Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Xây dựng chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 91 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỖ TIẾN THÀNH




XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG
MÔI TRƢỜNG CHO CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO
TỈNH VĨNH PHÚC





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG












Hà Nội - 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Đỗ Tiến Thành





XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG
CHO CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HÒE







Hà Nội - Năm 2012
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội 5
1.1.3. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi
trường 8
1.2. Tổng quan về Phật giáo Việt Nam 10
1.2.1. Sơ lược lịch sử phật giáo Việt Nam 10
1.2.2. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức và phương châm hoạt động của Phật
giáo Việt Nam 12
1.3. Một số nét về truyền thông môi trƣờng. 15
1.3.1. Khái niệm về truyền thông, truyền thông môi trường 15
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường 18

1.3.3. Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường 19
1.3.4. Các cách tiếp cận truyền thông môi trường và các mô hình truyền
thông môi trường 20
1.3.5. Các hình thức truyền thông môi trường. 24
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 30
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 30
2.2. Nội dung nghiên cứu 30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Phương pháp kế thừa 31
2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 31
2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp 31
2.3.4. Phương pháp chuyên gia 32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Phật giáo Vĩnh Phúc. 33
3.1.1. Tình hình chung 33
3.1.2. Các hệ phái Phật giáo tại Vĩnh Phúc 33
3.2. Hiện trạng truyền thông môi trƣờng trong cộng đồng Phật giáo
Vĩnh Phúc. 37
3.2.1. Sự tham gia của cộng đồng phật giáo 37
3.2.2. Đối tượng truyền thông 39
3.2.3. Hình thức truyền thông 39
3.2.4. Thời gian và tần suất thực hiện. 39
3.2.5. Các nội dung và chủ đề môi trường trong các hoạt động truyền

thông 39
3.3. Đánh giá nhu cầu đào tạo truyền thông môi trường trong phật giáo 40
3.3.1. Xác định các nhóm đối tượng 40
3.3.2. Các nhu cầu từ các nhóm đối tượng liên quan 40
3.3.3. Xác định mục tiêu đào tạo 41
3.3.4. Nhu cầu đào tạo 41
3.4. Kết quả xây dựng chƣơng trình truyền thông môi trƣờng cho cộng
đồng Phật giáo Vĩnh Phúc 45
3.4.1. Nội dung truyền thông môi trường cho cộng đồng phật giáo Vĩnh Phúc 45
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc
3.4.2. Phương pháp truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật giáo Vĩnh phúc. . 74
3.5. Phương pháp đánh giá một chương trình truyền thông môi trường. 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
1. Kết luận 80
2. Khuyến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82













Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐCM:
Hội đồng chứng minh
HĐTS:
Hội đồng trị sự
IOC:
Ủy ban Tổ chức quốc tế
BVMT:
Bảo vệ môi trƣờng
BVTV:
Bảo vệ thực vật
KCN:
Khu công nghiệp
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
UBMTTQVN:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
CNH:
Công nghiệp hóa
HĐH:
Hiện đại hóa
BĐKH:
Biến đổi khí hậu
UBND:
Ủy ban nhân dân

HĐND:
Hội đồng nhân dân
ĐDSH
Đa dạng sinh học

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vĩnh Phúc trong vành đai kinh tế 3
Hình 2. Mô hình truyền thông đơn giản 16
Hình 3. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 30
Hình 4. Cơm chay 50
Hình 5. Cánh đồng đang khát 51
Hình 6. Một số hình ảnh ô nhiễm môi trƣờng không khí 62
Hình 7. Cá Cóc Tam Đảo 65
Hình 8. Ảnh ngập úng do thiên tai tại tỉnh Vĩnh Phúc năm 2008 72
Hình 9. Vùng thiệt hại ngập lút trong trận lũ tháng 10/2008 72
Hình 10. Buổi thuyết pháp tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên 75
Hình 11. Rừng thiền tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên 76
Hình 12. Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên 77


DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 1. Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010 6
Biểu đồ 2 . GDP/ngƣời tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nƣớc và Vùng ĐBSH 7
Biểu đồ 3. Nhu cầu tập huấn kiến thức môi trƣờng cho cộng đồng Phật giáo 42
Biểu đồ 4. Thời gian tập huấn kiến thức môi trƣờng 43

Biểu đồ 5. Địa điểm tập huấn thuận lợi cho nhà tu hành 43
Biểu đồ 6 . Phƣơng pháp tập huấn kiến thức cho nhà tu hành Phật giáo 44
Biểu đồ 7. Diễn biến BOD sông Cà Lồ 55
Biểu đồ 8. Diễn biến nồng độ bụi qua các năm 63
Biểu đồ 9. Tình hình biến động diện tích rừng giai đoạn 2005-2010 70
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh vùng KTTĐ
Bắc Bộ năm 2008 7
Bảng 2: Phân biệt mô hình truyền thông dọc và chuyền thông ngang 22
Bảng 3. Danh mục các nhà chùa tiêu biểu trong công tác BVMT 38
Bảng 4. Chất lƣợng nƣớc ngầm tại khu vực đô thị 61
Bảng 5. Tổng hợp lƣợng chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế theo các đơn
vị hành chính năm 2009 66





Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

1

MỞ ĐẦU
Suy thoái môi trƣờng và biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều thảm họa,
tai biến trên toàn cầu. Khi đó, tính mạng của con ngƣời trên trái đất bị đe dọa bất
chấp không gian, giai cấp, tôn giáo cũng nhƣ đạo đức luân lý nào. Trách nhiệm đối
với môi trƣờng chính là nền tảng đạo lý của con ngƣời, nhằm hƣớng con ngƣời
quan tâm tới môi trƣờng mình đang sống và có ý thức trách nhiệm đối với sự sinh
tồn của hành tinh đang nuôi dƣỡng và bao bọc con ngƣời. Bảo vệ môi trƣờng chỉ có
thể đạt đƣợc hiệu quả khi thay đổi ý thức của con ngƣời.
Truyền thông môi trƣờng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ môi trƣờng. Truyền thông giúp nâng cao nhận thức về các
vấn đề môi trƣờng từ đó hƣớng hành vi của ngƣời đƣợc truyền thông có những hành
động thân thiện với môi trƣờng trong sinh hoạt, sản xuất. Ở tỉnh Vĩnh Phúc cộng
đồng phật tử chiếm số lƣợng rất lớn, hầu nhƣ làng, thôn nào cũng có nhà Chùa thu
hút nhiều phật tử tới dâng hƣơng, tụng kinh niệm phật. Đặc biệt còn có hai Thiền
viện lớn là: Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên và Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức thu
hút nhiều phật tử thập phƣơng về tu thiền và du lịch tâm linh.
Trong quan điểm của đạo Phật, môi trƣờng là một trong những yếu tố bất
khả phân ly đối với sự sống, giữa môi trƣờng và sự sống của con ngƣời luôn có
mối quan hệ gắn bó khăng khít, bền chặt, cái này sinh cái kia. Do đó, đạo Phật
quan niệm bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm của tất cả mọi ngƣời, vì môi trƣờng
chính là sự sống của tất cả mọi ngƣời.
Chính vì thế, lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong các sinh hoạt
của cộng đồng phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cộng đồng về bảo
vệ môi trƣờng. Mặt khác với vai trò của đời sống phật giáo sự lan tỏa của các hoạt
động bảo vệ môi trƣờng từ hạt nhân các hoạt động sinh hoạt phật giáo chắc chắn sẽ
tạo ra những thay đổi tích cực và mang tính bền vững trong cộng đồng.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18


Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

2
Để tiếp tục củng cố và huy động sức mạnh của cộng đồng Phật giáo Vĩnh
Phúc trong sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay cần đánh
giá hiện trạng công tác truyền thông môi trƣờng trong phật giáo; nghiên cứu, tìm
hiểu hệ thống giáo lý và lời dạy của Đức Phật về bảo vệ môi trƣờng, đặc điểm sinh
hoạt của Phật giáo; xây dựng một số chuyên đề về nộ dung truyền thông môi trƣờng
cho cộng đồng Phật giáo nhằm đƣa các tiêu chí bảo vệ môi trƣờng và các sinh hoạt
Phật giáo tại cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng tạo sự chuyển biến
tích cực từ nhận thức tới hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng. Chính vì
vậy việc thực hiện đề tài “Xây dựng chƣơng trình truyền thông môi trƣờng cho
cộng đồng phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết.
















Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp

CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc vùng trung du và
miền núi phía Bắc. Tính đến tháng 12/2009, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên
123.176,43 ha, gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7
huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên
Lạc với 112 xã, 12 thị trấn, 13 phƣờng.
Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với các tỉnh:
- Phía tây bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang
- Phía đông bắc giáp
với tỉnh Thái Nguyên
- Phía đông nam - nam
giáp với Thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp với
tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Phúc là tỉnh
thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc, vành đai
thành phố vệ tinh của thủ đô
Hà Nội, là nơi thuận tiện cho
giao lƣu, buôn bán, vận
chuyển hàng hoá và hành
khách với nhiều tuyến đƣờng quan trọng chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2A, đƣờng sắt Hà

Nội - Lào Cai, gần sân bay quốc tế Nội Bài và hiện đƣờng Xuyên Á đang xây dựng.

Hình 1. Vĩnh Phúc trong vành đai kinh tế
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

4

Đặc điểm địa hình
Vĩnh Phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Gồm
03 loại địa hình: địa hình miền núi, địa hình vùng đồi và địa hình vùng đồng bằng:
Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Vĩnh Phúc có mạng lƣới sông, suối khá dày đặc (mật độ lưới sông trung bình
0,5 - 1km/km
2
) với hai hệ thống sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Cà Lồ.
Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm đƣợc
chia thành 4 mùa trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa (tháng 4-11), mùa khô (tháng 12
- tháng 3 năm sau). Do ảnh hƣởng của yếu tố địa hình nên các đặc điểm, khí hậu, thuỷ
văn trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng đồng bằng và miền núi.
Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch lớn: vùng Tam Đảo, nằm ở độ
cao 1.000 m so với mực nƣớc biển, có nhiệt độ trung bình năm là 18,5
o
C, trong khi
đó các vùng Vĩnh Yên có nhiệt độ trung bình năm là 24,2
o
C.

Số giờ nắng trung bình năm từ 1.194 giờ đến 1.450 giờ, phân bố không đồng
đều trong năm, cao nhất vào tháng 7, tháng 8 và thấp nhất vào tháng 2.
Lƣợng mƣa từ 1.563 mm đến 2.218 mm, phân bố không đồng đều theo
không gian và thời gian. Về thời gian, mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng
10 (chiếm 80 % tổng lƣợng mƣa của cả năm). Về không gian, ở miền núi lƣợng
mƣa thƣờng lớn hơn ở đồng bằng và trung du. Lƣợng mƣa đạt mức kỷ lục năm
2008 với kết quả đo tại trạm Vĩnh Yên là 2.386,8 mm, tại trạm Tam Đảo là 2.838,2
mm. Độ ẩm trung bình trên địa bàn tỉnh khoảng 80,3% - 88,5%.
Có hai hƣớng gió chính: Đông Bắc và Đông Nam. Gió Đông Bắc thịnh hành
từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau thƣờng kèm theo sƣơng muối ảnh
hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo
nhiều hơi nƣớc và gây mƣa.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

5
Vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình
18,5
o
C) cùng phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, phù hợp cho phát triển các hoạt
động du lịch, nghỉ dƣỡng.
Mặc dù với lƣợng mƣa khá lớn nhƣng do phân bố không đều vào các tháng
trong năm, tập trung khoảng 85% vào các tháng mùa mƣa (từ tháng 4 đến tháng 11).
Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lƣợng mƣa trong tháng chỉ chiếm 1% lƣợng mƣa
cả năm.
1.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội
Trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu bị suy giảm do khủng
hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp làm ảnh hƣởng đến sản xuất và

đời sống của nhân dân, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, song với sự phấn
đấu nỗ lực của toàn tỉnh, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã có
sự tăng trƣởng đáng kể.
Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trƣởng khá nhanh, tốc
độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao đạt 18,12%, mặc dù có tác
động của khủng hoảng tài chính khu vực vào năm 1997. Sau tác động của khủng hoảng tài
chính khu vực năm 1997, kinh tế tỉnh tăng trở lại vào đầu những năm 2000 và tăng với
nhịp độ cao trƣớc khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm
gần đây. Năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hƣởng mạnh mẽ tới tăng trƣởng
kinh tế của cả nƣớc, trong đó có Vĩnh Phúc. Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế giảm xuống còn
khoảng 5,36%, sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng khoảng 12,5% vào năm 2010.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

6
Biểu đồ 1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: %

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009; Sở KH và ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, 2009

Tính chung cả giai đoạn 2006-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trƣởng bình quân
15,38% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,07%/năm; công nghiệp,
xây dựng tăng 18,57%/năm; dịch vụ tăng 16,13%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng
trƣởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế
trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nƣớc.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18


Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

7
Cùng với tốc độ tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu
ngƣời trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000, GDP/ngƣời của tỉnh (giá thực tế)
mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và
67,2% so với cả nƣớc. Nhƣng đến năm 2007, GDP/ngƣời của tỉnh đã đạt 15,74 triệu
đồng, cao hơn so mức trung bình đồng bằng Sông Hồng (14,5 triệu đồng) và cao
hơn nhiều so với mức bình quân cả nƣớc (13,421 triệu đồng). Năm 2008, GDP bình
quân đầu ngƣời (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đương khoảng 1.300
USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nƣớc (17,2 triệu đồng). Năm
2010, dự kiến chỉ tiêu này đạt 29,1 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình
quân cả nƣớc là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh ĐBSH là 25,5 triệu đồng.
Biểu đồ 2 . GDP/người tỉnh Vĩnh Phúc so với cả nước và Vùng ĐBSH

Nguồn: Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Bộ KH & ĐT, 2009
Nhƣ vậy, xét về GDP/ngƣời Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với
nhiều tỉnh trong cả nƣớc, GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh năm 2007 xếp thứ 11 và
năm 2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc (chỉ thấp hơn các
tỉnh, thành phố: HCM, Hà Nội, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vùng Tàu và Cần Thơ).
Bảng 1. Một số chỉ tiêu so sánh tỉnh Vĩnh Phúc so với các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ
năm 2008
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

8
Tỉnh, thành phố
GDP/ngƣời (Tr.đ,

giá hh)
Tỷ lệ đô thị
hóa (%)
Tỷ lệ lao động
qua đào tạo
(%)
Tỷ lệ
hộ nghèo (%)
Vĩnh Phúc
22,2
22,9
42,9
10,4
Hà Nội
28,1
42,0
45,0
5,2
Hải Phòng
23,3
40,8
50,0
22,2
Bắc Ninh
19,7
17,9
37,8
7,7
Hải Dƣơng
13,5

16,4
34,3
8,1
Hƣng Yên
12,9
11,20
35,0
8,0
Quảng Ninh
19,9
44,6
42,5
22,2
Cả nƣớc
17,2
28,1
37,5
12,8
Vùng KTTĐ Bắc Bộ
20,7
33,2
42,0
6,4
Nguồn: Viện Chiến lược phát triển
1.1.3. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường
Tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc làm và tăng mức sống người dân:
Trong thời gian qua, số lao động đƣợc sắp xếp việc làm năm sau luôn cao
hơn năm trƣớc. Năm 2007 có 17,8 ngàn lao động đƣợc sắp xếp việc làm, năm 2010
ƣớc tính có khoảng 21 ngàn lao động đƣợc sắp xếp việc làm, trong đó số đƣợc sắp
xếp chỗ làm ổn định là 16 ngàn ngƣời. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành

thị vì vậy cũng ngày càng giảm, năm 2001 tỷ lệ này là 3,82% nhƣng từ năm 2005
trở lại đây tỷ lệ này luôn duy trì ở mức 2%/năm. Công tác tạo việc làm lại khu vực
nông thôn cũng thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực
nông thôn ngày càng tăng, năm 2001 là 71,75%, năm 2005 tăng lên 85% và đến
năm 2010 dự kiến là 91%.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

9
Thu nhập và đời sống của ngƣời dân tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây đã
dần đƣợc cải thiện. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về mức sống dân
cƣ, tỉnh Vĩnh Phúc thuộc vùng có nhịp độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời khá
cao (nhƣ đã dẫn ở phần trên). Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 18,3% (theo chuẩn
QG mới) năm 2005 xuống khoảng 7% vào năm 2010.
Ngoài ra, sự tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện phát triển
rõ rệt các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, khoa học công nghệ và phúc lợi xã hội…
góp phần nâng cao chất lƣợng sống của nhân dân.
Tăng trưởng kinh tế xã hội và một số vấn đề xã hội, môi trường phát sinh:
Tăng trƣởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã làm thay
đổi hoàn toàn bộ mặt tỉnh nhà, từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã đang dần trở
thành một tỉnh công nghiệp với tốc độ tăng trƣởng luôn ở mức cao góp phần đáng
kể nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã làm phát sinh một số vấn
đề xã hội và môi trƣờng nhƣ sau:
Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp và những ảnh hưởng đến người dân:
Cùng với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và
tốc độ đô thị hoá nhanh, có một lƣợng lớn diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi.
Từ năm 2005 đến năm 2010, có 2.453,03 ha diện tích đất trồng lúa có năng suất ổn
định bị chuyển đổi sang mục đích khác.

Do nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển đổi nên tại một số địa
phƣơng nhân nhân không còn đất sản xuất, một số ngƣời dân bị thất nghiệp do
không đƣợc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp hợp lý; chính sách đền bù có nhiều
vƣớng mắc, một số dự án treo trong thời gian dài dẫn đến tình trạng khiếu nại tố cáo
đông ngƣời tại một số địa phƣơng.
Phát triển kinh tế nhanh nhƣng không đồng đều tại các khu vực làm gia tăng
khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn. Vĩnh Phúc hiện vẫn
còn có 17 xã thuộc vùng khó khăn trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn. Chênh lệch
giàu nghèo ngày càng tăng, có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa ngƣời dân thành
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

10
thị và ngƣời dân nông thôn, theo ƣớc tính, thu nhập bình quân của một nhân khẩu ở
nông thôn chỉ bằng khoảng 60% so với một nhân khẩu ở thành thị.
Suy giảm chất lượng môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên:
Ô nhiễm môi trƣờng ở cả 3 khu vực công nghiệp, đô thị và nông thôn đều
đang có chiều hƣớng gia tăng về quy mô và mức độ; lƣợng chất thải phát sinh ngày
càng lớn trong khi năng lực xử lý (hạ tầng kỹ thuật và công nghệ) chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu thực tế (đặc biệt là với chất thải phát sinh ở các cơ sở công nghiệp,
làng nghề; chất thải sinh hoạt và chăn nuôi ở khu vực nông thôn). Ô nhiễm môi
trƣờng đang làm ảnh hƣởng xấu đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân,
đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc trong cộng đồng ở nhiều địa phƣơng.
Cùng với quá trình phát triển, một lƣợng lớn diện tích đất nông nghiệp bị
chuyển đổi thành đất công nghiệp, đô thị; trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng
không hợp lý phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy tài nguyên đất bị suy
giảm đáng kể. Bên cạnh đó, tài nguyên nƣớc cũng đang bị suy giảm do tiếp nhận một
lƣợng lớn chất thải chăn nuôi, công nghiệp, sinh hoạt và diện tích nƣớc mặt bị giảm

để nhƣờng chỗ cho phát triển kinh tế xã hội; việc khai thác sử dụng nƣớc ngầm không
hợp lý tại một nơi đã làm suy giảm mực nƣớc, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái.
Một số diện tích rừng đã đƣợc chuyển sang sử dụng cho mục đích phát triển
kinh tế; Một số diện tích đất ngập nƣớc quan trọng (hệ thống đầm, hồ, sông ngòi )
đang bị thu hẹp, bị khai thác quá mức hoặc bị tác động của chất thải làm biến đổi
cảnh quan và môi trƣờng tự nhiên theo chiều hƣớng xấu đi dẫn đến sự suy giảm hệ
sinh thái và đa dạng sinh học. Cùng với việc săn bắt động, thực vật hoang dã vẫn diễn
ra thƣờng xuyên thậm chí vẫn có cả hiện tƣợng khai thác mang tính huỷ diệt (bẫy
điện, bẫy ánh sáng, nổ mìn ) đang làm một số quần thể động, thực vật suy giảm về
số lƣợng và thành phần. Đặc biệt, một số loài động, thực vật quý hiếm ở Vƣờn Quốc
gia Tam Đảo đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng nhƣ: Hổ, Vƣợn, Hƣơu sao, Báo hoa
mai, Rùa vàng, Lan Hài, Bƣớm Phƣợng….(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh
Phúc-Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010)
1.2. Tổng quan về Phật giáo Việt Nam
1.2.1. Sơ lược lịch sử phật giáo Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

11
Phật giáo Việt Nam đƣợc bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam,
do đó mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo
các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hƣởng sâu rộng nhất ở Việt
Nam. Hiện vẫn chƣa định đƣợc chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào
Việt Nam. Có ý kiến cho rằng đạo Phật vào Việt Nam trong khoảng thế kỷ thứ III
đến thế kỷ thứ II trƣớc Công nguyên, căn cứ vào truyện “Nhất dạ trạch” trong tập
Lĩnh Nam Trích Quái kể lại việc Chử Đồng Tử đƣợc học đạo Phật với một nhà sƣ
tên là Phật Quang. Nếu đúng nhƣ vậy thì Phật giáo thời đó phải là Phật giáo nguyên
thủy (Tiểu thừa), còn gọi là Thƣợng tọa bộ (Theravada). Chữ :Buddha” đƣợc phiên

âm trực tiếp sang tiếng việt là: “Bụt”. Dân gian coi Bụt nhƣ một vị thần tiên hay
xuất hiện để giúp đỡ ngƣời ngèo khổ, hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận Phật
đƣợc truyền trực tiếp từ Ấn Độ và Việt Nam (thời đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và
Chăm Pa ở phía Nam) theo đƣờng Biển chức không phải từ Trung Hoa nhƣ một số
quan niệm trƣớc đây (Phật giáo Việt Nam. ipedia).
Một số mốc thời gian quan trọng trong lịch sử Phật giáo Viêt Nam
- Thế kỷ thứ III- thế kỷ thứ II TCN: đạo Phật nguyên thủy đƣợc truyền vào
Giao Chỉ và Chăm Pa.
- Năm 189 CN: Lý Hoặc Luận, tác phẩm về đạo Phật bằng chữ Hán đầu tiên
đƣợc Mậu Tử viết tại Giao Chỉ.
- Năm 247 CN: Khƣơng Tăng Hội thiền sƣ ngƣời Việt đầu tiên sang Đông
Ngô truyền đạo
- Năm 580: thành lập Thiền phái Tì-ni-đa-lƣu-chi (Chùa Dâu, Thuận Thành,
Bắc Ninh).
- Năm 820: thành lập thiền phái Vô Ngôn Tông (Chùa Kiến Sơ, làng Phù
Đổng, Gia Lâm, Hà Nội).
- Năm 1009: Nhà Lý ra đời, mở đầu cho thời kỳ cực thịnh của đạo Phật tại
Việt Nam kéo dài 400 năm.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

12
- Năm 1069: Thành lập Thiền Phái Thảo Đƣờng do ba vua nhà Lý kiêm thiền
sƣ là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông.
- Năm 1299: Thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Thiền phái Phật giáo
của Việt Nam đầu tiên của Việt Nam theo hƣớng nhập thế do Phật Hoàng Trần
Nhân Tông khởi xƣớng.
- Năm 1400: Nhà Trần mất; Nhà Hậu Lê tôn Nho học làm quốc giáo; Phật

học không còn vị trí chính thức.
- Thế kỷ XVII: hai dòng Thiền Lâm Tế và Tào Động đƣợc truyền từ Trung
Hoa, phát triển tại Đàng Trong và sau đó ra Đàng Ngoài.
- Năm 1858: Pháp xâm lƣợc Việt Nam; đạo Phật thêm một lần suy thoái do
bối cảnh chính trị diễn ra trong hơn 100 năm.
- Năm 1981, Đại hội các tổ chức Phật giáo đã đƣợc tổ chức tại chùa Quán
Sứ, Hà Nội một tổ chức mới ra đời, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là hợp
nhất của 9 tổ chức:
1. Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
3. Giáo Hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam
4. Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam
5. Ban liên lạc Phật giáo Yêu nƣớc
6. Giáo hội Thiên thai giáo Quán tông
7. Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam
8. Hội đoàn kết Sƣ sãi Yêu nƣớc Tây Nam Bộ
9. Hội Phật học Nam Việt.
Nguồn: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Phật giáo Việt Nam. ipedia )
1.2.2. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức và phương châm hoạt động của Phật giáo
Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

13
Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đƣợc xây dựng trên nguyên tắc: Thống
nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đồng thời vẫn tôn trọng và
duy trì các truyền thống Hệ phái, cũng nhƣ các pháp môn và phƣơng tiện tu hành
đúng chính pháp.

Phƣơng châm hoạt động của Giáo hội là: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã
hội". Mục đích của Giáo hội là điều hoà hợp nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam
trong cả nƣớc để hộ trì hoằng dƣơng Phật pháp; tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, phục vụ Dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới. Giáo hội
Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử Việt
Nam trong và ngoài nƣớc, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của
nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trụ sở của Giáo hội đặt tại chùa Quán
Sứ, số 73 phố Quán Sứ, Hà Nội.
Hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện tại có 3 cấp: Cấp
Trung ƣơng gồm có Hội đồng Chứng minh (HĐCM) và Hội đồng trị sự (HĐTS);
cấp tỉnh, thành phố có Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo với số lƣợng không
quá 47 thành viên. Ở các quận, huyện có Ban Đại diện Phật giáo với số lƣợng
không quá 15 thành viên. Những xã phƣờng, thị trấn có nhiều tự viện, tịnh xá, tịnh
thất, niệm phật đƣờng và tăng ni, cƣ sĩ, phật tử thì Ban Đại diện Phật giáo giới thiệu
để Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội bổ nhiệm một vị đại diện xã, phƣờng, thị trấn hay
liên phƣờng, xã, thị trấn tại địa phƣơng để giúp Ban Đại diện Phật giáo quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh liên hệ với các cơ sở của Giáo hội về mặt sinh
hoạt tín ngƣỡng. Hội đồng Chứng minh (HĐCM) gồm các vị hoà thƣợng tiêu biểu
của các hệ phái Phật giáo Việt Nam, có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên, không giới
hạn số lƣợng, do Hội đồng Trị sự giới thiệu và đƣợc Đại hội Phật giáo toàn quốc
suy tôn. Các vị hoà thƣợng trong HĐCM tại vị trọn đời, trƣờng hợp đặc biệt mới
phải phế vị do quyết định của HĐCM với đa số quá bán biểu quyết tán thành.
HĐCM suy cử một Ban Thƣờng trực gồm có Đức Pháp chủ, các vị phó Pháp chủ,
các vị Giám luật, một vị Chánh Thƣ ký, các vị phó Thƣ ký. HĐCM có nhiệm vụ:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

14

Chứng minh các Hội nghị Trung ƣơng và Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
hƣớng dẫn và giám sát các hoạt động của Giáo hội về mặt đạo pháp và giới luật;
phê chuẩn tấn phong chức vị giáo phẩm hoà thƣợng, thƣợng toạ, ni trƣởng, ni sƣ
của Giáo hội; ban hành Thông điệp về Phật đản, Thƣ chúc Tết và tình hình
GHPGVN trong những tình huống đặc biệt. Nhiệm kỳ của Ban Thƣờng trực HĐCM
là 5 năm gắn với nhiệm kỳ của HĐTS.
Hội đồng Trị sự (HĐTS) là cơ quan điều hành cao nhất của Giáo hội. Theo
quy định hiện tại, HĐTS có thành phần tối đa là 147 thành viên, gồm các vị hoà
thƣợng, thƣợng toạ, đại đức, tăng ni và cƣ sĩ của Giáo hội do Ban Thƣờng trực
HĐTS tiền nhiệm đề cử và đƣợc Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy
cử. Thành viên của HĐTS có thể bị bãi miễn nếu quá bán tổng số thành viên Hội
đồng biểu quyết tán thành. Ban Thƣờng trực HĐTS có tối đa không quá 45 thành
viên gồm Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch thƣờng trực, các phó Chủ tịch, Tổng Thƣ ký, hai
phó Tổng Thƣ ký, trƣởng - phó các ban, viện trực thuộc, các Uỷ viên Thƣ ký, Uỷ
viên Pháp chế, Uỷ viên Kiểm soát, 2 Uỷ viên Thủ quỹ và các Uỷ viên Thƣờng trực.
HĐTS hiện có 2 Văn phòng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; có 10 ban ngành,
viện trực thuộc (Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Tăng ni, Ban Hoằng pháp, Ban Văn
hoá, Ban Từ thiện xã hội, Ban Nghi lễ, Ban hƣớng dẫn phật tử, Ban Phật giáo Quốc
tế, Ban Kinh tế Tài chính, Viện nghiên cứu Phật học). Dƣới cấp tỉnh có Ban Trị sự
Phật giáo của tỉnh, thành phố và cấp huyện có Ban Đại diện Phật giáo của huyện,
thị, quận. Nhiệm kỳ của HĐTS, Ban Trị sự và Ban Đại diện Phật giáo là 5 năm.
Hiện nay, đồng bào theo đạo Phật ở nƣớc ta có khoảng trên 10 triệu ngƣời (tính số
ngƣời đã quy y); với gần 46.000 chức sắc, nhà tu hành (cả Bắc tông, Nam tông và
Khất sĩ); khoảng 15.000 cơ sở thờ tự, 43 cơ sở đào tạo (Đại học; Cao đẳng và Trung
cấp) và 50 lớp Sơ cấp Phật học đã giảng dạy, đào tạo, bồi dƣỡng hàng chục ngàn
tăng ni sinh theo học có kết quả. Gần 400 tăng ni sinh đƣợc Giáo hội cử đi đào tạo
cao học, tiến sĩ Phật học ở nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới; Giáo hội hiện
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18


Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

15
có 126 Tuệ Tĩnh đƣờng, hơn 1000 lớp học tình thƣơng và nhiều cơ sở từ thiện xã
hội khác.
Quan hệ quốc tế của Giáo hội tiếp tục đƣợc mở rộng với hàng trăm hoạt
động thăm viếng, hội thảo khoa học, giao lƣu trao đổi về Phật sự và văn hoá, từ
thiện xã hội với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới Đặc biệt, với sự đăng
cai của Chính phủ, Giáo hội đã phối hợp với Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) tổ chức
thành công rực rỡ Đại lễ Vesak năm 2008 tại Việt Nam. Các hoạt động đó đã góp
phần nâng cao vị thế, hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
(Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam
(2006), Hà Nội)

1.3. Một số nét về truyền thông môi trƣờng.
1.3.1. Khái niệm về truyền thông, truyền thông môi trường
* Khái niệm về truyền thông
Truyền thông tồn tại từ khi có con ngƣời, nhƣng chỉ gần đây mới đƣợc
nghiên cứu về mặt khoa học. Lý luận thông tin đóng vai trò quan trọng trong nghiên
cứu truyền thông. Truyền thông đƣợc nghiên cứu theo lý luận ngôn ngữ học tâm lý,
việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác. Xã hội học quan tâm tới tác động
của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận thông tin.
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông
là một kiểu tƣơng tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tƣơng tác lẫn nhau, chia
sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin đƣợc truyền từ ngƣời
gửi tới ngƣời nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết ngƣời gửi
và ngƣời nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để
một ngƣời hiểu những gì ngƣời khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các
thanh âm và biểu tƣợng, và học đƣợc cú pháp của ngôn ngữ.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp

CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

16
Truyền thông thƣờng gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu.
Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết,
đƣa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này đƣợc thể hiện
qua nhiều hình thức nhƣ động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình.
Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính ngƣời/tổ chức
gửi đi thông tin.

Hình 2. Mô hình truyền thông đơn giản
Truyền thông khác với thông tin. Nếu nhƣ trong quá trình thông tin, thông tin
chỉ đi theo một chiều từ ngƣời truyền đi đến ngƣời nhận tin thì trong quá trình
truyền thông có sự kết hợp thông tin và kinh nghiệm theo hai chiều “từ trên xuống
và từ dƣới lên”. Sự cùng tham gia của ngƣời nhận tin và ngƣơ
̀
i truyền thông.
Thông tin thích hợp cho các mục đích nhƣ cung cấp dữ liệu, phổ biến kiến
thức, phản hồi từ ngƣời nhận đến ngƣời gửi là hai yếu tố đặc biệt quan trọng của
truyền thông. Thông tin thích hợp cho các mục đích nhƣ cung cấp dữ liệu, phổ biến
kiến thức, nâng cao nhận thức, còn truyền thông đƣợc sử dụng nhằm chia sẻ, trao
đổi ý nghĩ, tìm hiểu và phát hiện nhận thức, nhu cầu, sáng kiến của nhận tin, huy
động sự tham gia và động viên, khuyến khích ngƣời nhận tin hành động có định
hƣớng. Truyền thông rất gần với khái niệm vận động, thuyết phục hay nhƣ ta nói là
dân vận.
* Khái niệm truyền thông môi trường:
Truyền thông môi trƣờng là một quá trình tƣơng tác xã hội hai chiều nhằm
giúp cho những ngƣời có liên quan hiểu đƣợc các yếu tố môi trƣờng then chốt, mối

quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan
một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trƣờng.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trƣờng * Đỗ Tiến Thành – lớp
CHMTK18

Đề tài: XD chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật tử tỉnh Vĩnh Phúc

17
Nhƣ vậy, truyền thông môi trƣờng không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến
thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phƣơng thức sống bền vững và
nhằm giải quyết các vấn đề môi trƣờng cho các nhóm ngƣời trong cộng đồng xã hội.
Tuy nhiên, truyền thông môi trƣờng rất đặc biệt vì:
- Môi trƣờng là một hệ thống phức tạp.
- Tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trƣờng không
thể dễ dàng thấy đƣợc ngay.
- Nhiều ngƣời đang gây tác động đến môi trƣờng bởi các hành vi thƣờng
xuyên đã trở thành thói quen, tập quán trong xã hội.
- Những hành vi phù hợp với môi trƣờng thƣờng không mang lại lợi nhuận
trực tiếp.
- Đối tƣợng truyền thông là những ngƣời có trình độ học vấn, chuyên môn,
kinh nghiệm sống, vị trí xã hội rất khác nhau.
- Ngƣời làm truyền thông môi trƣờng có thể công tác ở các lĩnh vực khác nhau.
- Do đó, mục tiêu của truyền thông môi trƣờng phải gắn liền với cộng đồng
qua các nội dung cụ thể sau:
+ Thông tin cho ngƣời bị tác động bởi các vấn đề môi trƣờng biết tình trạng
của họ, từ đó làm họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
+ Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phƣơng tham gia vào các
chƣơng trình, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
+ Thƣơng lƣợng, hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trƣờng
giữa các cơ quan trong nhân dân .

+ Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi
trƣờng - xã hội hoá công tác bảo vệ môi trƣờng.
+ Thông qua đối thoại thƣờng xuyên trong xã hội khả năng thay đổi các hành
vi sẽ đƣợc hữu hiệu hơn.

×