Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 143 trang )

i































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM





NGUYỄN THỊ THU SƯƠNG


NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM
TRÀ HÒA TAN TỪ MÃ ĐỀ, KIM TIỀN THẢO
VÀ CỎ NGỌT



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



GVHD: HUỲNH THỊ ÁI VÂN










Nha Trang, tháng 07/2013
i
























PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Sương MSSV: 51131349
Lớp: 51CBTP-3
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tên đề tài: “Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm trà hòa tan từ Mã đề, Kim
tiền thảo và Cỏ ngọt”
Số trang: … Số chương: … Số tài liệu tham khảo: …
Hiện vật: Quyển đồ án tốt nghiệp, Đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Kết luận:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nha Trang, ngày… tháng… năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và làm thực nghiệm, đến nay em

đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu quy trình sản xuất thử nghiệm trà hòa
tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt”. Bên cạnh nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ chu đáo, tận tình của gia đình, thầy cô và bạn
bè.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Thực
phẩm- trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức quý báu để em có thể vận
dụng vào thực hiện đề tài này.
Qua đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô Huỳnh Thị Ái Vân, người
đã trực tiếp hướng dẫn và đưa ra những góp ý tận tình để em có thể thực hiện đề tài
này một cách tốt nhất.
Con cảm ơn ba mẹ rất nhiều vì sự quan tâm, hỗ trợ của ba mẹ là chỗ dựa tinh
thần, vật chất lớn lao để con có thể yên tâm học tập và nghiên cứu.
Cho mình xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè của mình, những sự giúp
đỡ và chia sẻ kiến thức của các bạn là động lực để mình có thể hoàn thành đồ án tốt
nghiệp một cách thuận lợi.

Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Sinh viên
Nguyễn thị Thu Sương






iii

MỤC LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Tổng quan về nguyên liệu 4
1.1.1. Tổng quan về Mã đề 4
1.1.1.1. Tên gọi và đặc điểm hình thái 4
1.1.1.2. Tình hình phân bố, mùa vụ trồng trọt và thu hái 5
1.1.1.3. Thành phần hóa học và công dụng chữa bệnh của Mã đề 5
1.1.1.4. Tình hình sử dụng cây Mã đề 7
1.1.2. Tổng quan về Kim tiền thảo 9
1.1.2.1. Tên gọi và đặc điểm hình thái 9
1.1.2.2. Tình hình phân bố, mùa vụ trồng trọt và thu hái 10
1.1.2.3. Thành phần hóa học và công dụng của Kim tiền thảo 10
1.1.2.4. Tình hình sử dụng Kim tiền thảo 11
1.1.3. Tổng quan về Cỏ ngọt 12
1.1.3.1. Tên gọi và đặc điểm 12
1.1.3.2. Tình hình phân bố, mùa vụ trồng trọt và thu hái 13
1.1.3.3. Thành phần hóa học và công dụng của Cỏ ngọt 14
1.1.3.4. Tình hình sử dụng cây Cỏ ngọt 15
1.2. Tổng quan về trà hòa tan và công nghệ sản xuất trà hòa tan 17
1.2.1. Giới thiệu về trà hòa tan 17
1.2.2. Một số sản phẩm trà hòa tan 19
1.2.3. Các quá trình cơ bản trong nghệ sản xuất trà hòa tan 22
1.2.3.1. Quá trình trích li 22
iv

1.2.3.2. Quá trình cô đặc 23
1.2.3.3. Quá trình sấy 23

1.2.3.4. Công nghệ sấy phun 26
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Nguyên liệu 30
2.1.1.1. Mã đề 30
2.1.1.2. Kim tiền thảo 30
2.1.1.3. Cỏ ngọt 30
2.1.2. Hóa chất và dung môi sử dụng 30
2.1.2.1. Chất trợ sấy 30
2.1.2.2. Nước 31
2.1.2.3. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 31
2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.2.1. Quy trình công nghệ dự kiến sản xuất trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và
Cỏ ngọt 31
2.2.1.1. Sơ đồ quy trình dự kiến 31
2.2.1.2. Thuyết minh quy trình 33
2.2.2. Nội dung các thí nghiệm cần nghiên cứu trong đề tài 35
2.2.3. Bố trí thí nghiệm 37
2.2.3.1. Xác định thành phần lý - hóa của Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 37
2.2.3.2. Xác định nhiệt độ và thời gian chần Mã đề 37
2.2.3.3. Xác định nhiệt độ và thời gian sao Mã đề 40
2.2.3.4. Xác định thời gian sao Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 42
2.2.3.5. Xác định tỉ lệ phối trộn Mã đề/Kim tiền thảo/Cỏ ngọt 45
2.2.3.6. Xác định tỉ lệ nước/hỗn hợp Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt (ml/g) dùng
trong công đoạn trích li 47
v

2.2.3.7. Xác định nhiệt độ và thời gian nấu trích li hỗn hợp Mã đề, Kim tiền thảo và
Cỏ ngọt 50

2.2.3.8. Xác định nồng độ chất tan dịch cần đạt sau cô đặc 52
2.2.3.9. Xác định tỉ lệ maltodextrin phối trộn 53
2.2.3.10. Xác định nhiệt độ sấy phun 55
2.3. Phương pháp nghiên cứu 58
2.3.1. Phương pháp phân tích 58
2.3.1.1. Phương pháp phân tích lý - hóa 58
2.3.1.2. Phương pháp xác định hiệu suất thu hồi sản phẩm 58
2.3.2. Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh 58
2.3.3. Phương pháp đánh giá cảm quan 59
2.3.3.1. Cơ sở lý thuyết 59
2.3.3.2. Lập cơ sở đánh giá chất lượng cho sản phẩm nghiên cứu 60
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 64
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 65
3.1. Kết quả xác định thành phần lý - hóa trong nguyên liệu 65
3.1.1. Kết quả xác định hàm lượng ẩm trong nguyên liệu 65
3.1.2. Kết quả xác định hàm lượng tro toàn phần trong nguyên liệu 65
3.2. Kết quả xác định nhiệt độ và thời gian chần Mã đề 66
3.3. Kết quả xác định nhiệt độ và thời gian sao Mã đề 70
3.4. Kết quả xác định thời gian sao Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 76
3.4.1. Kết quả xác định thời gian sao Kim tiền thảo 76
3.4.2. Kết quả xác định nhiệt độ sao Cỏ ngọt 78
3.5. Kết quả thí nghiệm xác định tỉ lệ phối trộn Mã đề/Kim tiền thảo/Cỏ ngọt 80
3.6. Kết quả thí nghiệm xác định tỉ lệ nước/hỗn hợp Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ
ngọt dùng trong trích li 84
3.7. Kết quả thí nghiệm xác định nồng độ chất tan dịch cần đạt sau cô đặc 88
3.8. Kết quả thí nghiệm xác định tỉ lệ maltodextrin phối trộn 91
3.9. Kết quả thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy phun 94
vi

3.10. Đề xuất quy trình sản xuất trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 96

3.11. Kết quả sản xuất thử nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm trà hòa tan từ
Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 99
3.12. Tính toán sơ bộ chi phí nguyên vật liệu cho một gói trà hòa tan từ Mã đề, Kim
tiền thảo và Cỏ ngọt thành phẩm (2g) 102
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 104
4.1. Kết luận 104
4.2. Đề xuất ý kiến 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 108



















vii


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BYT: Bộ Y tế
GTTB ± SD: Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn
HSQT: Hệ số quan trọng
KPH: Không phát hiện
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TB: Trung bình
TBCCTL: Trung bình chưa có trọng lượng
TBCTL: Trung bình có trọng lượng
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
VNĐ: Việt Nam đồng

















viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các chất trong cây Cỏ ngọt 14
Bảng 2.1.Tỉ lệ phối trộn Mã đề/Kim tiền thảo/Cỏ ngọt ở các thí nghiệm 47
Bảng 2.2. Nhiệt độ và thời gian nấu trích li hỗn hợp Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 51
Bảng 3.1. Hàm lượng ẩm trong nguyên liệu Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 65
Bảng 3.2. Hàm lượng tro toàn phần trong nguyên liệu Mã đề, Kim tiền thảo
và Cỏ ngọt 66
Bảng 3.3. Mô tả cảm quan nguyên liệu sau chần và giá trị cảm quan dịch trích li Mã
đề theo chế độ chần 67
Bảng 3.4. Mô tả cảm quan Mã đề và dịch trích li Mã đề theo thời gian sao 71
Bảng 3.5. Mô tả cảm quan dịch trích li Kim tiền thảo theo thời gian sao 77
Bảng 3.6. Mô tả cảm quan dịch trích li Cỏ ngọt theo thời gian sao 79
Bảng 3.7. Mô tả cảm quan sản phẩm theo tỉ lệ phối trộn Mã đề/Kim tiền thảo/Cỏ ngọt 81
Bảng 3.8. Thời gian cô đặc tương ứng với tỉ lệ nước/hỗn hợp Mã đề, Kim tiền thảo
và Cỏ ngọt dùng trong trích li 84
Bảng 3.9. Mô tả cảm quan sản phẩm theo nồng độ chất tan dịch sau cô đặc 89
Bảng 3.10. Đánh giá cảm quan sản phẩm theo tỉ lệ maltodextrin phối trộn 92
Bảng 3.11. Độ ẩm bột trà và mô tả cảm quan sản phẩm theo nhiệt độ sấy phun 94
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền
thảo và Cỏ ngọt 100
Bảng 3.13. Kết quả xác định hàm lượng ẩm và hàm lượng tro của sản phẩm 100
Bảng 3.14. Kết quả xác định một số chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm 101
Bảng 3.15. Định mức tiêu hao nguyên liệu Mã đề trong quá trình chuyển từ nguyên
liệu tươi sang nguyên liệu khô 102
Bảng 3.16. Chi phí nguyên vật liệu cho 30 gói trà hòa tan Mã đề, Kim tiền thảo và
Cỏ ngọt 103



ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh về cây Mã đề 4
Hình 1.2. Công thức phân tử aucubosid và catalpol. 6
Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây Kim tiền thảo 9
Hình 1.4. Sản phẩm viên nang Kim tiền thảo - f của Công ty dược phẩm FITO PHARMA 11
Hình 1.5. Hình ảnh sản phẩm Kim tiền thảo OPC 12
Hình 1.6. Hình ảnh về cây Cỏ ngọt 12
Hình 1.7. Cánh đồng trồng Cỏ ngọt 13
Hình 1.8. Công thức cấu tạo phân tử Stevioside 15
Hình 1.9. Hình ảnh một số sản phẩm trà túi lọc có thành phần Cỏ ngọt 16
Hình 1.10. Hình ảnh một số sản phẩm đường Cỏ ngọt 16
Hình 1.11. Hình ảnh sản phẩm thuốc 104 STEVIA 17
Hình 1.12. Quy trình công nghệ sản xuất trà hòa tan 1 18
Hình 1.13. Quy trình công nghệ sản xuất trà hòa tan 2 19
Hình 1.14. Một số sản phẩm trà thảo dược hòa tan 21
Hình 1.15. Một số sản phẩm trà hòa tan Ice Tea 21
Hình 2.1. Hình ảnh nguyên liệu 30
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ dự kiến sản xuất trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền
thảo và Cỏ ngọt 32
Hình 2.3. Sơ đồ tổng quát thể hiện các thí nghiệm cần nghiên cứu trong đề tài 36
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định hàm lượng ẩm và hàm lượng tro toàn
phần trong Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 37
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ và thời gian chần Mã đề 39
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ và thời gian sao Mã đề 41
Hình 2.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian sao Kim tiền thảo 43
Hình 2.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian sao Cỏ ngọt 44
Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ phối trộn Mã đề/Kim tiền thảo/Cỏ ngọt 46
Hình 2.10. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ nước/hỗn hợp Mã đề, Kim tiền
thảo và Cỏ ngọt (ml/g) dùng trong trích li 49

x

Hình 2.11. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ và thời gian nấu trích li hỗn
hợp Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt 51
Hình 2.12. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ chất tan dịch cần đạt sau cô
đặc 53
Hình 2.13. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ maltodextrin phối trộn 55
Hình 2.14. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy phun 57
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian chần đến chất
lượng cảm quan dịch trích li Mã đề 69
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sao đến chất
lượng cảm quan dịch trích li Mã đề 75
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn Mã đề/Kim tiền thảo/Cỏ
ngọt đến chất lượng cảm quan sản phẩm 83
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ nước/hỗn hợp Mã đề, Kim tiền
thảo và Cỏ ngọt dùng trong trích li đến tỉ lệ chất tan 85
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian trích li đến độ
Brix dịch trích li 87
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian trích li đến điểm chất
lượng cảm quan sản phẩm 87
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nồng độ chất tan dịch sau cô đặc đến
hiệu suất thu hồi sản phẩm 89
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nồng độ chất tan dịch sau cô đặc đến
chất lượng cảm quan sản phẩm 90
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của tỉ lệ maltodextrin phối trộn đến hiệu suất thu
hồi sản phẩm 93
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của nhiệt độ sấy phun đến hiệu suất thu hồi sản
phẩm 95
Hình 3.11. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo
và Cỏ ngọt 97

1

LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, trà là một thức uống thông dụng và
mang nét văn hóa đặc trưng riêng. Nhắc tới trà, người ta thường nghĩ đến những sản
phẩm làm từ nguyên liệu là đọt chè tươi. Nhưng cùng với sự phát triển của cuộc
sống, sản phẩm trà đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng đang
ngày càng nâng cao của con người. Nguyên liệu để chế biến trà ngoài đọt chè tươi
còn có các loại thảo dược khác. Các loại trà uống liền cũng ngày càng được ưa
chuộng hơn vì tính tiện dụng của nó như: trà túi lọc, trà hòa tan, trà đóng chai. Tuy
trà hòa tan chế biến từ thảo dược là một mặt hàng khá mới nhưng nó lại là mặt hàng
có tiềm năng phát triển lớn với thị trường tiêu thụ rộng. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu sản xuất sản phẩm trà hòa tan từ thảo dược sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm
trà hòa tan hiện có trên thị trường.
Trong dân gian, người dân thường sử dụng cây Mã đề để nấu nước uống giúp
thanh nhiệt, lợi tiểu. Các bài thuốc từ cây Mã đề cũng có tác dụng chữa vết thương,
trị ho hay viêm thận. Kim tiền thảo cũng thường được dùng với mục đích giải độc,
trị sỏi thận rất hiệu quả. Một số bài thuốc cũng đã sử dụng hai loại cây này để sắc
thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó, Cỏ ngọt là một nguyên liệu thường dùng với mục
đích tạo vị ngọt không năng lượng phù hợp với nhiều đối tượng người sử dụng. Cỏ
ngọt được sử dụng để tạo vị ngọt cho nhiều sản phẩm trà túi lọc trên thị trường.
Có thể thấy việc sử dụng kết hợp Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt để sản
xuất trà hòa tan đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa mặt hàng trà thảo dược hòa tan
cũng như tính hợp lí về tác dụng dược học. Trên cơ sở những điều đã phân tích, tôi
hình thành ý tưởng cho đề tài tốt nghiệp của mình như sau: “NGHIÊN CỨU QUY
TRÌNH SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM TRÀ HÒA TAN TỪ MÃ ĐỀ, KIM TIỀN
THẢO VÀ CỎ NGỌT”
Mục đích của đề tài: tạo ra sản phẩm trà thảo dược hòa tan có chức năng
thanh nhiệt, giải độc, bảo vệ thận và góp phần đa dạng hóa sản phẩm trà hòa tan
hiện có trên thị trường.

2

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra quy trình sản xuất trà thảo dược
hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt vừa đảm bảo chất lượng cảm quan tốt
vừa chứa hàm lượng cao các chất hòa tan chiết xuất từ nguyên liệu và đảm bảo vệ
sinh, an toàn thực phẩm.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm trà hòa tan từ Mã đề,
Kim tiền thảo và Cỏ ngọt.
- Sản xuất thử nghiệm trà hòa tan từ Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt tại
phòng thí nghiệm.
- Tính toán sơ bộ chi phí nguyên vật liệu để sản xuất trà hòa tan từ Mã đề,
Kim tiền thảo và Cỏ ngọt.
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
- Đề tài vận dụng kiến thức khoa học về các quá trình cơ bản trong công
nghệ chế biến thực phẩm để xây dựng nên quy trình sản xuất trà thảo dược hòa tan
cho nguyên liệu Mã đề, Kim tiền thảo và Cỏ ngọt. Các số liệu trong đề tài nghiên
cứu có thể làm tài liệu thao khảo cho những người nghiên cứu sản xuất sản phẩm
tương tự.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như những kiến nghị đề xuất trong
đề tài sẽ là cơ sở để người nghiên cứu khác có thể phát triển ý tưởng, hình thành các
đề tài nghiên cứu mới, góp phần bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm cho việc
sản xuất trà thảo dược hòa tan.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Đề tài sử dụng các loại thảo dược gần gũi trong dân gian, tương đối rẻ tiền,
phù hợp với đề tài nghiên cứu của sinh viên.
- Đề tài nếu được áp dụng vào sản xuất công nghiệp sẽ góp phần mở rộng
hướng ứng dụng, giải quyết đầu ra, nâng cao giá trị kinh tế cho cây Mã đề, Kim tiền
thảo, Cỏ ngọt. Đồng thời còn tạo ra sản phẩm mới góp phần đa dạng hóa mặt hàng
trà hòa tan.

3

Mặc dù tôi đã nỗ lực rất nhiều nhưng do điều kiện thời gian, kinh phí cũng
như kiến thức có hạn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý từ thầy cô và bạn bè để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện
hơn.

Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Sương



















4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nguyên liệu
1.1.1. Tổng quan về Mã đề [10], [11], [12], [13]
1.1.1.1. Tên gọi và đặc điểm hình thái
Mã đề có tên khoa học là Plantago major L., thuộc họ Mã đề (Plantaginaceae)
Tên khác: Mã đề thảo, Mã đề á, Xa tiền, Suma, Nhả én dứt.

Hình 1.1. Hình ảnh về cây Mã đề
Mã đề là loài cây thuộc thảo, sống dai, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành
hoa thị, có cuống dài và rộng, phiến lá nguyên hình trứng dài 12cm, rộng 8cm, có 5
- 7 gân chính hình cung chạy dọc theo phiến rồi đồng quy ở gốc và ngọn phiến lá.
Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều lưỡng tính, 4 lá đài
xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại, 4 thùy xen kẽ với
các lá đài. Bốn nhị thò ra ngoài, chỉ nhị mảnh, dài gấp tràng hai lần. Bầu trên hai ô.
Quả nang, hình chóp thuôn, dài 3,5 - 4,0mm, có 8 - 13 hạt, mở bằng một nắp nứt
ngang trên các lá đài. Hạt rất nhỏ, hình bầu dục, hơi dẹt, dài khoảng 1mm, màu nâu
hoặc tím đen, bóng. Trên mặt hạt có chấm nhỏ màu trắng.
5

1.1.1.2. Tình hình phân bố, mùa vụ trồng trọt và thu hái
Trên thế giới, Mã đề phân bố ở tất cả các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của
các châu lục. Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Maylaysia, Philippin,
Indonesia, Ấn độ và một số tỉnh ở phía nam Trung Quốc là những nơi có nhiều Mã
đề trong các quần thể mọc hoang cũng như trồng trọt.
Vốn là cây mọc hoang nên Mã đề có sức sống rất cao, cây có nhu cầu nước ở
mức trung bình, khả năng chịu hạn nhẹ nhờ bộ rễ ăn tương đối sâu và rộng. Đất
trồng Mã đề tốt nhất là loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất trồng màu. Mùa gieo trồng
Mã đề thích hợp nhất là mùa xuân và mùa thu. Thời gian sinh trưởng từ lúc gieo
trồng đến khi cây có hạt, ra hoa khoảng 3 tháng.
Mã đề có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô. Trong đông y, các bộ phận

dùng của cây Mã đề có tên gọi khác như: toàn cây Mã đề được gọi là Xa tiền thảo,
lá Mã đề được gọi là Xa tiền, hạt Mã đề được gọi là Xa tiền tử. Nếu lấy lá thì thời
gian thu hoạch thích hợp từ tháng 5 đến tháng 7, nếu lấy hạt thì từ tháng 6 đến tháng 8.
Tuy chưa có con số thống kê cụ thể về diện tích gieo trồng cũng như sản
lượng thu hoạch song Mã đề đang là cây trồng được áp dụng gieo trồng trên diện
rộng ở nhiều nơi như: xã Hương Nê (Ngân Sơn - Bắc Cạn), Cao Bằng, Lạng Sơn,
Điện Biên, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình
1.1.1.3. Thành phần hóa học và công dụng chữa bệnh của Mã đề
Thành phần hóa học chính của toàn cây Mã đề là chất nhầy. Hàm lượng chất
nhầy trong lá có thể đến 20% còn trong hạt có thể lên đến 40%. Ngoài chất nhầy,
hai thành phần khác đáng chú ý trong cây là iridoid glycosid và flavonoid.
Hai chất iridoid glycosid đã được xác định là aucubosid và catalpol.


6


Hình 1.2. Công thức phân tử aucubosid và catalpol.
Nhiều hợp chất flavonoid đã được phân lập: apigenin, quercetin, scutellarein,
baicalein, hispidulin (-5, 7, 4’ trihydroxy 6-methoxy flavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-
glucuronid, homoplantaginin (=7-O-β-D-glucopyranosyl-5, 4’ dihydroxy-6-methoxy
flavon), nepitrin (=7 - O-β-D-glucopyranosyl-5, 3’, 4’ trihydroxy-6-methoxyflavon), 7-O-α-L-
rhamnopyranosyl; 5, 6, 4’ trihydroxy-6-methoxyflavon; 7-O- β-D-glucopyranosyl 5, 6, 3’, 4’
tetrahydroxyflavon.
Trong Mã đề một số thành phần khác đã được khảo sát như các acid hữu cơ
(acid cinnamic, p-coumaric, ferulic, cafeic, Chlorogenic, neochlorogennic),
carotenoid, vitamin K, vitamin C, một ít tanin, saponin…
Những dẫn chất iridoid glycoside là thành phần có tác dụng kháng khuẩn của
Mã đề.
Trong Y học, các flavonoid có tác dụng nâng cao tính bền của thành mạch

máu như rutin. Ngoài ra flavonoid còn có những tác dụng khác như chống dị ứng,
chống co giật, nghẽn mạch, nghẽn phế quản, lợi mật, diệt nấm [14]
Hạt Mã đề do có chất nhầy nên có tác dụng nhuận tràng và tăng thể tích
phân. Chất nhầy tạo thành một lớp bảo vệ niêm mạc ruột nên cũng được dùng làm
thuốc chống viêm trong bệnh viêm ruột, đau dạ dày và lỵ. Ngoài ra còn có tác dụng
long đờm, lợi tiểu.
Lá Mã đề thường dùng để sắc nước uống hoặc sử dụng trong các bài thuốc
với mục đích thông tiểu, dùng chữa những trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu,
7

ho, sốt, đau mắt Lá Mã đề tươi giã nhỏ có thể dùng để đắp mụn nhọt hay chữa
lành vết thương.
1.1.1.4. Tình hình sử dụng cây Mã đề
Mã đề sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong Y học cổ
truyền Việt Nam có một số bài thuốc chữa bệnh như:
- Bài thuốc lợi tiểu: Hạt Mã đề 10g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml
chia ba lần uống trong ngày.
- Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc
còn 200ml chia ba lần uống trong ngày.
- Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20g, Kim tiền thảo 30g, rễ Cỏ tranh 20g.
Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g, củ Sắn dây 30g. Hai thứ trên rửa sạch
đun trong một lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm hai lần uống lúc đói trong
ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
- Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20g, Nhân trần 40g, Chi tử 20g, lá Mơ
20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100 - 150ml.
- Chữa chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Một nắm Mã đề tươi rửa
sạch, nấu với 100g gan heo, hai thứ thái nhỏ, cho nắm muối vừa ăn để dùng vào
buổi cơm trưa, dùng liên tục trong 6 - 7 ngày. Khi dùng cần kiêng các thuốc cay
nóng, không uống rượu, cà phê. Có thể lấy một ít rau Mã đề tươi rửa sạch, giã nát

nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại.
- Chữa chứng nóng phổi, ho dai dẳng: Lấy khoảng 20 - 50g Mã đề tươi rửa
sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy một chén) sắc kỹ, chia làm ba
lần uống hết trong ngày - cách 3 giờ uống một lần. Uống thuốc lúc còn ấm.
- Chữa chảy máu cam: Hái một nắm rau Mã đề tươi rửa sạch, giã nát, tẩm
thêm ít nước vắt lấy nước cốt uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu, bã
Mã đề đắp lên trán.
- Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt Mã đề sắc uống làm nhiều lần trong
ngày, có thể sắc cùng một ít lá Mã đề uống.
8

- Chữa viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 - 12g hạt Mã đề hay dùng cả cây
sắc uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau Mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ
nấu với 100 - 150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày. Nếu trẻ nhỏ ăn canh
này thường xuyên sẽ phòng được chốc lở.
- Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng cây Mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy
nước cốt uống vào lúc đói bụng hoặc thêm Cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như
trên và uống lúc đói.
- Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Dùng hạt Mã đề (một
vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 chén nước sắc còn một chén, bỏ bã, đỏ vào
nước ấy 3 vốc hạt Kê và nấu thành cháo ăn khi đói, ăn nhiều mắt sáng làm người mát.
- Chữa trẻ bị sởi, gây tiêu chảy: Dùng hạt Mã đề sao qua, sắc uống, nếu bí
tiểu tiện thì thêm Mộc thông.
Ngoài ra canh Mã đề nấu với tôm, thịt có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng.
Trên thế giới, Mã đề cũng được sử dụng với nhiều mục đích chữa bệnh
tương tự như trên. Ở Ấn Độ, cây Mã đề dùng cầm máu và trị vết thương, bỏng và
viêm các mô. Lá dùng làm mát, lợi tiểu, làm săn và hàn vết thương, nước hãm lá trị
tiêu chảy và trĩ. Rễ Mã đề có tác dụng làm săn, chữa sốt và ho. Hạt Mã đề làm dịu
viêm, lợi tiểu, bổ, trị lỵ và tiêu chảy. Ở Thái Lan, toàn cây hoặc lá dùng lợi tiểu, sốt,

hạt nhuận tràng, chống viêm và đầy hơi. Ở Triều Tiên, dùng Mã đề trị bệnh về gan.
Trong y học cổ truyền Nhật Bản, nước sắc của Mã đề trị ho hen, bệnh tiết niệu,
giảm phù, tiêu viêm. Ở Trung quốc, dùng hạt Mã đề sắc uống chữa bệnh đái tháo
đường, ho, vô sinh. Ở Haiti, nhân dân dùng chữa choáng thần kinh và đau mắt.
Cây Mã đề cũng đã được nghiên cứu chiết xuất và chế biến thành sản phẩm
có tính dược học. Các nhà nghiên cứu Nhật đã chiết xuất chất nhầy hạt P. major L.
dưới dạng tinh khiết với tên “Plantasan” với hiệu suất 6,8%. Thành phần cấu tạo
của Plantasan gồm có D-xylose, L- arabinose, acid D-galacturonic, L- rhamnose và
D-galactose theo tỉ lệ tương ứng là 15:3:4:2:0,4. Planteose là một oligosaccharid
hàm lượng 1%, thủy phân bằng acid thì cho 1 galactose, 1 glucose và 1 fructose.
9

Ở Liên Xô cũ, người ta ép lá tươi, lấy dịch ép làm bốc hơi nước rồi chế viên
hoàn được mang tên là “plantaglucosid”.
1.1.2. Tổng quan về Kim tiền thảo [15], [16], [17]
1.1.2.1. Tên gọi và đặc điểm hình thái
Kim tiền thảo có tên khoa học là: Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.
Họ đậu - Fabaceae
Tên khác: Đồng tiền lông, Mắt rồng, Mắt trâu, Vảy rồng

Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây Kim tiền thảo
Kim tiền thảo là loài cây thân thảo, mọc bò, cao 30 - 50cm có khi tới 80cm,
đường kính thân 0,3 - 0,4cm, có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2 - 3cm. Mặt dưới
của thân có nhiều rễ phụ ăn sâu vào đất, rễ phụ tập trung nhiều ở mắt đốt và gốc lá.
Vỏ màu nâu có lông màu hung, dai và dễ bóc. Cành nhánh nhiều, ngọn non dẹt và
có phủ lông tơ màu trắng, mọc ra từ các đốt của thân. Rễ gốc và rễ thân phát triển
mạnh và lúc non đều có nốt sần màu nâu hơi trắng, chứa nhiều vi khuẩn cố định
đạm cộng sinh. Lá mọc so le, gồm 1 hoặc 3 lá chét tròn, dài 1,8 - 3,4cm, rộng 2,5 -
3,5cm, đầu và gốc lá hơi lõm, hình dạng giống con mắt hay đồng tiền. Mặt dưới của
lá có lông trắng bạc, mặt trên có gân nổi rõ, cuống dài 2 - 3cm. Hoa màu tím mọc

thành chum ở kẽ lá, dài 7cm, có lông vàng. Hoa mọc khít nhau, màu đỏ tía, dài
4mm, cánh 5mm, nhị đơn liền. Quả đậu nhỏ, rộng 3,5mm có 3 - 6 ngăn chứa hạt,
phần giữa các ngăn chứa hạt hơi thắt lại, vỏ quả có lông ngắn trắng. Mùa hoa từ
tháng 3 - 5.
10

1.1.2.2. Tình hình phân bố, mùa vụ trồng trọt và thu hái
Kim tiền thảo mọc hoang khắp vùng đồi núi trung du nước ta, độ cao dưới
600m so với mực nước biển, gặp nhiều ở Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ…
Kim tiền thảo thích hợp với điều kiện nhiệt độ nóng ẩm hoặc ẩm mát, đất ít
chua, có thành phần cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước nhưng cũng chịu được đất
chua, nghèo xấu và khô hạn. Kim tiền thảo ưa sáng nhưng cũng chịu được bóng
râm, sống lâu năm, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều khỏe.
Thời vụ gieo trồng Kim tiền thảo thích hợp vào vụ xuân hay đầu mùa mưa
khi đất đã đủ ẩm chưa có những trận mưa to. Mùa thu hái của Kim tiền thảo là vào
mùa hè, lúc cây có nhiều lá và hoa. Cây có thể được dùng ở dạng tươi, phơi hoặc
sao khô.
Kim tiền thảo có đặc tính sinh trưởng bò lan nên có tác dụng cải tạo, chống
xói mòn, giữ nước và bảo vệ đất rất tốt. Vì thế cây Kim tiền thảo đã được đưa vào
sản xuất tập trung nhằm mục đích phát triển kinh tế vùng nông thôn và bảo vệ đất
rừng. Năm 2000 - 2001 ở Chí Linh - Hải Dương đã có nhiều hộ trồng trên đất dốc ở
các rừng keo và trại cây ăn quả như vải, nhãn… cho kết quả tốt. Thời gian gần đây,
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cũng có chương trình phát triển vùng sản xuất cây
dược liệu để phát triển nông thôn mới. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Yên Dũng đã đầu tư hỗ trợ kinh phí, tập huấn kĩ thuật làm đất, trồng, chăm
sóc và thu hoạch cây Kim tiền thảo cho người dân với trên 30 ha.
1.1.2.3. Thành phần hóa học và công dụng của Kim tiền thảo
Kim tiền thảo có chứa polysaccharide, saponin triterpenic, các flavonoid như
isovitexin, vicenin glycoside, isoorientin và một số chất khác như desmodimin,
desmodilacton, lupenon, lupcol, tritriacontan, acid stearic,…

Các nghiên cứu dược lí hiện đại cho biết Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu
lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, dãn mạch hạ huyết áp. Vì thế Kim tiền thảo có
công dụng chữa sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, tiểu buốt, tiểu rắt,
tiểu tiện đau rít, phù thũng tiểu ít, hoàng đản tiểu đỏ. Liều dùng hàng ngày 10 - 30g, dạng
thuốc sắc.
11

1.1.2.4. Tình hình sử dụng Kim tiền thảo
Trong Đông Y, Kim tiền thảo được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh như:
- Trị sạn đường mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g,
Uất kim 12g, Xuyên quân 10g (cho sau) sắc uống.
- Trị sạn tiết niệu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử 15g (bọc vải), Chích sơn
giáp, Thanh bì, Ô dược, Đào nhân đều 10g, Xuyên ngưu tất 12g sắc uống. Có thể
dùng độc vị Kim tiền thảo như nước chè để tống sỏi.
- Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật: Kim tiền thảo 40g, Mộc thông,
Ngưu tất mỗi vị 20g, Dành dành, Chút chít, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.
Ngoài vai trò là một vị thuốc chữa bệnh, Kim tiền thảo trở thành đối tượng
được các nhà sản xuất dược phẩm hướng đến. Kim tiền thảo đã được nghiên cứu
chiết xuất thành dạng cao từ đó bào chế thành thực phẩm chức năng. Trên thị trường
hiện nay có các thực phẩm chức năng được bào chế từ Kim tiền thảo như sau:
- Sản phẩm viên nang Kim tiền thảo - f của Công ty dược phẩm FITO
PHARMA. Thành phần dược liệu là Kim Tiền Thảo. Tá dược vừa đủ cho 1 viên
nang 3,5g. Sản phẩm có tác dụng điều trị sỏi thận và ngăn ngừa các biến chứng của
sỏi thận hết sức hiệu quả.[18]

Hình 1.4. Sản phẩm viên nang Kim tiền thảo - f của Công ty dược phẩm FITO PHARMA
- Sản phẩm dược phẩm Kim tiền thảo OPC nhãn hiệu “Ông già” của công ty Cổ
Phần Dược phẩm OPC với hai dạng sản phẩm là viên bao đường và viên bao phim. [19]
12



a) b)
Hình 1.5. Hình ảnh sản phẩm Kim tiền thảo OPC
a) Sản phẩm viên bao đường, b) Sản phẩm viên bao phim
1.1.3. Tổng quan về Cỏ ngọt [20], [21], [22]
1.1.3.1. Tên gọi và đặc điểm
Cỏ ngọt có tên khoa học là: Stevia rebaudiana (Bert) Hemsl.
Thuộc họ Cúc (asteraceae).
Tên khác: Cỏ mật, Cỏ đường, Cúc ngọt, Trạch lan.

Hình 1.6. Hình ảnh về cây Cỏ ngọt
Cỏ ngọt là một loại cây cỏ sống lâu năm. Sau khi trồng khoảng 6 tháng, gốc
bắt đầu hóa gỗ, nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm. Cành non và lá đều
phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30 - 60mm, rộng 15 - 30mm, có
3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa
hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh
13

nhỏ. Hoa dài 10 - 12mm. Có 2 vòi nhụy dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ.
Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
1.1.3.2. Tình hình phân bố, mùa vụ trồng trọt và thu hái
Cỏ ngọt được trồng chủ yếu ở Paraguay, Brazil, Nhật Bản và Trung Quốc.
Chúng được nhập vào nước ta năm 1988 trồng thử nghiệm. Hiện nay, Cỏ ngọt đã
thích ứng với những vùng khí hậu của nước ta, sinh trưởng tốt tại sông Bé, Lâm
Đồng, Đắc Lắc, Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, Cỏ ngọt đã được chú trọng phát triển trên diện
tích lớn. Điển hình là xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, diện tích trồng
Cỏ ngọt đã lên đến gần 25 ha. Gần đây trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, công ty Cổ
phần Stevia Ventures và Trung tâm Nghiên cứu Giống và Phát triển cây trồng Hà
Nội (Viện Dược liệu) phối hợp với Sở Khoa Học và Công nghệ Bắc Giang, Ủy ban

nhân dân xã Nội Hoàng (huyện Yên Dũng) đã tổ chức hội nghị triển khai dự án cây
Cỏ ngọt với kế hoạch là mở rộng diện tích vùng nguyên liệu Cỏ ngọt để đáp ứng thị
trường xuất khẩu.


Hình 1.7. Cánh đồng trồng Cỏ ngọt
Cỏ ngọt sinh sản hữu tính và vô tính, là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và
chết khi ngập nước. Sau trồng 35 - 40 ngày, Cỏ ngọt có thể thu hoạch lứa thứ nhất.
Cỏ ngọt có thể được thu hoạch 8 - 10 lứa/năm. Khi đoạn cành dài khoảng 20 - 25cm
là thời điểm cắt cành. Trung bình mỗi tháng thu hoạch một lần.
14

Ở nước ta, Cỏ ngọt sinh trưởng qanh năm nhưng cho thu hoạch cao nhất từ
tháng 4 đến tháng 11 dương lịch (trừ tháng rét nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2
ở phía Bắc) bởi vậy Cỏ ngọt nên được trồng vào tháng 4 đến tháng 9.
Cỏ ngọt không đòi hỏi kĩ thuật sản xuất phức tạp. Năng suất thu hoạch Cỏ
ngọt cao, công nghệ thu hái, chế biến lại đơn giản. Khối lượng thân, lá và chất
lượng Cỏ ngọt đạt cao nhất ở thời kì trước nở hoa, vì vậy nên thu hoạch ở giai đoạn hình
thành nụ.
Nguyên liệu tươi được đem phơi khô để dễ bảo quản và sử dụng. Cỏ ngọt
mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái gây khó chịu cho một số người. Để
khử mùi ngái có thể tiến hành như sau: phun nước vào cỏ ngọt để làm ẩm đều. Cho
vào túi kín, ủ trong 2 - 3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ làm hết mùi ngái mà
không làm giảm độ ngọt.
1.1.3.3. Thành phần hóa học và công dụng của Cỏ ngọt
Thành phần hóa học của Cỏ ngọt rất phức tạp, chất tạo vị ngọt chính trong cỏ
ngọt là stevioside, ngoài ra còn có các chất tạo ngọt khác như steviol, steviolbioside,
rebaudioside
Bảng 1.1. Thành phần các chất trong cây Cỏ ngọt


Thành phần Hàm lượng (%)
Protein 6,2
Lipit 5,6
Carbohydrates tổng số 52,8
Stevioside 15
Các chất hòa tan trong nước 42

Stevioside (Steviol glycosides) có công thức hóa học là C
38
H
60
O
18.
Khi thủy
phân cho phân tử Steviol và Isosteviol. Thông qua phương pháp ion hóa khi chúng
trao đổi ion, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra được công thức hóa học của
các loại đường trên.

×