Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Xây dựng chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng phật giáo tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.04 KB, 15 trang )

Xây dựng chương trình truyền thông môi
trường cho cộng đồng Phật giáo tỉnh
Vĩnh Phúc


Đỗ Tiến Thành


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS. ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Hòe
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng phật
giáo đối với các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường tại Vĩnh Phúc. Nghiên
cứu sự liên hệ giữa giáo lý nhà phật với những vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.
Thiết kế chương trình truyền thông, các nội dung truyền thông xuất phát từ thực
trạng môi trường của tỉnh và những kiến thức về bảo vệ môi trường. Lựa chọn
phương pháp truyền thông phù hợp với sinh hoạt của cộng đồng phật giáo. Xây dựng
phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông cho cộng
đồng phật giáo.

Keywords. Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; Cộng đồng phật giáo; Truyền
thông môi trường; Vĩnh Phúc


Content
MỞ ĐẦU
Suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều thảm họa, tai biến
trên toàn cầu. Khi đó, tính mạng của con người trên trái đất bị đe dọa bất chấp không gian,


giai cấp, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý nào. Trách nhiệm đối với môi trường chính là nền
tảng đạo lý của con người, nhằm hướng con người quan tâm tới môi trường mình đang sống
và có ý thức trách nhiệm đối với sự sinh tồn của hành tinh đang nuôi dưỡng và bao bọc con
người. Bảo vệ môi trường chỉ có thể đạt được hiệu quả khi thay đổi ý thức của con người.
Truyền thông môi trường là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ môi trường. Ở tỉnh Vĩnh Phúc cộng đồng phật tử chiếm số lượng rất lớn, hầu
như làng, thôn nào cũng có nhà Chùa thu hút nhiều phật tử tới dâng hương, tụng kinh niệm
phật. Trong quan điểm của đạo Phật, môi trường là một trong những yếu tố bất khả phân ly
đối với sự sống, giữa môi trường và sự sống của con người luôn có mối quan hệ gắn bó
khăng khít, bền chặt, cái này sinh cái kia. Do đó, đạo Phật quan niệm bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của tất cả mọi người, vì môi trường chính là sự sống của tất cả mọi người.
Chính vì thế, lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường trong các sinh hoạt của cộng
đồng phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những giải pháp quan trọng. Để tiếp tục củng cố
và huy động sức mạnh của cộng đồng Phật giáo Vĩnh Phúc trong sự nghiệp bảo vệ môi
trường, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay cần đánh giá hiện trạng công tác truyền thông môi
trường trong phật giáo; nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống giáo lý và lời dạy của Đức Phật về bảo
vệ môi trường, đặc điểm sinh hoạt của Phật giáo; xây dựng một số chuyên đề về nội dung
truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật giáo nhằm đưa các tiêu chí bảo vệ môi trường
và các sinh hoạt Phật giáo tại cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng tạo sự
chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Chính
vì vậy việc thực hiện đề tài “Xây dựng chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng
phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc vùng trung du và miền núi

phía Bắc. Tính đến tháng 12/2009, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 123.176,43 ha, gồm 9
đơn vị hành chính: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Sông Lô,
Tam Dương, Bình Xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc với 112 xã, 12 thị trấn, 13
phường.
Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với các tỉnh:
- Phía tây bắc giáp với tỉnh Tuyên Quang
- Phía đông bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên
- Phía đông nam - nam
giáp với Thành phố Hà Nội
- Phía tây giáp với tỉnh
Phú Thọ
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía
bắc, vành đai thành phố vệ tinh
của thủ đô Hà Nội, là nơi thuận
tiện cho giao lưu, buôn bán,
vận chuyển hàng hoá và hành
khách với nhiều tuyến đường
quan trọng chạy qua như: Quốc
lộ 2A, đường sắt Hà Nội - Lào
Cai, gần sân bay quốc tế Nội
Bài và hiện đường Xuyên Á
đang xây dựng.
Đặc điểm địa hình
Vĩnh Phúc có địa hình
đa dạng, thấp dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam. Gồm 03 loại
địa hình: địa hình miền núi, địa
hình vùng đồi và địa hình vùng
đồng bằng:

Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
Vĩnh Phúc có mạng lưới sông, suối khá dày đặc (mật độ lưới sông trung bình 0,5 -
1km/km
2
) với hai hệ thống sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Cà Lồ.
Khí hậu
Hình 1. Vĩnh Phúc trong vành đai kinh tế
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm được chia thành 4 mùa
trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 4-11), mùa khô (tháng 12 - tháng 3 năm sau). Do ảnh
hưởng của yếu tố địa hình nên các đặc điểm, khí hậu, thuỷ văn trong tỉnh có sự chênh lệch khá
lớn giữa vùng đồng bằng và miền núi.
1.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội
Trong thời gian qua, mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu bị suy giảm do khủng hoảng tài chính,
thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân,
nhất là sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, song với sự phấn đấu nỗ lực của toàn tỉnh, tình hình
kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng đáng kể.
Từ năm 1997 (tái lập tỉnh Vĩnh Phúc), GDP toàn tỉnh tăng trưởng khá nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân giai đoạn 1998-2000 rất cao đạt 18,12%, mặc dù có tác động của khủng hoảng tài chính
khu vực vào năm 1997. Sau tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, kinh tế tỉnh tăng
trở lại vào đầu những năm 2000 và tăng với nhịp độ cao trước khi chịu tác động của khủng hoảng tài
chính thế giới trong những năm gần đây. Năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng mạnh
mẽ tới tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm
xuống còn khoảng 5,36%, sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng khoảng 12,5% vào năm 2010.
1.1.3. Vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi trường
Tăng trưởng kinh tế xã hội và một số vấn đề xã hội, môi trường phát sinh:
Tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã làm thay đổi hoàn toàn bộ
mặt tỉnh nhà, từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã đang dần trở thành một tỉnh công nghiệp
với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao góp phần đáng kể nâng cao đời sống nhân dân. Tuy
nhiên, bên cạnh đó đã làm phát sinh một số vấn đề xã hội và môi trường như sau:
Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp và những ảnh hưởng đến người dân:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tốc độ đô thị hoá
nhanh, có một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi. Từ năm 2005 đến năm
2010, có 2.453,03 ha diện tích đất trồng lúa có năng suất ổn định bị chuyển đổi sang mục
đích khác.
Do nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển đổi nên tại một số địa phương nhân
nhân không còn đất sản xuất, một số người dân bị thất nghiệp do không được chuyển đổi cơ
cấu nghề nghiệp hợp lý; chính sách đền bù có nhiều vướng mắc, một số dự án treo trong thời
gian dài dẫn đến tình trạng khiếu nại tố cáo đông người tại một số địa phương.
Phát triển kinh tế nhanh nhưng không đồng đều tại các khu vực làm gia tăng khoảng cách
giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn. Vĩnh Phúc hiện vẫn còn có 17 xã thuộc
vùng khó khăn trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, có
sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn, theo ước
tính, thu nhập bình quân của một nhân khẩu ở nông thôn chỉ bằng khoảng 60% so với một
nhân khẩu ở thành thị.
Suy giảm chất lượng môi trường, hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên:
Ô nhiễm môi trường ở cả 3 khu vực công nghiệp, đô thị và nông thôn đều đang có chiều
hướng gia tăng về quy mô và mức độ; lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi năng
lực xử lý (hạ tầng kỹ thuật và công nghệ) chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế (đặc biệt là với
chất thải phát sinh ở các cơ sở công nghiệp, làng nghề; chất thải sinh hoạt và chăn nuôi ở
khu vực nông thôn). Ô nhiễm môi trường đang làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt,
sản xuất của người dân, đang trở thành vấn đề hết sức bức xúc trong cộng đồng ở nhiều địa
phương.
Cùng với quá trình phát triển, một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành đất
công nghiệp, đô thị; trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng không hợp lý phân bón hoá học
và thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy tài nguyên đất bị suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, tài nguyên
nước cũng đang bị suy giảm do tiếp nhận một lượng lớn chất thải chăn nuôi, công nghiệp, sinh
hoạt và diện tích nước mặt bị giảm để nhường chỗ cho phát triển kinh tế xã hội; việc khai thác
sử dụng nước ngầm không hợp lý tại một nơi đã làm suy giảm mực nước, tiềm ẩn nguy cơ suy
thoái.
Một số diện tích rừng đã được chuyển sang sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế; Một số

diện tích đất ngập nước quan trọng (hệ thống đầm, hồ, sông ngòi ) đang bị thu hẹp, bị khai
thác quá mức hoặc bị tác động của chất thải làm biến đổi cảnh quan và môi trường tự nhiên
theo chiều hướng xấu đi dẫn đến sự suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Cùng với việc
săn bắt động, thực vật hoang dã vẫn diễn ra thường xuyên thậm chí vẫn có cả hiện tượng khai
thác mang tính huỷ diệt (bẫy điện, bẫy ánh sáng, nổ mìn ) đang làm một số quần thể động,
thực vật suy giảm về số lượng và thành phần. Đặc biệt, một số loài động, thực vật quý hiếm ở
Vườn Quốc gia Tam Đảo đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng như: Hổ, Vượn, Hươu sao, Báo
hoa mai, Rùa vàng, Lan Hài, Bướm Phượng….(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc-
Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010)
1.2. Tổng quan về Phật giáo Việt Nam
1.2.1. Sơ lược lịch sử phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, do đó mang
những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo các nơi khác trên thế
giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Hiện vẫn chưa định được
chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam. Có ý kiến cho rằng đạo Phật vào
Việt Nam trong khoảng thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, căn cứ vào truyện
“Nhất dạ trạch” trong tập Lĩnh Nam Trích Quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật
với một nhà sư tên là Phật Quang. Nếu đúng như vậy thì Phật giáo thời đó phải là Phật giáo
nguyên thủy (Tiểu thừa), còn gọi là Thượng tọa bộ (Theravada). Chữ :Buddha” được phiên
âm trực tiếp sang tiếng việt là: “Bụt”. Dân gian coi Bụt như một vị thần tiên hay xuất hiện để
giúp đỡ người ngèo khổ, hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận Phật được truyền trực tiếp từ
Ấn Độ và Việt Nam (thời đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm Pa ở phía Nam) theo đường
Biển chức không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây (Phật giáo Việt Nam.
ipedia).
1.2.2. Đặc điểm, cơ cấu tổ chức và phương châm hoạt động của Phật giáo Việt Nam
Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành
động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống Hệ
phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp.
Phương châm hoạt động của Giáo hội là: "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã
hội". Mục đích của Giáo hội là điều hoà hợp nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam trong cả

nước để hộ trì hoằng dương Phật pháp; tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ Dân
tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an lạc cho thế giới. Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức
Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trụ
sở của Giáo hội đặt tại chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, Hà Nội.
1.3. Một số nét về truyền thông môi trƣờng.
1.3.1. Khái niệm về truyền thông, truyền thông môi trường
* Khái niệm về truyền thông
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương
tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu
chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp
hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát
triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay
viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ.
* Khái niệm truyền thông môi trường:
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những
người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải
quyết các vấn đề về môi trường.
Như vậy, truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin mà nhằm
vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm giải quyết các vấn đề
môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
Tuy nhiên, truyền thông môi trường rất đặc biệt vì:
- Môi trường là một hệ thống phức tạp.
- Tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trường không thể dễ
dàng thấy được ngay.
- Nhiều người đang gây tác động đến môi trường bởi các hành vi thường xuyên đã trở thành
thói quen, tập quán trong xã hội.
- Những hành vi phù hợp với môi trường thường không mang lại lợi nhuận trực tiếp.
- Đối tượng truyền thông là những người có trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm

sống, vị trí xã hội rất khác nhau.
- Người làm truyền thông môi trường có thể công tác ở các lĩnh vực khác nhau.
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường
* Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm:
- Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó họ
quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình
bảo vệ môi trường.
- Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan,
trong nhân dân.
- Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội
hoá công tác bảo vệ môi trường.
- Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên
trong xã hội.
* Yêu cầu của truyền thông môi trường
Ngoài các yêu cầu cơ bản của truyền thông, truyền thông môi trường còn có các yếu tố mang
tính đặc trưng như sau:
- Tuân thủ luật pháp, kể cả các qui định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa phương về bảo vệ
môi trường.
- Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức, thông tin của môi trường được truyền
thông.
- Truyền thông môi trường phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược.
- Nội dung, hình thức của chương trình phải phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là
phải phù hợp về trình độ văn hoá, trình độ học vấn cũng như các điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương, nơi đối tượng truyền thông đang sinh sống.
- Tạo ra sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông môi trường và các chương trình truyền thông
khác đang được thực hiện ở địa phương.
1.3.3. Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường
Công tác quản lý môi trường đã, đang và sẽ đứng trước thách thức to lớn khi mà các mong
muốn về thụ hưởng của môi trường trong lành, an toàn luôn luôn mâu thuẫn với nhu cầu thụ

hưởng một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt động gây tác dộng tiêu cực đến môi
trường. Với thực trạng này, truyền thông môi trường cần và phải được xem như là một công
cụ quan trọng, cơ bản của quản lý môi trường, nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay
đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào
các hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất, và không những chỉ tự
mình tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia tạo ra các kết quả có tính đại
chúng. Trong bối cảnh quốc gia nói chung và các tỉnh thành phố nói riêng tại Việt Nam hiện
nay, khi mà công cụ kinh tế môi trường, công cụ kỹ thuật công nghệ môi trường đang tìm
cách thích ứng để thâm nhập vào đời sống xã hội một cách không dễ dàng thì truyền thông môi
trường cần phải được sử dụng và khai thác tối đa và hiệu quả các lợi thế của nó.


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc.
Giáo lý phật giáo và những vấn đề tương đồng với khoa học môi trường.
Những vấn đề môi trường bức xúc cần quan tâm ở tỉnh Vĩnh Phúc, những vấn đề môi trường
cần phải phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài “Xây dựng chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng phật giáo tỉnh Vĩnh
Phúc” nghiên cứu thu thập thông tin trên phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng phật giáo đối với các
vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường tại Vĩnh Phúc.

Nghiên cứu sự liên hệ giữa giáo lý nhà phật với những vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.
Thiết kế chương trình truyền thông, các nội dung truyền thông xuất phát từ thực trạng môi
trường của tỉnh và những kiến thức về BVMT
Lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp với sinh hoạt của cộng đồng phật giáo. Xây
dựng phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông cho cộng đồng
phật giáo.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
- Thu thập kết quả các đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan đã và đang được triển khai từ
trước đến nay để nghiên cứu và kế thừa.
- Các số liệu thống kê, các tài liệu có liên quan đến Phật giáo bao gồm các số liệu, tài liệu về
lịch sử hình thành và phát triển, quan điểm nhận thức, vai trò của Phật giáo trong việc bảo vệ
môi trường (BVMT)… nhằm tạo dựng những hiểu biết cơ sở, đặc điểm cộng đồng Phật giáo.
Những thông tin này được cân nhắc tham khảo khi gặp gỡ phỏng vấn.
2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Tiến hành thu thập thông tin thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, cách
thức tiến hành và sự quan tâm của cộng đồng đối với hoạt động truyền thông của hệ thống
tôn giáo.
2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Thông tin thu thập được từ hoạt động phỏng vấn theo bảng hỏi được lưu trữ và phân tích dưới
dạng tần suất theo thống kê mô tả, kết hợp với phân tích tổ hợp nhóm chéo để xem xét mối
quan hệ giữa mức độ nhận thức và thái độ đối với các yếu tố đặc trưng về giới tính, độ tuổi,
học vấn, nghề nghiệp… Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định về hiện trạng công tác tổ
chức, triển khai hoạt động truyền thông môi trường trong hệ thống Phật giáo; đề xuất những
quan điểm lý luận, các giải pháp có tính khả thi cao đối với công tác truyền thông môi trường
trong hệ thống Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Nhận định của các chuyên gia công tác trong lĩnh vực Phật giáo, quản lý môi trường và ý
kiến của các nhà tu hành có uy tín được sử dụng cho mục đích tham khảo trong quá trình
nghiên cứu đề tài.



CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phật giáo Vĩnh Phúc.
3.1.1. Tình hình chung
Hiện nay Phật giáo Vĩnh Phúc có 235 Tăng, Ni Phật giáo và số lượng lớn phật tử thường
xuyên tham gia các hoạt động của Phật giáo. Trong số 235 Tăng, Ni Phật giáo có 69 Tăng,
166 Ni. Có 397 chùa, 90 chùa đã có sư trụ trì, trong đó 26/90 chùa kiêm trụ trì. Ban trị sự tỉnh
Hội phật giáo có 25 thành viên; 9/9 huyện, thị, thành phố đã có ban đại diện phật giáo cấp
huyện. Có 73 thành viên ban đại diện phật giáo cấp huyện; 685 cư sỹ thành viên Đại diện
Phật giáo xã; 1.985 thành viên Ban hộ tự chùa
Hàng năm Ban trị sự phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo và phối hợp với các chùa tổ chức
nhiều các hoạt động như: Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan, các hoạt động kỷ niệm ngày thành
lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Vĩnh Phúc, khóa tu An Cư Kết Hạ và
nhiều các lễ khác như: Lễ đúc chuông, lễ động thổ, rước và an vị tượng Phật, khánh thành các
cơ sở thờ tự, lễ bổ nhiệm Tăng, Ni về trù trì các chùa
(Ban tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tổng kết tình hình tôn giáo, công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012)
3.1.2. Các hệ phái Phật giáo tại Vĩnh Phúc
3.1.2.1. Trúc Lâm Thiền Tông
Lý thuyết của Thiền phái Trúc Lâm chủ trương nhập thế không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc
sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không
phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn và nghĩa vụ Quốc gia, Triết lý nhập thế
khiến Trúc Lâm Thiền tông rất gần gũi với Đạo Lão và thiền Nhật Bản (Zen, vốn cũng xuật
hiện ở Nhật Bản vào cùng thế kỷ XIII, khi Thiền đời Tống (T’ian) sang Nhật kết hợp với
Thần Đạo Nhật Bản (Shinto) mà thành Zen). Tinh thần nhập thế khiến cho Thiền Trúc Lâm
cũng như Zen Nhật Bản đóng góp rất nhiều vào việc đào tạo nên con người xã hội, rất quan
trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ một quốc gia nhỏ bé trước thiên tai và ngoại xâm.
Chúng ta biết rõ người Nhật Bản là con người xã hội như thế nào trong thảm họa động đất và

sóng thần vừa qua.
Tinh thần nhập thế thể hiện rất rõ ở bài kệ kết thúc bài phú “Cư trần lạc đạo phú” (Ở trần gian
mà đắc đạo) của Trần Nhân Tông: “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, cơ tắc xan hề khốn tắc
miên, Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối kính vô tâm mạc vấn thiền” (Ở trần thế vui đạo
hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền. Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm, Vô tâm trước
cảnh thì không cần thiền). Bài kệ phản ảnh chân thực mà cô đọng tư tưởng nhất quán của
Trúc Lâm Thiền Tông được thể hiện qua bốn điểm:
1. Sống hòa mình với xã hội, không câu chấp
2. Hành động tùy cơ duyên, tức là làm việc cần làm đúng lúc phải làm và không làm
trái với quy luật tự nhiên
3. Tự tin vào chính mình, không tìm cầu tha lực (lực hỗ trợ bên ngoài)
4. Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù Thiền hay Phật
Chủ trương nhập thế tích cực như một cương lĩnh Thiền phái mà “Cư trần lạc đạo phú” ghi
nhận: “Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ
công”. Có nghĩa là: bất cứ ai sống giữa đời thế tục mà tạo ra phúc đức để độ mình độ người
mới đáng trân trọng. Còn ở ẩn giữa rừng núi mà không giác ngộ, không giúp đời thì thật là tai
họa đáng trách. Chính tư tưởng này làm cho Thiền phái Trúc Lâm có những đại biểu xuất sắc
bao gồm cả tịa gia và xuất gia, mà bản thân cuộc đời của Trần Nhân Tông đã chứng minh.
3.1.2.2. Đại Thừa Tịnh độ tông
Là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu tập dựa trên sự siêu độ của Phật A Di Đà, kết hợp
tự lực của bản thân A-di-đà hay A Di Đà là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng
Phạn: amitadha và amitayus. Amitabha nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”;
Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại Thừa. A-di-đà trụ trì cõi cực lạc
(tiếng Phạn: sukhavati) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Việt
Nam, tại Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ, Tượng A-di-
đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm tóc soắc ốc, mặt nhìn xuống, miệng
thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên tòa sen. Thông
thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng A-di-
đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (avalokitesvara) đứng bên trái và Đại Thế Chí
(mahasthamaprapta). Đại Thế Chí là môt vị Bồ Tát của ánh sáng chí tuệ trong Phật giáo Đại

Thừa. Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật Dược sư (bhaisajyaguru-
buddha). Phật Dược sư là Phật thầy thuốc tâm nguyện của Ngài là “cứu tất cả các bệnh khổ
cho các chúng sinh”. Phật Dược Sư được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A-di-đà,
trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn phật A-di-đà đứng bên phải Phật Thích Ca.
3.1.2.3. Đại Thừa Mật tông
Là một tông phái Phật giáo sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý
giác ngộ. Cũng còn gọi là Lạt Ma tông. Mật tông là sự hợp nhất giới luật của thuyết “Nhất
thiết Hữu bộ” (sarvaastivada) và nghi thức tác pháp của Kim Cương thừa. Bước quyết định
trong nghi thức này là lễ Quán Đỉnh (Abhiseka) do một vị sư cả (guru hay “lạt ma”) ban phép
cho người đệ tử được nhập tâm vào một vi Phật cụ thể bằng cách đọc thần chú chân âm
(mantra), suy niệm đồ hình Mạn đà la (mandala) và thực thi ấn quyết (mudra) để đạt đến độ
thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên (duality) đặng nhập vào Chân Như, vào cõi Không.
Trạng thái đó được biểu tượng bằng Kim Cương Chử (Vajra).
Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông riêng mà nhanh chóng hòa
lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị
tà ma, chữa bệnh (Phật giáo Việt Nam. ipedia).
3.2. Hiện trạng truyền thông môi trƣờng trong cộng đồng Phật giáo Vĩnh Phúc.
3.2.1. Sự tham gia của cộng đồng phật giáo
Hiện nay, mức độ quan tâm và sự tham gia của cộng đồng Phật giáo đối với các phong trào,
các cuộc vận động BVMT do chính quyền tổ chức ngày càng lớn. Kết quả điều tra cho thấy,
đồng bào tích cực tham gia các hoạt động BVMT tại các chùa và khu dân cư đạt tỷ lệ cao.
3.2.2. Đối tượng truyền thông
Đối tượng được truyền thông tại các nhà chùa chủ yếu là nhà tu hành, Phật tử và nhân dân
sinh sống trong khu vực.
3.2.3. Hình thức truyền thông
Một số hình thức được các Nhà chùa sử dụng để truyền thông về môi trường bao gồm: nói
chuyện chuyên đề, truyền thông gắn với các buổi giảng đạo; truyền thông trong các ngày lễ.
Tuy nhiên, các hình thức truyền thông về môi trường nêu trên chỉ thỉnh thoảng được áp dụng
tại các chùa do Ban tôn giáo phối hợp với Ban Trị sự tổ chức. Một số hình thức truyền thông
khác được áp dụng gồm:

- Phát động cộng đồng tham gia trồng cây xanh, bảo vệ và sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh
môi trường;
- Vào các dịp lễ tuyên truyền vận động Phật tử hạn chế đốt vàng mã, không đốt hương
trong Nhà thờ Phật, không phóng sinh sinh vật ngoại lai xâm hại…
3.2.4. Thời gian và tần suất thực hiện.
Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng Phật giáo hiện nay thường
được áp dụng đột xuất, không mang tính định kỳ chủ yếu theo sự kiện và chưa được định
hướng theo kế hoạch. Các hoạt động truyền thông tập thể, có sự tham gia của số đông đồng
bào thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn
3.2.5. Các nội dung và chủ đề môi trường trong các hoạt động truyền thông
Theo số liệu điều tra từ 9 huyện, thành, thị trên đại bàn tỉnh, các chủ đề môi trường được quan
tâm xem xét và phổ biến cho nhà tu hành và cộng đồng Phật tử giáo hiện nay tập trung vào
chính sách, pháp luật nhà nước về môi trường, các vấn đề môi trường, hoạt động giáo dục,
truyền thông và vận động nhân dân tham gia BVMT
Tuy nhiên, trong thực tế, những chủ đề cụ thể để hướng dẫn cộng đồng Phật giáo thực hiện
công tác BVMT như những hành động nhỏ, thiết thực thường chưa được phổ biến.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù ý thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác
BVMT nhưng sự tham gia của cộng đồng Phật giáo tại các cơ sở thờ tự chưa thực sự đông
đảo. Đối tượng chủ yếu tham gia các hoạt động BVMT tập trung vào nhóm đối tượng người
già, phụ nữ nhóm đối tượng thanh niên và trẻ em chưa thực sự được quan tâm và huy động
đầy đủ. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu phương thức huy động để thu hút sự tham
gia nhiệt tình và đồng đều giữa các nhóm đối tượng.
3.3. Đánh giá nhu cầu đào tạo truyền thông môi trƣờng trong phật giáo
3.3.1. Xác định các nhóm đối tượng
Liên quan đến hoạt động đào tạo và truyền thông môi trường trong phật giáo, các nhóm đối
tượng cần nghiên cứu:
- Cán bộ làm công tác phật giáo;
- Nhà tu hành Phật giáo.
- Cộng đồng Phật tử thường xuyên tham gia các hoạt động của nhà chùa
3.3.2. Các nhu cầu từ các nhóm đối tượng liên quan

- Nhu cầu thông tin từ cộng đồng phật tử: thông tin môi trường và BVMT
- Nhu cầu của tổ chức (UBMTTQVN và Ban Tôn giáo): Yêu cầu của cơ quan, tổ chức đối
với nhà tu hành tôn giáo. Pháp lệnh tôn giáo đã ghi chú nghĩa vụ của nhà tu hành tôn giáo
- Nhu cầu mang tính chất nghề nghiệp: ảnh hưởng của kiến thức, kỹ năng, thái độ nhà tu hành
phật giáo đối với đồng bào tín ngưỡng và đức tin;
- Nhu cầu cá nhân: Mong đợi của nhà tu hành tôn giáo được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng,
cách thức phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng phật tử.
3.3.3. Xác định mục tiêu đào tạo
- Đối với cán bộ công tác phật giáo: cần cung cấp kiến thức tổng quan về môi trường và cách
thức, kỹ năng huy động sự tham gia của nhà tu hành tôn giáo đối với BVMT;
- Đối với nhà tu hành tôn giáo: cần được trang bị thêm kiến thức về các vấn đề môi trường, hiểu
biết về cách thức huy động sự tham gia và phương pháp hướng dẫn, vận động đồng phật tử tham
gia các hành động cụ thể và thiết thực với môi trường.
- Đối với cộng đồng Phật tử thường xuyên tham gia các hoạt động của nhà chùa: cần được
trang bị những kiến thức về bảo vệ môi trường, các việc làm cụ thể trong sinh hoạt, sản xuất
hàng ngày nhằm góp phần BVMT; lối sống sinh hoạt, sản xuất thân thiện với môi trường.
Xác định các bên liên quan và thành lập nhóm đào tạo:
Các bên liên quan trong quá trình tổ chức đào tạo: Cán bộ lầm công tác phật giáo, cán bộ
quản lý môi trường, nhà tu hành phật giáo, cơ quản quản lý nhà nước về môi trường, tổ chức
thực hiện đào tạo, chuyên gia,
3.3.4. Nhu cầu đào tạo
Đánh giá nhu cầu đào tạo
Theo kết quả khảo sát, 69% cán bộ và nhà tu hành tại Vĩnh Phúc cho rằng nhu cầu tập huấn
kiến thức cho nhà tu hành tôn giáo ở mức rất cần thiết
Thời gian và địa điểm tổ chức
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian phù hợp để tổ chức các chương trình truyền thông môi
trường nói chung và tập huấn kiến thức môi trường cho các nhà tu hành tôn giáo nên xây
dựng từ 1 - 2 ngày. Địa điểm thuận lợi và thích hợp để tổ chức các hoạt động nêu trên theo
thống kê cần tiến hành tại địa phương
Phương pháp tập huấn

Phương pháp phố biến thông tin cho cộng đòng phật tử và tập huấn kiến thức
môi trường cho nhà tu hành phật giáo cần thông qua: nói chuyện chuyên đề, cung cấp tài liệu,
tổ chức thực địa/tham quan mô hình và phổ biến hơn cả là phương pháp lồng ghép nội dung
môi trường trong các buổi sinh hoạt giáo lý tôn giáo
Các chủ đề tập huấn
Theo số liệu điều tra, các chủ đề môi trường cần được phổ biến cho chức nhà tu hành Phật
giáo và Phật tử cần nghiên cứu cho từng địa phương cụ thể, tuy nhiên ta có thể xoay quanh
những nội dung như sau: Kiến thức về BVMT; Nước sạch, vệ sinh môi trường; Giới thiệu các
mô hình BVMT; Trồng và bảo vệ cây xanh; Các kiến thức về bảo tồn thiên nhiên bảo vệ đa
dạng sinh học; Phổ biến về sinh vật ngoại lai, sinh vật ngoại lai xâm hại; Quản lý và xử lý rác
thải sinh hoạt; Quản lý và xử lý chất thải làng nghề, chất thải trong sản xuất nông nghiệp,
chăn nuôi; Biến đổi khí hậu (BĐKH) và các tác động; Các biện pháp phòng ngừa và thích
ứng với BĐKH; Giáo lý, giáo luật Phật giáo quy định về BVMT.
3.4. Kết quả xây dựng chƣơng trình truyền thông môi trƣờng cho cộng đồng Phật giáo
Vĩnh Phúc
3.4.1. Nội dung truyền thông môi trường cho cộng đồng phật giáo Vĩnh Phúc
Học thuyết Duyên khởi của Phật giáo chỉ ra rằng con người là tập hợp 5 uẩn (sắc - thọ -
trường - hành - thức). Trong đó, sắc uẩn của một con người bao gồm thân vật lý của người ấy
và toàn thể thế giới vật lý. Điều đó có nghĩa thiên nhiên thực sự là cơ thể người, chính xác là
một phần rất lớn của cơ thể người. Con người không thể tồn tại được nếu không có môi
trường. Nếu môi trường hay thiên nhiên bị ô nhiễm trầm trọng thì cơ thể vật lý của con
người, hay đời sống con người cũng bị hủy diệt
Môi trường bị ô nhiễm do rất nhiều yếu tố, trong đó thiếu ý thức là một nhân tố lớn. Chúng
ta cứ mặc tình xả rác và phóng uế ở bất cứ nơi nào. Bàn luận thì rất sôi nổi và việc thực hiện
thì thật khiêm tốn. Nói tốn biết bao giấy mực rồi đâu lại vào đó. Cần tăng cường giáo dục
nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người
Do vậy, cần phải thường xuyên tổ chức những chương trình truyền thông moi trường cho
Phật tử để giúp cho mọi người hiểu thấu đáo hơn về trách nhiệm của mình đối với môi trường
sống. Trước hết phải chuyển cho mọi người thông điệp lý Duyên khởi của đạo Phật, để mọi
người thấy được sự quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa con người với môi trường. Khích

lệ Phật tử và mọi người tham gia hưởng ứng các phong trào cải tạo và bảo vệ môi trường.
Phổ cập đời sống gần gũi thiên nhiên của đức Phật tới mọi người. “Người Phật tử thì không
được tiểu tiện trên cỏ tươi, không khạc nhổ và dòng nước trong, không trặt cây phá rừng tùy
tiện, bảo vệ thiên nhiên cây cỏ”
Theo quan điểm của Phật giáo sự hủy hoại gây ô nhiễm môi trường là hậu quả đỉnh cao của
tư duy hữu ngã, con đường tư duy và hưởng thu lạc thú của con người. Cần quán triệt cho
Phật tử Tư duy vô ngã của đức Phật. Vô thường, vô ngã, vô sở cầu là những quy luật tồn tại
của thực tại mà đức Phật đã ngộ ra trên 2500 năm qua cần được vận dụng triệt để và bảo vệ
môi trường.
Một số chuyên đề về bảo vệ môi trường tuyên truyền trong các buổi thuyết pháp hoặc các lớp
truyền thông môi trường cho nhà tu hành Phật giáo.
Chuyên đề 1: Đạo đức môi trƣờng theo quan điểm Phật giáo
Chuyên đề 2: Một số vấn đề môi trƣờng toàn cầu và khu vực.
Chuyên đề 3: Những vấn đề môi trƣờng tại Vĩnh Phúc đang đƣợc quan tâm
3.4.2. Phương pháp truyền thông môi trường cho cộng đồng Phật giáo Vĩnh phúc.
3.4.2.1. Đặc thù của truyền thông môi trường trong cộng đồng Phật giáo
Cộng đồng Phật giáo (gồm các vị Tỳ kheo, tăng, ni, phật tử kể cả cư sĩ tại gia) thường mang tính
cách chung của đạo Phật. Đó là sự tĩnh lặng, ít thích ồn ào, sâu lắng, không bị thu hút bởi bề nổi
hào nhoáng của các cuộc vận động kiểu chiến dịch.
Đặc biệt trong Bắc tông Đại thừa có rất nhiều môn phái Thiền tông. Tuy các môn phái này có
sự khác nhau về cách tu tập nhưng đặc điểm chung vẫn là kiệm lời, tập chung vào sự chải
nghiệm sâu lắng của cá nhân. Thiền tông luôn quan niệm rằng Đạo là “bất khả tư nghì” (đạo
thì không thể bàn được). Lão Tử cũng từng tuyên bố ngay trong câu mở đầu cuốn Đạo đức
kinh: “đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh” có nghĩa là Đạo mà có
thể bàn được thì không phải là Đạo, danh mà gọi được thì không phải là danh nữa. Các Thiền
sư còn khẳng định lời của Sư Tổ Bồ đề Đạt Ma rằng Thiền là “bất lập văn tự” (không viết ra
được), “giáo ngoại biệt truyền” (truyền dạy chẳng giống những cách thông thường) “trực chỉ
nhân tâm” (đi thẳng vào tâm) “kiến tính thành phật” (có duyên thì giác ngô, thành phật).
Thiền sư rất ít hoặc không giảng giải gì, thiền sinh cứ thiền định 5 năm 10 năm, bí quá hỏi sư
phụ thì sư phụ cũng chẳng giảng giải gì, chỉ nói “uống trà đi”!, hoặc quát rồi cho trò quả đấm

hay đá trò ngã lăn. Thiền sinh bỗng “ngộ”. Đó chính là Thiền công án với trên 100 công án
Thiền nổi tiếng mọi thời đại mà đặc trưng nhất là Thiền phái Lâm Tế…
Vậy nếu coi môi trường cũng là một phần của thực tại, một phần của Đạo, thì những phương
pháp truyền thông môi trường theo kiểu nói nhiều, thảo luận nhiều, ồn ào náo nhiệt, theo kiểu
“chiến dịch” tốn kém nhanh nở mau tàn, chắc không mấy tác dụng trong cộng đồng Phật
giáo.
Đặc điểm trên của cộng đồng Phật giáo sẽ trở thành thế mạnh của truyền thông môi trường
nếu các nhà truyền thông sử dụng ngay chính phương pháp tu tập của Phật giáo để tiến hành
truyền thông.
(Nguyễn Đình Hòe, Lê Đức Chương, Đặng Đình Long - Truyền thông Môi trường cho
cộng đồng Phật tử Việt Nam, Nxb Tôn giáo (2012))
3.4.2.2. Những phương pháp truyền thông môi trường thích hợp với Phật tử Vĩnh Phúc
Triển khai rộng nhiệm vụ:“Hoàng Pháp với Môi trường” của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
Đưa nội dung môi trường và các buổi thuyết pháp, bài viết, sinh hoạt tôn giáo, vào chương
trình đào tạo Phật học các cấp. Qua đó các tăng, ni sinh có hiểu biết về môi trường để sau khi
tốt nghiệp trở thành các sư cô, đại đức họ sẽ phải gánh vác thêm trách nhiệm nặng nề là
“Hoằng pháp với Môi trường” do Giáo hội Phật giáo đề ra, chương trình giảng dạy, đào tạo
phải có thêm môn học “Phật giáo với Bảo vệ môi trường” và phải là môn học bắt buộc.

Hình 3. Buổi thuyết pháp tại Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên
Môi trường cũng cần là nội dung thuyết pháp cho cộng đồng Phật tử. Điều này rất có tác
dụng với Phật tử, lời nói pháp của các vị tăng ni được coi như lời của Đức Phật, vì chính
trong giáo lý nhà Phật cũng đã giành nhiều nôi dung cho môi trường (Nguyễn Đình Hòe, Lê
Đức Chương, Đặng Đình Long - Truyền thông Môi trường cho cộng đồng Phật tử Việt
Nam, Nxb Tôn giáo (2012))
Mô hình chùa viện sinh thái với rừng thiền, vườn thiền.
Phật giáo lấy giải thoát làm mục đích, sự tu hành là điều tất yếu của Phật tử. Vì thế, đệ tử
Phật thích xây dựng chùa, am ở những nơi non xanh nước biếc. Phật hóa thiên nhiên, Phật
cũng chính là Thiên nhiên, Thiên nhiên cũng chính là Phật. Ngày nay những nơi chùa viện

Phật giáo, cây cối xanh tươi chim kêu hoa nở chính là mô hình sinh thái phù hợp cho giáo
dục và truyền thông về bảo vệ thiên nhiên môi trường. Sự kiến thiết môi trường chùa viện của
Phật giáo phản ánh nhiều giáo lý nhà Phật. Từ thị giác, khứu giác, thính giác và cảm nhận,
Phật tử thuận theo tự nhiên, tô vẽ tự nhiên, làm thăng hoa tự nhiên khiến cho cảm giác sinh
mạng cùng hài hòa với môi trường (Ngụy Đức Tông, 2010. Thực tiễn về sinh thái của Phật
giáo. Tập san Pháp Luân 68. pluanonline). Qua đó môi trường được tôn trọng
và giữ gìn.

Hình 4. Rừng thiền tại Tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Có thể xây dựng những chùa viện “sinh thái” tại những nơi có mặt bằng thuận lợi. Ngoài cây
cảnh, cây ăn quả, cần trồng thêm một vài cây rừng hợp với thổ nhưỡng bản địa. Chùa viện
cũng có thể nhận và bảo vệ rừng quanh chùa viện theo quy định của Nhà nước. Nếu điều kiện
cho phép nên kiến lập mô hình “tĩnh tâm viên” hay “rừng thiền” như ở Thái Lan hay
Mianmar… các chùa, viện cũng cần nhập thế hơn khi tích cực chủ độn tham gia chia sẻ trách
nhiệm trồng rừng và bảo vệ rừng. Nhà chùa khuyến khích và vận động quần chúng “trồng
cây phước đức” hay “trồng cây trí tuệ” thay cho tục “hái lộc”, “bẻ lộc” vốn đã lạc hậu (Thích
trí Quảng - Phật giáo với môi trường sinh thái. http://www. sangdaotrongdoi.vn)
Tổ chức sáng tác những bài kệ có nội dung bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Kệ là thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lý Phật pháp, được viết bằng văn vần. Nhiều
bài kệ có giá trị văn chương như các thi phẩm. Có thể tổ chức sáng tác và phổ biến kệ như là
những thông điệp môi trường. Qua kệ các vấn đề bảo vệ môi trường rất dễ đi vào lòng người.
(Nguyễn Đình Hòe, Lê Đức Chương, Đặng Đình Long - Truyền thông Môi trường cho
cộng đồng Phật tử Việt Nam, Nxb Tôn giáo (2012))
Tiến hành truyền thông môi trường qua các cuộc thi và trưng bày Thiền họa thư pháp
“Thiền họa thư pháp” còn được người Trung Quốc, Nhật gọi là thư đạo (shudo), là
một trong nhiều lĩnh vực của Zen trong đời thường cùng với trà đạo, kiếm đạo và nhu đạo
(judo)… đây là phương pháp tu tập thiền qua sáng tác các bức tranh chữ, trong đó nghệ sĩ gửi
gắm tâm hồn qua mỗi con chữ.
Tại Huế, chùa Huyền Không nhiều năm qua đã tổ chức sáng tác và Thiền họa thư pháp ngay
trong khuôn viên nhà chùa, gây tác động tích cực với Phật tử và du khách. Thiền việc Trúc

lâm Đà Lạt cũng sáng tác các bức thiền họa thư pháp để bán cho du khách, qua đó tuyên
truyền về giáo lý đạo Phật. Nếu lựa chọn nội dung môi trường trong sáng tác thư pháp thì
Thiền họa thư pháp chính là một phương pháp truyền thông hiệu quả. (Nguyễn Đình Hòe, Lê
Đức Chương, Đặng Đình Long - Truyền thông Môi trường cho cộng đồng Phật tử Việt
Nam, Nxb Tôn giáo (2012))
Đưa nội dung truyền thông môi trường vào chương trình hoạt động của tổ chức
thanh thiếu niên Phật tử
Hiện nay đa số các chùa đều có câu lạc bộ thanh thiếu niên Phật tử. Nhà chùa cũng thường
xuyên tổ chức các khóa tu ngắn hạn cho thanh thiếu niên Phật tử. Do vậy cần đưa các nội
dung bảo vệ môi trường vào sinh hoạt của các tổ chức thanh thiếu niên Phật tử. (Nguyễn
Đình Hòe, Lê Đức Chương, Đặng Đình Long - Truyền thông Môi trường cho cộng đồng
Phật tử Việt Nam, Nxb Tôn giáo (2012))
3.5. Phƣơng pháp đánh giá một chƣơng trình truyền thông môi trƣờng.
Mục tiêu của chương trình truyền thông môi trường là cung cấp những kiến thức, thông tin về
môi trường nhằm thay đổi hành vi của đối tượng được truyền thông, hướng những hoạt động
của họ trở nên thân thiện với môi trường. Do vậy để đánh giá hiệu quả của chương trình
truyền thông môi trường cho cộng đồng phật tử ta phải đánh gia từng phần, từng nội dung
công việc thực hiện và cuối cùng là đánh giá tổng thể.
Trong chương trình truyền thông môi trường sau khi người truyền thông nói ta phải đánh giá
có bao nhiêu người được truyền thông nghe?
Khi đã xác định được số người được truyền thông nghe ta phải xác định có bao nhiêu người
được truyền thông hiểu?
Khi đã xác định được số người được truyền thông hiểu ta phải xác định có bao nhiêu người
được truyền thông chấp nhận?
Khi đã xác định được số người được truyền thông chấp nhận ta phải xác định có bao nhiêu
người được truyền thông làm theo?
Khi đã xác định được số người được truyền thông làm theo ta phải xác định có bao nhiêu
người được truyền thông duy trì?
Như vậy khi đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông môi trường cho cộng đồng phật
giáo ta không chỉ thống kê đã tổ chức được bao nhiêu buổi giảng đạo về môi trường, bao

nhiêu lớp tập huấn, bao nhiêu lễ phát động ra quân bảo vệ môi trường… mà ta phải thống kê
được sau những chương trình đó có bao nhiêu người làm theo và duy trì những hoạt động bảo
vệ môi trường. Ví dụ: Sau buổi giảng đạo của Trụ trì với cộng đồng Phật tử địa phương chủ
đề “Vai trò của cây xanh trong bảo vệ môi trường” ta phải thống kê và đánh được có bao
nhiêu người tham gia nghe giảng hôm ấy khi về gia đình đã trồng và chăm sóc cây xanh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
1. Môi trường là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và hệ
thống Phật giáo nói riêng. BVMT không chỉ là công việc của các nhà hoạch định chính sách
hay các nhà khoa học mà là công việc của toàn dân, của tất cả các tổ chức xã hội, trong đó có
Phật giáo. Trong vấn đề này, các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là một trong những
lực lượng tiên phong trong việc vận động đồng bào tham gia các hoạt động BVMT là một thực
tế không thể phủ nhận.
2. Nếu như bảo vệ môi trường đối với xã hội dân sự được coi như một bổn phận và trách
nhiệm, một số quốc gia đã sử dụng công cụ luật pháp để điều chỉnh các hoạt động của người
dân hướng tới các mục tiêu BVMT, thì ở Việt Nam, Phật giáo đã đưa ra luận chứng các giáo
lý, giáo luận cho việc BVMT. Phật giáo đã xem bảo vệ môi trường là một phần giáo lý và
nghi lễ thờ tự.
3. Phật giáo là tôn giáo tiêu biểu trong công tác tuyên truyền về môi trường cho đông đảo
quần chúng nhân dân. Tuy mức độ, phương thức tham gia có lúc, có nơi còn khác nhau
nhưng đều vì mục tiêu chung phát huy truyền thống sống “Đồng hành cùng dân tộc”, kề vai
sát cánh cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói
chung và BVMT nói riêng.
4. Lực lượng cộng đồng Phật giáo ngày càng đông, mức độ quan tâm và sự tham gia của
đồng bào Phật giáo đối với các phong trào, các cuộc vận động bảo vệ môi trường ngày càng
lớn.
5. Hình thức tổ chức hoạt động truyền thông trong Phật giáo hiện nay tương đối phong phú,
nội dung tuyên truyền tương đối đa dạng. Tuy nhiên, các hoạt động thường được tiến hành
đột xuất, không mang tính định kỳ, chủ yếu theo sự kiện và chưa được định hướng theo kế

hoạch cụ thể. Trong tương lai, để tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng Phật giáo
Vĩnh Phức trong công tác BVMT cần nghiên cứu đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng địa
phương đề đề xuất các giải pháp thích hợp.
6. Nhiều nhà tu hành Phật giáo trên cả tỉnh hiện chưa có điều kiện tham gia các hoạt động
truyền thông môi trường. Để tiến tới phát huy nguồn lực từ phật giáo, các hoạt động, chương
trình truyền thông môi trường cần được nghiên cứu để phổ biến rộng rãi và đa dạng hóa các
hoạt động tập thể trong công tác BVMT.

2. Khuyến nghị
Nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác BVMT, trong thời gian tới, Sở Tài
nguyên và Môi trường và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban tôn giáo tỉnh các
cấp cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, hướng dẫn và giúp đỡ cho nhà tu hành và
các tổ chức của Phật giáo tiến hành triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng
với một số nhiệm vụ như sau:
- Lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường của Phật giáo vào các chương trình mục tiêu
của tỉnh, vừa phát huy các nguồn lực to lớn của phật giáo cho công tác bảo vệ môi trường,
vừa hỗ trợ các nguồn lực của nhà nước, của xã hội thông qua các chương trình, dự án, đề án
bảo vệ môi trường nhằm thực hiện tốt Chương trình "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường" .
- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi
trường đa dạng về hình thức thực hiện, phong phú về nội dung triển khai và phù hợp với giáo
lý, giáo luật Phật giáo nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và tinh thần trách nhiệm của
cộng đồng Phật tử trong công tác BVMT.
- Tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác phật giáo để sự phối hợp
giữa các cấp, các ngành thực sự chặt chẽ và hiệu quả trong quá trình tiến tới huy động sự
tham gia của cộng đồng phật tử đối với BVMT.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội của các nhà tu hành và phật tử về môi trường gắn
liền với xây dựng đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử phù hợp của người dân đối với môi
trường.




References
1. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội.
2. Ban tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Báo cáo tổng kết tình hình tôn giáo, công tác quản lý
nhà nước về tôn giáo năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012.
3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2003), Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020, NXB Chính trị Quốc gia
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2011), Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, Hà Nội.
5. Cục Bảo vệ Môi trường(2003), Sổ tay hướng dẫn thực hiện chiến dịch truyền thông môi
trường, Hà Nội
6. Giáo hội Phật giáo Nhất Tông đời Trần - Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thích Phước Đạt.
ipedia
7. Quan điểm của Phật giáo về thái độ sống bảo vệ môi sinh, Thích Phước Đạt.
ttuvietnam
8. Đạo Phật và Môi trường, Thích Nhuận Đạt (2010). Bản dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh.
9. Nhiều tác giả, (1999). Mười tôn giáo lớn trên thế giới
10. Nguyễn Đình Hòe, Lê Đức Chương, Đặng Đình Long,(2012) Truyền thông Môi trường
cho cộng đồng Phật tử Việt Nam, Nxb Tôn giáo
11. Đạo đức Phật giáo và vấn đề môi trường, Thích Nguyên Hiệp. Tập san Pháp Luân
68,5/2010.
12. Phật giáo với môi trường sinh thái, Thích Trí Quảng.
13. Phật giáo và môi trường, Thích Tâm Pháp.
14. Phật giáo Việt Nam. ipedia
15. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng
môi trường tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.
16. Lời Phật dạy, Thích Thiện Siêu (2000). Bản dịch, Nxb Tôn giáo.
17. Trường nghiệp vụ quản lý, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường(1999), Truyền thông
môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
18. Phật giáo và đời sống - văn hóa và giáo dục, Thích Thiện Tông (2010). Hội thảo hoàng

pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang.
19. Thiểu dục tri túc – một cách sống hạnh phúc, Hoàng Nguyên, 2010. Tập san pháp luân số
08.









×