Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 123 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƢỜNG


NGUYỄN THỊ LOANH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y
TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI,
TỈNH QUẢNG NGÃI


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG





Nha Trang, tháng 07 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƢỜNG


NGUYỄN THỊ LOANH



KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y
TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI,
TỈNH QUẢNG NGÃI


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

GVHD: ThS. HOÀNG NGỌC ANH


Nha Trang, tháng 07 năm 2014


LỜI CẢM ƠN
……
Trong quá trình thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý
thầy, cô giáo trong Viện Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng, trƣờng Đại học Nha
Trang đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt thời gian em học tại trƣờng.
Đặc biệt em xin chân thành cám ơn giáo viên hƣớng dẫn Th.S Hoàng Ngọc Anh
đã tận tình hƣớng dẫn, tƣ vấn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi Cục Bảo Vệ Môi Trƣờng,
chị Lê Thị Anh Thảo và các cán bộ nhân viên tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã
giúp đỡ nhiệt tình, quan tâm và tạo điều kiện về môi trƣờng thực tập.
Để có đƣợc nhƣ ngày hôm nay, con xin chân thành gửi lời cảm ơn đến đấng
sinh thành dƣỡng dục, dạy dỗ con nên ngƣời. Luôn kề vai sát cánh bên con, động viên
những lúc con gặp khó khăn, luôn dạy con những điều hay lẽ phải để con ngày một
hoàn thiện hơn trong cuộc sống.

Em xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, tập thể lớp 52CNMT những ngƣời
đã luôn động viên em trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện đề
tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin chúc toàn thể thầy cô Trƣờng Đại Học Nha Trang, Thầy
Hoàng Ngọc Anh, Cha Mẹ và các thầy cô trong viện mọi điều tâm muốn, luôn
thành đạt trong công việc và cuộc sống.
Nha trang, tháng 07 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Loanh
i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Phân loại 5
1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm. 6
1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại: 6
1.1.2.3. Chất thải phóng xạ 7
1.1.2.4. Bình chứa áp suất 7
1.1.2.5. Chất thải thông thƣờng 7
1.1.3. Thành phần 9
1.1.3.1. Thành phần vật lý 9

1.1.3.2. Thành phần hóa học 9
1.1.3.2. Thành phần sinh học 9
1.1.4. Ảnh hƣởng của chất thải y tế 10
1.1.4.1 Ảnh hƣởng của CTYT đối với môi trƣờng 11
1.1.4.2 Ảnh hƣởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng 13
1.2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ 19
1.2.1. Thu gom 19
1.2.2. Vận chuyển 20
1.2.3. Xử lý 21
ii


1.3. KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI Y TẾ 21
1.3.1. Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới 21
1.3.1.1. Phân loại 22
1.3.1.2. Thu gom và vận chuyển 22
1.3.1.3. Xử lý CTYT 23
1.3.2. Quản lý chất thải y tế tại Việt Nam. 25
1.3.2.1. Quản lý rác thải y tế 25
1.3.1.2. Quản lý nƣớc thải và khí thải 27
1.4. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NGÃI. 29
1.4.1.Giới thiệu 29
1.4.2.Quá trình thành lập và hoạt động chuyên môn 30
1.4.3.Quy mô Bệnh viện 31
1.4.4.Tổ chức hành chính tại Bệnh viện. 31
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.1.1. Chất thải lỏng 32
2.1.2. Chất thải rắn 32

2.1.3. Chất thải khí 32
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.2.1. Khung nghiên cứu 32
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu. 33
2.2.2.1. Dữ liệu thứ cấp 33
2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp 33
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 34
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN. 35
3.1.1. Đặc điểm chất thải y tế tại Bệnh viện. 35
3.1.1.1. Chất thải rắn phát sinh 35
iii


3.1.1.2. Nƣớc thải phát sinh tại Bệnh viện. 37
3.1.1.3. Lƣợng khí thải phát sinh tại Bệnh viện. 40
3.1.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện từ năm 2009–2013. 41
3.1.2.1. Hệ thống quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện 42
3.1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý rác thải y tế tai Bệnh viện. 50
3.1.2.3. Hiện trạng công tác quản lý nƣớc thải y tế tại Bệnh viện. 64
3.1.2.4. Hiện trạng công tác quản lý khí thải (khí thải của lò đốt rác y tế)
tại Bệnh viện. 68
3.2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN 74
3.2.1. Đối với hệ thống quản lý hành chính tại Bệnh viện 74
3.2.2. Đối với hệ thống quản lý kỹ thuật tại Bệnh viện. 76
3.2.2.1. Hệ thống quản lý rác thải y tế 76
3.2.2.2. Hệ thống quản lý nƣớc thải y tế tại Bệnh viện 81
3.2.2.3. Hệ thống quản lý khí thải của lò đốt rác thải y tế tại Bệnh viện. 82
3.1. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y

TẾ TẠI BỆNH VIỆN 82
3.3.1. Nâng cao hệ thống quản lý hành chính tại Bệnh viện. 83
3.3.2. Các giải pháp quản lý về mặt kỹ thuật 84
3.3.2.1. Đối với quản lý chất thải y tế 84
3.3.2.2. Đối với công tác quản lý nƣớc thải y tế 87
3.3.2.3. Đối với công tác quản lý khí thải phát sinh tại Bệnh viện 87
3.3.3. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện
và ngƣời dân tới Bệnh viện 88
3.3.4. Tạo dòng ngân sách và tranh thủ sự đầu tƣ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1. Về công tác quản lý rác thải phát sinh 89
2. Về công tác quản lý nƣớc thải y tế 89
3. Về công tác quản lý khí thải 90
iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần CTRYT ở Việt Nam 10
Bảng 1.2: Nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn 15
Bảng 1.3: Nguy cơ của vật sắc nhọn 16
Bảng 1.4: Khối lƣợng CTYT phát sinh theo mức thu nhập của ngƣời dân 22
Bảng 1.5: Lƣợng chất thải phát sinh tại các nƣớc trên thế giới 22
Bảng 3.1: Số lƣợng bệnh nhân nội trú và lƣợng rác thải phát sinh tại Bệnh viện

từ năm 2009 – tháng 12/2013 35
Bảng 3.2: Thành phần rác thải y tế phát sinh tại Bệnh viện hằng ngày 37
Bảng 3.3: Lƣợng nƣớc sử dụng trung bình và lƣợng nƣớc thải cần đƣợc xử lý tại
Bệnh viện đƣợc thống kê từ năm 2009 – tháng 12/2013 38
Bảng 3.4: Tính chất nƣớc thải y tế trƣớc và sau xử lý tại Bệnh viện 39
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu đo trong quan trắc lò đốt rác y tế theo QCVN
02:2008/BTNMT 41
Bảng 3.6: Thống kê trung bình lƣợng rác thải tái chế đƣợc thu gom từ năm 2009
– 2013 tại Bệnh viện. 59
Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn ngƣời dân sống xung quanh Bệnh viện về các vấn
đề môi trƣờng phát sinh tại đây 72

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. 29
Hình 1.2: Khung nghiên cứu 33
Hình 3.1: Các thùng nhựa nhỏ để phân loại rác đặt tại mỗi khoa/ phòng chuyên
môn 52
Hình 3.2: Các thùng rác lớn hơn (loại 240 lít) đƣợc đặt dọc hành lang Bệnh
viện. 53
Hình 3.3: Rác thải thông thƣờng có trong thùng rác y tế tại Bệnh viện. 54
Hình 3.4: Bảng thông báo trên thùng rác y tế thƣờng xuyên bị hƣ hỏng 54
Hình 3.5: Hộp đựng chất thải sắc nhọn tại Bệnh viện. 55
Hình 3.6: Các trang bị để phân loại chất thải trên xe tiêm của Bệnh viện. 55
Hình 3.7: Khu vực điều trị phóng xạ của Khoa Ung Bƣớu tại Bệnh viện. 57
Hình 3.8: Khu vực lƣu chứa và xử lý chất thải phóng xạ và chất thải hóa học của
Bệnh viện. 57

Hình 3.9: Thang máy dành riêng cho việc vận chuyển rác thải và đồ bẩn tại
Bệnh viện 58
Hình 3.10: Nhà lƣu chứa rác thải y tế và rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện. 60
Hình 3.11: Nơi đặt rác thải y tế chờ xử lý và lò đốt rác thải y tế của Bệnh viện. 60
Hình 3.12: Xe vận chuyển rác thải y tế của Bệnh viện về lò đốt rác ở cơ sở củ để
xử lý 62
Hình 3.13: Lò đốt rác thải y tế tại Bệnh viện (lò mới). 63
Hình 3.14: Hầm lƣu trữ chất thải phóng xạ của Bệnh viện. 64
Hình 3.15: Ngăn xử lý sơ bộ của hệ thống xử lý nƣớc thải 67
Hình 3.16: Các lá nhựa đƣợc đặt trong bể xử lý sơ bộ và thiết bị xử lý V69 67
Hình 3.17: Lò đốt rác thải y tế tại Bệnh viện. 70

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý rác thải phát sinh tại Bệnh viện. 44
Sơ đồ 3.2: Quy trình phân loại, xử lý, tiêu hủy chất thải thông thƣờng tại Bệnh
viện. 46
Sơ đồ 3.3: Quy trình phân loại,xử lý, và tiêu hủy chất thải lây nhiễm tại Bệnh
viện 47
Sơ đồ 3.4: Quy trình phân loại, xử lý chất thải phóng xạ tại Bệnh viện. 48
Sơ đồ 3.5: Quy trình phân loại, xử lý và tiêu hủy bình chứa áp suất tại Bệnh
viện. 48
Sơ đồ 3.6: Quy trình phân loại, xử lý và tiêu hủy chất thải hóa học tại Bệnh
viện. 49
Sơ đồ 3.7: Quy trình quản lý nƣớc thải phát sinh tại Bệnh viện 50
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nƣớc thải y tế tại Bệnh viện. 66



viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng
CTRYT
Chất thải rắn y tế
CTYT
Chất thải y tế
CTYTNH
Chất thải y tế nguy hại
DO
Dầu diezen
I
131

Iot 131: Đông vị phóng xạ của Iot
KPH
Không phát hiện
MPN
Most Probable Number pet 100 liters: Mật độ khuẩn lạ trong 100 ml
MTĐT
Môi trƣờng đô thị
ÔNMT
Ô nhiễm môi trƣờng
P
32


Photpho 32: Đồng vị phóng xạ của photpho
PE
Polyetylen
PP
Polypropylen
PVC
Polyvinyl clorua
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
VK
Vi khuẩn
WHO
Tổ chức y tế thế giới
1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng nhƣ tất cả các nƣớc trên thế giới đã và
đang phấn đấu với mục tiêu hƣớng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo phát triển toàn
diện về kinh tế và cải thiện, bảo vệ môi trƣờng. Để nhanh chóng phát triển kinh tế đòi
hỏi ngƣời ta phải tích cực khai thác tài nguyên tạo ra sản phẩm và kéo theo là phát sinh
một lƣợng lớn chất thải. Trong những chất thải này, có loại tái chế đƣợc và có loại
không tái chế đƣợc, có loại ít gây nguy hiểm tới môi trƣờng và sức khỏe của con
ngƣời, cũng có loại chất thải mang tính chất gây nguy hại, ảnh hƣởng lớn tới môi

trƣờng sống. Nhƣng tóm lại, dù có ít nguy hại hay nhiều nguy hại thì các chất thải sau
khi đƣợc thải bỏ từ các hoạt động trong cuộc sống cũng cần phải đƣợc quản lý và xử lý
một cách hiệu quả mà an toàn nhất, nhằm cải thiện và bảo vệ môi trƣờng sống cho cả
hiện tại tƣơng lai.
Quản lý chất thải thông thƣờng đã khó, quản lý chất thải thuộc loại nguy hại thì
càng phải cẩn thận hơn. Một trong những loại chất thải nguy hại gần gũi với chúng ta
nhất đó là chất thải từ các hoạt động y tế. Khi tới các cơ sở y tế, chúng ta mong muốn
có đƣợc sự chăm sóc và đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. Tuy nhiên, các cơ sở y tế
này vừa là nơi chữa bệnh, cũng là nơi dễ dàng lây truyền và phát sinh các loại bệnh tật.
Chỉ một mẫu nhỏ chất thải y tế nếu không đƣợc xử lý an toàn thì đó sẽ là một nguồn
gây bệnh, có thể phát sinh những trận dịch bệnh kinh hoàng. Chƣa kể bơm kim tiêm
nếu không đƣợc tiêu hủy đúng cách cũng sẽ gây thƣơng tổn cho ngƣời vô tình tiếp
xúc. Do vậy, việc quản lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động y tế sẽ là nhiệm vụ
quan trọng để đảm bảo đƣợc sự an toàn cho con ngƣời về mọi mặt.
Với tƣ cách là bệnh viện chuyên khoa của tỉnh, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
tập trung đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn hàng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất về vấn
đề sức khỏe cho toàn bộ ngƣời dân của tỉnh, hằng ngày lƣợng ngƣời dân đến chăm sóc
sức khỏe, cũng nhƣ lƣợng chất thải y tế phát sinh là rất lớn. Do vậy, công tác quản lý
2


chất thải y tế của Bệnh viện luôn đƣợc đặc biệt coi trọng, phải đƣợc thực hiện triệt để
và an toàn. Việc quản lý chất thải y tế của Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi không phải
chỉ mới thực hiện mà nó đã đƣợc tiến hành từ lâu theo quy định của Bộ Y Tế, từ khi
bệnh viện bắt đầu đi vào hoạt động. Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc thì, vấn đề
nhức nhối hiện nay là tình trạng chất thải y tế phát sinh thải ra với lƣợng khá lớn, đa
phần là chất thải nguy hại mà hệ thống quản lý chất thải y tế còn nhiều thiếu sót.
Xuất phát từ những mới nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra
với môi trƣờng và con ngƣời, cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức
của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ đó, nâng cao

năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải cũng
nhƣ nâng cao chất lƣợng cảnh quan môi trƣờng cho bệnh viện.
Trên nền tảng những kiến thức đã học từ nhà trƣờng và muốn vận dụng vào thực
tế em thực hiện đề tài: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác
quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả nhận thấy vẫn chƣa có báo cáo hay nghiên cứu
nào về công tác quản lý chất thải y tế tại đây trong thời gian qua, để khắc phục các vấn
đề môi trƣờng đã và đang xảy ra tại bệnh viện theo những phản hồi của ngƣời dân và
các phƣơng tiện truyền thông. Do vậy, tác giả mong muốn dựa trên những khảo sát
thực tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi có thể đƣa ra những nhận xét chính xác về
công tác quản lý chất thải y tế tại đây, từ đó đóng góp các giải pháp cải tiến cần thiết
cho công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp trong hoạt động bảo vệ môi
trƣờng bệnh viện.

3. Nội dung nghiên cứu
3


Tìm hiểu công tác quản lý quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện thông qua các tài
liệu liên quan hiện có và khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng chung tại
Bệnh viện.
Tìm hiểu các giải pháp quản lý chất thải y tế.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải y tế.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cải tiến cho công tác quản lý chất thải y

tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Nhằm giải quyết 3 mục tiêu chính:
- Tìm hiểu thực tế công tác quản lý chất thải y tế hiện nay của Bệnh viện đa
khoa Quảng Ngãi (quản lý rác thải, quản lý nƣớc thải, quản lý khí thải).
- Nhận định về hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng
Ngãi trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp cải tiến cho công tác quản lý chất thải nhằm cải thiện các
vấn đề môi trƣờng đã và đang phát sinh trong thời gian qua. Đồng thời, góp
phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện
đa khoa Quảng Ngãi.
5. Giới hạn nghiên cứu, khảo sát của đề tài
Vùng nghiên cứu, khảo sát: Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, các nguồn chất thải
y tế phát sinh và công tác quản lý chất thải y tế.
Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản
lý các nguồn chất thải y tế phát sinh tại Bệnh viện và so sánh với các qui định của Bộ
Y Tế trong công tác quản lý chất thải y tế.



6. Phạm vi nghiên cứu
4


6.1. Về nội dung
Tập trung tìm hiểu về công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng
Ngãi, gồm công tác quản lý về mặt hành chính và công tác quản lý về mặt kỹ thuật.
6.2. Về không gian
Đề tài sẽ tiến hành tìm hiểu theo tìm hiểu và khảo sát tại Bệnh viện đa khoa
Quảng Ngãi, nằm trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

6.3. Về thời gian
Tiến hành tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa Quảng
Ngãi từ khi chuyển tới cơ sở mới (năm 2009) đến năm 2012 và đề xuất các giải pháp
cho công tác quản lý chất thải ở đây tới năm 2020.

7. Ý nghĩa, khoa học và thực tiễn của đồ án
7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Báo cáo cung cấp số liệu điều tra thực tế về tình hình quản lý chất thải y tế tại
bệnh viện, thực trạng về hệ thống quản lý chất thải y tế trong khu vực bệnh viện. Trên
cơ sở đó phân tích những ƣu và nhƣợc điểm của hệ thống quản lý chất thải y tế, đồng
thời đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giúp cho các nhà quản lý có cơ sở khoa học
để quản lý tốt hơn vấn đề chất thải y tế.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đồ án
Đề tài cung cấp những dữ liệu liên quan đến hiện trạng quản lý môi trƣờng và các
giải pháp nhƣ là một cơ sở để so sánh giữa các phòng khám đa khoa ở các khu vực
khác với nhau.

5


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chất thải y tế
1.1.1. Khái niệm
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt
động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất
thải bệnh viện có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí. Theo quy chế quản lý CTYT ban
hành năm 2007 có thể hiểu một cách tổng quát chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng
và khí đƣợc thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông

thƣờng.
Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho
sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ nổ, dễ
ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không đƣợc tiêu hủy
hoàn toàn.
Chất thải y tế nằm trong danh mục A của danh mục các chất thải nguy hại và có
mã số A4020- Y1. Trong toàn bộ lƣợng CTYT phát sinh ra từ hệ thống các bệnh viện
thì khoảng 75-90% là CTYT thông thƣờng còn từ 10-25% là CTYTNH. Về lý thuyết
chất thải sinh hoạt của bệnh viện là không nguy hại nhƣng trên thực tế chất thải sinh
hoạt của bệnh viện có thể có các chất bài tiết nhƣ phân, chất nôn của bệnh nhân có
chứa tác nhân gây bệnh thì khi đó chất thải sinh hoạt này sẽ là nguy hại và chúng cần
đƣợc xử lý giống nhƣ các loại CTYTNH khác tức là sẽ làm tăng chi phí xử lý chất
thải. Do vậy việc quản lý CTYT là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối
với tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.
1.1.2. Phân loại
Hàng ngày trong hoạt động chữa trị cho bệnh nhân các bệnh viện, cơ sở y tế thải
ra một lƣợng khá lớn chất thải. Tùy theo quan điểm khác nhau mà ngƣời ta có thể chia
CTYT ra thành những loại khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh CTYT đƣợc chia
thành 3 loại: chất thải sinh ra từ các hoạt động chuyên môn của bệnh viện, chất thải
6


sinh hoạt từ bệnh nhân và chất thải sinh hoạt chung. Căn cứ vào các đặc điểm lý học,
hóa học, sinh học và tính chất nguy hại chất thải trong các cơ sở y tế (CSYT) đƣợc
phân hành 5 nhóm:
1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm.
Trong chất thải lâm sàng chia thành 4 loại:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sặc nhọn của dây truyền, lƣỡi
dao mổ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử

dụng trong hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghệm nhƣ: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể ngƣời,
rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại:
Dƣợc phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế nhƣ:
+ Formaldehyde
+ Các chất quang hóa học nhƣ:
Hydroquinone
Kali hydroxide
Bạc glutaraldehyde
+ Các dung môi
Các hợp chất halogen: methylene chloride, chorofom, freons, trichloro ethylene
và 1,1,1-trichloromethane.
Các thuốc mê bốc hơi: halothane (Fluothane), enflurane (Ethrane), isoflurane
(Forane).
7


Các hợp chất không có halogen: xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl
acetate, acetonitrile, benzene.
+ Oxite ethylene
+ Các chất hóa học hỗn hợp
Phenol
Dầu mỡ
Các dung môi làm vệ sinh

Cồn ethanol, methanol
Acide
- Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai lọ thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ ngƣời bệnh đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị
vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc
chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các chuẩn đoán hình ảnh, xạ
trị).
1.1.2.3. Chất thải phóng xạ
Chất phóng xạ gồm các chất phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt
động chuẩn đoán, điều trị, nghiên cứu, sản xuất.
1.1.2.4. Bình chứa áp suất
Bao gồm bình đựng oxy, CO, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy,
gây nổ khi tiêu đốt.
1.1.2.5. Chất thải thông thƣờng
Chất thải thông thƣờng là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, dễ cháy, dễ nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ các chai lọ thủy tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các bột bó trong gãy xƣơng kín. Những chất thải
này không dín máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
8


- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
Trong cách phân loại này chƣa đề cập nhiều đến nƣớc thải và khí thải bệnh viện.
Nƣớc thải bệnh viện gồm nƣớc thải sinh hoạt; nƣớc thải phát sinh từ các khu vực chuẩn,
điều trị; nƣớc thải từ khu bào chế dƣợc; nƣớc thải khoa lây; nƣớc thải từ khu vực giải

phẫu tử thi; nƣớc thải nhà giặt; nƣớc thải lau nhà và nƣớc mƣa. Trong đó:
- Nƣớc thải sinh hoạt là loại nƣớc thải có thành phần, tính chất giống nhƣ nƣớc
thải đô thị.
- Nƣớc thải từ các khu vực xét nghiệm, chuẩn và điều trị, nƣớc thải từ khoa
ngoại, nƣớc thải từ khu xét nghiệm và chụp X-quang, nƣớc thải từ khu khám và điều
trị, nƣớc thải từ khu bào chế dƣợc, nƣớc thải từ khu giải phẫu tử thi, Đây là nhóm
nƣớc thải có lƣu lƣợng không lớn, thành phần chủ yếu gồm các hợp chất hữu cơ, các
chất lơ lửng, các hóa chất mang tính dƣợc liệu và có các vi trùng gây bệnh đặc trƣng.
- Nƣớc thải bị nhiễm phóng xạ phát sinh từ khoa chụp X-quang. Đặc tính của
nƣớc này là nhiễm phóng xạ hoạt tính thấp. Các loại dung dịch có chứa phómg phóng
xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị nhƣ: nƣớc tiểu của bệnh nhân, chất
bài tiết, nƣớc xúc rửa dụng cụ có chứa phóng xạ.
- Nƣớc thải từ khoa lây có chứa các hợp chất hữu cơ, chất lơ lửng, các hoá chất
dƣợc liệu, vi trùng gây bệnh.
- Nƣớc thải nhà giặt và nƣớc vệ sinh lau rửa sàn nhà có chứa các hợp chất hữu
cơ, các chất lơ lửng và các chất tẩy rửa.
9


1.1.3. Thành phần
1.1.3.1. Thành phần vật lý
- Đồ bông vải sợi; gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải
- Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh
- Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm
- Đồ nhựa, hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng
- Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng
- Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc
- Rác rƣởi, lá cây, đất đá
1.1.3.2. Thành phần hóa học
Những chất vô cơ: kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, sô đa, hóa chất, thuốc thử

Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa
1.1.3.2. Thành phần sinh học
Máu, những loại dịch bài tiết, những động vật dùng làm thí nghiệm, bệnh phẩm
và những vi trùng gây bệnh.
 Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải bệnh viện
Nƣớc thải bệnh viện đƣợc xếp vào nƣớc thải sinh hoạt trong đó có chứa đựng
các chất thải trong quá trình sống của con ngƣời thải vào. Nồng độ ô nhiễm trong nƣớc
thải bệnh viện thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện hoạt động cụ thể của
bệnh viện, thói quen của bác sỹ, y tá trong việc khám, chữa và điều trị cho bệnh
nhân… nhƣng nhìn chung nƣớc thải bênh viện đều chứa một số lƣợng lớn vi trùng.
Nƣớc thải bệnh viện có chứa nhiều mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhƣ:
Samonella, Shigella, Vibro, Cloriom, tụ cầu, liên cầu, Pseudomonas Ngoài ra nƣớc
thải bệnh viện còn có nguy cơ nhiễm các loại virus đặc biệt là các loại virus đƣờng tiêu
hóa, virus bại liệt SCHO nhiễm các loại kí sinh trùng, amip, trứng giun, và các loại
nấm
10


Bảng 1.1: Thành phần CTRYT ở Việt Nam
Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ (%)
Có thành phần chất
thải nguy hại
Các chất hữu cơ
52.9
Không
Chai nhựa PVC, PE, PP
10.1

Bông băng

8.8

Vỏ hộp kim loại
2.9
Không
Chai lọ thuỷ tinh, xy lanh thuỷ
tinh, ống thuốc thuỷ tinh
2.3

Kim tiêm, ống tiêm
0.9

Giấy loại, cactton
0.8
Không
Các bệnh phẩm sau mổ
0.6

Đất, cát, sành sứ, và các chấtrắn
khác
20.9
không
Tổng cộng
100

Tỷ lệ phần chất thải nguy hại
22.6

Nguồn: Quản lý chất thải nguy hại
1.1.4. Ảnh hƣởng của chất thải y tế

Bệnh viện trong quá trình hoạt động của mình sẽ thải ra các loại CTYT dƣới
các dạng khác nhau rắn, lỏng, khí. Nếu việc quản lý và xử lý chất thải của bệnh viện
không tốt chúng có thể gây ra hai ảnh hƣởng. Thứ nhất, CTYT có thể gây tác động tới
môi trƣờng thông qua việc làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng đất, môi trƣờng
không khí từ đó gây ảnh hƣởng gián tiếp đến sức khoẻ con ngƣời. Thứ hai, CTYT có
thể gây ra những ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng điều đó đƣợc biểu diễn
qua sơ đồ.
11


Sơ đồ 1.1: Ảnh hƣởng của chất thải y tế


1.1.4.1 Ảnh hƣởng của CTYT đối với môi trƣờng
a. Môi trường nước
Chất thải bệnh viện là loại chất thải rất nguy hiểm nếu không đƣợc xử lý tốt sẽ
là nguyên nhân gây ra các mầm bệnh và lây lan dịch bệnh do nƣớc thải ngấm vào
nguồn nƣớc nhất là hệ thống nƣớc ngầm. Nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp và nhiều nhất
đến môi trƣờng nƣớc đó chính là nƣớc thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế không đƣợc xử
lý mà thải trực tiếp ra hệ thống thoát nƣớc chung, nƣớc thải bệnh viện có thể tiềm tàng
rất nhiều nguy cơ:
- Nguy cơ nhiễm khuẩn
+ Nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella, Shigella, dạng Coli, phẩy khuẩn, liên cầu,
tụ cầu, phế cầu chủng loại này ở bệnh viện thƣờng có khả năng kháng kháng sinh rất
cao.
+ Nguy cơ nhiễm virus chủ yếu là các loại virus đƣờng tiêu hóa (bại liệt,
ECHO ), virus viêm gan A, virus gây ỉa lỏng ở trẻ em Rotavirus.
+ Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nhƣ amip, lambli, trứng giun sán.
Bệnh viện
CTYT (rắn,

lỏng, khí)
ÔNMT
(nƣớc, đất,
không khí)
Ảnh hƣởng
sức khoẻ
cộng đồng
Hoạt động
Quản lý, xử lý không tốt
12


- Nguy cơ nhiễm chất độc hại thƣờng gặp trong việc rửa, tráng phim hay thủy
ngân của các nhiệt kế, huyết áp bị vỡ, các độc dƣợc bị đổ đi rơi vào các nguồn nƣớc
thải. Tuy nhiên nguy cơ này không xảy ra nhiều.
- Nguy cơ nhiễm chất phóng xạ do nguồn phóng xạ sử dụng trong điều trị và
nghiên cứu không đƣợc bảo quản đúng sẽ gây phát xạ nguy hiểm.
Nƣớc thải bệnh viện chứa lƣợng lớn vi khuẩn trung bình trong 1 lít nƣớc thải
bệnh viện có từ 5.10
3
- 10.10
3
virrus gây bệnh, 10 - 15 trứng giun đũa đặc biệt là nƣớc
thải từ khoa lây nhiễm. Nƣớc thải bệnh viện gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, ô nhiễm
môi trƣờng đất, thu hút các côn trùng có hại, tác động xấu đến mỹ quan ngoại cảnh,
gieo rắc các mầm bệnh đặc biệt là bệnh về đƣờng tiêu hóa và có thể gây nguy hiểm
cho môi trƣờng vì nó làm ô nhiễm nƣớc ngầm bởi các vi khuẩn kháng kháng sinh.
Nƣớc thải bệnh viện trƣớc khi đƣa ra môi trƣờng nếu không đƣợc xử lý sẽ gây ô nhiễm
nguồn nƣớc tại khu vực tiếp nhận bởi lúc này các vi sinh vật, vi khuẩn có trong nƣớc
thải có điều kiện sinh sôi nảy nở trong môi trƣờng mới. Bên cạnh đó một lý do làm

cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm tại các khu vực bệnh viện là do việc chôn lấp CTRYT
không hợp vệ sinh tại một số cơ sở y tế sẽ làm cho nƣớc thải từ các hố chôn ngấm vào
mạch nƣớc ngầm. Khi nguồn nƣớc bị ô nhiễm sẽ ít nhiều ảnh hƣởng đến sức khoẻ của
cộng đồng bởi tại nhiều địa phƣơng chƣa có điều kiện sử dụng nƣớc máy, nguồn nƣớc
sinh hoạt chính của ngƣời dân đó là nƣớc từ các sông, kênh, nƣớc ngầm, nƣớc giếng
khoan. Điều này lý giải vì sao mỗi khi có dịch bệnh xảy ra ngƣời ta đều kiểm soát
nguồn nƣớc tại khu vực có ngƣời mắc bệnh rất chặt chẽ
b. Ô nhiễm môi trường đất
Không phải tất cả các bệnh viện đều có điều kiện xử lý CTRYT hàng ngày.
Chất thải sau khi đƣợc phân loại, thu gom sẽ đƣợc tập trung về nơi lƣu giữ tạm thời
nếu nơi lƣu giữ này không đảm bảo vệ sinh để cho nhiều loài côn trùng, loài gặm
nhấm xâm nhập thì đây chính là các tác nhân trung gian sẽ mang mầm bệnh phát tán
ra bên ngoài do vậy ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong và ngoài bệnh viện. Các chất độc
hại nhƣ gạc, bông băng nhiễm khuẩn, hóa chất chƣa đƣợc xử lý lại thu gom đổ cùng
13


với chất thải sinh hoạt và đem đi chôn không đảm bảo yêu cầu có thể ảnh hƣởng đến
môi trƣờng đất và mạch nƣớc ngầm.
c. Ô nhiễm môi trường không khí
Ở bệnh viện đặc biệt là khoa truyền nhiễm chứa rất nhiều mầm bệnh nhƣ
Shetococcus, Corynebacterium diphteriea, Mycobacterium tuberculosis,
Stphylococcus và không khí là môi trƣờng truyền mầm bệnh ngoài ra còn là môi
truờng truyền các loại virus nhƣ virus cúm, virus sởi, quai bị có thể gây nên các vụ
dịch lớn trong cộng đồng.
Môi trƣờng không khí còn chịu tác động rất lớn của công tác xử lý chất thải
- Rác thải vứt bừa bãi, tồn đọng sẽ gây các mùi hôi thối cho bệnh viện, khu vực
dân cƣ xung quanh và là ổ truyền nhiễm các loài dịch bệnh.
- Nƣớc thải bệnh viện gây ô nhiễm không khí do quá trình phát tán các chất độc
bay hơi vào không khí, mùi hôi thối từ các bể chứa nƣớc thải, đƣờng ống dẫn nƣớc

thải từ nơi phát sinh đến nơi tập trung.
- Hơi khí độc phát sinh từ một số khoa, phòng trong bệnh viện nhƣ khoa chuẩn
đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm không đƣợc xử lý đúng cách cũng là một trong những
nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng không khí trong bệnh viện.
- Do hoạt động đốt chất thải làm phát sinh ra các hạt bụi, NO
2
, SO
2
, các hợp
chất hữu cơ bay hơi nhƣ dioxin, furan, chì, crôm, thủy ngân. Một thực tế chung các lò
đốt chất thải ở nƣớc ta hiện nay đều không có bộ phận kiểm soát ô nhiễm không khí,
không đƣợc bảo dƣỡng thƣờng xuyên do đó phát sinh nhiều khí thải độc hại trong ống
khói với nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.
1.1.4.2 Ảnh hƣởng của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng
Việc tiếp xúc với CTYT có thể gây lên tổn thƣơng hoặc bệnh tật. Đó là trong
CTYT có thể chứa các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại, các loại hóa chất và dƣợc
phẩm, chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn Tất cả nhân viên tiếp xúc với CTYTNH
đều có nguy cơ tiềm tàng đó là bác sỹ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của
bệnh viện; bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; khách tới thăm hoặc ngƣời nhà
của bệnh nhân; những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ
14


sở khám chữa bệnh và điều trị nhƣ những ngƣời giặt là, lao công, ngƣời vận chuyển
bệnh nhân; những ngƣời làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải; những ngƣời bới rác,
thu gom rác
a. Ảnh hưởng của các chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn.
Đối với những bệnh nguy hiểm do virus gây ra nhƣ HIV/AIDS, viêm gan B
hoặc C, những nhân viên y tế đặc biệt là các y tá là những ngƣời có nguy cơ lây nhiễm
cao nhất qua những vết thƣơng do các vật sắc nhọn bị nhiễm máu ngƣời bệnh gây nên.

Các nhân viên khác và những ngƣời vận hành quản lý chất thải xung quanh bệnh viện
cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn nhƣ nhân viên quét dọn, những ngƣời bới
rác tại các bãi đổ rác. Nguy cơ của các bệnh truyền nhiễm này trong số các bệnh nhân
và cộng đồng thấp hơn nhiều nhƣng không phải là không có. Các trƣờng hợp tai nạn
riêng lẻ hoặc nhiễm trùng thứ phát do CTYT gây ra đều đƣợc chứng minh bởi tài liệu
đáng tin cậy. Tuy vậy, nhìn chung vẫn khó có thể đánh giá một cách trực tiếp những
ảnh hƣởng của CTRYT đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam.
Dƣới đây là bảng 1.2 về những nguy cơ có thể gặp khi tiếp xúc với chất thải nhiễm
khuẩn.

×