“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH
KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC MÔ
HÌNH SẢN XUẤT TRONG ĐÊ BAO HUYỆN
HỒNG NGỰ – TỈNH ĐỒNG THÁP
NGÀNH HỌC : MÔI TRƯỜNG
MÃ NGÀNH : 108
GVHD : TH.S THÁI VŨ BÌNH
SVTH : VŨ LÊ KIỂM TÚ
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
1
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồng Ngự là một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp. Cuộc sống ở nơi đây là
vùng sâu, vùng xa nên vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hồng Ngự, ngày nay đang
cố gắng hòa nhập vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước để
thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước nhằm nâng cao cuộc sống của chính
những người dân nơi đây.
Nằm bên bờ sông Tiền Giang nên nền kinh tế nông nghiệp cũng là một
nét đặc trưng của Hồng Ngự, tàu bè qua lại ngày đêm và tấp nập cặp bến với
hàng hóa đặc biệt là nông sản đến từ các làng bên kia bờ, và tôm cá từ nguồn
sông, cũng như nguồn nuôi thật đa dạng.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế thì môi trường của Hồng Ngự ngày nay
cũng đang biến đổi bởi những tác động vào tự nhiên do con người gây ra. Hoạt
động xây đắp đê chính là một trong những hoạt động làm thay đổi môi trường
của con người nơi đây. Bên cạnh các mặt tích cực mà đê bao mang lại thì hệ
thống này cũng dẫn đến hàng loạt tác động tiêu cực như làm ảnh hưởng đến hệ
sinh thái đất làm đất bò bạc màu, ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn cá tự
nhiên, tác động đến độ phì của đất, làm đất bò sút giảm và mất hẳn lượng phù
sa. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến đất trong các vùng bao đê ngày càng bò
bạc màu, mất độ phì nhiêu làm cho sản lượng lúa thu hoạch ngày càng sụt
giảm.
Từ đó nhiều hộ chuyển từ canh tác lúa sang trồng hoa màu, cây ăn trái, sự
chuyển đổi tự phát này làm cho cánh đồng nhiều loại cây, thời vụ lẫn lộn, tạo
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
2
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
điều kiện cho sâu bọ có kí chủ để phát triển tràn lan, dòch bệnh hoành hành.
Ngoài ra, nguồn nước còn bò hiện tượng phú dưỡng, bùng nổ sự phát triển của
tảo, làm nước bò thối, giảm chất lượng nước sinh hoạt và tác động tiêu cực đến
đời sống thủy sinh.
Với tiêu chí nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của
các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ
sở đó để đề ra những giải pháp xây dựng các mô hình sản xuất trong đê bao
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và tài nguyên, phục vụ
phát triển bền vững các vùng trong đê bao. Em mong rằng đề tài này sẽ được
quý thầy cô xem xét, bạn đọc quan tâm với mục đích góp phần phục vụ sản
xuất nhưng vẫn bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 9/2/1996 thủ tướng chính phủ ban hành quyết đònh 99/Ttg và kế
hoạch năm năm 1996-2000 về phát triển thủy lợi, giao thông và xây dựng nông
thôn vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Quán triệt chỉ đạo của đảng, chính phủ,
và các ban nghành tiến hành xây dựng hệ thống đê bao rộng khắp. Trong
những năm qua, số lượng đê bao, bờ bao tăng lên nhanh chóng và việc sản
xuất trong đê bao ngày càng được quan tâm để góp phần phát triển kinh tế
nhưng bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Vấn đề sản xuất đi đôi với môi trường hết sức quan trọng đối với huyện
Hồng Ngự và tìm ra giải pháp hợp lý cho các mô hình sản xuất trong đê bao
cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất nhưng môi trường vẫn đảm bảo.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Ngày nay, môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu, vì con người
khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bất hợp lý và không có khoa học.
Nhưng chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải có những công trình nghiên
cứu cụ thể. Để bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
3
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Hệ thống đê bao ngăn lũ phát triển một cách nhanh mạnh và phát huy tốt
chức năng giúp cho người dân ổn đònh cuộc sống và duy trì tốt sản xuất, tuy
nhiên sự phát triến nhanh chóng và ồ ạt của đê bao ngăn lũ như hiện nay thì
hậu quả sẽ như thế nào có ảnh hưởng gì trong hiện tại và tương lai hay không?
Vì bất cứ sự tác động của con người vào thiên nhiên và làm thay đổi những quy
luật của thiên nhiên thì điều đó sẽ cho chúng ta những lợi ích trước và hậu quả
lâu dài. Chúng ta phải nghiên cứu làm sao để cho lợi ích là nhiều nhất và hậu
quả là ít nhất.
Với mục tiêu trên đưa đến vấn đềâ khảo sát đánh giá thực trạng đê bao của
huyện Hồng ngự tỉnh Đồng Tháp và các mô hình sản xuất trong đê bao này. Để
xem xét các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình trong đê bao đề
xuất các giải pháp xây dựng các mô hình sản xuất trong đê bao phục vụ phát
triển bền vững.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
1.4.1 Phương pháp luận
Do nhu cầu của con người ngày càng tăng, để đáp ứng được nhu cầu đó
con người đang ra sức tác động vào tài nguyên thiên nhiên.
Do mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần trong tự nhiên, hệ sinh thái
môi trường trong đó con người đóng vai trò làm chủ đạo, sự tồn tại và phát triển
của con người đều ảnh hưởng đến tự nhiên như đất, nước, không khí…Chúng ta
phải nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của con người vào tự nhiên, có
những giải pháp cụ thể thiết thực để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đó chính là
bảo vệ chính mình.
Lựa chọn huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu vì:
Đây là huyện biên giới, vùng sâu có nền kinh tế còn thấp so với mặt bằng
chung của tỉnh vì vậy cần phải có sự nghiên cứu đầu tư để phát triển, đảm bảo
ổn đònh đời sống nhân dân.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
4
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Lựa chọn mô hình sản xuất trong đê bao để nghiên cứu đánh giá các tác
động khía cạnh kinh tế, môi trường vì:
- Hệ thống đê bao đóng vai trò quan trọng trong sản xuất.
- Thò trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, để đáp ứng
được yêu cầu đó, các hộ nông dân cần tìm ra một mô hình sản xuất
thích hợp cho mình.
Trong điều kiện hiện nay, có rất nhiều mô hình sản xuất trong đê bao và
chúng chiếm vai trò quyết đònh việc phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với
bảo vệ môi trường. Từ đó tìm ra mô hình sản xuất tối ưu, có thể áp dụng trong
thực tế.
1.4.2 Phương pháp biên hội và tổng hợp tài liệu
Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội – môi
trường, tài nguyên, đa dạng sinh học, các dạng đòa hình, thủy văn, tính chất và
diễn biến lũ tại khu vực nghiên cứu huyện Hồng Ngự trong hiện tại và trước
đây, sàng lọc những thông tin thiết thực phục vụ cho quá trình nghiên cứu viết
luận văn.
Khảo sát thực đòa, xem xét tình hình đê bao và sản xuất trong vùng đê
bao của huyện.
1.4.3 Phương pháp đánh giá các khía cạnh Kinh Tế -Sinh Thái
• Hệ thống đánh giá thông qua 02 nhóm tiêu chí:
Tiêu chí về kinh tế (gồm 04 chỉ tiêu)
• Chỉ tiêu 1: Năng suất tính bằng gía trò sản phẩm thu được trên đơn vò
diện tích
• Chỉ tiêu 2: Hiệu quả tính bằng thu nhập trên đơn vò ngày công
• Chỉ tiêu 3: Yêu cầu kỹ thuật và vốn đầu tư
• Chỉ tiêu 4: Tính khả thi
Tiêu chí về sinh thái (gồm 04 chỉ tiêu)
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
5
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Chỉ tiêu 1: Khả năng cải tạo đất
Chỉ tiêu 2: Tác dụng giữa đất và nước
Chỉ tiêu 3: Tính chống chòu, thể hiện sự phù hợp và cho năng suất cao
Chỉ tiêu 4: Tính ổn đònh (bền vững) thể hiện khả năng lợi dụng lâu dài,
liên tục và cân bằng sinh thái
• Sử dụng phương pháp đánh giá bằng ma trận điểm. Mỗi chỉ tiêu được
đánh giá thành 03 cấp: thấp, trung bình, cao (ứng với điểm 1, 2 và 3).
• Mô hình có tổng điểm đánh giá cao nhất sẽ ưu tiên lựa chọn, mô hình
sản xuất có điểm đánh giá thấp sẽ đề xuất giải pháp cải tiến.
1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
1.5.1 Vùng nghiên cứu: Vùng nằm trong đê bao thuộc Huyện Hồng Ngự,
tỉnh Đồng Tháp.
1.5.2 Đối tượng nghiên cứu
Môi trường (tập trung môi trường nước) tại các khu vực nằm trong đê
bao.
Các dạng đê bao đang được xây dựng tại Hồng Ngự : đê bao lửng, đê
bao triệt để.
Các dạng canh tác, sử dụng đất (hiện trạng, cách thức, hiệu quả,….)
của các khu vực trong đê bao, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.
Mô hình hệ kinh tế - sinh thái cho vùng trong đê bao.
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.6.1 Giới hạn khách quan
Do nhiều yếu tố khách quan về thời gian mà nội dung của đề tài chỉ nghiên
cứu đánh giá môi trường nước và các khía cạnh kinh tế của các mô hình sản
xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Do việc nghiên cứu về đê bao còn đang rất mới mẻ và gây tranh cãi giữa nhiều
nhà khoa học hiện nay nên việc nghiên cứu và đánh giá vẫn còn nhiều vấn đề
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
6
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
để cần tham khảo thêm
1.6.2 Giới hạn không gian và thời gian
1.6.2.1 Giới hạn không gian
Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường trong đê
bao huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
1.6.2.2 Giới hạn thời gian
Đề tài thực hiện trong vòng 13 tuần, từ ngày 1/10/2007 đến ngày 22/12/2007.
1.7 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.7.1. Ý nghóa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế môi trường trong đê bao
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giúp cho huyện tìm ra những mô hình sản
xuất thích hợp trong đê bao để nâng cao năng xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế
nhưng cũng phải bảo vệ môi trường.
Các hợp tác xã, hộ nông dân có thể dựa trên đề tài này để tìm ra mô hình
sản xuất thích hợp cho mình.
1.7.2 Ý nghóa khoa học
Việc sản xuất trong đê bao không còn xa lạ với người dân trong những
thập niên gần đây nhưng vấn đề sản xuất mà vẫn bảo vệ môi trường đang là
một vấn đề mới. Do đó việc nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế môi
trường trong đê bao huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là một nghiên cứu rất
mới tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các khu vực khác cũng có đê bao nhiều
như đồng bằng Sông Hồng.
1.8 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Nếu có thời gian và điều kiện sẽ tiến hành phân tích tiến hành đánh giá
khía cạnh xã hội. Và mở rộng đề tài ra các huyện khác của tỉnh Đồng Tháp.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
7
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
CHƯƠNG 2:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HỒNG NGỰ
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2.1.1 Vò trí đòa lý
Hồng Ngự là một huyện của tỉnh Đồng Tháp, nằm bên bờ sông Tiền, giáp
với biên giới Campuchia và cửa ngõ biên giới quan trọng của tỉnh.
Ranh giới hành chánh của của huyện Hồng Ngự như sau:
- Phía Tây Bắc giáp: Campuchia
- Phía Tây giáp: sông Tiền
- Phía Đông giáp: huyện Tân Hồng
- Phía Nam giáp: huyện Tam Nông
2.1.2. Đặc điểm và đòa hình đòa mạo
Huyện Hồng Ngự có hướng dốc đòa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Vùng phía Nam kênh Hồng Ngự có cao độ từ +1,00 đến +2,00m, vùng
phía bắc kênh Hồng Ngự từ +2,00m đến +3,00m. Có rất ít diện tích có độ cao
>+4,00m. Cao độ thấp nhất có cao độ +0,70m.
2.1.3 Đặc điểm đòa chất, thổ nhưỡng
2.1.3.1 Đặc điểm đòa chất
Tỉnh Đồng Tháp nói chung, huyện Hồng Ngự nói riêng có đặc điểm đòa
chất chung là vùng trầm tích trẻ sông, biển thuộc hệ Pleitôxen (Q1); N2,
Hôluxen (Qiv) tầng đá gốc rất sâu từ 100 đến 200m. Tầng đất trên mặt độ sâu từ
0 đến 50m là lớp trầm tích gồm có các lớp đại diện sau:
Lớp 1: Lớp đất sét màu xám nâu nhạt, kết cấu chặt, trạng thái dẻo
cứng độ sâu tầng đất này là từ 2 đến 6 m.
Lớp 2: Lớp sét pha bụi (lớp bùn sét) màu xám đen kết cấu kém chặt,
trạng thái dẻo chảy. Độ dày này biến thiên khá lớn từ 1,5 đến 20m.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
8
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Lớp 3: Lớp cát hạt vừa, hạt mòn, màu xám đen kết cấu kém chặt,
trạng thái rời rạc. Độ sâu tầng này cũng biến thiên khá lớn.
Hàng năm được bồi đắp một lượng lớn phù sa nhờ sông Tiền thông qua
hệ thống kênh rạch. Tầng đất này tương đối mềm và ổn đònh độ cứng không
thay đổi theo độ sâu.
2.1.3.2 Đòa chất thủy văn
Theo kết quả nghiên cứu của các nghành đòa chất và các nghành thủy lợi
cho kết quả:
Huyện Hồng Ngự nước ngầm tầng nông hầu hết bò nhiễm phèn. Nước
ngầm tầng sâu chất lượng tương đối tốt tuy nhiên trữ lượng không lớn lắm nếu
khai thác phục vụ sinh hoạt thì có thể đáp ứng được.
2.1.3.3 Thổ nhưỡng
Có 4 loại nhóm đất chính là: đất phù sa, đất xám, đất phèn, đất sông rạch
Hai loại đất phù sa, đất xám đã được khai thác sử dụng trồng lúa, rau
màu , cây công nghiệp từ 2 đến 3/vụ năm. Có năng suất cao và ổn đònh.
Đất phèn hiện nay đã được cải tạo một cách cơ bản để sử dụng trồng lúa,
màu, cơ bản đã đi vào ổn đònh. Hiện nay diện tích đất hoang hóa còn rất ít.
Diện tích trồng tràm cũng được quy hoạch, trồng và khai thác có kế hoạch nên
cũng là cây có giá trò kinh tế.
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN
2.2.1 Đặc điểm khí tượng
2.2.1.1 Mưa
Lượng mưa trung bình biến đổi qua nhiều năm.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12, lượng mưa chiếm tới 90%
lượng mưa của cả năm trong đó tập trung vào tháng 9, 10 chiếm tới 40% lượng
mưa cả mùa mưa.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
9
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm
10% lượng mưa cả năm.
Trên đòa bàn thì các xã phía Bắc mưa sớm hơn và kết thúc sớm hơn các xã phía
Nam
Bảng 2. 1: Lượng mưa trung bình qua các năm
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Lượng mưa trung
bình (mm)
167,1 114,16 102,81 144,91 104,49 124,766
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005
Bảng 2. 2: Lượng mưa các tháng trong năm 2005
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Độ ẩm (%) 81 78 75 75 80 84 86 85 86 86 86 83
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005
2.2.1.2 Gió
Gió thònh hành 2 hướng Tây Nam và Đông Bắc theo thời đoạn gió mùa
mưa và gió mùa khô. Mưa đôi khi còn có gió lốc, gió xoáy gây ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và thi công các công trình xây dựng, giao thông…
2.2.1.3 Nắng
Số giờ nắng trong năm tương đối cao. Bình quân từ 6,5 giờ /ngày đến
7,44 giờ /ngày. Cao nhất trung bình trong năm là tháng 3, tháng 4 số giờ nắng
trung bình từ 7,78 đến 9,93 giờ/ngày.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
10
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Bảng 2. 3: Bảng số giờ nắng các năm (giờ)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số giờ
nắng(giờ)
216,03 209,0 227,08 210,2 208,5 209,45
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005
Bảng 2. 4: Số giờ nắng các tháng trong năm 2005
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số giờ
nắng
(giờ)
241,8 241,8 265,1 254,9 253,8 198,6 146,7 202,1 151,2 199,9 201,0 156,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005
2.2.1.4 Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm 1168 mm.
Lượng bốc hơi trung bình ngày từ 3 ÷ 5 mm/ngày.
Lượng bốc hơi cao nhất ngày từ 6 ÷ 8 mm/ngày.
2.2.1.5 Độ ẩm
Độ ẩm trung bình nhiều năm là 82,5%.
Độ ẩm thấp nhất ngày là 50,3%.
Bảng 2. 5: Độ ẩm trung bình các năm
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Độ ẩm trung
bình (%)
84,58 84,33 82,83 83,33 82,33 81,66
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
11
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Bảng 2.6: Độ ẩm các tháng trong năm 2006
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Độ ẩm
(%)
84 80 80 82 84 86 87 86 86 85 80 80
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2006
2.2.1.6 Nhiệt độ
Nhiệt độ cao và ổn đònh, nhiệt độ trung bình năm là 27
0
C.
Cao nhất là 34
0
C.
Thấp nhất là 21
0
C.
Bảng 2. 7: Nhiệt độ trung bình các năm (
0
C)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nhiệt độ trung bình
(t
0
C)
27,15 27,3 27,45 27,3 27,19 27,25
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005
Bảng 2. 8: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2005
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt
độ (t
0
C)
24,9 26,6 27,5 29 28,9 28,1 26,8 27,6 27,4 27,6 27,1 25,6
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2005
2.2.2 Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn sông ngòi phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về.
- Nước mưa nội đồng.
- Diễn biến mực nước triều biển đông ảnh hưởng đến mực nước sông.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
12
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
2.2.2.1 Nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về
Sông Mê Kông là một sông lớn chảy qua các nước như Mianma, Lào, Thái
Lan, Campuchia và Việt Nam. Đoạn chảy qua nước ta là đoạn hạ lưu trước khi
đổ ra biển Đông với 9 nhánh. Nhánh sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn
có ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Đồng Tháp. Lưu lượng sông Mê Kông rõ ràng
là chòu ảnh hưởng trực tiếp lượng mưa của lưu vực trên đòa bàn các nước
Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia. Diễn biến mực nước ở hạ lưu sông Mê
Kông cũng theo mùa mưa, mùa khô của lưu vực và nó cũng phù hợp với mùa
mưa, mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2.2 Nước mưa nội đồng
Lượng mưa hằng năm ở biến thiên từ 1,184 ÷1,518 mm.
Lượng mưa tháng lớn nhất là tháng 9, 10.
2.2.2.3 Nước thủy triều ảnh hưởng đến mực nước sông
Đồng Tháp chòu ảnh hưởng của thủy triều biển đông theo chế độ bán nhật
triều. Thời gian triều cường trong tháng theo hai kỳ tháng âm lòch (theo quỹ đạo
mặt trăng). Từ ngày 15 đến ngày 18 và từ ngày 29 đến ngày 2 tháng sau.
Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mực nước triều ảnh hưởng đến toàn hệ
thống sông rạch tỉnh của Đồng Tháp. Biên độ thủy triều tương đối lớn.
- Vùng phía Bắc có biên độ từ 0.4 ÷ 1.0m
- Vùng phía Nam có biên độ từ 0.7 ÷ 1.8m
Từ tháng 7 đến tháng 11 do ảnh hưởng của dòng chảy từ thượng nguồn
chảy về đủ lớn làm cho thủy triều không tác động đến mực nước sông từ Đồng
Tiến trở lên. Mực nước sông hoàn toàn do mực nước thượng nguồn quyết đònh.
Từ Đồng Tiến trở xuống phía nam, dòng chảy và mực nước sông vẫn ảnh
hưởng của mực nước triều, có nghóa là một ngày có hai mực nước triều lên,
xuống.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
13
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
2.2.2.4 Mối quan hệ giữa đặc điểm thủy văn và đặc điểm đòa hình huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
+ Dòng chảy mùa kiệt
Mùa kiệt bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau:
+ Mực nước đỉnh triều thấp hơn hầu hết cao độ diện tích tự nhiên trong
vùng. Do vậy có ít diện tích có khả năng tưới tự chảy và chỉ được một thời gian
lúc triều cường.
Chế độ dòng chảy mùa kiệt đã sinh ra nhiều vùng giáp nước tích tụ chua
phèn do không tiêu thoát được. Đến đầu mùa mưa, khi lượng mưa đủ lớn nước
sông đã dâng lên mới rửa phèn được. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng
nước.
Chế độ dòng chảy mùa kiệt phụ thuộc vào chu kỳ triều, mực nước triều chỉ
đến khi mực nước nguồn đổ về và lượng mưa nội đồng đủ lớn mới tham gia vào
việc phân bố dòng chảy.
+ Dòng chảy mùa lũ
Đống Tháp là tỉnh đầu nguồn của đồng bằng Sông Cửu Long nên chòu tác
động của lũ sớm hơn và ác liệt hơn các tỉnh khác, trong đó chòu ảnh hưởng đầu
tiên là huyện Hồng Ngự.
Thời gian lũ từ tháng 7 đến tháng 11, tháng 7-8 nước lũ vào đồng ruộng từ
các cửa kênh rạch. Khi vượt bờ đê, bờ bao tương ứng với mực nước tại Hồng
Ngự (+3,5), bắt đầu tràn qua biên giới và ngập lũ toàn khu vực. Đầu tháng 7
nước lũ vào đồng từ 2 hướng , từ sông Cửu Long theo các trục chính với tổng
lượng khoảng 7 tỷ m
3
, tràn qua biên giới Campuchia với tổng lượng lũ tràn
khoảng 26 tỷ m
3
. Đỉnh lũ cao nhất từ tháng 9 -10, với độ ngập sâu trung bình
lớn hơn 1m so với phía bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp A và nhỏ hơn 1m so với
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
14
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
phía nam kênh Nguyễn Văn Tiếp A. Lũ thoát ra theo 2 hướng, qua phía Long
An ra sông Vàm Cỏ và chảy ngược ra sông Cửu Long.
Cứ từ 3 đến 5 năm lại có một trận lũ lớn.
Từ tháng 7 đến tháng 11 huyện Hồng Ngự có mực nước sông cao hơn cao
độ phần lớn diện tích tự nhiên của vùng (không kể thời gian đỉnh lũ).
Dòng chảy có hướng chảy từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam (vùng
phía Bắc) từ sông Tiền sang sông Hậu (vùng kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu)
Bảng 2. 9: Mực nước 2004 (cm)
Năm 2004
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hmax 148 127 119 104 115 121 142 179 232 227 170 163
Hmin -42 -76 -98 -97 -100 -61 -42 24 85 109 38 -21
Nguồn: Trạm khí tượng thủy vàên Cao Lãnh- Đồng Tháp, 2005
Bảng 2. 10: Mực nước 2005 (cm)
Năm 2005
Tháng 1 2 3 4
Hmax 151 128 120 105
Hmin -55 -79 -79 -80
Nguồn: Trạm khí tượng thủy vàên Cao Lãnh- Đồng Tháp, 2005
Như vậy:
Mùa kiệt mùa nước sông thấp hơn cao độ hầu hết diện tích đất canh tác do
vậy biện pháp tưới duy nhất là bơm nước.
Mùa lũ hầu hết thời gian mực nước sông có cao độ lớn hơn cao độ hầu hết
đất đai trong vùng nên không thể tiêu chảy được khi cần tiêu cục bộ phải dùng
bơm tại trạm bơm tưới nhưng phải quay máy bơm ngược lại.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
15
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Trước đây, khi con người chưa khai thác tàn phá thiên nhiên một cách
nghiêm trọng thì lũ thường tuân theo những quy luật. Hiện nay, với tình trạng ô
nhiễm môi trường và nạn phá rừng bừa bãi vì vậy lũ không còn tuân theo một
quy luật nào cả mà nó càng ngày càng diễn biến hết sức phức tạp. Trận lũ năm
2000 là một trận lũ lòch sử lớn nhất trong vòng 40 năm qua là một ví dụ, đã gây
thiệt hại rất lớn về người và của.
2.3 . NƯỚC MẶT, NƯỚC NGẦM
2.3.1 Nước mặt
Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu là do sông Tiền, sông Hậu cung cấp
nên nước không bò nhiễm mặn.
Tuy nhiên một số nơi nước cũng bò nhiễm phèn theo thời gian. Đó là
khoảng thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa.
Lượng phù sa được bồi lắng hàng năm rất lớn, tập trung vào tháng 7, tháng
8. Đây cũng là mùa lũ hàng năm.
Phù sa có ưu điểm cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu nhưng có nhược điểm là
bồi lấp lòng kênh, hàng năm phải tốn kém rất nhiều công của để nạo vét.
Tổng lượng nước dùng cho mọi nhu cầu sản xuất sinh hoạt và công nghiệp
chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ lượng nước trong sông Tiền, sông Hậu. Nguồn nước
cung cấp dồi dào thuận lợi cho nhu cầu của nhân dân.
Mực nước sông rạch phía Bắc có khó khăn cho việc lấy nước tưới về mùa
kiệt, hầu như phải bơm nước tưới.
Mực nước sông rạch phía Nam mùa kiệt khá thuận tiện cho việc lấy nước
tưới, chỉ còn một phần diện tích là phải bơm tưới.
2.3.2. Nước ngầm
Hầu hết nước ngầm tầng nông (từ 50 ÷ 100m) đều bò nhiễm phèn.
Nước ngầm tầng sâu (từ 200 ÷ 300m) trữ lượng không lớn lắm, chất lượng
nước tương đối tốt có thể khai thác phục vụ sinh hoạt.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
16
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.4.1 Đặc điểm dân sinh
Huyện Hồng Ngự tính đến hết năm 2006 có số dân 220.952 người trong đó
số nam chiếm 107.972 người và nữ chiếm 113.025 người. Mật độ dân số là 680
ng/km
2
. Dân cư có xu hướng di chuyển về các khu đô thò cho nên tỷ lệ tăng dân
số cơ học ở các khu vực này tương đối cao. Tuy nhiên, đây cũng là thế mạnh về
nguồn nhân lực để đẩy nhanh quá trình đô thò hóa, nâng cao mức sống của
người dân.
Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 1999 là 1,49%. Hiện nay, tỷ lệ này đã
giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
Khu dân cư tập trung ở ven các con sông lớn, các tuyến kênh trục, các thò
trấn, thò tứ do tập quán sinh hoạt của người dân. Gần đây các cụm dân cư tập
trung tránh lũ đang được hình thành do tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp tuy
nhiên cũng phù hợp với xu thế phát triển của các đô thò nhỏ hiện nay.
Đặc điểm dân cư là:
- Vùng phía bắc đa số dân làm nhà sàn.
- Vùng phía Nam đa số dân tôn nền làm nhà.
Đời sống dân cư đang được cải thiện từng bước nhờ có sự quan tâm của
Đảng và nhà nước. Công tác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vay vốn, dự án kiên cố
hóa kênh mương, phát triển nghành nghề truyền thống được các ban nghành
quan tâm, giải quyết.
2.4.2. Đặc điểm kinh tế
Năm 2006 là một năm với nhiều biến động về kinh tế cũng như xã hội.
Tình hình thế giới thay đổi liên tục. Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu thắng
lợi to lớn giúp nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
Đồng Tháp là tỉnh có nhiều lợi thế về đòa hình tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ
tầng tốt, tốc độ đô thò hóa cao, đầu tư của nhà nước để phát triển thành vùng
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
17
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Sự tăng trưởng kinh tế
của tỉnh đạt loại khá nhưng cơ cấu nông nghiệp vẫn còn cao.
- Tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chiếm phần lớn 57,02
% sản phẩm trong tỉnh (GDP)
- Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 15,94 % sản phẩm trong
tỉnh (GDP)
- Tỷ trọng dòch vụ chiếm 27,4% sản phẩm trong tỉnh (GDP)
2.4.2.1 Kinh tế nông nghiệp
Diện tích gieo trồng của huyện năm 2006 là 47.172 ha, sản lượng lúa
bình quân năm 2007 đạt 6,1 tấn/ha. Cây bắp là 1.251 ha, sản lượng đạt 9 tấn/ha.
Các loại rau đậu giảm nhưng không nhiều do một số đã chuyển sang nuôi tôm.
Diện tích trồng cây ăn quả lâu năm năm 2006 :
- Cây dừa , là 73 ha. Sản lượng đạt 372 tấn.
- Cây nhãn là 14 ha, sản lượng đạt 47 tấn.
- Cây xoài là 18 ha, sản lượng đạt 107 tấn.
Diện tích trồng cây công nghiệp năm 2006
- Cây mía là 91 ha, sản lượng 3640 tấn.
- Cây lạc 110 ha, sản lượng 309 tấn.
- Cây đậu tương là 280 ha, sản lượng 750 tấn.
- Cây thuốc lá 60 ha, sản lượng 201 tấn.
Hàng năm cung cấp lượng lớn lương thực cho toàn huyện và trao đổi với
các huyện, tỉnh khác, xuất khẩu.
Thuỷ sản được xác đònh là thế mạnh thứ hai, sau cây lúa của huyện. Từ
đầu năm đến nay nuôi trồng thủy sản phát triển ổn đònh do sức thu mua của thò
trường tăng, giá cả cao. Lượng cá thương phẩm bán ra thò trường khoảng 21.500
tấn, cá giống khoảng 700 triệu con và cung cấp cho thò trường khoảng 10 tỷ con
cá tra bột.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
18
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
Chăn nuôi cũng góp phần lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của
huyện, tuy nhiên với tình trạng gia cầm bò dòch và bệnh long mồm lở móng trên
heo như hiện nay cho nên đàn gia súc của huyện giảm hơn so với mọi năm. Cho
đến ngày 30/7/2007 tổng đàn heo của huyện là 27.290 con, tổng đàn trâu bò có
khoảng 5.313 con, trong đó số trâu là 885 con, đàn bò 4.428 con.
Tuy nhiên được sự quan tâm của chỉ đạo sát sao của Huyện Uỷ, Hội
Đồng Nhân Dân huyện chỉ đạo công tác phòng chống dòch bệnh trên cây trồng
và vật nuôi giúp cho sản xuất năm 2007 sẽ đạt được nhiều thắng lợi.
Nguồn nguyên liệu nông - thuỷ sản dồi dào của tỉnh chính là lợi thế để
phát triển ngành công nghiệp chế biến.
2.4.2.2 Kinh tế công nghiệp và xây dựng
Kinh tế công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh
tế huyện. Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh là 1260. Chỉ số phát
triển phát triển giá trò sản xuất công nghiệp so với năm trước là 110,1%.
Ngành công nghiệp phát triển chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu
kém, lạc hậu, thiết bò công nghệ lạc hậu, sản phẩm còn ở dạng thô sơ, chất
lượng kém, thiếu sức cạnh tranh. Với các ngành nghề chủ yếu là chế biến thực
phẩm, chế biến lương thực, sửa chữa cơ khí. Ngoài ra, huyện còn có một số
nghành nghề truyền thống đóng ghe, xuồng , đan lát…
Nguồn lao động của huyện hiện nay đang ở mức báo động. Các khu công
nghiệp ở những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ đã thu
hút một lượng lớn nhân lực di cư khỏi đòa phương.
2.4.2.3 Kinh tế dòch vụ
Kinh tế dòch vụ chiếm lượng nhỏ trong tổng giá trò sản phẩm (GDP) toàn
huyện.
Các điểm thăm quan, du lòch của huyện mới được đầu tư, tôn tạo một
phần, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông,
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
19
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa
khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước. Tuy nhiên trong tương
lai, huyện sẽ cố gắng phát huy hết tiềm năng của mình để góp phần thúc đẩy
kinh tế dòch vụ, tăng thu nhập cho người dân, chuyển dòch cơ cấu kinh tế phù
hợp để phát triển nền kinh tế của huyện theo hướng phát triển công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
2.4.2.4. Điện năng
Hầu hết các khu dân cư đều có điện. Mạng điện lưới quốc gia đã đến
từng ấp, xã của huyện. Nhờ có điện mà kinh tế nông nghiệp, công nghiệp đều
tăng trưởng đáng kể. Gía điện được tính theo đơn giá của nhà nước, ở những nơi
vùng sâu, vùng xa của huyện đã kết hợp với người dân đòa phương kéo điện và
hỗ trợ một phần kinh phí. Những vùng sản xuất gặp nhiều khó khăn thì huyện
đã linh động giảm một phần chi phí điện để thúc đảy sản xuất phát triển. Trong
những năm trở lại gần đây, công suất tiêu thụ của huyện tăng một cách đáng kể
và hệ thống đường dây điện liên tục xây dựng và phát triển. Hệ thống đê bao
của huyện nhờ có điện đã được gia cố xây dựng mới một cách nhanh chóng
hiện đại.
Đây cũng là chủ trương của huyện để đưa ánh sáng đến từng thôn xóm
của huyện, xóa tình trạng không có điện ở những nơi vùng sâu, vùng xa.
2.4.2.5 Giao thông vận tải
Hiện nay giao thông vận tải là một trong những vấn đề hàng đầu để phát
triển. Hầu hết các xã ở vùng sâu huyện đều có đường xe đi lại được trong mùa
khô. Giao thông đường bộ được kết hợp với hệ thống đê bao, vừa xây dựng hệ
thống đê bao vừa kết hợp xây dựng hệ thống giao thông tạo điều kiện tốt để
phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dòch vụ.
Hiện nay huyện đang chủ trương kiên cố hóa đường giao thông bằng các
dự án nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
20
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
giao thông, để việc đi lại thuận lợi góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện
nay vấn đề an toàn giao thông cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm
của huyện, sự phát triển giao thông phải kéo theo đó là sự an toàn trong giao
thông để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Giao thông đường thủy thuận lợi do hệ thống sông rạch tự nhiên và hệ
thống kênh mương của huyện dày đặc. Việc giao thông bằng đường thủy cũng
góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế của huyện nhưng vấn đề bức xúc
hiện nay là việc giao thông bằng đường thủy không có sự quản lý một cách
nghiêm ngặt, về vấn đề người sử dụng phương tiện giao thông và trình độ hiểu
biết về pháp luật khi tham gia giao thông.
2.4.2.6 Bưu chính viễn thông
Trong những năm gần đây hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng phát
triển với sự tham gia với nhiều công ty trong và ngoài nước, phát triển đa dạng
các loại dòch vụ, đổi mới phong cách, giảm giá thành, xây dựng cơ sở hạ tầng
thích nghi với điều kiện hiện nay. Góp phần quan trọng trong sự phát triển của
xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Tính đến nay số máy điện thoại của huyện là 9737 cái. Số máy điện
thoại bình quân 4,4 cái/100 dân. Hiện nay, huyện đang phấn đấu nâng cao số
lượng lắp đặt, số máy điện thoại trong những năm tới. Về mạng di động tổng
đài Vina Phone, Mobi Phone đã lắp đặc tại trung tâm thò trấn phủ sóng toàn bộ
huyện và những vùng lân cận. Các hãng điện thoại khác như Viettell, Sfone
cũng đang khảo sát có kế hoạch lắp đặt trạm thu phát sóng để góp phần đa
dạng hệ thống thông tin liên lạc.
Tổ chức tốt việc phát nhận thư báo, cùng với các hệ thống đại lý để phục
vụ ngày càng tốt hơn cho nhân dân.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
21
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
2.5. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
2.5.1. Giáo dục
Mặc dù, huyện còn gặp nhiều khó khăn nhưng vấn đề giáo dục vẫn được
ưu tiên đầu tư hàng đầu và được đặc biệt quan tâm để từng bước nâng cao mặt
bằng dân trí.
Sở Giáo Dục đang nỗ lực xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Với số lượng giáo viên tăng theo hàng năm, số
lượng giáo viên mầm non là 4.946 người, số lượng giáo viên các cấp là 1.638
người. Vì vấn đề giáo dục đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Số trường,
lớp, học sinh tăng dần theo các năm. Hiện nay, tại huyện không còn trường học
3 ca đã hoàn thành phổ cập tiểu học, phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ
sở trong những năm tới. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Trường, lớp các nghành
học ngày càng được mở rộng đào tạo đa dạng, phổ cập cho mọi người.
Tính đến hết ngày 31/12/2006 toàn huyện có 64 trường học trong đó 44
trường tiểu học, 16 trường trung học cơ sở, 4 trường phổ thông trung học.
Với số lớp học là 1.199. Số phòng học 925.
Huyện Hồng Ngự đã có trường trung cấp nghề.
Trong tương lai huyện đang phấn đấu xây dựng thành công những trường
phổ thông trung học đạt chuẩn quốc gia. Cố gắng đầu tư các thiết bò kỹ thuật
hiện đại cho tất cả các trường học.
Phát triển giáo dục là quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh trong
việc thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế.
2.5.2. Y tế
Huyện đã cố gắng tổ chức tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân và tích cực phòng chống dòch bệnh. Mạng lưới y tế tương đối hoàn chỉnh,
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
22
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
tất cả các xã đều có trạm y tế, được trang bò mới và nâng cấp cơ sở vật chất.
Chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngày càng hoàn thiện. Các chương trình y tế
quốc gia được thực hiện tốt. Với số lượng cán bộ nghành y là 242 người. Trong
đó, bác só và trình độ cao hơn 58 người, y só 99 người, y tá, nữ hộ sinh 19 người.
Cán bộ nghành dược 19 người gồm dược só cao cấp 1 người, dược só trung cấp
12 người và dược tá 6 người.
Trong tương lai tiếp tục duy trì thực hiện tốt các mục tiêu đề ra là nâng
cao sức khỏe của người dân, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bò suy dinh dưỡng và
các chương trình y tế cộng đồng.
Trong tương lai huyện sẽ có những dự án phát triển mạng lưới cửa hàng
bán thuốc, phòng khám đa khoa tư nhân để phục vụ tốt hơn và góp phần đa
dạng hóa các nghành nghề kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền
giáo dục kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm.
Tuy nhiên, là một huyện vùng sâu nên tiếp cận khoa học, kỹ thuật hạn
chế nên còn chưa đáp ứng kòp nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
2.5.3. Văn hóa xã hội
Trong lónh vực văn hóa, thể dục thể thao : Được duy trì và phát triển khá
phong phú, đa dạng. Huyện đã tổ chức nhiều cuộc thi văn nghệ quần chúng, tổ
chức các lễ hội truyền thống, phát triển phong trào thể dục thể thao và duy trì
thể dục thể thao có thành tích cao. Huyện đã đầu tư xây dựng Trung tâm thông
tin triển lãm, các khu di tích lòch sử
Đài Phát thanh-truyền hình được phủ sóng toàn tỉnh, Đài Phát thanh
huyện, thò xã được củng cố xây dựng đạt 50%, mỗi xã có một đội thông tin lưu
động. Các xã phường đều có trạm truyền thanh. Về cơ bản đã xóa đói thông tin.
Huyện đã cố gắng xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc, xây dựng cuộc sống mới văn minh và hạnh phúc. Xây dựng con người
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
23
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
mới trong cộng đồng dân cư biết yêu thương, đùm bọc, hỗ trợ nhau trong sản
xuất và cuộc sống.
2.5.4 An ninh quốc phòng
Hồng ngự là một huyện biên giới nên công tác bảo vệ tình hình trò an,
trật tự đặt lên hàng đầu. Quốc phòng, an ninh nhân dân được các cấp chính
quyền quan tâm đẩy mạnh, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng trong
các các, các nghành và nhân dân. Số lượng tuyển quân hàng năm đều đủ. Xây
dựng lực lượng dân quân tự vệ tại đòa phương tốt kết hợp với công an truy quét
tội phạm. Đến nay, về an ninh chính trò ổn đònh, tất cả các hoạt động chống phá
đều bò triệt phá và xử lý nghiêm. Về trật tự an toàn xã hội: phạm pháp hình sự,
kinh tế, ma túy và tệ nạn xã hội xảy ra từng nơi, từng lúc nhưng đã kòp thời phát
hiện và xử lý.
Hiện nay, tình hình buôn lậu vẫn diễn biến một cách phức tạp. Đòi hỏi
phải có sự quan tâm phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và đòa phương
nhằm xoá bỏ triệt để.
Tai nạn có chiều hướng giảm, nhất là tai nạn giao thông do ý thức của
người dân được nâng cao trong việc sử dụng phương tiện và đội nón bảo hiểm
khi lưu thông trên đường.
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
24
“Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê
bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp”
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÊ BAO
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÊ BAO
Khái niệm cơ bản nhất của đê bao đó chính là bờ bao vượt lũ chính dọc
theo các tuyến sông, kinh rạch chính hay những tuyến giao thông kết hợp có
cao trình vượt lũ.
Đê bao chỉ sử dụng cho tần suất tiêu úng 2-3 % tương đương với lũ năm
2000 kết hợp với các tuyến đường quốc lộ để chống lũ chính vụ tháng 9-10,
nhằm bảo vệ các cụm tuyến dân cư và khu vực kiểm soát lũ cả năm.
Bờ bao để chống lũ đầu vụ tháng 8 bảo vệ lúa hè thu với tần suất tiêu
úng 10%, triều tương đương 25% (tháng 7-8 và tháng 11). Bờ bao không đảm
bảo ngăn lũ lúc cao nhất.
Đê bao, bờ bao hình thành từ cuộc sống thực tiễn sản xuất của người dân
Nam Bộ. Chính yêu cầu cấp thiết bảo vệ cuộc sống, tài sản, nâng cao năng suất
nên bờ bao, đê bao kiểm soát lũ vùng đồng bằng Sông Cửu Long bắt đầu xây
dựng nhiều vào năm 1960-1970. Trước đó, cũng có nhiều công trình về đê điều
nhưng nhỏ lẻ không có quy mô lớn, đa số tự phát là chủ yếu.
Sau 10 năm ứng dụng thành công mô hình đê bao đến năm 1980. Việc
xây dựng đê bao lửng phát triển mạnh mẽ khắp vùng, đặc biệt ở Cái Bè, Cai
Lậy (Tiền Giang), Chợ Mới (An Giang). Cuộc sống của người dân đã thay đổi
nhờ đê bao bảo vệ vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân thay thế lúa nổi năng suất
thấp bằng lúa cao sản.
Năm 1980, đê bao chống lũ triệt để được hình thành và phát triển mạnh
ở những vùng ngập nông nhằm bảo vệ vườn cây ăn trái, cây công nghiệp và
sản xuất cả 3 vụ lúa trong năm.
Trong những năm trở lại đây, quyết đònh 99 Tgg ngày 9/2/1996 của thủ
tướng chính phủ đònh hướng dài hạn và kế hoạch năm năm 1996-2000 về phát
SVTH: Vũ Lê Kiểm Tú
25