LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã thực hiện chính sách mở
cửa, nền kinh tế nước ta đã có nhiều biến đổi, đặc biệt kể từ khi nước ta
tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế Việt Nam đang có
những bước chuyển mình đi lên cùng nền kinh tế thế giới và thực tế cho
thấy đó là môt xu thế khách quan, đang diễn ra mang tính toàn cầu mà
không một quốc gia,một tập đoàn kinh tế hay môt công ty nào lại không tính
đến chiến lược kinh doanh của mình.
Đó là xu thế quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ,nền kinh tế thế giới phát
triển xu thế toàn cầu hoá, đem lại sức mạnh về tài chính ,tận dụng công
nghệnhằm làm giảm chi phí cho đầu tư nghiên cứu phát triển,nâng cao chất
lượngsản phẩm nhờ ứng dụng thành quả khoa học của các nước đi trước.
Xu hướng toàn câu hoá là điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh mẽ cả
hình thức, qui mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Viêt
Nam, nhưng cũng đầy thách thức khi nước ta mới tham gia vào tổ chức
thương mại thế giới,khi năng lực cạnh tranh,trình độ tổ chức,trình độ quản lý
còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh có
tác động rất lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành tăng hay giảm,
vì thế nó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh
doanh là vấn đề đang được tất cả các doanh nghiệp quan tâm.
Ngay nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và công
nghệ cộng với sự cạnh tranh trong nền kinh tế ngày càng gay gắt. Do vậy để
khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho việc mở
rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày
càng lớn. Trong nền kinh tế hiện nay hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho sản
xuất kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như: Chính
sách, chế độ quản lý của nhà nước, việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư và không
thể không kể đến tài năng trí tuệ của người lãnh đạo doanh nghiệp…Vì thế
công tác tổ chức, quản lý bảo tòan và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả có ý
nghĩa vô cùng quan trọng nó quyết định trước tiên đến sự tồn tại tiếp đó là
tới sự tăng trưởng phát triển của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết giúp
doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường.
Điều đó khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc tạo lập, bảo toàn và
sử dụng vốn sao cho có hiệu quả đối với các doanh nghiệp hiện nay. Đây
cũng là vấn đề bức xúc được các doanh nghiệp hiện nay chú trọng quan
tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả tổ chức sử
dụng vốn kinh doanh kết hợp với quá trình thực tập tại Công ty TNHH xây
dựng Đông Triều. Em xin đi sâu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề "Giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH
xây dựng Đông Triều"
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở thực tế tình hình tổ
chức sử dụng vốn kinh doanh của Nhà máy hiện nay để thấy được những
mặt đã đạt được cần phát huy đồng thời cũng thấy được những tồn tại cần
khắc phục, từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Nội dung của chuyên đề này gồm 3 chương:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH xây dựng Đông Triều
Phần 2: Thực trạng vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
TNHH xây dựng Đông Triều.
Phần 3: Một số giải pháp kinh tế tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH xây dưng Đông Triều .
Mặc dù đã dành rất nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và lý
luận còn hạn chế nên chuyền đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong được sự cảm thông và góp ý của thầy cô giáo trong bộ môn Tài
chính doanh nghiệp, của quý Công ty để đề tài của em và kiến thức về tài
chính của em được củng cố và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn./.
Phần 1
================
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐÔNG TRIỀU
1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty : Công ty TNHH xây dựng Đông Triều.
- Địa chỉ : Cầu Cầm - Đông Triều - Quảng Ninh
- Số điện thoại : 0333872171
Công ty TNHH xây dựng Đông triều được thành lập từ năm 1994
với tiền thân là xí nghiệp xây lắp Đông Triều ngành nghề chủ yếu là xây
dựng và sản xuất mộc dân dụng. Với lợi thế về địa lý và truyền thống của
xưởng mộc Cầu Cầm để lại cùng với nhu cầu thị thi trường về các loại sản
phẩm chế biến từ gỗ ngày càng tăng. Công ty TNHH xây dựng Đông Triều
sau hơn 10 năm hoạt động đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát
triển. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thực hiện đầy đủ thuế nghiã
vụ với nhà nước và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Tạo công ăn
việc làm và thu nhập ổn định cho trên 40 công nhân trên địa bàn.
Xong doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp những mặt
hàng chế biến thô chưa tao được cho mình một thương hiệu trên thị trường
khi Đảng nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh tế với cơ chế thị trường
và đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đai hoá đang tiềm ẩn những khả
năng đột phá,mở rộng qui mô sản xuất hàng hoá là một trong những vấn đề
được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu hiện nay. Nắm bắt được tình hình
với sự nhạy bén trước cơ chế thị trường,doanh nghiệp đã có định hướng và
chiến lược kinh doanh phù hợp là không mở rộng qui mô sản xuất. Trong
thời gian qua,khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng,doanh thu và
lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng đều và ổn định qua các năm.
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh số 2203000202
cấp ngày 25/08/1997 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh,ngành
nghề kinh doanh xây dựng và và sản xuất đồ gỗ dân dụng các loại.
Với mục tiêu thành lập Công ty TNHH xây dựng Đông Triều
có nhiệm vụ sau:
1.Thi công các công trình dân dụng;
2. Sản xuất chế biến gỗ;
3;Kinh doanh gỗ và nội thất;
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Là một Công ty TNHH bước vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã
khẳng định mình trên thị trường bằng uy tín và chất lượng công trình trong
lĩnh vực xây dựng. Làm được điều đó một phần là do công ty có phương
pháp, chiến lược kinh doanh, cách tổ chức quản lý kinh tế và quản lý sản
xuất hiệu quả. Trong những năm qua doanh nghiệp luôn cố gắng xây dựng
cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ,cho phù hợp với tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty,dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
TNHH Xây Dựng Đông Triều.
BẢNG 1.1 : TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
2. 2. Chức năng nhiệm vụ, nhân sự của các phòng ban, ban Giám đốc
- Cơ cấu lãnh đạo Công ty gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc.
- Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm
về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật. Giám đốc là người có quyền
điều hành cao nhất trong công ty, có quyền bổ nhiệm,miễn nhiệm các chức
danh khác hoặc kỷ luật, khen thưởng theo qui chế của công ty và theo quy
định của pháp luật.
-Thông qua phó giám đốc được Giám đốc phân công và uỷ nhiệm
quản lý, điều hành chung trong toàn công ty.
+ Là người giúp việc cho Giám đốc trong công việc.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức sản xuất an toàn lao động.
+ Tổ chức phân phối thù lao lao động.
+ Nghiên cứu áp dụng và cải tiến công nghệ sản xuất.
+ Tổ chức hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm Trước giám đốc về năng suất, chất lượng và hiệu quả
sản xuất.
- Các phòng, ban chức năng: Gồm 04 phòng, 01 Đội thi công và 01
phân xưởng sản xuất chế biến gỗ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc
cho Ban giám đốc, đảm bảo lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh được
thông suốt.
Phòng : Hành chính: Đảm nhiệm công tác phục vụ hành chính trong công
ty, thực hiện công tác thanh tra nội bộ, giải quyết các đơn thư khiếu nại của
quần chúng, bố trí xe đưa đón cán bộ phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thực hiện công tác tổ chức quản lý nhân sự, thực hiện chế độ tiền lương,
BHXH, Công tác thi đua đào tạo. Giải quyết kịp thời các chính sách, chế độ,
quyền lợi của người lao động. Thường xuyên trực tiếp đến công trường,
kiểm tra việc thực hiện kỷ luật lao động.
Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm lập và tổng hợp các kế hoạch phục vụ
cho sản xuất kinh doanh: Kế hoạch tài chính, kế hoạch sửa chữa thường
xuyên, sửa chữa lớn..vv.. theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, điều chỉnh
các kế hoạch cung ứng vật tư. Đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng
cho nhu cầu sản xuất của đơn vị, ký kết hợp đồng xây lắp công trình, kiểm
tra quản lý tiến độ, chất lượng các công trình.
Đảm bảo toàn bộ công tác kỹ thuật của công ty, chỉ đạo thi công đúng
theo thiết kế kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho các công trình của khách
hàng, chỉ đạo hoạt động công tác kỹ thuật tại các đội sản xuất, biên soạn qui
trình, định mức tiêu chuẩn kỹ thuật và công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Kiểm tra hướng dẫn thực hiện về an toàn trong toàn Công ty.
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thiết lập mạng máy tính cho toàn Công ty.
Kiểm tra trang bị, thay thế, cài đặt, sửa chữa máy tính và các thiết bị công
nghệ phục vụ công tác sản xuất kinh doanh.
Phòng : Kế toán : Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
dưới hình thái tiền tệ, tham mưu đắc lực cho Lãnh đạo Công ty thông qua
việc quản lý tình hình mua sắm, nhập - xuất vật tư thiết bị, tập hợp chi phí
sản xuất để lập báo cáo kế toán kịp thời chính xác. Lập kế hoạch tài chính
cho đơn vị, phân tích tình hình tài chính - tham mưu cho Giám đốc trong các
vấn đề tài chính để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh,
tổ chức thẩm tra quyết toán của các đội sản xuất.
- Tổ chức lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán. Cung cấp
thông tin về các số liệu tài chính kế toán cho các bộ phận có liên quan theo
qui định.
- Bảo vệ giá trị quyết toán với chủ đầu tư.
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất thi công cho các tổ
đội, phân xưởng sản xuất. Tham mưu, giúp việc Giám đốc về công tác kỹ
thuật trong hoạt động sản xuất, thi công…..
o Kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nhập kho;
o Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, kiểm tra các giai đoạn thi công
công trình.
- Nhiệm vụ chung của các phòng ban chức năng là:
+ Chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế
độ, nội qui của Công ty và chỉ thị, mệnh lệnh công tác của Giám đốc Công
ty.
+ Phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Đề xuất với Giám đốc công ty những chủ trương, biện pháp để giải
quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tăng cường công tác quản lý
đơn vị.
Đội thi công: hiện nay tại Công ty thành lập 01 đội thi công có nhiệm vụ
thực hiện thi công xây lắp các công trình theo đúng kế hoạch được giao,
đảm bảo chất lượng, kỹ thuật thi công công trình.
Phân xưởng sản xuất : Hiện nay do nhu cầu thực tế của công ty, Phân
xưỏng có 01 phân xưởng sản xuất, có nhiệm vụ sản xuất đồ gỗ dân dụng và
chế biến các loại gỗ thành phẩm: như gỗ cốt pha phục vụ xây dựng, thiết bị
văn phòng trường học, đồ dùng gia đình...
Cửa hàng: có nhiệm vụ giới thiệu và tiêu thụ một phần sản phẩm của
công ty.
1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2006 - 2008
Tổng doanh thu 01 3.296.214.250 3.560.656.000 3.805.721.000
Trong đó;
-Doanh thu hàng hoá xuất
khẩu
-Các khoản giảm trừ (03 = 05
+ 06 + 07 )
-Giảm giá hàng bán
-Hàng hoá bị trả lại.
-Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu phải nộp
2
3
5
6
7
1.Doanh thu thuần(10 = 01 -
03)
10 3.296.214.250 3.560.656.000 3.805.721.000
2.Giá vốn hàng bán 11 3.070.240.000 3.302.042.100 3.480.560.000
3.Lợi nhuận gộp (20 = 10 - 11) 20 225.974.250 258.613.900 325.161.000
4.Chi phí bán hàng 21
5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 112.350.000 126.269.000 126.269.000
6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động
SXKD [30 = 20 -(21+22) ]
30 113.624.250 132.344.900 158.892.000
7.Thu nhập hoạt động tài chính 31
8.Chi phí hoạt động tài chính 32
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động tài chính (40 = 31 - 32)
40
10.Các thu nhập bất thường 41
11.Chi phí bất thường 42
12.Lợi nhuận bất thường (50 =
41 - 42)
50
13.Tổng LNTT (60
=30+40+50)
60
14.Thuế TNDN 70 31.814.790 37.056.572 44.489.760
15.LNST(80 = 60 -70) 80 81.809.460 95.288.328 114.402.240
(Nguồn: Phòng kế toán)
BẢNG 2 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2006 - 2008
TÀI SẢN Mã
số
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ
NGẮN HẠN
100 2.279.114.540 2.395.436.540 2.614.277.328
I. Tiền 110 948.284.540 1.146.000.540. 777.934.000
1. Tiền mặt tại quỹ 111 368.000.540 668.000.540 225.800.000
2. Tiền gửi ngân hàng 112 580.284.000 478.000.000 552.134.000
3. Tiền đang chuyển 113
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
120
III. Các khoản phải thu 130 533.000.000 368.000.000 414.281.000
IV. Hàng tồn kho 140 429.830.000 590.868.000 468.789.000
V. Tài sản lưu động khác 150 368.000.000 290.568.000 503.273.328
1. Tạm ứng 151
2. chi phí trả trước 152 368.000.000 290.568.000 503.273.328
B. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI
HẠN
200 880.000.000 770.000.000 660.000.000
I.TSCĐ 210 880.000.000 770.000.000 660.000.000
1. TSCĐ hữu hình 211 880.000.000 770.000.000 660.000.000
Nguyên giá 212 1.100.000.000 1.100.000.000 1.100.000.000
Giá trị hao mòn luỹ kế 213 220.000.000 330.000.000 440.000.000
TỔNG TÀI SẢN 250 3.159.114.540 3.165.436.540 3.274.277.328
(Nguồn:Phòng kế toán)
BẢNG 3 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2006 - 2008
NGUỒN VỐN Mã
số
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 753.305.080 734.148.212 461.875.088
I. Nợ ngắn hạn 310 753.305.080 734.148.212 461.875.088
1. Vay ngắn hạn 311 256.000.000 390.000.000 200.000.000
2. Phải trả cho người bán 312 497.305.080 344.148.212 261.875.088
II. Nợ dài hạn 320
III. Nợ khác 330
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
400 2.405.809.460 2.431.288.328 2.812.402.240
I. Nguồn vốn quỹ 410 2.381.809.460 2.395.288.328 2.764.402.240
1.Nguồn vốn kinh doanh 411 2.300.000.000 2.300.000.000 2.650.000.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối 416 81.809.460 95.288.328 114.402.240
II. Nguồn kinh phí, quỹ
khác
420 24.000.000 36.000.000 48.000.000
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp
thất nghiệp
421
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 24.000.000 36.000.000 48.000.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 3.159.114.540 3.165.436.540 3.274.277.328
(Nguồn:Phòng kế toán )
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến kết
quả sản xuất kinh doanh của mình (lợi nhuận doanh nghiệp), kết quả sản
xuất kinh doanh cho biết tình hình phát triển của Công ty là hiệu quả hay
không hiệu quả?
Công ty đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển của mình? Để từ
đó có những quyết định đúng cho chặng đường trước mắt. Chính vì vậy mà
khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đối tác thì trước tiên các nhà quản lý
doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đó.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty , ta phân
tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 03 năm qua:
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tình hình hoạt động
của Công ty trong 3 năm gần đây năm nào cũng có lãi. Đây là một dấu hiệu
đáng mừng cho Công ty trong thời điểm hiện nay. Khi mà sự cạnh tranh
không ngừng hạ giá thành các công trình của các doanh nghiệp, giá bỏ thầu
liên tục bị giảm. Trong hoàn cảnh đó không ít các doanh nghiệp đã cố gắng
đánh tụt giá thầu để nhận về mình những khoản thầu thật thấp, để rồi lại để
thua lỗ vì không có khả năng thực hiện các dự án với mức thầu thấp như
vậy.
Mặc dù trong ba năm 2006, 2007, 2008 đều có lãi song nhìn chung giá trị
đều tăng qua các năm. Ta cũng có thể nhận thấy sự khó khăn trong thời
điểm hiện nay điều này khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế tính trên doanh thu
qua các năm đều tăng.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 là 0,64%, giảm 0,23% so với
năm 200 (0,87%), năm 2007 là 0,52%, giảm 0,34% so với năm 2006
(0,87%). Vì vậy không phải Công ty đạt được chỉ tiêu luôn có lợi nhuận đã là
một thành công lớn, theo hai biểu trên ta có thể thấy rằng mặc dù doanh thu
của những năm qua tăng rất mạnh từ 23.493.932 triệu đồng (2006) lên đến
47.165.650 triệu đồng (2007), nhưng lợi nhuận trước thuế lại không tăng lên
với cùng tốc độ đó. Lợi nhuận năm 2007 chỉ là 247.557 triệu đồng trong khi
đó ngay năm 2006 lợi nhuận của Công ty đã là 203.707 triệu đồng, tức lợi
nhuận trước thuế năm 2007 chỉ tăng 21,53% so với năm 2006 trong khi
doanh thu tăng gấp đôi (100,76%). Điều này là chứng chi phí tăng lên gấp
nhiều lần do lạm phát, giá cả đầu vào tăng cao…
Vấn đề ở đây chính là các nhà thầu hiện nay đang tự đưa mình vào thế
bế tắc khi bỏ giá thầu quá thấp, và Công ty không thể không bị cuốn vào
guồng quay đó. Dẫn tới một số công trình thực chi vượt quá kế hoạch chi
phí, lỗ so với bản khoán mà Công ty giao cho đội điều này thực sự không chỉ
là vấn đề riêng của Công ty mà là vấn đề chung của tất cả các nhà thầu xây
lắp hiện nay.
Mặc dù Công ty gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng lợi nhuận nhưng
nhà máy vẫn đảm bảo mức thu nhập tăng tương đối, cụ thể mức lương bình
quân tháng của cán bộ công nhân viên trong các năm như sau: năm 2008:
1,5 triệu đồng/tháng/người, năm 2007 là 1.800.000đ/tháng/người và năm
2008 là 2.000.000đ/tháng/người.
Vậy trong tình hình đó thì cơ cấu vốn kinh doanh của công ty là như thế
nào? Chúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của Công ty như thế
nào? Ta sẽ xem xét ở phần dưới đây.
BẢNG1.5 : KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng TSLĐ 2.279.114.540 2.395.436.540 2.614.277.328
Tổng TSCĐ 880.000.000 770.000 660.000.000
Tổng TS 3.159.114.540 3.165.436.540 3.274.277.328
Tổng nợ phải trả 753.305.080 734.148.212 461.875.088
Tổng NVCSH 2.405.809.460 2.431.288.328 2.812.402.240
Tổng nguồn vốn 3.159.114.540 3.165.436.540 3.274.277.328
Doanh thu thuần 3.296.214.250 3.560.656.000 3.805.721.000
Giá vốn hàng bán 3.070.240.000 3.302.042.100 3.480.560.000
Lợi nhuận gộp 225.974.250 258.613.900 325.161.000
Chi phí BH + CPQL 112.350.000 126.269.000 166.269.000
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 113.624.250 132.344.900 158.892.000
Lợi nhuận HĐTC 0 0 0
Chi phí tài chính 0 0 0
Tổng thu nhập trước thuế 113.624.250 132.344.900 158.892.000
Thuế TNDN 31.814.790 37.056.572 44.489.760
Lợi nhuận sau thuế 81.809.460 95.288.328 114.402.240
Thu nhập BQ của CNV 1 người/tháng 1.500.000 1.800.000 2.000.000
(Nguồn:Phòng kế toán )
Qua biểu trên ta thấy, tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các
năm, đạt mức tăng là 264.441.750đồng, tương ứng 108% (năm 2007 so với
năm 2006) và tăng 245.065.000đồng, tương ứng 106% (năm 2008 so với
năm 2007).
Như vậy, tổng doanh thu của Công ty tăng đều trong 03 năm qua cho
thấy Công ty luôn sản xuất kinh doanh vượt mức kế hoạch năm trước.
Qua phân tích ở trên cho ta thấy lợi nhuận gộp của Công ty tăng ổn định
và đều qua các năm. Giá vốn hàng bán năm 2007 so với năm 2006 tăng
231.802.100 đồng, tương ứng 107,5%, năm 2008 so với năm 2007 tăng
178.517.900 đồng, tương ứng105 %. Đồng thời chi phí bán hàng và chi phí
quản lý cũng tăng lên. Năm 2007 tăng 13.919.000 đồng so với năm 2006
tương ứng với 12,3%, năm 2008 tăng 40.000.000 đồng so với năm 2007,
tương ứng với 31,6%. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm
2007 tăng 13.478.868đồng so với năm 2006 tương ứng với 16,5%, năm
2008 tăng 19.113.912 đồng so với năm 2007 tương ứng với 20%.
Qua Bảng số liệu trên ta thấy tuy rằng chi phí (năm 2008 so với năm
2007) tvà (năm 2007 so với năm 2007) tăng lên,nhưng lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh lại tăng tương đối đều so với chi phí. Điều đó
chính tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển nhưng hiệu
quả chưa cao.
Nhìn chung những kết quả mà Công ty đạt được là khả quan. Đạt được
kết quả như vậy là do tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn Công
ty đã cố gắng không mệt mỏi trong việc cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao
năng suất lao động và kiện toàn bộ máy quản lý.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐÔNG TRIỀU
2.1. Phân tích thực trạng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
BẢNG 2.5 : BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
(+,-) % (+,-) %
A.Nợ
phải trả
753.305.080 734.148.212 461.875.088 -19.15
6.868
97,4 -272.2
73.124
62,9
I.Nợ
ngắn
hạn
753.305.080 734.148.212 461.875.088 -19.15
6.868
97,4 -272.2
73.124
62,9
1.Vay
ngắn
hạn
256.000.000 390.000.000 200.000.000 134.000.000 152,3 -190.0
00.000
51,2
2.Phải
trả
người
bán
497.305.080 344.148.212 261.875.088
B.Nguồn
vốn chủ
sở hữu
2.405.809.46
0
2.431.288.32
8
2.812.402.240 25.478.868 101 381.113.
912
115,
6
I.Nguồn
vốn quỹ
2.405.809.46
0
2.431.288.32
8
2.812.402.240 25.478.868 101 381.113.
912
115,
6
1.Nguồn
vốn kinh
doanh
2.300.000.00
0
2.300.000.00
0
2.650.000.000
0
100 350.000.
000
115,
2
2.Lợi
nhuận
81.809.460 95.288.328 114.402.240 13.478.868 116,4 19.113.9
12
120
chưa
phân
phối
II. Nguồn
kinh phí,
quỹ khác
24.000.000 36.000.000 48.000.000 12.000.000 150 12.000.0
00
133,
3
TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng TÀI SẢN 3.159.114.540 3.165.436.540 3.274.277.328
Tài sản lưu động 2.279.114.540 2.395.436.540 2.614.277.328
Tài sản cố định 880.000.000 770.000.000 660.000.000
2 Tổng doanh thu 3.296.214.250 3.560.656.000 3.805.721.000
3 Lợi nhuận sau thuế 81.809.460 95.288.328 114.402.240
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua ta thấy tổng vốn kinh doanh của Công ty tại ngày 31/12/2007 là
2.279.114.540 VNĐ. Trong đó VCĐ là 111.056.819.833đ, VLĐ là
62.443.145.101đ. Tổng vốn này được hình thành từ 2 nguồn sau:
Vốn Chủ sở hữu là 31.969.900.013đ và Nợ phải trả là 141.530.064.921đ
Như vậy VKD của công ty đã tăng từ 140.721.386.166đ ở đầu năm 2007
lên 173.499.964.934đ ở cuối năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,29%.
Vốn lưu động của Công ty thì giảm đi nhưng Vốn cố định thì lại tăng lên. Cụ
thể như sau:
VLĐ ở đầu năm 2007 là 91.651.913.902đ chiếm tỷ trọng là 65,13% trong
tổng vốn kinh doanh, cuối năm 2007 VLĐ giảm 29.208.768.801đ còn
62.443.145.101đ chiếm tỷ trọng 35,99% trong tổng VKD, tương ứng với tỷ
lệ giảm là 31,87% và tỷ trọng giảm 29,14% (từ 65,13% đầu năm xuống còn
35,99% cuối năm). Vốn lưu động giảm chủ yếu là do giảm về các khoản phải
thu, giảm 27.291.107.478đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 53,55% mà đây là
khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ của Công ty. Tiếp đến là
sự sụt giảm về tiền, giảm 3.789.711.196đ so với đầu năm tương ứng tỷ lệ
giảm 33,75% . Hàng tồn kho và tài sản lưu động khác tăng nhưng khoản này
lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bởi thế tổng vốn lưu động vẫn giảm.
VCĐ ở cuối năm 2007 là 111.056.819.833đ tăng 61.987.347.569đ so với
đầu năm (49.069.472.264đ) với tỷ lệ tăng là 126,33%, về tỷ trọng trong VKD
thì vốn cố định cũng tăng 29,14% (từ 34,87% lên 64,01%). Hơn nữa chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng lên đáng kể, đầu năm chi phí XD cơ
bản dở dang là 29.421.825.130đ đến cuối năm con số này lên tới
91.258.700.190đ tăng tới 210,17%. Do đó dù VLĐ của công ty giảm trong kỳ
nhưng VCĐ lại tăng lên rất lớn nên tổng vốn kinh doanh của công ty cuối kỳ
vẫn tăng 23,29%.
Như vậy ta thấy Công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh so với năm
trước. Theo số liệu về cơ cấu VKD đã cho chúng ta thấy rằng Công ty CP
NTV đã chủ động được trong dự đoán về đơn đặt hàng. Công ty có những
đơn đặt hàng đều đặn trong khi trong cơ chế hiện nay có rất nhiều các
doanh nghiệp cạnh tranh trong đấu thầu, ép giá trong đấu thầu.
Cơ cấu vốn kinh doanh chịu ảnh hưởng từ sự biến động của nguồn hình
thành vốn, cụ thể như sau:
Đầu năm 2007 Nợ phải trả của Công ty là 116.229.656.414đ. Cuối năm
2007 nợ phải trả của Công ty tăng lên 25.300.408.507đ với tỷ lệ tăng là
21,77% (141.530.064.921đ), Nợ phải trả cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn (đầu năm: 82,6%, cuối năm: 81.57%)
Nợ phải trả tăng là do Nợ ngắn hạn tăng. Đầu năm 2007 nợ ngắn hạn
chiếm 6,65% trong tổng nợ và cuối năm con số này lên tới 8,69%. Nợ dài
hạn của công ty cũng tăng 19,1% và chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng
nợ trong tổng nợ. Đầu năm 2007 Nợ dài hạn của công ty là
108.501.000.000đ, đến cuối năm con số này lên tới 129.227.718.000đ
Cuối năm vốn Chủ sở hữu của Công ty cũng tăng lên đáng kể với tỷ lệ
tăng là 30,53% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu có tỷ trọng không lớn, chỉ
chiếm 17%-18% trong tổng nguồn vốn kinh doanh.
Tóm lại, qua xem xét biểu 2 ta thấy:
- Về cơ cấu vốn kinh doanh: Tại thời điểm đầu năm 2007 VCĐ (34,87%)
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn VLĐ nhưng đến cuối năm 2007 thì VCĐ(64,01%) lại
chiếm tỷ trọng lớn hơn VLĐ(35,99%). Với hình thức hoạt động là một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thì với cơ cấu vốn như vậy có thể nói là hợp lý.
Tổng vốn kinh doanh của Công ty về cuối năm tăng lên cho thấy Công ty đã
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Về tổ chức nguồn vốn: Vốn CSH cuối năm 2007 có xu hướng tăng so
với đầu năm và nợ phải trả cũng tăng lên. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn
hơn VCSH trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2007, tỷ trọng NPT là 81,57%.
Điều này cho thấy công ty tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính nhưng điều đó
cũng có nghĩa là độ rủi ro tài chính của Công ty cũng tăng lên.
Trên đây là những khái quát về tình hình cơ cấu và nguồn hình thành
VKD của Công ty. Để xét xem cơ cấu VKD đó có phù hợp với nguồn tài trợ
của nó hay không, có đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho Công ty hay
không ta đi nghiên cứu cơ cấu nguồn tài trợ của Công ty:
Biểu 03: Cơ cấu nguồn tài trợ của nhà máy trong 2 năm 2007 và 2008
Chỉ tiêu Tài sản ngắn
hạn
Tài sản dài
hạn
Nguồn vốn tạm
thời
Nguồn vốn thường
xuyên
Năm
2006
65,13% 34,87% 6,65% 93,35%
Năm
2007
35,99% 64,01% 8,69% 91,31%
Nhìn vào bảng ta thấy: Nguồn vốn thường xuyên của Công ty chính
là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Năm 2006, nguồn vốn thường
xuyên chiếm tới 93,35% tổng vốn kinh doanh, trong khi đó tài sản dài hạn chỉ
chiếm 34,87% tổng vốn, do đó doanh nghiệp có thể yên tâm về nguồn trả
nợ. Cuối năm 2007, nguồn vốn thường xuyên vẫn chiếm 91,31% và đủ tài
trợ cho tài sản dài hạn nhưng tài sản dài hạn đã tăng lên 64,01% do đó
doanh nghiệp phải có kế hoạch cân đối cơ cấu nhằm đảm bảo khả năng
thanh toán nợ và tránh những rủi ro tài chính tiềm tàng. Ta sẽ nghiên cứu
các chỉ tiêu phản ánh tình trạng nợ và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh
toán của Công ty.
* Các chỉ tiêu năm 2008
BẢNG 2.12 : PHÂN TÍCH HỆ SỐ NỢ TỔNG TÀI SẢN
Năm Nợ phải trả Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ TTS Hệ số
nợ vốn
2006 753.305.080 3.159.114.540 2.405.809.460 23,84 31,31
2007 734.148.212 3.165.436.540 2.431.288.328 23,19 30,19
2008 461.875.088 3.274.277.328 2.812.402.240 14,1 16,42
(Nguồn:Phòng kế toán)
Nợ phải trả
Hệ số nợ = ––––––––––
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn kinh doanh công ty đang sử dụng
có 0,8157 đồng vốn vay (thời điểm cuối năm) hay 0,8260 đồng vốn vay (thời
điểm đầu năm).
Vốn CSH
Hệ số VCSH = ––––––––––
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng Vốn kinh doanh công ty đang sử
dụng thì có 0,1843 đồng VCSH (thời điểm cuối năm) hay 0,1740đ (thời điểm
đầu năm).
Vốn CSH
Hệ số đảm bảo nợ = ––––––––––––
Nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nợ vay được đảm bảo bằng 0.2259đ
VCSH (cuối năm) hay 0,2107đ ( đầu năm)
Các chỉ tiêu trên cho thấy:
- Hệ số nợ của Công ty cuối năm 2007 giảm hơn so với thời điểm đầu
năm (0.0103) tức cứ 1 đồng VKD ở cuối năm 2007 thì vốn vay giảm 0,0103đ
so với đầu năm.
- Hệ số vốn CSH cuối năm lại tăng so với đầu năm 0,0103. Có thể nói
khả năng tự chủ của Công ty cuối năm 2007 vững hơn đầu năm mặc dù vốn
CSH tăng không đáng kể.
- Hệ số đảm bảo nợ cuối năm 2007 là 0,2259 tăng so với đầu
năm(0,2107) là 0,0152. Nghĩa là về cuối năm 2007, cứ 1 đồng vốn vay
tương ứng có 0,2259đồng vônCSH đảm bảo, tăng 0,0152 đồng so với đầu
năm. Tuy nhiên hệ số này ở cả đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1 cho
thấy nguy cơ rủi ro tài chính của công ty rất cao nhưng ngược lại công ty lại
có thể tận dụng được đòn bẩy tài chính. Nhìn vào biểu 01 ta thấy mức sinh
lời của tài sản mà Công ty đạt được trong 2 năm 2006 và 2007 cũng rất
khiêm tốn (năm 2006 đạt 0,3%, năm 2007 đạt 0,17%) do đó công ty phải
thận trọng và củng cố sự an toàn về tài chính.
Tóm lại ta nhận xét như sau:
Tại thời điểm 31/12/2007 Vốn kinh doanh của Công ty tăng 23,29% so với
đầu năm chứng tỏ công ty đã cố gắng vượt qua khó khăn và mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh với tốc độ nhỏ. Tỷ lệ nợ phải trả cũng tăng 21,77%
cho thấy Công ty đang tận dụng tối đa lợi ích đòn bẩy tài chính.
Để có cái nhìn thực tế hơn về tình hình nợ phải trả của Công ty ta sẽ xem
xét thực trạng đó như thế nào và tỷ lệ cũng như tỷ trọng từng khoản nợ.
Biểu 02 cho ta thấy như sau:
Nợ phải trả của Công ty ở thời điểm 31/12/2006 là 116.229.656.414đ thì
đến 31/12/2007 là 141.530.064.921đ tăng 25.300.408.507đ với tỷ lệ tăng là
21,77%. Nợ phải trả tăng lên là do một số nguyên nhân sau:
Nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2006 là 7.728.656.414đ thì đến cuối
năm 2007 con số đó là 12.302.346.921đ, tăng 4.573.690.507đ với tỷ lệ tăng
là 59,18% .
Nợ ngắn hạn tăng là do:
+ Khoản phải trả người bán tăng 967.056.469đ với tỷ lệ tăng 26,17%, đây
là khoản ta có thể chiếm dụng mà không phải trả bất kỳ khoản chi phí sử
dụng vốn nào, công ty nên tận dụng.
+ Khoản phải trả công nhân viên cũng tăng lên gấp đôi và các khoản phải
trả phải nộp khác tăng tới 87,2%.
+ Nợ dài hạn tăng 19,1%. Điều đáng lưu ý là nợ dài hạn chiếm trên 90%
trong tổng nợ.
Như vậy, nhìn chung cơ cấu vốn hiện tại vẫn mang lại hiệu quả tốt cho Công
ty tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý để tránh những rủi ro tài chính.
2.2. Thực trạng vốn cố định và hiệu quả vốn cố định của công ty
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định còn TSCĐ là hình
thái hiện vật của VCĐ nên việc nghiên cứu TSCĐ là nghiên cứu VCĐ. VCĐ
có được sử dụng tối đa hay chưa được khai thác triệt để được bảo đảm và
phát triển hay không, được tổ chức và quản lý hợp lý hay không đều phụ
thuộc vào việc sử dụng tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Biểu 04: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2008
Khoản mục Nhà cửa Máy móc
thiết bị
Dụng cụ
quản lý
Tổng cộng
1. Nguyên giá TSCĐ HH
SD đầu năm
181.179.233
436.567.495
2.730.098
620.476.827
Mua trong năm
153.472.509
153.472.509
SD cuối năm
181.179.233
590.040.004
2.730.098
773.949.336
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
SD đầu năm
(5.971.032)
(14.387.734)
(89.974)
(20.448.741)
KH trong năm
(876.000)
(2.110.800)
(13.200)
(3.000.000)
SD cuối năm
(6.847.032)
(16.498.534)
(103.174)
(23.448.741)
3. Giá trị còn lại của TSCĐ
tại ngày đầu năm
175.208.201
422.179.761
2.640.124
600.028.086
tại ngày cuối năm
174.332.201
573.541.470
2.626.924
750.500.595
4. TSCĐ vô hình
Nguyên giá
19.047.619.048
Giá trị hao mòn luỹ kế
Từ bảng trên ta thấy nguyên giá TSCĐHH đến thời điểm cuối năm là
773.949.336đ, nguyên giá TSCĐHH được sử dụng hoàn toàn vào việc sản
xuất kinh doanh, Công ty không có tài sản không cần dùng hay chưa cần
dùng. Nhà máy đã sử dụng tối đa TSCĐ vào sản xuất kinh doanh làm giảm
đi hao mòn vô hình.
- Thời điểm đầu năm nguyên giá TSCĐHH là 620.476.827đ trong đó
Nhà cửa là 181.179.233 đ chiếm tỷ trọng 29,2% tổng nguyên giá
TSCĐHH
Máy móc thiết bị là 436.567.495đ chiếm tỷ trọng 70,36% tổng nguyên giá
TSCĐHH
Thiết bị dụng cụ quản lý 2.730.098đ chiếm tỷ trọng 0,44%
- Thời điểm cuối năm nguyên giá TSCĐHH của Công ty là 773.949.336đ
tăng so với năm 2006 là 150.472.509đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20% trong
đó tăng chủ yếu là về máy móc thiết bị.
- Tài sản cố định hữu hình là 19.047.619.048đ không tăng trong năm.
Tóm lại năm 2007 Công ty đã chú trọng đầu tư thêm TSCĐ phục vụ sản
xuất kinh doanh cụ thể là các máy móc thiết bị thi công phục vụ sản xuất.
Tuy tỷ lệ tăng vẫn còn thấp nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt trong công tác
quản lý cũng như chính sách kinh doanh của Công ty.
Để biết rõ hơn năng lực sản xuất của TSCĐ chúng ta phải đi nghiên cứu
xem TSCĐ của Công ty còn giá trị như thế nào, đã khấu hao hết hay chưa,
mức khấu hao hiện nay như thế nào, giá trị còn lại nhiều hay ít...
Biểu 05: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ năm 2007
Khoản mục Giá trị còn lại trên nguyên giá
Đầu năm Cuối năm
Nhà cửa 96,70% 96,22%
Máy móc thiết bị 71,55% 97,20%
Thiết bị quản lý 96,70% 96,22%
TSCĐ vô hình 100% 100%
Tổng TSCĐ 96,53% 96,97%
Giá trị còn lại của TSCĐ của Công ty ở thời điểm 31/12/2007 là
19.798.119.643đ còn 96,97% trên nguyên giá TSCĐ.
Như vậy có thể nói giá trị còn lại của TSCĐ vẫn có khả năng sử dụng tốt,
thậm chí một số thiết bị còn được đầu tư mới. Tuy nhiên Công ty vẫn nên
chú ý đầu tư đổi mới TSCĐ để đảm bảo chất lượng của sản phẩm và duy trì
sự ổn định lâu dài.
Qua sự tìm hiểu về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cộng với việc phân tích
ở biểu 04 đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sử dụng TSCĐ
của Công ty. Với tình hình đầu tư vào TSCĐ của Công ty như trên thì yêu
cầu đặt ra là làm sao trong những năm tới đây Công ty phải khai thác tối đa
năng lực sản xuất của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
VCĐ của Công ty. Để làm được điều này thì chúng ta phải đi nghiên cứu
hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong năm 2007 được đánh giá qua một
số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh với năm 2006.
Biểu 6: Hiệu quả sử dụng VCĐ hai năm 2007-2008
Đơn vị tính:
1000đ
Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch