Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển của thủ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.27 KB, 17 trang )

Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành
đai xanh theo quy hoạch phát triển của Thủ đô
Hà Nội
Phạm Thanh Hƣơng
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trƣờng; Mã số: 60 85 02
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu các khái niệm liên quan đến vành đai xanh. Khái quát thực
trạng vành đai xanh tại khu vực Hà Nội. Nghiên cứu định hƣớng phát triển vành đai
xanh phù hợp với quy hoạch Thủ đô Hà Nội và đƣa ra một số định hƣớng phát triển
vành đai xanh.
Keywords: Khoa học môi trƣờng; Vành đai xanh; Sinh thái
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các quy hoạch hiện nay nhƣ: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội,
quy hoạch chung xây dựng Thủ đô... đều có nói đến vai trị và sự phát triển của vành đai xanh.
Vành đai xanh phải đáp ứng các yêu cầu nhƣ: tạo ra các không gian công viên cây xanh tại
các cửa ra vào của khu dân cƣ, bảo vệ các khu vực nông nghiệp và các khu vực có năng suất
cao dễ bị lũ lụt, bảo tồn các giá trị văn hóa và di sản, thúc đẩy các hoạt động phù hợp với bảo
vệ môi trƣờng và phát triển, cho phép một kết nối chặt chẽ hơn giữa các khu vực nông thôn,
đô thị và ngoại thành, duy trì sự ổn định của các làng nghề hiện có và phát triển du lịch sinh
thái...
Tuy nhiên, chức năng, vai trò vành đai xanh và làm thế nào để xây dựng vành đai xanh
một cách bền vững thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể... Xuất phát từ thực tế trên, tôi xin
lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch
phát triển Thủ đô Hà Nội” để nghiên cứu, tìm hiểu một cách cụ thể hơn về vai trị, chức năng
của vành đai xanh trên cơ sở đó chỉ ra những định hƣớng phát triển vành đai xanh phù hợp
với quy hoạch của Thủ đô Hà Nội.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu


2.1. Mục tiêu
Xác lập cơ sở khoa học, đánh giá hiện trạng và đề xuất hƣớng phát triển vành đai xanh
phù hợp với quy hoạch Thủ đô Hà Nội.


2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm liên quan
- Khái quát thực trạng vành đai xanh tại khu vực Hà Nội
- Nghiên cứu định hƣớng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch Thủ đô Hà
Nội và đƣa ra một số định hƣớng phát triển vành đai xanh.
3. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng, trong đó:
- Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Chƣơng 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Không gian xanh, hành lang xanh, vành đai xanh
1.1.2. Cây xanh công cộng trong đô thị (theo TCXDVN 362:2005 – Quy hoạch cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế)
1.1.3. Phần xanh có cơng trình xây dựng
1.2. Các chỉ số xanh trong đô thị [9]
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
1.3.1. Điều kiện môi trƣờng tự nhiên
1.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
1.4. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.4.1. Tổng quan về vành đai xanh điển hình trên thế giới
1.4.2. Tổng quan về vành đai xanh ở Hà Nội
1.4.3. Một số ví dụ chứng minh các luận điểm về tổng quan vành đai xanh
1.4.4. Vai trò của vành đai xanh trong phát triển đô thị

1.4.5. Các quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thủ đơ Hà Nội trong đó có lĩnh vực vành đai
xanh

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các khái niệm liên quan
- Khái quát thực trạng vành đai xanh tại khu vực Hà nội
- Nghiên cứu định hƣớng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch thủ đô Hà
Nội và đề xuất một số hƣớng phát triển Vành đai xanh.

2


2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
2.3.3. Phƣơng pháp lập bản đồ

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy mô không gian và hiện trạng một số khu vực trong vành đai xanh tại Hà Nội
3.1.1. Quy mô không gian Vành đai xanh tại Hà Nội
Khu vực Vành đai xanh theo quy hoạch có diện tích là 5295,13 ha (≈ 52,95 km2), chỉ
chiếm 1,6% tổng diện tích của thủ đơ Hà Nội (3324,92km2). Có thể nói, Vành đai xanh chiếm
tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên của Hà Nội. Vành đai xanh sông Nhuệ (của đô thị
trung tâm Hà Nội) trong đồ án đã duyệt chạy từ đầu sông Nhuệ (cống Đông Ngạc) nơi tiếp
giáp với sơng Hồng xuống tận phía Nam huyện Thanh Trì (nằm ở phía Nam sơng Hồng, phía
Tây Nam Hà Nội).
Đây là vành đai xanh rất lớn, diện tích chỗ rộng nhất thuộc khu vực Cổ Nhuế, Xuân

Phƣơng (huyện Từ Liêm) rộng khoảng 3km, chỗ hẹp nhất là hai bên bờ sông Nhuệ thuộc
quận Hà Đông. Đây là không gian xanh đệm xanh, phân tách khu vực nội đô Hà Nội với khu
vực phát triển mới phía Nam sơng Hồng tạo nên đặc trƣng riêng cho Thủ đô Hà Nội mở rộng.
Vành đai xanh đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống và sinh hoạt của ngƣời dân
thủ đơ, có chức năng bảo vệ những khu vực tự nhiên quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

3.1.2. Hiện trạng một số không gian xanh trong Vành đai xanh của Hà Nội
a, Hiện trạng khu dân cư khu vực Vành đai xanh
Theo bản đồ hiện trạng khu dân cƣ, trong khu vực Vành đai xanh khu dân cƣ sinh
sống khá nhiều, với diện tích khu dân cƣ là 1923,33ha, chiếm 36,32% tổng diện tích khu vực
Vành đai xanh. Các khu dân cƣ này phân bố rải rác dọc theo sông Nhuệ.
Theo bản đồ hiện trạng khu dân cƣ trong khu vực Vành đai xanh thì khu vực quận Hà
Đơng và huyện Từ Liêm có mật độ dân số khá cao. Trong quá trình khảo sát cho thấy, khu
vực Vành đai xanh chủ yếu là nhà ở thấp tầng, đƣợc ngƣời dân xây dựng thành các nhà hộp
bê tông cao 3, 4 tầng. Đối với nhà ở tại các làng xã truyền thống, gồm nhà ở bám theo trục
đƣờng làng và nhà ở nông thôn mới xây trên đất của ngôi nhà ở truyền thống. Những ngôi nhà
này đƣợc xây dựng theo hình mẫu nhà ống, do sao chép khơng có lựa chọn nên hầu hết đều
khơng phù hợp với môi trƣờng cảnh quan nông thôn. Các loại nhà này thƣờng có chiều rộng
từ 4 – 5m, chiều dài từ 10 – 20m, xây cao 1- 3 tầng kiểu mái bằng, ngơi nhà chỉ có một hƣớng
lấy ánh sáng từ mặt trƣớc nên thƣờng bị tối, khả năng chiếu sáng tự nhiên và thơng gió rất
kém, phải sử dụng đèn điện và quạt để chiếu sáng và làm mát không gian nên rất tốn năng
lƣợng. Bản đồ 3.1. Quy mô không gian Vành đai xanh của Hà Nội

3


Ngồi những ngơi nhà “hộp” kể trên thì trong khu vực nghiên cứu cịn một số các ngơi
nhà đƣợc xây dựng kiên cố, thấp 2 – 3 tầng và có sân vƣờn. Những ngơi nhà này có thƣờng
bố trí sân trƣớc cửa nhà. Sân trƣớc kết hợp với trồng cây cảnh, các loại cây ăn quả, bể nƣớc
mƣa, bể cảnh và hịn non bộ.

Bên cạnh đó cịn rất ít nhà có cấu trúc quy hoạch cũ, đó là nhà 1 tầng ở giữa khu đất,
xung quanh là vƣờn. Vƣờn trung tâm trồng hoa và cây cảnh tạo cảnh quan bám xung quanh
sân, ngồi ra, cịn có vƣờn trồng rau, xây giàn, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Những kiểu này
nhà cịn rất ít, chủ yếu là ở các xã thuộc huyện Thanh Trì nhƣ Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Tả
Thanh Oai. Vƣờn cây xung quanh nhà vừa đem lại giá trị cảnh quan, giá trị kinh tế vừa có giá
trị cải thiện vi khí hậu của khu vực (tạo bóng mát, chắn gió, chắn bớt bức xạ mặt trời, chiếu
sáng tự nhiên...).

Bản đồ 3.2. sống trạng dân cƣ giao thông vực Vành đai xanh của Hà
Các cụm dân cƣHiện đông đúc, đƣờngtrong khuđã đƣợc bê tơng hóa, thuận lợi cho
Nội
việc đi lại của ngƣời dân. Tuy nhiên, các loại đƣờng liên thơn, đƣờng làng chƣa có sự đầu tƣ
quy hoạch trồng cây xanh. Hai bên đƣờng cây bụi mọc cao mất cảnh quan khu vực, khơng
đem lại lợi ích về bóng mát và cải thiện vi khí hậu tại khu vực.
Việc xây dựng, phát triển khu dân cƣ trong khu vực hiện nay do không quan tâm kế
thừa các yếu tố kiến trúc truyền thống, đặc biệt không chú trọng đến bố trí sân, vƣờn, cảnh
quan nên đang làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng ở, tiêu hao nhiều năng lƣợng.
b, Hiện trạng sản xuất cây nông nghiệp
Do chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hƣớng, hiệu quả nên giá trị
sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Tổng diện tích đất nơng nghiệp trong khu vực Vành đai
xanh là 1906,75ha chiếm 36,01% tổng diện tích Vành đai xanh, bao gồm đất trồng rau, đất
trồng lúa, đất trồng hoa màu, đất trồng bƣởi, đất trồng hoa.
Khu vực nghiên cứu có hiện trạng đất sử dụng trồng các cây nông nghiệp chiếm tỷ lệ
khá lớn (36,01% tổng diện tích Vành đai xanh).

4


Trong Hiện trạng đất nông nghiệp trong khu vực Vành Nội chủ yếu trồng
Bản đồ 3.3. khu vực Vành đai xanh theo quy hoạch chung của Thủ đô Hàđai xanh của Hà

lúa, rau sạch và các loại cây lƣơng thực (ngơ,Nội
khoai...). Trong đó, khu vực các xã thuộc huyện
Từ Liêm, Thanh Trì trồng chủ yếu là các loại cây hoa (hoa hồng, hoa cúc, thƣợc dƣợc...) và
các loại rau (cải, cải xoang, rau dền, rau muống...), ngồi ra cịn trồng một số các loại cây ăn
quả (chuối, bƣởi...) đan xen tuy nhiên số lƣợng không đáng kể.
Các loại rau, hoa đƣợc phủ kín bằng lƣới, việc sử dụng lƣới này để che chắn ngăn ngừa côn
trùng thâm nhập (chủ yếu là các loại bƣớm, bọ cánh cứng, côn trùng...) và tránh rét cho cây.
Chính vì có tác dụng ngăn ngừa côn trùng phá hoại nên đã giảm đƣợc tối đa lƣợng thuốc trừ
sâu sử dụng, tạo nên sản phẩm an toàn hơn. Tuy nhiên, lƣới bao quanh chỉ đƣợc sử dụng chủ
yếu vào mùa lạnh kết hợp với việc sử dụng bóng đèn để giữ nhiệt độ phù hợp cho cây.
Ngồi rau và hoa thì lúa cũng đƣợc ngƣời dân trồng khá phổ biến, chiếm 42,43%
trong tổng số diện tích đất nơng nghiệp có trong khu vực vành đai xanh.
Đặc biệt, trong khu vực Vành đai xanh có một vùng trồng bƣởi ở xã Phú Diễn. Bƣởi
Diễn là đặc sản nổi tiếng của địa phƣơng, đƣợc đông đảo nhân dân biết đến. Cây bƣởi đƣợc
biết đến không chỉ do quả thơm ngon, có giá trị kinh tế cao mà đã trở thành một nét văn hóa
đặc trƣng của Từ Liêm. Diện tích trồng bƣởi vào khoảng 143,12ha. Mặc dù có giá trị cao về
mặt kinh tế và tinh thần nhƣng hiện nay những đề tài nghiên cứu cụ thể và chi tiết nhằm bảo
tồn và nâng cao năng suất cây bƣởi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong điều kiện q trình
đơ thị hóa diễn ra ngày càng nhanh thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết.
c, Hiện trạng mặt nước trong khu vực
Hiện nay trong khu vực có khoảng 596,93 ha là mặt nƣớc. Không gian mặt nƣớc trong khu
vực nghiên cứu chủ yếu là các ao nhỏ trong làng, xã, các ao cá (khu vực quận Hoàng Mai).
Không gian mặt nƣớc này sẽ đƣợc định hƣớng để giữ gìn và khơi phục hệ thống sơng,
ao hồ, đầm nƣớc, cân bằng môi trƣờng sinh thái, tăng cƣờng khả năng tiêu thốt nƣớc đơ thị,
phát huy giao thơng thủy và hoạt động du lịch, vui chơi giải trí.

5


Bản đồ 3.4. Hiện trạng diện tích mặt nƣớc đai xanh trong phát triển của thủ đô HàHà Nội

3.2. Phân tích vai trị, chức năng của Vành trong khu vực Vành đai xanh của Nội
Khu vực Vành đai xanh của vùng lõi thủ đô Hà Nội cũng vậy, Vành đai xanh có vai
trị rất quan trọng trong phát triển của Thủ đơ Hà Nội. Ngồi những tác dụng về việc cải thiện
điều kiện vi khí hậu (hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm khơng khí, giảm tốc độ gió...) và cải thiện
chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí (giảm nồng độ bụi, giữ lại các chất độc hại, giảm tiếng ồn,
tiêu diệt vi khuẩn...), Vành đai xanh cịn có vai trò quan trọng nhƣ:

Vành đai xanh là cầu nối giữa vùng trung tâm thủ đô Hà Nội với thiên nhiên
Vành đai xanh với những đặc điểm là vùng đất tự nhiên chƣa hoặc ít bị tác động bởi
các hoạt động của con ngƣời. Có thể nói, Vành đai xanh là một phần của thiên nhiên, một
cảnh quan tự nhiên của các khu đô thị, khu dân cƣ sầm uất, mang lại nhiều lợi ích cho mơi
trƣờng sống của con ngƣời. Vành đai xanh chính là một cầu nối quan trọng tạo nên sự liên kết
giữa thiên nhiên với con ngƣời, con ngƣời phát triển nhƣng vẫn luôn gần gũi với thiên nhiên.
Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là Vành đai xanh lớn của Hà Nội, có vai trị rất quan
trọng trong việc giúp dân cƣ trong vùng trung tâm Thủ đô Hà Nội gần gũi hơn với tự nhiên.
Với nhịp độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ngày càng tăng, công việc của mỗi ngƣời càng ngày
càng bận rộn và căng thẳng, giao thơng đơng đúc, khơng khí bức bối bởi những tòa nhà cao ốc
càng làm cho tinh thần con ngƣời thêm mệt mỏi. Vành đai xanh sẽ là những cầu nối hữu hiệu
đƣa con ngƣời đến với thiên nhiên, với khơng khí trong lành thống mát, tạm thời tránh đƣợc
những ngột ngạt bức bí của khu đơ thị chật chội, chen lấn. Việc tạo ra những khu vui chơi giải
trí, nghỉ dƣỡng, thƣ giãn cho ngƣời dân, đặc biệt là các loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn
liền với thiên nhiên sẽ là một hƣớng phát triển đúng đắn và thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm
u thích của ngƣời dân trong đơ thị và các du khách nƣớc ngồi.
Ngồi ra, nhờ có hệ sinh thái đƣợc duy trì một cách tự nhiên, khi mƣa rơi xuống nƣớc
ngấm vào trong đất, thay vì nƣớc mƣa đƣợc tiêu thốt nhanh ra sơng thơng qua các cống bê
tơng nên có thể tránh đƣợc tình trạng ngập lụt ở khu vực Hà Nội.

6





Các vành đai xanh giúp hạn chế việc mở rộng quá mức của đô thị và giữ lại đất trong

nông nghiệp, lâm nghiệp
Các vành đai xanh cũng đóng vai trị quan trọng trong việc hạn chế việc đơ thị hóa quá
mức, không để đô thị lan tỏa vô tổ chức cả ở đô thị và nông thôn nhƣ hiện nay. Theo quy
hoạch chung phát triển thủ đô, Hà Nội sẽ hình thành 5 đơ thị vệ tinh là Hịa Lạc, Sơn Tây,
Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn. Các đơ thị này đều nằm ngồi khu vực Vành
đai xanh, ra xa vùng lõi trung tâm Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều về dân số,
kinh tế của ngƣời dân.
Hiện nay, Hà Nội với q trình tăng tốc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đơ thị khơng
tránh khỏi sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chung cƣ, khu đô thị mới,
biệt thự... Vấn đề là các chính sách kế hoạch, quy hoạch phát triển chƣa đủ tính khả thi, khi
vẫn cịn tình trạng chồng chéo các dự án xây dựng, diện tích đất nơng, lâm nghiệp bị giảm dần
dành chỗ cho phát triển công nghiệp. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến hết
tháng 6/2012, trên địa bàn thành phố có khoảng 655 biệt thự và 574 nhà liền kề đã hồn thành
phần thơ hoặc bề ngồi nhƣng chƣa đƣa vào sử dụng. Riêng các cơng trình chung cƣ, trong
tổng số 14.300 căn hộ đã hoàn thành có 178 căn chƣa đƣa vào sử dụng, chiếm khoảng 1%.
Việc phát triển đô thị mạnh mẽ đã làm thu hẹp diện tích xanh của thủ đơ Hà Nội một cách
đáng kể.
Việc hình thành và phát triển vành đai xanh sẽ có tác dụng giữ lại bản sắc văn hóa, tổ
chức đặc thù của vùng nông thôn. Đây là một trong những vai trị vơ cùng to lớn của việc phát
triển vành đai xanh của Hà Nội.
 Tạo cảnh quan hấp dẫn gần nơi mà người dân sinh sống
Những vùng đất Vành đai xanh với sự phát triển tự nhiên của các loài cây, cỏ, hoa
hoặc những dải cây xanh đƣợc con ngƣời trồng lên sẽ tạo khung cảnh thiên nhiên xanh mát
làm đẹp cho khu vực. Tính tự nhiên đó tạo ra những cảnh quan dễ chịu thích hợp với con
ngƣời, phong phú thêm nội dung nghệ thuật kiến trúc thành phố Hà Nội. Những công viên,
hàng cây xanh dọc các tuyến đƣờng giao thông nằm trong khu dân cƣ, đan xen với các cơng

trình kiến trúc hiện đại của đơ thị tạo nên những cảnh quan hài hịa cho khu vực. Đây là một
dạng cảnh quan hấp dẫn, gần gũi thiên nhiên đƣợc tạo nên bởi vành đai xanh khu vực đơ thị
vừa có tác dụng làm đẹp không gian sống vừa tạo sự gần gũi với thiên nhiên.
 Ý nghĩa kinh tế
Vành đai xanh gắn liền với nông nghiệp – lâm nghiệp trong khu vực phát triển, giữ
đƣợc vành đai xanh là giữ đất nông – lâm nghiệp, mang lại nhiều cái lợi cho Hà Nội trên đà
đơ thị hóa mạnh mẽ. Xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp, phát triển nông nghiệp vẫn là một
trong những thế mạnh kinh tế của nƣớc ta. Việc duy trì diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
mang lại nhiều lợi ích đối với ngƣời dân trong thành phố. Trƣớc hết là giảm chi phí vận
chuyển, ngƣời dân trong khu vực nội thành Hà Nội sẽ không phải chờ những thực phẩm từ xa
chuyển tới, thực phẩm đƣợc cung cấp từ đây, không vận chuyển, không xăng dầu, không gây
hại đến môi trƣờng, không tạo sức ép quá lớn tới giao thông. Thứ hai, việc phát triển nông
nghiệp nhƣ một hƣớng tạo vành đai xanh quanh khu vực sinh sống sẽ tạo điều kiện giúp
ngƣời dân hình thành các hầm biogas, một hình thức sử dụng nhiên liệu sạch, tiết kiệm đƣợc
năng lƣợng, bảo vệ mơi trƣờng. Thứ 3, duy trì sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc lƣu
giữ và tiếp nối những nét văn hóa truyền thống trong nghề nơng của ngƣời dân địa phƣơng.
Ngồi nguồn lợi kinh tế trực tiếp thu đƣợc từ sản phẩm nông nghiệp, việc hình thành những
khu chuyên sản xuất hoa cây cảnh làm thành điểm tham quan du lịch nhƣ một số xã ngoại
thành thuộc huyện Từ Liêm sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của ngƣời dân trong nƣớc và khách
du lịch nƣớc ngoài.

7


3.3. Một số định hướng phát triển khu vực vành đai xanh theo hướng phát triển Thủ đô
Hà Nội
Trong khu vực Vành đai xanh theo quy hoạch chung của Thủ đơ Hà Nội, hiện trạng khu vực
có nhiều khu vực dân cƣ hiện hữu, xen cài với diện tích nơng nghiệp, khu công nghiệp, giao
thông. Phát triển bền vững khu vực Vành đai xanh khơng chỉ đơn giản là có nhiều cây xanh
mà gồm 3 giải pháp chủ yếu: (1) sử dụng hiệu quả năng lƣợng, nƣớc và các nguồn khác, (2)

bảo vệ sức khỏe của con ngƣời, đảm bảo an ninh lƣơng thực và nâng cao hiệu quả hoạt động
của con ngƣời, (3) giảm chất thải, khả năng gây ô nhiễm và tăng chất lƣợng môi trƣờng sống.
3.3.1. Định hướng phát triển khu dân cư sinh thái trong vành đai xanh
a. Đối với vùng nông thôn mới:
Trong khu vực Vành đai xanh có rất nhiều khu dân cƣ hiện hữu (nhƣ đã đánh giá ở phần 1).
Các khu dân cƣ này chủ yếu là dân bản địa, đã sống lâu năm tại khu đất đó. Chính bởi vậy, đề
tài đề xuất định hƣớng phát triển các nhà ở sinh thái tại các khu vực dân cƣ. Phát triển khu
dân cƣ sinh thái không chỉ phát triển theo hƣớng tăng diện tích xanh của cây trồng mà cịn có
thể tạo ra các khu dân cƣ sinh thái, tiết kiệm năng lƣợng, vệ sinh sạch sẽ. Các giải pháp công
nghệ đơn giản nhƣ lắp đặt thiết bị cách điện trong nhà hoặc sử dụng các vòi nƣớc đƣợc thiết
kế hiệu quả thƣờng tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí hơn so với nhiều loại công nghệ mới.

Nguồn: Các thành phố Eco2 – Các đô thị sinh thái kiêm kinh tế
Định hƣớng phát triển nhà sinh thái thích hợp cho địa phƣơng
Hƣớng phát triển này dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lƣợng, vệ sinh sạch sẽ và
thân thiện với môi trƣờng. Việc lắp đặt các tuabin thơng gió có tác dụng giảm nhiệt trong
phịng kín, tăng lƣợng khí lƣu thơng đi vào nhà. Ngồi ra cịn tạo các hƣớng gió thơng thống
đi qua các phòng khách, phòng học, phòng làm việc và ra ngồi qua cửa chính, cửa sổ, cửa
mái, tránh đi qua phòng ngủ. Nƣớc mƣa sẽ theo đƣờng ống, mái nhà... chảy tới hệ thống ống
dẫn đến bể chứa nƣớc mƣa. Tại đây nƣớc mƣa sẽ đƣợc tận dụng vào việc tƣới cây trong vƣờn
hoặc sử dụng làm nƣớc sinh hoạt (xả toa-lét, rửa xe...). Sử dụng nƣớc mƣa cho việc tƣới vƣờn
và sinh hoạt sẽ giảm lƣợng đáng kể nƣớc sạch trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân. Đối
với điện trong nhà thì một phần điện và nƣớc nóng sử dụng trong nhà sẽ đƣợc lấy từ giàn pin
năng lƣợng mặt trời. Năng lƣợng từ mỗi một tấm pin mặt trời có diện tích 1m 2 sẽ cung cấp
đƣợc khoảng 100kwh mỗi năm, tƣơng đƣơng với năng lƣợng đƣợc sử dụng cho 3m2 không
gian nhà ở (Nguồn: Các thành phố Eco2 – Các đô thị sinh thái kiêm kinh tế). Năng lƣợng mặt

8



trời có những ƣu điểm nhƣ: sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dƣỡng thấp, an toàn cho ngƣời sử
dụng... Đồng thời, việc phát triển giàn pin năng lƣợng mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn
năng lƣợng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ mơi trƣờng. Vì thế, đây đƣợc coi là
nguồn năng lƣợng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lƣợng cũ đang ngày càng cạn
kiệt. Toàn bộ lƣợng nƣớc thải sinh hoạt trong gia đình sẽ đƣợc dẫn ra bể phốt, xử lý nƣớc thải
sơ bộ, sau đó dẫn ra ao thủy sinh. Nƣớc từ ao thủy sinh này cũng có thể dùng trong việc tƣới
cây, rau trồng trong vƣờn, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm tối đa lƣợng nƣớc cấp vào việc
tƣới tiêu. Bên cạnh đó thì rác thải sinh hoạt của hộ gia đình cũng là một vấn đề lớn. Thông
thƣờng, khối lƣợng rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn/ngoại thành là 0,3 –
0,5kg/ngƣời/ngày (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011 về Chất thải rắn). Lƣợng rác
thải sinh hoạt này sẽ đƣợc phân chia thành các loại (rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ...), sau đó
lƣợng rác này sẽ đƣợc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Các loại rác thải hữu cơ phát sinh trong
gia đình sẽ đƣợc đƣa vào thùng ủ phân compost. Ủ phân compost là giải pháp đƣợc sử dụng
rộng rãi tại các nƣớc có hệ thống phân loại tốt, trên cơ sở q trình phân hủy hiếu khí tự nhiên
của các vi sinh vật biến rác thành mùn và chất dinh dƣỡng cho cây trồng. Việc ủ compost đem
lại nhiều lợi ích lớn, trong đó lợi ích đầu tiên là giải quyết đƣợc khối lƣợng rác thải, đảm bảo
vệ sinh mơi trƣờng ngay tại hộ gia đình; dùng làm phân bón cho vƣờn cây của mình, bớt một
khoản tiền đáng kể mua phân bón.
Ở đây, các yếu tố mơi trƣờng đƣợc áp dụng cho tất cả các loại vật liệu, dù là vật liệu
đƣợc sử dụng ở những vị trí dễ nhìn ngồi mặt tiền, hay tại các vị trí ngầm dƣới đất, hoặc
trong nhà. Trong số này bao gồm các vật liệu làm tƣờng, và các thiết bị lắp đặt cho cơng trình
xây dựng. Khuyến khích ngƣời dân lựa chọn sử dụng các sản phẩm bền vững và đã đƣợc thử
nghiệm về tính thân thiện với sinh thái bằng các hình thức trợ giá của Nhà nƣớc. Tránh sử
dụng các vật liệu có khả năng nguy hại, chẳng hạn nhƣ đồng và kẽm, để ngăn chặn các chất
không mong muốn bị rị rỉ và thốt ra ngồi mơi trƣờng.
Ngồi ra, việc trồng nhiều cây xanh có bóng mát và các mái nhà xanh giúp giảm nhu
cầu sử dụng năng lƣợng và giữ cho nƣớc mƣa không chảy vào hệ thống thoát nƣớc thải, đồng
thời làm giảm tốc độ của các dòng nƣớc mƣa.
Để thực hiện định hƣớng phát triển nhà sinh thái có hiệu quả đối với ngƣời dân khu
vực, các cơ quan quản lý cần xây dựng chƣơng trình giới thiệu cho các cƣ dân trong khu vực

các cách thức thực tiễn với chi phí vừa phải để thực hiện định hƣớng phát triển. Trong chƣơng
trình giới thiệu có thể gồm các biện pháp nhƣ: (1) chuyển đổi sang các thiết bị chiếu sáng sử
dụng năng lƣợng hiệu quả, (2) lắp đặt các bể chứa nƣớc mƣa trong nhà, (3) sử dụng điều hòa
nhiệt độ hiệu quả hơn, (4) tiếp tục tái chế và duy trì nguồn nƣớc, (5) Lắp đặt các tấm pin mặt
trời và hệ thống đun nƣớc nóng bằng năng lƣợng mặt trời, (6) trồng thêm cây xanh.
Có thể nói rằng đây là một mơ hình nhà ở sinh thái thân thiện với mơi trƣờng, giảm
phát thải, hạn chế sử dụng tài nguyên thiên nhiên, rất phù hợp với các khu vực nông thôn mới.
b. Đối với khu đơ thị mới:
 Tiêu chí quy hoạch khu đô thị sinh thái:
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái, các tiêu chí quy hoạch đơ
thị sinh thái có thể đƣợc khái qt trên các phƣơng diện sau: kiến trúc cơng trình, sự đa dạng
sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đơ thị:
- Về kiến trúc, các cơng trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa
nguồn mặt trời, gió và nƣớc mƣa để cung cấp năng lƣợng và đáp ứng nhu cầu nƣớc. Thông
thƣờng là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh.
- Sự đa dạng sinh học của đô thị phải đƣợc đảm bảo với các hành lang cƣ trú tự nhiên,
nuôi dƣỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi.
- Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lƣơng thực và hàng hóa chủ
yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cƣ đô thị sẽ sống và làm

9


việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử
dụng các phƣơng tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di
chuyển xa hơn của ngƣời dân. Chia sẻ ô tô con địa phƣơng cho phép mọi ngƣời chỉ sử dụng
khi cần thiết.
- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử
dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình cơng nghiệp bao gồm cả việc tái sử dụng các sản
phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.

- Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử
dụng nguyên liệu, năng lƣợng và nƣớc, nhằm duy trì việc làm thƣờng xuyên và giảm thiểu
nguyên liệu sử dụng.
 Nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái:
- Xâm phạm ít nhất đến mơi trƣờng tự nhiên.
- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác
của con ngƣời.
- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đơ thị đƣợc khép kín và tự cân bằng.
- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trƣờng đƣợc cân bằng một cách tối
ƣu.
 Quan điểm – khái niệm về nhà ở sinh thái:
Sự biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trƣờng, những vấn đề liên quan tới không gian sống
đang ngày càng chật chội ở khu vực trung tâm và các đô thị. Đề tài về ngôi nhà sinh thái đang
đƣợc mọi ngƣời rất quan tâm, song xây dựng nhà ở sinh thái không chỉ phụ thuộc bởi các giải
pháp kiến trúc và giải pháp kỹ thuật cho bản thân ngơi nhà, mà cịn phụ thuộc nhiều hơn bởi
những cục diện mang tính vĩ mô.
Ở đô thị, dù là chung cƣ hay nhà chia lô, nhà ở đang trở thành những cái hộp khép kín,
nhờ cậy chủ yếu vào các phƣơng tiện máy móc hao tốn điện năng để tạo nên độ dễ chịu. Hội
chứng "khách sạn 5 sao" đang lan sang nhà ở đô thị. Các kiến trúc sƣ và những ngƣời làm nhà
nói chung đang lãng qn dần hoặc khơng đối hồi đến những ƣu việt của thiên nhiên, những
giải pháp và thủ pháp thơng thƣờng nhằm kéo thiên nhiên xích lại gần để tận hƣởng nó.
Nhà ở sinh thái phụ thuộc vào thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên thể hiện ở
những quan điểm mang tính chiến lƣợc sau đây:
- Kiến trúc cộng sinh với thiên nhiên: Cần coi kiến trúc, hiểu theo nghĩa rộng, là tài
nguyên thứ hai sau thiên nhiên; kiến trúc phải hòa đồng với thiên nhiên, lấy sự thích ứng và
ứng phó mềm làm phƣơng châm trong ứng xử với thiên nhiên; đặt kiến trúc vào nhiệm vụ
trọng đại là chữa trị và ở mức độ có thể hồi phục thiên nhiên.
- Kiến trúc giảm thiểu phí tổn năng lượng: Hạn chế tối đa việc sử dụng các phƣơng
tiện và thiết bị kỹ thuật tiêu tốn năng lƣợng điện, tận dụng tối đa các giải pháp và thủ pháp
truyền thống tạo lập tiện nghi khí hậu; khai thác tối đa các nguồn năng lƣợng tự nhiên; hƣớng

cuộc sống con ngƣời trở lại đần với các điều kiện tự nhiên.

10


- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: Sử dụng tài nguyên đất đai và sinh thái một cách dè
xẻn; hạn chế khai thác và cạn kiện hóa các vật liệu và nguyên liệu tự nhiên; tăng cƣờng khả
năng tái sử dụng vật liệu; hạn chế tối đa việc "khai tử hóa" các vùng đất bởi sự biến chúng
thành những bãi thải chất rắn, giết chết mọi sự sống.
- Đồng thời, nhà ở sinh thái chỉ có thể mang tính khả thi khi các đô thị, các khu dân cƣ
đƣợc cải tạo, đƣợc quy hoạch xây dựng theo những quan điểm và bài bản của kiến trúc sinh
thái. Các hạt nhân nhà ở không thể nào cải thiện đáng kể các điều kiện tiện nghi khí hậu vì
tiện nghi sống trong một đơ thị bị ơ nhiễm, bị suy thối về phƣơng diện môi trƣờng.
3.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp
Diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong khu vực Vành đai xanh. Trong đó,
Thanh Trì và Từ Liêm là 2 huyện có tỷ lệ lớn diện tích nông nghiệp lớn hơn cả. Trong phần
này chỉ tập trung đề xuất định hƣớng phát triển nông nghiệp cho các loại cây trồng.
Việc phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững sẽ đảm bảo đƣợc an ninh lƣơng thực
khu vực, tạo cảnh quan và kết hợp với du lịch sinh thái nơng nghiệp. Chính bởi vậy, việc hình
thành và phát triển nông nghiệp (trồng lúa, rau, hoa, cây ăn quả...) theo hƣớng nông nghiệp
bền vững là rất quan trọng và cần thiết.
Phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững gồm: (1) nơng nghiệp giá trị cao, (2) nơng
nghiệp an tồn, (3) nơng nghiệp chất lƣợng cao, (4) nơng nghiệp có cảnh quan.

Nông nghiệp giá trị cao
Trƣớc hết, nông nghiệp cần đảm bảo về lƣợng đủ để thỏa mãn nhu cầu về lƣơng thực, thực
phẩm cho ngƣời dân. Trong điều kiện khu vực nghiên cứu hiện nay đất dành cho hoạt động
nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên tỷ lệ này so với diện tích tồn khu vực Hà Nội là nhỏ.
Ở đây cần có sự áp dụng các giống cây trồng mới, tạo sản lƣợng tối đa mà vẫn phù hợp với
điều kiện của khu vực. Đƣa các giống lúa cho năng suất cao đồng thời có hàm lƣợng protein

cao trong gạo (đạt 11% protein so với gạo phổ biến hiện nay là 7%), giống cây màu nhƣ ngô
lai, đậu tƣơng... đạt năng suất cao

Nơng nghiệp an tồn
Nơng nghiệp tại khu vực cần phải cung cấp thực phẩm sạch, an tồn cho ngƣời dân. Vì vậy
đây cũng sẽ trở thàn mơ hình ứng dụng những cơng nghệ ni trồng sinh thái, với những giải
pháp công nghệ về sử dụng phân vi sinh, chu trình sinh học khép kín, quản lý dịch hại tổng
hợp...

Nông nghiệp chất lượng cao
Tiếp theo số lƣợng và an tồn, nơng nghiệp cần tiến tới đảm bảo chất lƣợng cao. Chất
lƣợng ở đây đƣợc đánh giá theo mức độ ngon của thực phẩm. Để đạt đƣợc mục đích này điều
quan trọng vẫn là sự lựa chọn cây trồng, vật nuôi và phƣơng pháp tăng gia sao cho đạt chất
lƣợng cao. Để đảm bảo chất lƣợng thực phẩm cần phải có một hệ thống kiểm định ngặt nghèo
trƣớc khi sản phẩm đƣợc xuất ra ngoài thị trƣờng. Có thể áp dụng một số hình thức để đảm
bảo chất lƣợng nhƣ dán tem chất lƣợng, nhãn sinh thái... Nông nghiệp chất lƣợng cao dành
cho việc thỏa mãn nhu cầu đƣợc xã hội công nhận. Khẩu vị từng ngƣời có thể rất khác nhau
nhƣng đa số ngƣời sẽ cảm thấy yên tâm khi tiêu dùng những sản phầm đƣợc dán mác chất
lƣợng.

Nông nghiệp cảnh quan

11


Hệ thống sản xuất nông nghiệp đƣợc thiết kế, quy hoạch để trở thành cảnh quan du lịch sinh
thái, có ý nghĩa với con ngƣời. Bản thân nơng nghiệp bình thƣờng với những cánh đống lúa
xanh rì, những luống hoa, luống rau đủ màu sắc, những vƣờn cây ăn quả cũng có thể là những
cảnh quan vơ cùng ấn tƣợng.
Để đáp ứng đƣợc tất cả các yêu cầu trên, nông nghiệp sẽ đƣợc phát triển bền vững theo hƣớng

hình thành các khu Nông nghiệp áp dụng công nghệ cao.
Nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào các công nghệ nhƣ: tăng cƣờng sử dụng
phân vi sinh, lai tạo và đƣa vào sử dụng những đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và
chịu rét; nhanh chóng đƣa sản xuất nơng nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất... Sự
phát triển khoa học kỹ thuật làm tăng sản lƣợng nông phẩm nhƣng đồng thời lại làm giảm bớt
đất đai và nguồn nhân lực nơng nghiệp.
Ví dụ, việc áp dụng cơng nghệ tại khu vực nghiên cứu sử dụng ứng dụng nhiều nhƣ
trồng rau, hoa trong nhà lƣới, nhà màng, sử dụng màng phủ, tƣới phun sƣơng, tƣới nhỏ giọt
tại xã Tây Tựu, Từ Liêm. Tây Tựu là xã đã có truyền thống lâu đời về trồng hoa, tuy nhiên, ở
đây việc trồng hoa chủ yếu do các hộ gia đình tự trồng, chƣa có sự đầu tƣ về cơng nghệ nhiều,
nơng nghiệp cịn nhỏ lẻ, manh mún. Việc áp dụng các kỹ thuật khoa học tiên tiến thơng qua
các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc sẽ mang lại lợi ích to lớn trong việc phát triển nông
nghiệp trong khu vực. Hoa trồng trong nhà có mái che chủ yếu là các loại hoa cúc, hoa đồng
tiền, hoa hồng, cẩm chƣớng... Trồng hoa, rau trong nhà lƣới giúp ngăn ngừa đƣợc mƣa gió,
cơn trùng, sâu bọ. Khả năng ứng dụng cao trên một vùng chuyên canh sẽ tạo nên khối lƣợng
hàng hóa lớn; tận dụng đƣợc các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Bên cạnh
đó, việc sử dụng một số cơng nghệ cao phù hợp với một số khâu canh tác nên chi phí đầu vào
giảm, phù hợp với khả năng đầu tƣ của ngƣời nơng dân.
Một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam về phát triển nông nghiệp
- Tăng cƣờng đầu tƣ vào phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đào tạo, dạy
nghề cho nơng dân. Điều này có tác dụng phát huy tài nguyên con ngƣời và khoa học – cơng
nghệ trở thành động lực chính cho tăng trƣởng nơng nghiệp
- Xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý cho nông nghiệp, gồm hỗ trợ trong nƣớc và trợ
cấp xuất khẩu
- Nhà nƣớc cần xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, đào tạo dạy nghề ở nông thôn, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy ở nông thôn (phát triển các doanh nghiệp công
nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản xuất vật tƣ, thiết bị cho nông nghiệp và hàng tiêu
dùng cho nông thôn...). Điều này giúp tăng thu nhập cho cƣ dân nông thôn và giảm áp lực dân
nông thôn đổ dồn vào thành thị.
- Thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp

khoảng cách giữa đô thị và nông thôn và giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời nông dân.
3.3.3. Định hướng phát triển không gian xanh công cộng
Không gian công cộng là một thành phần vô cùng quan trọng của đô thị. Một đô thị
phát triển thành công và bền vững phải là một đơ thị có hệ thống khơng gian cơng cộng với
chất lƣợng cao, cảnh quan đẹp, và bền vững về mặt môi trƣờng. Ở quy mô khu ở, không gian
công cộng cần đƣợc nhìn nhận nhƣ một yếu tố quyết định trong việc mang lại chất lƣợng cuộc
sống cho một khu đô thị, biến khu đô thị trở thành một môi trƣờng sống tốt nơi con ngƣời
cảm thấy thật sự gắn bó. Do đó, việc tạo ra một hệ thống khơng gian cơng cộng tốt có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng với khu đô thị.
3.3.3.1. Định hướng phát triển cây xanh trục đường giao thông

Đối với trục đường trong khu dân cư
Để tạo nên sự phong phú và phát huy hiệu quả của các tuyến đƣờng sẽ trồng cây ven
đƣờng, trong đó đặc biệt chú trọng tới các loại cây trồng nhiều màu sắc (cây ban, cây sƣa, cây

12


móng bị, cây bằng lăng...). Trục cây xanh trên đƣờng trong khu dân cƣ giúp cho khu vực
luôn mát mẻ và giảm các yêu cầu năng lƣợng cho điều hòa khơng khí.

Định hƣớng quy hoạch trục cây xanh trên đƣờng
Trục đƣờng trong khu dân cƣ thƣờng nối giữa các phƣờng, xã với nhau. Các loại đƣờng này là
nơi có nhiều xe cộ đi lại do đó gây bụi và ơ nhiễm. Cây xanh đƣợc trồng ở đó sẽ giúp thanh
lọc khơng khí, chặn bụi, tiếng ồn, tạo bầu khơng khí trong sạch.
Phát triển dải cây xanh phân cách để biến con đƣờng trở thành một phần của tự nhiên,
ngoài tác dụng tạo bóng mát cho đƣờng đi, dải cây xanh phân cách sẽ tạo cảm giác thoải mái,
thân thiện với thiên nhiên và con ngƣời. Hiện nay, dải phân cách xanh trên các trục đƣờng
thƣờng trồng các cây bụi và thảm cỏ, gây mất diện tích cơng năng và diện tích sử dụng đất và
rất tốn kém chi phí chăm sóc. Tại các đƣờng giao thơng trong khu vực nghiên cứu tiến hành

bố trí 2 hàng cây trên đƣờng phố, gồm 2 dạng:
- Dạng thuần loài: các hàng cây trồng đƣợc quy hoạch cụ thể theo từng chủng loại cây
- Dạng hỗn loài: hai bên vỉa hè đƣợc trồng nhiều lồi cây khác nhau.
Một số ví dụ về trục đƣờng cần quy hoạch trồng cây xanh trong khu vực nghiên
cứu
Ví dụ 1, trục đƣờng Văn Tiến Dũng thuộc xã Phú Diễn là đƣờng mới mở, hai bên
đƣờng đã tiến hành trồng cây xanh. Độ rộng của đƣờng khoảng 20 – 22m, mỗi bên đƣờng
rộng khoảng 10 – 11m, dải phân cách rộng 2m. Dải phân cách đƣờng đang đƣợc trồng cây
cảnh nhỏ, cây bụi thấp tầng, khơng tạo đƣợc bóng mát cho đƣờng. Đối với tuyến đƣờng có dải
phân cách ở giữa, đề xuất trồng thêm các loại cây hoa có chiều cao <2m nhƣ Cúc ngũ sắc, đỗ
quyên, trạng nguyên... Đây là những loài cây cho hoa thƣờng xuyên vào các mùa trong năm.
Bên cạnh đó việc trồng các loại cây có lá màu sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí chăm sóc
cây. Khi trồng thêm lồi cây này vào giữa dải phân cách sẽ tạo không gian ngập tràn sắc hoa
trong năm, tạo cho con đƣờng một cảm giác mềm mại, hiền hịa
Ví dụ 2, trục đƣờng Phan Trọng Tuệ thuộc xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì là trục đƣờng
mới mở, mật độ phƣơng tiện giao thông đi lại rất nhiều, hai bên đƣờng hầu nhƣ chƣa tiến
hành quy hoạch trồng cây xanh. Độ rộng của đƣờng khoảng 11m, khơng có dải phân cách ở
giữa đƣờng. Do đó, đƣờng Phan Trọng Tuệ ln trong tình trạng bị nắng suốt cả ngày, bụi
dày đặc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân hai bên đƣờng. Do
đó, đề xuất tiến hành trồng trục cây xanh ở tuyến đƣờng này. Trục cây xanh này phải gồm

13


những cây thân gỗ to, dễ mọc, thích nghi đƣợc với điều kiện thời tiết nắng nóng và tạo nhiều
bóng mát nhƣ Sao đen, Phƣợng, Sấu...


Đối với trục đường cạnh sông Nhuệ
Trục đƣờng dọc sông Nhuệ cũng rất cần quan tâm và có những biện pháp cải tạo phù


hợp. Hiện nay trục đƣờng dọc sông Nhuệ chƣa đƣợc quy hoạch hồn chỉnh, cây trồng dọc
sơng Nhuệ chủ yếu là do ngƣời dân trồng tự phát (trồng cau bụng, trồng rau, trồng chuối...).
Chính bởi vậy việc cải tạo và phát triển cây xanh trục đƣờng cạnh sông Nhuệ là vô cùng cần
thiết. Độ rộng của đƣờng khoảng 3 – 5m.
Khu vực dọc 2 bên sông Nhuệ đã đƣợc kè bờ để tránh tình trạng sạt lở mỗi khi có mƣa
to. Đƣờng dọc sông Nhuệ này nên lựa chọn các loại cây trồng xen kẽ nhƣ Phƣợng, Móng bị,
Ban là những cây thƣờng xanh, tán rộng lại có hoa đẹp. Các loại cây nên đƣợc trồng thành dải
bố trí xen kẽ cây bụi có hoa để tạo khơng gian xanh, tận dụng tối đa đất đai. Những dải cây
xanh này giống nhƣ bộ lọc, ngăn chặn bùn và chất dinh dƣỡng chảy vào sông. Nƣớc mƣa
thấm vào đất, hoặc đƣợc giữ lại trên lá hoặc đƣợc rễ cây hút, nhờ đó mơi trƣờng thủy sinh
nƣớc ít bị hủy hoại hơn, và thành phố có thể giảm bớt yêu cầu đầu tƣ cho các hệ thống xử lý
nƣớc.
Tuy nhiên, việc trồng cây xanh trên các trục giao thơng có thể sẽ làm giảm tầm nhìn của lái
xe, gây ảnh hƣởng đến giao thơng trong khu vực nếu khơng có những biện pháp quản lý hợp
lý. Do đó, cần có sự quản lý tốt công tác quy hoạch và các yêu cầu kỹ thuật trồng cây hai bên
đƣờng để đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực.
3.3.3.2. Định hướng phát triển không gian xanh công viên
Mục tiêu của việc phát triển công viên này là xây dựng khu vực thành một khu vƣờn
chung của mọi ngƣời, mảng xanh là một phần trong đời sống của ngƣời dân, nhiệm vụ tạo nên
môi trƣờng sống tốt nhất với các khu vui chơi nghỉ ngơi giải trí tiện ích qua sự tham gia của
cộng đồng. Việc cải tạo nâng cấp các công viên cũ nhƣ công viên Hà Đơng, cơng viên n
Sở, Mễ Trì... là rất cần thiết. Các công viên này sẽ đƣợc nâng cấp khơng gian xanh hiện có,
tạo thành cơng viên sinh thái gắn với hoạt động thể thao, thành các cánh rừng ở đô thị giúp
tiết kiệm năng lƣợng do giảm nhiệt độ, tạo bóng mát cho khu vực, làm mát khơng khí và phản
xạ lại ánh nắng. Diện tích cây xanh tăng chủ yếu là ở các công viên đƣợc xây dựng và nâng
cấp mới.
Ngồi việc trồng thêm cây cối bóng mát thì việc lắp đặt các đèn chiếu sáng cơng cộng
tiết kiệm năng lƣợng có thể giúp giảm bớt từ 30 – 40% [10] các chi phí về năng lƣợng truyền
thống, và tùy thuộc vào chi phí và mức độ sẵn có của các loại bóng đèn, thời gian hồn vốn có

thể chƣa đầy ba năm. Việc lắp đặt các hệ thống ngắt điện tự động và điều khiển tự động và
việc thiết kế lại các hệ thống chiếu sáng (nhằm giảm bớt những khu vực thừa hoặc thiếu ánh
sáng) cũng có thể giúp tiết kiệm thêm năng lƣợng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay tại khu vực Vành đai xanh tỷ lệ diện tích khơng gian
xanh trên đầu ngƣời cịn thấp, thiếu không gian xanh công cộng nhƣ vƣờn hoa, công viên, cây
xanh trục đƣờng. Cấu trúc khơng gian xanh thiếu tính liên tục và phân bố không đều, chủ yếu
tập trung tại các bãi cỏ, những khu vực trồng hoa màu, ruộng lúa, hoa.

14


2. Những cơ sở khoa học đƣợc trình bày trong luận văn này sẽ đóng vai trị quan trọng trong
việc định hƣớng phát triển khu vực Vành đai xanh, nhằm cải thiện chất lƣợng môi trƣờng,
nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân và mang lại giá trị kinh tế lớn.
3. Các định hƣớng phát triển, lựa chọn phƣơng pháp đúng đắn mang lại thẩm mỹ, sự đa dạng
cho khu vực nghiên cứu. Các loài cây, giống lúa, hoa màu... đều phù hợp với điều kiện tự
nhiên Hà Nội nói chung và khu vực Vành đai xanh nói riêng cũng nhƣ chức năng của từng
loại hình sử dụng đất.
4. Việc quy hoạch và phát triển Vành đai xanh cho thủ đô Hà Nội là vô cùng cần thiết và quan
trọng. Tuy nhiên, Vành đai xanh chƣa đƣợc nghiên cứu cụ thể, chƣa có sự điều tra và số liệu
thực tế. Chính bởi vậy cần có sự tiếp tục điều tra sâu hơn để Vành đai xanh đƣợc phát triển
thực tế và đúng với vai trò, ý nghĩa mà chúng mang lại.
KHUYẾN NGHỊ
- Cần có sự quan tâm của hệ thống chính quyền từ xã, quận/huyện đến thành phố đối với
việc triển khai thực hiện nội dung định hƣớng phát triển Vành đai xanh theo Quy hoạch chung
Thủ đô Hà Nội.
- Cần có sự phối hợp đa ngành, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý để đảm bảo sự hài hòa

với tầm nhìn dài hạn của khu vực.
- Đầu tƣ xây dựng năng lực cho khu vực.
- Cần xây dựng những phƣơng án khả thi cụ thể để phổ biến, tuyên truyền và nâng cao
nhận thức của ngƣời dân về việc tham gia phát triển đơ thị xanh. Ngƣời dân có cơ hội tham
gia các hoạt động môi trƣờng và các chƣơng trình giáo dục nâng cao nhận thức.
- Cần có những chế độ chính sách hợp lý hoặc sự đầu tƣ, hỗ trợ cho ngƣời dân sống trong
khu vực để khuyến khích phát triển khơng gian xanh
Nội dung luận văn bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc cơ sở cho việc định hƣớng phát triển khu vực
Vành đai xanh của Hà Nội, cụ thể là điều tra hiện trạng phần không gian xanh, vai trò của
Vành đai xanh xác định đƣợc một số vị trí để đề xuất hƣớng phát triển phù hợp. Tuy nhiên, do
hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên luận văn này còn nhiều thiếu sót, tơi hy
vọng đây sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn và cụ thể hơn nhằm phát triển Vành đai
xanh theo quy hoạch của Thủ đô Hà Nội.

References
Tiếng Việt
1. Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, Hà Nội, ngày truy cập: 21/06/2012
/>2. Bùi Mạnh Hùng (1996), Những giải pháp sử dụng cây xanh trong kiến trúc nhà ở hiện đại,
Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010 - Tổng quan môi
trường Việt Nam, Hà Nội
4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 – Về chất thải rắn,
Hà Nội
5. Châu Phi thiết lập “vành đai xanh” từ Tây sang Đông, ngày truy cập: 01/07/2012
/>
15


6. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), UBND thành phố Hà Nội, Chương trình phát
triển đơ thị tổng thể thủ đô Hà Nội nước CHXHCN Việt Nam 3/2007 (HAIDEP), Báo cáo cuối

cùng, Hà Nội.
7. Các phong trào quy hoạch – P3: Thành phố vƣờn, ngày truy cập: 12/07/2012
/>8. Cao Đình Sơn, Lâm sinh học đơ thị, Giáo trình điện tử, ngày truy cập: 13/07/2012,
/>9. Đào Thị Tiến Ngọc (2009), Mơ hình và giải pháp tổ chức hệ thống không gian xanh khu đô
thị mới Hà Nội, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội
10. Hiroaki Suzuki, Arish Datur, Sebastian Moffatt, Nanae Yabuki, Hinako Maruyam (2010),
Các thành phố Eco2 – Các đô thị sinh thái kiêm kinh tế
11. Kỷ yếu hội thảo, Đầu tư cho các nguồn năng lượng mới và tái tạo hướng tới xây dựng nền
kinh tế xanh của Việt Nam
12. Nguyễn Đình Huấn (2007), Vi khí hậu, Giáo trình điện tử, ngày truy cập: 12/07/2012
/>13. Nguyễn Đình Hƣng (2006), Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển thị xã Hưng yên
theo hướng đô thị xanh, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Khoa môi trƣờng, Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
14. Nguyễn Đức Thiềm (2002), Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng, NXB Khoa học và
Kỹ thuật
15. Phan Trần Kiều Trang (2011), Đô thị vệ tinh, ngày truy cập: 12/07/2012
/>16. Tô Văn Hùng, Phan Hữu Bách, Quy hoạch đô thị I, Giáo trình điện tử, ngày truy cập:
22/06/2012
/>17. Thu Giang (2009), Người mẹ của cây cối châu Phi, ngày truy cập: 23/06/2012
/>18. Trịnh Minh Ngọc (2007), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng không gian xanh đô thị thành
phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc Gia Hà Nội

16


19. TS. Dƣơng Hồng Xơ, TS. Phạm Hữu Nhƣợng (2010), Tham luận Phát triển nông nghiệp
theo hướng công nghệ cao tại Việt Nam.
20. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Dự
án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030, Hà Nội.
21. Vũ Quyết Thắng (2007), Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Tiếng nƣớc ngoài
22. Andra D. Johnson, Henry D. Gerhold (2003), “Carbon storage by urban tree cultivars, in
roots and above-ground”, Urban Forestry and urban Greening, Volume 2, number 2, Issue
September 2003, pages 65-72 ngày truy cập 13/10/2012
/>23. Ebenezer Howard, Garden Cities of tomorrow
/>24. Marco Amati, Makoto Yokohari (2004), Temporal changes and local variations in the
functions of London’s green belt
25. Michael Matara, Maurits Servaas, Dr. Irma Allen (2004), Conservation education with the
participation of the community
26. Padma S. Rao, A.G. Gavane, S.S. Ankam, M.F. Ansari, V.I. Pandit, P. Nema,
Performance evaluation of a green belt in a petroleum refinery: a case study, 2004
Một số website:
27. Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội www.hanoi.gov.vn
28. Trang của Hội kiến trúc sƣ Việt Nam www.kienviet.net
29. Diễn đàn kiến trúc xây dựng www.ashiu.com
30. Công ty Kiến trúc www.kientrucxanh.com

17



×