Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Thiết kế bố trí và vẽ 3D mô hình tàu du lịch vỏ compostie mang nét đặc trưng văn hóa Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
= = = 





 = = =


PHẠM MINH ÂU





THIẾT KẾ BỐ TRÍ VÀ VẼ 3D MƠ HÌNH TÀU
DU LỊCH VỎ COMPOSITE MANG NÉT ĐẶC
TRƯNG VĂN HĨA KHÁNH HỊA




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU





NHA TRANG – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
= = = 





 = = =


PHẠM MINH ÂU




THIẾT KẾ BỐ TRÍ VÀ VẼ 3D MƠ HÌNH TÀU
DU LỊCH VỎ COMPOSITE MANG NÉT ĐẶC
TRƯNG VĂN HĨA KHÁNH HỊA



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU


GVHD: KS.TRẦN ĐÌNH TỨ



NHA TRANG – 2013

- i -
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐTTN
Họ và tên SV: PHẠM MINH ÂU Lớp: 51TT-1
Ngành: Công nghệ đóng tàu thủy Khoa: Kỹ Thuật Giao Thông
Tên đề tài: “Thiết kế bố trí và vẽ 3D tàu du lịch vỏ composite mang nét
văn hóa đặc trưng của Khánh Hòa”
Số trang: 35 Số chương: 04 Số tài liệu tham khảo: 09
Hiện vật:

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN






Kết luận:


Nha Trang, ngày ……tháng……năm 2013
ĐIỂM
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)








- ii -
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐTTN
Họ và tên SV: PHẠM MINH ÂU Lớp: 51TT-1
Ngành: Công nghệ đóng tàu thủy Khoa: Kỹ Thuật Giao Thông
Tên đề tài: “Thiết kế bố trí và vẽ 3D tàu du lịch vỏ composite mang nét
văn hóa đặc trưng của Khánh Hòa”
Số trang: 35 Số chương: 04 Số tài liệu tham khảo: 09
Hiện vật:
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN





Điểm phản biện:

Nha Trang, ngày ……tháng……năm 2013
ĐIỂM
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)









Nha Trang, ngày ……tháng……năm 2013
ĐIỂM CHUNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Bằng số Bằng chữ (Ký và ghi rõ họ tên)






- iii -
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT TÀU THỦY

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Âu MSSV: 51132107 Lớp: 51DT1.
Số điện thoại liên lạc: 01674571156.
Email:
Đề tài: “Thiết kế bố trí và vẽ 3D tàu du lịch vỏ composite mang nét văn
hóa đặc trưng của Khánh Hòa ”
Ngành: Kỹ thuật tàu thủy.
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS TRẦN GIA THÁI
KS. TRẦN ĐÌNH TỨ.

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu: Tàu du lịch , vỏ compisite.
2. Phạm vi nghiên cứu: Tàu du lich mang đặc trưng văn hóa Khánh Hòa,
vật liệu composite.
3. Mục tiêu nghiên cứu: thiết kế bố trí và vẽ 3D tàu du lịch vỏ composite

mang nét đặc trưng văn hóa Khành Hòa.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
LỜI NÓI ĐẦU.
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐÊ.
1.1 Tổng quang về đề tài ngiên cứu.
1.2 Phương pháp ngiên cứu (lý thuyết , thực tế, phần mềm.).
- iv -
1.3 Giới thiệu ngoại hình,bố trí hình dáng các loại tàu du lịch vỏ
composite đang phục vụ ở Khánh Hòa hiện nay .
1.4 Giới hạn đề tài.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN NHỮNG NÉT VĂN
HÓA ĐẶC TRƯNG KHÁNH HÒA
2.1 Phân tích những nét văn hóa du lịch biển đảo Khánh Hòa.
2.2 Phân tích lựa chọn những biểu tượng đặc trưng về văn hóa
Khánh Hòa để áp dụng thiết kế cho tàu.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỐ TRÍ VÀ VẼ MÔ HÌNH 3D TÀU DU
LỊCH VỎ COMPOSITE MANG NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG
KHÁNH HÒA.
3.1 Phân tích lựa chọn phần mềm.( vỏ vẽ bằng phần mềm
autoship, kết cấu bố trí vẽ bằng phần mềm solidworks)
3.2 Thiết kế bố trí và vẽ mô hình 3D tàu du lịch vỏ composite
mang nét văn hóa đặc trưng Khánh Hòa.
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ.
III. KẾ HOẶC THỜI GIAN.
Từ 25/02/2013 đến ngày 08/06/2013.
2. KẾ HOẠCH HOÀN THÀNH BẢN THẢO
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ: 25/02/2013 Đến: 05/04/2013
Chương2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN NHỮNG NÉT VĂN HÓA
ĐẶC TRƯNG KHÁNH HÒA
Từ: 06/04/2013 Đến: 20 /04/2013

Chương 3: THIẾT KẾ BỐ TRÍ VÀ VẼ MÔ HÌNH 3D TÀU DU
LỊCH VỎ COMPOSITE MANG NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG
KHÁNH HÒA
- v -
Từ: 21/04/2013 Đến: 01/07/2013
Chương 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ.
Từ: 02/07/2013 Đến: 07/07/2013
Hoàn thành bản thảo: Trước ngày 12/07/2013.
Nha Trang, ngày tháng năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. TRẦN GIA THÁI
GV. TRẦN ĐÌNH TỨ
SINH VIÊN THỰC HIỆN
PHẠM MINH ÂU



- vi -
MỤC LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐTTN i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐTTN ii
ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iii
MỤC LỤC vi
LỜI NÓI ĐẦU vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tổng quan đề tài nghiên cứu 1
1.2 Phương pháp nghiên cứu 1
1.3 Giới thiệu ngoại hình các loại tàu du lịch vỏ composite hai thân
đang phục vụ khánh hòa hiện nay 2
1.4 Giới hạn đề tài 7

Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC
TRƯNG KHÁNH HÒA 8
2.1 Sơ lược địa lí lịch sử khánh hòa 8
2.2 Các nét văn hóa đặc trưng khánh hòa 12
2.3 Lựa chọn nét văn hóa áp dụng cho tàu du lịch 19
Chương 3: THIẾT KẾ BỐ TRÍ VÀ VẼ MÔ HÌNH 3D TÀU DU LỊCH
VỎ COMPOSITE MANG NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG KHÁNH
HÒA 21
3.1 Phân tích lựa chọn phần mềm và vẽ mô hình 3D tàu thực tế 21
3.2 Thiết kế bố trí và vẽ 3d tàu du lịch mang nét văn hóa đặc trưng
Khánh Hòa 29
Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

- vii -
LỜI NÓI ĐẦU
Sau gần 4 năm học tập về ngành tàu thủy tại trường đại học Nha Trang,
chúng tôi đã được truyền đạt những kiến thức về ngành đóng tàu thủy, để
kiểm tra kiến thức đã học được chúng tôi đã được nhận đề tài tốt ngiệp:
“Thiết kế bố trí và vẽ 3D tàu du lịch vỏ composite mang nét đặc trưng văn
hóa Khánh Hòa”, Đây là đề tài có thể giúp tôi có thêm kiến thức về thiết kế
mỹ thuật, khả năng sử dụng phần mềm vẽ mô phỏng 3D và đây cũng là đề tài
mang tính thực tế và cấp thiết rất cao hiện nay tại Khánh Hòa. Trong quá trình
hoàn thành đồ án tôi đã được các thầy TRẦN GIA THÁI và THẦY TRẦN
ĐÌNH TỨ cùng các thầy trong Khoa Kỹ Thuật Giao Thông hướng dẫn nhiệt tình.
Tuy nhiên trong quá trình hoàn thành đồ án do còn thiếu kinh ngiệm
thực tế nên không thể tránh khỏi những sai xót, mong các thầy đóng góp ý
kiến để em có thể hoàn thành đồ án tốt ngiệp.Xin chân thành cảm ơn các thầy!









- 1 -
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hiện nay đội tàu du lịch bằng vật liệu composite tại Khánh Hòa đang
ngày càng phát triển với số lượng càng nhiều do nhiều ưu điểm của vật liệu
composite, tuy nhiên tại Khánh Hòa có nhiều công ty du lịch tham quan các
đảo mỗi công ty lại có các loại tàu với kiểu dáng, nét thẩm mỹ được bố trí
khác nhau.
Khánh Hòa là tỉnh có tỷ trọng du lịch rất lớn, số lượng lượt người đổ về
đây rất nhiều kể cả khách trong nước và quốc tế, để du khách nhớ đến Khánh
Hòa và có thể hình dung về các nét văn hóa chúng ta có thể thiết kế lồng vào
hình dáng các đội tàu du lịch để tạo được đặc trưng cho tàu du lịch vỏ
compotise Khánh Hòa.
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đi thực tế xem xét hình dáng đội tàu du lịch Khánh Hòa vỏ
composite, lựa chọn loại tàu hai thân để áp dụng cho đề tài
• Trong thiết kế tàu thuyền, giải quyết mối quan hệ: tốc độ - tải trọng -
ổn định - tính lắc êm, luôn là vấn đề muôn thuở do bản chất mâu thuẫn giữa
các đặc tính đó. Đối với tàu một thân thông thường, việc giảm sức cản của tàu
đến giới hạn tối thiểu xác định rất khó thực hiện. Nguyên nhân là để giảm sức
cản, các tàu một thân cần phải có chiều rộng rất bé, chiều dài rất lớn và thể
tích chiếm nước hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến tính ổn định và khả năng
tải của tàu. Mặt khác với tàu một thân, giữa tính ổn định và tính lắc êm luôn
mâu thuẫn nhau, nhất là với các tàu cỡ nhỏ: tàu càng ổn định chu kỳ lắc càng

bé, tàu lắc nhanh và ảnh hưởng đến sức khoẻ hành khách ; Ngược lại để lắc
êm (chu kỳ lắc lớn) tàu có tính ổn định kém, ảnh hưởng đến an toàn của tàu.
- 2 -
• Với hình dáng đặc thù, có thể nói Catamaran là giải pháp hữu hiệu
để giải quyết thoả đáng những vấn đề mâu thuẫn nêu trên. Sự phân tách giữa
các thân của catamaran sẽ tạo nên tính ổn định cao nhưng vẫn đảm bảo chu kỳ
lắc hợp lý (do chiều rộng từng thân tàu bé hơn rất nhiều so với tổng chiều
rộng tàu), trong khi độ thon của thân tàu tạo nên đặc tính sức cản hiệu quả.
Sàn tàu hình chữ nhật do các kết cấu ngang tạo nên, có kích thước lớn, cung
cấp khả năng bố trí hiệu quả cho tàu, do đó có thể dùng để chở khách, chở
hàng, hoặc thậm chí dùng cho các mục đích quân sự.
Lựa chọn tàu thích hợp ở Khánh Hòa để vẽ mô hình 3D bằng phần
mềm để giới thiệu về khả năng phần mềm, sau đó thiết kế bố trí tàu du lịch
có hình dáng mang nét đặc trưng Khánh Hòa.
1.3 GIỚI THIỆU NGOẠI HÌNH CÁC LOẠI TÀU DU LỊCH VỎ
COMPOSITE HAI THÂN ĐANG PHỤC VỤ KHÁNH HÒA HIỆN NAY
Tàu thanh vân 05

- 3 -
- Kích thước chính
Dài rộng cao 17x7x2m;
Kích thước một thân dài x rộng 17x1.75m;
Máy chính: Yanman, Nhật, công suất 2x 115Hp
Sức chở: 50 khách + 3 thuyền viên.
Tốc độ hành trình 10-12 hl/h
Tàu Long Phú 17
Kích thước cơ bản
- Kích thước tổng: Dài x Rộng x Cao = 17,00 x 7,0 x 2,0m
- Kích thước một thân: Dài x Rộng = 17,0 x 1,75m
Máy chính: Yanmar, Nhật, công suất 2 x 105Hp.

Sức chở: 100 khách + 03 thuyền viên
Tốc độ thiết kế: 8-9hl/g

- 4 -
Đặc điểm kết cấu: Tàu có kết cấu 3 lớp, tính chống rung tốt, độ ồn khu
vực buồng máy bé hơn 90Db. Có hình dáng hài hoà, độ bóng bề mặt cao,
khoang khách được bố trí phía trước. Mặt boong tàu cũng có kết cấu 3 lớp, có
độ cứng vững cao, chống rung tốt, đảm bảo tiện nghi và sự thoải mái cho du
khách trong những chuyến hành trình dài.
- Vật liệu composite
Vật liệu Composite (FRP) là một tổ hợp giữa cốt sợi thủy tinh với nhựa
polyester không no tỉ lệ trọng lượng nhựa trong thành phần vật liệu từ 50 đến
70% và sợi thủy tinh chiếm tỉ lệ trọng lượng từ 30 đến 50% khác với vật liệu
làm đồ gia dụng. Composite (FRP) không bị lão hóa. Những tấm vật liệu
Composite (FRP) hơn 40 năm tuổi thọ vẫn giữ được các cơ tính cơ học tốt
xấp xỉ lúc mới đúc.
- Ưu nhược điểm của vật liệu Composite (FRP)
Ưu điểm.
• Có độ bền vững cao, trọng lượng nhẹ.
• Có độ cứng hóa học tốt, tính cơ học cao.
• Chịu được biến dạng uốn, chịu tác dụng liên tục.
• Không thấm nước.
• Riêng nhựa polyester có độ bền chịu nhiệt cao, chịu ẩm và xâm
thực của môi trường.
- Nhược điểm.
• Modun đàn hồi thấp.
• Sức chịu ma sát và va đập thấp.
• Bị giòn khi nhiệt độ thay đổi cao.
- 5 -
Do đó để khắc phục nhược điểm trong kết cấu vật liệu Composite

(FRP) người ta dùng các loại nhựa polyester theo mục đích sử dụng, kết hợp
các tỉ lệ pha trộn giữa nhựa và các chủng loại vải sợi cốt thủy tinh. Sử dụng
các loại cấu trúc chất làm độn – vật liệu cốt (các loại vải thủy tinh).
- Ưu điêm của FRP trong đóng tàu.
Xét một trọng lượng vật tư cần đưa vào tàu cùng kích thước và tính
năng có thể nhận thấy nhờ tỉ trọng bản thân nhỏ, còn giới hạn bền không quá
nhỏ so với thép nên số lượng vật tư cần của Composite (FRP) sẽ nhỏ hơn.
Tính chất này cho phép làm giảm lượng giãn nước của tàu Composite (FRP)
và điều này có lợi cho việc làm tăng tốc độ tàu hoặc làm giảm công suất máy.
Vật liệu Composite (FRP) ra đời đã 50 năm, những vỏ tàu đầu tiên
bằng vật liệu Composite (FRP) trong những năm 1940 – 1950 trên cơ sở công
nghệ chưa tiên tiến vẫn còn bền vững cho đến ngày nay. Từ thực tế cho thấy
vật liệu Composite (FRP) phù hợp trong việc đóng mới tàu thủy, Composite
(FRP) không bị thẩm thấu, không bị lão hóa nhanh, sinh vật biển không có
khả năng xâm thực và phá hoại vật liệu này. Nhờ tính chất này việc bảo
dưỡng cỏ tàu Composite (FRP) dễ dàng hơn không cần lên đà vào ụ nếu vỏ
chưa bị sự cố trầm trọng.
Thực tế sử dụng loại tàu đã có tại Việt Nam cho thấy vật liệu
Composite (FRP) có khả năng giải quyết các vấn đề sau:
• Đảm bảo độ bền kết cấu cho tàu đi biển cở vừa và nhỏ.
• Khối lượng vật tư vỏ tàu Composite (FRP) nhỏ, lượng chiếm
nước tàu nhỏ vì vậy tốc độ tàu được cải thiện theo hướng tăng lên.
• Chi phí bảo dưỡng tàu không đáng kể, công việc cạo hà, sơn
lườn không nhất thiết phải vào ụ.
- 6 -
• Quy trình công nghệ làm vỏ tàu Composite (FRP) đơn giản, nhờ
đó người ta có thể chế tạo vỏ tàu đạt các tính năng cần thiết mà
không sợ gặp khó khăn khi thi công, với ưu điểm đó khả năng
cải thiện tính đi biển rất rõ ràng, an toàn tàu, tính ổn định có thể
dự tính trước khi thi công và chế tạo.

• Qua thực tế sử dụng của một số đơn vị cho thấy tàu vỏ
Composite (FRP) có nhiều ưu điểm hơn tàu vỏ thép.
• Tổ hợp vật liệu Composite (FRP) có một số tính năng sau:
• Độ bền cơ học (kéo, nén, uốn) tương đương với thép có cùng bề dày.
• Vật liệu Composite (FRP) nhẹ gấp 4 – 5 lần so với thép.
• Sửa chữa đơn giản, nhanh chóng hơn nhiều so với các loại vật
liệu khác.
• Không bị nước biển ăn mòn oxy hóa, đặc biệt là không bị hàu hà
bám đục phá.
• Dưới đây là bảng so sánh các tính năng chủ yếu giữa thép,
nhôm, gỗ, vật liệu FRP. Trọng lượng trên một m2 diện tích vỏ
tàu dài 14m được tính như sau cho các loại vật liệu khác nhau,
trong đó đã tính cả vật tư làm các nẹp gia cường kết cấu:
Bảng so sánh các tính năng chủ yếu giữa thép, nhôm, gỗ, vật liệu FRP.
Gỗ Thép FRP XMLT
Trọng lượng riêng (t/m
3
) 0,78 – 0,82

7,8 1,6 – 1,7 2,6
Chiều dày vỏ (mm) 35 5 9 - 10 28
Trọng lượng vật liệu
/m
2
(kg)
50 56 24 76

- 7 -
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ ngiên cứu về tính mỹ thuật tàu liên hệ đến nét văn hóa Khánh

Hòa, không tính toán về các tính năng kỹ thuật của tàu như sức cản, ổn
định…trong phạm vi xét đến là loại tàu hai thân tại Khánh Hòa.





- 8 -
Chương 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN NHỮNG NÉT VĂN HÓA
ĐẶC TRƯNG KHÁNH HÒA
2.1 SƠ LƯỢC ĐỊA LÍ LỊCH SỬ KHÁNH HÒA
- Khánh Hòacó diện tích 5257 km
2
, dân số khoảng 1031262
người(1/4/1999). Tỉnh lỵ là Nha Trang, cách Sài Gòn 448 km. Gồm 7 huyện:
Cam Ranh, Khánh Sơn, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và 1
huyện đảo Trường Sa. Địa hình Khánh Hòa thấp dần từ Tây sang Đông với
những dạng núi đồi, đồng bằng, ven biển với hải đảo. Hai sông lớn nhất chảy
qua tỉnh lị là sông Cái và sông Dinh.
Địa hình có dạng nghiêng từ Tây sang Đông. Đi dọc theo đường Thiên
Lý Bắc Nam, chúng ta sẽ thấy những dãy núi đồi liên tiếp, nhiều nơi tách ra
và trườn dài tận ra biển tạo nên những địa thế cao khúc khuỷu và hiểm trở
như đèo Cả, Rù Rì, Rọ Tượng, dãy Hòn Khói, Bán đảo Cam Ranh… Khánh
Hòa có 2 sông chính sông Dinh và sông Cái ( sông Nha Trang ). Bờ biển
Khánh Hòa dài 200 km với trên 200 đảo lớn nhỏ. Khí hậu Khánh Hòa vừa
chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất của khí hậu
đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình là 26,5
0
C. Lượng mưa
trung bình là 1200mm. Nằm bên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A,

đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa với các tỉnh miền Nam và miền Bắc,
quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Daclak và các tỉnh Tây Nguyên.
Khánh Hòa là tỉnh có cơ sở hạ tầng khá hơn nhiều địa phương trong
vùng Nam Trung Bộ. Trong những năm 90 kinh tế Khánh Hòa có tốc độ phát
triển nhanh. Sản xuất công, nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, trong
phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với đánh bắt cá. Có nhiều tài
nguyên trong đó chủ yếu là lâm sản ( gỗ, trầm…) và hải sản ( cá, yến sào…).
- 9 -
Dọc bờ biển Khánh Hòa có 5 suối nước nóng: Tu Bông, Vạn Giã, Ninh Hòa,
Đảnh Thạnh, Cam Ranh. Nơi nào cũng có thể xây dựng được trại điều dưỡng
- Lịch sử:
Ở Hòn Tre, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá
của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh
Sơn vào năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ
nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước
Công nguyên.
Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn
(Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở
Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm sớm hơn văn hóa Sa
Huỳnh.Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có
nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên
Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa).
- Khánh Hòa trong thời Chăm Pa là tiểu vương quốc Kauthara nơi
sinh sống của bộ tộc Cau - một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chăm
pa xưa. Khu tháp thờ Bà mẹ xứ sở Ponagar (Nha Trang) đến nay vẫn còn, là
nơi thể hiện một phong cách kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng
nhất. Ngoài Tháp Bà (Nha Trang), ở KH còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa
như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, là
tấm bia cổ vào bậc nhất Việt Nam và khu Đông Nam Á, Thành Hời, miếu
Ông Thạch, Am Chúa,

- Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, đã thành lập
nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là
Panrãn hay Panduranga (tiếng Chăm Cổ). Tiểu quốc này gồm hai xứ là
Panduranga (ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (tức Khánh
- 10 -
Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở
khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.
- Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm
Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc
Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn
Vương Quốc), vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô
với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh
Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar.
- Năm1653, vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu, giết dân Việt ở
Phú Yên, xứ Đàng Trong của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa sai cai cơ
Hùng Lộc đem quân vào chống giữ, nhân đêm tối đốt thành và tiến đánh đến
tận sông Phiên Lang (Phan Rang). Thất bại nặng nề, vua Chăm sai con mang
thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên.
Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang chia làm 2 phủ Thái Khang và Diên
Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương, Tân Định và
Quảng Phước đều giao cho Hùng Lộc trấn giữ. Từ đó, vùng đất này đã trở
thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.
- Vào năm 1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang và
vào năm 1742, phủ Diên Ninh được đổi thành phủ Diên Khánh.Vào năm
1771, Tây Sơn dấy nghĩa binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa
Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát
vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận.
- Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy
lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ
đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên

- Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh
thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn
- 11 -
công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh
và Bình Khang.Vào năm 1802, Vua Gia Long lên ngôi, Dinh Bình Khang lại
được đổi tên thành Trấn Bình Hòa, phủ Bình Khang được đổi thành phủ Bình
Hòa. Sau đó, phải đến năm 1831 thì trấn Bình Hòa mới được đổi tên thành
Khánh Hòa như ngày nay.
- Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với thực
dân Pháp. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương
kêu gọi nhân dân và sĩ phu cả nước chống thực dân Pháp, giúp vua cứu nước.
Hưởng ứng lời kêu gọi đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân Khánh
Hòa do Trịnh Phong lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của văn thân Phú Yên do
Bùi Đáng chỉ huy đã tiến công và chiếm tỉnh Khánh Hòa. Bộ phận quan lại ở
đây nhanh chóng giao thành cho nghĩa quân.Từ cuối tháng 3 năm 1886, nghĩa
quân đã ráo riết hoàn tất các công tác chuẩn bị phòng thủ các đường thủy bộ,
chờ đợi các cuộc tấn công trên quy mô lớn của người Pháp.Đầu năm 1886,
quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, nghĩa binh do Trịnh Phong lãnh đạo chặn
đánh địch quyết liệt.Sau đó các lãnh tụ như Trịnh Phong, Trần Đường,
Nguyễn Khanh đều bị giết chết. Phong trào Cần Vương ở KH chấm dứt.Trong
thời Pháp và triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng
được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945.Năm 1941, Nhật đem quân
đến đóng tại Nha Trang.19-8-1945, Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt
Minh) cướp chính quyền từ tay Nhật.Nhưng chỉ được hai tháng thì Pháp đổ
bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại Khánh Hòa.Năm 1955, dưới thời Việt Nam
Cộng Hòa, KH cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện
đổi thành quận. Các làng đổi thành xã.Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang
Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk được sát nhập vào tỉnh Khánh Hòa
và lập thành quận Khánh Dương.Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc
quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh

- 12 -
Ninh Thuận.Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị
cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh.Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975 Ninh Hòa,
Nha Trang và Cam Ranh lần lượt được giải phóng. Năm 1975 ,hợp nhất hai
tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Năm 1977, thị xã Nha
Trang được nâng cấp thành Tp.Nha Trang.Quốc hội quyết định quần đảo
Trường Sa thuộc tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Năm 1989, chia tỉnh Phú
Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
- Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh nhờ có bờ biển dài, khí hậu ôn
hòa và nhiều di tích lịch sử của vương quốc Champa: Tháp Bà Ponagar,.
Thành Hời ,miếu Ông Thạch ,Am Chúa ,Bia Võ Cạnh ,Vịnh Nha Trang (một
trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới); Hòn Nội (Đảo Yến) ,Hòn Miễu (Thuỷ
cung Trí Nguyên) ,Hòn Tre (Vinperl land) ,Hòn Tằm, Hòn Mun (Khu bảo tồn
biển đầu tiên của Việt Nam) ,Hòn Lao (Đảo Khỉ), Hòn Thị (Suối Hoa Lan) ,
biển Nha Trang ,biệt thự Bảo Đại ,chùaLong Sơn ,tượng Kim Thân Phật Tổ.
Suối khoáng Tháp Bà,Viện Hải dương học Nha Trang, Thành cổ Diên
Khánh,Vịnh Vân Phong ,Vịnh Cam Ranh ,Suối nước nóng Dục Mỹ (Ninh
Hòa) ,Đầm Nha Phu ,Thác Yangbay, Dốc Lết,Khu tưởng niệm bác sĩ
Alexandre Yersin, Mộ Yersin (Suối Dầu) .
2.2 CÁC NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG KHÁNH HÒA
- Biển đảo: có nhiều đảo lớn nhỏ, vịnh biển đẹp, bãi cát dài
- Đặc sản: Gỗ Trầm và yến sào.
Yến sào là tổ của một loài chim yến (salanganes) có tên khoa học là
Collocalia Fuciphaga Germania, lông màu đen, thân nhỏ, nặng khoảng 14-
16g. Chúng sống thành bầy đàn, làm tổ nuôi con trong các hang động trên các
hải đảo không có người sinh sống
- 13 -
Cây dó trầm hay còn gọi cây dó bầu, trầm hương hay trà hương có tên
khoa học là Aquilaria Crassna Pirre.Dó trầm là loài gỗ lớn thông xanh, tán
thưa, thân thẳng, cao trung bình 15 đến 18 mét, đường kính trung bình ngang

ngực 35 – 40 cm
- Văn hóa kiến trúc chămpa: Tháp bà ponagar
Kiến Trúc của Tháp Ponagar:
Tháp Bà gồm 4 Tháp khác nhau và xây dựng tại Thế kỷ VII đến Thế kỷ XII.
Cũng như tất cả các Tháp Chàm khác còn tồn tại trên đất nước ta, Tháp
Bà Nha Trang được xây cất theo lối kiến trúc cổ xưa của nền văn minh Chàm.
Bốn tháp đều được xây bằng gạch nung, không có vôi ở giữa, người Chàm chỉ
phết một lớp "dầu rái" tức là "dầu lồng" (Diptérocarpus Chrispulaus L.) do
một loại cây thân to và rất cao, hiện nay, những loại cây này vẫn còn trước
mặt Phối Dầu, cách thị xã Nha Trang 20 kilomét. Khi xếp gạch nền, dầu rái
được phết lên, (có khi họ dùng cả mật đường thay dầu rái), người Chàm chất
củi thật nhiều trong và ngoài tháp và đốt lửa cho đến khi gạch dính liền với nhau
mới thôi, thế mà qua hơn nghìn năm, cái Tháp ấy vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Tháp chính tức là Đền Poh Nagar tiếng Chàm "Poh Nagar có nghĩa là
Bà Chúa một xứ" xứ này là xứ Kaulhara, xưa kia của người Chàm, nằm về
phương Bắc, cao 23 mét và lớn nhất được xây cất vào thế kỷ IX (năm 817 sau
công nguyên), do ông Pangha một vị thượng thư của vua Harivarman I: Nơi
đây ngày xưa là chánh điện của Thánh Trị Malada, Jenagrâti Pangro lại cho
dựng một bức tượng Bhagavati, nữ thần của xứ Kauthara (Phú Khánh) toàn
bằng đá. Trên cửa vào Tháp, có bức tường chạm thần Civa (1) rất tinh vi, thần
có bốn tay chân, chân phải đạp lên đầu con thú Nandin vừa nhảy múa ginta
hai nhạc công đang thổi sáo "sanarai." Trong tháp là một phòng lớn hình
chuông úp, thành tường cao chót vót đến tận nóc, chỉ có một lối cửa vào duy
- 14 -
nhất. Ở ba phía, du khách chú ý đến 3 vòm tiếp nhận phẩm vật của người
hành hương. Chính giữa điện thời, không khí lờ mờ đục vì thiếu ánh sáng
hoặc do những làn khói luôn luôn tỏa từ các đỉnh trầm, du khách sẽ thấy bàn
thờ bằng đá cẩm thạch, trên đó có tượng nữ thần Kauthara. Qua dáng vẻ của
Poh Nagar Thánh Mẫu, chúng ta có thể hình dung được thần Bhagavati (Thần
ban phước), một trong những biến dạng của thần Umân tức là Cakti của thần

Civa hoặc nói cách khác "biến thể nữ dạng" của thần Civa. Giữa khói hương
nghi ngút, với vẻ mỹ lệ của đồ nữ trang lộng lẫy, tượng đá. Thiên Y Thánh
Mẫu Kauthara, đội mũ hình hoa sen đang xòe nở, óng ánh những hạt trân
châu, xung quanh có gắn lông công rực rỡ như xà cừ. Nhìn tổng quát, du
khách phải nhận rằng tất cả những vẻ đẹp ấy là cuộc thi thố tài năng và lòng
tin tưởng mãnh liệt của dân tộc Chàm. Thánh mẫu ngồi xếp bằng tròn, có tất
cả 10 cánh tay (2). Hai cánh tay trên duỗi thẳng, bàn tay đặt trên đầu gối.
Lòng bàn tay ngửa lên trời như đang ban bố một vật gì, dáng điệu từ bi và
thanh thản. Tám tay phụ cầm những vật tượng trưng như: đoản đao, dĩa có
cán, mũi tên, ngà voi, cái dùi trống, vỏ mũi giáo và cái ná. Thánh nữ mặc "xà
rông," đội mũ "mukata," tựa lưng trên một cái dựa khắc hồi văn tua tủa, giống
miệng con quái vật. Sử chép rằng năm 917, Thiên Hoàng Indravaraman III sai
đúc một "kim tượng" (3) (mukhalinga) cho Bhagavati. Năm 965, Java
Indravarman I cho dựng một tượng Umâ, nữ dạng của thần Civa mà ngày nay
du khách còn thấy để thay cho Kim tượng. Tháp Trung Ương cũng gọi là
Điện chánh được xây hồi thế kỷ XII, nơi Tháp đã bị hủy hoại do sự xâm lăng
của người Mã Lai năm 774 và đã được trùng tu năm 784 do vua Satya
Varman. Tháp phía Nam xây dưới thời Vua Hari Varman I (thế kỷ IX) cũng
như Tháp Tẩy Bảo và Tháp phía Tây (nay chỉ còn vết tích). Ngày nay, phía
sau tháp, du khách thấy nhiều đống gạch còn lại của những tháp cũ đã điêu
tàn và một tấm bia lớn bằng chữ Hán do (4) Thượng thư bộ lệ triều vua Tự
- 15 -
Đức phụng soạn, ngày 20 tháng 5, Tự Đức năm thứ 9 (1856) bia dô ông
Nguyễn Quýnh, Thông chánh phi sứ điều lãnh Khánh hòa bố chánh dựng.
Tháp Ponagar được xây dựng từ cuối thế kỷ 8 dưới vương triều
Panduranga và được tu bổ vào thế kỷ 12, gồm 6 tháp (2 tháp thờ ông và bà
Thiên Y A Na; 2 tháp thờ ông Tiều cha mẹ nuôi của Thiên Y A Na, 2 tháp thờ
2 người con của Thiên Y A Na) nhưng hiện nay còn 4 tháp, lớn nhất là tháp
bà Ponagar cao 22,48m, nền cao 1m, có khám thờ cao 10,8m bên trong có bàn
thờ có một Yoni và tượng nữ thần. Tượng bà Ponagar đầu tiên làm bằng vàng

nhưng bị người Campuchia lấy mất, sau đó tạc tượng bằng đá, nhưng đến năm
1954 đầu tượng bị mất cắp phải tái tạo bằng đất nung. Tới đây chúng ta có 2
lối vào thăm tháp, lối đi thẳng con đường du khách thường đi nhưng đó không
phải là con đường chính thức mà các giáo sĩ Bà La Môn ngày xưa vẫn đi.
Ngày xưa người ta vào bằng lối qua “Nhà Dài” đi lên những bậc cấp rất dốc
để vào tháp. Bậc cấp rất dốc vì có dụng ý. Tháp là nơi thần linh ngự trị. Đi
bậc cấp dốc nguy hiểm như vậy con người khi đi lên phải cúi mặt nhìn vào
chân, khi đi xuống không thể xoay bàn tọa vào các thần, lên hay xuống gì
cũng khỏi phạm tội bất kính. Hơn nữa, dân tộc Chăm dưới ảnh hưởng văn hóa
Ấn Độ đặt nặng sự phân biệt giai cấp. Những khu vực đền tháp không mở
rộng cửa như chùa, miếu người Việt mà có thể chỉ dành cho các tăng lữ, quý tộc.
+ Nhà Dài (hay Mandapa) là một kiến trúc gồm nhiều cột gạch hình
tám cạnh rất lớn, đường kính 1m, cao 3m, đứng chơi vơi tất cả có 10 cột lớn
và 14 cột nhỏ, chữ Mandapa do các nhà khảo cổ đọc trên các tấm bia Chăm
được giải thích là một ngôi nhà nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật trước khi vào
tháp hành lễ, trên đầu các cột gạch có những lỗ mộng và cũng được giải thích
là dấu vết của một mái ngói nay đã sụp đổ. Ông Quách Tấn (trong xứ trầm
hương) thì nói là thời Chiêm Thành, người kê ván vào những lỗ mộng này
- 16 -
làm một sân khấu lộ thiên để vũ nữ ca múa “Thần trong tháp trông ra, nhân
dân đứng dưới trông lên, đôi bên trông đều rõ”
+ Tháp chính: tháp lớn nhất đẹp và điển hình nhất của quần thể kiến
trúc này, cao 23m, niên đại khoảng thế kỷ 11, kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ
điển, cửa quay về hướng Đông, với các tầng mái giống nhau, thu nhỏ dần như
một búp thông khổng lồ. Qua bao nhiêu thế kỷ bị thời gian bào mòn, tinh mắt
vẫn còn nhận ra trên mái có vài hình thiên thần Apsara, hình ngỗng, hình
voi Trên trán cửa có bức phù điêu tạc một nữ thần có bốn tay, chỉ mặc một
chiếc váy nhỏ, ngực rất lớn, một chân đạp lên bò thần, thân hình uốn éo theo
điệu vũ Tandava. Điệu vũ này lấy nhịp từ sự vận hành của vũ trụ, 2 bên 2
nhạc công, người thổi sáo, người thổi kèn Saranai cũng lắc lư không kém.

Bức phù điêu này mô tả sống động điệu múa Chiêm Thành hằng bao năm
trước vẫn diễn ra ở khu tháp này. Khi người Việt đến tiếp thu luôn điệu múa
hấp dẫn này gọi là múa bóng – múa vào ngày vía bà. Ngày nay không còn
bóng chỉ còn lại cây cầu Xóm Bóng làm dấu vết dưới chân Tháp Bà. Trong
tháp thờ tượng Bà được tạo bằng đá đen bóng khoảng năm 965,1 tuyệt phẩm
của nghệ thuật Chiêm Thành Tượng Nữ thần có 12 tay, 2 tay để trên đùi
bình thường còn các tay kia nhỏ hơn cầm những linh vật như kiếm, cung tên
riêng cái đầu bị mất. Bệ tượng là cái Yoni có đường rãnh để thoát nước khi
làm lễ tắm tượng, 2 pho tượng đặt 2 bên vách là tượng cô Trí, cậu Quý 2
người con của bà (những tượng này mới làm thêm sau này).
+ Tháp giữa: có niên đại sớm hơn khoảng thế kỷ X và cũng bị hư hại
nhiều hơn, bên trong tháp thờ Linga được tạo hình khá thành công mọc lên từ
giữa Yoni, phần đế là một vòng những “bầu vú”, mô típ trang trí rất thông
dụng của điêu khắc Chiêm Thành, rồi Linga tròn trĩnh ló ra từ 1 vòng những
“cánh hoa sen”, hình rất đời thường, cũng rất thanh cao.

×