Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

bình đẳng và bất bình đẳng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.9 KB, 20 trang )

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Bình đẳng và bất bình đẳng xã hội
“Bình đẳng” được hiểu trên 2 bình diện có quan hệ mật thiết với nhau : bình diện
tự nhiên và bình diện xã hội.
Trên bình diện tự nhiên, bình đẳng không có nghĩa là mọi người đều có năng lực
thể chất và tinh thần như nhau, nhưng đó là những con người mà không phải là
động vật hay cây cối.
Trên bình diện xã hội, bình đẳng bao hàm sự ngang bằng nhau giữa người
và người về một lĩnh vực hay nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị , kinh
tế, văn hóa, dân tộc…)
Bình đẳng xã hội: là sự ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay nhóm xã hội về
một hay một số phương diện xã hội nào đó.
Ví dụ:sự ngang bằng nhau về những quyền và nghĩa vụ công dân, về địa vị xã hội,
về khả năng, cơ hội, mức độ thỏa mãn những nhu cầu cụ thể nhất định trong các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần, v.v.
Bất bình đẳng xã hội: là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội
hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm
trong xã hội.
Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên
giữa các cá nhân trong xã hội.Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội
kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.Qua những xã hội khác nhau đã tồn
tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là một
vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự
phân tầng trong tổ chức xã hội
Ví dụ:
1,sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền còn thể hiện rõ hơn. Theo thống
kê, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 17,4%, cao gấp 2,5 lần ở thành thị. Ngoài ra, các
vùng miền núi tỷ lệ nghèo còn rất cao so với các vùng miền khác: 39% ở Tây Bắc
và 24% ở Đông Bắc và 22% ở Tây Nguyên.
2, bất bình đẳng cơ hội: cơ hội phát triển vốn con người thông qua giáo dục. Báo
chí thường ca ngợi những em học sinh nhà nghèo, nhưng vượt khó học rất giỏi và


thành đạt. Nhưng hiện tượng phổ biến lại là con nhà nghèo thì đầu tư vào giáo dục
thường ít hơn, với nhiều thách thức hơn và ít cơ hội hơn, đồng thời cũng dễ bỏ học
hơn. Trong thực tế, những năm qua hiện tượng bỏ học của học sinh vùng nông thôn
và miền núi, khi ồ ạt khi âm ỉ, vẫn chưa hề giảm sút.
2.Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng xã hội:
Ở những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Trong xã
hội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng xã hội gay gắt hơn so với
trong các xã hội giản đơn. Bất bình bình đẳng thường xuyên tồn tại với những
nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc,
tôn giáo, lãnh thổ, v.v Những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa
dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về ba
loại căn bản - Đó là:
-Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện
chất lượng cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải,
tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh
xã hội. Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật
chất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên của
nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong một xã hội cụ thể, một nhóm
người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không; và đó là nguyên nhân
khách quan của bất bình đẳng xã hội;
-Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã hội về
địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận
chúng. Cơ sở địa vị xã hội có thể khác nhau - có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm
xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận; ví dụ, của cải, sự
trong sạch về tôn giáo, địa vị chính trị, v.v Bất kể với nguyên nhân như thế nào,
địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và
các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó;
- Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn
nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao.Thực tế, bản thân
chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc

sống.Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị.
Qua phần trên, có thể nhận thấy rằng cấu trúc bất bình đẳng xã hội có thể dựa trên
một trong ba loại ưu thế; và chính vì vậy, gốc rễ của sự bất bình đẳng xã hội có thể
nằm trong:
• Mối quan hệ kinh tế;
• Địa vị xã hội;
• Mối quan hệ thống trị về chính trị.
II. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI
NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG
2.1. Thực trạng bất bình đẳng toàn cầu
Ngày 6/3/2001, Ngân hàng Thế giới (WB) và Hội Liên hiệp Phụ nữ VN đã công bố
báo cáo của WB: "Đưa vấn đề giới vào phát triển". Theo đó, sự phân biệt về giới
xuất hiện phổ biến trong mọi lĩnh vực của xã hội và trên khắp thế giới.
Ở các nước đang phát triển, nữ giới không có quyền bình đẳng với nam giới về luật
pháp, xã hội và kinh tế. Lương của chị em ở các nước công nghiệp chỉ chiếm 77%
mức thu nhập so với đồng nghiệp nam, còn ở các nước đang phát triển là 73%.
Sự bất bình đẳng về giới có xu hướng diễn ra gay gắt trong nhóm người nghèo và
gây nhiều hậu quả cho xã hội như: làm giảm năng suất lao động trong các nông trại
và doanh nghiệp, suy yếu khả năng quản lý nhà nước của các quốc gia.
Cũng trong ngày này, tại Hội nghị Y khoa do Viện Nhân đạo Pháp tổ chức, trong
bản báo cáo “Phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình và vai trò của giới y khoa”, GS
Roger Henrion đã đưa ra kết luận “Bạo lực gia đình là một trong số những nguyên
nhân gây tử vong ở phụ nữ Pháp”.
Nhóm nghiên cứu của GS Roger Henrion đã điều tra 7.000 phụ nữ trong độ tuổi
20-59 và đưa ra kết quả bất ngờ. Có đến 60% người thường xuyên hứng chịu
những cú đấm đá, chửi bới, cưỡng dâm. Ngoài những chấn thương thể xác, các nạn
nhân còn bị tổn thương tinh thần, dẫn đến tình trạng nghiện rượu, thuốc lá, ma túy
hoặc thuốc an thần. Phụ nữ mang thai dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Họ rất dễ bị sẩy thai
hoặc biến chứng trong quá trình mang thai. Sau khi sinh con, sự trầm uất và lo sợ
của người mẹ làm cho đứa trẻ sơ sinh bị thiếu sự quan tâm chăm sóc.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Pháp, cứ 15 ngày lại có 3 trường hợp phụ nữ tử vong
do bạo lực trong gia đình. Đa số kẻ bạo hành là những người có chút quyền lực
trong xã hội và hầu như tất cả đều có vấn đề về bia rượu. Bản báo cáo của GS
Roger Henrion cũng cho biết, phụ nữ rất ngại tố cáo với cảnh sát mà luôn cố gắng
chịu đựng vì lo sợ hoặc xấu hổ. Họ thường kể với bác sĩ riêng của mình. Về phía
bác sĩ họ đang gặp khó khăn vì nếu thực hiện đúng luật bảo mật y khoa thì lại
phạm tội không cứu giúp người gặp nguy hiểm.
2.2. Thực trạng bất bình đẳng xã hội tại Việt Nam
Xã hội Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất bình đẳng xã hội, mà nguyên
nhân chủ yếu là do: sự khác biệt về cơ hội trong cuộc sống, khác nhau về địa vị xã
hội, khác nhau về ảnh hưởng chính trị. Thực trạng về bất bình đẳng ở nước ta có
thể thấy rõ qua những bất bình đẳng sau:
2.2.1. Bất bình đẳng thu nhập ngày càng gia tăng
Trong giai đoạn 2004-2010, chênh lệch giữa thu nhập trung bình của 20% hộ
khá giả nhất với20% hộ nghèo nhất đã tăng từ mức 7 lần lên 8,5 lần (do tốc độ tăng
thu nhập trung bình hàng năm của nhóm khá giả nhất là 9% trong khi tốc độ tăng
thu nhập của nhóm nghèo nhất chỉ là4%). Các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) ngày
càng bị tụt hậu trong quá trình tăng trưởng, dẫn đến nghèo tại Việt Nam ngày càng
tập trung trong các nhóm DTTS. Nếu như năm 1998 ngườiDTTS chiếm 29% trong
tổng số người nghèo thì đến năm 2010 người DTTS chiếm đến 47% trong tổng số
người nghèo tại Việt Nam. Còn theo chỉ số Gini (chỉ số chênh lệch giàu nghèo) ở
Việt Nam là 34, 4 lần.
Theo tỷ lệ thu nhập, khoảng cách thu nhập giữa người dân nông thôn và
thành thị liên tục giảm qua các năm. Thu nhập bình quân một người một tháng năm
1993 ở khu vực thành thị tương ứng gấp khu vực nông thôn là 2,34. Đến năm 2010
thu nhập bình quân của người dân thành thị là 2.130.000 đồng/người/tháng, trong
khi người dân nông thôn là 1.070.000 đồng/người/tháng.
Vùng Mức lương tối thiểu
vùng áp dụng từ ngày
1/1/2014

I 2.700.000 đồng/tháng
II 2.400.000 đồng/tháng
III 2.100.000 đồng/tháng
IV 1.900.000 đồng/tháng
Ngày nay nhà nước đang có nhiều chính sách để thu hẹp khoảng cách về thu
nhập giữa nông thôn và thành thị, tuy nhiên số liệu bảng trên cho thấy sự chênh
lịch rõ ràng giữa vùng I, và vùng IV. Khoảng cách giữa nhóm có thu nhập cao nhất
ở thành thị và thấp nhất ở nông thôn vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 15 lần và vẫn
có xu hướng tăng chậm. Ngoài ra, dự đoán chệnh lệch nói chung giữa thành thị và
nông thôn xét trên tổng thể nhiều lĩnh vực như tài sản, giáo dục, y tế, đầu tư, cơ
hội… vẫn rất lớn và tương lai chưa thể thu hẹp ngay khoảng cách này được.
Thực vậy, cách biệt về chi cho giáo dục giữa nhóm 20% thu nhập cao nhất
và nhóm 20% thấp nhất là 6 lần, chi cho văn hóa giải trí gấp 123 lần.
Đáng chú ý, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền còn thể hiện rõ
hơn. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 17,4%, cao gấp 2,5 lần ở thành
thị. Ngoài ra, các vùng miền núi tỷ lệ nghèo còn rất cao so với các vùng miền khác:
39% ở Tây Bắc và 24% ở Đông Bắc và 22% ở Tây Nguyên.
Hệ quả của bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
Bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị đã tác động đến sự phân
bố dân cư giữa nông thôn và thành thị. Do mong muốn có một công việc ổn định,
lương cao, nhiều người ở nông thôn đã di cư đến thành thị, dẫn đến dân số tăng cơ
học nhanh đẩy các đô thị lớn, đặc biệt là hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh vào tình trạng tắc nghẽn giao thông, thiếu điện, thiếu nước, thiếu nhà ở,
gây sức ép nặng nề đối với công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội, vệ sinh an toàn
thực phẩm, môi trường đô thị, cung cấp dịch vụ.Nhưng điều đáng ngại nhất là kéo
theo mâu thuẫn xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa tầng lớp giàu có và lớp
dân nghèo hình thành từ dân di cư, hay đặc biệt là việc nới rộng khoảng cách giàu
nghèo
Nguyên nhân của bất bình đẳng thu nhập giữa nông thôn và thành thị.
* Sự chênh lệch về cơ hội. Người dân nông thôn luôn phải chịu thiệt thòi vì

không có điều kiện tiếp cận thông tin, nắm bắt tình hình và tham gia thị trường, để
có việc làm đúng năng lực và thu nhập cao, được tiếp tục học lên cao.
* Chính sách đất đai cho nông nghiệp còn quá nhiều bất cập, chậm được sửa
đổi, dẫn đến việc tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều năm qua vẫn ở mức thấp.
* Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn giảm dần.
* Chính sách công nghiệp cho nông thôn không được quan tâm đúng mức
Đầu tư sản xuất tập trung vào những ngành thu hút đầu tư nước ngoài mạnh và
được bảo hộ cao như ô tô, xemáy, hàng điện tử tiêu dùng… trong khi thị trường
máy móc, vật tư nông nghiệp phục vụ nông thôn gần như bỏ ngỏ.
* Chính sách, pháp luật về thuế thu nhập chưa được hoàn thiện. Việc ban
hành các quy định về đánh thuế thu nhập với người có thu nhập cao mới được nhà
nước ban hành từ năm 2008, chúng ta mới trong giai đoạn đầu thực hiện và còn
nhiều bất cập trong các quy định cũng như tính thực tiễn không cao.
* Cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh doanh nghiệp bình đẳng, thông
tin thiếu minh bạch đã tạo kẽ hở cho một số người giầu lên nhờ đầu cơ (đất đai,
chứng khoán…), buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế….
2.2.2 Bất bình đẳng giới
Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giản
nhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con
cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà."
Tại Việt Nam, bất đẳng giới còn tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực
1. Nghèo đói và an sinh xã hội
- Chênh lệch giới tính trong tình trạng nghèo đói là nhỏ, nhưng phụ nữ lớn
tuổi, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, lại chiếm đa số trong người nghèo.
- Khoảng cách về giới tại cấp giáo dục tiểu học đã được xóa bỏ và nữ giới đã
bắt kịp, thậm chí còn vượt qua nam giới trong giáo dục sau phổ thông, trừ ở một số
nhóm dân tộc thiểu số. Nhưng vẫn còn sự phân biệt lớn về giới về các ngành học.
- Các chỉ số sức khỏe của phụ nữ đã được cải thiện đáng kể, nhưng những
vấn đề về HIV và AIDS và bạo lực trên cơ sở giới vẫn ở mức cao.
2. Việc làm và sinh kế

- Chênh lệch giới về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và thu nhập đã được
cải thiện đáng kể. Thù lao của phụ nữ hiện bằng 75% của nam giới – chênh lệch
này thấp hơn nhều nước Đông Á khác. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khác biệt về
giới và có thể gây rủi ro cho phụ nữ.
- Phụ nữ thường làm các công việc dễ bị tổn thương hơn, như công việc tự
do và việc gia đình không được trả lương – hai loại công việc được xem là “không
phải việc làm tử tế”.
3. Tham gia hoạt động chính trị
- Mặc dù tỷ lệ đại diện của nữ giới trong Quốc hội khá cao so với chuẩn khu
vực và có một ủy viên nữ trong Bộ Chính trị, nhưng có những dấu hiệu cho thấy
phụ nữ không có tiếng nói ngang bằng trong các diễn đàn xã hội
- Không chỉ nhiều nam giới có thái độ phản đối khi phụ nữ nắm giữ các vị trí
lãnh đạo mà ngay cả nữ giới cũng có thái độ này.
- Cam kết bình đăng giới chỉ được thể hiện bằng lời nói nhưng không bằng
biện pháp cụ thể. Quy định tuổi về hưu của nữ giới là 55 so với 60 của nam giới
không chỉ buộc phụ nữ phải chấp dứt sự nghiệp sớm hơn nam giới mà còn có tác
dụng dây chuyền đến các phương diện khác của nghề nghiệp.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
Bạo lực gia đình để lại những hậu quả hết sức tiêu cực: 87,5% số vụ gây tổn
hại về sức khỏe, thể chất; 89% gây tổn thương về tâm lý, tinh thần, 90% gây tan vỡ
gia đình; 89% gây rối loạn trật tự, an toàn xã hội; 91% ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ em, gây mất niềm tin vào gia đình, dẫn đến chán học, dễ sa ngã vào tệ
nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luật.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởng
trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước
đây những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống phụ thuộc vào chồng. Khi
chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cũng thay đổi, song thực tế đã
ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn lại bị chồng đánh.
Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường hợp này
chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình.

Sáng 19/10/2013, bà Lê Thị Liên (sinh năm1959), ngụ tại số nhà 361 Trương
Định (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị 4 đối tượng cầm theo hung khí xông vào nhà
hành hung dã man. Theo gia đình, bà Liên bị chém vào đầu, bị đạp, đánh vào bụng,
lưng, ngực… đến mức trọng thương, phải cấp cứu tại bệnh viện. Các đối tượng này
được nạn nhân xác định là người có họ hàng với chồng bà Liên, ông Nguyễn Đình
Tiến (1956), là giáo viên dạy Toán tại trường THCS Nguyễn Phong Sắc. Đáng nói
hơn, đây không phải là lần đầu bà là nạn nhân của bạo hành. Cách đây gần 1 năm,
bà Liên cũng là nạn nhân bị chính chồng và con trai mình hành hung đến mức phải
nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Và đây cũng chỉ là một thực tế tồn tại rất
nhiều tại nước ta. Bạo lực phụ nữ - về cả thể xác và tinh thần - vẫn diễn ra một
cách dai dẳng và công khai ở xã hội Việt Nam, nhất là nông thôn. Việt Nam có đến
66% các vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình. 5% phụ nữ được hỏi thừa nhận
bị chồng đánh đập thường xuyên. 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố
có xảy ra bạo lực. Tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi trong những gia đình khá giả ở mức
cao,76%.ở nước ta đã có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Theo báo cáo
đánh giá năm năm thực hiện Luật Bình đẳng giới cho thấy, “bất bình đẳng giới vẫn
còn tồn tại trên các lĩnh vực và phần lớn thiệt thòi vẫn nghiêng về phía phụ nữ”.
Bạo lực thể xác
Có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác trong
đời và 6% đã từng trải qua trong vòng 12 tháng trở lại đây. Có sự khác biệt giữa
các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn thì tỷ
lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn và trong số
những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì mức độ nghiêm trọng của những hành vi bạo
lực cũng cao hơn. Trong số những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể
xác trong ít nhất một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai
cao nhất ở những phụ nữ chưa từng đến trường.
Bạo lực tình dục
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so
với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tình
dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp. Tuy nhiên, trong

các phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục
trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Đáng chú ý là bạo lực tình dục hiện tại không
thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của
phụ nữ.
Bạo lực tinh thần và kinh tế
Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với bạo lực
tình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo lực tình dục và
thể xác. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ nữ cho biết
đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần
trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời là 9%.
Kết hợp bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần
Tỷ lệ bạo lực thể xác và tình dục là chỉ tiêu quan trọng về bạo lực do chồng
gây ra và được sử dụng để so sánh quốc tế. Các chỉ tiêu về tỷ lệ bạo lực hiện tại và
trong cuộc đời tương ứng là 9% và 34%. Tỷ lệ bạo lực trong cuộc đời khác nhau
theo vùng và giữa các nhóm dân tộc và thay đổi từ 8% đến 38%.
Khi kết hợp ba loại bạo lực chính: thể xác, tình dục và tinh thần do chồng
gây ra đã có hơn nửa phụ nữ (58%) trả lời từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực
này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%.
Hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ
Trong khảo sát, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc tình dục
cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực. Trong số này,
60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17% bị thương tích 5 lần trở lên.
Một vấn đề khác trong việc bất bình đẳng giới ở nước ta đó là tư tưởng trọng
con trai hơn con gái dẫn đến nguy cơ mất cân bằng giới tính khi sinh và những hệ
lụy về mặt xã hội có thể gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới. Các hình thức bạo
lực trên cơ sở giới, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, những tác động
của biến đổi khí hậu đối với phụ nữ và nam giới.Tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
đã khiến số nam giới nhiều hơn nữ giới và điều này cho thấy rằng cách nhìn nhận
về người phụ nữ của chúng ta vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn.
- Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh đã tăng từ 106 bé trai/100 bé gái năm

1999 lên đến năm 2012 là 112,3 bé trai/100 bé gái. Do đó, theo dự báo dân số, nếu
không có các biện pháp can thiệp hiệu quả hơn thì tỷ lệ mất cân bằng này sẽ tăng
lên 113 bé trai/100 bé gái năm 2015 và đạt tới 115 năm 2020.
Tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam đang được cải thiện
Theo báo cáo thống kê, năm 2013, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ ở cả khu vực
nông thôn và thành thị trong độ tuổi từ 15 đến 40 đã tăng nhẹ so với năm trước: Ở
nông thôn 94,8% năm 2013 - so với 94,5% năm 2012, ở thành thị 98,7% năm
2013 - so với 98,6% năm 2012.Tỷ lệ nữ tham gia lao động của Việt Nam là 68% và
nam giới là 76%.
Trang tin Nhóm Nữ nghị sỹ Việt Nam (thuộc Uỷ ban Các vấn đề xã hội của
Quốc hội) và website Quốc hội cho biết, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở nước ta liên
tục tăng lên trong thời gian qua và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ này đã tăng từ 3%
(Quốc hội khoá I từ 1946-1960) đến trên 24% Quốc hội khoá XIII (2011-2016).
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội từ Khoá I-XIII.
Nguồn: Quốc hội Việt Nam, www.na.gov.vn.
2.2.3 Bất bình đẳng đi kèm với sự phát triển của kinh tế
Điều này được thể hiện ở việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng được nới
rộng ra là điều đương nhiên. Tuy nhiên, khi bàn về khía cạnh phát triển kinh tế,
chúng ta sẽ nói về những khía cạnh như sau:
Không có gì khó khăn để thấy rằng , một bộ phận khá lớn những người giàu có
hôm nay chính là những quan chức chiếm giữ những đặc quyền đặc lợi hôm qua và
bây giờ đang dựa vào những quyền lực sẵn có trong tay đề làm giàu. Ngày nay,
người ta đang khuyến khích “dân giàu” để cho “nước mạnh”. Nhưng sự giàu có
cần khuyến khích là sự giàu có do năng lực (trí tuệ, kinh doanh) tạo ra, chứ không
phải là bất cứ sự giàu có nào, nhất là sự giàu có do tham nhũng, ăn cắp của dân,
đầu cơ, buônlậu…Và còn đáng buồn hơn khi những quan chức ấy còn thông đồng
với những thế lực buôn bán phi pháp để chuộc lợi. Pháp luật không đụng tới họ
(một bộ phận trong bộ máy giám sát và xử lý về luật pháp cũng như dựa vào quyền
lực của mình để làm giàu). Và không ít trường hợp họ và con cái họ đang trở thành
những “ông chủ” “bà chủ” của những đơn vị kinh doanh mới, trở thành những

“nhân vật mới” có thế lực trong nền kinh tế thị trường hoặc công khai, hoặc ngấm
ngầm. Rồi nhà cửa, đất đai họ được Nhà nước giao cho sử dụng theo lối đặc quyền
đặc lợi trước đây cũng đang dần dần biến thành tài sản “hợp pháp” của họ…Đó
chính là những quyền lực chính trị rồi “đẻ ra” quyền lực kinh tế và trở thành sự
thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển đất nước, nó tạo nên những bất công
lớn, “bất bình đẳng” lớn trong xã hội hiện nay.
Hay như việc các doanh nghiệp cứ mọc như nấm sau mưa, và hệ quả để lại
là doanh nghiệp giàu thì cứ giàu mà dân nghèo thì cứ nghèo. Bởi lợi thfi doanh
nghiệp hưởng, mà trong khi đó ô nhiễm là dân gánh hết.
2.2.4 Bất bình đẳng trong giáo dục
Ở Việt Nam từ xưa đến nay, quan niệm phân biệt “trò giỏi – trò dốt”, “thông
minh – tối dạ” đã trở thành một nếp nghĩ hằn sâu trong tư duy mọi người, từ các
nhà giáo, nhà quản lý giáo dục cho đến phụ huynh học sinh.
Từ nếp nghĩ này mới sinh ra những mô hình như trường chuyên, lớp chọn (ở
bậc phổ thông), lớp “chất lượng cao” ở bậc đại học…Những học sinh lớp chọn,
trường chuyên, lớp chất lượng cao được học chương trình nâng cao với những nhà
giáo giỏi nhất, trong điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn nhiều so với các trường, lớp
“đại trà”. Vì vậy, các bậc phụ huynh thường tìm mọi cách (kể cả “chạy chọt”) để
con em mình được vào trường chuyên, lớp chọn.
Ngay trong một lớp “đại trà”, các giáo viên cũng có sự phân biệt, đánh giá
học sinh theo mức độ “giỏi – dốt”. Không ít giáo viên chỉ chú ý đến những học
sinh giỏi, chú trọng kèm cặp, bồi dưỡng những học sinh này để đi thi học sinh giỏi,
thi đại học…mà ít quan tâm đến những học sinh mà họ cho là “dốt”. Những giáo
viên này nghĩ rằng những học sinh học khá trở lên mới học hành, thi cử đỗ đạt,
thành đạt, lập nghiệp được. Còn những học sinh “dốt” thì học cũng chẳng “nên
cơm nên cháo” gì, lo kiếm xong tấm bằng rồi đi học nghề, hoặc đi làm lao động
phổ thông. Khâu phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu kém hầu như ít được quan tâm,
chỉ nêu ra cho có trong các bản báo cáo của các trường.Vì vậy, đối tượng học sinh
“dốt” bị bỏ rơi, ngày càng tụt hậu và trở nên dốt thật, không thể theo kịp bạn bè.
Nhiều em chán nản, bỏ học đi làm hoặc đi lấy chồng, lấy vợ. Hầu hết trường hợp

học sinh bỏ học đều rơi vào hoàn cảnh khó khăn, học lực quá yếu.
Gần đây, một tỉnh ở miền Trung ra một quy định “ngược đời”: yêu cầu những học
sinh lớp 9 có kết quả học tập không cao viết “bản cam kết” với nội dung “tự
nguyện không tham gia thi tuyển vào lớp 10 THPT”. Đây là một quy định cho thấy
sự phân biệt đối xử bất công, thiếu tình người của một số cán bộ quản lý giáo dục,
giáo viên.
Không chỉ vậy, bất bình đẳng cũng thể hiện ở môi trường học tập. Trường tư,
trường quốc tế với nguồn vốn đầu tư của tư nhân, cơ sở vật chất to đẹp, thu học phí
cao, dành cho con em nhà giàu. Trường công với nguồn lực hạn hẹp của ngân sách
công, điều kiện dạy và học hạn chế, học phí thấp, dành cho con em nhà nghèo. Đó
là một thực tế bất bình đẳng nhưng chưa thể xóa bỏ ngay, vì nguồn lực nhà nước
không đủ để đảm bảo điều kiện giáo dục tốt cho tất cả mọi trẻ em. Nói là bất bình
đẳng vì thực tế đó tạo ra những điều kiện và cơ hội phát triển khác nhau cho trẻ em
có nguồn gốc gia đình và nền tảng kinh tế khác nhau, khiến cho bất bình đẳng xã
hội ngày càng thêm sâu sắc.
III. GIẢI PHÁP
Bất bình đẳng hiện đang tồn tại trên rất nhiều lĩnh vực, nhưng do kiến thức còn hạn
hẹp, tôi xin đưa ra một số giải pháp cho 2 lĩnh vực chủ chốt là Kinh tế và Xã hội.
3.1. Về Kinh tế
* Cung cấp và đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ tín dụng cho người nghèo và
nông dân thông qua các hạng mục vay vốn của các ngân hàng.
* Đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn:
+ Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển mở rộng thị trường nông thôn.
Đối với trồng trọt,trồng cây đặc biệt có giá trị kinh tế-xuất khẩu cao.Về
chăn nuôi phát triển toàn diện,theo mô hìnhVAC ở quy mô gia đình và
chăn nuôi các đàn gia súc,gia cầm lớn,tận dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản…
Đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp ở
nông thôn đồng thời khôi phục và phát triển các ngành nghề cổ truyền và
mở mang thêm các ngành mới. Mở rộng thị trường nông thôn, thúc đẩy lưu

thông phân phối, giao lưu nông sản hàng hoá,
làm cầu nồi phục vụ công nghiệp,xuất khẩu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
+ Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn,
cần có sự hướng dẫn, quy hoạch và quản lý việc xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội .Nhà nước và nhân dânkết hợp xây dựng trường, trạm y
tế,chợ…để nông dân được hưởng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
+ Xây dựng các trung tâm xã hội phát triển nông nghiệp tổng hợp tại
các vùng trên cả nước. Vừa làm công tác nghiên cứu, vừa thực hiện triển khai
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các kiến thức quản lý kinh tế-xã hội cho nông
dân. Tạo điều kiện cho nông dân nắm bắt kịp thời thông tin kinh tế, chính trị.
+ Thực hiện tốt chính sách ruộng đất ,thuế và giá cả ở nông
thôn. Làm tốt chính sách ruộng đất và thuế sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát
triển sản xuất ,kinh doanh ở nông thôn ,giúp nông thôn phát triển toàn diện
vươn lên cùng với thành phố. Bên cạnh đó ,nhà nước cần có chính sách bảo
trợ giá nông sản nhất là nông sản xuất khẩu nhằm ổn định sản xuất nông
nghiệp ,tránh ảnh hưởng lớn của thị trường làm biến động giá cả.
+ Nâng cao vai trò và năng lực quản lý của cán bộ địa phương để
phát triển toàn diện nông nghiệp và nông thôn.
* Đầu tư phát triển miền núi:
- Mở rộng diện tích cây lương thực ở
vùng có điều kiện thuỷ lợi ¬
tốt ,thâm canh tăng năng suất bằng cách áp dụng những tiến bộ kỹ thuật .Mở
rộng giao lưu với các vùng để đảm bảo an toàn lương thực.
- Phát triển công nghiệp phục vụ miền núi.Công nghiệp nhỏ, thủ ¬
công nghiệp ở những vùng sâu ,vùng xa ,phát triển nông nghiệp chế biến ở
những vùng nguyên liệu.
- Gắn phát triển lâm nghiệp với công tác định canh định cư ,ổn định ¬
sản xuất và đời sống của các hộ gia đình.
- Xây dựng và phát triển thị trấn, trung tâm…để thúc đẩy và hỗ trợ ¬
vùng nông thôn miền núi phát triển. Đẩy mạnh công tác thuỷ lợi và giao

thông phục vụ sản xuất miền núi. Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên
nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịc tạo thêm nguồn thu nâng cao
thu nhập đời sốâng nhân dân.
- Phát triển mạng lưới y tế giáo dục văn hoá ở xã ,bản giúp người ¬
dân của các vùng này tiếp cạân tri thức, nâng cao thu nhập
* Phân phối thu nhập:
Để giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập thì nhà nước ta đã có chính sách
phân phối lại thu nhập bằng luật thuế thu nhập cá nhân. Theo đó những người
có thu nhập hàng tháng là 5 triệu đồng sẽ phải nộp 5% vào ngân sách nhà
nước và 10% đối với thu nhập từ 5 đến 10 triệu,
35% đối với người có thu nhập trên 80 triệu đồng. Đây là nguồn thu lớn để nhà nư
ớctăng ngân sách nhà, tạo điều kiện thực hiện các chính sách đối với người n
ghèo,người có thu nhập
thấp.
* Phân phối việc làm một cách đồng bộ, hợp lý:
Để có một xã hội bình đẳng, văn minh thì mọi người đều phải có việc làm
ổn định. Việc làm sẽ giúp người dân tạo ra thu nhập, tất cả mọi người đều có
việc làm thì tất cả mọi người sẽ có thu nhập. Có thu nhập thì sợi dây bất bình đẳng
trong thu nhập sẽ ngắn lại.
* Xóa đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu lớn của bất kỳ quốc gia nào. Xoá đói
giảm nghèo không chỉ là mục đích của nhà nước mà còn là mục đích của toàn
xã hội nhằm xóa bỏ sự phân chia giàu nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
trong xã hội.
- Cấp đất cho người nghèo, bảo vệ quyền sử dụng lâu dài ruộng đất và tư
liệu sản xuất cho người nghèo.Vì phần lớn người nghèo sống ở các vùng nông
thôn, cuộc sống của họ gắn liền với đất đai. Đối với người nghèo thì đất đai
là phương tiện quan trọng nhất và gần như duy nhất để tự tạo việc làm và thu
nhập cho bản thân và
gia đình. Bên cạnh đó cần phải thành lập các trung tâm khuyến nông ở các địa

phương để hỗ trợ người nông dân về kỹ thuật, công nghệ sản xuất từ đó nâng
cao sản lượng tăng thu nhập.
- Hoàn thiện nâng cao kết cấu hạ tầng ở các khu vực còn khó khăn tạo
điều kiện cho các vùng này giao thương với bên ngoài hình thành lưu thông
hàng hoá giữa các vùng. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các công trình thiết
yếu cho xã hội như: điện, đường, trường, trạm,nước ,chợ .
- Giúp người nghèo kế hoạch hoá gia đình để nuôi dạy, có điều kiện chăm sóc
con tốt hơn.Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đối với gia đình chính sách, gia đình thương binh liệt sỹ ,nhà nước ta nên thực
hiện nghiêm
những chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách cho người có công. Ngoài ra nhà n
ước ta nên hỗ trợ cho người khuyết tật, nạn nhân của
chất độc hoá học, các gia đình nghèo bằng rất nhiều cách khác nhau như:
miễn, giảm học phí cho con em gia đình chính sách, hỗ trợ tiền mua các công
cụ sản xuất……
3.2. Về Xã hội
* Chính phủ cần sớm nghiên cứu, ban hành chiến lược, chính sách và mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản quy
phạm pháp luật không phù hợp với các nguyên tắc bình đẳng giới. Chính phủ cần
quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan soạn thảo thực hiện nghiêm túc việc phân
tích giới, báo cáo đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật đối với nam
và nữ trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
* Cần sớm tiến hành việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động về bình đẳng giới;
tiếp tục tiến hành lồng ghép giới, đánh giá tác động giới trong các chính sách,
chương trình, đề án về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề nhằm bảo
đảm bình đẳng giới trong quá trình tổ chức thực hiện; sớm xây dựng và ban hành
bộ chỉ số bình đẳng gới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để tiến hành thống
kê, theo dõi hàng năm nhằm đánh giá sát thực trạng bình đẳng giới, tạo cơ sở cho
việc xây dựng chính sách, pháp luật.
* Để phụ nữ có quyền bình đẳng hơn, cần chú trọng các giải pháp như tạo thêm

việc làm có thu nhập cho phụ nữ, đảm bảo di cư an toàn và đầu tư vào y tế, giáo
dục chất lượng cao.
* Tăng cường công tác tuyên truyền về giới tính, nâng cao nhận thức cho các tầng
lớp nhân dân. Tuy nhiên, hình thức tuyên truyền cần phải thiết thực, phù hợp, nội
dung phong phú, hấp dẫn nhằm thay đổi hành vi của người dân.
* Với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em, con gái trong
gia đình, phụ nữ cần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết
và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới; phân công hợp lý, hướng dẫn và động
viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻ công việc gia đình, đối xử công
bằng với các thành viên nam, nữ.
* Với vai trò là công dân, phụ nữ và hội viên phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự ti, an
phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ
văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết về bình đẳng giới;
tích cực tham gia các hoạt động vì bình đẳng giới của Hội phụ nữ các cấp; lên án,
ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát thực hiện và bảo đảm
bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.
* Tạo công ăn việc làm cho phụ nữ để tăng khả năng tự trang trải và chăm lo cuộc
sống, từ đó, phụ nữ sẽ không bị phụ thuộc vào đàn ông, nâng cao tính tự trọng và
có thêm sự lựa chọn trong cuộc sống.

IV. KẾT LUẬN
Bất bình đẳng là một “bất cập xã hội” đã tồn tại từ xa xưa và đến nay nó vẫn
còn hiện hữu trong xã hội hiện đại. Có lẽ không thể kể hết những hậu quả mà nó
gây ra, nhưng để khắc phục nó cũng không thể là việc làm “một sớm một chiều”.
Con người luôn hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại, không phân biệt giai cấp,
hèn sang, một xã hội “không có quá ít người giàu và càng không có quá nhiều
người nghèo”. Đó sẽ thực sự là một quá trình dài, bền bỉ mà mỗi cá nhân bằng
năng lực, hiểu biết, ý thức trách nhiệm và tấm lòng của mình sẽ phải làm để xóa
dần đibất công bằng, bất bình đẳng xã hội, vươn tới một xã hội tốt đẹp cho thế hệ
tương lai – một xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”!

×