Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIẢI QUYẾT ĐỒNG bộ các vấn đề NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÔNG dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.28 KB, 14 trang )

Báo cáo môn đường lối đảng cộng sản việt nam.
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIẢI QUYẾT ĐỒNG BỘ
CÁC VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN, NÔNG
DÂN.
Bài làm:
Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành
kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về lao động, về giá trị
gia tăng. Những năm gần đây, khoa học công nghệ phát triển một cách vượt bậc, các phát
minh khoa học ngày càng được áp dụng nhiều vào đời sống cũng như sản xuất. Do đó,
lượng sản phẩm tạo ra có thành phần tri thức đóng góp tăng một các đột biến. Kinh tế
nông nghiệp dựa vào máy móc, đang được dần thay thể bởi sự đóng góp của trí tuệ. Kinh
tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở tạo ra, phân phối, sử dụng tri thức và thông
tin.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, mở rộng giao lưu ngoại
thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nên kinh tế tri thức đang chi
phối cũng như tạo ra rất nhieuf cơ hội và thách thức cho chúng ta. Đại hội X của Đảng
chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm
năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri
thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
1
Cở sở quá trình công nhiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức:
- Áp dụng nền kinh tế tri thức một cách hợp lý sẽ giúp cho đất nước phát triên
vượt bậc đồng thời rút ngắn được quá trình công nghiệp hiện đại hóa đất nước.
-Lao động Việt Nam có tố chất thông minh, tiếp thu cái mới nhanh, mà có tay
nghề cao. Đó là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển kinh tế tri thức và xem đây là
một đường lối quan trọng để đưa đất nước phát triển.
- Sau chiến tranh lạnh, bối cảnh quốc tế phát triển theo khuynh hướng đa cực, quá
trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh. Các nước đều tranh thủ hợp tác với nhau cùng phát
triển, mở cửa khuyến khích đầu tư. Đây là thời cơ thuận lợi để nước ta đây mạnh quá


trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như phát triển song song nền kinh tế tri thức dựa
trên sự giúp đỡ của nước bạn.
- Lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin phát triển dẫn đến tin tức công
nghệ được cập nhật liên tục nên khoảng cách địa lý dường như được rút ngắn. Lượng
thông tin ta lên một cách đáng kể và dễ dàng tiếp cận hơn. Đây là một bước đệm quan
trọng để nước ta đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho kinh tế tr thức.
Nội dung quá trình công nhiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức:
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều
vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới
nhất của nhân loại. Sản phẩm của nền kinh tế tri thức có giá trị rất cao. Giá trị của các sản
phẩm đó không phải nằm ở vật chất mà nằm ở tính năng công dụng và những nội dung
bên trong sản phẩm mang lại cho người sử dụng. Do đó chi phí tạo ra sản phẩm rất thấp
nhưng lợi nhuận lạ rất cao. Kinh tế tri thức kết hợp với công nghiệp hóa hiện đại hóa giúp
cho chúng ta tạo ra sản phẩm theo dây chuyền hàng loạt đem lại rất nhiều lợi nhuận giúp
đất nước phát triển.
2
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát
triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội. Đặc điểm
của mỗi vùng miền ở nước ta rất khác nhau và con người ở mỗi vùng miền đó cũng vậy.
Nguồn lao động sẽ có các đặc điểm khác nhau về tay nghề cũng như trình độ. Do đó cần
chú trọng đào tạo và phát triển số lượng nhân công ở từng địa phương sao cho hợp lý và
dạt chất lượng cao nhất.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
Tùy vào thế mạnh từng khu vực mà cần có những chính sách phát triển hợp lí. Đầu tiên
cần xác định rõ thế mạnh từng vùng và tiềm năng phát triển của vùng đó. Đồng thời phát
triển dựa trên nền tảng cơ sở vật chất hiện đại, phát triên hợp lý theo cơ cấu ngành và đi
đôi với bảo vệ môi trường.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành lĩnh
vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Kết quả sẽ tăng được lợi nhuận
giảm chi phí nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế và

tạo ra được nhiều sản phẩm tốt hơn phục vu cho đời sống nhân dân.
Định hướng quá trình công nhiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức:
Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết
đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
+ Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở
thời điểm khi bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và
nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia
tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa
học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
3
+ Về quy hoạch phát triển nông thôn: Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát
triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã,
ấp, bản có cuộc sống no
đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
+ Về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn: Chú trọng dạy nghề, giải quyết
việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ
sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Đầu tư mạnh hơn cho các
chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,
vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.
Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
- Đối với công nghiệp và xây dựng: Khuyến khích phát triển công nghiệp công
nghệ cao, công nghiệp chế tác, công ghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế
cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số
khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế
xuất. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất
quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước
ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia. Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để

đầu tư thực hiện các dự án quan trọng để khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim,
cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất
khẩu tài nguyên thô. Thu hút chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng
người Việt định cư ở nước ngoài. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã
hội nhất là các sân bay quốc tế, cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông
tây, mạng lưới cung cấp điện, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ
thống thủy
lợi, cấp thoát nước. Phát triển công nghiệp năng lượng gắn vớicông nghệ tiết kiệm năng
lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông.
4
- Đối với dịch vụ: Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là
những ngành có chất lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển
của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP. Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc
để tạo bước phát triển ngành “công nghiệp không khói” này. Tiếp tục mở rộng và nâng
cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, ngân hàng, bưu
chính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn.
Ba là, phát triển kinh tế vùng: Cơ cấu kinh tế vùng là một trong những cơ cấu cơ bản
của nền kinh tế quốc dân. Xác định đúng đắn cơ cấu vùng có ý nghĩa quan trọng, nó cho
phép khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng
đều giữa các vùng trong cả nước.
Bốn là, phát triển kinh tế biển: Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và hợp tác quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai
thác, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển,
đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển, đồng thời hình thành một số
hành lang kinh tế ven biển.
Năm là, dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ: Để chuyển dịch cơ cấu lao
động và cơ cấu công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát

triển kinh tế tri thức cần phải:
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách
mạng khoa học và công nghệ. Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số
ngành, lĩnh vực then chốt.
5
- Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo
để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức.
- Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đặc biệt là cơ chế tài
chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công
nghệ.
Sáu là, bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên:
Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, vấn đề bảo vệ, sử dụng tài nguyên và cải
thiện môi trường tự nhiên được xác định.
- Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, nhất là các tài nguyên đất, nước,
khoáng sản và rừng. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường, khắc
phục tình trạng xuống cấp môi trường ở các lưu vực song, đô thị, khu công nghiệp, làng
nghề, nơi đông dân cư và có nhiều hoạt động kinh tế.
- Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thủy văn, chủ
động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.
- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo
vệ môi trường, bảo bđảm phát triển bền vững.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên,
chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
1. Bối cảnh chung và những đánh giá tổng quan về cung cầu năng lượng ở Việt Nam
An ninh năng lượng (ANNL) ngày nay và trong một hai thập kỷtới đang là những quan
ngại của nhiều quốc gia. Ngoại trừNga, Mỹvà một vài nước trung Đông, nhiều nước đang
và sẽsớm đối mặt với thiếu hụt cung cấp năng lượng (NL). Việt Nam tuy mới là quốc gia

6
có nền kinh tế đang phát triển và mới đạt được mức độthu nhập trung bình, nhưng với
sức rướn của một đất nước giàu truyền thống và con người thông minh cần cù, dựbáo đất
nước ta sẽtiếp tục phát triển nhanh trong thập kỷtới. Cung cầu năng lượng nói chung và
cung cầu điện nói riêng ởnước ta đang có những bức xúc. Xem xét nghiên cứu một cách
nghiêm túc và sâu sắc về giải pháp ANNL là vấn đềkhông chỉcủa Nhà nước, Chính
phủmà là trách nhiệm của mọi người dân.
Nhìn chung toàn cầu: thuỷ điện vốn là nguồn NL có thể tái tạo đã được khai thác khá
mạnh, đang ngày càng gặp phải những vấn đềvềmôi trường (mất đất, sói lở, biến đổi
hệsinh thái,di dân…); than đá chỉ đủdùng cho khoảng 150-:-200 năm; dầu thô-khí đốt
chỉcòn cho 60-:-70 năm; nhiên liệu Urani cho các nhà máy điện hạt nhân cũng chỉ đủcho
70 năm nếu không có biện phát tái xửlý nhiên liệu đã cháy. Nhiều quốc gia giàu có cũng
đang đau đầu vềgiải bài toán cung cấp đủ NL cho nền kinh tế, đáp ứng phát triển bền
vững trong điều kiện giá cảNL đang tăng nhanh.
Trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, năng lượng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Năm 2009 ta khai thác trên 16
triệu tấn dầu thô, gần 44 triệu tấn than, khoảng trên 8 tỷmét khối khí đốt. nhập khẩu 12,7
triệu tấn sản phẩm dầu các loại, xuất khẩu gần 25 triệu tấn than và sản xuất 83,2 tỷkWh
điện 2. Theo thống kê và đánh giá, giai đoạn từ2001-2010 tổng sản xuất NL sơcấp (các
loại than, đầu khí, thuỷ điện) tăng từtrên 32 triệu tấn dầu quy đổi (triệu TOE) đến 62 triệu
TOE, gấp 1,9 lần với bình quân tăng 6,8%/năm; tổng tiêu thụNL thương mại cuối cùng
(không tính NL phi thương mại như: củi, than bùn, phụphẩm nông nghiệp…) tăng từ11,9
triệu TOE lên đến 35 triệu TOE, gấp 2,9 lần; điện tiêu thụbình quân đầu người tăng từ289
kWh lên đến 998 kWh/người.năm, gấp gần 3,5 lần. Dựbáo trong giai đoạn 10 năm và 20
năm tới, đến năm 2020 và 2030 tổng nhu cầu NL thương mại cuối cùng sẽ đạt tương ứng
78,8-:-83,6 triệu TOE và 152-:-175 triệu TOE, nghĩa là đến năm 2020 nhu cầu NL cuối
cùng ởnước ta sẽgấp 2,2-:-2,4 lần hiện nay. Theo các chuyên gia, Việt Nam có đa dạng
nguồn nhiên liệu năng lượng, song không thực sựdồi dào. Tiềm năng kinh tế-kỹthuật
nguồn thuỷ điện nước ta được đánh giá có thểsản xuất hàng năm khoảng 65-:-70 tỷkWh
7

sẽ được khai thác hết với các công trình thuỷ điện đang vận hành, đang và sẽxây dựng
từnay đến năm 2017. Theo quy hoạch khai thác của ngành than, sản lượng than sẽchỉ
đủcung cấp cho khoảng 12.000 MW, nghĩa là sản xuất được không quá 72 tỷkWh mỗi
năm, kểcả đến những năm 2025-2030. Với nguồn khí đốt tại các mỏngoài khơi, theo tính
toán chỉ đủcho phát triển các nhà máy điện khí đểsản xuất trên 100 tỷ kWh/năm và
khoảng 3-5% lượng khí đốt cần cung cấp cho các hộcông nghiệp khác. Còn tiềm năng
khai thác dầu thô sẽsớm đạt tới mức trần (khoảng 17-:-18 triệu tấn/năm) và suy giảm dần
giai đoạn sau năm 2015.
Trên cơsở đánh giá mức tăng nhu cầu NL và khảnăng khai thác các nguồn tài NL trong
nước, các chuyên gia đã tính toán cân đối nhu cầu tổng thểvà khả năng đáp ứng các loại
NL sơcấp trong dài hạn nhưbảng và hình minh hoạ sau:
8
Từ đây có thểnhận đinh như sau: khả năng khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp trong
nước vượt trên nhu cầu trong giai đoạn đến 2015, cán cân năng lượng của Việt Nam
trong vài năm tới còn nghiêng về xuất khẩu tịnh. Nhưng khoảng từ năm 2015 trở đi, cán
cân cung cầu NL sơcấp (than, dầu mỏkhí đốt, thuỷ điện và các dạng NL tái tạo khác)
ởnước ta sẽ bắt đầu thiếu hụt, cánh kéo thiếu cung cấp sẽ ngày càng dãn ra, mặc dù mới
tính toán theo phương án nhu cầu trung bình, chưa tính phương án cao. Nếu không có các
giải pháp nghiêm túc và thực hiện hiệu quảthì an ninh NL nước ta sẽngày càng kém đi.
2. Giải pháp cho an ninh NL ởViệt Nam
Trong “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050” đã nêu hai quan điểm phát triển NL dài hạn, thểhiện sự chú trọng của
Chính phủ về an ninh NL:
- Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độcao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa
9
dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụtrọng tâm
trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc khai thác, sử dụng tài nguyên

nước ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện mở,
thực hiện liên kết hiệu quả trong khu vực và toàn cầu, gắn với giữ vững an ninh quốc gia
và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Một số giải pháp an ninh NL được cho là quan trọng và phù hợp với Việt Nam được tóm
tắt như sau:
1). Tiết kiệm và hiệu quả NL được đánh giá là giải pháp luôn được ưu tiên vì là
giải pháp đòi hỏi đầu tư thấp hơn nhiều so với các giải pháp khác. Nhiều nội dung vận
động mọi người có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả NL đang được triển khai mạnh
mẽ trong một chương trình mục tiêu quốc gia. Các cuộc vận động người dân với khẩu
hiệu: “Tắt bớt đèn khi không cần thiết và trước khi ra khỏi phòng”; “đặt máy điều hoà
ởmức 27-:-28C”; khuyến khích người tiêu dùng “Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh
quang và đèn compact”; chương trình “Tiến hành dán nhãn các thiết bị điện tiết kiệm NL
và khuyến khích người dân sử dụng thiết bịtiết kiệm NL”; thực hiện công tác kiểm toán
NL để các hộ công nghiệp và thương mại có các biện pháp sử dụng NL hiệu quả nhất…
Theo đánh giá, thực hiện tốt “Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và hiệu
quảNL” có thể giảm được nhu cầu tiêu thụ NL cuối cùng tới trên dưới 10% trong vòng 5
năm tới.
2). Tăng cường công tác khảo sát thăm dò các nguồn tài nguyên NL đểnâng cao
tiềm năng và trữ năng NLlà giải pháp thường xuyên nhằm tăng cường khả năng khai thác
sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp, giảm bớt sự phụthuộc bên ngoài.
Với ngành than, các giải pháp này bao gồm: đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ
lượng than trên mức -300m, và tìm kiếm sâu từ-400 đến -1.100 tại vùng than Quảng
10
Ninh; khuyến khích các địa phương có các điểm than đầu tư thăm dò, để khai thác phục
vụ cho nhu cầu tại chỗ; tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò đánh giá trữ lượng và nghiên
cứu khả năng khai thác vùng than đồng bằng sông Hồng.
Với ngành dầu khí: khuyến khích và đẩy nhanh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí; xây
dựng một hệ thống tổ chức rõ ràng và hiệu quả để giám sát hợp đồng và xét trao thầu các
lô thăm dò; định kỳ xem xét, điều chỉnh các điều khoản về tài chính để việc đầu tư thăm
dò, phát triển dầu khí ở Việt Nam cạnh tranh được với các nước khác. Ưu tiên phát triển,

khai thác và sử dụng khí thiên nhiên. Khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư thăm dò
và khai thác các mỏ khí, đặc biệt là các mỏ khí có trữ lượng giới hạn biên. Đa dạng hóa
hình thức đầu tư. Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công
nghệcao để khai thác các mỏdầu, khí có trữ lượng giới hạn biên…
3). Đa dạng hoá các nguồn NLlà giải pháp tổng hợp, bao gồm giải pháp đa dạng
hoá khai thác sử dụng các loại nguồn NL khác nhau. Song song với khai thác các nguồn
tài nguyên NL trong nước, cần nghiên cứu ứng dụng các loại nguồn NL khác như: phát
triển sửdụng NL hạt nhân cho phát điện; nhập khẩu điện và xây dựng các nguồn điện từ
các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc để đưa điện về nước ta, nhập khẩu khí
hoá lỏng LNG cho sản xuất điện… Đa dạng nguồn NL còn biểu hiện ở đa dạng hoá các
chủ sở hữu khai thác kinh doanh ngành NL, gồm cả chủ sở hữu trong nước và nước ngoài
(ví dụ các dự án nguồn điện IPP, BOT…), nhằm huy động vốn, nguồn lực và công nghệ
hiện đại cho đảm bảo cung cấp NL.
4). Tăng cường năng lực nội địa vềcung cấp các sản phẩm NLlà một giải pháp có
tính nguyên tắc, trong đó cần quan tâm tới xây dựng các cơ sở chế biến, dự trữ NL. Trong
Quy hoạch tổng thế phát triển NL đã đưa vào kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai
và thứ3 nhằm chủ động sản xuất các sản phẩm dầu (xăng, dầu hoả, diesel, dầu FO, mazut,
xăng máy bay, khí LPG…) cung cấp cho nên kinh tế, đồng thời có kế hoạch xây dựng
các kho xăng dầu đểtăng số ngày đảm bảo dự trữ nhiên liệu quốc gia lên tới 60 ngày và
90 ngày vào năm 2020 và 2030 tương ứng.
11
5). Thúc đẩy phát triển NL tái tạo(NLTT) là một trong những giải pháp ngày càng được
quan tâm, nhất là khi thị trường thế giới về nhiên liệu-NL phi tái tạo (than, dầu khí) đang
ngày càng có nhiều thách thức về khả năng khai thác, về giá cả và về các cuộc khủng
hoảng chính trị. Mặc dù NLTT có những đặc điểm hạn chế về tính phụ thuộc thời tiết, giá
cả thiết bị cao, khả năng khai thác thiết bị thấp hơn các loại nguồn khác, nhưng Chính
phủViệt Nam đã có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ để dạng NL này ngày càng
chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng thểc ác nguồn NL. Đặc biệt phát triển NLTT ở các
vùng miền núi, biên giới, hải đảo còn có ý nghĩa vềtăng cường năng lực an ninh quốc
phòng.

6). Giải pháp giá, hình thành và phát triển thị trường NL, thị trường điện lực cạnh
tranh là giải pháp tất yếu lâu dài, thúc đẩy sửdụng tiết kiệm NL, thúc đẩy sự cạnh tranh
hiệu quả trong sản xuất - truyền tải - phân phối và sửdụng NL. Chính sách giá năng lượng
được coi là một trong những chính sách đột phá; nhanh chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp
trong cả sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Giá năng lượng cần được xác định phù hợp
với cơ chếthị trường; Nhà nước điều tiết giá năng lượng thông qua chính sách thuếvà các
công cụquản lý khác. Đưa giá cảNL vềmức phản ánh đúng giá trị đầu vào còn nhằm mục
tiêu hỗ trợcác giải pháp vềđa dạng hoá đầu tưNL, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia
vào thị trường sản xuất, cung cấp NL.
Những năm qua thực hiện chính sách hỗtrợmột sốngành công nghiệp mũi nhọn phát triển,
đồng thời hỗtrợngười nghèo, thu nhập thấp, Nhà nước đã duy trì giá NL khá thấp so với
khu vực và thếgiới. Giá than cho sản xuất điện chỉbằng 1/3 giá than xuất khẩu, giá điện
bình quân sau nhiều lần tăng giá cũng chỉkhoảng bằng 1/3 giá điện singapo và một nửa
giá điện Thái Lan hiện nay (tuy nhiên so sánh nhưvậy vẫn chưa tính đến khảnăng chi
trảcủa người dân với mức GDP đầu người chỉbằng 1/4 Thái lan và1/40 Singapo). Nhưng
bất luận nhưthếnào, giá NL thấp đã gây ra một sốhệluỵ, khó khăn như: nhiều hộsản xuất
duy trì nếp sửdụng NL lãng phí, dây chuyền công nghệlạc hậu, sản phẩm kém cạnh tranh;
người dân chưa có ý thức sửdụng điện tiết kiệm; một sốnhà đầu tưtrong ngành thép, xi
măng… lợi dụng giá điện thấp đã xây dựng các nhà máy với quy mô vượt quy hoạch;
12
nhiều nhà đầu tưtrong và ngoài nước còn chần chừkhi phát triển các công trình nguồn
cung cấp NL. Hơn nữa, các đơn vịnhà nước được giao nhiệm vụ đầu tưsản xuất cung cấp
điện như EVN, PVN, TKV cũng gặp khó khăn vềhoàn vốn, đảm bảo đủchi phí trong hoạt
động điện lực… Riêng năm 2010, do thời tiết không thuận lợi, lượng nước vềcác hồthuỷ
điện giảm kỷlục so với nhiều năm, cộng với giá các nhiên liệu dầu nhập khẩu tăng cao,
EVN đã thua lỗvà nợtiền điện và tiền mua khí, mua than của 2 tập đoàn PVN và TKV tới
10.000 tỷ đồng. Dựkiến trong 1-2 năm EVN cùng chưa thểtrả được sốnợnày, đồng thời
thiếu nhiều ngàn tỷđồng vốn cho tiếp tục đầu tưxây dựng các nhà máy điện mới.
Trong 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ) giai NLTT là các
loại NL có thểtái tạo lại như: thủy điện, NL gió, NL địa nhiệt, NL mặt trời, NL từcác

nguồn sinh khối…
Quyết định số37/2011/QĐ-TTg vềcơchếhỗtrợphát triển điện gió đoạn 2006-2015 có xét
đến năm 2025, tổng công suất nguồn điện dựkiến đưa vào vận hành là trên 14.000MW,
nhưng thực tếdo những nguyên nhân vềthiếu vốn, giá thiết bị, nhiên liệu tăng cao, giá
điện thấp, năng lực nhà thầu hạn chế… tổng công suất đưa vào chỉ đạt trên 10.000MW,
đạt 70% so với quy hoạch. Sựchậm trễnày xảy ra không chỉvới một sốcông trình thuộc
EVN đầu tưmà với hầu hết các nhà đầu tưngoài EVN. Trong QHĐVII (giai đoạn 2011-
2020 có xét tới 2030) mà Chính phủvừa phê duyệt, dựkiến sẽcó trên 20.000 MW cần xây
dựng đưa vào vận hành trong giai đoạn 2011-2015. Thách thức sẽcòn lớn hơn 5 năm
trước nếu chúng ta thiếu các giải pháp đồng bộ. Với những dựbáo vềnhu cầu năng lượng
của thếgiới trong tương lai và khảnăng khai thác các nguồn NL đã hạn chếdần, xu thếgiá
cảNL, nhiên liệu khó có thểquay lại mức nhưnhững năm đầu thếkỷnày mà sẽtiếp tục tăng.
Giải pháp đưa giá cảNL phản ánh đúng đầu vào và được điều chỉnh bởi cơchếthịtrường,
có những biện pháp điều tiết vĩmô của Nhà nước là thực sựcần thiết và cấp bách. Chính
vì vậy mà ngày 15/4/2011 Thủtướng Chính phủ đã có Quyết định số24/2011/QĐ-TTg
vềviệc giá điện tại Việt Nam được điều chỉnh theo cơchếthịtrường. Theo đó giá điện có
thể được điều chỉnh tối đa 4 lần trong một năm, tuỳtheo các yếu tố đầu vào (giá nhiên
liệu, tỷgiá, cơcấu sản lượng điện phát) mà giá điện có thểtăng, giảm thông qua cơchếgiám
13
sát của BộCông Thương, BộTài chính. Sau đó ngày 19/8/2011 BộCông Thương đã ban
hành Thông tưsố31/2011/TT-BCT vềquy định điều chỉnh giá điện theo thông sốcơbản
đầu vào. Trong dài hạn, trong văn bản phê duyệt QHĐVII Chính phủ đã có định hướng
đưa giá điện lên tới 8,8-:-9 US cent/kWh vào năm 2020. Ngoài các giải pháp nêu trên,
các giải pháp khác được cho là cần thiết với an ninh trong phát triển NL dài hạn cũng cần
được quan tâm như: giải pháp huy động và bốtrí nguồn vốn cho ngành NL, giải pháp
vềbảo vệmôi trường sinh thái…
Năng lượng là huyết mạch cho phát triển kinh tếvà nâng cao đời sống nhân dân, với bối
cảnh chung toàn cầu và điều kiện cụthểcủa Việt Nam, an ninh NL ngày càng trởnên quan
trọng và cấp thiết hơn. Với trách nhiệm cao, Chính phủ đã có những cơchếnăng động và
hiệu quả đểNL được đảm bảo cung cấp ngày càng đầy đủvới giá cảhợp lý, đảm bảo đủNL

cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trách nhiệm của mỗi người
chúng ta là hiểu và tham gia vào việc tuyên truyền, sửdụng NL một cách hợp lý, tiết kiệm
và hiệu quảnhất, nhằm góp phần cho đất nước ta phát triển bền vững, giàu đẹp hơn, văn
minh hơn.
14

×