TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG
TRUYỀN THÔNG MARKETING
Họ và tên sinh viên : Vũ Ngọc Lan
Mã sinh viên : 1001010538
Lớp : Anh 6
Khóa : 49
Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA
DOANH NGHIỆP THÔNG QUA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK 4
1.1.Mạng xã hội Facebook 4
1.1.1.Tổng quan về mạng xã hội 4
1.1.1.1.Khái niệm 4
1.1.1.2.Lịch sử phát triển 5
1.1.1.3.Đặc trưng 5
1.1.1.4.Vai trò 7
1.1.2.Mạng xã hội Facebook 11
1.1.2.1.Sự phát triển của Facebook 11
1.1.2.2.So sánh Facebook với một số mạng xã hội tiêu biểu tại Việt Nam 13
1.2.Hoạt động truyền thông marketing 15
1.2.1.Khái niệm 15
1.2.2.Vai trò 16
1.2.3.Quá trình truyền thông marketing 17
Hình 1.1: Quá trình truyền thông 18
1.2.4.Các công cụ truyền thông marketing 21
1.3.Sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động truyền thông marketing
của doanh nghiệp 24
1.3.1.Ưu điểm của việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động truyền thông
marketing của doanh nghiệp 24
1.3.2.Hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động truyền thông
marketing của doanh nghiệp 26
1.3.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động
truyền thông marketing của doanh nghiệp 27
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 29
2.1.Khái quát về sự phát triển của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam 29
2.2.Thực tiễn sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động truyền thông
marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay 30
2.2.1.Đặc điểm của các doanh nghiệp thường sử dụng Facebook trong hoạt động truyền
thông marketing 31
2.2.2.Thời gian sử dụng Facebook cho hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp32
2.2.3.Lý do doanh nghiệp chọn Facebook để truyền thông marketing 32
2.2.4.Các lĩnh vực được quảng cáo nổi bật trên mạng xã hội Facebook 33
Bảng 2.1: Bảng thống kê lĩnh vực sản phẩm 33
2.2.5.Hình thức quảng cáo doanh nghiệp sử dụng trên Facebook 34
Hình 2.1: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo thông thường 34
Hình 2.2: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo hiển thị trong Newfeed 35
Hình 2.3: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo hiển thị bên phải trang Facebook 36
Hình 2.4: Hình ví dụ mẫu quảng cáo trên thiết bị di động 36
2.2.6.Cách thức doanh nghiệp dùng để sử dụng Facebook 38
Bảng 2.2: Cách thức doanh nghiệp dùng để sử dụng Facebook 38
2.2.7.Những nội dung thường được xuất hiện trên trang Facebook 39
Bảng 2.3: Những nội dung thường được xuất hiện trên trang Facebook của
doanh nghiệp 39
Bảng 2.4: Chi phí cho việc quảng cáo của doanh nghiệp bằng Facebook 40
Bảng 2.5: Bảng đánh giá các yếu tố theo mức độ đồng ý với nhận xét 41
Bảng 2.6: Khảo sát việc sử dụng các phương tiện khác cho hoạt động truyền
thông marketing của doanh nghiệp 42
2.3.Đánh giá chung về việc sử dụng Facebook trong hoạt động truyền thông
marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 44
2.3.1.Thành công 44
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ
DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
VIỆT NAM 50
3.1.Cơ sở đưa ra giải pháp 50
3.1.1.Xu hướng phát triển Facebook 50
3.1.2.Dựa trên ý kiến người tiêu dùng về việc sử dụng Facebook trong hoạt động truyền thông
marketing của doanh nghiệp 52
Bảng 3.1: Thống kê mục đích mỗi khi truy cập mạng xã hội Facebook của
người dùng 53
Bảng 3.2: Thống kê người dùng theo mức độ quan tâm đến sự xuất hiện của
các mẩu quảng cáo trên Facebok 54
Hình 3.1: Mức độ quan tâm đến sự xuất hiện của các mẩu quảng cáo trên
Facebook 54
Bảng 3.3: Đánh giá các mẩu quảng cáo 55
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá các mẩu quảng cáo 55
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ tương quan giữa tần suất xuất hiện
của các mẩu quảng cáo và mức độ quan tâm của người dùng 57
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn mức độ quan trọng của các yếu tố khi mua hàng
59
Bảng 3.4: Mức độ cần thiết của việc sử dụng Facebook làm quảng cáo khi
thành lập doanh nghiệp 59
3.2.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng Facebook trong hoạt động
truyền thông marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 61
3.2.1.Chú trọng việc xây dựng fanpage bán hàng hiệu quả 61
Hình 3.5: Hình chụp insight “When your fans are online?” 64
Hình 3.6: Ảnh minh họa việc chuyển ảnh từ album này sang album khác 65
3.3.2. Thu hút, gia tăng số lượng thành viên 67
3.3.3. Nâng cao chất lượng Fanpage 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quá trình truyền thông 18
Hình 2.1: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo thông thường 34
Hình 2.2: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo hiển thị trong Newfeed 35
Hình 2.3: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo hiển thị bên phải trang Facebook 36
Hình 2.4: Hình ví dụ mẫu quảng cáo trên thiết bị di động 36
Hình 3.1: Mức độ quan tâm đến sự xuất hiện của các mẩu quảng cáo trên
Facebook 54
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá các mẩu quảng cáo 55
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ tương quan giữa tần suất xuất hiện
của các mẩu quảng cáo và mức độ quan tâm của người dùng 57
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn mức độ quan trọng của các yếu tố khi mua hàng
59
Hình 3.5: Hình chụp insight “When your fans are online?” 64
Hình 3.6: Ảnh minh họa việc chuyển ảnh từ album này sang album khác 65
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA
DOANH NGHIỆP THÔNG QUA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK 4
Hình 1.1: Quá trình truyền thông 18
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 29
Bảng 2.1: Bảng thống kê lĩnh vực sản phẩm 33
Bảng 2.1: Bảng thống kê lĩnh vực sản phẩm 33
Hình 2.1: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo thông thường 34
Hình 2.2: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo hiển thị trong Newfeed 35
Hình 2.3: Hình ví dụ về mẫu quảng cáo hiển thị bên phải trang Facebook 36
Hình 2.4: Hình ví dụ mẫu quảng cáo trên thiết bị di động 36
Bảng 2.2: Cách thức doanh nghiệp dùng để sử dụng Facebook 38
Bảng 2.2: Cách thức doanh nghiệp dùng để sử dụng Facebook 38
Bảng 2.3: Những nội dung thường được xuất hiện trên trang Facebook của
doanh nghiệp 39
Bảng 2.3: Những nội dung thường được xuất hiện trên trang Facebook của
doanh nghiệp 39
Bảng 2.4: Chi phí cho việc quảng cáo của doanh nghiệp bằng Facebook 40
Bảng 2.4: Chi phí cho việc quảng cáo của doanh nghiệp bằng Facebook 40
Bảng 2.5: Bảng đánh giá các yếu tố theo mức độ đồng ý với nhận xét 41
Bảng 2.5: Bảng đánh giá các yếu tố theo mức độ đồng ý với nhận xét 41
Bảng 2.6: Khảo sát việc sử dụng các phương tiện khác cho hoạt động truyền
thông marketing của doanh nghiệp 42
Bảng 2.6: Khảo sát việc sử dụng các phương tiện khác cho hoạt động truyền
thông marketing của doanh nghiệp 42
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ
DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
VIỆT NAM 50
Bảng 3.1: Thống kê mục đích mỗi khi truy cập mạng xã hội Facebook của
người dùng 53
Bảng 3.1: Thống kê mục đích mỗi khi truy cập mạng xã hội Facebook của
người dùng 53
Bảng 3.2: Thống kê người dùng theo mức độ quan tâm đến sự xuất hiện của
các mẩu quảng cáo trên Facebok 54
Bảng 3.2: Thống kê người dùng theo mức độ quan tâm đến sự xuất hiện của
các mẩu quảng cáo trên Facebok 54
Hình 3.1: Mức độ quan tâm đến sự xuất hiện của các mẩu quảng cáo trên
Facebook 54
Bảng 3.3: Đánh giá các mẩu quảng cáo 55
Bảng 3.3: Đánh giá các mẩu quảng cáo 55
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá các mẩu quảng cáo 55
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ tương quan giữa tần suất xuất hiện
của các mẩu quảng cáo và mức độ quan tâm của người dùng 57
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn mức độ quan trọng của các yếu tố khi mua hàng
59
Bảng 3.4: Mức độ cần thiết của việc sử dụng Facebook làm quảng cáo khi
thành lập doanh nghiệp 59
Bảng 3.4: Mức độ cần thiết của việc sử dụng Facebook làm quảng cáo khi
thành lập doanh nghiệp 59
Hình 3.5: Hình chụp insight “When your fans are online?” 64
Hình 3.6: Ảnh minh họa việc chuyển ảnh từ album này sang album khác 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi ngày, mỗi giờ, việc truy cập Facebook không còn là điều xa lạ đối với
mọi người. Từ em nhỏ mấy tuổi, cho đến các cụ già ai cũng đều sử dụng Facebook.
Những khái niệm quen thuộc “check in”, “tự sướng”… chúng ta được nghe thấy
thường ngày. Mạng xã hội Facebook xuất hiện đã đem lại xu hướng mới thật “ghê
gớm”. Vậy, khi mạng xã hội Facebook được sử dụng cho hoạt động truyền thông
marketing của doanh nghiệp, thì chúng ta sẽ gặt hái được những gì?
Với ưu điểm vốn có của mình là lượng người sử dụng lớn, tính lan truyền
và tương tác cao, giao diện đơn giản, tạo lập miễn phí, liệu đây sẽ là lợi thế lớn của
bất kỳ doanh nghiệp vừa và nhỏ nào biết tận dụng mạng xã hội Facebook làm công
cụ truyền thông marketing cho mình?
Để trả lời câu hỏi trên, em đã chọn đề tài “MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG
TRUYỀN THÔNG MARKETING”, qua đó tìm hiểu những thông tin cơ bản
nhất về mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng, đánh giá những thế mạnh và
hạn chế của nó trong hoạt động truyền thông marketing của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp để phát triển
và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hoạt động truyền thông marketing của
doanh nghiệp dựa vào mạng xã hội Facebook.
- Đánh giá tình hình sử dụng Facebook trong hoạt động truyền thông
marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
- Xác định xu thế phát triển của mạng xã hội, đưa ra những bước đi và giải
pháp cho doanh nghiệp Việt Nam để phù hợp và phát triển trong xu thế
chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1
- Đối tượng nghiên cứu: Mạng xã hội Facebook trong hoạt động truyền
thông marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động
truyền thông marketing thông qua Facebook của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển của Facebook tại Việt Nam
từ 2010 đến nay.
Nội dung: hoạt động sử dụng mạng xã hội Facebook để truyền thông
marketing cho doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản:
• Phân tích – tổng hợp: Khóa luận phân tích những yếu tố lý thuyết cơ bản,
đánh giá xem xét thực tiễn và tổng hợp lại thành một nền tảng suy luận chung để từ
đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội Facebook cho doanh
nghiệp.
• So sánh: Bài khóa luận có sử dụng phép so sánh giữa mạng xã hội
Facebook và các mạng xã hội nổi bật tại Việt Nam, từ đó thấy được những lợi thế
hấp dẫn người dùng của Facebook.
• Thu thập thông tin: Thu thập thông tin trực tiếp và gián tiếp thông qua
các tài liệu, văn bản, qua khảo sát thực tế. Để hoàn thành bài khóa luận, em đã làm
hai cuộc khảo sát thực tế: “Khảo sát tình hình thực tế về việc sử dụng mạng xã hội
Facebook trong hoạt động truyền thông marketing của doanh nghiệp Việt Nam” và
“Khảo sát ý kiến người dùng về việc sử dụng Facebook trong hoạt động truyền
thông marketing của doanh nghiệp”, từ đó đánh giá được thực trạng sử dụng
Facebook và đưa ra những giải pháp cụ thể.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được
chia thành ba chương:
2
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về mạng xã hội Facebook và hoạt động truyền
thông marketing của doanh nghiệp thông qua mạng xã hội Facebook
Chương 2: Thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động truyền
thông marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội
Facebook trong hoạt động truyền thông marketing của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam
Mặc dù đã cố gắng hết sức song do hạn chế về kiến thức cũng như những
khó khăn trong việc thu thập tài liệu, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để khóa
luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo
trường Đại học Ngoại thương nói chung và các thầy cô giáo khoa Quản trị kinh
doanh nói riêng đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho chúng em trong suốt bốn
năm qua. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã tận
tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014.
3
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG XÃ HỘI
FACEBOOK VÀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG QUA
MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
1.1. Mạng xã hội Facebook
1.1.1. Tổng quan về mạng xã hội
1.1.1.1. Khái niệm.
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network
1
) là
dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với mục đích
khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào
mạng xã hội được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội có tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ
file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau
và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày của hàng trăm triệu thành viên khắp thế
giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối
tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá
nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thế
thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và
Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu. Orkut và Hi5 tại Nam
Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt
hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, Cyworld tại
Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội
như: Zing Me, YuMe, Tamtay…
1
/>4
1.1.1.2. Lịch sử phát triển
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang
Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees
vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn theo sở thích
2
.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu
thành viên ghi danh. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh này cũng là một con dao
hai lưỡi: Server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất
nhiều thành viên.
Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded
video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành
viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm,
MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được
tập đoàn New Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống
mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành
viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên
khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng đạt được những thành công vượt bậc,
mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số
trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.
1.1.1.3. Đặc trưng
Đặc trưng thông thường
Theo bài viết của Boyd và Ellison (2007), “Why Youth (Heart) Social
Network Sites: Vai trò của mạng xã hội trong đời sống của lứa tuổi teen”, các trang
web mạng xã hội chia sẻ một loạt những công cụ kỹ thuật cho phép các cá nhân có
thể: xây dựng một trang hồ sơ cá nhân công cộng hoặc bán công cộng, kết nối với
một loạt những người dùng khác mà họ chia sẻ kết nối với và theo dõi được danh
sách kết nối ấy trong một hệ thống. Điều cơ bản đây là những hồ sơ được chia sẻ
với một danh sách “bạn bè” người cũng là thành viên của trang. Trong một bài viết
2
Linton Freeman, 2006, The Development of Social Network Analysis, Empirical Press, Vancouver
5
có tựa đề “Trang mạng xã hội: Định nghĩa, lịch sử và Mở rộng”, Boyd và Ellison
thừa nhận mô tả của Sunden (2003) về hồ sơ cá nhân như là một trang duy nhất nơi
người ta có thể “gõ thể hiện bản thân vào đó”
3
. Một trang cá nhân được tạo ra từ
việc trả lời cho câu hỏi, như là tuổi, địa chỉ, sở thích,… Một vài trang cho phép
người dùng tải lên ảnh, các nội dung đa phương tiện hoặc thay đổi cái nhìn và cảm
giác về hồ sơ cá nhân. Ví dụ, Facebook cho phép người dùng nổi bật hồ sơ của họ
bằng việc thêm vào các module hoặc “Ứng dụng”. Nhiều trang cho phép người
dùng viết trang nhật ký, tìm kiếm những người khác có cùng sở thích, sưu tập và
chia sẻ danh sách liên lạc. Hồ sơ người dùng thường có một phần ý kiến riêng cho
nhận xét từ bạn bè hoặc những người dùng khác. Để bảo vệ sự an toàn của người
dùng, mạng xã hội thường có sự điều khiển cho phép những người sử dụng có thể
lựa chọn ai có thể nhìn thấy hồ sơ của họ, liên lạc với họ, thêm họ vào trong danh
sách liên lạc,…
Đặc trưng bổ sung
Một số mạng xã hội có tính năng bổ sung, chẳng hạn như khả năng tạo ra
các nhóm có chung sở thích hoặc chung đảng phái, tải lên hoặc truyền video trực
tiếp và giữ các cuộc thảo luận trong diễn đàn. Mạng xã hội địa lý liên kết với dịch
vụ bản đồ Internet để tổ chức sự tham gia của người dùng theo đặc điểm địa lý và
tính cách của họ.
Có một xu hướng hướng tới khả năng tương tác nhiều hơn giữa các mạng
xã hội do công nghệ như OpenID và OpenSocial. Trong hầu hết các cộng đồng di
động, người dùng điện thoại di động hiện nay có thể tạo hồ sơ riêng của họ, kết bạn,
tham gia vào các phòng chat, tạo phòng chat, lưu lại những đoạn đối thoại riêng tư,
chia sẻ hình ảnh, video và blog, chia sẻ bằng cách sử dụng điện thoại di động của
họ. Một số công ty cung cấp dịch vụ không dây cho phép khách hàng của họ xây
dựng cộng đồng điện thoại di động của riêng mình và thương hiệu nó. Một trong
những dịch vụ không dây phổ biến nhất cho mạng xã hội ở Bắc Mỹ là Facebook di
động.
3
Boyd, D.M., and Ellison, N.B., 2007, Social Network Sites: Definition, History, Scholarship, Journal of
Computer-Mediated Communication.
6
1.1.1.4. Vai trò
Vai trò đối với chính phủ
Mạng xã hội gần đây được sử dụng bởi nhiều cơ quan chính phủ khác
nhau . Các công cụ mạng xã hội phục vụ như là một cách nhanh chóng và dễ dàng
cho các chính phủ để có được những ý kiến của công chúng và làm cho công chúng
được cập nhật về hoạt động của họ. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã chứng minh
tầm quan trọng của việc tiêm chủng trên trang web trẻ em nổi tiếng của Whyville;
Trung tâm Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ có một hòn đảo ảo trên
Second Life , nơi mọi người có thể khám phá hang động ngầm hoặc tìm hiểu tác
động của sự nóng lên toàn cầu. Tương tự như vậy , NASA đã bị lợi dụng một vài
công cụ mạng xã hội , bao gồm Twitter và Flickr. Họ đang sử dụng những công cụ
này để hỗ trợ giá cho Ủy ban Kế hoạch việc đưa người bay vào không gian của
Mỹ , với mục tiêu là để đảm bảo rằng các quốc gia đang trên con đường mạnh mẽ
và bền vững để đạt được nguyện vọng táo bạo nhất của nó trong không gian. Tại
Việt Nam, mạng xã hội cũng có vai trò tương tự. Nhờ mạng xã hội mà những thông
tin, chính sách nhà nước được phổ biến một cách nhanh chóng và rộng rãi; đồng
thời mọi thông tin cũng như diễn biến tình hình đời sống của nhân dân được nắm
bắt dễ dàng. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội cũng phần nào khiến cho thông
tin an ninh quốc gia bị rò rỉ, vì vậy mà có lúc mạng xã hội Facebook đã từng bị cấm
và chặn tại Việt Nam. Hiện giờ, Facebook đã không còn bị cấm, tuy nhiên vấn đề
an ninh bị tác động bời mạng xã hội vẫn còn là nguy cơ đối với Chính phủ.
Vai trò đối với doanh nghiệp
Việc sử dụng các dịch vụ mạng xã hội trong bối cảnh doanh nghiệp đưa ra
các tiềm năng có một tác động lớn đến thế giới kinh doanh và làm việc. Mạng xã
hội kết nối mọi người với chi phí thấp , điều này có thể có lợi cho các doanh nhân
và doanh nghiệp nhỏ tìm cách mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng của họ .
Các mạng lưới này được theo dõi dưới một công cụ quản lý quan hệ khách hàng
cho các công ty bán các sản phẩm và dịch vụ. Các công ty cũng có thể sử dụng các
mạng xã hội để quảng cáo trong các hình thức biểu ngữ và quảng cáo văn bản . Kể
từ khi các doanh nghiệp hoạt động trên toàn cầu, các mạng xã hội có thể làm cho
7
mọi thứ dễ dàng hơn để giữ liên lạc với khách hàng trên toàn thế giới. Các ứng
dụng cho các trang web mạng xã hội đã mở rộng thêm về phía các doanh nghiệp và
thương hiệu được tạo ra , các trang web được mở theo một mức độ hoạt động cao
hơn tạo thành một khu vực được gọi là mạng thương hiệu . Đây là ý tưởng rằng một
thương hiệu có thể xây dựng mối quan hệ khách hàng của mình bằng cách kết nối
người tiêu dùng của họ để xây dựng hình ảnh thương hiệu trên một nền tảng cung
cấp cho khách hang những nội dung liên quan , các yếu tố tham gia, và một hệ
thống xếp hạng hoặc điểm số để đánh giá thương hiệu . Mạng thương hiệu là một
cách mới để tận dụng xu hướng xã hội như một công cụ tiếp thị. Sức mạnh của
mạng xã hội này bắt đầu thấm vào văn hóa nội bộ của doanh nghiệp mà họ đang tìm
kiếm sử dụng cho sự hợp tác , chia sẻ tập tin và chuyển giao kiến thức . Thuật ngữ
Phần mềm xã hội doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến cho các loại ứng dụng .
Một vai trò khác của mạng xã hội đó là nó ảnh hưởng đến cách kinh doanh
của doanh nghiệp. Mỗi năm, hàng triệu người Mỹ khởi nghiệp công ty riêng. Và
mạng xã hội không nghi ngờ gì đóng vai trò lớn trong nhiều doanh nghiệp này.
Không chỉ mạng xã hội ảnh hưởng đến chiến lược marketing của các doanh nghiệp,
mà nó còn là nơi chứa đựng nền tảng khách hàng của các công ty. Như vậy, các
doanh nghiệp muốn tạo ra một cuộc hội thoại với khách hàng, hãy dùng mạng xã
hội. Đơn cử như General Motor, gần đây đã quyết định không quảng cáo trên mạng
xã hội Facebook vì cho rằng Facebook không hiệu quả trong quảng cáo, song GM
vẫn có mối quan hệ xã hội với khách hàng. Họ có 380.000 “người bạn” trên
Facebook, và chắc chắn họ sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng mối quan hệ “bạn bè” này,
dù họ có quảng cáo trên Facebook hay không, vì họ hiểu rõ giá trị các mối quan hệ
này trên Facebook.
Vai trò đối với người tiêu dùng
Mạng xã hội ảnh hưởng đến sự riêng tư của người tiêu dùng. Mỗi khi người
tiêu dùng điều chỉnh trang cá nhân sang chế độ chỉ bạn bè nhìn thấy đã viết gì lên
tường, hay chỉ gia đình mới nhìn thấy ngày sinh, nơi sinh và số điện thoại, thì mọi
thông tin đó đã được trao gửi toàn bộ cho mạng xã hội với niềm tin mạng xã hội
“hứa” sẽ bảo vệ sự riêng tư này. Không phải mạng xã hội nào cũng đột nhiên phơi
8
bày tất cả sự riêng tư của người tiêu dùng ra nhưng một khi họ phơi bày dữ liệu của
người tiêu dùng (và nó sẽ - bởi nó là mạng xã hội, và mạng xã hội theo định nghĩa
thì chỉ tồn tại nếu mọi người chia sẻ với nhau) thì tức là người tiêu dùng mất đi sự
riêng tư. Khi bạn “Like” cái gì đó trên web, bạn mang lại cho mạng xã hội một
quyền hạn “lộ” dữ liệu của bạn cho công ty đó, hoặc sản phẩm, hoặc nhãn hiệu, và
thực ra chỉ là vấn đề thời gian trước khi người quản lý mạng xã hội tận dụng tất cả
những dữ liệu này.
Thứ hai, mạng xã hội đóng vai trò to lớn trong các mối quan hệ cá nhân và
công việc, và vai trò này đang tiếp tục lớn thêm. Mọi người rất khó rời khỏi mạng
xã hội, bởi tất cả bạn bè của họ đều ở trên đó. Thế nên, còn cách nào tốt hơn để mọi
người kết nối với bạn bè, chia sẻ với họ và cập nhật mọi thứ trong cuộc sống của
họ, ngoài mạng xã hội. Những mối quan hệ này không chỉ là một sự mở rộng của
những mối quan hệ mà người tiêu dùng có trong đời thực, mà ngày càng nhiều mối
quan hệ được tạo ra, và chỉ tồn tại trên mạng xã hội.
Đối với người tiêu dùng, mạng xã hội còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của
họ. Với tần suất online liên tục bằng các thiết bị máy tính và di động hàng ngày,
một phần sức khỏe của người dùng sẽ bị giảm sút, với một tác động không khác khi
bạn ngồi trước máy tính chơi game hàng giờ. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có tác
động tích cực. Lấy ví dụ, Facebook từng tiến vào các lĩnh vực liên quan đến sức
khoẻ. Chẳng hạn, hãng đã hợp tác với tổ chức Chống Tự tử Mỹ để đưa ra những hỗ
trợ trực tuyến cho những người dùng có khả năng sẽ tự tử. Trong đó, bạn bè và gia
đình của những người dùng Facebook muốn tự tử có thể đưa ra những bình luận về
tình trạng tự tử trên Facebook, và họ cũng đưa ra những hỗ trợ về tinh thần chống tự
tử. Nói cách khác, Facebook đã tiến vào những phần riêng tư nhất trong cuộc sống
của mỗi người – sức khoẻ - và có vẻ như họ đang thành công.
Ngoài sức khỏe, mạng xã hội còn có một tác động khác đến người tiêu
dùng, nó là một kho lưu giữ kỉ niệm tuyệt vời cho người sử dụng. Mạng xã hội
Facebook cho biết người dùng của họ tải trung bình 300 triệu bức ảnh mỗi ngày, và
máy chủ của họ chứa hơn 100 tỷ bức ảnh. Đó là chưa kể những ứng dụng bên thứ
ba của hãng cũng giữ ảnh, như Instagram chẳng hạn.Kết hợp cơ sở dữ liệu ảnh
9
khổng lồ của Facebook với tính năng mới Timeline – kiểu thiết kế hồ sơ mới liệt kê
các sự kiện cuộc sống như ngày sinh, tốt nghiệp và lễ cưới – Facebook đang nắm
giữ những kỷ niệm của chúng ta. Ngày nay Facebook như một gia phả trực tuyến
của gia đình và bạn bè, nhưng nó có thể trở thành nơi mà mọi người tìm kiếm
những người họ hàng xa mất tích lâu ngày.
Về quảng cáo, dù quảng cáo online trên Facebook có thể không hiệu quả
bằng quảng cáo trên Google, nhưng Facebook cũng đang tác động cuộc sống của
người dùng về mặt quảng cáo. Đó là bởi họ liên tục nhìn thấy các quảng cáo trên
Facebook. Facebook cũng liên tục “oanh tạc” người dùng bằng các quảng cáo “siêu
mục tiêu”. Ý tưởng đằng sau việc làm này là mọi người thường để ý những gì bạn
bè họ làm, vì thế nếu bạn bè họ click vào một quảng cáo nào đó, họ cũng có thể sẽ
click vào đó. Hoạt động này không kiếm ra tiền, nhưng nó lại gây tác động đến mọi
người. Cách đây vài tháng, Facebook cũng đã công bố chính sách riêng tư của hãng,
dịch vụ khẳng định họ có quyền dùng tất cả thông tin mà họ thu thập được của
người dùng để bán quảng cáo trên những trang khác. Đồng thời, Facebook cũng đã
gia tăng số lượng và diện tích quảng cáo mà mọi người nhìn thấy.
Mạng xã hội cũng khiến người dùng giảm tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Mạng xã hội cùng với các công nghệ khác như tin nhắn, email, Skype và các game
nhập vai đang bị đổ lỗi khiến mọi người không còn cảm thấy cần thiết phải giao tiếp
trực tiếp ngoài đời. Thậm chí, nhiều người còn nhấn mạnh “bạn bè” trên mạng xã
hội đã thay thế “bạn bè” trong đời thực.
Cuối cùng, mạng xã hội còn định hình hệ tư tưởng của thời đại. Theo
website của mạng xã hội Facebook, hơn 80% trong số hơn 900 triệu người dùng của
họ sống ngoài Mỹ và Canada. Trong khi các công ty khác có thể khoe về độ toàn
cầu hoá tương tự, nhưng có lẽ không một công ty nào có mạng lưới toàn cầu như
Facebook. Có rất nhiều cách để Facebook có thể tận dụng mạng lưới toàn cầu này.
Nó có thể tạo ra một cuốn danh bạ điện thoại trực tuyến lớn nhất của thế giới. Họ có
thể tạo ra một trang đấu giá trực tuyến, giống như eBay – nhưng kết nối hơn, và “tin
tưởng” hơn bởi mọi người có thể biết nhau trước khi đưa ra quyết định mua bán.
10
1.1.2. Mạng xã hội Facebook
1.1.2.1. Sự phát triển của Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty
Facebook, Inc điều hành
4
. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức
theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với
người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật
trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của
website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của
cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh
viên mới vào trường, phòng ban và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại
khuôn viên trường.
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên
gọi Facemash. Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng
nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết blog về một
cô gái và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ về cô ấy. Theo tờ Harvard
Crimson, Facemash “đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn lưu bút trực tuyến của
chín Nhà, đặt hai cái kế bên nhau và yêu cầu người dùng chọn ai là người là “hot”
nhất”. Trang này nhanh chóng được chuyển đến vài máy chủ danh sách của nhóm
campus nhưng bị những người quản lý Harvard tắt vài ngày sau đó. Zuckerberg bị
ban quản lý phạt vì vi phạm an ninh, xâm phạm bản quyền tự do cá nhân và phải
đối mặt với việc bị đuổi học, nhưng sau đó đã được hủy bỏ các cáo buộc. Học kỳ
tiếp theo, Zuckerberg thành lập “The Facebook”, ban đầu đặt tại Thefacebook.com,
vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại
học Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại
Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin
Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris Hughes
nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá website. Vào tháng 3
năm 2004, Facebook mở rộng sang Standford, Columbia và Yale. Việc mở rộng
4
/>11
tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston,
rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004,
Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The
ra khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000
USD.
Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005, Zuckerberg
gọi nó là một bước logic tiếp theo. Vào thời gian đó, các mạng của trường trung học
bắt buộc phải được mời mới được gia nhập. Facebook sau đó mở rộng quyền đăng
ký thành viên cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple Inc. và
Microsoft. Tiếp đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook mở cửa cho mọi
người trên 13 tuổi với một địa chỉ email hợp lệ.
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được 1,6% cổ
phần (240 triệu $) của Facebook, nâng giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ
$. Microsoft cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của công ty
lên Facebook. Tháng 10 năm 2008, Facebook tuyên bố đã thiết lập một trụ sở quốc
tế tại Dublin, Ireland. Tháng 9 năm 2009, Facebook tuyên bố lần đầu tiên công ty
đã đạt lợi nhuận. Tháng 11 năm 2010, dựa trên thống kê của SecondMarket Inc.,
một sàn giao dịch chứng khoán của các công ty tư nhân, tổng tài sản của Facebook
là 41 tỷ $ (vượt qua một chút so với eBay) và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ
ba ở Hoa Kỳ sau Google và Amazon. Năm 2012, Facebook phát hành cổ phiếu ra
công chúng lần đầu IPO với 42USD/cổ phiếu mở cửa, thu về hơn 17 tỷ USD.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng
3 năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào
Google. Vào ngày 9 tháng 4 năm 2012, Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ
USD, bao gồm cả tiền mặt lẫn cổ phiếu.Vào ngày 14 tháng 2 năm 2014, Facebook
mua lại Whatsapp với giá 16 tỷ USD, được thanh toán bằng 12 tỷ USD cổ phiếu
Facebook, 4 tỷ USD tiền mặt và thêm 3 tỷ USD cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng
dành cho các sáng lập viên Whatsapp cũng như nhân viên trong vòng 4 năm tới.
12
1.1.2.2. So sánh Facebook với một số mạng xã hội tiêu biểu tại Việt Nam
Zing Me
Được ra đời từ năm 2006, với phiên bản tích hợp đầu tiên là yobanbe, Zing
Me đã được kì vọng trở thành trang blog lớn nhất tại Việt Nam cạnh tranh với
Yahoo 360. Tuy nhiên, với định hướng sản phẩm “hoàn toàn khác blog”, Facebook
đã buộc Zing Me phải “tư duy lại tương lai”.
Người dùng rất dễ tìm thấy được các chức năng cơ bản của Facebook khi sử
dụng Zing Me như: bình luận (comment), thích, tag bạn bè, các gợi ý kết bạn, hội
nhóm… đến cách thể hiện dòng tin hoạt động của bạn bè (feed) và màu sắc chủ đạo
của toàn trang.
Có thể nói, nhà phát triển Zing Me rất khéo kết hợp những ứng dụng dịch
vụ của mình vào giao diện “kiểu Facebook”. Điểm nổi bật tại Zing Me là sự kết hợp
về game xã hội vốn là “món khoái khẩu” của cộng đồng game thủ hiện tại của
VNG.
Nhận thức rõ được sức mạnh của các mối quan hệ trên Facebook, Zing đã
bắt tay xây dựng các chức năng gợi ý với đặc điểm mang tính chất địa phương của
Việt Nam, bắt đầu từ quá trình đăng kí: Kết nối bạn bè, trường lớp, cùng cơ quan
thế mạnh mà Facebook không thể có.
Tuy nhiên, mặt trái của sự tích hợp quá nhiều dịch vụ vào “giao diện kiểu
Facebook” làm cho toàn bộ trang trở nên “vụn vỡ” và bị chia nhỏ với 4 cột nội
dung. Font hiển thị nhỏ bạn sẽ cảm giác trang cá nhân dường như được bao vây bởi
mạng dịch vụ rộng lớn bao gồm các dịch vụ giải trí của Zing Me và hướng người
dùng vào việc chơi game thay vì kết nối bạn bè như chức năng chính của một mạng
xã hội.
5
5
/>13
Mạng Việt Nam – go.vn
Được chính thức thử nghiệm phiên bản Beta vào ngày 19/5/2010 và đạt
mốc 2,5 triệu thành viên vào cuối tháng 12/2010 – một kết quả khá bất ngờ trong
tình thế khá im ắng của mạng xã hội này. Trong suốt thời gian qua, Go.vn gần như
“im hơi lặng tiếng” ngoài một số sự kiện nổi bật như nâng cấp phiên bản mới
"Dòng chảy thời gian" và cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng Internet (IOE).
Cho đến bây giờ, mặc dù đã có nhiều thay đổi đáng kể từ phiên bản đầu
tiên, Go.vn chưa có thông tin nào về phiên bản chính thức. Từ khi ra bản thử
nghiệm đến nay vẫn chưa thấy Go.vn tập trung mạnh vào các hoạt động truyền
thông thu hút cộng đồng bên ngoài. Có lẽ VTC đang âm thầm tập trung và liên kết 7
triệu thành viên được thừa hưởng bởi VTC Game và hoàn thiện mình.
Bên cạnh tính năng giải trí và giao tiếp, một trọng tâm của Go.vn là giáo
dục. Hiện tại, cộng đồng trên Go.vn có 2 nhóm chính: game thủ và các học sinh thi
IOE. Đây là điểm khác biệt của Go.vn những cá tính riêng khác biệt so với cộng
đồng mạng xã hội khác.
Theo Go.vn, cuộc thi tiếng Anh IOE đã tạo cú hích đáng kể, giúp mạng xã
hội này có thêm 1 triệu thành viên đăng ký sau hai tháng phát động cuộc thi. Các
thành viên tham gia Go.vn qua cuộc thi IOE đều đăng kí tên và thông tin thật. Đây
chính là một trong những đặc điểm khá tương đồng với Facebook với những mối
quan hệ và thông tin thực của người dùng.
Có thể nói Go.vn đã tiếp thu có chọn lọc các tính năng của Facebook và có
định hướng nội dung khá bài bản, tập trung vào mảng giáo dục để kết nối giới trẻ.
Ngôi làng nhỏ - Cyworld.vn
Là một mạng xã hội du nhập từ Hàn Quốc năm 2007, điểm độc đáo của
CyWorld là ở mức độ tùy biến ngôi nhà ảo mà trang web cung cấp. Trong căn nhà
14
ảo có đầy đủ các vật dụng: tranh nền, nhạc, chuông gió, bàn, ghế, tủ và các vật dụng
khác - và tất cả được mua với số điểm mà người dùng có được trong quá trình hoạt
động.
Bên cạnh những đặc điểm khác biệt độc đáo, Cyworld có một đặc điểm sản
phẩm tương đồng so với Facebook là cột feed tin tức, tuy nhiên vai trò của chức
năng này không được làm nổi bật do việc bố trí các phần banner, miniroom. Người
dùng phải thay đổi thói quen một chút và cập nhật những định nghĩa mới khi gia
nhập Cyworld.
Tamtay.vn – Mạng xã hội kết nối người Việt
Ra đời cùng thời điểm bùng nổ mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 3/2007,
Tamtay.vn là mạng xã hội “Made in Vietnam” đầu tiên tích hợp đầy đủ tính năng
của một mạng xã hội cơ bản. Trong những năm phát triển, ngoài thế mạnh về nội
dung số, Tầm tay chiếm cảm tình đặc biệt của cộng đồng sinh viên khi tổ chức trên
100 sự kiện hướng vào nhóm đối tượng này.
Người dùng thường gặp một số vấn đề về tìm kiếm bạn bè trong thời gian
đầu gia nhập mạng xã hội này bởi Tầm tay chưa tiếp thu được các gợi ý thông minh
và liên kết người dùng theo nhóm thường thấy ở Facebook. Muốn kết bạn, bạn chỉ
có thể gửi link trang cá nhân để yêu cầu kết bạn.Tuy nhiên, nếu Tầm Tay tập trung
nâng cấp những tính năng này trong thời gian tới, có thể họ sẽ là một đối thủ nặng
kí trên thị trường mạng xã hội.
1.2. Hoạt động truyền thông marketing
1.2.1. Khái niệm
Theo Philip Kotler, truyền thông marketing (marketing communication) là
các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản
thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp
cũng như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp.
15
(Marketing communications are the means by which firms attempt to
inform, persuade, and remind consumers, directly or indirectly, about the products
and brands they sell-Philip Kotler
6
)
Truyền thông marketing có các mục đích cơ bản là thông báo, thuyết phục
và nhắc nhở đối tượng nhận tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Qua
các nội dung thông điệp, doanh nghiệp thông báo cho khách hàng về sự có mặt của
doanh nghiệp, của sản phẩm trên thị trường, thuyết phục họ về các ưu việt của sản
phẩm so với sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm khi có nhu
cầu.
Truyền thông marketing còn được gọi bằng thuật ngữ tương đương là xúc
tiến ( marketing promotion), là một trong bốn thành tố của marketing mix.
Có nhiều hình thức truyền thông marketing khác nhau. Doanh nghiệp có thể
truyền thông một cách trực tiếp, mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, hoặc thông
qua trung tâm dịch vụ điện thoại, hoặc một cách gián tiếp, sử dụng quảng cáo, hoạt
động thúc đẩy thương mại, truyền thông điện tử, hoặc là các vật dụng trưng bày tại
điểm bán hàng.
Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc truyền
thông với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành hai loại chính:
• Truyền thông phi cá thể, chẳng hạn quảng cáo, vật dụng trưng bày tại
điểm bán hàng, thúc đẩy bán hàng, truyền thông điện tử và quan hệ công đồng.
• Truyền thông cá thể (trực tiếp đối mặt), cụ thể là gặp mặt trực tiếp giữa
nhân viên bán hàng và khách hàng, chẳng hạn như bán trực tiếp hoặc trung tâm dịch
vụ điện thoại.
1.2.2. Vai trò
Truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc lực
cho các chiến lược marketing mix khác. Các chiến lược và chiến thuật marketing
6
Philip Kotler and David Lane Keller,2009, Marketing Management, Pearson Prentice Hall, Upper Saddle
River
16
khác được xây dựng hoàn hảo sẽ giúp cho việc giảm bớt hoạt động truyền thông.
Tuy nhiên, có rất ít các dịch vụ, chủ yếu là các dịch vụ được cung cấp trong môi
trường cạnh tranh lại có thể bỏ qua được vai trò của truyền thông marketing. Hơn
nữa, ngày nay chu kì sống của sản phẩm ngày càng ngắn, cho nên quan điểm “ hữu
xạ tự nhiên hương” không còn phù hợp nữa.
Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho
khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản
phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Do vậy, chiến lược truyền thông marketing
giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và
ưa thích của khách hàng đối với sản phẩm mới, và xây dựng một hình ảnh tốt đẹp
về doanh nghiệp.Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải kết hợp chiến lược truyền thông
với các thành tố khác của marketing hỗn hợp để tạo ra hiệu quả tổng hợp. Truyền
thông cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.
Đặc biệt, trong các trường hợp như cầu âm, cầu bằng không, hay cầu đối
với những hàng hóa độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… thì vai trò của truyền
thông marketing đặc biệt quan trọng.
Ví dụ: Mặc dù đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, hay bảo vệ môi trường sống
khỏi sự ô nhiễm thực sự cần thiết cho cuộc sống của con người , nhưng Nhà nước
phải chi rất nhiều tiền cho các chương trình truyền thông marketing rộng rãi nhằm
làm cho người dân hiểu và có ý thức tự giác
7
.
1.2.3. Quá trình truyền thông marketing
Mô hình truyền thông:
Quá trình truyền thông marketing tuy rất đa dạng, tuy nhiên có những đặc
điểm chung. Để khái quát quá trình truyền thông marketing, chúng ta có mô hình
sau:
7
TS. Nguyễn Thượng Thái. 2010, Bài giảng Truyền thông marketing. Học viện Công nghệ bưu chính viễn
thông, Hà Nội.
17
Hình 1.1: Quá trình truyền thông
(Nguồn: Philip Kotler, Marketing Management)
÷ Người gửi: là chủ thể của quá trình truyền thông marketing. Đó là
doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông marketing hướng tới
khách hàng.
÷ Thông điệp chủ định: là thông điệp nhằm mục đích tác động vào
khách hàng mục tiêu để mong nhận được điều gì đó ở khách hàng của người gửi tin.
÷ Mã hóa thông điệp: là việc dùng các ngôn ngữ truyền thông để
chuyển các ý tưởng truyền thông thành các hình thức có tính biểu tượng sao cho
thuận tiện cho người nhận tin lĩnh hội được ý tưởng đó.
Ví dụ: Để quảng cáo dầu ăn Neptune, người gửi muốn cho khách hàng tiềm
năng thấy lợi ích của dầu ăn này là mang lại không khí ấm cúng gia đình. Muốn vậy
người ta đưa ra hình ảnh cả gia đình ngồi ăn cơm vui vẻ với các món ăn ngon được
chế biến nhờ dầu ăn Neptune. Khi muốn diễn tả hình ảnh sắc nét như thật của tivi
LG, thay vì diễn tả bằng lời nói, người ta diễn tả bằng hình ảnh một chú nai đang
18