Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo Spirulina platensis (Geitler, 1925) nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 54 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN







ĐẶNG THỊ MEN


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG VÀ MÔI
TRƯỜNG DINH DƯỠNG LÊN SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ TẢO
Spirulina platensis (Geitler, 1925) NUÔI TRONG NƯỚC MẶN Ở ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


GVHD: Th.S TRẦN THỊ LÊ TRANG



Nha Trang, tháng 6 năm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của chính bản thân. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ nghiên cứu nào.
Sinh viên thực hiện


Đặng Thị Men

ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa học cũng như khóa luận tốt nghiệp này. Với lòng
biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
 Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng
Thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt khóa học.
 Trung tâm Nghiên cứu Giống và Dịch bệnh Thủy sản – Đại học Nha Trang.
 Phòng thí nghiệm bệnh học thủy sản và phòng thực tập sinh lý – sinh thái đã tạo
điều kiện cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Thị
Lê Trang đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Nuôi trồng Thủy sản đã
cung cấp kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn quan tâm, giúp đỡ và động
viên để tôi hoàn thành tốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!













iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm sinh học của Spirulina 3
1.1.1. Vị trí phân loại 3
1.1.2. Phân bố 3
1.1.3. Đặc điểm hình thái 4
1.1.4. Cấu tạo 4
1.1.5. Sinh sản 5
1.1.6. Sinh trưởng 5
1.2. Thành phần hóa học của Spirulina 6
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tảo 10
1.3.1. Ánh sáng 10
1.3.2. Nhiệt độ 11
1.3.3. Độ mặn 12
1.3.4. pH 12
1.3.5. Sục khí/ xáo trộn nước 12

1.3.6. Các yếu tố dinh dưỡng 13
1.4. Một số ứng dụng của vi tảo Spirulina 16
1.4.1. Trong nuôi trồng thủy sản 16
1.4.2. Trong công nghiệp 16
1.5. Lịch sử nghiên cứu và phát triển nuôi sinh khối tảo Spirulina 17
1.5.1. Trên thế giới 17
1.5.2. Ở Việt Nam 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 20
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 20
2.2. Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm 20
2.2.1. Nguồn nước 20
2.2.2. Thiết bị, dụng cụ 20
2.3. Các loại môi trường dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm 20
2.3.1. Môi trường f/2 (Guillard, 1975) 20
2.3.2. Môi trường TT3 21
2.3.3. Môi trường HBM – 95 22
2.4. Bố trí thí nghiệm 22
2.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 22
2.4.2. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh
trưởng của quần thể tảo S. platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí
nghiệm 23
2.4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh
trưởng của quần thể tảo S. platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí
nghiệm 23
2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 24
2.5.1. Phương pháp xác định sinh trưởng của tảo 24

2.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường 25
2.6. Phương pháp xử lí số liệu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo S. platensis
nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm 26
3.2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo S.
platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm 28
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
4.1. Kết luận 32
4.2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần sinh hóa của tảo Spirulina 7
Bảng 1.2. Thành phần vitamin và khoáng của tảo Spirulina 8
Bảng 1.3. Thành phần tế bào của tảo Spirulina 8
Bảng 1.4. Thành phần acid amin của sinh khối tảo Spirulina 9
Bảng 2.1. Môi trường f/2 21
Bảng 2.2. Môi trường TT3 21
Bảng 2.3. Môi trường HBM – 95 22
Bảng 3.1. Khoảng biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1. 26
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo S.
platensis 27
Bảng 3.3. Khoảng biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2. 28
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo S.
platensis. 30






vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tảo Spirulina platensis 3
Hình 1.2. Sơ đồ vòng đời của tảo Spirulina 5
Hình 1.3. Pha sinh trưởng của vi tảo 6
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí nghiệm 22
Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm 1 23
Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm 2 24
Hình 2.4. Phương trình tương quan giữa OD và khối lượng khô của tảo S. platensis 25
Hình 3.1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo S.
platensis 26
Hình 3.2. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo S.
platensis 29














vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

C: carbon
CĐAS: cường độ ánh sáng
N: nitơ
NTTS: nuôi trồng thủy sản
OD: optical density
P: phốt pho
KLK: khối lượng khô











1
MỞ ĐẦU
Trong sản xuất giống các đối tượng hải sản, vi tảo là nguồn thức ăn quan trọng,
quyết định đến hiệu quả nuôi. Ngoài việc sử dụng làm thức ăn cho đối tượng nuôi, vi
tảo còn được biết đến với vai trò là giúp ổn định và tạo môi trường nuôi tự nhiên.
Tảo Spirulina là một loài tảo có giá trị dinh dưỡng rất cao với hàm lượng
protein đạt 60 – 70% trọng lượng khô và chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu. Ngoài
ra, kỹ thuật nuôi đơn giản và thời gian sản xuất hầu như quanh năm cũng là lợi thế khi
nuôi sinh khối loài tảo này. Chính vì vậy, những ứng dụng của tảo không chỉ là nguồn
dinh dưỡng quý mà còn được ứng dụng nhiều trong y – dược học.
Ở Việt Nam, tảo Spirulina đã được nuôi thử nghiệm vào năm 1976 và đã nuôi
trồng ở nhiều tỉnh thành nhưng quy mô nhất là tại công ty Vĩnh Hảo, Bình Thuận [12].

Tuy nhiên, ở nước ta Spirulina chỉ mới được nuôi trồng ở các vùng nước ngọt hoặc
nước khoáng với độ mặn thấp (7 – 8‰). Trong khi đó, Spirulina nuôi trong môi trường
nước mặn đã được chứng minh có những ưu điểm vượt trội hơn so với nuôi trong môi
trường nước ngọt thể hiện ở số lượng chất có hoạt tính sinh học cao (polysaccharides,
inostiol và phycocyanin), các nguyên tố vi lượng, hàm lượng protein, lipid, các axít
béo thiết yếu (DHA, EPA, ARA, LA, LOA…) [23]. Tảo Spirulina nuôi trong môi
trường nước mặn còn dễ tiêu hóa và hấp thu hơn so với nuôi trong nước ngọt (trích
theo [12]).
Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, nuôi tảo Spirulina trong môi trường nước mặn
còn góp phần tiết kiệm một lượng lớn các chất khoáng đa lượng, vi lượng bổ sung và
tận dụng tốt tiềm năng diện tích nước mặn sẵn có ở nước ta. Tuy nhiên, những nghiên
cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, dinh dưỡng lên sự sinh trưởng và phát triển
cũng chỉ mới tập trung vào tảo Spirulina khi nuôi trong môi trường nước ngọt. Các
nghiên cứu về tảo Spirulina khi nuôi trong môi trường nước mặn ít được quan tâm. Vì
vậy, tôi xin làm đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và môi
trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể tảo Spirulina platensis (Geitler,
1925) nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm”.
Mục tiêu của đề tài: Xác định cường độ ánh sáng và môi trường dinh dưỡng
thích hợp cho sinh trưởng của quần thể tảo Spirulina platensis.
Nội dung:
1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sinh trưởng của quần thể tảo
2
Spirulina platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh trưởng của quần thể
tảo Spirulina platensis nuôi trong nước mặn ở điều kiện phòng thí nghiệm.
Ý nghĩa của đề tài:
 Về khoa học: xây dựng cơ sở khoa học cho việc nuôi sinh khối tảo Spirulina
platensis ngoài trời trong nước mặn.
 Về thực tiễn: cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người cũng như
phục vụ công tác sản xuất giống và nuôi các đối tượng thủy sản.
















3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học của Spirulina
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành: Cyanophyta
Lớp: Cyanophyceae
Bộ: Oscillatoriales
Họ: Oscillatoriaceae
Giống: Spirulina
Loài: Spirulina platensis (Geitler, 1925) [34].
Tên gọi khác: Arthrospira platensis [22].

Hình 1.1. Tảo Spirulina platensis (độ phóng đại 400 lần).
1.1.2. Phân bố
Theo Cifferi & Tiboni (1985) [34], Spirulina là một loại tảo lam xuất hiện sớm

nhất trên trái đất cùng với vi khuẩn. Có khoảng 2500 loài, sống phổ biến trong nước
ngọt, các ao hồ có nhiều chất hữu cơ, một số có thể sống trong nước mặn, nước lợ, nơi
bùn lầy hay ẩm ướt, trên đá trong tuyết và cả những suối nước nóng tới 69
o
C. Đặc biệt
thích nghi ở những nơi có độ kiềm cao (pH từ 8,5 – 11).
4
Trên thế giới, tảo S. platensis có nhiều ở miền Bắc và Nam Châu Phi, Bắc và
Nam Châu Mỹ, Nam và Trung Châu Á,… các vùng hồ tự nhiên giàu NaHCO
3
. Ở Việt
Nam, tảo S. platensis phân bố khắp miền từ sông, ao, hồ, ruộng lúa, vũng nước [34].
1.1.3. Đặc điểm hình thái
Tảo Spirulina có màu xanh lục, dạng xoắn lò xo, sợi tảo (trichome) có 5 – 7
vòng (có khi lên đến 27 vòng) đều nhau không phân nhánh, ở hai đầu sợi tảo thường
hẹp, mút lại. Đường kính vòng xoắn từ 35 – 50µm, bước xoắn 60µm. Chiều dài thay
đổi có thể đạt được 0,25mm, có khi lớn hơn [34].
Tảo Spirulina không có màng bằng cellulose, không có lục lạp, không có không
bào, không có tế bào dị hình và chưa có nhân điển hình [34]. Tảo có khả năng vận
động theo kiểu trượt xung quanh trục của nó, vận tốc có thể đạt 5 micron/giây.
Trong quá trình nuôi trồng, nhất là ngoài tự nhiên tế bào có thể duỗi thẳng ra
thành hai dạng: xoắn và thẳng, tỷ lệ xoắn – thẳng khoảng 15 – 85 [7]. Các nghiên cứu
cho thấy rằng: trong các điều kiện dinh dưỡng khác nhau thì tốc độ sinh trưởng của 2
dạng thẳng và xoắn như nhau; hàm lượng protein ở 2 dạng thẳng và xoắn gần như
nhau (ở mọi điều kiện về dinh dưỡng và ánh sáng như nhau); vào mùa hè tốc độ sinh
trưởng của dạng thẳng kém hơn dạng xoắn và nếu trong thành phần dinh dưỡng thiếu
các nguyên tố vi lượng và hàm lượng NaHCO
3
thấp sẽ dẫn tới số vòng xoắn giảm và
đường kính vòng xoắn tăng [34].

1.1.4. Cấu tạo
Theo Hedenskog G và Hifsten A.V (1980) [34], tảo được cấu tạo từ một sợi đa
bào, mỗi tế bào của sợi tảo rộng 5µm, dài 2mm. Không có lục lạp mà chỉ có các
thilacoit phân bố trong toàn bộ tế bào. Không có không bào nhưng lại có không bào
khí. Không có lục lạp mà chỉ có thilacoid phân bố trong toàn bộ tế bào.
Phycobiliprotein và protein liên kết được gắn vào bề mặt ngoài của thylacoid, lớp
ngoài cùng là phycoerythin, tiếp theo là phycocianin và phần trong cùng có
allphycoyanin. Thành tế bào có cấu trúc nhiều lớp chứa mucopolymer, pectin và các
loại polysaccharide khác. Màng tế bào nằm sát ngay dưới thành tế bào và nối với
màng quang hợp thylacoid tại một vài điểm.
Spirulina có khả năng tạo ra các không bào khí nhỏ (gas vesicle) có đường kính
cỡ 70nm và được cấu trúc từ các sợi protein bện lại. Cũng như các tảo lam khác:
chúng chưa có nhân điển hình, vùng nhân không rõ, trong đó có chứa AND [1].
5
1.1.5. Sinh sản
Theo Cifferri (1985) và Richmond (1966) [34], thì Spirulina có một vòng đời
khá đơn giản. Một trichome trưởng thành bị cắt thành nhiều mảnh thông qua sự phân
lập, những tế bào chuyên biệt necridia và sẽ tiêu giảm cho đến khi tạo các đĩa tách rời
và lõm ở hai mặt. Kết quả sự phân cắt trichome là sự tạo những chuỗi ngắn (2 – 4 tế
bào) gọi là hormogonia, tách xa sợi mẹ. Các tế bào trong hormogonia mất phần gắn
chặt của tế bào necridia trở nên tròn ở hai đầu nhưng vách không dày lên thêm. Trong
tiến trình sinh sản, các hạt trong tế bào chất dường như ít đi, tế bào có màu xanh nhạt.
Sự vỡ ngẫu nhiên của trichome cùng với sự phân lập necridia bảo đảm sự tăng trưởng
của sinh thể.









Hình 1.2. Sơ đồ vòng đời của tảo Spirulina (Ciferri, 1985; trích theo [34]).
Trong quá trình sinh sản nếu gặp điều kiện không thuận lợi tảo lam cũng hình
thành bào tử bảo vệ giống như vi khuẩn. Bào tử do những tế bào dinh dưỡng tạo nên,
tích lũy nhiều chất dự trữ, bọc màng dày ở phía ngoài và khi gặp điều kiện thuận lợi
bào tử chui ra khỏi màng, nảy mầm thành tảo mới.
Chu kì phát triển của tảo S. platensis rất ngắn, thường xảy ra trong 24 giờ (trong
điều kiện phòng thí nghiệm), 3 – 5 ngày (trong điều kiện bán tự nhiên, tùy thuộc vào
thời tiết), vì vậy có thể thu hoạch tảo quanh năm [7].
1.1.6. Sinh trưởng
Theo Coutteau (1996) [31], cho rằng sự phát triển của tảo nuôi trong điều kiện
vô trùng đặc trưng bởi 5 pha. Cũng giống như những loài tảo khác, sinh trưởng của tảo
S. platensis cũng đặc trưng bởi 5 pha:
6
 Pha thích nghi (pha chậm hay pha cảm ứng): ở pha này mật độ tế bào tăng ít
do sự thích nghi sinh lí của sự chuyển hóa tế bào để phát triển như: tăng các mức
enzyme, các mức chuyển hóa liên quan đến sự phân chia tế bào và cố định cacbon.
 Pha sinh trưởng theo hàm mũ: pha này mật độ tế bào tăng như hàm số của
thời gian theo hàm logarit:
C
t
= C
0
.e
mt

Trong đó:
 C
t

, C
0
: mật độ tế bào tại t và 0 tương ứng.
 m: tốc độ tăng trưởng đặc thù (phụ thuộc vào loài tảo, cường độ ánh sáng, nhiệt
độ,…).
 Pha giảm tốc độ sinh trưởng: pha này sự phân chia tế bào sẽ chậm lại khi các
chất dinh dưỡng, ánh sáng, độ pH, CO
2
hoặc yếu tố sinh hóa khác bắt đầu hạn chế sự
sinh trưởng.
 Pha ổn định: sinh khối tảo không tăng và đạt mật độ cực đại. Quá trình quang
hợp và phân chia tế bào vẫn xảy ra trong suốt pha này nhưng số lượng tế bào mới sinh
ra gần ngang bằng với số lượng tế bào chết đi. Do đó, ở pha này không có sự tăng
trưởng về số lượng tế bào.
 Pha tàn lụi: trong pha cuối cùng này, chất lượng nước xấu đi và các chất dinh
dưỡng cạn kiệt tới mức không thể duy trì được sự sinh trưởng. Mật độ giảm nhanh và
cuối cùng công việc nuôi bị dừng lại.

Hình 1.3. Pha sinh trưởng của vi tảo [10].
1.2. Thành phần hóa học của Spirulina
7
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả Clenment (1975), Busson (1971), Santillan
(1982) và Pirt (1984) [34] thì cho rằng: Spirulina là loài tảo giàu dinh dưỡng, đặc biệt
là protein và vitamin.
Về thành phần acid amin ta thấy protein của Spirulina chứa tất cả acid amin,
đặc biệt là acid amin không thay thế với hàm lượng khác cân đối, bằng hoặc vượt tiêu
chuẩn của FAO quy định [34].
Bảng 1.1. Thành phần sinh hóa của tảo Spirulina (Clement, 1975; trích theo [34]).
Chỉ số Đơn vị tính Hàm lượng
Protein % khối lượng khô 60 – 70

Glucid - 13 – 16
Lipid - 7 – 8
Acid nucleic tổng số - 4,29
Diệp lục - 0,76
Caroten - 0,23
Tro - 4 – 5
Độ ẩm - 4 – 6

Trong tảo Spirulina chứa nhiều loại vitamin với hàm lượng rất cao. Bên cạnh đó
thì trong tảo Spirulina còn chứa nhiều khoáng chất như Fe, Mg, Ca, P, Na,… với hàm
lượng cao chiếm khoảng 9% khối lượng khô [34].











8
Bảng 1.2. Thành phần vitamin và khoáng của tảo Spirulina
(Santillen, 1982; trích theo [34]).
Vitamin Hàm lượng mg/kg KLK
β – Caroten 1,700
Cyanocobamin 1,6
D – Ca – Panthothenat 11
Acid folic 0,5

Insotiol 3,5
Niasin B
3
118
Dyridoxin B
6
3
Thyanin B
1
55
Tocopheral E 190
Thành phần khoáng
Canxi 1,150
Phosphor 8,280
Sắt 528
Natri 344
Clo 4200
Magie 1,663
Mangan 22
Kali 14,4
Selen 0,4

Bảng 1.3. Thành phần tế bào của tảo Spirulina (Pirt, 1984; trích theo [34]).

Thành phần (%) Spirulina platensis
Protein 67
Lipid 13,1
Cacbohydrat 14,5
Chất xơ 0,9
Tro 7,6

Acid nụcleic 4,5
9
Bảng 1.4. Thành phần acid amin của sinh khối tảo Spirulina
(Ngô Kế Sương, 1995; trích theo [34]).
Thành phần µg/10g % trên tổng số
Isoleucin 350 5,6
Leucin 540 8,7
Lysin 290 4,7
Methionin 140 2,3
Phenilalanin 280 4,5
Threonin 320 5,2
Tryptophane 90 1,5
Valin 400 6,5
Alanin 470 7,6
Arginin 430 6,9
Aspartic acid 610 9,8
Cystin 60 1,0
Glutamic acid 910 14,6
Glycin 320 5,2
Histidin 100 1,6
Prolin 270 4,3
Serin 320 5,2
Tyrosin 300 4,8
Cùng với protein thì hàm lượng và chất lượng lipid trong vi tảo được xem là có
giá trị cao về dinh dưỡng trong NTTS. Thành phần và hàm lượng của acid béo đóng
vai trò quyết định giá trị dinh dưỡng. Lipid của tảo có chứa rất nhiều các acid béo
không no như Docosahecxaenoic acid (DHA; 22:6n-3), Eicosapentaenoic acid (EPA;
20:5n-3), Arachidonic acid (AA; 20:4n-6). Chúng rất cần thiết đối với nhiều ấu trùng
động vật thủy sản (Lango W, 1981; Sergent, McEvoy và Bell, 1997; trích theo [11]).
Chlorophyll-α là sắc tố quang hợp đầu tiên ở tất cả các loài tảo S. platensis có

hàm lượng chlorophyll tổng số là 0,7% (tính theo khối lượng khô), hàm lượng caroten
là 0,23% (Clement, 1975; trích theo [5]).
10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tảo
1.3.1. Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn năng lượng chính cho sự phát triển và sinh trưởng của tảo.
Theo Coutteau (1996) [31] các vi tảo cũng quang hợp giống như tất cả các loài thực
vật khác, nghĩa là chúng đồng hóa carbon vô cơ để chuyển hóa thành chất hữu cơ. Quá
trình tổng quang hợp quang hóa diễn ra theo phản ứng sau [16]:
Ánh sáng mặt trời
6CO
2
+ 6H
2
O C
6
H
12
O
5
+ 6O
2

Chất diệp lục
Ánh sáng chính là nguồn năng lượng điều khiển phản ứng này, vì vậy cường độ
ánh sáng, chất lượng quang phổ và chu kỳ sáng cần phải được xem xét [31]. Cường độ
ánh sáng đóng một vai trò quan trọng, nhưng yêu cầu về cường độ ánh sáng thay đổi
rất lớn theo độ sâu của môi trường nuôi và mật độ tảo: ở độ sâu lớn và mật độ tảo cao
thì cường độ ánh sáng phải tăng để có thể xuyên qua được môi trường nuôi (1000 lux
thích hợp với các bình tam giác, 5000 – 10000 lux cho các dung tích lớn hơn). Cường

độ ánh sáng quá lớn có thể làm ức chế quá trình quang hợp. Tuy nhiên dù là chiếu
sáng tự nhiên hay nhân tạo cũng cần tránh nóng quá mức.
Trong phòng thí nghiệm, nguồn ánh sáng phổ biến được dùng để nuôi tảo là
“ánh sáng lạnh” của đèn huỳnh quang (40 – 80 watts). Từ những thí nghiệm, Kowallik
(1987) (Harrison và cộng sự 1990; trích theo [12]) cho rằng ánh sáng màu xanh làm
tăng hàm lượng protein của tảo, trong khi đó ánh sáng đỏ làm tăng hàm lượng
hydratecarbon.
Theo Hoàng Thị Bích Mai (1995) [9], nếu nuôi tảo trong điều kiện chiếu sáng
liên tục thì không những không làm tăng năng suất của tảo mà còn làm giảm hàm
lượng protein, cacbonhydrat và các acid béo không no HUFA. Và Lê Viễn Chí (1996)
[3], cũng cho rằng nên chiếu sáng cho tảo theo chu kỳ ngày đêm để các sản phẩm
quang hợp được tạo ra trong thời gian chiếu sáng có thể được đồng hóa hoàn toàn
trong thời gian tối.
Brand và Guillard (1981) (trích theo [18]) khi nghiên cứu trên 22 loài tảo cho
thấy có một số loài tảo không tăng trưởng trong điều kiện chiếu sáng liên tục. Một số
tăng trưởng tốt nhất ở chế độ 14 giờ chiếu sáng và 8 giờ tối trong ngày đêm. Còn một
số tăng trưởng rất tốt trong điều kiện chiếu sáng liên tục. Nhưng theo Guillard (1975)
11
[26], chỉ những loài vi tảo được nuôi làm thức ăn mới thích ứng trong điều kiện chiếu
sáng liên tục và ánh sáng khuếch tán chứ không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Cường độ chiếu sáng tối ưu cho hầu hết các loài vi tảo từ 2500 – 5000 lux [33].
Spirulina quang hợp mạnh nhất khi nuôi ở ánh sáng có cường độ là 24000 – 30000 lux
[34]. Đối với S. maxima tốc độ tăng trưởng cao nhất ở 30000 lux nhưng không chịu
được lâu. Từ cường độ ánh sáng 24000 – 60000 lux, tảo bị vàng ở ngày thứ 3 và cấu
trúc bị phá hủy [34]. Còn theo Fine Vitch (1979) và Charenkova C.A (1997) [34] tốc
độ sinh trưởng và tích lũy chất khô tăng cường độ ánh sáng từ 5400 – 90500 lux.
Cường độ ánh sáng quá cao làm ức chế quá trình quang hợp.
Đối với Spirulina, thời gian chiếu sáng càng dài thì năng suất càng cao. Nếu
chiếu sáng liên tục 24/24 giờ năng suất đạt cao nhất vì Spirulina không có chu kỳ
quang [34]. Cũng giống như vi khuẩn lam, tảo Spirulina không thể phát triển trong

bóng tối [29].
Cường độ ánh sáng của mỗi loài vi tảo khác nhau thì khác nhau. Vì vậy, việc
nghiên cứu để xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sinh trưởng của quẩn thể tảo
S. platensis (Geitler, 1925) khi nuôi trong nước mặn là rất cần thiết.
1.3.2. Nhiệt độ
Mỗi loài vi tảo có một khoảng nhiệt độ thích ứng nhất định. Nhìn chung, các
loài vi tảo có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 30
0
C. Nếu nhiệt độ cao hơn 35
0
C,
tảo có thể chết (kể cả những loài tảo nhiệt đới) và nếu thấp hơn 16
0
C, tảo sẽ phát triển
rất chậm. Nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các loại tảo phát triển tốt là 20 – 25
0
C [31].
Tảo lam phát triển ở nhiệt độ khá cao, chúng có khả năng phát triển ở nhiệt độ
32 – 40
0
C. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của chúng thường là 35
0
C [34]. Ở nhiệt độ thấp
hơn 25
0
C tảo lam phát triển chậm còn ở nhiệt độ lớn hơn 40
0
C tảo bị chết sau 6 ngày.
Nhiệt độ tối thiểu cho chúng tồn tại là 18
0

C (Orio Ciferi, 1985; trích theo [8]).
Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến tăng trưởng của tảo mà còn ảnh hưởng
đến thành phần sinh hóa của chúng. Theo Sato và Murata (1995) [34], nhiệt độ là yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới thành phần acid béo. Tương tự Golmen (1979) (trích
theo [12]) cũng nhấn mạnh nhiệt độ ảnh hưởng lên thành phần hóa học của tế bào
không chỉ ở nhiệt độ thấp mà cả ở nhiệt độ cao. Theo kết quả nghiên cứu của U.K.
Chauhan và Neeraj Pathak (2010) [33], khi nuôi S. platensis trong môi trường Zarrouk
thì ở nhiệt độ 28
0
C cho hàm lượng chlorophyll cao hơn khi nuôi ở 32
0
C.
12
1.3.3. Độ mặn
Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của vi tảo. Khi độ
mặn biến đổi đột ngột (do mưa nhiều hay nắng hạn kéo dài) thì dẫn đến sự thay đổi
thành phần cũng như số lượng các loài vi tảo trong thủy vực. Theo Jeffrey và cộng tác
viên (1994) [27], các loài thích ứng độ mặn rộng (từ 7 – 35‰) như Ch. calcitrans,
Pavlova lutheri,…. Một số loài vi tảo không thích độ mặn thấp như Sketolema
costatum (khoảng chịu đựng từ 14‰ đến 35‰). Độ mặn thay đổi làm thay đổi áp suất
thẩm thấu của tế bào, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp, tốc độ tăng trưởng
và sự tích lũy glucose (khi độ mặn giảm đột ngột 4,8‰) [2]. Ngoài ra, độ mặn còn ảnh
hưởng đến thành phần sinh hóa và thành phần acid béo của tảo [32]. Sự biến đổi của
độ mặn chỉ ảnh hưởng nhẹ nhàng đến hàm lượng protein tổng số, hydratecarbon,
chlorophyll α.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các tế bào tảo S. platensis có thể thích nghi
và phát triển khi nồng độ muối trong môi trường đạt tới 0,8M NaCl (tương đương
47g/l). Ở nồng độ muối cao hơn 1M NaCl, tảo bị vàng đầu và chết dần.Tuy nhiên khả
năng sống sót của S. platensis ở nồng độ muối cao còn phụ thuộc vào những yếu tố
ngoại cảnh khác, ở nhiệt độ tương đối thấp 20

0
C và ánh sáng yếu 3000 lux, khả năng
sống sót của S. platensis lớn hơn [34].
1.3.4. pH
pH của môi trường quá cao hay quá thấp đều làm chậm tốc độ tăng trưởng của
tảo nuôi. Mức dao động pH thuận lợi cho sự phát triển của hầu hết các loài tảo vào
khoảng 7 – 9; tốt nhất từ 8,2 – 8,7 (Ukeles, 1971; trích theo [24]). Trong khi đó
khoảng pH tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển tảo lam nằm trong khoảng pH từ
8,5 – 9. Ở pH này, các nguồn carbon vô cơ được đồng hóa nhiều nhất. Tuy nhiên, ở
pH từ 10 – 11 tảo vẫn có khả năng phát triển nhưng rất chậm [8].
Sự biến đổi pH trong môi trường nuôi tảo phụ thuộc vào sự cân bằng sau:
HCO
3
-
 CO
2
+ OH
Trong quá trình quang hợp, tảo hấp thụ CO
2
mạnh nên thường làm pH tăng lên
rất cao. Có thể khắc phục tình trạng này bằng phương pháp sục khí có bổ sung khí CO
2
hoặc bổ sung NaHCO
3
vào môi trường nuôi [18].
1.3.5. Sục khí/ xáo trộn nước
13
Năng suất của tảo phụ thuộc nhiều vào xáo trộn nước trong bể nuôi. Theo
Countteau (1996) [31], xáo trộn nước là việc làm cần thiết để ngăn ngừa tảo không bị
lắng nhằm đảm bảo tất cả các tế bào của quần thể tảo được tiếp xúc với ánh sáng và

các chất dinh dưỡng như nhau nhằm tránh sự phân tầng nhiệt (ví dụ nuôi ngoài trời) và
để cải thiện sự trao đổi khí giữa môi trường và không khí (nuôi ngoài trời). Trong
trường hợp nuôi mật độ cao, CO
2
từ không khí (0,03%) không đủ phải bổ sung CO
2

tinh khiết vào nguồn khí cấp (với tỷ lệ bằng 1% thể tích không khí). Việc bổ sung CO
2
có tác dụng làm đệm nước chống lại sự thay đổi về độ pH do sự cân bằng giữa CO
2

HCO
3
-
. Tuy nhiên, không phải bất cứ loài tảo nào cũng có thể chịu đựng được sự xáo
trộn nước mạnh.
Đối với tảo Spirulina, điều kiện tối ưu nên khuấy sục khí liên tục trong khi nuôi
tảo. Một số nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Sơn và Ngô Kế Sương (1998) [34] cho thấy
chế độ khuấy trộn 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 5 giờ, khuấy trộn trong 10
phút, cũng cho kết quả gần tối ưu.
1.3.6. Các yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của vi tảo. Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng của vi
tảo [18].
 Môi trường nuôi/các chất dinh dưỡng:
Hiện nay trên thế giới có nhiều môi trường dinh dưỡng được sử dụng để nuôi
trồng tảo. Tuy nhiên, việc lựa chọn môi trường nuôi tối ưu nhằm đạt được sinh khối
cao, chất lượng tốt và giá thành rẻ nhất là vấn đề mọi người đều hướng tới.
Môi trường bổ sung dinh dưỡng đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và

phù hợp cho hầu hết các loài vi tảo nuôi hiện nay là môi trường Guillard f/2 và môi
trường Walne [25, 31].
Ở Việt Nam môi trường bổ sung dinh dưỡng của Hoàng Thị Bích Mai rất phù
hợp cho ngành tảo trần, đang được sử dụng phổ biến tại các cơ quan nghiên cứu và các
trại nuôi tôm sú [10].
Môi trường TT3 (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang, 2001) là
môi trường đang được các cơ sở sản xuất giống thủy sản ứng dụng trong nuôi sinh
khối thể tích lớn, do thành phần công thức đơn giản, tiết kiệm được chi phí sản xuất
[17].
14
Tảo S. platensis được thuần hóa mặn đã từng được nuôi bằng môi trường f/2.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là môi trường chung cho các loài tảo. Việc sử dụng môi
trường nào là thích hợp cho tảo S. platensis khi nuôi trong nước mặn cũng chưa được
nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu để lựa chọn môi trường nuôi phù hợp cho nuôi
sinh khối loài tảo này là rất cần thiết.
 Carbon:
Carbon là thành phần cơ bản cấu tạo nên cấu trúc tế bào. Sinh khối của tảo
Spirulina chứa 65 – 70% protein và về thành phần nguyên tố thì carbon chiếm 50%
trong khi đó nitơ chỉ có 10 – 11%. Nhưng trái với thực vật đất, CO
2
trong không khí
không đủ để thỏa mãn nhu cầu C của các hệ thống sản xuất tảo tự dưỡng sản lượng cao
[10]. Chính vì vậy việc cung cấp C vào môi trường nuôi là việc hết sức cần thiết.
Nguồn C cho tảo sử dụng được cung cấp ở dạng HCO
3
-
, CO
3
2-
và CO

2
. Môi trường có
HCO
3
-
thường thuận lợi cho Spirulina phát triển hơn CO
2
. Hàm lượng NaHCO
3
có thể
thay đổi từ 1,2 – 16,8g/l mà không ảnh hưởng đến năng suất và protein của tảo. Nguồn
C chủ yếu cho sự phát triển của Spirulina là HCO
3
-
, còn CO
2
chỉ là nguồn phụ và chỉ
có hiệu quả tốt khi được bổ sung vào môi trường kiềm [34].
 Nitơ:
Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đóng góp đến việc sản xuất sinh
khối tảo, chỉ sau carbon. Nitơ là thành phần cần thiết của tất cả các loại protein chức
năng và protein cấu trúc trong tế bào tảo, tham gia cấu tạo nên các loại vitamin như B
1
,
B
2
, B
6
, PB rất cần thiết cho quá trình tổng hợp và phát triển của tảo.
Hàm lượng nitơ có thể dao động từ 1% đến hơn 10%. Nhu cầu nitơ của tảo lục

là cao nhất, sau đó đến tảo lam. Tảo khuê không phù hợp với hàm lượng nitơ cao (De
Pauw và công sự, 1983; trích theo [18]). Theo Mzapharov và cộng sự (1974; trích theo
[5]) thì tảo có khả năng sử dụng đạm dưới cả ba dạng hợp chất: amon, nitrat và nitrit
nhưng đạm amon dễ hấp thụ hơn đạm nitrat.
Theo ý kiến của Fogg (1959) (trích theo [14]) muốn tảo hấp thụ một cách dễ
dàng thì phải chuyển hóa thành đạm amon theo sơ đồ sau:
NO
3-
 NO
2-
+ H
2
O  NH
4
OH  NH
4+

NO
3
là dạng N được Spirulina ưa thích nhất. Trong môi trường Zarrouk, NO
3
-

được cung cấp dưới dạng NaNO
3
2,3g/l với lượng N tương ứng là 412mg/l môi
trường. Nguyễn Hữu Thước và cộng sự (1990) [34], cho rằng ngưỡng N không được
15
thấp hơn 30mg/l và hàm lượng N có thể lên tới 710mg/l mà vẫn không làm ảnh hưởng
đến phẩm chất, năng suất tảo. Nhưng nếu thiếu N cấu trúc tế bào sẽ bị phá vỡ, sắc tố

quang hợp giảm đi xuất hiện hiện tượng tảo úa vàng [12]. Ngoài ra, urea cũng là
nguồn N thông dụng. Nồng độ urea được sử dụng khi đưa vào môi trường nuôi là 1,5
g/l [14].
 Photpho (P):
Photpho là chất không thể thiếu đối với vi tảo vì P có vai trò quan trọng trong
đa số các quá trình xảy ra trong tế bào, đặc biệt là quá trình chuyển hóa năng lượng và
tổng hợp acid nucleic. Được tế bào sử dụng để tổng hợp ATP, acid nucleic, các hợp
chất cấu tạo khác. P tham gia vào cấu trúc tế bào, có vai trò quan trọng trong những
khâu chuyển hóa trung gian và có ý nghĩa then chốt trong trao đổi năng lượng.
Hàm lượng P không cần cao, nhưng nếu thiếu tảo sẽ không phát triển được vì P
tác dụng lên hệ keo dưới dạng các ion. P ở dạng vô cơ liên kết với các kim loại tạo nên
hệ đệm đảm bảo pH của tế bào ổn định trong phạm vi từ 6 – 8 là điều kiện tốt nhất cho
các hệ men hoạt động (Huckison, 1975; trích theo [15]).
Theo Zarrouk C (1966) [34], khi bị thiếu P vòng xoắn của Spirulina giảm đi.
Tuy nhiên chỉ cần 10mgP/l môi trường nuôi, tảo sẽ phát triển bình thường. Theo
Zareouski J (1978) [34], năng suất tảo đạt tối đa nếu P có từ 90 – 100mg/l sau 14 ngày,
với lượng P bằng 300mg/l thì hàm lượng protein cao nhất. Nếu thiếu P tảo S. platensis
cũng bị úa vàng [34].
 Các yếu tố dinh dưỡng khác
Bên cạnh các yếu tố đa lượng thì các yếu tố vi lượng được coi là không thể
thiếu cho sự sinh trưởng và phát triển của tảo. Các nguyên tố vi lượng gồm một số
muối kim loại với nồng độ thấp như CuSO
4
, ZnSO
4
, CoCl
2
, FeCl
3
, MgSO

4
, MnCl
2
,
Na
2
MoO
4
các nguyên tố vi lượng này đóng vai trò tác động đến quá trình trao đổi
chất của tảo. Sắt là thành phần lượng được bổ sung nhiều nhất so với các muối kim
loại khác. Nó không có chức năng tham gia cấu tạo diệp lục nhưng là tác nhân bổ trợ
hoặc là thành phần tham gia cấu trúc của các hệ men và chủ yếu là các men oxy hóa
khử, tham gia tích cực vào dây chuyền sinh tổng hợp của các chất quan trọng. Co cần
thiết cho sản xuất vitamin B
12
, cũng giống như P, Co dễ kết hợp với các thành phần
khác của môi trường sinh trưởng tạo các chất kết tủa làm cho chúng không còn. Việc
bổ sung EDTA (acid ethylen diamin tetra acetic) và đặc biệt là muối dinatri dễ tan
16
trong nước đã làm giảm bớt vấn đề này [12]. EDTA tạo phức tan với các ion kim loại
như vậy P sẽ không thể tác dụng với các ion kim loại sẽ phát huy vai trò quan trọng
trong phosphoril hóa. Natri cần cho sinh trưởng của tảo Spirulina, Na không gây độc
cho dù nồng độ có lên đến 18g/l. Theo Zarrouk (1966) [34], thì tỉ lệ K/Na có vai trò
quan trọng, trị số tối thích phải bằng hoặc nhỏ hơn 5, nếu lớn hơn 5 sẽ phá vỡ cấu trúc
tảo.
Các vitamin bổ sung vào môi trường chủ yếu là thiamin, cyanocobalamin và đôi
khi thêm cả biotin. Đối với biotin, chỉ một số loài tảo có roi sử dụng có hiệu quả.
1.4. Một số ứng dụng của vi tảo Spirulina
1.4.1. Trong nuôi trồng thủy sản
Quá trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản đều cần

đến vi tảo ở những mức độ khác nhau. Vi tảo là nguồn thức ăn thiết yếu cho giai đoạn
ấu trùng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ (điệp, sò, vẹm), chân bụng (bào ngư, ốc
hương,…), giai đoạn ấu trùng của một số loài cá biển và tôm he cũng như làm thức ăn
nuôi động vật nổi (luân trùng, giáp xác chân chèo, Artemia).
Năm 1999, sản lượng vi tảo cho NTTS thế giới khoảng 1000 tấn, được phân chia
không đồng đều giữa các loài tiêu thụ: 62% cho thân mềm, 21% cho tôm và 16% cho cá
[10]. Spirulina là loài có giá trị dinh dưỡng cao nên được dùng làm thức ăn tươi sống
trong NTTS. Ngoài ra chúng còn được sử dụng dưới dạng bột tảo pha trộn với các thành
phần dinh dưỡng khác làm thức ăn khô cho ấu trùng giáp xác, nhuyễn thể [5].
1.4.2. Trong công nghiệp
 Thực phẩm:
Vi tảo là nguồn protein đơn bào giá trị, chúng chứa hàm lượng protein trung
bình từ 50 – 60 % khối lượng khô [5]. Các loại vi tảo được nuôi đại trà làm thực phẩm
cho con người nhiều nhất đó là Spirulina và Chlorella (Yuan và Kun Lee, 1997; trích
theo [12]). Tảo Spirulina được nghiên cứu bổ sung vào rất nhiều sản phẩm thực phẩm
như: mì sợi, yaourt, kẹo, trà xanh, bánh quy, bánh mì, bia,… các sản phẩm này được
bày bán ở siêu thị lớn ở các nước như: Chi Lê, Pháp, Cu Ba, Đức, Thụy Sỹ, Nhật, Tây
Ban Nha, Mehico, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Úc, New Zealand,…
 Mỹ phẩm:
Tảo Spirulina còn sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm. Do trong tảo
Spirulina có chứa các chất chống lão hóa như vitamin E, β-caroten, acid γ-linoleic, các
sắc tố carotenoid, chlorophyll và phycocyanin. Những khoáng chất chống oxy hóa là
17
selenium, magan, kẽm, đồng, sắt và crom hình thành các men chống oxy hóa trong cơ
thể. Các chất này được bổ sung vào các sản phẩm có tác dụng làm đẹp và bảo vệ da
như: dầu gội, mỹ phẩm làm lành sẹo mau chóng, chống mụn nhọt và làm trắng da,….
 Y dược:
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo thành công về công dụng của tảo
Spirulina trong y dược. Tảo Spirulina phòng bệnh suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ thiếu
sữa mẹ, là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho trẻ lười ăn, điều trị táo bón. Ở Ấn Độ,

tảo được ứng dụng trong trị bệnh suy dinh dưỡng trẻ em với khẩu phần 3g/1 cháu/
ngày [34]. Trong tảo Spirulina chứa Protaslangin E giúp quá trình điều hòa huyết áp,
điều hòa quá trình tổng hợp cholesterol, quá trình viêm nhiễm và phân chia tế bào
[34]. Phycotene chiết từ Spirulina có tác dụng rất tốt với hệ thống miễn dịch cơ thể
người trong chống bệnh ung thư [34]. Nhóm acyllipid trong tảo Spirulina có tác dụng
kìm hãm mạnh mẽ sự phát triển của HIV-1 [34].
 Xử lý môi trường:
Khả năng quang hợp của vi tảo để tổng hợp vật chất từ các chất vô cơ và hữu cơ
đã được nghiên cứu và sử dụng vi tảo trong việc xử lý nước thải và khí CO
2
của các
nhà máy xí nghiệp. Từ năm 1975, Osawald và cộng sự tại trường Đại Học Tổng Hợp
Califonia đã thử nghiệm dùng tảo Spirulina trong xử lý nước thải công nghiệp và đi
đến kết luận rằng: trong hệ xử lý nước thải tảo Spirulina có vai trò tạo O
2
, tăng độ kết
lắng, loại trừ kim loại và các chất hữu cơ độc hại.
Ở nước ta, Nguyễn Hữu Thước và Phan Phương Lan (1988) [34] đã nuôi cấy S.
platensis trên môi trường nước thải ươm tơ, đã cho kết quả khả quan: tảo S. platensis
sinh trưởng tốt trên môi trường nước thải ươm tơ bổ sung từ 4 – 20g/lít NaHCO
3

đạt hàm lượng protein cao từ 57 – 58%. Dương Đức Tiến (1989) [34], nuôi trồng tảo
Spirulina có hàm lượng protein cao từ nước thải của nhà máy ure, xí nghiệp liên hiệp
phân đạm hóa chất Hà Bắc.
1.5. Lịch sử nghiên cứu và phát triển nuôi sinh khối tảo Spirulina
1.5.1. Trên thế giới
Spirulina được nhà khoa học người Pháp phát hiện lần đầu tiên vào năm 1827.
Mãi đến năm 1960 khi Leoard và Comperé nguười Bỉ phân tích công bố giá trị dinh
dưỡng của bánh Dihe, thức ăn của người Kanembu làm từ Spirulina chứa hàm lượng

protein rất cao, thì giới khoa học mới quan tâm nhiều hơn [35].

×