Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tính thiết kế hệ thống sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt để sấy nguyên liệu thủy sản năng suất 12 kg 1 mẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 96 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ

= = =







= = =





HOÀNG QUANG HÒA




TÍNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY ĐỐI LƯU
KẾT HP VỚI BƠM NHIỆT ĐỂ SẤY NGUYÊN
LIỆU THỦY SẢN NĂNG SUẤT 12 KG/MẺ



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH








Nha Trang - 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CƠ KHÍ

= = =







= = =






HOÀNG QUANG HÒA




TÍNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG SẤY ĐỐI LƯU
KẾT HP VỚI BƠM NHIỆT ĐỂ SẤY NGUYÊN
LIỆU THỦY SẢN NĂNG SUẤT 12 KG/MẺ



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH



GVHD: TS. TRẦN ĐẠI TIẾN




Nha Trang - 2013

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: HOÀNG QUANG HÒA Lớp: 51NL
Ngành: Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh
Tên đồ án tốt nghiệp: “Tính toán thiết kế hệ thống sấy đối lưu kết hợp với bơm
nhiệt để sấy nguyên liệu thủy sản năng suất 12kg/mẻ”
Số trang: 73 Số chương: 5 Số tài liệu tham khảo: 12


Ý KIẾN

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN








Kết luận:



Nha Trang, ngày… tháng… năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS.Trần Đại Tiến



PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: HOÀNG QUANG HÒA Lớp: 51NL
Ngành: Công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh
Tên đồ án tốt nghiệp: “Tính toán thiết kế hệ thống sấy đối lưu kết hợp với bơm
nhiệt để sấy nguyên liệu thủy sản năng suất 12kg/mẻ”
Số trang: 73 Số chương: 5 Số tài liệu tham khảo: 12


Ý KIẾN

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN







Kết luận:


Nha Trang, ngày… tháng… năm 2013
CÁN BỘ PHẢN BIỆN








LỜI CẢM ƠN
Học tập là một quá trình lâu dài, mỗi giai đoạn đóng một vai trò quan trọng
trong việc hình thành tri thức một con người. Từ những ngày bước chân vào giảng
đường đại học cho đến lúc hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự quan tâm
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô.
Qua quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp em xin bày tỏ lòng biết ơn chân

thành đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí
cũng như các Thầy, Cô trong Bộ môn Kỹ thuật Nhiệt Lạnh đã tạo mọi điều kiện
cho em có kết quả học tập tốt và hoàn thành đề tài này.
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trần Đại Tiến đã trực
tiếp theo dõi, tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài, truyền đạt
những kinh nghiệm quý báu, cung cấp cho em những tài liệu cần thiết và hữu ích
cho quá trình nghiên cứu để em có thể thực hiện đề tài hoàn chỉnh về mặt nội dung
và hoàn thành trong thời gian quy định.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình và những người bạn của
em những người đã luôn giúp đỡ, động viên em hoàn thành tốt đề tài này.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Mong
nhận được sự chỉ bảo của quý Thầy Cô và góp ý của các bạn.

Nha Trang, tháng 06 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Hoàng Quang Hòa




MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐỐI LƯU KẾT HỢP
VỚI BƠM NHIỆT 2
1.1. SƠ LƯỢC VỀ KỸ THUẬT SẤY 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Phân loại phương pháp sấy 2
1.1.2.1. Phương pháp sấy nóng 2
1.1.2.2. Phương pháp sấy lạnh 3
1.1.3. Cơ chế thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy 4
1.1.3.1. Quá trình khuếch tán nội 5
1.1.3.2. Quá trình khuếch tán ngoại 6
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại 6
1.1.4. Các giai đoạn trong quá trình sấy 7
1.1.4.1. Giai đoạn làm nóng vật 7
1.1.4.2. Giai đoạn sấy đẳng tốc 7
1.1.4.3. Giai đoạn sấy giảm tốc 8
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ làm khô 8
1.1.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí 8
1.1.5.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí 8
1.1.5.3. Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí 9
1.1.5.4. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu 9

1.1.5.5. Ảnh hưởng của việc ủ ẩm 10
1.1.5.6. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu 10
1.1.6. Các phương pháp xác định thời gian sấy 10
1.2. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐỐI LƯU KẾT HỢP VỚI BƠM
NHIỆT 12
1.2.1. Phân loại hệ thống sấy đối lưu 12
1.2.1.1. Phương pháp sấy dạng phòng 12
1.2.1.2. Phương pháp sấy đường hầm 13
1.2.1.3. Phương pháp sấy thùng quay 14

1.2.1.4. Phương pháp sấy phun 15
1.2.1.5. Phương pháp sấy tầng sôi 16
1.2.1.6. Phương pháp sấy bằng băng tải 17
1.2.2. Phương pháp sấy bằng điện trở 18
1.2.3. Phương pháp sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt 19
1.2.3.1. Khái quát về bơm nhiệt 19
1.2.3.2. Nguyên lí hoạt động 21
1.2.3.3. Các thành phần cơ bản của bơm nhiệt 23
1.2.3.4. Ứng dụng của bơm nhiệt trong nền kinh tế quốc dân 25
1.2.3.5. Các phương pháp sấy bơm nhiệt 25
CHƯƠNG II: CHỌN CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU, PHƯƠNG ÁN THIẾT
KẾ VÀ TÍNH KÍCH THƯỚC PHÒNG SẤY 33
2.1. CHỌN CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU 33
2.1.1. Chọn phương pháp sấy 33
2.1.2. Chọn dạng hệ thống sấy 34
2.1.3. Chọn chế độ sấy 34
2.2. TÍNH KÍCH THƯỚC HỆ THỐNG SẤY 36
2.2.1. Tính khối lượng vật liệu sấy vào và ra 36
2.2.2. Lượng ẩm cần bốc hơi 37
2.2.3. Xác định các thông số không khí ngoài trời 37

2.2.4. Xác định entanpy của TNS trước quá trình sấy 38
2.4. Tính toán nhiệt và chọn các thiết bị cho thiết bị sấy 42
CHƯƠNG III: CHỌN SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CỦA HỆ THỐNG VÀ TÍNH
CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG 47
3.1. Tính chọn các thiết bị 47
3.1.1. Tính chọn máy nén lạnh của bơm nhiệt cho thiết bị sấy 47
3.1.2. Tính chọn dàn ngưng tụ (dàn nóng hay Calorifer) 49
3.1.3. Tính chọn dàn lạnh 51
3.1.4. Tính chọn thiết bị tiết lưu 52

3.1.5. Tính chọn dàn điện trở 53
3.1.6. Tính chọn quạt gió 53
CHƯƠNG IV: TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG SẤY 55
4.1. Trang bị tự động hóa và vận hành hệ thống sấy 55
4.1.1. Vận hành ở phương pháp sấy lạnh
4.1.2. Vận hành ở phương pháp sấy nóng 56
4.2. Tính kiểm tra nhiệt tải của thiết bị cho các chế độ sấy khác 57
4.2.1. Tính toán kiểm tra nhiệt tải ở phương pháp sấy nóng bằng bơm nhiệt 58
4.2.2 Tính toán kiểm tra nhiệt tải ở phương pháp sấy lạnh bằng bơm nhiệt 61
4.3. Lắp đặt hệ thống 62
CHƯƠNG V: THỬ NGHIỆM SẤY MỘT SẢN PHẨM TÍNH SƠ BỘ GIÁ
THÀNH CỦA SẢN PHẨM 64
5.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 64
5.2. Các phương pháp đánh giá
5.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 66
5.4. Tính giá thành cho 1 kg sản phẩm sấy 70
5.5. Dự toán chi phí thiết bị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh sấy lạnh với các hệ thống sấy khác 27
Bảng 2.1. Thực nghiệm sấy tôm 35
Bảng 2.2. Thông số các điểm trên đồ thị i- d của quá trình sấy lý thuyết 39
Bảng 3.1. Bảng thông số các điểm nút của chu trình 48
Bảng 3.2. Tổn thất áp suất qua các thiết bị của hệ thống sấy 54
Bảng 4.1. Nhiệt cho dàn nóng theo vận tốc gió và nhiệt độ; kw 58
Bảng 4.2. Nhiệt bổ sung của dàn điện trở theo vận tốc gió và nhiệt độ; kw 58
Bảng 4.3. Năng lượng tiêu hao theo vận tốc gió và nhiệt độ; kw 60

Bảng 4.4. Nhiệt tiêu hao cho dàn điện trở theo vận tốc gió và nhiệt độ; kw 61
Bảng 4.5. Nhiệt điện trở cần bổ sung cho các chế độ sấy lạnh 62
Bảng 5.1. Biến đổi TGS, điểm CLCQ, tỷ lệ HNPH… của cá cơm săng khô
theo vận tốc gió 67
Bảng 5.2. So sánh chất lượng và năng lượng của cá cơm săng khô theo các
phương pháp sấy 69



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ sấy đối lưu dạng phòng 12
Hình 1.2. Sơ đồ sấy đối lưu dạng đường hầm 13
Hình 1.3. Sơ đồ phương pháp sấy thùng quay 15
Hình 1.4. Sơ đồ phương pháp sấy phun 15
Hình 1.5. Sơ đồ phương pháp tầng sôi 16
Hình 1.6. Sơ đồ thiết bị sấy băng tải 17
Hình 1.7a. Sơ đồ thiết bị 19
Hình 1.7b. Sơ đồ dòng năng lượng 19
Hình 1.8. Sơ đồ nguyên lý làm việc của phương pháp sấy kín bằng bơm nhiệt
(sấy lạnh) 26
Hình 1.9. Sơ đồ nguyên lý làm việc của phương pháp sấy nóng bằng bơm
nhiệt 28
Hình 1.10. Sơ đồ nguyên lý làm việc sấy nóng bằng bơm nhiệt kết hợp với
điện trở 28
Hình 1.11. Sơ đồ nguyên lý làm việc của phương pháp sấy lạnh bằng bơm
nhiệt 29
Hình 1.12. Sơ đồ nguyên lý làm việc thiết bị sấy tổng hợp bằng bơm nhiệt 30
Hình 1.13. Đồ thị I- d về biến đổi trạng thái không khí ẩm trong quá trình sấy
lạnh 31
Hình 1.14. Đồ thị I- d về biến đổi trạng thái không khí ẩm trong quá trình sấy

nóng 32
Hình 2.1. Sơ đồ thiết bị sấy đối lưu bằng bơm nhiệt 34
Hình 2.2. Đồ thị đường cong sấy 35
Hình 2.3. Đồ thị đường cong tốc độ sấy 36
Hình 2.4. Quá trình biến đổi của không khí ẩm trên đồ thị I – d 38
Hình 2.5. Sơ đồ và kích thước giá đỡ nguyên liệu sấy 40
Hình 2.6. Kích thước buồng sấy 42

Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị sấy đối lưu bằng không khí nóng 43
Hình 2.8. Quá trình thay đổi trạng thái của không khí ẩm trên đồ thị I- d 43
Hình 3.1. Sơ đồ chu trình bơm nhiệt và biến đổi trạng thái môi chất lạnh trên
đồ thị p- i 47
Hình 3.2. Sự phân bố nhiệt độ của môi chất lạnh và không khí trên thiết bị
ngưng tụ 50
Hình 3.3. Sự phân bố nhiệt độ của môi chất lạnh và không khí trên thiết bị
bay hơi 51
Hình 3.4. Sơ đồ cân chỉnh ống mao 52
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý làm việc của thiết bị sấy 55
Hình 4.2. Sơ đồ điện động lực và điều khiển cho thiết bị sấy 57
Hình 4.3. Sơ đồ nguyên lý thiết bị sấy với tiết diện phòng sấy thu hẹp 59
Hình 4.4. Giá đỡ nguyên liệu sấy khi tiết diện phòng sấy thu hẹp 60
Hình 4.5. Kích thước và vị trí các thiết bị trong hệ thống sấy 63
Hình 5.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 65
Hình 5.2. Biến đổi TGS, điểm CLCQ, tỷ lệ HNPH của cá cơm săng khô theo
vận tốc gió 68
Hình 5.3. Biến đổi TGS, điểm CLCQ, tỷ lệ HNPH… của cá cơm săng khô
theo các phương pháp sấy 70


1

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam có một vị trí thuận lợi, nằm trong khu vực nhiệt đới với dải bờ
biển dài cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc nên số lượng thủy sản rất đa dạng và
phong phú. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra
thị trường nước ngoài với yêu cầu đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, nâng cao
năng suất thì cần phải đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế.
Trong công nghệ chế biến hàng thủy sản khô hiện nay ở nước ta, thiết bị còn
thô sơ, vẫn còn những phương pháp thủ công như: phơi nóng hoặc sấy bằng không
khí nóng từ khói lò than, các phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thời
gian sấy kéo dài làm giảm giá trị kinh tế, chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hao hụt lớn,
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo.
Từ nhừng yêu cầu thực tiễn nói trên nên tôi đã chọn đề tài tốt nghiệp: “Tính
toán, thiết kế hệ thống sấy kết hợp với bơm nhiệt để sấy nguyên liệu thủy sản
năng suất 12kg nguyên liệu/mẻ”. Nhằm mục đích tiết kiệm thời gian, năng lượng,
nâng cao chất lượng, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế.
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương I: Tổng quan về phương pháp sấy đối lưu kết hợp với bơm nhiệt.
Chương II: Chọn các thông số ban đầu, chọn phương án thiết kế và tính kích
thước buồng sấy.
Chương III: Chọn sơ đồ tổng thể của hệ thống, tính chọn các thiết bị cho hệ thống.
Chương IV: Trang bị tự động hóa, lắp đặt, vận hành hệ thống sấy.
Chương V: Thử nghiệm sấy một sản phẩm. Tính sơ bộ giá thành của sản phẩm.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này. Do khả năng, trình độ và thời gian có hạn nên không tránh khỏi
những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để tôi có
được những kiến thức bổ ích làm hành trang bước vào đời.

2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐỐI
LƯU KẾT HỢP VỚI BƠM NHIỆT

1.1. SƠ LƯỢC VỀ KỸ THUẬT SẤY
1.1.1. Khái niệm
Quá trình sấy là quá trình làm khô một vậy thể bằng phương pháp bay hơi.
Đối tượng của quá trình sấy là các vật ẩm, là những vật thể có chứa một
lượng chất lỏng nhất định. Chất lỏng chứa trong vật ẩm thường là nước. một số ít
vật ẩm chứa chất lỏng khác là dung môi hữu cơ. Như vậy muốn sấy khô một vật ta
phải tiến hành các biện pháp kỹ thuật sau:
- Cấp nhiệt cho vật ẩm trong vật hóa hơi.
- Lấy hơi ẩm ra khỏi vật ẩm và thải vào môi trường.
1.1.2. Phân loại phương pháp sấy
1.1.2.1. Phương pháp sấy nóng
Trong phương pháp sấy nóng tác nhân sấy (TNS) và vật liệu sấy (VLS) được
đốt nóng. Do tác nhân sấy được đốt nóng nên độ ẩm tương đối φ giảm dẫn đến phân
áp suất hơi nước p
am
trong tác nhân sấy giảm. Mặt khác, do nhiệt độ của vật liệu sấy
tăng lên, nên mật độ hơi trong các mao quản tăng lên do vậy làm cho phân áp suất
hơi nước trên bề mặt vật liệu tăng. Như vậy, trong các hệ thống sấy nóng có hai
cách để tạo ra độ chênh phân áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy và môi trường: cách
thứ nhất là giảm phân áp suất của tác nhân sấy bằng cách đốt nóng nó và cách thứ
hai là tăng phân áp suất hơi nước trong vật liệu sấy. Trong các hệ thống sấy đối lưu
người ta sử dụng cả hai cách này. Trái lại, trong các hệ thống sấy bức xạ, hệ thống
sấy tiếp xúc và các hệ thống sấy dùng dòng điện cao tần chỉ sử dụng cách đốt nóng vật.
Tóm lại, nhờ đốt nóng hoặc cả tác nhân sấy lẫn vật liệu sấy hoặc chỉ đốt
nóng vật liệu sấy mà hiệu số giữa phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật p
ab
và phân
áp suất hơi nước trong tác nhân sấy p
am
tăng dẫn đến qua trình dịch chuyển ẩm từ

trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt và đi vào môi trường.
Do đó, hệ thống sấy nóng thường được phân loại theo phương pháp cung cấp nhiệt:
3
Hệ thống sấy đối lưu: Trong hệ thống sấy này, vật liệu sấy nhận nhiệt bằng
đối lưu từ một dịch thể nóng mà thông thường là không khí nóng hoặc khói lò.
Hệ thống sấy tiếp xúc: Trong hệ thống sấy tiếp xúc, vật liệu sấy nhận nhiệt từ
một bề mặt nóng. Như vậy, trong hệ thống sấy tiếp xúc người ta tạo ra độ chênh
phân áp suất nhờ tăng phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy. Trong số này
chúng ta thường gặp hệ thống sấy lô, hệ thống sấy tầng…
Hệ thống sấy bức xạ: Trong hệ thống bức xạ, vật liệu sấy nhận nhiệt từ một
nguồn bức xạ để ẩm dịch chuyển từ trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt và từ bề mặt
khuếch tán vào môi trường. Như vậy, hệ thống sấy bức xạ người ta tạo ra độ chênh
phân áp suất hơi nước giữa vật liệu sấy và môi trường chỉ bằng cách đốt nóng vật.
Các hệ thống sấy khác: Ngoài hệ thống sấy trên, trong các hệ thống sấy nóng
còn có các hệ thống sấy dùng dòng điện cao tần hoặc dùng năng lượng điện từ
trường để đốt nóng vật. Trong các hệ thống sấy này, khi vật liệu sấy đặt trong một
trường điện từ thì trong vật xuất hiện các dòng điện và chính dòng điện này đốt
nóng vật. Như vậy, cũng như các hệ thống sấy bức xạ và hệ thống sấy tiếp xúc, các
hệ thống loại này cũng chỉ tạo ra độ chênh phân áp suất giữa vật liệu sấy và môi
trường bằng cách đốt nóng vật.
1.1.2.2. Phương pháp sấy lạnh
- Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ t > 0
0
C:
Đối với những phương pháp sấy lạnh mà nhiệt độ vật liệu sấy cũng như nhiệt
độ tác nhân sấy xấp xỉ nhiệt độ môi trường. Tác nhân sấy thường là không khí trước
hết khử ẩm bằng phương pháp làm lạnh hoặc bằng các phương pháp khử ẩm hấp
thụ và sau đó lại được đốt nóng hoặc làm lạnh đến nhiệt độ mà công nghệ yêu cầu
rồi cho đi qua vật liệu. Khi đó, do phần áp suất hơi nước trong tác nhân sấy bé hơn
áp suất phần hơi nước trên bề mặt vật liệu sấy mà ẩm từ dạng lỏng bay hơi đi vào

tác nhân sấy.
Trong các loại phương pháp sấy này hoàn toàn giống như trong các phương
pháp sấy nóng khác. Điều khác ở đây là cách giảm phần áp suất hơi p
am
trong tác
nhân sấy. Chẳng hạn trong các phương pháp sấy nóng đối lưu người ta giảm p
am

4
bằng cách đốt nóng để tăng áp suất bão hòa dẫn đến giảm độ ẩm tương đối φ. Trong
khi đó, với các phương pháp sấy lạnh có nhiệt độ tác nhân sấy bằng nhiệt độ môi
trường chẳng hạn, người ta lại tìm cách giảm áp suất hơi nước của tác nhân sấy p
am

giảm. Lượng nước chứa trong không khí được tách qua dàn lạnh.
- Hệ thống sấy thăng hoa:
Phương pháp sấy lạnh mà trong đó ẩm trong vật liệu sấy ở dạng rắn trực tiếp
biến thành hơi đi vào tác nhân sấy thường gọi là sấy thăng hoa. Phương pháp thăng
hoa, người ta tạo ra môi trường trong đó nước trong vật liệu sấy ở dưới điểm băng,
nghĩa là nhiệt độ của vật liệu T < 273
0
K và áp suất tác nhân sấy bao quanh vật p <
610 Pa. Khi đó, nếu vật liệu sấy nhận nhiệt lượng thì nước trong vật ở dạng rắn sẽ
chuyển trực tiếp thành hơi nước và đi vào tác nhân sấy. Như vậy, trong hệ thống sấy
thăng hoa một mặt ta phải làm lạnh vật xuống dưới 0
0
C và tạo chân không xung
quanh vật liệu sấy.
- Hệ thống sấy chân không:
Nếu nhiệt độ của vật liệu sấy vẫn nhỏ hơn 273

0
K nhưng áp suất tác nhân sấy
bao quanh vật p < 610 Pa thì khi vật liệu sấy nhận được nhiệt lượng, các phần tử
nước ở thể rắn không trực tiếp thành hơi để đi vào tác nhân sấy mà trước khi biến
thành hơi đi vào môi trường nước ở thể rắn phải chuyển qua thể lỏng.
Do tính phức tạp và không kinh tế phương pháp chân không và phương pháp
thăng hoa cũng như phương pháp sấy lạnh nói chung chỉ được dùng để sấy vật liệu
quý hiếm không chịu được nhiệt độ cao, sấy những mặt hàng chất lượng cao. Vì vậy
các phương pháp này không phổ biến.
1.1.3. Cơ chế thoát ẩm ra khỏi vật liệu trong quá trình sấy
Dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố lý học như: hấp thụ nhiệt, khuếch tán,
bay hơi làm cho nước trong nguyên liệu tác ra ngoài là làm khô. Đó là một quá trình
rất phức tạp, nếu quá trình cung cấp nhiệt dừng lại thì quá trình làm khô sẽ dừng lại.
Do đó suốt quá trình làm khô thì vật liệu phải được cung cấp một nhiệt lượng nhất
định để vật liệu có được một nhiệt độ cần thiết.
5
Nhiệt lượng cần cung cấp cho vật liệu được tính bằng 3 phương pháp: bức
xạ, truyền nhiệt và đối lưu.
Sự cân bằng nhiệt khi làm khô được hiển thị:
Q = q
1
+q
2
+q
3
+q
4
+q
5


Trong đó:
Q: là tổng nhiệt lượng cung cấp cho nguyên liệu
q
1
: nhiệt lượng làm cho các phần tử hơi nước và hơi nước tách ra khỏi
nguyên liệu.
q
2
: năng lượng để cắt đứt mối liên kết giữa nước, phân tử protid trong
nguyên liệu.
q
3
: năng lượng dùng để làm khô tổ chức tế bào.
q
4
: năng lượng dùng để làm nóng các dụng cụ khi sấy.
q
5
: năng lượng tổn thất qua môi trường.
1.1.3.1. Quá trình khuếch tán nội
Quá trình khuếch tán nội là quá trình chuyển dịch ẩm từ các lớp bên trong ra
lớp bề mặt của vật ẩm. Động lực của quá trình này là do sự chênh lệch nồng độ ẩm
giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt. Ngoài ra quá trình khuếch tán nội còn
diễn ra do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp bên trong và các lớp bề mặt. Qua
nghiên cứu ta thấy rằng ẩm dịch chuyển từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ
thấp. Vì vậy, tùy thuộc vào phương pháp sấy và thiết bị sấy mà dòng ẩm dịch
chuyển dưới tác dụng của nồng độ ẩm và dòng ẩm dịch chuyển dưới tác dụng của
nhiệt độ có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau.
Ta có thể biểu thị tốc độ khuếch tán nội bằng phương trình sau:


Trong đó: W – lượng nước khuếch tán, kg;
dt – thời gian khuếch tán, giờ;
F – diện tích bề mặt khuếch tán, m
2
;
k – hệ số khuếch tán;
6
– gradien độ ẩm.
Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển cùng chiều với nhau sẽ làm thúc đẩy quá trình
thoát ẩm, rút ngắn thời gian sấy. Nếu hai dòng ẩm dịch chuyển ngược chiều nhau sẽ
kìm hãm sự thoát ẩm, kéo dài thời gian sấy.
1.1.3.2. Quá trình khuếch tán ngoại
Sự định kỳ chuyển hơi nước trên bề mặt nguyên liệu vào không khí gọi là
quá trình khuếch tán ngoại. Lượng nước bay hơi trong khuếch tán ngoại thực hiện
dưới điều kiện áp suất hơi nước bão hòa trên bề mặt nguyên liệu (E) lớn hơn áp suất
riêng phần của hơi nước trong không khí (e).
Lượng nước bay hơi trong quá trình khuếch tán ngoại thực hiện được dưới
điều kiện áp suất hơi nước bão hòa (E) lớn hơn áp suất riêng phần của hơi nước
trong không khí (e). Sự chênh lệch đó là . Lượng hơi nước bay hơi tỷ lệ
thuận với , với bề mặt bay hơi và thời gian làm khô:

Tốc độ bay hơi nước được biểu diễn như sau:

Trong đó: W –lượng nước bay hơi, kg
F – diện tích bề mặt bay hơi, m
2

dt – thời gian bay hơi, giờ
B – hệ số bay hơi
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại

Khuếch tán nội và khuếch tán ngoại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quá
trình khuếch tán nội là động lực của quá trình khuếch tán ngoại và ngược lại. Tức là
khi quá trình khuếch tán ngoại được tiến hành thì quá trình khuếch tán nội mới có
thể được tiếp tục và như thế độ ẩm của nguyên liệu mới được giảm dần. Tuy nhiên
trong quá trình sấy ta phải làm sao cho hai quá trình này ngang bằng nhau, tránh
trường hợp khuếch tán ngoại lớn hơn khuếch tán nội. Vì khi đó sẽ làm cho sự bay
hơi ở bề mặt diễn ra mãnh liệt làm cho bề mặt của sản phẩm bị khô cứng, hạn chế
7
sự thoát ẩm. Khi xảy ra hiện tượng đó ta khắc phục bằng cách sấy gián đoạn (quá
trình ủ ẩm) mục đích là để thúc đẩy quá trình khuếch tán nội.
1.1.4. Các giai đoạn trong quá trình sấy
Nếu chế độ sấy tương đối dịu, tức là nhiệt độ và vận tốc chuyển động của
không khí không lớn, đồng thời vật có độ ẩm tương đối cao, thì quá trình sấy sẽ xảy
ra theo ba giai đoạn: giai đoạn làm nóng vật, giai đoaạn sấy tốc độ không đổi và giai
đoạn sấy tốc độ giảm dần.
1.1.4.1. Giai đoạn làm nóng vật
Giai đoạn này bắt đầu từ khi vật vào buồng sấy tiếp xúc với không khí nóng
cho tới khi nhiệt độ vật đạt đến bằng nhiệt độ nhiệt kế ướt. Trong quá trình này toàn
bộ vật sấy được gia nhiệt. Ẩm lỏng trong vật cũng được gia nhiệt cho đến khi đạt
được nhiệt độ sôi ứng với phân áp suất hơi nước trong môi trường không khí trong
buồng sấy. Do được làm nóng nên độ ẩm của vật có giảm chút ít do bay hơi ẩm còn
nhiệt độ của vật tăng dần từ nhiệt độ ban đầu cho đến khi bằng nhiệt độ nhiệt kế
ướt. Tuy vậy sự tăng nhiệt độ trong quá trình xảy ra không đồng đều ở phần ngoài
và phần trong vật. Vùng trong vật đạt tới nhiệt độ nhiệt độ nhiệt kế ướt chậm hơn.
1.1.4.2. Giai đoạn sấy đẳng tốc
Kết thúc giai đoạn gia nhiệt, nhiệt độ của tác nhân sấy bằng nhiệt độ nhiệt kế
ướt. Tiếp tục cung cấp nhiệt, ẩm trong vật sẽ hóa hơi còn nhiệt độ của vật giữ không
đổi nên nhiệt lượng cung cấp chỉ để làm hóa hơi nước. Ẩm sẽ hóa hơi ở lớp vật liệu
sát bề mặt vật, ẩm lỏng ở trong vật sẽ truyền ra ngoài bề mặt vật để hóa hơi. Do
nhiệt độ không khí của tác nhân sấy không đổi, nhiệt độ vật cũng không đổi nên

chênh lệch nhiệt độ giữa vật và môi trường cũng không đổi. Do vận tốc bay hơi ẩm
của vật cũng không đổi. Điều này sẽ làm cho tốc độ giảm của độ chứa ẩm của vật
theo thời gian đổi không đổi, nghĩa là tốc độ sấy không đổi =const.
Trong giai đoạn sấy tốc độ không đổi biến thiên của nhiệt độ chứa ẩm theo
thời gian là tuyến tính. Ẩm được thoát ra trong giai đoạn này là ẩm tự do.
Khi độ ẩm của vật đạt tới trị số tới hạn u
k
= u
cbmax
thì giai đoạn sấy tốc độ
không đổi chấm dứt. Đồng thời cũng là chấm dứt giai đoạn thoát ẩm tự chuyển sang
giai đoạn sấy tốc độ giảm.
8
1.1.4.3. Giai đoạn sấy giảm tốc
Ở giai đoạn sấy này thì lượng nước còn lại trong nguyên liệu ít và chủ yếu là
nước lien kết do đó năng lượng lien kết lớn. Vì vậy, việc tách ẩm cũng khó khăn
hơn và cần năng lượng lớn hơn nên đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy
thường có dạng cong. Tuy nhiên, hình dạng của đường cong là phụ thuộc vào dạng
liên kết ẩm trong vật liệu và tùy thuộc vào dạng vật liệu sấy.
Độ ẩm của vật liệu cuối quá trình sấy tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường
không khí xung quanh.
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ làm khô
1.1.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí
Việc tăng cao nhiệt độ không khí sẽ tăng nhanh tốc độ làm khô.
Lượng nước trong nguyên liệu giảm xuống ở nhiệt độ sấy càng cao, như vậy
ở nhiệt độ cao tốc độ làm khô sẽ nhanh hơn. Nhiệt độ sấy phải ở giới hạn cho phép
vì nhiệt độ làm khô cao sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ làm cho thịt
cá bị sấy chin và gây nên sự tạo màng cứng ở lớp ngoài cản trở sự di chuyển của
nước từ trong ra.
Nếu nhiệt độ làm khô quá thấp, dưới giới hạn cho phép thì quá trình làm khô

sẽ chậm lại dẫn tới sự thối rữa, hủy hoại thịt cá. Đối với nguyên liệu gầy, người ta
làm khô cao hơn nguyên liệu béo.
Quá trình làm khô tiến triển, sự cân bằng của tốc độ khuếch tán nội và
khuếch tán ngoại bị phá vỡ, tốc độ khuếch tán ngoại lớn nhưng tốc độ khuếch tán
nội chậm dẫn đến hiện tượng tạo vỏ cứng ảnh hưởng tới quá trình làm khô.
1.1.5.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí
Độ ẩm tương đối của không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến
quá trình làm khô. Theo kinh nghiệm thì: độ ẩm tương đối của không khí lớn hơn
65% thì quá trình làm khô sẽ chậm lại rõ rệt, còn độ ẩm tương đối 80% thì quá trình
làm khô dừng lại và bắt đầu xảy ra hiện tượng ngược lại, tức là nguyên liệu sẽ hút ẩm.
Độ ẩm của không khí tốt nhất để làm khô trong giới hạn 50 ÷ 70%. Độ ẩm
quá nhỏ cũng không tăng được tốc độ sấy vì tốc độ làm khô phụ thuộc nhiều vào sự
khuếch tán nội của nước trong nguyên liệu.
9
Làm khô trong nhiệt độ tự nhiên khó đạt được độ ẩm tương đối của không
khí 50 ÷ 60%. Một trong những phương pháp để nâng cao độ khô của không khí có
thể tiến hành làm lạnh để cho hơi nước ngưng tụ lại. Hạ thấp nhiệt độ của không khí
tới điểm sương, nước sẽ ngưng tụ đồng thời hàm ẩm tuyệt đối của không khí cũng được hạ
thấp. Như vậy để làm khô không khí người ta thường dùng phương pháp làm lạnh.
1.1.5.3. Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí
Tốc độ chuyển động của không khí có ảnh hưởng lớn đến quá trình làm khô,
tốc độ không khí quá lớn hoặc quá nhỏ đều không có lợi trong quá trình sấy.
Nếu tốc độ quá lớn sẽ làm bay sản phẩm hay khó giữ được nhiệt lượng trên
nguyên liệu để cân bằng quá trình sấy, còn tốc độ quá nhỏ làm cho quá trình sấy
lâu, dẫn đến sự hư hỏng sản phẩm, mặt ngoài sản phẩm sẽ lên mốc gây thối rữa tạo
thành lớp dịch nhầy có màu sắc và mùi vị khó chịu. Vì vậy cần phải có một tốc độ
gió thích hợp, nhất là giai đoạn đầu của quá trình làm khô.
Tốc độ khô nhỏ nhất khi làm khô ở nhiệt độ thấp khoảng 0,4 m/s, đối với cá
miếng thường áp dụng với tốc độ gió trong giới hạn từ 0,4 ÷ 0,6 m/s, đối với cá gầy
có thể đến 1 ÷ 1,5 m/s, khi làm khô cá béo thì tốc độ làm khô nhỏ hơn cá gầy.

Ngoài ra hướng gió cũng ảnh hưởng đến quá trình sấy. Hướng gió song song
với nguyên liệu thì tốc độ làm khô nhanh nhất, hướng nghiêng với bề mặt nguyên
liệu 45
0
tốc độ làm khô giảm dần, hướng gió thẳng góc với nguyên liệu tốc độ làm
khô chậm nhất.
1.1.5.4. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu
Nói chung nguyên liệu càng bé, càng mỏng thì tốc độ sấy càng nhanh. Như
đã nói ở trên cả hai quá trình khuếch tán nội và khuếch tán ngoại đều tỉ lệ thuận với
diện tích bề mặt của nguyên liệu. Khi vật có bề mặt hơi nước lớn thì nước trong
nguyên liệu càng dễ bay hơi, vật liệu càng nhanh khô.
Trong những điều kiện khác như nhau thì tốc độ sấy tỷ lệ thuận với diện tích
bề mặt S, và tỷ lệ nghịch với chiều dày của nguyên liệu :

10
Trong đó: S – diện tích bề mặt bay hơi của nguyên liệu.
– chiều dày của nguyên liệu.
B – hệ số bay hơi đặc trưng cho bề mặt nguyên liệu.
Khi làm khô cá to, muốn cho nhanh chóng thì ta phải cắt, mổ phân chia nhỏ
ra. Dựa vào thời hạn bảo quản sản phẩm để chọn phương pháp cắt mổ cho phù hợp.
Muốn bảo quản cá khô được lâu khi mổ phải giữ lại da và vẩy để làm chậm sự xâm
nhập của nấm mốc và giữ cho thịt cá khô khó hút ẩm.
1.1.5.5. Ảnh hưởng của việc ủ ẩm
Ủ ẩm là công đoạn tiếp theo của bán thành phẩm, sau khi đã sấy khô một
thời gian. Vì vậy ủ ẩm là mục đích của quá trình sấy khô gián đoạn để đảm bảo sự
di chuyển của nước trong sản phẩm ra bề mặt được đều hơn, rút ngắn được thời
gian sấy khô. Nhưng quá trình ủ ẩm phải ở một thời gian nhất định và thời gian sấy
khô ban đầu cũng không được quá ngắn hoặc quá dài. Nếu thời gian sấy quá ngắn
thì bề mặt ngoài của nguyên liệu chưa khô nên khi ủ ẩm sẽ làm cho bề mặt ngoài
của bán thành phẩm xảy ra hiện tượng sinh ra chất nhớt. Ngược lại thời gian sấy quá

lâu thì bề mặt nguyên liệu quá khô sẽ ảnh hưởng tới thời gian ủ ẩm, ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm. Vì vậy phải chú ý đến chế độ sấy khô gián đoạn cho thích hợp
với từng loại nguyên liệu.
1.1.5.6. Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu
Nguyên liệu đưa vào làm khô cần phải xét đến thành phần hóa học như:
nước, mỡ, protit, chất khoáng, kết cấu tổ chức rắn hay lỏng lẻo… Cá tươi hay ươn,
mặn hay nhạt…Căn cứ vào các yếu tố đó ta chọn chế độ làm khô cho thích hợp.
Cá được cắt mổ, loại cá nhỏ sẽ được làm khô nhanh nhưng quan trọng ở đây
là tỉ lệ càng lớn thì quá trình làm khô sẽ càng nhanh, bề mặt nguyên liệu nhẵn và
sáng thì tốc độ khô sẽ nhanh.
1.1.6. Các phương pháp xác định thời gian sấy
Thời gian sấy là một thông số quan trọng, được sử dụng trong thiết kế và vận
hành thiết bị sấy. Thời gian sấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vật liệu sấy,
hình dạng kích thước hình học, độ ẩm đầu và cuối vật liệu sấy, phương pháp cung
11
cấp nhiệt, chế độ sấy và một số yêu cầu khác. Chính vì sự phụ thuộc vào nhiều yếu
tố nên việc xác địnht hời gian sấy là rất khó. Trong tính toán thực tế thiết bị sấy ta
thường xác định thời gian sấy theo thực nghiệm và kinh nghiệm vận hành. Tuy
nhiên trong nghiên cứu tính toán thiết kế các hệ thống sấy mới, sấy các loại nguyên
liệu mới khi chưa có kinh nghiệm người ta phải dựa vào lý thuyết giải tích hoặc nửa
giải tích nửa thực nghiệm để tính toán thời gian sấy.
Một số phương pháp xác định thời gian sấy đã được ứng dụng trong tính toán
thiết kế có kết quả tương đối phù hợp với thực tế như phương pháp của Lưcôp,
Philônhenkô, Đôcuchaep. Đối với mỗi phương pháp có những cách tính khác nhau
và để xác định được thời gian sấy ta phải biết được những thông số khác nhau.
Ví dụ đối với phương pháp của Lưcôp thời gian sấy được xác định theo công
thức:
])ln(1[
1
2

0
X
XN
N
cb
cb
ωω
ω
ω
τ
−+=

=

Ở đây:

10
ω
ω

- Độ ẩm trung bình của vật liệu khi bắt đầu sấy.

cb
ω
- Độ ẩm cân bằng vật liệu.
X – hệ số sấy tương đối.
N – tốc độ sấy.
Tương tự đối với phương pháp Philônhenkô cũng vậy, để xác định được thời
gian sấy ta cũng phải dựa vào thực nghiệm và lý thuyết, các thông số của vật liệu
sấy khi sấy phải biết như

cb
ω
hay tốc độ sấy N, xác định theo công thức:
( )






−+


=
cb
cb
cb
N
001
002
001
73,0ln5,28
1
ωω
ωω
ωω
τ

Ở đây:


0201
,
ω
ω
- Độ ẩm tuyệt đối vật liệu trước và sau sấy.

cb0
ω
- Độ ẩm cân bằng vật liệu.
Phương pháp Đôcuchaep thời gian sấy phụ thuộc vào nhiều hệ số phụ thuộc
vào từng loại vật liệu sấy và chế độ sấy.
12
Chính vì lí do đó khi tính toán thiết kế hệ thống sấy việc xác định thời gian
sấy khó khăn nên ta thường chọn theo thực nghiệm và dựa vào tính chất của vật liệu.
Từ phần khái quát trên về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình làm khô
nguyên liệu đề tài đi sâu vào nghiên cứu chế tạo thiết bị sấy tổng hợp có thể sấy
nóng hoặc sấy lạnh và điều chỉnh được các chế độ sấy:
1. Nhiệt độ sấy từ 35
0
C đến 60
0
C
Vận tốc gió từ 1,5 m/s đến 5 m/s.
1.2. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐỐI LƯU KẾT HỢP VỚI BƠM NHIỆT
1.2.1. Phân loại hệ thống sấy đối lưu
1.2.1.1. Phương pháp sấy dạng phòng

Hình 1.1. Sơ đồ sấy đối lưu dạng phòng
Chú thích
k

1
, k
2
: các calorifer
Th: rơ le nhiệt độ
SV: van điện từ cấp hơi nước bão hòa
Ưu điểm: năng suất cao, cấu tạo đơn giản, nhiệt độ sấy tương đối đồng đều.
Nhược điểm: nguyên liệu sấy đứng yên nên chất lượng sấy chưa được đồng
đều, nên sau một thời gian sấy phải đảo trộn.
Ứng dụng: sấy các nguyên liệu thủy sản, nông sản.
13
1.2.1.2. Phương pháp sấy đường hầm
d
c

Hình 1.2. Sơ đồ sấy đối lưu dạng đường hầm
Chú thích
Hầm sấy ; 2. Xe goòng; 3. Tời kéo xe; 4. Cửa hầm sấy; 5. Quạt gió;
6. Calorifer; 7, 8. Ống dẫn không khí vào và ra.
Cấu tạo hầm sấy đơn giản. Thường có một hoặc hai hầm sấy 1 đặt song song.
Vật liệu sấy xếp trên các goòng xe 2 di chuyển chậm nhờ tời 3. Sau một thời gian
nhất định thì xe goòng có vật liệu khô sẽ ra ở cửa 4c còn cửa đầu kia 4d cũng có số
xe goòng như vậy chứa vật liệu ẩm đi vào hầm sấy. Trong thời gian sấy cửa 4c và
4d đóng chặt kín. Tác nhân sấy nhờ quạt số 5 đẩy không khí đi ngược chiều với
chuyển động của vật liệu.
Tác nhân sấy thường là không khí và được đốt nóng bởi caloriphe 6 rồi vào
phòng sấy cùng chiều với chiều chuyển động của vật liệu sấy. Nếu muốn sấy ngược
chiều thì cho xe goòng vào ở cửa 4c và ra 4d.
Hầm sấy thường có chiều dài 30–40m hoặc có khi tới 60 m nhưng không dài
hơn nữa vì như vậy tổn thất áp suất của hệ thống sấy sẽ tăng lên nhiều, không khí

nóng sẽ phân tầng.
Loại thiết bị này làm việc ở áp suất khí quyển. Vật liệu sấy thường được xếp
trên các giá của xe goòng, di chuyển chậm dọc theo một hầm dài.
Nhược điểm
+ Sản phẩm sấy không đều do sự phân lớp không khí nóng theo chiều cao
của hầm sấy và vật liệu không được đảo trộn.
14
+ Mất nhiều nhiệt, chiếm mặt bằng lớn.
Vận tốc tác nhân sấy thường vào khoảng 2
÷
3 m/s. Thiết bị thường được ứng
dụng sấy các nguyên liệu là nông sản. Trước đây có sấy nguyên liệu thủy sản nhưng
sản phẩm chất lượng kém nên ngày nay ít sử dụng.
1.2.1.3. Phương pháp sấy thùng quay
Cấu tạo: gồm thùng hình trụ 1 đặt dốc khoảng 6
÷
8 độ so với mặt phẳng nằm
ngang. Có 2 vành đai trượt trên các con lăn tựa 4 khi thùng quay. Khoảng cách giữa
các con lăn có thể điều chỉnh được, để thay đổi góc nghiêng của thùng. Thùng quay
được nhờ lắp chặt trên thân thùng, bánh răng 2 ăn khớp với bánh răng 3 nối với
môtơ thông qua hộp giảm tốc. Thùng quay với vận tốc khoảng từ 1
÷
8 vòng/phút.
Bánh răng đặt tại trọng tâm của thùng.
Máy sấy thùng quay làm việc ở áp suất khí quyển. Tác nhân sấy có thể là
không khí hay khói lò. Vật liệu sấy và tác nhân sấy thường chuyển động cùng chiều
để tránh sấy quá khô và tác nhân sấy khỏi mang theo vật liệu sấy nhiều như sấy
ngược chiều. Vận tốc của không khí hay khói lò đi trong thùng khoảng 2
÷
3 m/s.

Vật liệu ẩm qua phểu 10 rồi vào thùng ở đầu cao và được chuyển động trong
thùng nhờ những đệm chắn 11. Đệm chắn vừa phân bố đều vật liệu theo tiết diện
thùng, vừa xáo trộn vật liệu vừa làm cho vật liệu tiếp xúc với tác nhân sấy tốt hơn.
Vật liệu sấy sau khi sấy khô được đưa ra cửa 6 nhờ vít tải 7 đưa ra ngoài. Còn
khói lò hay không khí thải ra được cho qua xyclon 8 để giữ lại những hạt vật liệu bị
kéo theo rồi thải ra ngoài. Để tránh các khí thải chui qua các khe hở của máy sấy,
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặt quạt hút 5 bổ sung cho sức hút của ống
khói và tạo áp suất âm trong máy sấy.
Máy sấy thùng quay được sử dụng rộng rải trong công nghiệp hoá chất, thực
phẩm… để sấy một số hoá chất, quặng Pi- rít, phân đạm. Trong thực phẩm sấy ngũ
cốc, vật liệu dạng sệt…
Ưu điểm của máy sấy thùng quay:
+ Quá trình sấy đều đặn và mãnh liệt, tiếp xúc giữa vật liệu sấy và tác nhân
sấy tốt.
+ Cường độ làm việc tính theo lượng ẩm khá cao có thể tới 100 kg/m
3
h

×