Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu về điện toán đám mây và xây dựng ứng dựng web theo hướng dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
VÀ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEB THEO
HƯỚNG DỊCH VỤ


Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Ngô Văn Công


Sinh viên thực hiện:

TRƯƠNG CÔNG CƯỜNG
Lớp: 51TH-2
MSSV: 51130187


Tháng 6/2013

1

LỜI CẢM ƠN



Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Công Nghệ
Thông Tin trường Đại học Nha Trang, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nề tảng cơ bản, là những hành
trang vô cùng quý giá và cũng là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này
trong tương lai. Đặc biệt là thầy Ngô Văn Công, em xin cảm ơn thầy đã tận tình, quan
tâm, giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc trong quá trình làm đề tài. Nhờ đó, em mới
có thể hoàn thành được bài báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bạn bè và gia đình đã luôn ủng hộ, giúp
đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện bài báo cáo này.
Đề tài “Tìm hiểu về điện toán đám mây và xây dựng ứng dụng web theo hướng
dịch vụ” đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện
và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Kính mong nhận được sự cảm thông, góp ý và nhận xét của quý thầy cô
trong khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Nha Trang và tất cả các bạn sinh
viên để bài báo cáo này ngày càng hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý thầy cô luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công
trên con đường giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang ngày 20/06/2013
Sinh viên thực hiện
Trương Công Cường










2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






































3

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN





































MỤC LỤC

4



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 9

1.1 Lý do chọn đề tài: 9
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 10

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 10
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 12

2.1 Cơ sở lý thuyết 12
2.1.1 Khái niệm: 12
2.1.2 Lịch sử phát triển: 13
2.1.3 Đặc điểm: 16
2.1.4 Đặc tính: 17
2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của điện toán đám mây: 18
2.1.6 Các thành phần của điện toán đám mây: 23
2.1.7 Các mô hình triển khai điện toán đám mây: 23
2.1.8 Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây: 29
2.2 Công cụ thực hiện đề tài: 34
2.2.1 Cơ sở dữ liệu MySQL: 34
2.2.2 Công cụ lập trình Netbeans IDE 7.0.1: 36
2.2.3 Ngôn ngữ lập trình PHP: 37
2.2.4 Mô hình MVC: 41
2.2.5 Zend Framework: 43
2.2.6 Dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon (Amazon Simple Storage
Service): 46
2.3 Phương pháp thực hiện: 52
2.3.1 Xây dựng Website theo hướng dịch vụ (SaaS) sử dụng công nghệ điện
toán đám mây là dịch vụ lưu trữ đơn giản của Amazon: 52
Chương 3: KẾT QUẢ CÀI ĐẶT 62

3.1 Giới thiệu chương trình: 62
3.2 Hướng dẫn sử dụng: 62


5

3.2.1 Quản lý người dùng online: 64
3.2.2 Quản lý tài liệu online: 67
3.3 Kết quả cài đặt: 70
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 72

4.1 Ưu điểm và nhược điểm: 72
4.2 Hướng phát triển: 72
PHỤ LỤC 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74






6

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1: Đám mây công cộng.
Hình 2.2: Đám mây riêng.
Hình 2.3: Đám mây lai.
Hình 2.4: Đám mây cộng đồng.
Hình 2.5: Các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây.
Hình 2.6: Phần mềm là dịch vụ (SaaS).
Hình 2.7: Mô Hình MVC.
Hình 2.8: Ví dụ sơ đồ hoạt động của mô hình MVC.
Hình 2.9: Mô hình MVC trong Zend Framework.

Hình 2.10: Amazon Simple Storage Service.
Hình 2.11: Các đối tượng trong Amazon s3.
Hình 2.12: Cấu trúc bảng ausers.
Hình 2.13: Cấu trúc bảng users.
Hình 2.14: Cấu trúc bảng files.
Hình 3.1: Giao diện trang chủ.
Hình 3.2: Giao diện trang đăng ký thành viên.
Hình 3.3: Giao diện trang đăng nhập.
Hình 3.4: Trang lựa chọn giao diện quản lý.
Hình 3.5: Giao diện trang quản lý người dùng.
Hình 3.6: Giao diện trang thêm mới người dùng.
Hình 3.7: Giao diện trang xem chi tiết ảnh.
Hình 3.8: Giao diện trang sửa thông tin người dùng.
Hình 3.9: Giao diện trang xem chi tiết người dùng.

7

Hình 3.10: Giao diện trang xóa người dùng.
Hình 3.11: Giao diện trang lưu trữ ảnh của khách hàng trên Amazon S3.
Hình 3.12: Giao diện trang quản lý tài liệu.
Hình 3.13: Giao diện trang thêm tài liệu mới.
Hình 3.14: Giao diện trang xem chi tiết thông tin tài liệu.
Hình 3.15: Giao diện trang xem chi tiết nội dung tài liệu.
Hình 3.16: Giao diện trang lưu trữ tài liệu của khách hàng trên Amazon S3.


















8


KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải thích
Amazon S3
IT
ĐTĐM
Amazon EC2

BI
CNTT
BA
IaaS
PaaS
SaaS
ZF
MVC

OBBC
API
CSDL
Amazon Simple Storage Service (Dịch vụ lưu trữ đơn giản)
Infomation Technology (Công nghệ thông tin)
Điện toán đám mây
Amazon Elastic Compute cloud (nền tảng cơ sở cho môi trường
điện toán đám mây của Amazon)
Bussiness Intelligent (Một ứng dụng hỗ trợ việc ra quyết định)
Công nghệ thông tin
Business Analyst (Chuyên viên phân tích nghiệp vụ)
Infrastructure as a Service (Cơ sở hạ tầng hướng dịch vụ)
Platform as a service (Nền tảng hướng dịch vụ)
Software as a service (Phần mềm hướng dịch vụ)
Zend Framework (Framework của PHP)
Mô hình MVC (Model-View-Controller)
Open Database Connectivity (Kết nối cơ sở dữ liệu mở)
Application Programming Interface (Giao diện lập trình ứng dụng)
Cơ sở dữ liệu


9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài:
Máy vi tính ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
của chúng ta. Nhu cầu sử dụng máy tính là ở khắp mọi nơi, có thể là cho công việc,
nghiên cứu hoặc trong bất kỳ lĩnh vực nào. Khi việc sử dụng máy tính trong cuộc sống
hàng ngày càng tăng lên thì các nguồn tài nguyên máy tính mà chúng ta sử dụng cũng

tăng theo. Đối với các công ty lớn như Google, Microsoft hay IBM, việc khai thác các
nguồn tài nguyên như vậy khi họ cần không phải là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, khi nói
đến các doanh nghiệp nhỏ hơn, các nguồn tài nguyên lớn như vậy trở thành một yếu tố
tác động rất lớn đến công việc kinh doanh của họ. Với những vấn đề lớn về cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin như máy hỏng, dữ liệu lớn, treo ổ cứng, lỗi phần mềm,… Đó
thật sự là những vấn đề rất đau đầu cho các doanh nghiệp. Điện toán đám mây cung
cấp một giải pháp cho tình trạng này.
Điện toán đám mây là một cuộc dịch chuyển cách mạng trong đó việc tính toán
sẽ được chuyển từ máy tính cá nhân và thậm chí cả các máy chủ ứng dụng doanh
nghiệp, cá nhân đến một đám mây máy tính. Đám mây là một hình tượng để chỉ đến
tập các máy chủ ảo hóa có thể cung cấp các nguồn tài nguyên của máy tính khác nhau
cho khách hàng của họ. Người sử dụng của hệ thống này chỉ cần quan tâm tới các dịch
vụ máy tính đang được yêu cầu, còn các chi tiết bên dưới hệ thống như thế nào thì họ
không cần quan tâm đến vì nó được ẩn khỏi người dùng. Các dữ liệu và các dịch vụ
cung cấp nằm trong các trung tâm dữ liệu của đám mây có khả năng mở rộng và có
thể được truy cập ở bất kỳ đâu, từ bất kỳ thiết bị nào được kết nối trên thế giới.
Điện toán đám mây là một kiểu tính toán mà ở đó các công việc công nghệ
thông tin được cung cấp như một dịch vụ trên internet đến nhiều khách hàng bên
ngoài và khách hàng được tính tiền tùy theo mức độ sử dụng dịch vụ của họ. Nhiều
nhà cung cấp đã xuất hiện và bắt đầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như:
Amazon, Oracle, IBM, Microsoft, Google và Yahoo. Trong đó Amazon là nhà cung
cấp tiên phong trong lĩnh vực này. Các công ty nhỏ hơn như SmugMug đã tạo ra một
trang web lưu trữ hình ảnh trực tuyến sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để lưu trữ
tất cả các dữ liệu và thực hiện một số dịch vụ của mình. Điện toán đám mây còn được
sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như web hosting, lập trình song song, dựng hình
đồ hoạ, các mô hình tài chính (IBM Clouds), các phương pháp duyệt và tìm kiếm trên
web (web spider), phân tích gen (Amazon Clouds), v.v

10


Dù được thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ” nhưng khái niệm
điện toán đám mây vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do nhận
thức của các doanh nghiệp và người dùng về công nghệ này còn quá hạn chế. Mặc dù
hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào
ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể nhưng số lượng là khá ít và
phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.
Nhận thấy được những lợi ích to lớn mà công nghệ điện toán đám mây mang
lại cộng với hiện trạng phát triển của công nghệ này ở nước nhà, em đã quyết định
chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tìm hiểu về điện toán đám mây và xây dựng ứng
dụng web theo hướng dịch vụ” dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Ngô Văn
Công.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là để tìm hiểu về điện toán đám mây: khái niệm, đặc
điểm, những lợi ích, thách thức, các mô hình triển trai và cách xây dựng mô hình dịch
vụ để áp dụng vào xây dựng ứng dụng web minh họa chạy trên hệ thống sử dụng mô
hình điện toán đám mây.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết, các mô hình triển khai và mô hình dịch vụ trong điện
toán đám mây để ứng dụng vào xây dựng ứng dụng minh họa là Website quản lý danh
sách liên lạc và tài liệu online.
Nghiên cứu một vài nhu cầu của doanh nghiệp trên môi trường điện toán đám
mây về các vấn đề như chi phí, bảo mật, dịch vụ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích các tài liệu và thông tin liên quan đến đề tài để nắm được phương
pháp và hướng nghiên cứu.
Nghiên cứu qua nguồn tư liệu đã xuất bản, các bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học, sưu tập các tư liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu trên mạng internet.
Kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá kết quả.




11

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Phần nghiên cứu lý thuyết sẽ hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về điện toán
đám mây, lịch sử phát triển, đặc điểm, ưu nhược điểm, các thành phần, các mô hình
triển khai và mô hình dịch vụ.
Ứng dụng Website quản lý danh sách liên lạc và tài liệu online để mang lại
hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dùng và các doanh nghiệp.


















12


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm:
Mỗi người đều có một ý kiến riêng về khái niệm điện toán đám mây, cho rằng
nó có khả năng cho thuê một máy chủ hoặc một ngàn máy chủ và chạy một ứng dụng
xây dựng các mô hình địa lý, vật lý trên các hệ thống mạnh nhất hiện có ở bất cứ nơi
nào. Nó có khả năng cho thuê một máy chủ ảo, tải phần mềm hoặc có thể sao chép nó
nhiều lần để đáp ứng nhu cầu khối lượng công việc tăng đột ngột. Nó có thể lưu trữ,
đảm bảo số lượng lớn dữ liệu có thể truy cập bởi các ứng dụng và người dùng đã được
ủy quyền [1].
Một số người còn đề xuất rằng điện toán đám mây chỉ đơn giản là một tên khác
cho các phần mềm như là một mô hình Dịch vụ (SaaS) đã ở tuyến đầu trong xu hướng
Web 2.0. Những người khác thì nói rằng điện toán đám mây là sự quảng bá tiếp thị mà
nó đặt một khuôn mặt mới trên công nghệ cũ, chẳng hạn như điện toán tiện ích, sự ảo
hóa hoặc điện toán lưới. Suy nghĩ này làm giảm thực tế là điện toán đám mây có một
phạm vi rộng hơn bất kỳ trong các công nghệ đặc biệt này. Để chắc chắn, các giải
pháp đám mây thường bao gồm các công nghệ này (và những công nghệ khác), nhưng
đó là chiến lược toàn diện đặt điện toán đám mây tách khỏi các công nghệ trước đây.
Đối với mỗi nhà cung cấp, họ cũng đưa ra những quan điểm riêng về khái niệm
cũng như ý nghĩa của điện toán đám mây, trong đó có thể kể đến một vài khái niệm
của Amazon, Salesforce.com, Google hay Wikipedia:
Amazon (EC2) cho rằng: “Đó là một dịch vụ web cung cấp khả năng tính toán
trong các đám mây. Nó được thiết kế để giúp cho các nhà phát triển cho thể thay đổi
quy mô của một trang web một cách dễ dàng” [4].
Salesforce.com cho rằng: “Khi bạn sử dụng bất kỳ ứng dụng chạy trong đám
mây, bạn chỉ cần đăng nhập, tùy chỉnh nó và bắt đầu sử dụng nó” [4].
Wikipedia cho rằng: “Một máy tính dựa trên Internet mà theo đó các tài
nguyên chia sẻ, phần mềm và thông tin sẽ được cung cấp cho máy tính và các thiết bị
khác theo yêu cầu giống như một tiện ích công cộng” [4].
Google cho rằng: “Là nơi mà các ứng dụng và dữ liệu trong đám mây luôn có

sẵn để phục vụ cho nhóm người sử dụng trong một phạm vi lớn, trong doanh nghiệp

13

và trong một nền tảng chéo. Điện toán đám mây của các máy tính này mang tầm vóc
vượt ra ngoài một công ty hay một doanh nghiệp” [4].
Với mỗi người dùng, họ có thể đưa ra những định nghĩa riêng cho mình về điện
toán đám mây là gì tùy vào cách mà họ sử dụng và với mỗi nhà cung cấp dịch vụ điện
toán đám mây cũng vậy. Chung quy lại, có thể hiểu điện toán đám mây là một mô
hình máy tính dựa trên nền tảng phát triển của Internet mà ở đó mô hình máy chủ
mainframe được nâng cấp lên mô hình client-server, cụ thể hơn là người dùng sẽ
không còn phải có những kiến thức về chuyên môn để điều khiển các công nghệ, máy
móc và cơ sở hạ tầng mà các chuyên gia trong “đám mây” của các nhà cung cấp sẽ
thực hiện điều đó.
Thuật ngữ “đám mây” ở đây là cách nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách
nó được bố trí trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của
các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến
CNTT đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập
các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó trong “đám mây” mà không cần
phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó cũng như không cần quan tâm
đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó ra sao [1].
Ví dụ nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng sẽ phải lựa
chọn hệ điều hành để cài đặt (Linux/Windows/Mac) để tiến hành cấu hình cho máy
chủ và website có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa trên “đám mây”
thì người dùng sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác, điều này cũng
đảm bảo yếu tố đầu tư sẽ được giảm tải ở mức tối đa.
Các nguồn tài nguyên, phần mềm, dữ liệu và các thông tin liên quan đều được
chứa trên các server (chính là các “đám mây”).
Nói một cách đơn giản nhất “ứng dụng điện toán đám mây” chính là những ứng
dụng trực tuyến trên Internet. Trình duyệt là nơi ứng dụng hiển thị và vận hành còn dữ

liệu được lưu trữ và xử lý ở các máy chủ của nhà cung cấp ứng dụng đó.
2.1.2 Lịch sử phát triển:
Khái niệm về điện toán đám mây dã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1960
và kể từ đó đến nay công nghệ này đã có những bước tiến dài, đặc biệt là trong những
năm gần đây. Vào những năm 2000, cùng với sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học
kỹ thuật cao mà đặc biệt là nghành công nghiệp kỹ thuật với sự ra mắt của mạng xã
hội Facebook vào năm 2004, Amazon ra mắt vào quý 3 năm 2006, Apple cũng cho ra

14

dòng sản phẩm Iphone năm 2007 và Google Apps ra mắt năm 2009 đã đánh thức
được những tiềm năng của điện toán đám mây.
Nếu tính từ khoảng thời gian đầu những năm 60 – khi mà nhà khoa học John
McCarthy đã đề xuất một ý tưởng về tính toán được xem như là một tiện ích công
cộng hoặc tương tự như các dịch vụ văn phòng làm tiền đề cho sự ra đời của công
nghệ điện toán đám mây cho đến nay cũng đã hơn nửa thế kỷ. Trải qua một thời gian
dài, điện toán đám mây đã có những bước tiến nhất định, trong đó phải kể đến sự ra
đời của những công ty công nghệ đã tác động rất lớn đến sự phát triển của điện toán
đám mây như: Microsoft, Amazon, IBM, Oracle,… Phần dưới đây sẽ tóm tắt ngắn
gọn quá trình phát triển này:
 Sau khi khái niệm điện toán đám mây được giới thiệu năm 1960, trong
những năm sau đó nhiều công ty công nghệ thông tin trên thế giới đã
được thành lập và internet bắt đầu được khơi nguồn. Vào năm 1971,
Intel đã giới thiệu bộ vi xử lý đầu tiên và Ray Tomlinson – một kỹ sư tin
học của hãng này đã viết một ứng dụng gửi tin nhắn từ máy tính này đến
máy tính khác , tương tự như những trình gửi email ngày nay.
 Cùng vào khoảng thời gian đó, năm 1974 Bill Gates và Paul Allen đã
sáng lập Microsoft, Steve Wozniak và Steve Jobs thành lập nên Apple
Computers và giới thiệu Apple vào năm 1976. Và cũng trong năm 1976,
Robert Metcalfe của hãng Xerox đã trình bày khái niệm về Ethernet.

 Những năm 80 đã có sự bùng nổ lớn trong ngành công nghiệp máy tính,
đến năm 1980 đã có hơn 5 triệu máy tính được sử dụng, chủ yếu là trong
chính phủ hoặc trong các doanh nghiệp. Vào năm 1981, hãng IBM đã
đưa ra mẫu máy tính đầu tiên cho người dùng cá nhân và chỉ sau đó 1
năm, Microsoft tung ra hệ điều hành MS-DOS mà hầu hết những máy
tính ở thời điểm đó đều chạy trên nền này. Đến năm 1984 Macintosh ra
đời.
 Tất cả những sự kiện trên như là những hạt giống đầu tiên cho sử nảy
mầm của Internet giai đoạn sau này [9].
 Vào năm 1990, cả thế giới đã chiêm ngưỡng một phương thức kết nối
chưa từng có, đó chính là phương thức Word Wide Web được phát hành
bởi CERN và được đưa vào sử dụng năm 1991. Vào năm 1993, trình
duyệt đầu tiên đã xuất hiện và đã được cấp phép cho các công ty tư nhân
sử dụng để truy cập internet.

15

 Khi đã có những bước tiến công nghệ lớn mạnh như vậy, các công ty
công nghệ trên thế giới đã bắt đầu nghĩ đến khả năng áp dụng internet để
làm thương mại, tiếp cận với mọi người một cách nhanh hơn. Điều đó đã
thúc đấy sự ra đời của một số công ty công nghệ có tiếng tăm sau này đó
như Netscape được thành lập năm 1994, 1 năm sau đó Amazon & Ebay
cũng chính thức ra đời.
 Salesforce.com ra mắt vào năm 1999 và là trang web đầu tiên cung cấp
các ứng dụng kinh doanh từ một trang web "bình thường" - những gì bây
giờ được gọi là điện toán đám mây.
 Bước vào đầu những năm 2000, cùng với những sự phát triển vượt trội
của công nghệ máy tính, điện toán đám mây đã có môi trường thích hợp
để phát triển mạnh mẽ và trong thời gian này đã có những tiêu chuẩn
nhất định được phát triển đó là tính phổ biến cao, băng thông lớn và có

khả năng tương tác.
 Trong thời gian này, một số công ty chỉ mới đầu tư chứ không thu về lợi
nhuận trực tiếp. Thực tế thì có thể thấy Amazon và Google đều không
thu lợi nhuận trong những năm đầu tiên khi họ ra đời. Tuy nhiên để tiếp
tục tồn tại, họ đã phải suy nghĩ và cải tiến rất nhiều trong mô hình kinh
doanh và khả năng đáp ứng dịch vụ của họ cho khách hàng [9].
 Năm 2002, Amazon đã giới thiệu Amazon Web Services. Điều này giúp
cho người sử dụng có khả năng lưu trữ dữ liệu và khả năng xử lý công
việc lớn hơn rất nhiều.
 Năm 2004, sự ra đời chính thức của Facebook đã thực sự tao ra cuộc
cách mạng hóa giao tiếp giữa người với người, mọi người có thể chia sẻ
dữ liệu riêng tư của họ cho bạn bè, điều này đã vô tình tạo ra được một
định nghĩa mà thường được gọi là đám mây dành cho cá nhân.
 Năm 2006, Amazon đã từng bước mở rộng các dịch vụ điện toán đám
mây của mình, đầu tiên là sự ra đời của Elastic Compute Cloud (EC2),
ứng dụng này cho phép mọi người truy cập vào các ứng dụng của họ và
thao tác với chúng thông qua đám mây. Sau đó, họ đưa ra Simple
Storage Service (S3), Amazon S3 là dịch vụ lưu trữ trên mạng Internet.
Nó được thiết kế cho bạn có thể sử dụng để lưu trữ và lấy bất kỳ dữ liệu,
bất cứ lúc nào, từ bất cứ nơi nào trên web [9].
 Năm 2008, HTC đã công bố điện thoại đầu tiên sử dụng Android.

16

 Năm 2009, cùng với sự phát triển của Web 2.0, Google và các công ty
khác bắt đầu cung cấp các ứng dụng doanh nghiệp dựa trên trình duyệt
như Google Apps.
 Trong những năm 2010, các công ty đã phát triển điện toán đám mây để
tích cực cải thiện dịch vụ và khả năng đáp ứng của mình để phục vụ nhu
cầu cho người sử dụng một cách tốt nhất.

 Dự đoán cuối năm 2013 và về sau nữa, trên thế giới sẽ có khảng 1 tỷ
người sử dụng Smart Phone. Đến năm 2015 thị trường máy tính bảng sẽ
thu hút được khoảng 44 triệu người [9].
Điều này đã giúp cho các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển vượt
bậc, mang đến nhiều trải nghiệm mới cho người dùng, kết nối ở khắp mọi nơi và mọi
lúc thông qua môi trường internet.
Sự đóng góp quan trọng nhất của điện toán đám mây tính đến nay đó là sự xuất
hiện của các ứng dụng sát thủ (killer apps) do 2 hãng công nghệ khổng lồ hàng đầu là
Microsoft và Google cung cấp. Khi các công ty này cung cấp dịch vụ một cách đáng
tin cậy, dễ chấp nhận và thúc đẩy hiệu quả cho các ngành công nghiệp dịch vụ trực
tuyến thì cũng là lúc chúng được chấp nhận rộng rãi hơn. Các nhân tố khác cũng rất
quan trọng thúc đẩy rõ rệt sự phát triển của điện toán đám mây bao gồm sự lớn mạnh
của công nghệ ảo hóa, sự phát triển phổ cập của băng thông tốc độ cao và các tiêu
chuẩn phần mềm có tính tương thích toàn cầu.

2.1.3 Đặc điểm:
Điện toán đám mây có sáu đặc điểm chính sau đây:
 Truy cập diện rộng: Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ chạy trên
môi trường internet, do vậy khách hàng chỉ cần kết nối được với internet
là có thể sử dụng được các dịch vụ. Các thiết bị truy xuất thông tin
không yêu cầu cấu hình cao như: máy tính xách tay, điện thoại di động
hoặc máy kỹ thuật số… [3]
 Độc lập thiết bị và vị trí: cho phép khách hàng truy cập hệ thống từ bất
kỳ nơi nào hoặc bằng bất kỳ thiết bị gì.
 Dùng chung tài nguyên: tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ được dùng
chung và phục vụ cho nhiều người dùng dựa trên mô hình “multi-
tenant”. Mô hình này cho phép tài nguyên phần cứng và tài nguyên ảo
hóa sẽ được cấp phát động dựa vào nhu cầu của người dùng, giúp chia

17


sẻ tài nguyên và giá thành, cho phép tập trung hóa cơ sở hạ tầng và sử
dụng hệ thống hiệu quả hơn.
 Tính tự phục vụ theo nhu cầu: đặc tính kỹ thuật của điện toán đám mây
cho phép khách hàng đơn phương thiết lập yêu cầu nguồn lực nhằm đáp
ứng yêu cầu của hệ thống như: thời gian sử dụng server, dung lượng lưu
trữ, cũng như là khả năng đáp ứng các tương tác lớn của hệ thống ra bên
ngoài.
 Khả năng co giãn nhanh chóng: khả năng này cho phép tự động mở rộng
hoặc thu nhỏ hệ thống tùy theo nhu cầu của người sử dụng một cách
nhanh chóng. Khi nhu cầu tăng, hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách
thêm tài nguyên vào. Khi nhu cầu giảm, hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài
nguyên. Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử dụng tài nguyên
hiệu quả, tận dụng triệt để tài nguyên dư thừa, phục vụ được nhiều
khách hàng. Đối với người sử dụng dịch vụ, khả năng co giãn giúp họ
giảm chi phí do họ chỉ trả phí cho những tài nguyên thực sự dùng.

Chi trả theo thực dùng: nhiều dịch vụ điện toán đám mây sử dụng mô
hình điện toán theo nhu cầu, mô hình tương tự với cách các tiện ích theo
nhu cầu truyền thống như điện được tiêu thụ. Điện toán đám mây cho
phép giới hạn dung lượng lưu trữ, băng thông, tài nguyên máy tính và số
lượng người dùng kích hoạt theo tháng giúp người dùng có thể tránh
những phí tổn không đáng có [3].

2.1.4 Đặc tính:
Theo quan điểm của Google, điện toán đám mây có 6 đặc tính quan trọng sau:
 Lấy người dùng làm trung tâm: một khi là người sử dụng được kết nối
với điện toán đám mây, bất cứ điều gì được lưu trữ dưới dạng văn bản,
tin nhắn, hình ảnh hoặc các ứng dụng đều thuộc về người dùng. Ngoài
ra, không những chỉ có dữ liệu mà người dùng còn có thể chia sẻ nó với

những người khác [3].
 Lấy nhiệm vụ làm trung tâm: thay vì tập trung vào ứng dụng và những
gì có thể làm thì nó tập trung vào những gì người dùng cần làm và làm
thế nào ứng dụng có thể đáp ứng điều đó cho người dùng như các ứng
dụng xử lý truyền thống như bảng tính excel, email…

18

 Điện toán đám mây rất mạnh: nó kết nối hàng trăm hoặc hàng ngàn máy
tính lại với nhau trong một đám mây và tạo ra vô số sức mạnh tính toán
tường chừng như không thể đối với một máy tính để bàn duy nhất.
 Tính dễ dàng truy cập: bởi vì dữ liệu được lưu trữ trong các đám mây
nên người dùng ngay lập tức có thể lấy nhiều thông tin từ các kho dữ
liệu mà không bị giới hạn vào một nguồn dữ liệu duy nhất.
 Tính thông minh: với tất cả các dữ liệu khác nhau được lưu trữ trên các
máy tính trong một đám mây, việc khai thác dữ liệu và phân tích là rất
cần thiết để truy cập thông tin một cách thông minh.

Tính có thể lập trình: một nhiệm vụ cần thiết với điện toán đám mây là
phải có tính tự động. Ví dụ, để bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu, thông tin
được lưu trữ trên một máy tính duy nhất trong các đám mây phải được
nhân rộng trên các máy tính khác trong các đám mây. Nếu máy tính đó
offline thì đám mây phải được lập trình tự động để tái phân phối dữ liệu
trong máy tính đó đến một máy tính mới trong các đám mây [3].

2.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của điện toán đám mây:
a) Thuận lợi:
Giảm chi phí cho người dùng: đây là một lợi thế tài chính, người dùng không
cần phải bỏ ra chi phí cao để chạy các ứng dụng trên web của điện toán đám mây. Bởi
vì ứng dụng chạy trong các đám mây không giống như chạy trên một máy tính để bàn,

vậy nên máy tính để bàn của người dùng không cần yêu cầu bộ xử lý cao hoặc không
gian đĩa cứng lớn để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Do đó, các máy tính khách hàng trong
điện toán đám mây có thể có giá thành thấp hơn, với đĩa cứng nhỏ hơn, ít bộ nhớ
nhưng bộ vi xử lý hiệu quả hơn. Trong thực tế, thậm chí máy tính khách hàng không
cần một đĩa CD hoặc ổ đĩa DVD, bởi vì nó không cần nạp các chương trình và các tài
liệu không cần phải lưu [3].
Cải thiện hiệu suất: với nhiều chương trình cồng kềnh và ngốn nhiều bộ nhớ
của máy tính, người dùng sẽ thấy hiệu suất máy tính của họ thấp. Nói một cách đơn
giản, các máy tính trong một hệ thống điện toán đám mây sẽ khởi động nhanh hơn và
chạy nhanh hơn bởi vì các chương trình trên máy sẽ ít hơn và quá trình nạp bộ nhớ
cũng nhanh hơn.
Giảm chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: trong một tổ chức lớn, bộ
phận công nghệ thông tin cũng có thể thấy chi phí sẽ thấp hơn từ việc áp dụng các mô
hình điện toán đám mây. Thay vì đầu tư với số lượng lớn các máy chủ mạnh hơn, các

19

nhân viên công nghệ thông tin có thể sử dụng nguồn lực tính toán của đám mây để bổ
sung hoặc thay thế các nguồn tài nguyên máy tính nội bộ. Nhu cầu máy tính vào lúc
cao điểm có thể dễ dàng được xử lý bởi máy tính và máy chủ trong các đám mây.
Ít gặp các vấn đề về bảo trì: nói về chi phí bảo trì, điện toán đám mây làm giảm
đáng kể cả bảo trì phần cứng và phần mềm cho các tổ chức từ lớn đến nhỏ. Đối với
phần cứng, khi phần cứng ít hơn (ít máy chủ) cần thiết trong tổ chức thì chi phí bảo trì
ngay lập tức được hạ xuống. Đối với bảo trì phần mềm, hãy nhớ rằng tất cả các ứng
dụng đám mây được đặt ở nơi khác, do đó, không có phần mềm trên máy tính của tổ
chức cho các nhân viên công nghệ thông tin bảo trì.
Chi phí phần mềm thấp hơn: xét về vấn đề chi phí phần mềm. Thay vì mua các
gói phần mềm riêng biệt cho mỗi máy tính trong tổ chức, nhân viên chỉ cần sử dụng
một ứng dụng cần thiết để truy cập vào các đám mây. Ngay cả khi chi phí cho việc
này là tương đương với các ứng dụng trên máy tính để bàn thì các nhân viên công

nghệ thông tin vẫn có thể tiết kiệm được chi phí cài đặt và duy trì các chương trình
trên tất cả các máy tính để bàn trong tổ chức. Chi phí của phần mềm có thể ở một số
công ty điện toán đám mây sẽ tính phí cao để cho "thuê" các ứng dụng của họ giống
như mua phần mềm từ những công ty phần mềm truyền thống. Tuy nhiên, dấu hiệu
ban đầu là dịch vụ đám mây sẽ có giá thấp hơn đáng kể hơn so với phần mềm máy
tính để bàn. Trong thực tế, nhiều công ty (chẳng hạn như Google) đang cung cấp các
ứng dụng web miễn phí cho các cá nhân và các tổ chức lớn, nó hấp dẫn hơn nhiều so
với các phần mềm chi phí cao của Microsoft và các nhà cung cấp phần mềm tương tự
cho máy tính để bàn.
Cập nhật phần mềm ngay lập tức: một ưu điểm khác liên quan đến phần mềm
trong điện toán đám mây là người dùng không còn phải đối mặt với sự lựa chọn giữa
các phần mềm đã lỗi thời và các chi phí để nâng cấp nó. Khi ứng dụng chạy trên web,
nó sẽ được cập nhật tự động và có sẵn trong thời gian người dùng đăng nhập vào các
đám mây. Bất cứ khi nào người dùng truy cập vào một ứng dụng web, bạn sẽ nhận
được phiên bản mới nhất mà không cần phải trả tiền hoặc tải về bản nâng cấp.
Tăng khả năng tính toán cho máy tính: đây là một trong những lợi ích rõ ràng
nhất. Khi người dùng kết nối vào một hệ thống điện toán đám mây, họ sẽ có sức mạnh
của toàn bộ các đám mây. Người dùng sẽ không còn bị giới hạn về những gì có thể
làm đối với một máy tính để bàn duy nhất mà bây giờ họ có thể thực hiện các nhiệm
vụ như một siêu máy tính sử dụng sức mạnh của hàng ngàn máy tính và máy chủ. Nói
cách khác, người dùng có thể làm được những việc “to tát” hơn trong các đám mây
ngay trên máy tính để bàn của mình.

20

Không giới hạn không gian lưu trữ: các đám mây cung cấp khả năng lưu trữ
hầu như vô hạn. Khi máy tính để bàn của hoặc máy tính xách tay của người dùng vượt
ra khỏi không gian lưu trữ, ổ cứng 200GB trong máy tính của họ là rất nhỏ so với
hàng trăm petabyte có sẵn trong các đám mây. Bất cứ điều gì người dùng cần lưu trữ,
họ đều có thể.

Tăng độ an toàn cho dữ liệu: Tất cả những dữ liệu lưu trữ sẽ nằm trong một nơi
nào đó trong đám mây. Không giống như máy tính để bàn, một vụ hư đĩa cứng có thể
phá hủy tất cả các dữ liệu có giá trị của người dùng nhưng khi một máy tính tham gia
trong đám mây sẽ không bị ảnh hưởng gì đến việc lưu trữ các dữ liệu. Đó là bởi vì dữ
liệu trong đám mây được tự động nhân đôi nên không bao giờ bị mất. Điều đó cũng có
nghĩa là nếu máy tính cá nhân của người dùng bị treo thì tất cả các dữ liệu của họ vẫn
còn đó trong các đám mây và vẫn có thể truy cập được. Trong một thế giới mà ít
người dùng máy tính sao lưu dữ liệu của họ một cách thường xuyên thì điện toán đám
mây có thể giữ an toàn cho dữ liệu.
Cải thiện khả năng tương thích giữa các hệ điều hành: sẽ có lúc người dùng cố
gắng nói chuyện giữa một máy chạy hệ điều hành Windows với một máy chạy hệ điều
hành Mac hoặc một máy Linux để chia sẻ dữ liệu với một máy tính Windows. Nhưng
trong điện toán đám mây, hệ điều hành không quan trọng. Người dùng có thể kết nối
máy tính Windows của họ với các tài liệu điện toán đám mây và chia sẻ với các máy
tính chạy hệ điều hành khác của Apple như Mac OS, Linux, hoặc UNIX. Vấn đề trong
đám mây là dữ liệu chứ không phải là hệ điều hành.
Cải thiện khả năng tương thích giữa các định dạng tài liệu: người dùng cũng
không phải lo lắng về các tài liệu mà họ tạo ra trên máy tính có cần phải tương thích
với các ứng dụng của người dùng khác hoặc hệ điều hành nào đó hay không. Trong
một môi trường mà các tài liệu Word 2007 không thể được mở trên một máy tính chạy
Word 2003, tất cả các tài liệu được tạo ra bởi các ứng dụng web có thể đọc được bởi
bất kỳ người sử dụng nào có thể truy cập vào ứng dụng đó. Sẽ không có chuyện không
tương thích định dạng khi tất cả mọi người cùng đang chia sẻ tài liệu và các ứng dụng
trong các đám mây.
Dễ dàng hợp tác nhóm: chia sẻ tài liệu trực tuyến dẫn đến việc cộng tác trên các
tài liệu. Đối với nhiều người dùng thì đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất
của điện toán đám mây cho nhiều người dùng dễ dàng cộng tác trên các tài liệu và dự
án của họ. Trước khi xuất hiện điện toán đám mây, người dùng đã có email hoặc snail
mail để nhận tài liệu từ nhiều người dùng khác nhau và làm việc trên những tài liệu đó
một cách tuần tự. Nhưng trên điện toán đám mây thì khác. Bây giờ, mọi người đều có


21

thể truy cập tài liệu của một dự án cùng một lúc, các chỉnh sửa của một trong những
người dùng sẽ được tự động phản ánh và hiển thị cho người dùng khác nhìn thấy trên
màn hình và tất cả những gì người dùng cần chỉ là một máy tính có kết nối Internet.
Tất nhiên, sự hợp tác nhóm dễ dàng hơn đồng nghĩa với việc các dự án nhóm sẽ hoàn
thành nhanh hơn, với sự tham gia đầy đủ từ tất cả mọi người. Nó cũng cho phép các
dự án nhóm trên những vị trí địa lý khác nhau. Không nhất thiết phải là nhóm có cư
trú tại cùng một văn phòng thì mới cho hiệu quả tốt nhất. Với điện toán đám mây, bất
cứ ai ở bất cứ nơi nào đều có thể hợp tác với nhau trong thời gian thực.
Tiếp cận phổ cập tài liệu: chắc hẳn mọi người dùng đã từng gặp những trường
hợp như để quên một tài liệu quan trọng tại văn phòng, làm mất một tài liệu trên
đường hoặc đi dự hội nghị nhưng quen mang theo báo cáo. Với điện toán đám mây,
người dùng sẽ không có một tài liệu nào bị phụ thuộc mà thay vào đó, chúng ở trong
đám mây, nơi người dùng có thể truy cập và lấy từ bất cứ nơi nào có kết nối Internet.
Tất cả các tài liệu đều luôn luôn có sẵn ngay lập tức và từ bất cứ nơi nào người dùng
đang đứng.
Luôn nhận được phiên bản mới nhất: đây là một lợi thế khác liên quan đến tài
liệu trong điện toán đám mây. Trong đám mây luôn luôn lưu trữ phiên bản mới nhất
của các tài liệu và những tài liệu đó sẽ không bao giờ gặp nguy hiểm về việc có một
phiên bản lỗi thời trên máy tính.
Loại bỏ các ràng buộc cho các thiết bị đặc biệt: đây là lợi thế cuối cùng của
điện toán đám mây. Khi người dùng di chuyển từ máy tính sang dùng một thiết bị di
động khác thì các ứng dụng và tài liệu vẫn có sẵn. Người dùng không cần phải mua
thêm một phiên bản đặc biệt của một chương trình nào đó cho một thiết bị cụ thể hoặc
lưu tài liệu của bạn trong một định dạng thiết bị cụ thể [3].
b) Khó khăn:
Đòi hỏi một kết nối Internet liên tục: điện toán đám mây không thể tồn tại nếu
người dùng không thể kết nối với Internet. Bởi vì sử dụng Internet để kết nối với tất cả

các ứng dụng và tài liệu nên nếu người dùng không có kết nối Internet thì họ không
thể truy cập hoặc làm bất cứ điều gì. Một kết nối Internet chết có nghĩa là không có
việc làm, thời gian và khu vực kết nối Internet ít hoặc vốn không đáng tin cậy sẽ dẫn
đến việc kết nối dễ bị cắt đứt. Và khi người dùng offline, điện toán đám sẽ không làm
việc. Đây có thể là một bất lợi quan trọng của điện toán đám mây. Chắc chắn, ai cũng
đang sử dụng một kết nối Internet tương đối phù hợp cả ở nhà và tại nơi làm việc,
nhưng nếu muốn sử dụng máy tính ở một nơi nào khác thì sao? Nếu người dùng đang
sử dụng máy tính để làm việc với các tài liệu ở những địa điểm như trên boong tàu

22

ngoài biển, ở một nhà hàng ăn trưa hoặc trong xe… Người dùng sẽ không thể truy cập
vào tài liệu của họ dựa trên đám mây và các ứng dụng, trừ khi có một kết nối Internet
mạnh mẽ ở tất cả những địa điểm đó [3].
Không làm việc tốt với các kết nối tốc độ thấp: tương tự như vậy, một kết nối
Internet tốc độ thấp sẽ làm cho điện toán đám mây gặp khó khăn. Ứng dụng dựa trên
web thường đòi hỏi rất nhiều băng thông để tải về cũng như các tài liệu lớn. Nếu
người dùng đang làm việc với một kết nối tốc độ thấp, nó có thể mất rất nhiều thời
gian chỉ để thay đổi từ trang này sang trang khác trong cùng một tài liệu hoặc để khởi
động các tính năng trong dịch vụ đám mây. Nói cách khác, để làm việc với điện toán
đám mây không thể có kết nối chậm hoặc băng thông kém.
Có thể bị chậm: ngay cả trên một máy tính có tốc độ kết nối nhanh, các ứng
dụng web đôi khi vẫn có thể bị chậm hơn so với việc truy cập vào một chương trình
phần mềm tương tự trên máy tính để bàn. Đó là bởi vì tất cả mọi thứ về chương trình,
từ giao diện đến các tài liệu mà người dùng đang làm việc cần phải được gửi trở lại từ
máy tính của người dùng đến các máy tính trong đám mây. Nếu các máy chủ đám
mây xảy ra việc sao lưu tại thời điểm đó, hoặc nếu Internet đang hoạt động chậm thì
người dùng sẽ không được truy cập ngay lập tức.
Các tính năng có thể bị giới hạn: ngày nay nhiều ứng dụng web không cung cấp
đầu đủ các tính năng như máy tính để bàn. Ví dụ như các tính năng mà Google cung

cấp cho Microsoft PowerPoint, có rất nhiều người có thể làm việc với PowerPoint trên
máy tính để bàn tốt hơn bạn so với phần mềm được cung cấp trên web của Google.
Các vấn đề cơ bản là giống nhau nhưng các ứng dụng đám mây thiếu nhiều tính năng
tiên tiến của PowerPoint. Vì vậy, đối với một người dùng cao cấp thì có thể không
muốn làm việc với điện toán đám mây. Điều đó nói rằng, nhiều ứng dụng web cần
phải thêm các tính năng tiên tiến hơn theo thời gian. Điều này đúng với 2 trường hợp
là Google Docs và Spreadsheets, cả hai đều bắt đầu hơi tệ nhưng sau đó có thêm rất
nhiều các chức năng thích hợp được tìm thấy trên Microsoft Word và Excel.
Dữ liệu lưu trữ có thể không được an toàn: tất cả các dữ liệu của người dùng
được lưu trữ trên đám mây nhưng làm thế nào để dữ liệu đó được an toàn trong các
đám mây. Hay nói cách khác, những người sử dụng trái phép có thể truy cập vào dữ
liệu bí mật của người dùng hay không? Đây là những câu hỏi quan trọng và cũng là
vấn đề lớn nhất của điện toán đám mây tính đến thời điểm hiện tại.
Nếu các đám mây bị mất, dữ liệu của người dùng cũng sẽ không còn nữa: Về
mặt lý thuyết, dữ liệu được lưu trữ trong các đám mây rất an toàn và được nhân rộng
trên nhiều máy tính. Tuy nhiên, nếu dữ liệu bị mất đi, người dùng sẽ không có một sự

23

dự phòng vật lý nào cả (trừ khi họ có phương pháp tải về tất cả các tài liệu trên đám
mây vào máy tính để bàn riêng) [3].
2.1.6 Các thành phần của điện toán đám mây:

Máy khách (clients): bao gồm phần cứng hoặc phần mềm máy tính, phụ thuộc
vào ứng dụng đám mây để phân phối các ứng dụng hoặc được thiết kế riêng để phân
phối các dịch vụ đám mây. Ví dụ: các thiết bị di động [5].
Dịch vụ (services): bao gồm “sản phẩm, dịch vụ, giải pháp”, là hệ thống phần
mềm được thiết kế để hỗ trợ tương tác giữa các máy trong mạng, dịch vụ này có thể
được truy cập bởi các thành phần của điện toán đám mây khác, các phần mềm hoặc
bởi người dùng cuối.

Ứng dụng (application): không cần phải cài đặt và chạy ứng dụng trên chính
máy tính của khách hàng, do đó giảm bớt gánh nặng của việc duy trì, điều hành và hỗ
trợ. Ví dụ: ứng dụng lưu trữ, ứng dụng web, phần mềm,…
Nền tảng (platform): là sự phân phối các nền tảng điện toán hoặc các giải pháp
như là dịch vụ, triển khai các ứng dụng không tốn tiền hoặc không gặp rắc rối do mua
phần cứng, phần mềm. Ví dụ: khung ứng dụng web.
Lưu trữ (Storage): là hoạt động phân phối các dịch vụ lưu trữ dữ liệu: các dịch
vụ cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu, dịch vụ web.
Cơ sở hạ tầng (infrastructure): là sự phân phối các cơ sở hạ tầng máy tính như
là dịch vụ, điển hình như môi trường ảo. Ví dụ: điện toán lưới [5].
2.1.7 Các mô hình triển khai điện toán đám mây:
Có 4 mô hình triển khai chính đám mây đó là: Đám mây công cộng (Public
Cloud), đám mây riêng (Private Cloud) , đám mây lai (Hybrid Cloud) và đám mây
cộng đồng (Community Cloud).
a) Đám mây công cộng:
Đám mây công cộng (Public cloud): là các dịch vụ đám mây được một bên thứ
ba (người bán) cung cấp. Chúng tồn tại ngoài tường lửa của công ty, được lưu trữ đầy
đủ và được các nhà cung cấp đám mây quản lý.
Các tài nguyên trong đám mây công cộng sẽ được cấp phát động, các dịch vụ
được cung cấp thông qua môi trường internet. Khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ được
lợi là chi phí đầu tư thấp, giảm thiểu rủi ro do nhà cung cấp dịch vụ đã gánh vác

24

nhiệm vụ quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, bảo mật. Ngoài ra đám mây công cộng còn
cung cấp khả năng co giãn theo yêu cầu của người sử dụng.
Đám mây công cộng có một trở ngại, đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ liệu và
vấn đề an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ đám
mây, do nhà cung cấp dịch vụ đám mây đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến
cho khách hàng, nhất là các công ty lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu

quan trọng của mình khi sử dụng dịch vụ đám mây [2].

HÌnh 2.1: Đám mây công cộng
Thông thường thì người dùng sẽ lựa chọn đám mây công cộng khi:
 Phân bố khối lượng công việc cho các ứng dụng được sử dụng bởi nhiều
người, chẳng hạn như e-mail.
 Người dùng cần phải thử nghiệm và phát triển các mã ứng dụng.
 Người dùng có các ứng dụng SaaS từ một nhà cung cấp có một chiến
lược an ninh thực hiện tốt.
 Người dùng cần tăng công suất làm việc cho máy tính (khả năng bổ
sung năng lực cho máy tính cao hơn nhiều lần).
 Người dùng đang thực hiện các dự án hợp tác.
 Người dùng đang làm một dự án phát triển phần mềm quảng cáo bằng
cách sử dụng PaaS cung cấp bởi các đám mây [2].

×