Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.81 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết vĩ mô của nhà nước, đòi hòi các đơn vị quốc doanh phải thay đổi cách suy nghĩ, đường
lối của đơn vị trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vai trò chủ đạo thực sự của doanh nghiệp nhà nước có được trong tay khi sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao, lợi nhuận tăng vượt trội .
Muốn vậy doanh nghiệp phải có những thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất
kinh doanh, khả năng thanh toán …. những thông tin này rất cần thiết cho nhà lãnh đạo,
nhà đầu tư, các chủ nợ…. để đưa ra cácquyết định đúng đắn trong việc đưa ra các phương
hướng hoạt động và đầu tư. Để có được những thông tin trên doanh nghiệp phải tiến hành
phân tích tình hình tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là phân tích các quỹ bằng tiền của doanh
nghiệp mà hình thái vật chất của các quỹ có thể là vốn bằng tiền, nguyên liệu, tài sản cố
định trong những thời điểm thời hạn khác nhau. Từ đó doanh nghiệp đề ra các biện pháp
tối ưu để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Nhiệm vụ chính
của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh thông qua
hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó các số liệu phân tích trên sẽ đưa ra các đề
xuất, giải pháp cụ thể, chi tiết phù hợp với thực tế của doanh nghiệp để có thể khai thác các
tiềm năng và khắc phục yếu kém. Bên cạnh đó dựa vào kết quả phân tích còn có thể hoạch
định phương án kinh doanh và dự báo kinh doanh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh nên nhóm chúng em đã
chọn đề tài : “ Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ
phần xây dựng công nghiệp DESCON ” làm bài báo cáo của mình.
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP DESCON
Người đại diện: Ông Nguyễn Xuân Bảng
Chức vụ: Tổng Giám Đốc
Loại công ty: Cổ Phần
Ngành nghề hoạt động: Xây Dựng - Thầu Tổng Hợp


Địa chỉ doanh nghiệp: 146 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, Tp. Hồ Chí
Minh.
Điện thoại: (84-8) 38211664, 38295072, 38230666
Fax: (84-8) 38211242, 38251658
Email:
Website: www.descon.com.vn
 Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp - DESCON là nhà thầu chuyên nghiệp
Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng, hệ
thống Cơ-điện-lạnh.
DESCON cũng hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn thiết kế, quản lý dự án; đầu tư và
kinh doanh địa ốc, khu công nghiệp; hoạt động thương mại và dịch vụ.
DESCON là nhà thầu xây dựng Việt Nam đầu tiên xây dựng và áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Bảo vệ an toàn cho con người, thiết bị thi công, tài sản của nhà đầu tư và thực hiện
bảo vệ môi trường trên các công trình xây dựng là chính sách ưu tiên hàng đầu của
DESCON.
Xây dựng công trình bền vững, có chất lượng và giá cả phù hợp với ngân sách của
nhà đầu tư, bàn giao công trình đúng tiến độ, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công
nghiệp, bảo hành công trình chu đáo, thỏa mãn các yêu cầu của nhà đầu tư...là hệ thống
chính sách nhầt quán của DESCON, hướng tới làm thỏa mãn khách hàng, làm hài lòng nhà
đầu tư. Khẩu hiệu của chúng tôi là: "Tất cả để khách hàng hài lòng".
 Dịch vụ
Xây dựng, lắp đặt, sữa chữa các công trình công nghiệp, công trình dân dụng tới
nhóm A, các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp, các công trình giao
thông.
Lắp đặt đường dây và trạm biến áp, thiết bị phòng cháy và thiết bị công nghiệp, hệ
thống cơ-điện-lạnh.
Thiết kế và xây dựng các công trình cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước cấp, nước
thải và xử lý môi trường.

Tư vấn đầu tư và thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng, quản lý dự án các
công trình công nghiệp và dân dụng, các công trình công nghiệp hạ tầng tới nhóm A.
Sản xuất kinh doanh thiết bị xây dựng, kết cấu thép, vật liệu xây dựng.
Đầu tư và kinh doanh địa ốc.
Kinh doanh các ngành nghề khác nhau theo qui định của pháp luật.
 Qúa trình phát triển

1976
Khởi đầu là Phân viện Thiết kế miền Nam thuộc Viện Thiết kế Bộ Công
nghiệp nhẹ.
1989
Thành lập Công ty Thiết kế và Xây dựng Công nghiệp nhẹ số 2 với tên
giao dịch DESCON.
2000
Được 2 tổ chức quốc tế QMS và JAS-ANZ đánh giá và cấp chứng chỉ
ISO 9001:1994.
2002
Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam ra quyết định
số 169/QĐ-TTg chuyển đổi Công ty Xây dựng CNn số 2 – DESCON
thành Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp (DESCON)
2004
Tổ chức quốc tế QMS và JAS-ANZ đánh giá và cấp chứng chỉ ISO
9001:2000.
2005
Xây dựng và hoàn chỉnh mạng thông tin nội bộ trên toàn Công ty và các
công trường, giúp công tác quản lý hiệu quả cao, mang tính tiên phong,
hướng đến văn phòng – công trường điện tử.
2007
Công ty DESCON tham gia TTCK tại Sở GDCK TP.HCM với mã cổ
phiếu là DCC.

DESCON là thành viên CLB 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam do báo Vietnam.net bình chọn.
2008 DESCON được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Cúp vàng ISO
2008, Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết
hợp với Hãng tin quốc tế D&B xếp hạng tín dụng doanh nghiệp loại
AAA, được trao giải thưởng Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy
tín” và “CTCP hàng đầu Việt nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng
khoán Việt Nam, Tạp chí chứng khoán Việt nam kết hợp với một số cơ
quan chức năng tổ chức bình chọn.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG DESCON
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
ST
T KHOẢN MỤC TÍNH 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
301.150.803.969 227.540.764.977 200.504.127.941
I
Tiền và các khoản tương
đương tiền
7.120.035.855 20.224.229.776 21.873.066.044
II Các khoản đầu tư tài chính
70.804.720.330 21.267.378.160 10.699.120.429
III Các khoản phải thu
181.928.777.920 81.241.043.060 106.199.164.174
1 Phải thu khách hàng
95.965.411.805 60.676.417.141 86.487.682.026
2 Trả trước cho người bán
31.795.567.560 19.190.868.688 15.890.036.342
3 Phải thu khác

54.553.371.737 2.728.588.713 5.176.277.288
4 Dự phòng phải thu khó đòi
-385.573.182 -1.354.831.482 -1.354.831.482
IV Hàng tồn kho
26.600.145.214 93.423.760.145 56.645.010.598
V Tài sản ngắn hạn khác
14.697.124.650 11.384.353.836 5.087.766.696
B TÀI SẢN DÀI HẠN
59.958.236.767 135.027.043.176 162.056.675.688
I Các khoản phải thu dài hạn

II Tài sản cố định
9.845.655.526 12.894.849.801 14.026.080.019
1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình
10.019.287.494 11.742.028.502 16.366.358.195

Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ
hữu hình
-4.602.818.990 -5.979.675.342 -7.847.139.848
2
Nguyên giá tài sản TSCĐ vô
hình
5.691.490.720 6.402.637.830 6.402.637.830

Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ
vô hình
-1.262.303.696 -614.390.006 -89.776.158
3
Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang

1.344.248.817 0
III Bất động sản đầu tư
35.352.606.281 38.540.048.341
1 Nguyên giá
36.657.061.200 40.747.761.200
2 Giá trị hao mòn lũy kế
-1.304.454.919 -2.207.712.859
IV
Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
49.820.185.513 79.922.350.021 104.788.145.102
V Lợi thế thương mại

VI Tài sản dài hạn khác
292.395.728 6.857.237.073 91.819.413.139
TỔNG TÀI SẢN
361.109.040.736 362.567.808.153 362.560.803.629
NGUỒN VỐN

148.457.815.799 170.050.208.469 160.950.231.328
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: VND
STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng doanh thu thuần
375.442.582.399 471.685.587.988 404.267.321.396
2 Giá vốn hàng bán
347.202.470.919 432.685.810.325 378.436.136.508
3 Lãi gộp
28.240.111.480 38.999.777.663 25.831.184.880
4 Doanh thu hoạt động chính

11.747.700.562 16.725.418.470 10.375.000.904
5 Chi phí tài chính
2.470.762.193 23.391.399.608 -6.083.221.814
Trong đó: Chi phí lãivay
2.470.762.193 1.077.473.200 824.363.985
6 Chi phí bán hàng

7 Chi phí QL doanh nghiệp
10.768.660.021 15.231.969.430 13.777.488.883
8
Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
26.748.389.828 17.101.827.082 28.511.918.723
9 Thu nhập khác
568.528.098 242.599.156 1.447.654.141
10 Chi phí khác
257.483.546 591.150.602 1.255.078.236
11 Lợi nhuận khác
311.044.552 -348.551.446 192.575.905
12
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
27.059.434.380 16.753.276.636 28.704.494.628
13 Thuế TNDN
7.555.644.706 5.044.327.982 8.112.584.031
Thuế TNDN được miễm
giảm

Thuế TN còn phải nộp


14
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập
19.503.789.674 11.708.948.654 21.112.629.671
15 Cổ tức/CP (đ/cp)
3.233.000 1.158.000 2.133.000
1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU
1.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tài sản ngắn hạn 301.150.803.969 227.540.764.977 200.504.127.941
2 Tài sản dài hạn 59.958.236767 135.027.043.176 162.056.675.688
Tổng tài sản 361.109.040.736 362.567.808.153 362.560.803.629
3 Nợ phải trả 148.457.815.799 170.050.208.469 160.950.231.328
Trong đó: Nợ ngắn hạn 126.928.829.906 150.026.481.000 139.529.245.720
Nợ dài hạn 21.528.985.893 20.023.727.469 21.420.985.608
4 Vốn chủ sở hữu 212.651.221.937 192.517.598.731 201.610.572.301
Tổng nguồn vốn 361.109.037.736 362.567.807.200 362.560.803.629
Cơ cấu
2007 2008 2009
TSNH/Tổng Tài Sản
83.40% 62.76% 55.30%
TSDH/Tổng Tài Sản 16.60% 37.24% 44.70%
Tổng Tài Sản 100% 100% 100%
NỢ/ Tổng Nguồn Vốn 41.11% 46.90% 44.39%
VCSH/ Tổng Nguồn Vốn 58.89% 53.10% 55.61%
Tổng Nguồn Vốn 100% 100% 100%
Trong cơ cấu tổng tài sản ở cả ba năm của Descon ta điều dể dàng thấy được tài sản ngắn
hạn chiếm đa số trong tổng cơ cấu. Cụ thể là: năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm dến 83.4%,
và năm 2008 tỷ số này giảm xuống 62,76 % và liên tục giảm đến năm 2009 còn 55.3%.
Mặc dù đã giảm nhưng cả 3 năm điều thể hiện tài sản ngắn hạn chiếm đa số.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh
nghiệp trong 3 năm từ 2007 đến 2009: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển và các khoản đầu tư ngắn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng. Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất. do vậy tiền và các khoản tương đương càng lớn càng thể
hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Tuy vậy, dự trữ tiền mặt quá lớn sẽ
làm giảm khả năng sinh lời thấ, không sinh lời, thậm chí sinh lời âm khi nền kinh tế lạm
phát cao.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như:
đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác có thời gian đầu
tư hơn 3 tháng và dưới 1 năm
- Các khoản phải thu: là những khoản mà khách hàng và các bên liên quan đang nợ
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo có thời hạn trả dưới 1 năm. Do vậy, đây cũng là loại tài
sản có tính thanh khoản cao. Trong nền kinh tế thị trường, bán chịu và cho thiếu chịu được
xem là chính sách khuyến mãi, khách hàng chưa có tiền vẫn có thể mua hàng hóa, dịch vụ
nhờ vậy doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tăng doanh số, củng cố mối quan hệ lâu
dài. Tuy vậy bán chịu cũng tạo thêm các bất lợi cho doanh nghiệp, nợ phải thu tăng làm
tăng nhu cầu vốn lưu động kéo theo sự tăng lên của chi phí tài chính, chi phí đòi nợ, doanh
nghiệp sẽ chịu tổn thất khi khách hàng không trả nợ.
- Tài sản ngắn hạn khác bao gồm các khoản tạm ứng thu hồi, chi phí trả trước, chi phí
chờ kết chuyển, tài sản thiếu hụt chờ xử lý và các khoản thuế chấp ký cược…đây là giá trị
những tài sản mà phần lớn trong đó công ty sẽ không thể thu hồi lại được khi bị thanh lý.
Ngược lại với cơ cấu tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng tài sản:
- Tài sản cố định: là những phương tiện sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng tới năng lực
sản xuất của Descon, bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải, thiết bị dụng cụ quản lý, phần mềm máy tính,… một doanh nghiệp có quy trình công
nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao có thể giúp họ giảm được chi phí nhân công, chi
phí nguyên vật liệu. Tuy vậy, nó cũng tạo ra các bất lợi:
Thứ nhất: làm tăng mức rủi ro kinh doanh do khấu hao làm tăng tổng định phí
Thứ hai: tổng đầu tư lớn, nếu tài sản không được khai thác và sử dụng có hiệu quả thì

khả năng sinh lời của vốn sẽ sụt giảm.
- Bất động sản đầu tư: giá trị các bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng
không dùng cho hoạt động kinh doanh chính mà dùng để đầu tư, cho thuê hoặc để bán.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: bao gồm các khoản đầu tư trên một năm: đầu tư
vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, đầu tư chứng khoán và cho vay.
- Tài sản dài hạn khác: bao gồm các khoản chi phí có thời gian phân bổ trên một năm
hoặc các khoản tiền chi ra mà thu hồi về trên một năm.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn ở cả ba năm của Descon ta điều dể dàng thấy được vốn chủ
sỡ hữu chiếm đa số trong tổng cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty. Cụ thể là: năm 2007
vốn chủ sỡ hữu chiếm dến 58.89%, và năm 2008 tỷ số này giảm xuống 53.10 % và đến
năm 2009 tăng lên 55.61%. Mặc dù đã giảm nhưng cả 3 năm điều thể hiện vốn chủ sỡ hữu
chiếm đa số.
Nợ phải trả bao gồm:
- Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong thời
hạn dưới một năm bao gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả cho
người bán ( nhà cung cấp), phải trả cho nhà nước và cho công nhân viên.
- Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dài hơn một năm. Có thể nói nợ
dài hạn là nguồn vốn ổn định. Khi có sự tăng lên của nguồn vốn này sẽ giúp cho tình trạng
tài chính của doanh nghiệp ổn định hơn. Nhưng kèm theo đó là lãi suất các khoản vay dài
hạn thường cao hơn các khoản vay ngắn hạn nên chi phí sử dụng nợ dài hạn cao hơn.
Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Vốn chủ sỡ hữu: là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thể hiện tiềm lực tài chính của
doanh nghiệp niềm tin của họ và triển vọng phát triển và khả năng sinh lời của vốn đầu tư.
Đối với chủ nợ, vcsh được xem là điều kiện đảm bảo gián tiếp cho các khoản họ đã vay.

×