Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân tại Nha Trang bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 119 trang )


i





PHẠM THỊ TUYỀN


ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ VỀ
AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯ DÂN TẠI NHA TRANG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT DÙNG BẢNG CÂU HỎI


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN


GVHD : TS. NGUYỄN THUẦN ANH




Nha Trang, tháng 07 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
o0o

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Trước hết,
em xin cảm ơn cha mẹ và người thân. Những người luôn bên cạnh, ủng hộ, tạo điều
kiện cho em theo đuổi sự nghiệp học tập và vượt qua mọi khó khăn trong suốt thời
gian học đại học.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban
Chủ nhiệm Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Phòng đào tạo và các thầy cô khoa Công
Nghệ Thực Phẩm với sự kính trọng, sự tự hào được học tập và nghiên cứu tại
trường trong những năm qua.
Sự biết ơn sâu sắc nhất em xin được dành cho cô: TS. Nguyễn Thuần Anh -
Trưởng bộ môn QLCL&ATTP – Khoa Công Nghệ Thực Phẩm - Trường Đại học Nha
Trang đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Cuối cùng, em xin cảm ơn bạn bè của em đã động viên và sát cánh cùng với
em trong thời gian làm đồ án.

Sinh viên
Phạm Thị Tuyền




ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2

1.1. Tình hình an toàn thực phẩm thủy sản trong nước 2
1.2. Tổng quan chuỗi cúng ứng thủy sản Viêt Nam 5
1.2.1. Vị thế chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam trên thế giới 5
1.2.2. Tình hình chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam 6
1.3. Tình hình hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa 11
1.4. Tình hình hoạt động các cảng cá ở thành phố Nha Trang 18
1.5. Tình hình hoạt động khai thác tại các cảng cá thành phố Nha Trang 19
1.6. Tổng quan về phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi 24
1.6.1. Giới thiệu về phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi 24
1.6.2. Phương phỏng vấn trực tiếp (Personal interview) 25
1.6.2.1. Ưu nhược điểm của phương pháp 25
1.6.2.2. Những điều cần lưu ý trong quá trình phỏng vấn 26
1.7. Tổng quan các công cụ quản lý chất lượng 26
1.7.1. Bảy công cụ quản lý chất lượng 26
1.7.2. Biểu đồ nhân quả ( Cause and Effect Diagram) 28
1.7.2.1. Giới thiệu về biểu đồ nhân quả 28
1.7.2.2. Cách thành lập biểu đồ xương cá 29
1.7.2.3. Ứng dụng của biểu đồ nhân quả 30
1.7.2.4. Ưu và nhược điểm của biểu đồ xương cá 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32

iii
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 32
2.2.2. Đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm 34
2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá 34
2.2.2.2. Lấy mẫu 34
2.2.3. Đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ về vấn đề ATTP của ngư dân
tại Nha Trang 34

2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đánh giá 34
2.2.3.2. Lấy mẫu 38
2.2.4. Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải
sản sau thu hoạch 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Kết quả điều tra ngư dân 41
3.1.1. Thông tin cá nhân 41
3.1.2. Thông tin liên quan đến các yêu cầu, quy định sức khỏe cho ngư dân 43
3.1.3. Thông tin về kiến thức an toàn thực phẩm của ngư dân 48
3.1.4. Thông tin về kĩ năng thực hành vệ sinh của ngư dân 58
3.1.5. Kết quả điều tra thông tin về thái độ đối với vấn đề an toàn thực
phẩm của ngư dân 66
3.2. Kết quả đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm 70
3.3. Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hải sản sau thu
hoach sau thu hoạch 78
3.3.1. Nguyên nhân từ kiến thức ATTP hạn chế: 79
3.3.2. Nguyên nhân từ thái độ đối với vấn đề ATTP 80
3.3.3. Nguyên nhân từ kĩ năng vệ sinh 80
3.3.4. Nguyên nhân từ điều kiện ATTP tại cảng cá 81
CHƯƠNG 4: KẾT LUẦN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
An toàn thực phẩm
DN

Doanh nghiệp
DNCBTS
Doanh nghiệp chế biến thủy sản
DNVN
Doanh nghiệp Việt Nam
EU
Liên minh châu Âu
VSV Vi Sinh Vật
HTX
Hợp tác xã
NAFIQAD
Cục Quản lý chất Nông Lâm Sản và Thủy sản
SSOP
Quy phạm vệ sinh
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XNK
Xuất nhập khẩu





v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu phân bố tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hòa năm 2013 11
Bảng 1.2: Đặc điểm các loại hình nghề khai thác 13
Bảng 1.3: Cơ cấu nghề khai thác hải sản theo công suất ở tỉnh Khánh Hòa 17
Bảng 1.4: Cơ cấu phân bố tàu thuyền theo công suất tại thành phố Nha Trang 19

Bảng 1.5: Cơ cấu nghề khai thác hải sản theo công suất ở thành phố Nha Trang 20
Bảng 2.1: Cơ cấu tàu thuyền phân chia theo công suất (50CV-<4000) ở thành
phố Nha Trang 38
Bảng 2.2: Bảng kết quả lấy mẫu theo công suất tàu 39
Bảng 3.1: Bảng đánh giá điều kiện ATTP tại các cảng cá ở thành phố Nha Trang 72
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả 78





vi

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng thủy sản 7
Hình 1.2. Sơ đồ quản lý tổ chức cán bộ tại các cảng 18
Hình 3.1. Kết quả điều tra thông tin độ tuổi lao động của ngư dân 41
Hình 3.2. Kết quả điều tra thông tin về độ tuổi lao động của ngư dân 42
Hình 3.3. Kết quả điều tra thông tin về học vấn của ngư dân 42
Hình 3.4. Kết quả điều tra hiểu biết của ngư dân về các yêu cầu, quy định của
ngành y tế về vệ sinh 43
Hình 3.5. Kết quả điều tra nhận định của các ngư dân về hệ thống giám sát y tế 44
Hình 3.6. Kết quả điều tra nhận định của ngư dân vệ hoạt động kiểm tra, giám
sát của hệ thống y tế 45
Hình 3.7. Kết quả điều tra nhận định của ngư dân về hoạt động tập huấn, tư
vấn về đảm bảo ATTP khi tiếp xúc với hải sản 45
Hình 3.8. Kết quả điều tra nhận định của ngư dân về hoạt động khuyến khích
báo cáo cho người quản lý khi bị bệnh 46
Hình 3.9. Kết quả điều tra ý thức tiếp xúc với hải sản khi có các triệu chứng
tiêu chảy hoặc ói mửa của ngư dân 47

Hình 3.10. Kết quả ý thức tiếp xúc với hải sản khi bị đứt tay hoặc vết bỏng có
mủ trên tay và cổ tay 47
Hình 3.11. Kết quả điều tra kiến thức của ngư dân về hoạt động của VSV khi
nguyên kiệu được bảo quản bằng nước đá 49
Hình 3.12. Kết quả điều tra kiến thức của ngư dân về biểu hiện hải bị hư hỏng
do vi khuẩn 50
Hình 3.13. kết quả điều tra kiến thức của ngư dân về khả năng phát triển của
VSV gây bệnh trong nguyên liệu về hiệt độ môi trường và thời gian dài 50
Hình 3.14. Kết quả điều tra hiểu biết của ngư dân về sự phát triển của VSV ở
nhiệt độ thường 51

vii
Hình 3.15. Kết quả điều tra kiến thức sử dụng nhiệt độ tốt nhất để bảo quản
nguyên liệu hải sản của ngư dân 52
Hình 3.16. Kết quả điều tra kiến thức kiểm tra nhiệt độ bảo quản nguyên liệu
hải của ngư dân 53
Hình 3.17. Kết quả điều tra kiến thức rửa tay giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm
VSV đối với nguyên liệu hải sản của ngư dân 54
Hình 3.18. Kết quả điều tra kiến thức của ngư dân khi bị bệnh ngoài da 55
Hình 3.19. Kết quả điều tra kiến thức nước đá không sạch có khả năng lây
nhiễm VSV có hại đến nguyên liệu hải sản 56
Hình 3.20. Kết quả điều tra kiến bảo quản nguyên liệu hải sản của ngư dân 56
Bảng 3.21. Kết quả điều tra kiến thức sử dụng chất hóa chất/ chất kháng sinh
để bảo quản nguyên liệu của ngư dân 57
Hình 3.22. Kết quả điều tra kĩ năng vệ sinh của ngư dân trước khi tiếp xúc với
nguyên liệu hải sản 58
Hình 3.23. Kết quả điều tra kĩ năng vệ sinh của ngư dân sau khi tiếp xúc với
nguyên liệu hải sản 59
Hình 3.24. Kết quả điều tra kĩ năng vệ sinh tay của ngư dân sau khi chạm vào
tai, tóc, mủi 60

Hình 3.25. Kết quả điều tra kĩ năng vệ sinh tay của ngư dân sau khi ho, hắt
hơi, sử dụng găng tay/ khăn giấy 1 lần 60
Hình 3.26. Kết quả điều tra ngư dân ăn uống trong khu vực làm việc 61
Hình 3.27. Kết quả điều tra kĩ năng sử dụng găng tay sạch khi tiếp xúc với hải
sản của ngư dân 62
Hình 3.28. Kết quả điều tra ngư dân sử dụng quần áo bảo hộ sạch sẽ khi tiếp
xúc hoặc phân phối nguyên liệu hải sản 63
Hình 3.29. Kết quả điều tra ngư dân vệ sinh trang thiết bị dụng cụ và bề mặt
trước và sau khi sử dụng 64
Hình 3.30. Kết quả điều tra ngư dân vệ sinh vệ sinh thiết bị dụng cụ và bề mặt
sau khi tiếp xúc với các đối tượng có khả năng nhiễm bẩn 65

viii
Hình 3.31. Kết quả điều tra ngư dân sử dụng chất tẩy rửa, chất khử trùng để
rửa rổ và các dụng cụ chứa đựng hay không 65
Hình 3.32. Kết quả điều tra thái độ về trách nhiệm công việc về xử lý thực
phẩm an toàn của ngư dân 66
Hình 3.33. Kết quả điều tra thái độ vệ sinh dụng cụ gần nơi có nguyên liệu hải sản 67
Hình 3.34. Kết quả điều tra thái độ về việc làm lạnh nguyên liệu hải sản trong
quá trình bảo quản của ngư dân 68
Hình 3.35. Kết quả điều tra về thái độ của ngư dân việc cần được trang bị
nhiều hơn kiến thức về an toàn thực phẩm 68
Hình 3.36. Kết quả điều tra thái độ của ngư dân về việc đánh giá tình trạng sức khỏe 69
Hình 3.37. Kết quả điều tra thái độ của ngư dân về tình trạng sức khỏe 70
Hình 3.38. Sơ đồ khung xương cá minh họa các nguyên nhân chính ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch 79
Hình 3.39. Sơ đồ khung xương cá minh họa một số nguyên nhân từ ngư dân
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau thu hoạch 83
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nội dung nhiên cứu 33




1

LỜI MỞ ĐẦU
Với đường bờ biển dài 3.200 km; Việt Nam có vùng đặt quyền kinh tế trên
biển rộng 1 triệu km
2
. Vị trí địa lý thuận lợi giúp Việt Nam có lợi thế thuận lợi để
phát triển ngành khai thác thủy sản, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn (tăng
gấp 5,1 lần so với năm 1990, bình quân tăng 8,49%/năm), trong đó sản lượng khai
thác thủy sản đạt trên 2,2 triệu tấn (tăng gấp 3,1 lần so với năm 1990, bình quân
tăng 5,83%/năm). Sản lượng khai thác thủy sản ngày càng tăng nhưng chất lượng
sản phẩm thu hoạch của các tàu khai thác xa bờ còn ít được cải thiện. Ngày nay,
nhu cầu sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm là nhu cầu cấp thiết.
Đặt biệt là các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Bắc mỹ và Nhật Bản
đòi hỏi phải đáp ứng các nhu cấu khắc khe về chất lượng.
Đứng trước tình hình đó thì việc tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra vấn đề
không đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm sau thu hoạch của các tàu khai
thác xa bờ là vô cùng quan trọng. Hiện nay, đa số các tàu khai thác xa bờ của nước
ta vẫn chưa được trang bị thiết bị bảo quản lạnh thích hợp cho việc khai thác dài
ngày trên biển đồng thời hoạt động khai thác của ngư dân trong những chuyến đí
biển vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm trên các
tàu khai thác là rất cao. Được sự phân công của Khoa công nghệ thực phẩm tôi đã
thực hiện đề tài: “Đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của
ngư dân tại Nha Trang bằng phương pháp khảo sát dùng bảng câu hỏi” với các nội
dung thực hiện đề tài bao gồm:
1. Đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cảng cá tại Nha Trang

2. Đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ về an toàn thực phẩm của ngư dân
tại Nha Trang
3. Xác định các nguyên nhân từ các ngư dân khai thác hải sản và các cảng
cá tại Nha Trang ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hải sản sau thu hoạch.
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình an toàn thực phẩm thủy sản trong nước
An toàn thực phẩm (ATTP) nói chung đang là vấn đề bức xúc của mọi
người, bởi lẽ đây là vấn đề tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng
cuộc sống con người và do đó ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của xã hội và
nòi giống. Công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn các nguồn thực phẩm vừa là
yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công
tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động.
Hiện nay, tình hình mất ATTP đang diễn biến phức tạp và có xu hướng
nghiêm trọng hơn, gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi theo thống kê của Bộ Y tế,
trong các năm từ 2006-2010, ngộ độc do ăn thủy sản chiếm 10,9% tổng số các vụ
ngộ độc thực phẩm, cao hơn nguyên nhân gây ngộ độc từ thịt, rau và rượu. Hàng
loạt thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đều lên tiếng cảnh báo về
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không đạt tiêu chuẩn, chứng tỏ đang có sự lơi
lỏng trong quản lý và kiểm tra chất lượng đối với nguồn hàng xuất khẩu quan trọng
này của đất nước. Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 có một số lô hàng thủy sản xuất
khẩu sang các nước bị nhiễm các hóa chất/ chất kháng sinh như: Cadmium,
Histamin, Mercury, Chloramphenicol, Enrofloxacin. Cụ thể như sau: có 4 lô hàng
thủy sản của doanh nghiệp DL243 xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị nhiễm
Chloramphenicol, Enrofloxacin: lô hàng tôm sắt lột thịt ĐL, 2 lô hàng hải sản trộn
đông lạnh và lô hàng tôm thẻ nhỏ tẩm bột chiên, cũng tại thị trường Nhật Bản lô
hàng ruốc khô của doanh nghiệp HK98 bị nhiễm Chloramphenicol. Ở thị trường
Pháp, các lô hàng thủy sản như cá ngừ đông lạnh, cá cờ gòn đông lạnh bị nhiễm
histamin của các doanh nghiệp Bá Hải (DL198) và doanh nghiệp DL 318 3].

Năm 2012, đoàn thanh tra EU đã chuyến thanh tra hệ thống kiểm soát chất
lượng chỉ các lỗi tồn tại liên quan đến điều kiện vệ sinh của các cơ sở chế biến (tàu
cá, cảng cá, các cơ sở nước đá, thu mua nguyên liệu thủy sản,…) cần phải tiếp tục
cải thiện, đáp ứng điều kiện của EU. Nhằm thực hiện các khuyến cáo của Đoàn
3

thanh tra EU, NAFIQAD đề nghị các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh,
địa phương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến, đào tạo, tập huấn
cho chủ tàu, cán bộ quản lý cảng cá, cơ sở nuôi, cơ sở thu mua kiến thức về đảm
bảo ATTP góp phần nâng cao chất lượng thủy sản nước ta 1].
Hiện nay, đa số các tàu đánh cá ở Việt Nam vẫn tiến hành bảo quản thủy sản
trên tàu chủ yếu vẫn bằng cách ướp đá lạnh (nhiệt độ của cá dao động trong khoảng
0-5
0
C, thời gian bảo quản cho phép 5-10 ngày). Đặt biệt, các tàu khai thác xa bờ
chủ yếu sử dụng phương pháp này để bảo quản nguyên liệu trong những chuyến đi
biển dài ngày. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng tàu cá không đảm bảo kết hợp với
phương pháp bảo quản lạc hậu thì việc đảm bảo chất lượng là rất khó khăn. 5].
Còn đối với việc tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng diễn ra rất
là phức tạp, nguy cơ gây mất ATTP là rất cao. Từ các mặt hàng hải sản tươi sống
được bày bán dàn trải, tự phát cho đến những mặt hàng sản phẩm thủy sản được
bày bán trong siêu thị, các cơ sở mua bán hải sản đều không được quản lý và kiểm
soát chặt chẽ. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp chế biến thủy sản chỉ đang chú
trọng chất lượng sản phẩm suất khẩu để đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập
khẩu mà xem nhẹ thị trường nội địa.
Tình hình an toàn thực phẩm thủy sản ngày càng khó kiểm soát trong khi
việc nghiên cứu đánh giá về vấn đề này ít được quan tâm. Hiện nay, tại các chợ cá
của Việt Nam việc xử lý và bảo quản nguyên liệu đều không đảm bảo vệ sinh, mức
độ lây nhiễm VSV tại các chợ là rất cao. Dẫn chứng cụ thể:
Khi nghiên cứu kiểm tra các mẫu tôm, cua, sò, hến bán lẻ tại thị trường

Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy bị ô nhiễm nặng bởi vi khuẩn đường ruột: 94%
tìm thấy trong tôm, 18% được tìm thấy trong cua và 32% được tìm thấy trong sò, hến
bị nhiễm E.coli, Salmonella và V.parahaemolyticus. Và theo kết quả kiểm nghiệm của
Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh (2009) phát hiện hàm lượng histamine có trong
thức ăn cho công nhân do công ty Thành Công cung cấp cao gấp 9 lần tiêu chuẩn
cho phép, làm hàng loạt công nhân ngộ độc. Ba mẫu cá lấy tại chợ Bình Điền thì có
một mẫu có hàm lượng histamine vượt chuẩn với hàm lượng 203 ppm 9], 15].
4

Tại Vĩnh Long, ngoài viêc nguyên liệu VSV vị lây nhiễm các VSV có hại còn xảy
ra tình trạng sử dụng các hóa chất/ chất kháng sinh để bảo quản nguyên liệu hải sản khi các
mẫu kiểm hải sản như như cá nục, cá thu, cá bạc má, mực có nhiễm Ure và một số
mẫu nhiễm Chloramphenicol, Trifluralin 4].
Tại Thanh Hóa, chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho
biết kết quả kiểm tra các mẫu cá, mực gửi phân tích cho thấy, một số mẫu có các
thành phần hóa học vượt ngưỡng. Trong một mẫu cá Ngừ tươi có kết quả 1.021,8
mg/kg hóa chất Histamine (có thể gây ngứa, tiêu chảy); hóa chất lưu huỳnh (diêm
sinh) có trong một mẫu mực khô là 320 mg/kg. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới (WTO), hàm lượng lưu huỳnh không nên vượt quá ngưỡng 20 mg/kg sản
phẩm, có thấy lượng hóa chất được sử dụng đã vượt quá ngưỡng cho phép 16].
Gần đây nhất, tại Hải Phòng xảy ra 4 vụ ngộ độc do so biển và bạch tuộc
đốm xanh, trong đó có 1 trường hợp tử vong 2].
Tình hình an toàn thực phẩm thủy sản còn có chiều hướng phát triến hơn khi
theo Viện dịch tể học thi trong các loại hải sản vỏ cứng như sò, hến, hào thường bị
nhiễm một số vi rút chứ không phải chỉ có vi rút gây bệnh đường ruột. Vi rút
thường gặp nhất trên những loài sò hến này là Norovirus loại mà báo chí vừa đưa
tin. Bên cạnh đó còn nhiều loại virút khác như Sapovirus, thuộc họ Caliciviridae. Vi
rút viêm gan A, enterovirus cũng được tìm thấy trên hào, ngao và trong nước.
Norovirus được tìm thấy nhiều nhất trong hào biển và các loại sinh vật biển vỏ cứng
khác. Các loại sinh vật này cô đặc và làm tăng nồng độ virus lên nhiều lần. 15].

Nhìn chung tình hình an toàn thực phẩm hải sản từ khâu khai tác cho đến
khâu trung gian lưu thông đến người tiêu dùng khắp các tỉnh thành phố ở Việt Nam
ngày càng phức tạp và khó kiểm soát trong khi các cơ quan chức năng vẫn chưa có
sự quan tâm thích đáng.
5

1.2. Tổng quan chuỗi cúng ứng thủy sản Viêt Nam
1.2.1. Vị thế chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam trên thế giới
Nói đến các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới thì
không thể không nhắc tới Việt Nam với những thành tích khá ấn tượng khi đã vươn
lên đứng vị trí thứ 5 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, đứng thứ 3 về sản lượng
nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác hải sản (KTTS),
ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nghề cá thế giới. Bởi vậy, với vị trí và
tầm quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho người cung ứng
trên toàn thế giới thì việc xem xét quản trị chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam đến
tay người tiêu dùng trên thế giới như thế nào là vô cùng quan trọng, vì nó không
những ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng của nước nhập khẩu mà còn ảnh
hưởng đến nền kinh tế cũng như hình ảnh của quốc gia.
Dưới đây là sơ đồ chuỗi cung ứng thủy sản đánh bắt của Việt Nam trong
chuỗi cung ứng thủy sản thế giới:
(1) Người đánh bắt thủy sản → (2) Doanh nghiệp chế biến thủy sản
→ (3) Nhà nhâp khẩu quốc tế → (4) Hệ thống bán lẻ → (5) Người tiêu dùng
Trong sơ đồ trên, DNCBTS đứng vị trí thứ 2 trong chuỗi cung ứng, chỉ bán
sản phẩm với giá khoảng 25% đến tay người tiêu dùng. Trong chuỗi cung ứng toàn
cầu, vị trí thứ 2 thực ra là vô cùng quan trọng, nhưng cũng dễ dàng bị thay thế bởi
các nhà chế biến khác nếu gặp một số vấn đề như: sản phẩm của các DNCBTS Việt
Nam không độc quyền sản xuất; hoặc cùng một mặt hàng nhưng DNCBTS Việt
Nam bán giá cao hơn DN nước khác; hoặc khi các nước nhập khẩu có chính sách
chống bán phá giá, tăng thuế, tăng phí,… với hàng Việt Nam. Vì vậy, các DNCBTS
Việt Nam phải có chiến lược trong việc sản xuất các mặt hàng thủy hải sản phải thể

hiện được nét đặc sắc, hàng độc quyền không thể thay thế bằng các mặt hàng của
nước khác đồng thời phải nâng cao uy tín với các vị trí khác trong chuỗi cung ứng,
trong đó quan trọng nhất là giữ uy tín với người tiêu dùng về việc đảm chất lượng
sản phẩm mà giá thành vẫn rẻ nhất.
6

Để tiến xa hơn trong chuỗi cung ứng, liệu các DNCBTS Việt Nam có thể
vượt qua nhà nhập khẩu để bán hàng trực tiếp cho nhà bán lẻ? Ở trong nước thì việc
bán hàng đến tận các siêu thị, nhà bán lẻ có thể dễ thực hiện nhưng trong chuỗi
cung ứng toàn cầu thì việc đó vô cùng khó. Vì có hai lí do rất quan trọng là:
+ Thứ nhất là các nhà bán lẻ quan hệ chặt chẽ với các nhà xuất nhập khẩu
(XNK) từ rất lâu, họ tin tưởng khi mua hàng của nhà XNK hơn là mua hàng trực
tiếp từ DN sản xuất, dù mua hàng trực tiếp từ sản xuất rẻ nhưng như vậy là mạo hiểm.
+ Thứ hai là nhà XNK bán rất nhiều hàng, nhà bán lẻ cũng cần mua rất nhiều
hàng trong khi DN Việt Nam chỉ bán vài món hàng.
Mặt khác, giữa nhịp sống ngày càng nhanh của con người và sự cải thiện
đáng kể hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu, sự ra đời của các hệ thống “one -
stopping” (các khu mua sắm mà người tiêu dùng chỉ dừng lại một lần và cá thể mua
tất cả các sản phẩm mà họ mong muốn), càng làm phong phú về các mặt hàng của
hệ thống bán lẻ trên thế giới. Trong khi các DNCBTS Việt Nam chỉ dừng lại ở vị trí
nhà chế biến – xuất khẩu và chỉ chiếm một thị phần nhỏ bé trong việc xuất khẩu
các sản phẩm giá trị gia tăng. Vậy nên các DNCBTS càng phải nổ lực nhiều hơn
nữa mới có thể cải thiện được vị trí trong kênh bán lẻ toàn cầu.
1.2.2. Tình hình chuỗi cung ứng thủy sản ở Việt Nam
Hoạt động khai thác thủy sản không chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu mà còn góp phần quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ an
ninh trên biển và chủ quyền, thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân. Cảng cá,
bến cá là những bộ phận cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần cơ bản của hoạt động đánh
bắt hải sản. Theo thống kê, cả nước hiện có 20 công trình cảng cá trung tâm vùng
lãnh thổ, 84 công trình cảng cá địa phương và 101 công trình bến cá. Đa

số mỗi cảng cá đều có các hạng mục: Bến đậu tàu, chợ cá và xưởng sản xuất nước
đá. Chính vì vậy các cảng là nơi cấp bến buôn bán và cung cấp dịch vụ, sửa chữa
tàu thuyền, cung cấp ngư cụ, nhiên liệu, bảo quản sản phẩm, đầu mối lưu thông và
phân phối các sản phẩm khác; là nơi quản lý tàu thuyền hoạt động khai thác, cung
cấp các thông tin về ngư trường, thiên tai, cứu nạn… Ngoài ra, cảng cá còn là một
7

mắt xích quan trọng kết nối tàu thuyền với những nơi cần sản phẩm khai thác thủy
sản tạo nên chuỗi cung ứng đưa sản phẩm khai thác đến người tiêu dùng cuối cùng,
cụ thể chuỗi cung ứng được thể hiện ở sơ đồ sau:
Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng thủy sản
















Dựa vào hình 1.1 có thể thấy được luồng sản phẩm từ người đánh bắt đến
người tiêu dùng cuối cùng, sản phẩm hải sản đánh bắt đã được tăng thêm giá trị qua
rất nhiều khâu trung gian. Những người mua bán trung gian cũng đa chức năng và

qua rất nhiều cấp. Chuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản không qua chế biến đã
phức tạp, chuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản qua chế biến còn phức tạp hơn. Có
thể chia chuỗi cung ứng sản thủy sản thành 3 giai đoạn:
(1) Cung ứng sản phẩm từ khâu đánh bắt
(2) Dòng sản phẩm trong khâu trung chuyển: sản phẩm thủy sản qua chế
biến và sản phẩm thủy sản không qua chế biến
Cơ sở chế biến thủy sản
Chợ cá Cơ sở mua/ bán
bán

Tàu cá
Cảng cá
Nhà hàng
Siêu thị
Người tiêu
dùng nội địa
8

(3) Cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Sự lưu thông sản phẩm trong chuỗi cung ứng nhằm mục đích đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Đồng thời hoạt động của các các tổ chức trong
chuỗi tạo nên sự xung đột và đem đến lợi ích cho các bên có liên quan và lợi ích của
các bên cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của các bên trong chuỗi cung ứng.
Trong chuỗi cung ứng thì người mua bán trung gian – các chủ nậu vựa là những đối
tượng được hưởng lợi nhiều nhất do ít bị chịu rủi ro nhất trong chuỗi giá trị sản
phẩm khai thác vì họ luôn có thông tin và thực hiện được nguyên tắc: bán hàng với
giá cao hơn giá mua hàng. Tất nhiên, để thực hiện nguyên tắc này người mua bán
trung gian cũng bỏ ra không ít hoạt động trí óc một cách năng động phù hợp với
quy luật cạnh tranh của thị trường mà rất nhiều các HTX mua bán, các doanh
nghiệp kinh doanh thủy sản của Nhà nước đã không làm được. Và đối tượng hưởng

được ít lợi ích nhất là ngư dân, những người giữ vị trí đầu tiên trong chuỗi cung
ứng. Có thể thấy được sự kém lợi thế của ngư dân, những người KTTS đơn thuần.
Do đặc thù nghề đánh bắt xa bờ là dể bị rủi ro về điều kiện tự nhiên, nguồn lợi và sự
biến động của thị trường; bị tác động xấu nhiều nhất từ cả ba yếu tố này, cộng thêm
sự không có tích lũy nên dễ dẫn đến việc vay vốn tiếp tục đầu tư sản xuất và lệ
thuộc vào các chủ NV là tất yếu. Vậy nên để đảm bảo cân bằng lợi ích các bên trong
chuỗi cung ứng, cụ thể ở đây là ngư dân và các chủ NV thì trước tiên phải giải
quyết các vấn đang tồn tại ảnh hưởng đến lợi ích của ngư dân.
Hiện nay, tình trạng các đội tàu khai thác xa bờ của khai thác dài ngày trên
biển trong điều kiện thiết bị và kỹ thuật bảo quản trên tàu còn thiếu nhưng công tác
các dịch vụ hậu cần nghề cá ở nước ta còn yếu do chưa hình thành nên hệ thống
cảng cá, bến cá và các dịch vụ nghề cá một cách hoàn chỉnh. Đa số các cảng hiện
nay được xây dựng chỉ mang tính chất cho tàu thuyền neo đậu, trong khi cảng cá,
bến cá là nơi cung cấp dịch vụ hậu cần cơ bản cho hoạt động khai thác hải sản của
ngư dân. Đối mặt với vấn đề này Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bản đề án quy
hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được
ngày 15 tháng 03 năm 2010 với mục tiêu là hệ thống cảng cá, bến cá sẽ được đầu tư
9

xây mới hoặc nâng cấp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, cải thiện việc thu sản
phẩm khai thác của ngư dân bị nậu vựa ép giá do độc quyền thu mua hoặc cạnh
tranh không lành mạnh.
Ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản hiện đang được hưởng một số chính
sách hỗ trợ trực tiếp như: chính sách miễn thuế tài nguyên và giảm thuế trước bạ, hỗ
trợ tín dụng cho tàu khai thác xa bờ, hỗ trợ chi phí xăng dầu cho ngư dân, hỗ trợ
đóng mới tàu, mua máy mới và thay máy mới, hỗ trợ bảo hiểm thân vỏ và thuyền
viên. Nhưng nếu chỉ dùng lại ở các chính sách hỗ trợ thì vẫn chưa đủ khi nguồn lợi
ngày càng cạn kiệt và suy thoái do việc khai thác quá mức, việc đảm bảo sinh kế
cho ngư dân khó có thể thực hiện được. Trong khi đó Ngành thủy sản Việt Nam
mang tính chất quy mô nhỏ, manh mún, đa dạng, rộng khắp trên diện tích gần 1

triệu km
2
và nguồn lực cho công tác quản lý và bảo vệ tiềm năng nguồn lợi thủy sản
hạn chế cả về nhân lực và vật lực; có 67 chiếc tàu kiểm ngư để kiểm tra khoảng
131.000 chiếc tàu trên toàn quốc. Lực lượng thanh tra viên và cán bộ các phòng,
ban không đủ số lượng để kiểm soát hết các hoạt động sử dụng, khai thác tiềm năng
nguồn lợi thủy sản và đảm bảo an toàn môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh chất
lượng sản phẩm thủy sản cho các vùng nước có hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế
biến, kinh doanh thủy sản. Bên cạnh đó, các trang thiết bị phục vụ việc kiểm tra,
kiểm soát vừa thiếu, vừa yếu và không đủ kinh phí để triển khai hoạt động rộng
khắp trên toàn quốc và ở tất cả các vùng nước 6].
Do đó, để tăng hiệu quả quản lý trong điều kiện nguồn lực và tài chính không
đủ thì phương thức quản lý nguồn lợi biển dựa vào cộng đồng đã được áp dụng,
phương thức này nước các nước phát triển ứng dụng và được thừa nhận là một
phương thức quản lý hiệu quả, ít tốn kém. Thông qua phương thức này, cộng đồng
dân cư các địa phương ven biển được trao quyền cụ thể, có kiểm soát trong việc
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Điều này đã tăng cường sự chủ động,
thúc đẩy cộng đồng dân cư cùng chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong việc quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước
về quy chế dân chủ cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
10

Ngoài ra, Chính phủ và Bộ NN & PTNT cũng đã xây dựng và ban hành
nhiều chính sách, kế hoạch để phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững và tiến
tới hội nhập quốc tế. Các chủ trương, chính sách, quyết định trong lĩnh vực khai
thác hải sản đã tạo điều kiện tăng cường hiệu lực quản lý hoạt động khai thác, gắn
phát triển khai thác hải sản với bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển, đảm bảo ổn
định sinh kế và thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển, đồng thời phù hợp với các
quy định quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của
WTO. Bên cạnh Luật Thủy sản, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính

sách phát triển khai thác hải sản, trong đó có các chính sách hỗ trợ. Các chính sách
hỗ trợ nêu trên, một mặt, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển khai thác hải sản,
mặt khác, tăng cường quản lý hoạt động khai thác trên biển, chú trọng phát triển
khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển.
Theo chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, chính phủ chủ trương tiếp
tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả
các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo
chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao
hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Định hướng phát triển nghề cá
miền Trung Việt Nam: chuyển đổi mạnh tàu khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ
và khai thác viễn dương; xây dựng các mô hình khai thác, dịch vụ hậu cần khai thác
và dịch vụ công ích phù hợp với các ngư trường xa bờ; đầu tư cơ sở vật chất hậu
cần dịch vụ, công nghiệp cơ khí đóng, sửa tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ; hình
thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Khánh Hòa
và Bình Thuận), xem xét nâng cấp và đầu tư một số cảng cá loại I thành cảng cá
quốc tế sau năm 2012 để phục vụ hoạt động thủy sản và hội nhập với nghề cá các
nước trong khu vực và thế giới. Đầu tư xây dựng các tàu chế biến, hậu cần dịch vụ
phục vụ nghề câu cá ngừ đại dương để nâng cao hiệu quả khai thác và chất lượng
sản phẩm cá ngừ đại dương 6].
11

1.3. Tình hình hoạt động khai thác thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa được biết đến là trung tâm thương mại nghề cá có tầm cỡ ở khu
vực Nam Trung bộ; là căn cứ hậu cần của các tàu đánh bắt trong tỉnh và các vùng
lân cận; nơi tiếp nhận, phân phối nguyên liệu thủy sản số lượng lớn cho các nhà
máy chế biến và tiêu thụ nội địa; cung ứng đầy đủ các dịch vụ hậu cần nghề cá đảm
bảo chất lượng, uy tín cho tàu thuyền và hoạt động của ngư dân trong vùng. Đặc
biệt, chợ thủy sản Nam Trung bộ đã và đang thu hút một lượng thủy sản không nhỏ
về Khánh Hòa , góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp xuất khẩu thủy sản phát triển

và ngày càng được xem là một trong những thế mạnh của tỉnh với kim ngạch xuất
khẩu liên tục tăng trưởng qua các năm: đạt 315 triệu USD vào năm 2011, đạt 302
triệu USD vào năm 2012, và vào năm 2013 toàn tỉnh Khánh Hòa phấn đấu kim
ngạch suất khẩu đạt 800 triệu USD.
Hiện nay toàn tỉnh Khánh Hòa có hệ thống 5 cảng chính, bao gồm: Hòn Rớ,
Vĩnh Lương, Vĩnh Trường (Nha Trang), Đá Bạc (Cam Ranh), Đại Lãnh (Vạn Ninh).
Cùng với hệ thống các cảng cá thì cơ cấu tàu thuyền trên toàn tỉnh cũng có
sự phân bố rất khác nhau theo thành phố/ huyện, cụ thể ở bảng 1.3
Bảng 1.1: Cơ cấu phân bố tàu thuyền tại tỉnh Khánh Hòa năm 2013
Thành phố/
huyện
Nha Trang

Cam Ranh

Cam Lâm

Ninh hòa

Vạn Ninh

Tổng
Số lượng tàu
thuyền
3.120 1.996 572 1.260 2.856 9.804
Tỷ lệ (%) 31.82 20.36 5.83 12.85 29.13 100
(Nguồn số liệu Chi cục KT & BVNLTS,2013)
Dựa vảo bảng 1.1 thấy được rằng lượng tàu thuyền tập trung về tỉnh Khánh
Hòa rất đông với 9.804 chiếc với công suất gần 46.474 CV. Đặt biệt là thành phố
Nha Trang có 3.120 phương tiện tàu thuyền, chiếm 31.82% lượng tàu thuyền toàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, lĩnh vực khai thác hải sản đã có những bước phát
triển mạnh mẽ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, quy mô sản
xuất ngày càng được mở rộng. Hiện nay, việc đẩy mạnh khai thác xa bờ đang được
12

đầu tư và ứng dụng các công nghệ khai thác tiên tiến nhằm vào các đối tượng có giá
trị kinh tế cao như cá hố, cá nhám, cá ngừ đại dương, sản lượng khai thác hải sản
chủ yếu là cá nổi và cá tầng đáy. Các loại hình nghề cá cũng nhờ đó mà phát triển
với các đặt điểm rất khác nhau, tạo ra sự phong phú cho nghề cá Khánh Hòa. Các
đặc điểm của các loại hình nghề cá được thể hiện cụ thể ở bảng 1.2

13

13

Bảng 1.2: Đặc điểm các loại hình nghề khai thác
Phương tiện
Phân loại

Quy mô Dấu hiệu
Loại cá Ngư trường

Số
lượng
(người)

Đặc điểm lưới/lưỡi câu Thời gian

Câu khơi
(tiến hành

khi trời bắt
đầu tối cho
đến quá
nữa đêm
thì thu cá)
Tàu công suất ≤
155CV, kết cấu
vững chãi đủ cho
chuyến biển có khi
kéo dài tới 2 - 3
tuần.
Cá nhám, cá
mập, cá ngừ
đại dương,
mực ống…
Ngư trường
hoạt động
của nghề câu
khơi phần
lớn là vùng
biển khơi, có
khi cách xa
bờ
hàng trăm
hải lý.
7-8 - Dây câu chính, chiều
dài có khi hàng chục cây
số, dọc trên chiều dài là
các thẻo câu có gắn lưỡi
câu, chiều dài thẻo câu có

thể thay đổi tùy theo độ
sâu tầng nước cá di
chuyển.
Mồi câu là các loại cá nhỏ
như cá chuồn, cá nục được
móc vào lưỡi câu
Câu
Câu mực
(tiến hành
vào ban
đêm)
Tàu câu mực thường
chở theo 15 - 20
chiếc thuyền thúng
+đèn (thả trôi quanh
thúng thu hút mực)
Có các giỏ đựng
lưỡi câu, dây câu
đặt trước boong tàu

Các loại
mực ống
kích thước
lớn, sinh
sống ở vùng
biển khơi
Ngư trường
khơi cách bờ
từ hàng chục
đến hàng trăm

hải lý tùy theo
mùa vụ

Từ tháng 1
đến tháng
7 âm lịch
Cản/
lưới rê

-Tàu công suất ≤
155CV

Có nhiều cờ, lưới
đánh băt thường sử
dụng bằng ni long
Cá tầng nổi
như cá ngừ,
cá thu, cá
Từ vùng ven
biển đến
vùng khơi.
5-6 - Lưới được làm bằng
sợi tổng hợp (ni lông)
- Mắt lưới:
Tháng 1
đến tháng
5 hàng
14

14


và đặt trước boong
tàu
nục lớn
Chủ yếu hải
phận Khánh
Hòa - Ninh
Thuận, vùng
biển Đông -
Tây Nam bộ
+Nghề cản bờ: cỡ 50mm;
+Nghề cản khơi: cỡ 30mm

- Chiều dài hàng chục
mét
Chiều rộng: 15 - 20m
năm.
Giả cá/ giã
cào đôi
Tàu : >90CV. Tàu thường có kí
hiệu chữ A
Cá mối, cá
phèn, cá mú,
cá đù, cá hố,
cá trác, cá
liệt, …
Đáy biển
tương đối
bằng phẳng,
độ sâu

thường từ
20-100m.
14-15 Lưới hình dạng túi, miệng
túi được mở lớn bằng
giềng phao ở trên, giềng
chì ở dưới và hai cánh lưới
ở hai bên cào sát đáy biển
Tháng 1
đến tháng
5 hàng
năm
Giả tôm/
giã cào
đơn
Tàu: 20CV -90 Tàu có cẩu chữ I Loài tôm sú,
tôm chì, tôm
sắt, mực
nang.
Đối với giả
tôm thì
thường đánh
bắt gần bờ:
10-20m
3-4 Lưới giã gọng, miệng lưới
được gắn vào một khung
sắt có thể cào sát đáy biển

Tháng 11
đến tháng
4 năm sau

Giã
Giả cào
bay/ lưới
quyét
Tàu: 90 - 400 Tàu thường có kí
hiệu chữ A
Tất cả các
loại hải sản
Từ gần bờ
cho đến xa
bờ.
14-15 Bộ lưới của giã cào bay có
chiều rộng 1,5-2 hải lý,
chiều dài thì tít tắp. Phía
dưới đáy được gắn những
dây xích sắt to đùng đủ
sức kéo cả giàn dưới quét
sát xuống đáy biển, có thể
lủi xuống tận lớp bùn để
Quanh năm

15

15

cào sạch những con ốc,
con ghẹ đang giấu mình
dưới đó.
Trủ bờ
1chiếc xuồng (8m -

9m) chèo bằng mái
giầm
Dọc theo bờ biển Các loại cá
nhỏ gần bờ
như cá liệt,
cá cơm, cá
suốt, cá đục,
cá ong, cá
móm, cá dìa,
cá giò…đều
được kéo lên

Dọc theo bờ
biển
6 - 7 Dài: >120m. cao:10m.
Mắt lưới rất dày như lưới
mùng
Trũ
Trủ rút
Thuyền (30CV).
Dài: 12-14m
Rộng: 4m.
Đánh bắt xa bờ Loại lớn hơn
như cá sòng,
cá ồ, cá hố,
cá đổng…
Đánh bát xa
bờ
9-12 Dài: 200-250m.
Cao: 20 - 25 sải tay (35 -

40m). Mắt lưới rất dày
như lưới mùng
Tháng 3
đến thánh
9
Vây
rút
Lưới vây
ngày, lưới
vây đêm
Tàu: ≤ 155CV Thường trước tàu
có trụ bằng gỗ hình
vuông, có hình chữ
thập, thường tô
màu trắng hoặc
xanh
Các loài cá
tầng nổi
hoặc tầng
giữa như cá
nục, cá ngừ,
cá cơm, cá
ngân
Nơi có các
loài cá đi
thành đàn
lớn với kích
thước tương
đối đồng đều
và thuần

loài.
10-12 - Chiều dài lưới (chu vi
vòng vây đàn cá): khoảng
400m.
- Chiều cao: 80m -
100m, có thể đánh bắt ở
vùng nước xa bờ có hiệu
quả.
Mùa vụ
đánh bắt
chính từ
tháng 2 đến
tháng 5
hàng năm,
lưới vây cá
cơm có thể
đánh bắt
đến tháng 9.

16

16

Mành đèn

(hoạt động
vào ban
đêm)
2 - 3 cái thúng
chaivà chèo con để

bơi
Các loại cá
nhỏ ven bờ
Các rạn gần
bờ
9-10
Mành chà
(hoạt động
vào ban
ngày)
Trên thuyền có
mang theo cây, lá,
… kết thành mảng
hay còn gọi là gốc
chà rạo.
loại cá nhỏ
như cá nục,
cá cơm, cá
sơn, cá chỉ
vàng
Các rạn gần
bờ
4-5
Mành pha
xúc
sử dụng ánh sáng
cực mạnh của
chùm đèn pha có
công suất từ
5.000W -

10.000W
Cá cơm Những đàn cá
cơm xuất hiện
di chuyển
theo dòng hải
lưu vào sát
ven bờ
3-4
Mành
(nghề
kết
hợp
ánh
sáng)
Mành
mùng
Thuyền máy có
công suất 30 - 40
CV hoặc thuyền
buồm trọng tải 3 -
10 tấn cùng một số
xuồng nhỏ hoặc
thúng chai.
Ghe thuyền có công
suất từ 30 -45CV,
công suất ánh sáng
khoảng 15.000W
/phương tiện
Tất cả các
loại hải sản

Các rạn gần
bờ
9-10
Vàng lưới mành có hình
thang, miệng lưới là đáy
lớn, có buộc chì tạo sức
chìm, dây giềng miệng có
thể dài hơn 100m.
Mùa chính
nghề mành
từ tháng
Hai đến
tháng Bảy
âm lịch,
mùa phụ từ
tháng 8
đến tháng
9 âm lịch.
Lưới
cước
Tàu: < 20CV Cá rựa, cá
hố, cá liệt,…

Đánh bắt
gần bờ
2-3 Lưới cước màu trắng.
Cao: 6m;
Dài: 300 – 400m
Mắt lưới: 3-4mm
Quanh năm


×