn nước ở TP. Hà Nội cho thấy, nước khai thác ở tầng nước mạch ngầm nông khoảng
30 m - 40 m (chủ yếu là các giếng khoan ở các hộ gia đình) đã có dấu hiệu bị nhiễm kim loại nặng
và asen. Ðiều này chứng tỏ tầng nước ngầm mạch nông của Hà Nội bắt đầu chịu sự ô nhiễm thẩm
thấu của địa tầng xung quanh. Kết quả điều tra và phân tích hơn 1.000 mẫu nước tại Việt Trì, trong
đó tập trung nhiều vào các phường, xã và nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, cũng cho
thấy trong nước ngầm hàm lượng asen đã bắt đầu vượt tiêu chuẩn cho phép.
Asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Trong nước uống,
asen không trông thấy được, không mùi vị, do đó nếu không có phương tiện thử thì không thể phát
hiện được. Sự phát hiện người nhiễm asen rất khó do những triệu chứng của bệnh phải từ 5 đến 15

năm sau mới xuất hiện. Người uống nước nhiễm asen lâu ngày sẽ có triệu chứng đầu tiên như có
các đốm sẫm mầu trên thân thể hay đầu các chi, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hóa trên
bàn tay, bàn chân. Asen có thể gây ung thư gan, phổi, bàng quang và thận, gây bệnh tim mạch, cao
huyết áp
TS. Trần Hồng Côn, Bộ môn Công nghệ Hóa học, Ðại học Khoa học Tự nhiên, Ðại học Quốc gia
Hà Nội cho biết, không thể nhận biết được asen trong nước qua cảm quan. Kể cả nước trong và có
cảm giác sạch vẫn có thể chứa chất độc này. Việc đun sôi và lọc vi trùng cũng không loại được
asen, mangan và một số kim loại nặng khác.
Hiện nay, ở Hà Nội và một số vùng lân cận, nhiều hộ gia đình rất lo lắng nước sinh hoạt có nhiễm
asen và làm thế nào để nhận biết, cũng như cách xử lý nếu chẳng may nước không sạch. Nhiều hộ
23
gia đình, nhất là ở các thành phố do không tìm hiểu kỹ nên đã sử dụng những loại bình lọc nước
để hy vọng làm giảm bớt các tạp chất. Chưa kể, một số loại máy lọc nước hiện nay không những
không lọc hết tạp chất mà còn làm tăng độ pH lên thêm nhiều lần. Ðây cũng là một nguyên nhân
có thể gây bệnh nếu sử dụng nước có nồng độ pH cao.
Thời gian qua, các thiết bị phát hiện asen trong nước sinh hoạt đều phải nhập khẩu từ nước ngoài
với giá thành cao và thời gian chờ đợi rất lâu. Mới đây, các nhà khoa học Phòng phân tích Hóa -
Quang phổ thuộc Viện Ðịa chất đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất dụng cụ phát hiện nhanh hàm
lượng asen trong nước. Với việc đưa chất xúc tác tạo quá trình phát hiện nhanh asen một cách hợp
lý, dụng cụ này chỉ mất bảy phút để cho ra kết quả mà vẫn bảo đảm độ chính xác. Trong khi đó, bộ
dụng cụ tương tự nhập khẩu phải mất thời gian đến 20 phút. Hơn thế, giá thành của bộ dụng cụ
này lại khá rẻ. Nếu một bộ dụng cụ tương tự có thể dùng cho 500 lần thử phải nhập khẩu từ nước
ngoài với giá là 1,5 triệu đồng thì bộ dụng cụ vừa được thử nghiệm sản xuất thành công chỉ có giá
thành khoảng 500 nghìn đồng.
Khi biết nước của gia đình bị nhiễm asen trên mức cho phép, người dân có thể sử dụng các thiết bị
đã được nghiên cứu và công nhận có khả năng lọc asen như: bình lọc asen trong nước sinh hoạt
của Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên - Ðại học Quốc gia Hà Nội.
Thiết bị này sử dụng đất sét, đá ong, đá son (li-mô-nít) đã được biến tính. Về cơ bản, bình lọc có
cấu tạo như các bình lọc thông thường nhưng bộ cột lọc có tính năng ô-xy hóa và hấp phụ để giữ
lại asen. Bình lọc có thể bằng i-nốc hoặc nhựa với hai ngăn. Ngăn thứ nhất chứa một cột hấp phụ

làm từ các hạt đất sét, đá ong và đá son đã được biến tính nhiệt và biến tính nhiệt hóa. Khi nước
chảy qua cột này, asen và mangan trong nước sẽ bị giữ lại, còn nước sạch chảy vào ngăn thứ hai
để sử dụng. Thiết bị lọc asen này đã được tổ chức UNICEF và Viện Khoa học Công nghệ Việt
Nam chứng nhận nồng độ asen sau khi xử lý là 3 ppb, dưới mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới là 10 ppb.
Chúng ta cũng có thể sử dụng mô hình bể lọc của Trung tâm Nước sinh hoạt Vệ sinh Môi trường
Nông thôn Hà Tây. Loại bể lọc này có thể tích 80 x 80 x 100 cm, trong đó có một lớp cát vàng hạt
thô dày 50 cm, phía dưới là lớp cuội dày 10 cm để lọc; đồng thời phía trên có giàn phun mưa đơn
giản bằng ống nhựa PVC có khả năng loại trừ được 90% asen trong nước.
Ngoài ra, các nhà khoa học trong nước cũng đang nghiên cứu phương pháp mới do các nhà khoa
học Ðức giới thiệu là sử dụng các loại rễ cây lau sậy sống trong bùn để xử lý nước thải chứa lưu
huỳnh và asen hoặc dùng dương xỉ để lọc asen khỏi nước mặt. Nguồn: Nhân dân, 26/9/2006
Thiết bị nạo vét cống giá bằng 50-60% sản phẩm nước ngoài
Sau hai năm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, Viện Nghiên cứu Cơ khí (thuộc Bộ Công nghiệp)
cùng các đơn vị phối hợp đã chế tạo thành công cụm thiết bị di động dùng để nạo vét, hút bùn, rác
cống, rãnh đô thị. Sự ra đời của thiết bị này hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực thoát
nước đô thị, phát triển đô thị và nhiều ngành công nghiệp khác.
Ở các nước phát triển, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được quy hoạch, thiết kế xây dựng
hiện đại, đồng bộ, công tác nạo vét cống ngầm hệ thống thoát nước được ứng dụng hầu hết bằng
cơ giới. Còn ở nước ta, cơ sở hạ tầng xuống cấp đã gây nên tình trạng ngập úng khí mưa to hoặc
mưa kéo dài tại nhiều khu vực trong các thành phố điển hình là thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Hải Phòng. Trong khi đó, công tác nạo vét cống ngầm, kênh mương thoát nước ở Việt Nam vẫn
được thực hiện bằng phương pháp thủ công là chủ yếu. Công việc này nặng nhọc độc hại, năng
suất lao động thấp, thi công khó khăn, nhiều nguy hiểm, tại nhiều vị trí, tuyến cống ngầm, kênh
mương thoát nước không thể nạo vét được. Nhằm khắc phục tình trạng trên, trong thời gian gần
24
đây nhiều đô thị lớn đã xây dựng và triển khai các dự án thoát nước. Tuy nhiên, do nước ta chưa
có đối tác sản xuất được thiết bị cơ giới chuyên dùng nên hầu như phải nhập ngoại toàn bộ với giá
rất đắt. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong lĩnh vực nạo vét, hút
bùn cống ngầm thoát nước đô thị với mục đích nâng cao năng suất lao động, hiệu quả lao động,

tiết kiệm ngoại tệ nhập thiết bị là điều hết sức cần thiết.
Từ năm 2004 đến năm 2006, các nhà khoa học, các kỹ sư của Viện Nghiên cứu Cơ khí đã thực
hiện và bảo vệ thành công đề tài mang mã số KC.05.31 (thuộc Chương trình khoa học và công
nghệ trọng điểm cấp Nhà nước) và được đề nghị cho chuyển thành dự án sản xuất. Đây cũng là lần
đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công tích hợp xe hút bùn chân không, có độ chân không - độ
hút cao, sử dụng xe tải cơ sở lắp ráp trong nước cải tạo thành xe chuyên dụng. Thiết bị này có giá
chỉ bằng 50-60% giá của nước ngoài (thiết bị cùng loại của Nhật Bản có giá khoảng 2,8 tỷ đồng).
Ông Đặng Thái Lai, Trợ lý Viện trưởng Viện nghiên cứu Cơ khí, chủ nhiệm đề tài KC.05.31 phân
tích: đây là thiết bị tích hợp gồm xe hút bùn chân không 4 tấn và thiết bị gầu tời. Trong đó, xe hút
chân không có lách nước trên xe tải 6 tấn sử dụng để hút hỗn hợp bùn, nước trong cống, kênh
mương thoát nước đô thị, hút các chất thải trong các công trình xây dựng hoặc dân dụng. Do có
khả năng tách nước khỏi hỗn hợp bùn - nước nên thiết bị này cho phép nạo vét nhanh, tốn ít công
chuyên chở chất thải.
Xe hút chân không có tách nước đã được ứng dụng trong công tác nạo vét cống, kênh, mương
thoát nước ở nhiều đô thị lớn và đã mang lại hiệu quả cao. Gầu tời có tác dụng gom các chất lắng
cặn, bùn đất về hố thu để xe hút chân không hút vào thùng chứa. Ngoài ra thiết bị này cũng có thể
sử dụng kết hợp với các thiết bị khác để nạo vét các cống. Xe hút chân không sử dụng kết hợp với
các thiết bị gầu tời tạo thành một dây chuyền nạo vét độc lập. Dây chuyền này hoạt động rất hiệu
quả đối với cống có lượng bùn nhiều phế thải rác, nilon, gạch đá và mực nước trong cống cao. Qua
thí nghiệm khoa học và bước đầu ứng dụng vào thực tế cho thấy xe hút bùn chân không đã đáp
ứng được yêu cầu nạo vét cống rãnh với tính năng tương đương xe nhập ngoại.
Việc sản xuất thành công cụm thiết bị di động kết hợp với xe tải chuyên dụng dùng nạo vét, hút
bùn, rác cống rãnh đô thị và đưa vào sử dụng vừa bảo đảm nâng cao năng lực thoát nước của đô
thị, vừa cải thiện cơ bản điều kiện lao động nặng nhọc của công nhân ngành thoát nước. Đây là cơ
sở bảo đảm yêu cầu vệ sinh, bảo đảm sự phát triển bền vững.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, 29/9/2006
Thiết bị kết hợp nhiệt, điện gia dụng sẽ trở thành hiện thực
Công ty điện lực Ceres đang phát triển một loại pin nhiên liệu mới, kết hợp các vật liệu gốm, chủ
yếu là xeri oxit pha phụ gia và thép không gỉ để sản xuất pin nhiên liệu ôxít rắn (SOFC) có khả
năng hoạt động ở nhiệt độ tới 600

0
C. Ceres chỉ ra rằng, kim loại có trong SOFCs có thể được kết
hợp gắn vào các ống khói, hệ thống có khả năng phân phối cường độ và hiệu suất điện năng có giá
trị về mặt thương mại. Hệ thống này chống chịu được với cácbon monoxít, các chu trình nhiệt và
chu trình oxy hoá - khử. Người ta chứng minh rằng loại pin này hoạt động được hơn 3000 giờ và
500 chu trình nhiệt đã được thực hiện.
SOFC phù hợp với việc cung cấp điện năng trong khoảng từ 1 đến 25 kW. Mục tiêu ứng dụng
loại pin nhiên liệu này của Ceres gồm các thiết bị kết hợp nhiệt, điện gia dụng (CHP), cung cấp
điện năng cho vùng sâu, vùng xa và các thiết bị điện hỗ trợ, dự phòng.
Giai đoạn tiếp theo là phát triển thương mại hệ thống pin nhiên liệu. SOFCs được ứng dụng
rộng rãi trong các loại thiết bị CHP quy mô nhỏ, vì khả năng tận dụng nhiệt thải ra của nó làm
tăng đáng kể tổng hiệu suất, đồng thời cung cấp nhiệt độ cao tương thích với việc sử dụng các loại
25

×