Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 101 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Phạm Thanh Hƣơng






NGHIÊN CỨU VAI TRÕ VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG
VÀNH ĐAI XANH THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦ
ĐÔ HÀ NỘI








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC









Hà Nội - năm 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN







Phạm Thanh Hƣơng







NGHIÊN CỨU VAI TRÕ VÀ KHẢ NĂNG XÂY DỰNG VÀNH
ĐAI XANH THEO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN



PGS. TS. HOÀNG XUÂN CƠ





Hà Nội - năm 2012
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nội dung nghiên cứu 2
3. Cấu trúc luận văn 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm 3
1.1.1. Không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh 3
1.1.2. Cây xanh công cộng trong đô thị (theo TCXDVN 362:2005 – Quy hoạch cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế) 3
1.1.3. Phần xanh có công trình xây dựng 4
1.2. Các chỉ số xanh trong đô thị [9] 5
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 7

1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 7
1.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 13
1.3.3. Dân cư và lao động 16
1.3.4. Diễn biến sử dụng đất 18
1.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 19
1.4.1. Tổng quan về vành đai xanh điển hình trên thế giới 19
1.4.2. Tổng quan về vành đai xanh ở Hà Nội 23
1.4.3. Một số ví dụ chứng minh các luận điểm về tổng quan vành đai xanh 24
1.4.4. Vai trò của vành đai xanh trong phát triển đô thị 27
1.4.5. Các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thủ đô Hà Nội trong đó có lĩnh vực vành
đai xanh 33
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 38
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu 38
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 38
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 38
2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu 38
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát 39
2.3.3. Phương pháp lập bản đồ 39
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Quy mô không gian và hiện trạng một số khu vực trong vành đai xanh tại Hà Nội 43
3.1.1. Quy mô không gian Vành đai xanh tại Hà Nội 43
3.1.2. Hiện trạng một số không gian xanh trong Vành đai xanh của Hà Nội 45
3.2. Phân tích vai trò, chức năng của vành đai xanh trong phát triển của thủ đô Hà Nội 57
3.3. Một số định hƣớng phát triển khu vực vành đai xanh theo hƣớng phát triển Thủ đô Hà
Nội 60
3.3.1. Định hướng phát triển khu dân cư sinh thái trong vành đai xanh 61
3.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp 66
3.3.3. Định hướng phát triển không gian xanh công cộng 71

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 84











DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 – Nhiệt độ trung bình khu vực giai đoạn 2010 – 2011 10
Bảng 1.2 – Lƣợng mƣa các tháng trong giai đoạn năm 2010 – 2011 11
Bảng 1.3 – Số giờ nắng các tháng trong giai đoạn năm 2010 – 2011 12
Bảng 1.4 – Độ ẩm trung bình trong giai đoạn năm 2010 – 2011 12
Bảng 1.5 – Một số đặc điểm về y tế tại khu vực Hà Nội 15
Bảng 1.6 – Danh sách các đơn vị hành chính của Hà Nội 17
Bảng 1.7 – Diễn biến sử dụng đất thành phố Hà Nội 18
Bảng 1.8 – Tiêu chí cho đô thị đặc biệt (Hà Nội) 34
Bảng 2.1 – Lịch trình khảo sát 39
Bảng 3.1 – Hiện trạng đất nông nghiệp trong khu vực Vành đai xanh 49
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 – Mối quan hệ của kiến trúc sinh thái 4
Hình 1.2 – Bản đồ vị trí Hà Nội và mối liên hệ vùng 8
Hình 1.3 – Sơ đồ “thành phố Vƣờn” của E. Howard (1898) 20

Hình 1.4 – Letchoworth – thành phố 21
Hình 1.5 – Diện tích vành đai xanh ở Anh 21
Hình 1.6 – Radburn – hình bên phải là thiết kế điển hình một siêu khối 22
Hình 1.7 – Phần “xanh” của Thủ đô Hà Nội khi chƣa Quy hoạch Vành đai xanh 23
Hình 1.8 – Phần “xanh” của Thủ đô Hà Nội khi Quy hoạch Vành đai xanh 23
Hình 1.9 – Phối cảnh của tòa nhà EDITT 25
Hình 1.10 – Công trình Harvest Green Tower – KTS Romses 26
Hình 1.11 - Một số mẫu nhà vƣờn 27
Hình 1.12 – Quy hoạch không gian xanh theo định hƣớng quy hoạch chung Thủ đô 37
Hình 3.1 – Nhà ở trong khu vực Vành đai xanh của Hà Nội 46
Hình 3.2 – Hoa hồng đƣợc trồng tại xã Tây Tựu, Từ Liêm 52
Hình 3.3 – Ruộng rau ở xã Thanh Liệt, Thanh Trì 52
Hình 3.4 – Ruộng lúa xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì 53
Hình 3.5 – Ruộng lúa xã Xuân Phƣơng, 53
Hình 3.6 – Một số ao hồ tại huyện Thanh Trì 54
Hình 3.7 – Công viên Yên Sở 58
Hình 3.8 – Công viên Hà Đông 58
Hình 3.9 – Định hƣớng phát triển nhà sinh thái thích hợp cho địa phƣơng 62
Hình 3.10 – Ruộng rau trồng tại xã Minh Khai – Từ Liêm 67
Hình 3.11 – Ruộng rau tại xã Tam Hiệp, Thanh Trì 68
Hình 3.12 – Hoa cúc trồng tại xã Minh Khai, Từ Liêm 68
Hình 3.13 – Mô hình nhà lƣới/nhà kính đơn giản trong trồng rau, hoa 70
Hình 3.14 – Định hƣớng quy hoạch trục cây xanh trên đƣờng 73
Hình 3.15 - Ảnh hiện trạng đƣờng Văn Tiến Dũng, xã Phú Diễn 75
Hình 3.16 – Hiện trạng trục đƣờng Phan Trọng Tuệ, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì 75
Hình 3.17 - Ảnh hiện trạng đƣờng dọc sông Nhuệ 76
Hình 3.18 – Định hƣớng cây trồng trục đƣờng dọc sông Nhuệ 77
Hình 3.19 – Các công viên phục vụ nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân 78

DANH MỤC BẢN ĐỒ


Bản đồ 3.1. Quy mô không gian Vành đai xanh của Hà Nội 44
Bản đồ 3.2. Hiện trạng dân cƣ trong khu vực Vành đai xanh của Hà Nội 47
Bản đồ 3.3. Hiện trạng đất nông nghiệp trong khu vực Vành đai xanh của Hà Nội 51
Bản đồ 3.4. Hiện trạng diện tích mặt nƣớc trong khu vực Vành đai xanh của Hà Nội 55
Bản đồ 3.5. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất khu vực Vành đai xanh của Hà Nội 56


























1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề
Theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về việc nghiên cứu phát triển cho
vùng Thủ đô Hà Nội, trong đó có mối quan hệ hữu cơ giữa Thủ đô Hà Nội với các
tỉnh xung quanh nhƣ Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hƣng Yên, Hà
Nam, Hải Dƣơng, thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long, không gian vùng
Thủ đô Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục đƣợc đầu tƣ để hình thành các mối liên kết về
phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian phát triển hệ thống
đô thị, các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên diện rộng. Các khu vực liền kề cửa ngõ
hƣớng vào Thủ đô Hà Nội sẽ chịu những tác động trực tiếp, giao thoa trên nhiều
lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, đô thị, công ăn việc làm, thị trƣờng cung cấp, tiêu
thụ sản phẩm, Điều này tạo ra nhiều cơ hội trong đầu tƣ và phát triển.
Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành Quyết định 1081/QĐ-TTg phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hƣớng đến năm 2030 và Quyết định số 1259/QĐ-TTg Phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất
nƣớc. Trong đó, không gian đô thị xanh là một thành phần quan trọng của các hệ
sinh thái đô thị. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà quy hoạch là làm
thế nào để tối ƣu hóa lợi ích của không gian đô thị xanh.
Trong các quy hoạch hiện nay nhƣ: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế -
Xã hội, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đều có nói đến vai trò và sự phát triển
của vành đai xanh. Vành đai xanh phải đáp ứng các yêu cầu nhƣ: tạo ra các không
gian công viên cây xanh tại các cửa ra vào của khu dân cƣ, bảo vệ các khu vực nông
nghiệp và các khu vực có năng suất cao dễ bị lũ lụt, bảo tồn các giá trị văn hóa và di
sản, thúc đẩy các hoạt động phù hợp với bảo vệ môi trƣờng và phát triển, cho phép
một kết nối chặt chẽ hơn giữa các khu vực nông thôn, đô thị và ngoại thành, duy trì

sự ổn định của các làng nghề hiện có và phát triển du lịch sinh thái
2
Tuy nhiên, chức năng, vai trò vành đai xanh và làm thế nào để xây dựng
vành đai xanh một cách bền vững thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể Xuất
phát từ thực tế trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò và khả năng xây
dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội” để nghiên cứu,
tìm hiểu một cách cụ thể hơn về vai trò, chức năng của vành đai xanh trên cơ sở đó
chỉ ra những định hƣớng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch của Thủ
đô Hà Nội.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Xác lập cơ sở khoa học, đánh giá hiện trạng và đề xuất hƣớng phát triển vành
đai xanh phù hợp với quy hoạch Thủ đô Hà Nội.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm liên quan
- Khái quát thực trạng vành đai xanh tại khu vực Hà Nội
- Nghiên cứu định hƣớng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch
Thủ đô Hà Nội và đƣa ra một số định hƣớng phát triển vành đai xanh.
3. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng, trong đó:
- Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Chƣơng 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN




3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Khái niệm
1.1.1. Không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh
Hệ thống không gian xanh bao gồm ruộng lúa, đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
cây xanh công cộng, cây xanh đƣờng phố, cây xanh cách ly, chuyên dụng [6].
Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì
Hành lang xanh gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông hồ, đồi núi, rừng tự nhiên,
vùng nông nghiệp đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành khu hậu cần phục vụ đô
thị, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trƣờng sống đô thị.
Vành đai xanh là thuật ngữ chỉ những vùng đất tự nhiên, chƣa hoặc ít chịu
tác động của con ngƣời, thƣờng ở gần hoặc ngoài rìa những khu đô thị. Vành đai
xanh cũng có thể là những vùng đã phát triển cung cấp không gian mở, tạo ra những
cơ hội giải trí ngoài trời và phát triển.
Trong giới hạn của luận văn tập trung vào Vành đai xanh bao gồm: nông
nghiệp, các không gian xanh công cộng (công viên, cây xanh đƣờng phố ), công
trình xây dựng có gắn kết với không gian xanh (vƣờn trong nhà, nhà sinh thái ).
1.1.2. Cây xanh công cộng trong đô thị (theo TCXDVN 362:2005 – Quy hoạch
cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế)
 Cây xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt
ngoài trời cho ngƣời dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hóa
quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
 Cây xanh đường phố: thƣờng bao gồm bulova, dải cây xanh ven đƣờng đi bộ
(vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đƣờng, hƣớng giao
thông
 Công viên rừng trong đô thị có thể xếp vào loại rừng sản xuất, trong đó bao
gồm mục tiêu bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên và sự đa dạng sinh
học, đồng thời tổ chức không gian của khu rừng nhƣ một công viên để phục vụ
4
việc tham quan, du lịch, nghỉ dƣỡng, học tập, nghiên cứu của mọi đối tƣợng
trong xã hội.

1.1.3. Phần xanh có công trình xây dựng
 Kiến trúc sinh thái
Khái niệm Kiến trúc sinh thái có thể hiểu theo “Tuyên ngôn” của Kiến trúc
sƣ Ken Yeang (Malaysia): Thiết kế sinh thái là những nghiên cứu đầy đủ, toàn diện,
bao gồm việc sử dụng có cân nhắc nguồn năng lƣợng và vật liệu trong suốt tuổi thọ
của hệ thống thiết kế, và qua thiết kế để giảm ảnh hƣởng của quá trình sử dụng công
trình đối với môi trƣờng tự nhiên, hoặc hòa làm một với môi trƣờng tự nhiên.
Nói một cách tổng quát thì Kiến trúc sinh thái là kiến trúc hƣớng tới giải
quyết mối quan hệ giữa con ngƣời, kiến trúc và thiên nhiên, nó phải vừa vì con
ngƣời mà sáng tạo ra một môi trƣờng không gian nhỏ dễ chịu, vừa phải bảo vệ môi
trƣờng lớn chung quanh

Hình 1.1 – Mối quan hệ của kiến trúc sinh thái
 Nhà chung cư cao tầng
Chung cƣ cao tầng nói chung là loại nhà phổ biến ở các thành phố hiện đại
ngày nay, nhất là ở các nƣớc phát triển và một số nƣớc đang phát triển. Loại nhà
này có số tầng là từ 7 tầng trở lên hoặc có độ cao trên 21 m so với mặt đất (nếu tầng
cao trung bình là 3m), với phƣơng tiện đi lại chủ yếu bằng thang máy, đƣợc hình
thành từ các căn hộ hiện đại kiểu hộ khép, có sử dụng chung các phƣơng tiện giao
thông trong nhà nhƣ: cầu thang bộ, hành lang, thang máy và một số dịch vụ công
cộng khác. Các chung cƣ cao tầng này để phục vụ chủ yếu cho những ngƣời có thu
5
nhập trung bình và thấp: những gia đình viên chức, những cán bộ xa gia đình sống
độc thân, những gia đình trẻ chƣa có con hoặc ngƣời nghèo đô thị [14].
Tuy nhiên nhà cao tầng cũng còn gặp ở những chung cƣ tiêu chuẩn cao kiểu
khách sạn với các căn hộ rất sang trọng
Nhà cao tầng có nhiều quan điểm khác nhau. Mỹ coi nhà cao tầng là các
công trình có 10 tầng trở lên. Nhật Bản quy định nhà cao tầng là nhà có trên 11
tầng. Trung Quốc thì quy định nhà cao tầng là nhà có từ 10 tầng trở lên. Theo hội
thảo Quốc tế lần thứ IV về nhà cao tầng do Hội nhà cao tầng của Liên hiệp quốc tổ

chức tại Hồng Kông (1990), quy định nhà cao tầng là những công trình có từ 9 tầng
trở lên. Quy định này cũng phù hợp với quan niệm của Việt Nam. Các chuyên gia
đã phân chia nhà cao tầng thành 4 loại:
+ Loại 1: từ 9 đến 16 tầng
+ Loại 2: từ 17 đến 25 tầng
+ Loại 3: từ 26 đến 40 tầng
+ Loại 4: trên 40 tầng
 Nhà vườn
Nhà vƣờn là một khái niệm chỉ một loại nhà kết hợp giữa kiến trúc nhà ở với
vƣờn cây bao quanh. Phong cánh thiết kế nhà vƣờn, kiến trúc nhà vƣờn sử dụng
nhiều cây xanh, hồ nƣớc, thảm cỏ đan xen để tạo cảm giác xanh mát và gần gũi với
thiên nhiên cho ngôi nhà.
1.2. Các chỉ số xanh trong đô thị [9]
Cây xanh – không gian xanh trong đô thị ngày nay không chỉ là yếu tố cảnh
quan, là chỉ tiêu đánh giá môi trƣờng sinh thái mà còn là tiêu chí đánh giá tính đồng
bộ, tính bền vững trong phát triển đô thị. Ở nƣớc ngoài cũng nhƣ ở Việt Nam hiện
nay, xem xét đến không gian xanh đều đề cập đến các yếu tố:
- Hệ thống (mạng lƣới) công viên, vƣờn hoa
- Hệ thống cây xanh đƣờng phố (độ che phủ)
- Hệ thống cây xanh trong các đơn vị ở
6
- Cây xanh (khoảng trống) trong các nhà máy, xí nghiệp, trong các công
trình công cộng (bệnh viện, trƣờng học, công trình văn hóa ), trong các di tích
lịch sử
- Cây xanh cách ly (hành lang xanh) cho các khu công nghiệp, các tuyến
đƣờng giao thông liên vùng, quốc lộ
- Cây xanh chống sụt lở, bảo vệ các sông hồ
- Hệ thống vƣờn quốc gia, vƣờn cấp đô thị, các vành đai xanh, khu du lịch
ngoại vi đô thị
- Cây xanh (độ che phủ) trong các khu công trình thể dục thể thao, bãi đỗ

xe, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (hồ điều hòa, khu xử lý, nguồn cấp
nƣớc )
Đánh giá chất lượng, số lượng không gian xanh thông qua các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ che phủ (%) hay còn gọi là độ che phủ của cây xanh, chỉ tiêu này
đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm diện tích có cây xanh (kể cả cây xanh đƣờng
phố) so với diện tích tự nhiên của một khu vực hay một đơn vị hành chính cụ thể.
Trong trƣờng hợp cần thiết cần làm rõ chỉ tiêu của từng nhóm cây: cây cao, cây bụi
và cây cỏ. Đây là chỉ số khái quát nhất, thƣờng dùng cho các vùng rộng, các khu đô
thị có quy mô lớn.
- Diện tích thảm xanh bình quân theo đầu người (m2/người) hay diện tích
cây xanh, là chỉ tiêu về diện tích cây xanh với số dân cƣ thông thƣờng tính bình
quân cho một địa bàn, một khu vực hay cả đô thị. Tuy nhiên, do phân bố mảng xanh
không đều, dân cƣ đƣợc phân bố có mật độ khác nhau tùy theo hình thái tổ chức
không gian kiến trúc (cao tầng, thấp tầng), số lƣợng dân thƣờng trú (không kể đến
các tác động của dân lƣu trú) nên một số nghiên cứu cho rằng đây chỉ là số ảo.
- Diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị, trong các đô thị còn
có chỉ tiêu đất cây xanh công cộng gồm công viên, vƣờn dạo, vƣờn hoa phục vụ
một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hay vùng; bao gồm cả diện tích mặt nƣớc
(nhƣng không đƣợc tính quá 50% - tính quy đổi). Chỉ tiêu này không bao gồm cây
xanh chuyên dụng và thƣờng đƣợc áp dụng trong các quy định tại quy chuẩn xây
7
dựng. Chỉ tiêu này cần đƣợc xác định trong các đồ án quy hoạch chi tiết cho đơn vị
ở, khu đô thị mới, một đơn vị hành chính, một khu vực.
- Số cây xanh bình quân tính trên đầu người (số cây thân gỗ ở tuổi định
hình/đầu người), là chỉ số hay dùng cho các đô thị thể hiện tính truyền thống, tính
bền vững và ổn định môi trƣờng. Trong một số hội nghị chuyên ngành quốc tế đã
đƣa ra một chỉ số lý tƣởng cho đô thị là 1 cây/ngƣời. Cây thƣờng phân thành 3
nhóm: cây cao 6m + 7m trở lên, tuổi thọ dài, độ che phủ lớn; cây cao từ 1m +
2m đến 4m + 5m ở tầng thấp, sống lƣu niên; cây bụi (cây non, cây cảnh) ở tầng
sát mặt đất.

- Chỉ tiêu cây xanh trong diện tích công trình công cộng, xác định trong
quy định về mật độ xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế công trình hoặc trong quy
hoạch chi tiết. Thông thƣờng chỉ tiêu tính toán này đƣợc tính lồng ghép trong các
chỉ tiêu trên vì vậy, chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tham khảo.
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
1.3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình
a. Vị trí địa lý
Hà Nội nằm chếch về phía Tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, vó vị trí trải dài từ 20
0
53’ đến 21
0
23’ vĩ độ Bắc và 105
0
44’ đến 106
0
02’
kinh độ Đông.
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh:
Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Giang phía Đông Bắc; Bắc Ninh, Hƣng Yên phía
Đông; Hà Nam ở phía Nam, Hòa Bình phía Tây Nam; Phú Thọ phía Tây; Vĩnh
Phúc phía Tây Bắc.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008 Hà Nội có diện tích 3.328,89
km
2
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011), nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng,
nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
8


Nguồn: Internet
Hình 1.2 – Bản đồ vị trí Hà Nội và mối liên hệ vùng
Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của bắc bộ cũng nhƣ của cả nƣớc rất dễ
dàng bằng cả đƣờng ô tô, đƣờng sắt, đƣờng thủy và hàng không. Hà Nội có 2 sân
bay dân dụng, là đầu mối giao thông của 5 tuyến đƣờng sắt, 7 tuyến đƣờng quốc lộ
đi qua trung tâm. Đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm
trong cả nƣớc và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển mạnh giao lƣu buôn
bán với nƣớc ngoài, tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ
thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực
và cùng hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Á – Thái
Bình Dƣơng.
Trong vùng thủ đô, Hà Nội đƣợc khẳng định là thành phố trung tâm của
vùng với mô hình chùm đô thị có hệ thống đa trung tâm hiện đại, đầu mối giao
thông chính, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, thƣơng mại, văn hóa và dịch
vụ hạ tầng xã hội mang tầm khu vực Đông Nam Á.
9
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nƣớc, là
trung tâm hàng đầu về khoa học – công nghệ, đào tạo, y tế, văn hóa. Tại Hà Nội còn
có các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế.
b. Địa hình
Thành phố Hà Nội có địa hình đa dạng, bao gồm vùng núi cao, vùng đồi thấp
và vùng đồng bằng thấp trũng.
Vùng núi cao có cao độ thay đổi từ 300m đến 1000m, trong đó có đỉnh núi
Ba Vì cao 1281m và một số núi đá vôi ở phía nam tỉnh (Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức) với
nhiều hang động đẹp, các núi rừng này thƣờng có độ dốc lớn, hay bị xói mòn, rửa
trôi khi mùa mƣa đến. Phía Bắc Hà Nội có dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân
Chim có độ cao 462m.
Vùng đồi thấp tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Tây cũ với diện tích trên 53
nghìn ha, chủ yếu có cao độ từ 30 m đến 300m. Địa hình vùng đồi thấp dốc thoải
với độ dốc trung bình từ 8 – 20%, đây là vùng đất nâu vàng, đỏ.

Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích của thành phố, bao gồm khu
vực phía Đông của tỉnh Hà Tây cũ, hầu hết diện tích của Hà Nội cũ (trừ khu vực
vùng núi Sóc Sơn) và huyện Mê Linh. Địa hình này chia thành hai dạng: vùng cao
độ từ 10 – 30 m ở khu vực Ba Vì với độ dốc <10% là vùng đất xây dựng rất tốt và
vùng quá trũng nhƣ khu vực Mỹ Đức (trong đê hữu ngạn sông Đáy), khu vực Ứng
Hòa – Thƣờng Tín (trong đê tả ngạn sông Đáy), Thanh Trì, Phú Xuyên, có chỗ cao
độ nền thấp nhất chỉ đạt 1,7m.
1.3.1.2. Điều kiện về khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Thành phố Hà Nội nằm trong vùng khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù
của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều.
Theo trung tâm khí tƣợng thủy văn khu vực Hà Nội – trạm Láng thì khu vực có đặc
điểm nhƣ sau:
 Nhiệt độ trung bình tại khu vực giai đoạn 2010 - 2011:
- Nhiệt độ trung bình năm 24,9
o
C (tại trạm Láng) và 24,5
0
C (tại trạm Sơn Tây)
- Nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,9
o
C (tại trạm Láng) và 30,2
0
C (tại trạm
10
Sơn Tây. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16
o
C (tại trạm Láng) và 18
0
C (tại trạm

Sơn Tây).
Kết quả theo dõi nhiệt độ tại khu vực dự án năm 2010 – 2011 đƣợc biểu thị trong
Bảng 1.1 – Nhiệt độ trung bình khu vực giai đoạn 2010 – 2011
(Trạm Láng, Trạm Sơn Tây)
Đơn vị tính: Độ C

Trạm Láng
Trạm Sơn Tây
2010
2011
2010
2011
Cả năm
24,9
24,9
4,6
24,4
Tháng 1
16,0
18,1
19,2
18,0
Tháng 2
22,5
20,9
22,2
20,8
Tháng 3
20,9
21,9

20,5
21,9
Tháng 4
24,7
23,5
24,3
23,2
Tháng 5
27,1
28,7
26,7
28,2
Tháng 6
30,3
30,9
29,7
30,2
Tháng 7
29,5
30,7
29,0
30,0
Tháng 8
29,9
28,6
29,2
28,0
Tháng 9
29,1
28,7

28,4
27,9
Tháng 10
26,8
25,7
26,0
24,8
Tháng 11
21,9
22,1
20,1
21,0
Tháng 12
19,9
19,4
19,4
18,8
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011
 Mưa
Lƣợng mƣa trung bình các tháng tại khu vực dự án từ năm 2010 – 2011 đƣợc
thể hiện trong Bảng 1.2.
- Lƣợng mƣa trung bình năm là 1425,6 mm (tại trạm Láng) và 1442,5 mm (tại
trạm Sơn Tây)
- Lƣợng mƣa trung bình tháng cao nhất là 550,5mm (tại trạm Láng) và
398,8mm (tại trạm Sơn Tây)
11
- Lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ nhất là 0,6mm (tại trạm Láng) và 3,4mm
(tại trạm Sơn Tây)
Bảng 1.2 – Lƣợng mƣa các tháng trong giai đoạn năm 2010 – 2011
(Trạm Láng, Trạm Sơn Tây)

Đơn vị tính: mm

Trạm Láng
Trạm Sơn Tây
2010
2011
2010
2011
Cả năm
1612,1
1239,2
1380,4
1504,6
Tháng 1
4,9
80,9
17,7
51,8
Tháng 2
8,0
8,1
3,4
3,9
Tháng 3
49,1
5,8
52,0
5,7
Tháng 4
74,3

55,6
95,6
79,5
Tháng 5
229,0
149,7
174,4
77,4
Tháng 6
242,4
175,4
149,7
276,1
Tháng 7
550,5
280,4
398,8
313,1
Tháng 8
215,7
274,4
298,1
329,2
Tháng 9
154,6
171,8
109,1
209,6
Tháng 10
78,8

24,9
71,0
131,9
Tháng 11
1,2
0,6
6,9
4,3
Tháng 12
3,6
11,6
3,7
22,1

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011
 Nắng
Tại khu vực Hà Nội, trong giai đoạn 2010 – 2011, tổng số giờ nắng trung
bình năm là 1322 giờ (tại trạm Láng) và 1329,4 giờ (tại trạm Sơn Tây), tháng
nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8, tháng có ít giờ nắng nhất là
tháng 3. Thống kê về nắng tại Hà Nội giai đoạn năm 2010 – 2011 đƣợc thể hiện
trong Bảng 1.3.
12
Bảng 1.3 – Số giờ nắng các tháng trong giai đoạn năm 2010 – 2011
(Trạm Láng, Trạm Sơn Tây)
Đơn vị tính: giờ

Trạm Láng
Trạm Sơn Tây

2010

2011
2010
2011
Cả năm
1398,7
1245,3
1388,1
1270,7
Tháng 1
103,9
32,8
41,7
27,4
Tháng 2
74,7
93,6
71,0
88,5
Tháng 3
50,9
50,7
44,0
39,6
Tháng 4
84,5
48,3
103,3
54,7
Tháng 5
143,1

130,8
135,1
124,0
Tháng 6
160,8
159,2
171,5
145,5
Tháng 7
142,5
180,1
149,0
205,3
Tháng 8
171,6
120,8
197,3
136,2
Tháng 9
132,1
145,0
153,1
150,1
Tháng 10
122,1
102,3
131,8
122,5
Tháng 11
135,4

103,1
123,9
102,2
Tháng 12
77,1
18,6
66,4
74,9
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011
 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm khu vực Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2011 là 77,5%
(tại trạm Láng) và 83,5% (tại trạm Sơn Tây) (Bảng 1.4)
Bảng 1.4 – Độ ẩm trung bình trong giai đoạn năm 2010 – 2011
(Trạm Láng, Trạm Sơn Tây)
Đơn vị tính: %

Trạm Láng
Trạm Sơn Tây
2009
2010
2009
2010
Cả năm
77
78
83
84
Tháng 1
72
81

86
84
Tháng 2
84
80
87
83
Tháng 3
82
76
87
81
Tháng 4
82
86
86
87
Tháng 5
81
81
85
85
Tháng 6
74
74
80
81
Tháng 7
79
74

85
83
Tháng 8
78
82
84
89
Tháng 9
76
79
82
87
Tháng 10
75
70
82
81
Tháng 11
66
71
75
80
Tháng 12
74
77
79
84
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011
13
b. Thủy văn

Về trữ lƣợng tài nguyên nƣớc, thành phố Hà Nội đƣợc chia làm 2 khu vực:
- Khu vực Hà Nội cũ: Nguồn nƣớc cung cấp và phục vụ cho sinh hoạt và một
phần cho các dịch vụ khác của ngƣời dân Thủ đô đƣợc khai thác chủ yếu từ nguồn
nƣớc dƣới đất thông qua các giếng khoan
Trữ lƣợng nƣớc mƣa 1,34 tỷ m
3
; nƣớc mặt: sông Hồng có lƣu lƣợng trung
bình quan sát nhiều năm là 2.650m
3
/s; các sông khác có tổng lƣu lƣợng khoảng
70m
3
/s. Nƣớc dƣới đất: lƣu lƣợng tiềm năng 5.914.000 m
3
/ngày.
- Khu vực Hà Nội phần mở rộng:
Theo các số liệu sơ bộ đã có về khu vực cho thấy tài nguyên nƣớc dƣới đất
phân bố không đều. Đặc biệt có một số khu vực hiếm nƣớc (Thạch Thất, Chƣơng
Mỹ ) hoặc nƣớc bị nhiễm mặn (Thƣờng Tín, Phú Xuyên )
Trên địa bàn khu vực Hà Nội mở rộng có các sông lớn chảy qua là: sông Đà,
sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi và sông Nhuệ, trong đó sông Đà hiện tại
và trong tƣơng lai có khả năng lớn về cấp nƣớc cho thành phố Hà Nội.
1.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Điều kiện về kinh tế
Theo Cục thống kê thành phố Hà Nội, kinh tế Hà Nội quí I năm 2012 vẫn
duy trì tăng trƣởng, tô
̉
ng sa
̉
n phâ

̉
m nô
̣
i đi
̣
a (GRDP) tăng 7,3%; vốn đầu tƣ phát triển
trên địa bàn tăng 10,5%; tô
̉
ng mƣ
́
c ba
́
n ha
̀
ng hoa
́
va
̀
doanh thu di
̣
ch vu
̣
tiêu du
̀
ng xa
̃


̣
i tăng 19%; kim nga

̣
ch xuất khâ
̉
u giảm 2,8%

̉
ng sa
̉
n phâ
̉
m nô
̣
i đi
̣
a (GRDP) trên đi
̣
a ba
̀
n quy
́
I năm 2012 tăng 7,3% so
cùng kỳ năm trƣớc . Giá trị tăng thêm nga
̀
nh nông - lâm - thuỷ sản giảm 2,9% so
cùng kỳ năm trƣớc (làm giảm 0,1% mƣ
́
c tăng chung); Giá trị tăng thêm nga
̀
nh công
nghiê

̣
p - xây dƣ
̣
ng tăng 7,9% so cùng kỳ năm trƣớc (đo
́
ng go
́
p 4% vào mức tăng
chung); Giá trị tăng thêm ca
́
c nga
̀
nh di
̣
ch vu
̣
tăng 7,8% so cùng kỳ năm trƣớc (đo
́
ng
góp 3,4% vào mức tăng chung).
Cộng dồn 3 tháng đầu năm 2012, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng
2,8% so cùng kỳ, trong đó: công nghiệp khai thác mỏ giảm 8,5%; công nghiệp chế
biến tăng 2,2%; sản xuất, phân phối điện, ga, nƣớc tăng 11,7%.
14
Xuất khẩu quý I năm nay giảm chủ yếu do nhu cầu ngoài nƣớc giảm sút cùng
với sự trì trệ của Hoa Kỳ, Trung Quốc và suy thoái kinh tế ở Châu Âu. Đặc biệt, trong
những tháng đầu năm, nhóm hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh tới 40,2% so cùng
kỳ. Tổng trị giá xuất khẩu gạo trong quý I chỉ đạt 69,4 triệu USD giảm 42,2% so cùng
kỳ năm trƣớc. Ƣớc tính quí I năm 2012 so cùng kỳ năm trƣớc kim ngạch nhập khẩu
trên địa bàn giảm 25,4%, trong đó, nhập khẩu địa phƣơng giảm 24,5%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2012 tăng 0,19% so với tháng trƣớc
và tăng 13,1% so cùng kỳ. Tăng cao nhất là nhóm nhà ở, điện, nƣớc, chất đốt và vật
liệu xây dựng tăng 2,84%. Tiếp đến là nhóm giao thông tăng 1,36% (do từ 16 giờ
ngày 7/3 giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng giá). Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống
giảm nhẹ (giảm 0,8%). Chỉ số giá vàng tháng Ba năm 2012 giảm 0,11% so với
tháng trƣớc. Chỉ số giá USD giảm 0,67% .
Thị trƣờng giá cả quý I chịu sự tác động của tăng giá liên tục. Chỉ số giá tiêu
dùng tháng 1 tăng 0,96%, tháng 2 tăng 1,45%, tháng 3 tăng 0,19%; nhƣ vậy, sau 3
tháng chỉ số giá tháng Ba năm 2012 đã tăng so tháng 12 năm trƣớc là 2,62%, tốc độ
tăng bình quân 1 tháng trong 3 tháng 2012 là 0,87%/tháng. Chỉ số giá bình quân
quý I năm 2012 so cùng kỳ tăng 15%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến quí I năm 2012 đạt 39.192 tỷ đồng,
bằng 27% dự toán năm, tăng 23,3% so cùng kỳ năm 2011. Tổng chi ngân sách địa
phƣơng ƣớc quí I năm 2012 là 10.501 tỷ đồng, đạt 19,6% dự toán, trong đó chi đầu
tƣ phát triển là 4.590 tỷ đồng, đạt 20,8% dự toán.
1.3.2.2. Điều kiện xã hội
a. Giáo dục – đào tạo
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 79 trƣờng cao đẳng, đại học; 50 trƣờng trung
học chuyên nghiệp; 252 cơ sở đào tạo kỹ thuật, dạy nghề và một số trƣờng, học viện
của ngành quân đội, công an, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh (năm 2011).
Các trƣờng đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đào tạo hầu hết các
nhóm ngành chủ yếu nhƣ Sƣ phạm; Kỹ thuật – Công nghệ; Nông – Lâm – Ngƣ;
Khoa học, bao gồm Tự nhiên, Xã hội và Nhân văn Trong số đó có các trƣờng đã
15
đƣợc thành lập từ lâu hoặc có quy mô đào tạo rất lớn nhƣ Đại học Quốc gia Hà Nội,
Bách Khoa Hà Nội, Y Hà Nội
Các trƣờng đại học, cao đẳng phân bố trên rất nhiều quận, huyện nhƣ Hoàn
Kiếm, Hai Bà Trƣng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Thƣờng Tín, Hoài Đức
trong đó các quận Cầu Giấy, Đống Đa có nhiều cơ sở nhất.

Nhìn chung, phân bố mạng lƣới nhà trƣờng chƣa hợp lý; do lịch sử để lại,
các trƣờng chủ yếu đƣợc đặt trong nội thành. Hầu hết các trƣờng, đặc biệt là các
trƣờng có quy mô đào tạo lớn tập trung chủ yếu ở các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm
Chƣa có những trung tâm đào tạo chất lƣợng cao đạt các tiêu chí và chuẩn mực của
một số trƣờng đại học danh tiếng trong khu vực và quốc tế.
b. Y tế
Các cơ sở y tế của Hà Nội cũng nhƣ của Trung ƣơng đóng trên địa bàn Hà
Nội (bao gồm các Bệnh viện, các Viện nghiên cứu, Trƣờng cao đẳng, Đại học Y –
dƣợc) vừa làm công tác khám chữa bệnh đồng thời cũng là nơi nghiên cứu, đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành. Một số viện nghiên cứu còn là trung tâm, hạt nhân
nghiên cứu của cả vùng, cả nƣớc, tham gia nghiên cứu Y – Dƣợc của thế giới.
Bảng 1.5 – Một số đặc điểm về y tế tại khu vực Hà Nội

Đơn vị
tính
2007
2008
2009
2010
2011
1. Cơ sở
- Bệnh viện (cả trung ƣơng)
Bệnh viện
48
50
52
55
55
- Trạm y tế xã
Trạm

571
571
577
577
577
- Nhà hộ sinh quận
Hộ sinh
4
4
4
4
4
- Trại phong
Cơ sở
2
2
2
2
2
2. Giƣờng bệnh
- Bệnh viện
Giƣờng
12421
13061
13141
14028
15500
- Trạm y tế xã
Giƣờng
2084

2084
2308
2875
2885
- Nhà hộ sinh quận
Giƣờng
60
45
45
45
45
- Trại phong
Giƣờng
190
180
180
180
180
3. Cán bộ y tế
- Bác sỹ
Ngƣời
5266
5761
5923
6145
5986
- Y sỹ
Ngƣời
2409
2332

2364
2130
2584
- Y tá (cả trung và sơ cấp)
Ngƣời
4740
5089
6124
5836
5617
- Dƣợc sỹ (cả trung và đại
học)
Ngƣời
808
924
1027
1035
1042
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011
16
Trên địa bàn thành phố hiện có 55 bệnh viện, 577 trạm y tế xã, 4 nhà hộ sinh
quận và 2 trại phong (năm 2011). Trong những năm qua, ngành y tế thủ đô đƣợc sự
quan tâm của Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan nên
công tác đầu tƣ cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đƣợc nâng cấp, phần nào đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân.
c. Văn hóa – thể dục thể thao
Môi trƣờng văn hóa Thủ đô chuyển biến tích cực, văn hóa ở nơi công cộng
đƣợc cải thiện, văn minh xã hội đƣợc nâng lên một bƣớc. Hà Nội là địa phƣơng
đảm bảo tốt các điều kiện phúc lợi xã hội cho sự phát triển con ngƣời. Công tác
quản lý văn hóa, bảo tổn, tôn tạo các di sản văn hóa và phi vật thể đƣợc tăng cƣờng

có hiệu quả.
Nhiều di sản văn hóa đƣợc bảo tồn, sƣu tập, tôn tạo và phát huy tác dụng nhƣ
Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Thành cổ Hà Nội. Một số công trình văn
hóa mới (vật thể và phi vật thể) có giá trị đã và đang đƣợc xây dựng nhƣ Tƣợng đài
Lý Thái Tổ, thƣ viện Hà Nội Nhiều hoạt động giao lƣu văn hóa lớn nhƣ ASEM V,
Lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đƣợc tổ chức thành công, góp phần
nâng cao vị thế của Thủ đô ở trong nƣớc và trên thế giới.
Thể dục thể thao có bƣớc phát triển mạnh. Phong trào thể dục thể thao quần
chúng đƣợc mở rộng cả ở khu dân cƣ, trƣờng học, cơ quan, đơn vị. Hà Nội dẫn đầu
cả nƣớc trong việc du nhập và phát triển các môn thể thao mới, thể thao thành tích
cao đạt nhiều thành tích trong nƣớc và quốc tế.
1.3.3. Dân cư và lao động
1.3.3.1.Dân cư
Năm 2011 toàn thành phố hiện có 6.689.500 ngƣời. Dân số nội thành là
2.263.100 ngƣời chiếm 33,83% dân số của thành phố.
Mật độ dân số của Hà Nội là mật độ dân số cao nhất cả nƣớc với 2009
ngƣời/km
2
trong đó quận Đống Đa có mật độ dân số cao nhất (38.153 ngƣời/km
2
).
Hà Nội có mức độ di dân khá lớn.
17
Bảng 1.6 – Danh sách các đơn vị hành chính của Hà Nội

Diện tích
(km
2
)
dân số

(1000 ng)
Mật độ dân
số (ng/km2)
Đơn vị hành
chính
Phƣờng

Thị
trấn
Toàn thành
3328,89
6689,5
2009,53
555
22
Ba Đình
9,25
230,0
24865
14
-
Hoàn Kiếm
5,29
149,5
28261
18
-
Tây Hồ
24,01
139,2

5798
8
-
Long Biên
59,93
237,0
3955
14
-
Cầu Giấy
12,03
238,7
19842
8
-
Đống Đa
9,96
380,0
38153
21
-
Hai Bà Trƣng
10,09
306,0
30327
20
-
Hoàng Mai
40,32
346,9

8604
14
-
Thanh Xuân
9,08
235,8
25969
11
-
Sóc Sơn
306,51
293,2
957
25
1
Đông Anh
182,14
350,5
1924
23
1
Gia Lâm
114,73
239,2
2085
20
2
Từ Liêm
75,63
429,4

5678
15
1
Thanh Trì
62,93
204,8
3254
15
1
Mê Linh
142,51
198,0
1389
16
2
Hà Đông
48,34
241,9
5004
17
-
Sơn Tây
113,53
129,0
1136
15
-
Ba Vì
424,03
252,1

595
30
1
Phúc Thọ
117,19
162,8
1389
22
1
Đan Phƣợng
77,35
144,4
1867
15
1
Hoài Đức
82,47
198,4
2406
19
1
Quốc Oai
147,01
165,1
1123
20
1
Thạch Thất
184,59
182,3

988
22
1
Chƣơng Mỹ
232,41
295,7
1272
30
2
Thanh Oai
123,85
171,8
1387
20
1
Thƣờng Tín
127,39
225,3
1769
28
1
Phú Xuyên
171,10
183,1
1070
26
2
Ứng Hòa
183,75
183,9

1001
28
1
Mỹ Đức
231,47
174,6
754
21
1
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2011
1.3.3.2. Lao động
Về lao động, cơ cấu lao động của Hà Nội có sự chuyển dịch đáng kể theo
hƣớng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao
động trong ngành nông nghiệp. Đây là một xu thế tất yếu vì hiện nay Hà Nội đang
18
phát triển theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, vì vậy các ngành dịch
vụ, công nghiệp đòi hỏi một lƣợng lớn lao động. Đồng thời, đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp và đƣợc thay thế bằng các khu công nghiệp vì vậy số ngƣời làm
nghề nông giảm đi rất nhiều trong những năm gần đây.
Lao động Hà Nội tuy dồi dào song tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 mới
đạt 35%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%, chất lƣợng lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận
nội thành. Lao động Hà Nội còn có tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập rất nặng
nề. Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn, việc làm tạm thời
còn khá cao, chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm.
Theo số liệu Tổng Điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2010, đến năm 2010
trong cơ cấu lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội khu vực nông lâm thủy sản
chiếm 31,2%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 20,4% và khu vực dịch vụ
chiếm 48,4%.
1.3.4. Diễn biến sử dụng đất

Thực tế đất thành phố Hà Nội đƣợc sử dụng theo các mục đích nhƣ sau: đất
công cộng; đất đô thị; đất ở làng xóm; đất cơ quan; đất trƣờng học; đất cây xanh,
công viên, vƣờn hoa; đất thể dục thể thao; đất nghĩa trang; đất công nghiệp; đất
công trình; đất du lịch nghỉ dƣỡng; đất lâm nghiệp; đất trồng lúa; đất trồng hoa màu;
đất trồng cây lâu năm; đất không đƣợc phép xây dựng; đất chƣa sử dụng; đất khác.
Diễn biến sử dụng đất Hà Nội đƣợc trình bày nhƣ Bảng 1.7:
Bảng 1.7 – Diễn biến sử dụng đất thành phố Hà Nội
STT
Loại hình sử dụng đất
Năm 2009
Năm 2010
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)

Tổng diện tích đất tự
nhiên
334.852,150
100,0
334.852,150
100,0
1
Đất nông nghiệp
189.092,480
56,740

172.837,470
51,616
1.1.
Đất sản xuất nông nghiệp
153.513,010
45,845
133.680,250
39,922
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
138.907,380
41,483
116.139,560
34,684
1.1.1.1
Đất trồng lúa
118.126,550
35,277
96.428,500
28,797
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm
còn lại
20.138,990
6,014
19.711,060
5,886
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
14.605,630

4,362
17.540,690
5,238
1.2
Đất lâm nghiệp
24.051,920
7,183
23.342,790
6,971

×