Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Bài giảng điện tử bộ máy hành chính NN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.42 KB, 21 trang )

1
ĐÀO TẠO
ĐẠT CHẤT LƯỢNG THEO NHU CẦU XÃ HỘI
GẮN LIỀN TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO NGƯỜI HỌC
GIÚP LÀM GIÀU, VÌ QUÊ HƯƠNG, VÌ ĐẤT NƯỚC, VÌ NHÂN LOẠI
BÀI 7
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
(Phần 1; Giáo trình*, trang: 5-12)
Thời gian: 5 tiết
NHIỆM VỤ BÀI THỨ BẨY
Nhiệm vụ của sinh viên và giảng viên
Các vấn đề cơ bản về bộ máy hành chính
nhà nước
Bài tập ở ngoài lớp
Thảo luận ở tại lớp
7
7.4
7.3
7.2
7.1
3.1. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN
3.1.1. Nhiệm vụ chung:
3.1.1.1. Tích cực: tự học (nghe, ghi chép, suy nghĩ, so sánh) trên lớp; tự học ngoài lớp (tìm
hiểu giáo trình, tài liệu, trang web google ); thực hiện làm bài tập theo nhóm, theo tổ cùng
sự hướng dẫn của giảng viên;
3.1.1.2. Tích cực sử dụng kiến thức cũ để học kiến thức mới (nhớ bài cũ, nhớ lại những điều đã
nghe, những tình huống đã xảy ra), đặc biệt thu thập những thông tin liên quan đến kinh tế -
chính trị - xã hội trên ti vi, các trang web liên quan để cập nhật, so sánh và làm bài tập, tham
gia diễn đàn dành cho SV ngành Quản lý…
3.1.1.3. Thực hiện nghiên cứu khoa học: Tổng hợp, so sánh giữa lý luận và thực tiễn, chỉ ra
những hạn chế, giải pháp khắc phục đề xuất giải pháp khắc phục và các ý tưởng mới;


3.1.1.4. Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện bản thân; tham gia góp ý xây dựng
bài giảng với giảng viên.
3.1.2. Nhiệm vụ cụ thể: Từ nhiệm vụ chung, giảng viên và sinh viên đề ra nhiệm vụ cụ thể
cho từng bài học.
-
Đọc, nghiên cứu tài liệu học tập, tham khảo những kiến thức cốt lõi;
-
Nghe GV thuyết trình giảng giải;
-
Ghi chú phần diễn giải của GV;
-
Suy nghĩ những vấn đề GV đưa ra;
-
Sử dụng kiến thức cũ: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp đã
được học trong học phần Khoa học quản lý, Nhà nước và pháp luật đại cương để
liên hệ vào học phần QLHCNN;
-
Làm bài tập, thảo luận nhóm.
3.1.2.1. Nhiệm vụ cụ thể của sinh viên
- Phối hợp với sinh viên hoàn thành nội dung bài giảng Lý luận chung về Quản lý
hành chính Nhà nước;
- Diễn giải phân tích các phạm trù thuật ngữ, ý nghĩa các nguyên tắc trong QLHCNN;
- Hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập: nghe giảng, tự học ở trên lớp và ngoài
lớp, phân tích tổng hợp, so sánh, hình thành ý tưởng mới;
3.1.2.2. Nhiệm vụ cụ thể của giảng viên
TỔNG QUAN VỀ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc ra đời
- BMNN nói chung và BMHCNN nói riêng được hình thành trong XH có
giai cấp ( Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, );
- BMHCNN là một phần trong hệ thống BMNN, thực thi quyền hành

pháp;
- Trong mỗi hình thái KT – XH khác nhau thì BMHCNN mang đặc điểm,
bản chất, tổ chức và hoạt động khác nhau;
- BMHCNN ngày càng được hoàn thiện theo tiến trình phát triển của
lịch sử.
Ứng dụng thực tiễn
Sử dụng các thành quả đã nghiên cứu trong học phần để ứng dụng
vào công tác phối hợp giải quyết công việc trong cơ quan Nhà nước với
nhau, cơ quan Nhà nước với các đơn vị ngoài Nhà nước cũng như các
tổ chức, cá nhân…
Các kiến thức đã học
Các khái niệm chung về quản lý, quản lý hành chính nhà nước, các đặc
điểm của quản lý hành chính nhà nước, các nguyên tắc trong quản lý
hành chính nhà nước…
Các kiến thức cần nghiên cứu
- Các khái niệm về bộ máy HCNN, đặc điểm và nguyên tắc hoạt
động của Bộ máy HCNN.
- Mối quan hệ đối với các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị, tổ
chức, các nhân ngoài nhà nước.
- Việc áp dụng các nguyên tắc trên trong thực tiến hoạt động cải
cách tổng thể hành chính nhà nước hiện nay
7.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
7.2
Bộ máy hành chính nhà nước
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
bộ máy HCNN
7.2.1
7.2.2
7.2.1. Bộ máy hành chính nhà nước
7.2.1

Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước
Đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước
7.2.1.1
7.2.1.2
7.2.1.1. Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy
nhà nước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng
quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
7.2.1.2. Đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước
a. Các đặc điểm chung
Một là,
bộ máy hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền
lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập
trung dân chủ;
Hai là,
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu, tổ chức
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy
định;
Ba là,
được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp
luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên
quan;
7.2.1.2. ( Tiếp)
b. Các đặc điểm riêng
Một là,
bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành
chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội;

Hai là,
bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp
hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước;
Ba là,
bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối
liên hệ chặt chẽ, thống nhất;
Bốn là,
hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mang tính
thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa
đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống.
7.2.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMHCNN
7.2.2
Phù hợp với những yêu cầu của chức năng
quyền hành pháp.
7.2.2.1
7.2.2.2
Sự hoàn chỉnh thống nhất.
Phân định rõ thẩm quyền quản lý hợp lý cho
các cấp, các bộ phận.
Sự phân định rõ ràng phạm vi quản lý.
7.2.2.3
7.2.2.4
7.2.2. (Tiếp)
7.2.2
Sự thống nhất giữa chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm với thẩm quyền, quyền hạn,
phương tiện
7.2.2.5
7.2.2.6
Tiết kiệm và hiệu quả

Sự tham gia của công dân vào công việc quản
lý một cách dân chủ
Phát huy tối đa tính tích cực của con người
7.2.2.7
7.2.2.8
7.2.2.1. Phù hợp với những yêu cầu của chức năng quyền hành pháp

-
TCBM phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng quản lý vĩ
mô của Chính phủ;
-
TCBM phải được thiết kế và vận hành trên cơ sở mục tiêu, nhiệm
vụ và chức năng cụ thể;
-
Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức nền hành chính.
7.2.2.2. Sự hoàn chỉnh thống nhất
- Hệ thống hành chính nhà nước, nền hành chính quốc gia là một
chỉnh thể thống nhất;
- Chỉ có một Chính phủ thực hành quyền quản lý thống nhất nền
hành chính nhà nước và bộ máy tổ chức.
7.2.2.3. Phân định rõ thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận
-
Nền hành chính nhà nước là một hệ thống quyền lực phức tạp
vừa hoàn chỉnh thống nhất lại vừa phải thực hiện sự phân công
quyền lực, phân định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và thẩm
quyền cho từng cấp, từng bộ phận;
-
Phân công là biểu hiện sự tiến bộ của xã hội. Phân quyền quản lý
cũng là biểu hiện văn minh, tiến bộ của xã hội về QLNN;
-

Thể hiện mặt dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ.
7.2.2.4. Sự phân định rõ ràng phạm vi quản lý
- Là nguyên tắc định lượng thích hợp cho sự phân quyền
quản lý, cho việc sắp xếp bộ máy, bố trí số lượng và chất
lượng nhân viên của cơ quan QL HCNN.
7.2.2.5. Sự thống nhất giữa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm
với thẩm quyền, quyền hạn, phương tiện
-
Trong hoạt động hành chính, đó là những yếu tố tạo điều
kiện cho nhau nên tất cả chúng phải tương xứng với nhau;
-
Đã có chức năng, nhiệm vụ thì phải có quyền hạn và thẩm
quyền nhất định; có thẩm quyền thì phải có trách nhiệm;
-
Nhiệm vụ > quyền hạn: Không hòan thành nhiệm vụ
-
Trách nhiệm < quyền hạn: Dễ lạm quyền
7.2.2.6. Tiết kiệm và hiệu quả
- Hiệu lực và hiệu quả QLHCNN
+ Hiệu lực là mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao so với
mục tiêu của tổ chức;
+ Hiệu quả là tỷ lệ so sánh giữa đầu vào và đầu ra của tổ
chức.
- Nền hành chính nhà nước có hiệu quả là hoàn thành các
mục tiêu đặt ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội đã vạch ra.
Hiệu quả được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau của
kinh tế, xã hội.

×