Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 120 trang )

Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Khoa Khai Thác - Hàng hải, trường Đại học Thủy sản
từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm của nhà trường, của Khoa Khai Thác - Hàng
hải, các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ, tôi đã trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản
về chuyên ngành An toàn hàng hải. Vừa qua tôi được giới thiệu và thực tập đồ án tốt
nghiệp về “Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến
Đà Nẵng”.
Trong quá trình thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Trần Đức
Lượng, các chuyên viên cảng vụ Nha Trang, thuyền trưởng tàu PHẢ LẠI, tàu
BAIKAL 01 và thuyền phó tàu PHÚ AN 28, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của anh Lê
Văn Bảy - thanh tra viên, chuyên viên pháp chế An toàn hàng hải của cảng vụ Nha
Trang, tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp này đúng thời gian quy định.
Nhân đây tôi xin gửi lời cám ơn chân tình và lời chúc sức khoẻ đến lãnh đạo nhà
trường, các thầy cô giáo trong Khoa, các anh chị ở cảng vụ Nha Trang và các bạn đã
giúp đỡ trong thời gian thực tập vừa qua.
Sau khi kết hợp kiến thức đã học ở trường cùng với sự hỗ trợ kiến thức thực tế
từ bên ngoài, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp này đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế mà kho tàng kiến thức thì vô hạn nên
trong quá trình thực hiện không thể không có sai sót, tất mong được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô, anh chị và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

Nha Trang, tháng 11 năm 2005
Sinh viên thực hiện

Trương Hoàng Thái
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



























PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 3
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1

Danh mục các chữ viết tắt 7
Lời mở đầu 8

PHẦN I
TỔNG QUAN VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ
NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN

I. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN 15
1. Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực từ Nha Trang đến Mũi Đại Lãnh 15
2. Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực từ Mũi Đại Lãnh đến Quy Nhơn 17
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN 21
1. Địa hình 21
2. Dấu hiệu chính 21

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ
QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG

I. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN 22
1. Nhiệt độ 22
2. Mưa 23
3. Độ ẩm, mây, nắng 24
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 4
4. Gió 25
5. Dòng chảy 24
6. Chế độ thủy triều 25
7. Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác 25

II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÙNG BIỂN TỪ QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG 26
1. Địa hình 26
2. Khu vực nhận chìm chất thải 26
3. Khu vực hạn chế 26
4. Dấu hiệu chính 27
5. Chú ý 27

PHẦN II
HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG I: HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ
NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN

I. KHÁI QUÁT CHUNG 29
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH 29
III. HƯỚNG DẪN HÀNH TRÌNH 32
IV. HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI KHÁC 34
1. Vịnh Nha Trang 35
2. Cảng Nha Trang 36
3. Cửa Bé 42
4. Vịnh Bình Cang (Baie Binh Cang) 42
5. Vịnh Vân Phong (Baie Vang Phong) 43
6. Vịnh Bến Gội 47
7. Lạch Cửa Bé 48
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 5
8. Đại Lãnh 50
9. Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) 50
10. Vũng Rô 51
11. Cửa Đà Giang 51

12. Lao Chùa 52
13. Phú Sơn 52
14. Vũng Xuân Đài 53
15. Vũng Chào 55
16. Vũng Ma Ô và Vũng Trích 56
17. Vũng Cù Mông 56
18. Vũng Mú 57
19. Cù Lao Xanh 58
20. Hòn Đất 58
21. Vũng Quy Nhơn 58
22. Cảng Quy Nhơn 59

CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI TỪ
QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG 64
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO HÀNH TRÌNH 64
III. HƯỚNG DẪN HÀNH TRÌNH 67
IV. HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI KHÁC 69
1. Hưng Lương 69
2. Đầm Nước Ngọt và Hòn Nước (Iles Nuoc) 70
3. Sông Lai Giang 71
4. Sông Tam Quan 71
5. Cù Lao Ré 71
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 6
6. Khu vực phía Tây Bắc Mũi Ba Làng An 72
7. Cù Lao Chàm 73
8. Sông Cửa Đại 74
9. Cảng dầu Mỹ Khê 75

10. Vũng Đà Nẵng 76
11. Cảng Đà Nẵng 78
12. Cảng Tiên Sa 83


PHẦN III
MỐT SỐ HÀNH TRÌNH CỤ THỂ TRONG THỰC TẾ
I. TUYẾN HÀNH TRÌNH CỦA TÀU PHẢ LẠI 87
1. Giới thiệu chung về tàu PHẢ LẠI 87
2. Một sô công tác chuẩn bị cho hành trình 88
3. Tuyến đường hành trình 88
II. TUYẾN HÀNH TRÌNH CỦA TÀU BAIKAL 01 90
1. Giới thiệu chung về tàu BAIKAL 01 90
2. Một sô công tác chuẩn bị cho hành trình 92
3. Tuyến đường hành trình 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 97
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
GRT Gross Registered Tonnage Dung tải đăng ký toàn phần
NRT Net Registered Tonnage Dung tải tịnh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 7
M/V Motor Vessel Tàu thuyền máy
P/S Pilot Station Trạm hoa tiêu
P Position Vị trí
E East Hướng Đông
W West Hướng Tây
S South Hướng Nam

N North Hướng Bắc
Loa Length Over All Chiều dài tối đa
B Breadth Chiều rộng
NM Nautical mile Hải lý
ETA Estimated Time of Arrival Thời gian dự kiến đến cảng
IALA
International Association of
Lighthouse Authorities
Hiệp hội hải đăng quốc tế
ft foot Fít
fm fathom Sải
DWT Dead Weight Trọng tải toàn phần
LỜI NÓI ĐẦU

™&˜


Ngày nay do sự ảnh hưởng của xu thế quốc tế hoá đã buộc các nước phải hợp
tác với nhau, tiến lại gần nhau hơn để cùng phát triển. Trong đó giao thông vận tải đã
đáp ứng nhu cầu này, sự phát triển vượt bậc của ngành giao thông vận tải đã rút ngắn
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 8
đáng kể khoảng cách giữa các quốc gia, các lục địa trên thế giới. Giao thông vận tải đã
và đang trở thành một trong những mắt xích quan trọng liên kết các vùng, các khu vực
kinh tế, các nước trên thế giới. Sự đa dạng của các hình thức giao thông vận tải gồm
các hình thức sau: Giao thông hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển đã làm
gia tăng đáng kể khối lượng hàng hoá và hành khách vận chuyển. Trong đó giao thông
đường biển là một ngành đặc biệt phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành khác nhau. Cũng như các ngành vận tải khác giao thông đường biển là cầu nối
nơi giao lưu giữa các khu vưc trên thế giới, do mang tính kinh tế khá cao, khối lượng

hàng hoá vận chuyển hơn hẳn các ngành giao thông khác, cho đên nay ngành vận tải
biển đã phát triển rất mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập kinh tế
thế giới.
Nhận thấy sự cần thiết không chỉ cho lĩnh vực hàng hải mà còn cho ngành thủy
sản, sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Thủy Sản tôi đã được
Khoa Khai Thác - Hàng Hải phân công thực hiện đồ án “Hướng dẫn hàng hải cho tàu
thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng” từ ngày 2/8/2005 đến ngày
12/11/2005. Đồ án gồm các nội dung sau sẽ được thể hiện cụ thể và chi tiết trong cuốn
đề tài này.
I. Tổng quan về vùng biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng.
II. Hướng dẫn hàng hải từ Nha Trang đến Đà Nẵng.
III. Một số hành trình cụ thể trong thực tế.
IV. Kết luận và đề xuất.
Kết quả nghiên cứu của đồ án có tác dụng như một tài liệu hỗ trợ cho việc
hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền hoạt động ven biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng.

Vì là lần đầu tiên thực hiện đồ án và cũng do kiến thức còn hạn chế nên trong
quá trình thức hiện chắc chắn sẽ có sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy cô và các
bạn để ngày càng hoàn thiện hơn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 9
Xin chân thành cảm ơn.

Nha Trang, tháng 11 năm 2005
Sinh viên thực hiện

Trương Hoàng Thái












PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 10

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ
NHA TRANG ĐẾN ĐÀ NẴNG







PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 11


Hình 1: Vùng biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 12
MỞ ĐẦU



Vùng biển từ Nha Trang đến Đà Nẵng trải dài trên 4 vĩ độ từ 12
0
12’N (Vịnh
Nha Trang) đến 16
0
10’N ( Vũng Đà Nẵng) đi qua 6 tỉnh là Khánh Hoà, Phú Yên, Bình
Định, Quãng Ngãi, Quãng Nam và Đà Nẵng với khoảng cách khoảng 500km tính theo
đường bộ và 270 hải lý tính theo đường biển. Do vị trí địa lý nằm ở miền Trung Việt
Nam phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế, phía Đông giáp biển, phía Nam giáp Ninh Thuận
và phía Tây là dãy Trường Sơn. Do vị trí địa lý khá đặc biệt đã tạo nên những nét đặc
trưng riêng cho khu vực này không chỉ về địa hình mà còn về điều kiện khí hậu thủy văn.
Đây là khu vực có thềm lục địa hẹp nhất Việt Nam, dốc và sâu, có nơi chỉ cách
bờ có vài hải lý độ sâu có thể lên tới vài trăm mét thậm chí còn sâu hơn nữa cụ thể là
khu vực dưới 50m chỉ chiếm diện tích 10700 Km
2
trong khi đó khu vực trên 50m lại có
diện tích là 45400Km
2
. Thềm lục địa ở đây là những bậc thang với độ sâu khác nhau
như bậc thang từ 0 - 50m, 50 - 100m và trên 100m . Đường bờ từ Nha Trang đến Đà
Nẵng chạy theo hướng Tây Bắc (từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng) và hướng Bắc - Nam (từ
Quy Nhơn đến Nha Trang) và bị xen lẫn bởi các vũng nhỏ và núi đá, nằm sát bờ là hệ
thống đường đẳng sâu chủ yếu là đường đẳng sâu 50m.
Ngoài ra ở khu vực này cũng tồn tại nhiều trũng nước sâu trong đó đáng chú ý là
2 trũng Hoàng Sa rộng trên 100Km sâu khoảng 3500m và trũng ngoài khơi Đà Nẵng
sâu từ 2000 đến 2500m.
Nằm rải rác ven bờ là nhiều vũng, vịnh có thể kể đến Vịnh Nha Trang, Vịnh
Bình Cang, Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hoà, Vũng Rô, Vũng Xuân Đài, Vũng

Chào thuộc tỉnh Phú Yên, Vũng Cù Mông, Vũng Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định và
Vũng Đà Nẵng thuộc tỉnh Đà Nẵng. Bên cạnh đó là hệ thống đảo lớn, nhỏ và một số vị
trí đáng chú ý khác thường được tàu thuyền làm mục tiêu trong quá trình hàng hải, có
thể kể đến Mũi Đại Lãnh (Cap Varella) thuộc tỉnh Khánh Hoà, Mũi Sa Huỳnh (Cap Sa
Hoi) thuộc tỉnh Bình Định, Cù Lao Xanh, Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quãng Ngãi và Mũi
Đà Nẵng thuộc tỉnh Đà Nẵng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 13
Do đăc điểm địa hình như trên nên ngành giao thông vận tải ở khu vực tư Nha
Trang đến Đà Nẵng phát triển khá mạnh đặc biệt là giao thông đường biển, nằm dọc
ven biển là các cảng biển quan trọng có thể phục vụ không chỉ cho giao thông đường
biển trong nước mà còn cho cả nước ngoài có thể kể đến cảng Nha Trang, cảng nước
sâu Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hoà, cảng Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Đình,
cảng Đà Nẵng và cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng. Trong đó đáng chú ý là cảng nước sâu Vịnh
Vân Phong sẽ được đầu tư phát triển trong tương lai gần thành cảng trung chuyển dầu
quốc tế, điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển giao thông đường biển mà còn thúc
đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Mặc dù khu vực từ Nha Trang đến Đà Nẵng thuộc miền Trung Việt Nam nhưng
điều kiện khí hậu lại khác nhau hoàn toàn đó là khu vực Nha Trang mang đặc điểm khí
hậu thủy văn của vùng Nam Trung Bộ, khu vưc từ Phú Yên đến Bình Định mang đặc
điểm khí hậu vùng Trung Trung Bộ và khu vực từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng lại mang
đặc điểm khí hậu vùng Bắc Trung Bộ.
Về chế độ thủy triều cũng có sự khác nhau đáng kể, khu vực từ Nha Trang đến
Bình Định là nhật triều không đều còn từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng là bán nhật triều
không đều mặc dù cách Bình Đình chỉ vài chục hải lý.
Dòng chảy ở khu cực này khá mạnh đặc biệt là dòng chảy từ Nha Trang đến Đà
Nẵng và ở xung quanh Cù Lao Chàm, vận tốc có thể lên tới 3 hải lý/h. Một điều đáng
lưu ý là dòng chảy thường biến động theo chế độ thủy triều trong ngày và thường chảy
dọc theo bờ biển.
Nằm dọc ven bờ là hệ thống các đài thông tin duyên hải (Coast Station) góp

phần quan trọng cho việc hàng hải ven bờ. Từ Nha Trang đến Đà Nẵng có các đài
duyên hải chính là Nha Trang radio, Quy Nhơn radio, Đà Nẵng radio, ngoài ra còn có
một số trạm nhỏ khác góp phần đảm bảo thông tin trong khu vực. Ở Đà Nẵng có trung
tâm tìm kiếm cứu hộ cũng góp phần vào việc đảm bảo an toàn cho tàu thuyền khi hàng hải.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 14

Từ những ý trên cho thấy điều kiện khí hậu thủy văn cũng như đặc điểm địa
hình của khu vực từ Nha Trang đến Bình Định khác với khu vực từ Quãng Ngãi đến
Đà Nẵng và mỗi vùng đều mang những đặc điểm riêng. Do vậy phần tổng quan về
vùng biển cũng như hướng dẫn hàng hải từ Nha Trang đến Đà Nẵng tôi chia thành hai
phần, bao gồm:
Khu vực từ Nha Trang đến Quy Nhơn.
Khu vực từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng.
















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 15
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN


I. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU, THỦY VĂN:
1. Đặc điểm khí hậu, thủy văn khu vực từ Nha Trang đến Mũi Đại Lãnh :
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình là 26
0
, tổng nhiệt độ toàn năm là khoảng 9600
0
- 9700
0
. Ba
tháng giữa mùa Đông tương đối mát khoảng 23
0
- 25
0
, trong những tháng này nhiệt độ
thấp nhất cũng không dưới 20
0
. Vào mùa hạ có 4 tháng nhiệt độ trung bình lớn hơn 25
0

và cao nhất trung bình cao hơn 33
0
. Tháng nóng nhất là tháng 5 và tháng 6 nhiết độ

trung bình xấp xỉ 28
0
. Dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm là 7
0
- 8
0
trong những tháng
mùa hạ và 8
0
- 9
0
vào những tháng mùa đông.
b. Mưa:
Lượng mưa ít hơn so với các vùng phía Bắc, ở Khánh Hoà lượng mưa trung
bình hàng năm là 1300 - 1500mm, số ngày mưa cũng rất ít khoảng 50 - 70 ngày.
Có 4 tháng trong năm lượng mưa trung bình vượt quá 100mm, từ tháng 9 đến
tháng 12. Cũng như ở các vùng phía Bắc, mưa tập trung chủ yếu ở hai tháng, tháng 10
và tháng 12 với lượng mưa xấp xỉ như nhau, tuỳ nơi và tuỳ tháng mà tháng này hơn tháng kia.
Trường hợp mưa lớn cũng rất ít chỉ khoảng 4 đến 5 ngày trên 50mm trong mùa mưa
và 1 đến 2 ngày trên 100mm. Tuy nhiên trong những ngày cực đại thì có thể lên tới 300mm.
Thời kỳ ít mưa kéo dài 8 đến 9 tháng, từ tháng 12 đến hết tháng 8, trong đó có 4
tháng ít mưa nhất là từ tháng 1 đến tháng 4, vào những tháng này lượng mưa chỉ
khoảng 20 đến 40mm.
c. Độ ẩm, mây, nắng:
Độ ẩm: Độ ẩm khá thấp, trung bình năm vào khoản 80%, thời kỳ tương đối ẩm
là 3 tháng mưa, từ tháng 9 đến tháng 12 độ ẩm trung bình lên tới 82 - 85%. Thời kỳ
khô nhất là từ tháng 1 đến tháng 3, độ ẩm trung bình chỉ khoảng 75 - 78%.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 16
Mây: Tương đối ít mây, thời kỳ nhiều mây nhất là những tháng mùa mưa và

thời kỳ ít mây là từ tháng 2 đến tháng 4.
Nắng: Khu vực Nam Trung Bộ là khu vực có nhiều nắng nhất, số giờ nắng hàng
năm lên tới 2300-2400 giờ.
d. Gió:
Hướng gió thịnh hành vào mùa đông là Đông Bắc và Bắc. Tần suất hai hướng
trong tháng 1 là 70 - 80% số lần quan sát. Còn mùa hạ, hướng thịnh hành là Đông
Nam với tần suất tổng cộng trong tháng 7 đạt tới 80 - 90% số lần quan sát.
Tốc độ gió trung bình trong đất liền khoảng 2m/s, ở ven biển là 2,5 - 3,5m/s.
Gió mạnh nhất thường quan sát thấy khi có bão, có thể đạt tới 30 - 35m/s.
e. Dòng chảy:
Dòng chảy ở khu vực này cũng mang đặc điểm của dòng chảy thuộc khu vực
miền Trung, thường chảy theo một hướng, khi thủy triều cao thì chảy theo hướng Bắc
và lúc thuỷ triều thấp thì chảy theo hướng Nam. Tuy nhiên có một điểm khác ở khu
vực này là dòng chảy mạnh khác với các khu vực khác ở miền Trung là khá yếu. Trong
suốt mùa gió Đông Bắc tốc độ dòng chảy là lớn nhất khoảng 2 đến 3 hải lý/h còn trong
mùa gió Tây Nam tốc độ khoảng 2 đến 2,5 hải lý/h. Dòng chảy ở khu vực vực này
thường chảy song song với bờ.
f. Chế độ thuỷ triều:
Thủy triều vùng biển Nha Trang ít nhiều mang đặc trưng thủy triều khu vực
Nam Trung Bộ khá phức tạp, bao gồm nhiều chế độ thủy triều khác nhau. Chế độ thủy
triều chủ yếu là nhật triều không đều, ở hai đoạn phía Băc và phía Nam mang tính chất
Nhật triều yếu dần.
Tại vùng biển Nha Trang hàng tháng số ngày nhất triều chiếm khoảng 18 đến 22
ngày, vào các kỳ nước kém thường có thêm một số con nước nhỏ hàng ngày. Khu vực
chuyển tiếp phía Bắc và phía Nam số ngày nhật triều ít hơn một chút khoảng 10 đến 15
ngày trong một tháng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 17
Thời gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút.
Độ lớn triều khoảng 1,5 đến 2m. Trong thời kỳ nước cường nói chung biên độ

triều ít thay đổi.
Giữa thời kỳ nước kém và thời kỳ nước cường biên độ triều thay đổi không
đáng kể. Trong thời kỳ nước triều kém chỉ lên xuống khoảng 0,5m.
g. Một vài hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác:
Bão: Tương đối ít bão so với các vùng ven biển ở miền Trung và mùa bão cũng
đến muộn hơn. Tháng nhiều bão nhất là tháng 9 và tháng 10. Gió bão vẫn mạnh ở ven
biển, tốc độ cực đại là 30 - 35m/s và yếu đi khi đi vào đất liền. Mưa bão cũng khá lớn
song không dữ dội bẵng các vùng ở phía Bắc.
Dông: Tương đối ít dông, hàng năm trung bình có từ 40 - 50 ngày có dông.
Trong mùa dông, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mỗi tháng quan sát được chừng 8 - 10
ngày, các tháng khác mỗi tháng có từ 5 - 6 ngày.
2. Đặc điểm khí hậu thủy văn từ Mũi Đại Lãnh đến Quy Nhơn:
Mùa đông ở đây ít lạnh hơn so với các vùng ở phía Bắc vì thông thường từ phía
Nam dèo Hải Vân không khí cực đới đã hoàn toàn biến tính, độ chênh lệch nhiệt độ
mùa Đông với vùng biển từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng là 2 đến 3
0
C.
Có thể nói từ vùng này đã không còn mùa đông lạnh nữa. Nhiệt độ trung bình
tháng lạnh nhất cũng không dưới 22
0
C. Chênh lệch giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng
nhất chỉ vào khoảng 6 - 7
0
C.
Lượng mưa cũng như độ ẩm chỉ thuộc loại trung bình, lượng mưa hàng năm chỉ
khoảng 1600 - 1700mm ở đồng bằng và 2000mm ở vùng núi cao, độ ẩm chỉ trên dưới 80%.
Khí hậu vùng Trung Trung Bộ có nhiều biến động. Những đợt gió mùa Đông Bắc
cực mạnh có thể tràn tới khu vực này đem lại những sự hạ thấp nhiệt độ đáng kể. bão
thường đổ bộ vào bờ biển vùng này vào những tháng 9, 10, 11 gây thiệt hại lớn vì gió
mạnh và mưa lũ. Gió Tây khô nóng cũng hoạt động khá mạnh trong nữa đầu mùa hạ

đem lại nhiệt độ cao nhất có thể trên dưới 40
0
C và độ ẩm thấp nhất chỉ khoảng 20 - 30%.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 18
Sau đây là là một số nét đặc trưng của khí hậu vùng Trung Trung Bộ:
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26 - 26,5
0
C. Tổng nhiệt độ toàn năm vào
khoảng 9500 - 9700
0
C.
Trong 3 tháng giữa mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình ở khu vực
phía Bắc vào khoảng 21 - 22
0
C, tối thấp trung bình vào khoảng 19 - 20
0
C. Còn ở khu
vực phía Nam các giá trị đó là 23 - 24
0
C và tối thấp trung bình là 20 - 21
0
C.
Mùa hạ, trên toàn vùng có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28
0
C, tối cao
trung bình vượt quá 34
0
C và tối thấp trung bình vượt quá 33

0
C. Tháng nóng nhất là
tháng 6 và tháng 7, có nhiệt độ trung bình vào khoảng 29 - 30
0
C và tối cao trung bình
là 34 - 35
0
C.
Biên độ dao động hàng ngày trung bình vào khoảng 6 - 8
0
C. Thời kỳ nhiệt độ
dao động nhanh nhất, biên độ ngày trung bình đạt tới 8 - 10
0
C. Thời kỳ nhiệt độ ít nhất
là những tháng giữa mùa đông biên độ chỉ khoảng 4 - 6
0
C.
b. Mưa:
So với khu vực từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi thì khu vực từ Bình Định đến Phú
Yên có lượng mưa ít hơn hẳn. Trung bình năm chỉ vào khoảng 1600 - 1700mm ở đồng
bằng và 2000mm ở thượng du.
Số ngày mưa cũng tương đối ít khoảng 110 - 130 ngày trong 1 năm.
Thời kỳ lượng mưa trung bình tháng vượt qua 100mm chỉ gồm 4 tháng từ tháng
9 đến tháng 12. Mưa ở đây chỉ tập trung vào 2 tháng là tháng 10 và tháng 11, trung
bình mỗi tháng khoảng hơn 400 - 500mm. Đa số các nơi lượng mưa ở tháng 11 hơn
tháng 10 đôi chút, khoảng 50mm. Hai tháng 9 và tháng 12, mỗi tháng trung bình có 15
đến 18 ngày mưa. Trường hợp mưa lớn ít gặp, cả mùa mưa chỉ có khoảng 5 đến 7 ngày
mưa trên 50mm, có khoảng 3 đến 4 ngày mưa trên 100mm và cũng thường xảy ra
trong hai tháng 10 và 11. Lượng mưa ngày cực đại tuyệt đối trong thời gian quan sát có
thể đạt tới 200mm.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 19
Thời kỳ ít mưa kéo dài 8 tháng từ tháng 1 đến tháng 8. Lượng mưa trung bình
mỗi tháng chỉ vào khoảng 50 - 60mm và dưới nữa, có khoảng 4 đến 5 ngày mưa.
Tháng ít mưa nhất là tháng 3, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 15 - 30mm và số ngày
mưa là 2 đến 3 ngày. Đáng chú ý là trong thời gian ít mưa, có xuất hiện một cực đại
phụ vào tháng 5 với lượng mưa trung bình đạt tới 100mm.
Chế độ mưa ở đây cũng biến động mạnh từ năm này qua năm khác. Lượng mưa
từng năm cụ thể có khi chênh lệch với giá trị trung bình nhiều năm tới ± 500 -
1000mm và lượng mưa các tháng 10 và 11 chênh lệch trung bình ± 400 - 500mm. Có
năm lượng mưa toàn năm vượt quá 2500 - 3000mm nhưng cũng có năm lượng mưa thu
được không quá 1000mm và trong tháng 10 hay tháng 11 lượng mưa trung bình trên
1000mm thậm chí dến 1500mm, trái lại cũng có năm chỉ thu được 100 - 150mm.
c. Độ ẩm , mây, nắng:
Độ ẩm:
Độ ẩm khá thấp, trung bình năm trên dưới 80%.
Hàng năm chỉ có 2 đến 3 tháng đầu mùa đông là tương đối ẩm, với độ ẩm trung
bình vượt quá 85%. Tháng ẩm nhất là tháng 11 có độ ẩm là 86 - 87%.
Nửa cuối mùa đông, độ ẩm giảm xuống mức 80 - 83% và suốt mùa hạ độ ẩm
trung bình không vượt quá 80%. Khô nhất là tháng 7 nhiều nơi độ ẩm trung bình tháng
này xuống dưới 70%.
Mây:
Thời kỳ nhiều mây là từ tháng 10 đến tháng 1, hai tháng nhiều mây nhất là tháng 11 và 12.
Thời kỳ ít mây là từ tháng 2 đến tháng 8, những tháng ít mây nhất là tháng 3, 4, 5.
Nắng:
Nắng ở khu vực này khá nhiều khoảng 1800 - 2000 giờ .
Hằng năm có tới 6 tháng nắng, từ tháng 3 đến tháng 8 khoảng hơn 200 giờ
Tháng nhiều nắng nhất là tháng 5 quan sát đựoc trên 240 giờ ở khu vực phía Nam.
Thời kỳ ít nắng nhất là 3 tháng 11, 12 và tháng 1 khoảng trên dưới 100 giờ.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Trang 20
d. Gió:
Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là các hướng thuộc góc phần tư Bắc là
Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Cộng lại chiếm một tần suất lớn tuyệt đối 80 - 90%. Về
mùa hạ hướng thịnh hành là Tây và Tây Nam chiếm trên 50% tần suất quan sát.
Tốc độ gió trung bình và khoảng 2 - 2,5m/s.
Những tốc độ gió mạnh nhất xảy ra trong bão, có thể đạt tới 34 - 40m/s.
e. Dòng triều:
Tại khu vực này xuất hiện dòng chảy mạnh theo hướng Nam xuất phát từ Cùa
Lao Chàm và chia ra làm 2, một trong số chúng chảy đến Mũi Lưới Cày và khoảng 12
hải lý nó chuyển sang hướng Tây và sau đó là hướng Bắc dọc theo Hòn Đất với vận tốc
nhỏ hơn.
Gần Cù lao Hòn Khô (13
0
46’N, 109
0
18’E) dòng triều chảy theo hư
ớng Tây lúc
nước lớn và song song với đất liền với tốc độ trung bình là 1 hải lý/h.
f. Chế độ thủy triều:
Chế độ thủy triều ở vùng biển Quy Nhơn là nhật triều không đều. Hàng tháng số
ngày nhật triều chiếm khoảng 18 đến 13 ngày.
Thời gian triều dâng lâu hơn thời gian triều rút.
Mực nước ròng thấp nhất là 0,2m, mực nước ròng cao nhất là 1,3m. Còn đối với
nước lớn thì mực nước cao nhất là 2,3m và mực nước thấp nhất là 1,3m.
Nhìn chung biên độ giữa mực nước ròng và mực nước lớn biến động không lớn.
g. Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý:
Bão: Mùa bão ở vùng Trung Trung Bộ là từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó
tháng 10 là tháng nhiều bão nhất, rồi đến tháng 9 và tháng 11. Trong tháng 12 còn có
khả năng chịu ảnh hưởng của những cơn bão đổ bộ vào bờ.

Dông: Hàng năm trung bình quan sát được 50 - 80 ngày có dông.
Mùa dông trùng với mùa gió mùa mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10. Trong mùa
đông có tới hai thời kỳ nhiều dông vào đầu mùa (tháng 5) và cuối mùa (tháng 9), xen
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 21
giưa là vài tháng tương đối ít dông. Trong những tháng nhiều dông, mỗi tháng có tới
10 -15 ngày có dông và các tháng khác có khoảng 5 - 8 ngày.

II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÙNG BIỂN TỪ NHA TRANG ĐẾN QUY NHƠN:
1. Địa hình:
Vùng ven biển phần phía nam của vùng này bị khuyết sâu và bởi những vịnh,
trong khi đó ở phần phía Bắc những vịnh ở ven bờ lại khá nông. Khu vực phía sau ven
bờ là đồi núi. Đảo ở nằm dọc bờ hầu hết là ở gần bờ và nhỏ.
Một điều đáng chú ý nằm dọc ven biển khu vực này có khá nhiều chướng ngại
vật và bãi ngầm nguy hiểm, bên cạnh đó là một số vị trí đáng chú ý mà tàu thuyền có
thể dùng làm mục tiêu trong quá trình hàng hải như Mũi Đại Lãnh (Khánh Hoà), Mũi
Gành Đèn, Mũi Yến (Bình Đình) ngoài ra khu vực này cũng có khá nhiều vũng vịnh
lớn nhỏ mà tàu thuyền có thể neo đậu hoặc trú ẩn và đặc biệt là có các cảng lớn là cảng
Nha Trang, cảng nước sâu Vịnh Vân Phong và cảng Quy Nhơn.
2. Dấu hiệu chính:
a. Dấu hiệu trên bờ:
Chạy dọc theo dãy núi có những vât chuẩn đáng chú ý sau:
- Mũi Đại Lãnh (13
0
54’N, 109
0
28’E).
- Núi Chập Chai cao 390m (1279ft) so với mực nước biển cách Mũi Đại Lãnh 17
hải lý phía Tây Bắc.
- Núi Hòn Chuông cao 560m (1836ft) so với mực nước biển cách Mũi Đại Lãnh

23 hải lý phía Tây Bắc.
b. Hải đăng chính:
- Hải đăng ở Mũi Chụt (Ch.42m.9hl).
- Hải đăng ở Mũi Đại Lãnh (13
0
54’N, 109
0
28’E).
- Hải đăng ở Cù Lao Xanh cao (13
0
36’8N, 109
0
21’2E) (Ch.5s.120m.15hl).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 22
CHƯƠNG II

TỔNG QUAN VÙNG BIỂN TỪ QUY NHƠN ĐẾN ĐÀ NẴNG

I. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN:
Mặc dù ku vực từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng cũng thuộc miền Trung nhưng so với
khu vực từ Nha Trang đến Quy Nhơn thì điều kiện khí hậu lại khác hẳn. Nhìn chung
khí hậu vùng biển từ Quy Nhơn đến Đà Nẵng thể hiện một số nét sau đây:
Mùa đông ở đây ít lạnh hơn so với các vùng ở phía Bắc nhưng so với khu vực
Bình Định - Phú Yên lạnh hơn khá nhiều, vì thông thường từ phía Nam Đà Nẵng
không khí cực đới đã hoàn toàn biến tính. Chỉ so sánh Đà Nẵng, ngay khu vực ơ phía
Nam, nhiệt độ trung bình tháng 1 đã cao hơn 1,3
0
C. Có thể nói từ vùng này đã không

còn mùa đông lạnh nữa. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất cũng không dưới 22
0
C.
Chênh lệch giữa tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất chỉ vào khoảng 6 - 7
0
C.
Trong chế độ mưa ẩm, sự khác biệt so với khu vực từ Quãng Ngãi đến Đà Nẵng.
Khu vực này có điều kiện mưa, ẩm phong phú với lượng mưa trung bình hàng năm là
2000 - 2200mm ở đồng bằng, 2500 - 3000mm và trên nữa ở vùng núi cao. Độ ẩm ở đây
cũng tương đối cao.
Sau đây là là một số nét đặc trưng của khí hậu vùng từ Quãng Ngãi đến đà
Nẵng:
1. Nhiệt độ:
Trong 3 tháng giữa mùa đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình vào khoảng 21
đến 22
0
C, tối thấp trung bình vào khoảng 19 - 20
0
C.
Mùa hạ trên toàn vùng có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28
0
C, tối cao
trung bình vượt quá 34
0
C và tối thấp trung bình vượt quá 33
0
C. Tháng nóng nhất là
tháng 6 và tháng 7, có nhiệt độ trung bìnhvào khoảng 29 - 30
0
C và tối cao trung bình là 34 -

35
0
C.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 23
Biên độ dao động hàng ngày trung bình vào khoảng 6 - 8
0
C. Thời kỳ nhiệt độ
dao động nhanh nhất, biên độ ngày trung bình đạt tới 8 - 10
0
C. Thời kỳ nhiệt độ dao
động ít nhất là những tháng giữa mùa đông biên độ chỉ khoảng 4 - 6
0
C.
2. Mưa:
Lượng mưa khá lớn đặc biệt là ở thượng du, ở đồng bằng và ven biển lượng mưa
trung bình năm vào khoảng 2000 - 2200mm, ở thượng du là 3000mm và thậm chí có
thể lên tới 4000mm.
Số ngày mưa cũng nhiều, trung bình toàn năm vào khoảng 120 đến 140 ngày.
Mùa mưa (thời kỳ lượng mưa vượt quá 100mm) bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc
vào tháng 1 năm sau. Hai tháng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 có lượng mưa
trung bình khoảng 500 - 600mm. Hai tháng 9 và tháng 12 có lượng mưa kém hẳn trung
bình chỉ khoảng 250 - 350mm, còn hai tháng đầu mùa và tháng cuối mùa thì trung bình
chỉ khoảng 100 - 150mm. Mỗi tháng trong mùa mưa có khoảng từ 15 đến 20 ngày có
mưa.
Những trường hợp mưa lớn tập trung chủ yếu trong hai tháng 10 và 11, mỗi tháng
trung bình có 2- 4 ngày mưa trên 50mm, 1 đến 2 ngày mưa trên 100mm.
Mùa ít mưa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7. Tháng ít mưa nhất là tháng 3 và
tháng 4, có lượng mưa trung bình vào khoảng 20 đến 30mm ở đồng bằng và ven biển,
từ 40 đến 50mm ở vùng núi, số ngày mưa từ 3 đến 5 ngày mỗi tháng. Các tháng còn lại

lượng mưa chỉ khoảng 50 - 80mm. Trong mùa ít mưa cũng có những tháng có lượng
mưa đạt xấp xỉ 100mm.
Chế độ mưa ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi biến động mạnh từ năm này
qua năm khác. Lượng mưa từng năm cụ thể có thể có chênh lệch so với trung bình
nhiều năm là ± 1000mm, trong khi lượng mưa năm trung bình vào kho
ảng
2000 - 3500mm, thì lượng mưa năm cực đại đạt tới 3000 - 3500mm và năm cực tiểu là
1000 - 1500mm, thậm chí dưới 1000mm. Lượng mưa hai tháng lớn nhất dao động
trong phạm vi ± 500 - 600mm, có năm lượng mưa những tháng này vượt quá 1200 -
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 24
1500mm, còn dao động trong các tháng khác trong mùa mưa là vào khoảng ± 200 -
300mm. Các tháng mùa khô với lượng mưa trung bình vào cỡ 40 - 50mm có thể thu
được lượng mưa cực đại trên dưới 150mm, trong khi lượng mưa cực tiểu thường là
0mm (hoàn toàn không có mưa).
3. Độ ẩm , mây, nắng:
a. Độ ẩm:
Độ ẩm cao trung bình năm đạt trên dưới 85%.
Thời kỳ độ ẩm kéo dài từ cuối mùa hạ đến hết mùa đông. Độ ẩm trung bình
trong thời kỳ này vượt quá 85%. Tháng ẩm nhất là tháng 11 có độ ẩm trung bình 87 -
90%.
Thời kỳ khô là 3 tháng giữa mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 8, độ ẩm trung bình
giảm xuống dưới 80%. Tháng khô nhất là tháng 7 có độ ẩm trung bình chỉ khoảng 75%.
b. Mây:
Thời kỳ nhiều mây là từ tháng 10 đến tháng 1, hai tháng nhiều mây nhất là tháng 11 và 12.
Thời kỳ ít mây là từ tháng 2 đến tháng 8, những tháng ít mây nhất là tháng 3, 4, 5.
c. Nắng:
So với khu vực Đình Định - Phú Yên thì nắng ở khu vực này khá nhiều. Hằng
năm có tới 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình mỗi tháng vượt quá
180 giờ. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 5, quan sát được trên dưới 200 giờ nắng. Thời

kỳ ít nắng nhất là 3 tháng 11, 12 và tháng 1, mỗi tháng chỉ từ 60 - 80 giờ nắng
4. Gió:
Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là các hướng thuộc góc phần tư Bắc là
Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc. Cộng lại chiếm một tần suất lớn tuyệt đối 80 - 90%. Về
mùa hạ hướng thịnh hành là Tây và Tây Nam chiếm trên 50% tần suất quan sát.
Tốc độ gió trung bình và khoảng 2 - 2,5m/s.
Những tốc độ gió mạnh nhất xảy ra trong bão, có thể đạt tới 34 - 40m/s.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Trang 25
5. Dòng chảy:
Nhìn chung dòng chảy ở khu vực này khá yếu và thường chảy cố định theo một
hướng. Theo quan sát thì dòng chảy thường theo hướng Bắc khi thủy triều lên cao và
theo hướng Nam khi thủy triều rút, tốc độ thường là 1,5 đến 2 hải lý/h. Mặc dù có ảnh
hưởng bởi dòng chảy của một số con sông nhưng nói chung là không đáng kể. Dòng
chảy thường chảy dọc ven bờ.
Khu vực xung quanh Cù Lao Chàm (13
0
37’N, 109
0
21’E) dòng chảy ở đây
thường chảy theo hướng Nam theo đường đẳng sâu 100m (50fm) và chỉ ngừng sau
mùa gió Nam. Những hòn đảo chính là nguyên nhân của dòng chảy mạnh hướng Nam
bị chia ra làm hai. Nhánh phía Tây chảy với tốc độ khoảng 1,5 đến 2 hải lý/h thông qua
luồng giữa Cù Lao Xanh và bãi ngầm Phục Sinh (Banc de Pâques) đến Mũi Lưới Cày
khoảng 12 hải lý nó chuyển sang hướng Tây và hướng Bắc dọc theo Hòn Đất với vận
tốc nhỏ hơn.
6. Chế độ thủy triều:
Mặc dù chỉ cách vùng biển Quy Nhơn khoảng 300 km nhưng chế độ thủy triều
ở vùng biển Đà Nẵng có sự khác biệt đáng kể.
Chế độ thủy triều ở vùng biển Đà Nẵng là bán nhật triều không đều. Số ngày

bán nhật triều là 15 đến 20 ngày trong 1 tháng.
Mực nước ròng thấp nhất là 0,1m, cao nhất là 0,9m. Mực nước lớn thấp nhất là
1m và cao nhất là 1,6m. Tháng 5, tháng 6 là những tháng thường xuất hiện mực nước
ròng thấp nhất. Những tháng cuối năm là những tháng xuất hiện mực nước lớn cao nhất.
Độ chênh lệch giữa hai con nước là không đáng kể
7. Các hiện tượng thời tiết đáng chú ý:
a. Bão:
Mùa bão ở vùng này là từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó tháng 10 là tháng
nhiều bão nhất, rồi đến tháng 9 và tháng 11. Trong tháng 12 còn có khả năng chịu ảnh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×