Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Mạng xã hội facebook và hướng mới trong truyền thông tiếp thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 59 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”

TÊN CƠNG TRÌNH:

MẠNG XÃ HỘI-FACEBOOK
VÀ HƢỚNG ĐI MỚI TRONG
TRUYỀN THƠNG TIẾP THỊ

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG
TĨM TẮT ĐỀ TÀI

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................ 6
1.1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................................... 6
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 6
1.3. Kết cấu của bài nghiên cứu ........................................................................................ 8
1.4. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 8
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI, FACEBOOK


VÀ TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ QUA MẠNG XÃ HỘI ................................... 9
2.1. Tổng quan về mạng xã hội ......................................................................................... 9
1.1.1. Vài nét về quá trình phát triển của mạng xã hội ............................................... 9
1.1.2. Vai trò của mạng xã hội trong thời đại ngày nay ........................................... 11
1.1.3. Mạng xã hội ở Việt Nam ................................................................................. 14
2.2. Mạng xã hội Facebook ............................................................................................. 17
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của Facebook ............................................................. 17
2.2.2. Các tiện ích trên Facebook và công dụng của các tiện ích đó ....................... 20
2.3. Truyền thơng tiếp thị qua mạng xã hội .................................................................... 23
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 29
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 29
3.2. Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................ 29
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................................. 29


3

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................ 29
CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 31
4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ....................................................................... 31
4.2. Thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình .............................................................. 32
4.3. Mục đích tham gia mạng xã hội của giới trẻ ........................................................... 34
4.4. Các mạng xã hội phổ biến và mức độ hài lòng của người dùng.............................. 36
4.5. Cảm nhận về một số mạng xã hội phổ biến và thói quen khi truy cập .................... 39
4.6. Đánh giá chung về thông tin trên mạng xã hội
và sản phẩm dịch vụ được mua qua mạng ............................................................... 39
4.7. Mức độ mua hàng qua mạng và những sản phẩm dịch vụ thường mua .................. 42
4.8. Nghiên cứu về Facebook ......................................................................................... 45
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý MỞ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................ 47

5.1. Kết luận .................................................................................................................... 47
5.2. Gợi ý mở từ đề tài nghiên cứu ................................................................................. 49
PHẦN PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

DANH SÁCH CÁC HÌNH
STT

Tên

Trang

2.2.1 Mark Zuckerberg (Người sáng lập Facebook).

17

2.2.2 Giao diện người dùng đồ họa Facebook trên di động.

21

2.2.3 Bức ảnh đầu tiên về vụ máy bay đáp xuống sông Hudson ở New Yok là
được đăng trên Twitter. Đây là ví dụ điển hình về sức mạnh thơng tin
trên mạng xã hội.
2.2.4 Một quảng cáo trên Facebook.

25
28


1.1

Đặc điểm giới tính của mẫu.

31

1.2

Tỷ lệ độ tuổi của mẫu.

31

1.3

Đặc điểm học vấn của mẫu.

31

1.4

Đặc điểm ngề nghiệp của mẫu.

32

2.1

Thời gian truy cập mạng xã hội trung bình một ngày.

32


2.2

Thời gian truy cập mạng xã hội trung bình một ngày theo giới tính.

33

2.3

Thời gian truy cập mạng xã hội trung bình một ngày theo độ tuổi.

33

2.4

Thời gian truy cập mạng xã hội trung bình một ngày theo ngề.

34

3.1

Mục đích sử dụng mạng xã hội.

35

3.2

Mục đích chính khi sử dụng mạng xã hội.

35


3.3

Mục đích sử dụng mạng xã hội theo độ tuổi.

36

4.1

Các mạng xã hội đã và đang được sử dụng.

37

4.2

Các mạng xã hội đã và đang được sử dụng thường xuyên nhất.

37

4.3

Mức độ hài lòng về mạng xã hội sử dụng.

38

5.1

Cảm nhận về một số mạng xã hội phổ biến.

38


5.2

Thói quen khi truy cập vào mạng xã hội.

39

6.1

Đánh giá về thông tin và SP-DV trên mạng xã hội.

40

6.2

Mức độ tin vào thông tin trên mạng xã hội theo giới tính.

40

6.3

Mức độ tin vào thông tin trên mạng xã hội theo độ tuổi.

41

6.4

Mức độ bị ảnh hưởng bởi thông tin trên mạng xã hội theo giới tính.

41



5

6.5

Mức độ bị ảnh hưởng bởi thông tin trên mạng xã hội theo độ tuổi.

41

7.1

Sản phẩm dịch vụ được mua qua mạng.

43

7.2

Sản phẩm dịch vụ thường được mua qua mạng nhất.

43

7.3

Sản phẩm dịch vụ thường được mua qua mạng nhất theo giới tính.

44

7.4


Sản phẩm dịch vụ thường được mua qua mạng nhất theo độ tuổi.

44

8.1

Các hoạt động được yêu thích nhất trên Facebook.

45

8.2

Các hoạt động được yêu thích khác trên Facebook.

45

8.3

Mức độ diễn ra các hoạt động trên Fcebook.

46

8.4

Mức độ hài lòng về các hoạt động trên Facebook.

46

DANH SÁCH CÁC BẢNG


STT

Tên

Trang

1.1

Những mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới.

11

6.1

Mức độ quan tâm và thường xem quảng cáo trên mạng xã hội.

40

6.2

Mức độ thường mua sản phẩm dịch vụ qua mạng xã hội.

42

6.3

Mức độ hài lòng về sản phẩm dịch vụ qua mạng xã hội.

42


8.1

Số lượng bạn bè trên Facebook.

47

8.2

Đối tượng bạn bè trên Facebook.

47


6

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do nghiên cứu.

Phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, mạng xã hội đang ngày càng trở thành
một phần không thể thay thế được trong cuộc sống thường nhật của hàng triệu người
dân Việt Nam mà đặc biệt là giới trẻ. Số lượng các trang mạng xã hội mọc lên như nấm
sau mưa, lượng thành viên tăng trưởng không ngừng theo cấp số nhân. Trong số đó,
Facebook được xem là một trong những trang mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam
và trên toàn thế giới.
Cũng giống như cuộc sống đời thường, mạng xã hội được cấu thành bởi các mối
quan hệ trong xã hội đan xen giữa thật và ảo, giữa mối quan hệ đời thường, quan hệ xã
hội và cả những mối quan hệ bắc cầu. Trong bối cảnh đó, các mạng xã hội chính là một
cơng cụ truyền thơng tiếp thị vô cùng hữu hiệu cho các doanh nghiệp, là phương thức

mới trong chiến lược marketing thời đại ngày nay.
Khác với việc truyền thông tiếp thị truyền thống, truyền thông qua mạng xã hội có
thế mạnh bởi tính lan truyền mạnh mẽ và tính định danh cao. Từ dó thơng tin được đưa
đến một số lượng lớn và chính xác các đối tượng hướng tới một cách nhanh chóng.
Trên thế giới, xu hướng sử dụng mạng xã hội để tiếp thị bán hàng ở nước ngòai rất phổ
biến. Hơn một nửa trong số các công ty quốc tế chẳng hạn như IBM, L‟Oreal, Unilever
đã sử dụng Mạng xã hội làm công cụ trong hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên, Facebook nói
riêng và mạng xã hội ở Việt Nam nói chung vẫn cịn khá mới mẻ và những ứng dụng
của nó còn chưa thật sự hiệu quả. Thị trường tiềm năng này vẫn chưa được coi trọng và
chưa được các doanh nghiệp Việt khai thác tốt. Nhằm giúp đánh giá mức độ tham gia
mạng xã hội hiện nay và những ảnh hưởng của nó tại Việt Nam, đặc biệt là trang mạng
xã hội Facebook, đề tài “Mạng xã hội - Facebook và hướng mới trong truyền thông tiếp
thị” đã được lựa chọn nghiên cứu.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.


7

Mục tiêu chung: Xác định mức độ sử dụng mạng xã hội; ảnh hưởng, tác động của mạng
xã hội đến nhận thức, cảm nhận, thái độ của giới trẻ ở Việt Nam. Những trang mạng xã
hội nào được giới trẻ sử dụng phổ biến nhất. Trong số đó, Facebook được giới trẻ đánh
giá, cảm nhận như thế nào. Đi sâu khai thác về những cơ hội truyền thông tiếp thị để từ
đó đưa ra những kiến nghị ban đầu dành cho các doanh nghiệp để tiếp cận đúng đối
tượng khách hàng, tác động tới tâm lí khách hàng trẻ và tăng cường hiệu quả của việc
truyền thông tiếp thị.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thói quen, nhu cầu và mục đích sử dụng mạng xã hội của giới trẻ thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung.

- Mục đích sử dụng và cảm nhận về các trang mạng xã hội ở Việt Nam ảnh hưởng
đến tiêu chí lựa chọn mạng xã hội của giới trẻ như thế nào?
- So sánh sự khác biệt về nhu cầu sử dụng mạng xã hội theo mục đích, thời gian, giới
tính, độ tuổi, ngề nghiệp,…
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn sử dụng Facebook.
- Mức độ quan tâm và sự tin tưởng đối với thông tin trên mạng xã hội của người sử
dụng hiện nay như thế nào, họ có quyết định mua hàng qua mạng khơng và hàng
hố mà họ sẽ mua thường là những gì,…?
Có thể khái qt qua mục tiêu nghiên cứu qua mơ hình sau:
Mục đích, nhu cầu
Nổi tiếng, mang tính quốc tế
Cảm
nhận,
đánh giá

Chuyên về game, giải trí
Chuyên cập nhật tin tức
Lượng truy cập lớn
Khác…

Sự khác biệt trong sử
dụng mạng xã hội

Mục đích sử dụng
Giới tính
Ngề nghiệp
Độ tuổi
Khác




8

1.3.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu.

Kết cấu của đề tài nghiên cứu của đề tài bao gồm năm chương với nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan về mạng xã hội, Facebook và truyền thông tiếp thị qua mạng xã
hội.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và gợi ý mở từ kết quả nghiên cứu.
1.4.

Đóng góp của đề tài

Đề tài đã góp phần mơ tả cụ thể thực trạng tham gia mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.
Khái quát được mức độ, nhu cầu tham gia mạng xã hội đặc biệt là mạng xã hội
Facebook. Đồng thời đánh giá được vị trí, sự phát triển của các trang mạng xã hội tại
Việt Nam. Từ đó xác định ảnh hưởng của mạng xã hội đến nhu cầu của giới trẻ. Cuối
cùng trên kết quả nghiên cứu, một số gợi ý đặt ra cho các doanh nghiệp, nhà kinh doanh
trong phương pháp truyền thông tiếp thị mới, truyền thông tiếp thị qua mạng xã hội,
một xu hướng tất yếu trong tương lai không xa.


9

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI, FACEBOOK

VÀ TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ QUA MẠNG XÃ HỘI
2.1. Tổng quan về mạng xã hội.
2.1.1. Vài nét về quá trình phát triển mạng xã hội.
Mạng xã hội ngày càng đi sâu vào cuộc sống của con người. Có thể nói, đây là mơ hình
mới nhất trong q trình phát triển đương đại, đơn giản hoá các phương thức tương tác
và kết nối giữa con người với nhau suốt chiều dài lịch sử.
Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào những năm 70
thế kỉ trước. Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa hai chiếc máy tính…nằm
cạnh nhau với thơng điệp ngắn gọn gồm dãy kí tự hàng đầu từ phía trái trên bàn phím
chuẩn hiện nay “QWERTYUIOP”.
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi thông tin dữ
liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động. Ngồi ra, những trình duyệt sơ khai thời đầu
cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET, một trong số những nền tảng BBS
đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình thành những mạng
xã hội đầu tiên.
- Đi tiên phong trong cuộc hành trình kết nối mọi người trong cộng đồng này là
Geocites, thành lập năm 1994. Tại đây người dùng có thể khởi tạo và phát triển
những địa chỉ, website cá nhân. Sau đó, Yahoo đã mua lại Geocities và biến trang
này thành một địa chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo.
- Năm 1995: Một năm sau khi Geocites ra đời, mạng xã hội đáng chú ý thứ hai trong
giai đoạn này là TheGlobe.com hình thành. Trang web cho phép người dùng cơ hội
được trải nghiệm và xuất bản nội dung bất kì theo ý mình, đồng thời dễ dàng tương
tác với bạn bè có cùng sở thích.Tuy nhiên, TheGlobe.com đã nhanh chóng tụt dốc
thê thảm do thiếu các điều kiện thiên thời địa lợi như hiện nay. Chỉ trong 3 năm,
mạng xã hội này đã “đánh mất” gần như toàn bộ số tiền 850 triệu USD, thu được từ


10


lần phát hành cổ phiếu đầu tiên, còn đúng 4 triệu USD. Hiện nay, TheGlobe chỉ cňn
lại một trang index đơn giản.
- Cùng thời điểm này, trình ứng dụng AOL Instant Messenger ra mắt, đồng thời
Sixdegrees.com cũng xuất hiện, cho phép người dùng tạo profile và thêm bạn bè vào
danh sách. Song song đó, trang Classmate ra đời với mục đích kết nối bạn học, cho
phép tạo lập và giữ một danh sách bạn bè nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Các
website phát triển sau này mới thực sự được gọi là mạng xã hội.
- Năm 1997: Six Degrees được công bố lần đầu tiên và là cái tên đầu tiên của Mạng
xã hội hiện đại. Trang này cho phép người dùng tạo các hồ sơ các nhân và mọi
người có thể trở thành bạn bè của nhau.
-

Từ năm 1997-2001: Những website AsianAvenue, MiGente, BlackPlanet cũng ra
mắt. Cũng có các chức năng cơ bản như: tạo hồ sơ cá nhân, kết nối bạn bè …
người dùng có thể thao tác chuyên nghiệp hơn trên các trang này.

- Năm 1999: LiveJournal được công bố và mang đến một sự tiếp cận dành cho mạng
xã hội theo một cách riêng biệt. Trong khi các website khác chỉ đơn thuần cho phép
người dùng tạo các hồ sơ cá nhân cơ bản tĩnh thì LiveJournal cho phép người dùng
cập nhật các thông tin lên blog của mình.
-

Đầu những năm 2000 mạng xã hội đã có nhưng bước tiến lớn. Friendster được
thành lập vào năm 2002. Friendster hoạt động bằng cách cho phép mọi người tìm
kiếm bạn bè và sau đó là bạn bè của bạn bè, giúp cho tính năng mở rộng ngày
càng cao.

- Năm 2003: LinkedIn lần đầu tiên được giới thiệu. Đây là một trong những mạng xã
hội đầu tiên dành cho các giới chức kinh doanh. Ban đầu LinkedIn cho phép người
dụng tạo lập 1 hồ sơ (dạng như bản tóm tắt lý lịch) và tương tác thông qua tin nhắn.

Dần dần thì các tính năng mới được thêm vào, bao gồm tạo lập nhóm, hỏi và trả lời,
diễn đàn và các tính năng cao cấp như cập nhật thơng tin theo thời gian thực.
- Năm 2003: MySpace được công bố và đến năm 2006 thì trở thành một trong những
mạng xã hội phổ biến và phát triển nhất trên toàn thế giới. Điểm khác biệt của
MySpace là cho phép người dùng tùy biến giao diện cũng như hồ sơ cá nhân của


11

chính người dùng. Đặc biệt người dùng cịn có thể đăng tải các bản nhạc u thích
của mình lên MySpace hoặc thêm chúng vào hồ sơ cá nhân của mình.
- Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã
hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo
ra những cơng cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng.
Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc, mang lại hàng
trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp khơng nhỏ cho con số trung bình 19
phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.
Thống kê cho thấy, hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng
người dùng đông nhất, vào khoảng 600 triệu, trong khi cả Friendster và Myspace đều
có dấu hiệu chững lại. Twitter đang yếu thế trước Facebook, nhưng cũng đã đã vượt
qua Friendster từ lâu và vẫn đang tiếp tục chinh phục Myspace.
Bảng 1.1: Những Mạng xã hội ảo nổi tiếng trên Thế Giới (Cập nhật tháng 1/2009)
Tên
Windown
Spaces
Facebook
Friendter
Hi5
Tagged
Flixster

Classmates
Bebo Bebo
Orkut
Netlog
Twitter

Miêu tả
Live Blog

Số
thành
viên
120 000 000

Tỉ lệ truy cập cao nhất ở Canada và Anh, nhiều 750 000 000
nhân vật nổi tiếng
Rất phổ biến ở Philippines, Malaysia, Indonesia 115 000 000
và Singapore
Người dùng da dạng (Mongolie, Roumanie… )
80 000 000
Tagged.com
70 000 000
Thiết kế dành cho những người yêu phim ảnh
69 000 000
Giúp mọi người tìm lại những bạn học cũ
40 000 000
Được sử dụng rộng rãi nhất ở Ireland
40 000 000
Rất phổ biến ở Brasil và Ấn Độ
37 000 000

Rất phổ biến ở Bỉ
35 000 000
Mạng nhắn tin nhanh, blog nhỏ
100 000 000
/>
2.1.2. Vai trò của mạng xã hội trong thời đại ngày nay
Trong thế giới ảo, các mạng xã hội có một vai trò ngày càng lớn trong tất cả các hoạt
động nêu trên. Mạng xã hội – Social network thực chất 1 một cơng cụ ảo hóa các hoạt


12

động trao đổi thông tin trên nền tảng là internet. Bạn có thể trao đổi, giao tiếp với nhau
dễ dàng cũng như những cuộc giao tiếp thật.
- Giúp giao lưu, trao đổi „communication‟ giữa các thành viên dễ dàng. Giao lưu, giao
tiếp là vai trò cơ bản, truyền thống của các mạng xã hội. Tương lai việc giao tiếp sẽ
ngày càng dễ dàng hơn không chỉ giới hạn bằng những văn bản, biểu tượng hay hình
ảnh.
- Mạng xã hội giúp duy trì các mối quan hệ với những bạn bè thân quen thơng qua
những tin nhắn hoặc những món q ảo, điều này được thực hiện nhanh chóng, dễ
dàng. Khơng chỉ vậy, mạng xã hội ảo còn giúp làm quen thêm nhiều bạn bè mới
thơng qua những khuyến khích gợi mời kết bạn luôn hiện trên trang cá nhân mỗi khi
đăng nhập. Mặt khác, khi chúng ta có được mối quan hệ với một người bạn cũ, thì
từ đó khơng khó khăn để xây dựng mối quan hệ với những người bạn mới từ danh
sách bạn bè của người bạn cũ; và như thế, số bạn bè trong danh sách của ta ngày
một tăng lên về số lượng, ta biết nhiều người hơn và nhiều người biết đến ta hơn.
- Mạng xã hội là nơi mà bạn hồn tồn có thể kết bạn với người lạ một cách dễ dàng
nhất. Đơn giản chỉ là một cái click chuột để gửi yêu cầu kết bạn và đồng ý từ họ là
có thể trở thành bạn của nhau. Đồng thời để thu hút đông người sử dụng, các mạng
xã hội cố gắng đơn giản hóa các bước đăng kí tham gia. Tiếp theo, khi đã là thành

viên của mạng xã hội đó, người sử dụng lại được ban quản trị mạng khuyến khích
tìm kiếm và kết nối bạn bè.
- Dễ dàng quản lý nhóm bạn bè: Phần lớn mọi người khơng nhớ chính xác tên của
nhiều người cùng một lúc trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách thiết kế giao
diện và ứng dụng của các trang mạng xã hội hiện nay dễ dàng giúp ta ghi nhớ thông
tin về người bạn mới quen của mình. Thơng qua hồ sơ đại diện (avarta), bộ sưu tập
ảnh cá nhân, những bài hát, đoạn quay phim mà họ chia sẻ trên trang cá nhân, chúng
ta dễ dàng nhận diện và hiểu rõ hơn về họ.
- Hỗ trợ tối đa nhu cầu tìm kiếm: Trang mạng xã hội với những ứng dụng thông minh
cho phép chúng ta tìm kiếm những bạn bè theo tiêu chí mình muốn: về sở thích, về
nghề nghiệp, nơi cư trú… Đồng thời, nhờ mạng xã hội , chúng ta có thể kết nối lại


13

với những người bạn cũ đã mất liên lạc thông qua một số thông tin cơ bản về trường
học, nơi làm việc, ngày sinh nhật,…
- Giúp người dùng chia sẻ thơng tin, tìm được những người bạn có cùng sở thích:
Người dùng mạng xã hội có thể chia sẻ những thơng tin, cảm nhận của mình về một
vấn đề nào đó, một tình huống mà họ gặp phải hoặc là đơn giản là chia sẻ một bài
hát, hình ảnh nào đó. Bạn bè của họ sẽ tham gia bình luận, nhận xét, đưa ra những
lời khuyên, an ủi hoặc là chúc mừng …
- Cập nhật thông tin, các hoạt động của bạn bè nhanh chóng: Bất cứ người sử dụng
khi đăng nhập vào các trang web mạng xã hội, mọi hoạt động từ bạn bè của họ đều
được thông báo cụ thể qua các hình thức như: tin nhắn, hình ảnh mới, món q, lời
mời kết nối… Vì vậy, người dùng mạng xã hội dễ dàng biết được bạn bè của mình
đã có những hoạt động gì và tình trạng hiện giờ của họ.
- Cơng cụ giải trí
- Tích hợp, và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (xu hướng tích hợp thương mại
điện tử vào các mạng xã hội cũng là tất yếu, và ngày càng nở rộ). Thương mại điện

tử ngày càng phát triển và điều tất yếu là sự hợp tác giữa những doanh nghiệp
TMĐT với mạng xã hội để tiếp cận dễ dàng 1 lượng khách hàng khổng lồ và ổn
định.
- Tích hợp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, công cụ PR hữu hiệu của doanh nghiệp
trong thời đại internet. Việc rao vặt, quảng cáo trên internet khơng cịn là điều mới.
Các trang rao vặt mọc lên như nấm sau mưa, và xu hướng dịch chuyển 1 thị phần
không nhỏ từ các chuyên trang Rao vặt, mua bán sang mạng xã hội đang xảy ra
mạnh mẽ.
- Mạng xã hội như cơng cụ chính trị, kinh tế. Đây cũng là lý do đa số các quốc gia có
sự cân nhắc và thận trọng trong việc mở cửa hồn tồn với các mạng xã hội có
nguồn gốc nước ngoài. Một phần do các mạng xã hội đa quốc gia thường có trụ sở ở
nước ngồi nên việc quản lý có nhiều khó khăn. Tiếp nữa, do đặc thù lĩnh vực mạng
xã hội là công cụ truyền thông rất mạn đối với cơng chúng nên nếu ai đó sử dụng nó
với mục đích khơng đúng sẽ có thể đem lại hậu quả khó lường. Trong tương lai gần


14

nhiều nhà chun mơn đánh giá vai trị của internet sẽ ngang bằng với truyền hình
TV.
- Cơng cụ quảng bá văn hóa (của quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp). Hầu hết những
quốc gia đang phát triển đều cố gắng xây dựng cho mình một mạng xã hội với đặc
thù riêng của quốc gia mình. Một phần nguyên nhân là lý do kề trên. Một phần là
dùng nó để làm cơng cụ giao lưu văn hóa, quảng bá văn hóa. Bạn sẽ có thể dễ dàng
thấy mạng Cyworld Hàn quốc bước chân vào Việt Nam với mục đích giúp sức cho
các doanh nghiệp Hàn với văn hóa nhiều quốc gia trở nên gần gũi nhờ mạng xã hội,
điều này cũng mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.
Với các tính năng ngày càng phát triển, mạng xã hội giúp mọi người đến gần nhau
hơn, hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp, tạo ra niềm tin cho cuộc sống. Giá trị của các mối
quan hệ xã hội mà mạng xã hội mang lại khơng hồn tồn là giá trị vật chất hay giá trị

kinh tế mà là giá trị tinh thần.
2.1.3. Mạng xã hội ở Việt Nam
Kẻ tiên phong : Yahoo 360
Năm 2005: Yahoo 360 plus đổ bộ vào Việt Nam tạo nên một làng sóng mạnh mẽ trong
cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ. Yahoo 360o đơn thuần là một blog hay thực chất là
một mạng xã hội với chức năng lớn nhất là liên kết các thành viên, các thành viên có
thể viết nên những bài cảm nghĩ, tâm sự của mình rồi chia sẻ cho bạn bè.
Dù tính năng vẫn cịn thơ sơ, khơng hề nhiều tiện ích cho người dùng, giao diện khơng
bắt mắt, ngơn ngữ bằng tiếng Anh, nhưng Yahoo 360o vẫn cứ được người dùng Việt
Nam yêu thích. Và một trong lý do cơ bản giải thích cho sự "trái ngược này" chính là
Yahoo 360o được liên thông với Yahoo Messenger, một công cụ giao tiếp online được
đến 90% người dùng Internet tại VN sử dụng.
Facebook lên ngôi ở Việt Nam
Sau khi Yahoo!360 bị đóng để mở rộng Yahoo!360 Plus thì tại Việt Nam lần đầu tiên
đã diễn ra cuộc "di chuyển" của cư dân mạng sang các mạng xã hội Việt. Nhắc đến
mạng xã hội thì Facebook vẫn là cái tên nổi trội nhất tại Việt Nam. Cơn sốt chơi
Facebook bùng lên trong hai năm 2008 và 2009 với rất nhiều loại thơng tin, từ chính


15

thống, chính trị đến các tin lá cải, ba xu, giật gân... Tháng 10/2009 theo thống kê của
Facebook, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng dịch vụ này tăng nhanh nhất
thế giới với tỷ lệ tăng 26,5% mỗi tháng. Cũng trong thời gian này, Facebook cũng lọt
vào top 10 trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam (theo đánh giá của Alexa)
và vẫn tiếp tục nằm trong top 10 cho tới thời điểm này. Năm 2009, hãng thông tấn AP
đưa tin cộng đồng Facebook ở Việt Nam đã đạt mốc một triệu người sử dụng. Nếu như
khơng có những khó khăn trong việc truy cập Facebook thời gian gần đây, rất có thể
Facebook sẽ thống lĩnh thị trường mạng xã hội ở Việt Nam, một bước phát triển nhanh
hơn nhiều so với Yahoo 360 trước đây.

ZingMe – kẻ thách thức Facebook
Được ra đời từ năm 2006, với phiên bản tích hợp đầu tiên là Yobanbe, Zing Me đã
được kì vọng trở thành trang blog lớn nhất tại Việt Nam cạnh tranh với Yahoo 360. Tuy
nhiên, với định hướng sản phẩm “hoàn toàn khác blog”, Facebook đã buộc những nhà
phát triển Zing Me phải “tư duy lại tương lai”.
Mặc dù Facebook vẫn là người đi tiên phong trên nhiều khía cạnh từ tầm cỡ thế giới,
khả năng thâm nhập thị trường, lượng truy cập và các tính năng, tuy nhiên ZingMe vẫn
có được lợi thế nhất định trên sân nhà. ZingMe cho phép mở rộng các ứng dụng lên
mức tối đa, kết hợp với tính năng viết blog, game,.. mà các tính năng này ở Facebook
khơng phải là thế mạnh. Ngồi ra, ZingMe cịn tạo các tài khoản VIP cho những nhân
vật nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên, hot-bloggers và nhanh chóng thu hút được một lượng
fan đông đảo cũng như tạo tiếng vang cho mạng xã hội này.
Mạng Việt Nam – go.vn
Được chính thức thử nghiệm phiên bản Beta vào ngày 19/5/2010 và đạt mốc 2,5 triệu
thành viên vào cuối tháng 12/2010 – một kết quả khá bất ngờ trong tình thế khá im ắng
của mạng xã hội này. Trong suốt thời gian qua, Go.vn gần như “im hơi lặng
tiếng” ngoài một số sự kiện nổi bật như nâng cấp phiên bản mới "Dòng chảy thời gian"
và cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng Internet (IOE).
Cho đến bây giờ, mặc dù đã có nhiều thay đổi đáng kể từ phiên bản đầu tiên, Go.vn
chưa có thơng tin nào về phiên bản chính thức.Từ khi ra bản thử nghiệm đến nay vẫn


16

chưa thấy Go.vn tập trung mạnh vào các hoạt động truyền thơng thu hút cộng đồng
bên ngồi. Có lẽ VTC đang âm thầm tập trung và liên kết 7 triệu thành viên được thừa
hưởng bởi VTC Game và hoàn thiện mình.
Bên cạnh tính năng giải trí và giao tiếp, một trọng tâm của Go.vn là giáo dục. Hiện tại,
cộng đồng trên Go.vn có 2 nhóm chính: game thủ và các học sinh thi IOE. Đây là
điểm khác biệt của Go.vn những cá tính riêng khác biệt so với cộng đồng mạng xã hội

khác.
TheoGo.vn, cuộc thi tiếng Anh IOE đã tạo cú hích đáng kể, giúp mạng xã hội này có
thêm 1 triệu thành viên đăng ký sau hai tháng phát động cuộc thi. Các thành viên tham
gia Go.vn qua cuộc thi IOE đều đăng kí tên và thơng tin thật. Đây chính là một trong
những khá tương đồng với Facebook với những mối quan hệ và thông tin thực của
người dùng.
Có thể nói Go.vn đã tiếp thu có chọn lọc các tính năng của Facebook và có định hướng
nội dung khá bài bản, tập trung vào mảng giáo dục để kết nối giới trẻ.
Ngôi làng nhỏ - Cyworld.vn
Là một MXH du nhập từ Hàn Quốc năm 2007, điểm độc đáo của CyWorld là ở mức độ
tùy biến ngôi nhà ảo mà trang web cung cấp. Trong căn nhà ảo có đầy đủ các vật dụng:
tranh nền, nhạc, chng gió, bàn, ghế, tủ và các vật dụng khác - và tất cả được mua với
số điểm mà người dùng có được trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh những đặc điểm khác biệt độc đáo, Cyworld có một đặc điểm sản phẩm tương
đồng so với Facebook là cột feed tin tức, tuy nhiên vai trị của chức năng này khơng
được làm nổi bật do việc bố trí các phần banner, miniroom. Người dùng phải thay đổi
thói quen một chút và cập nhật những định nghĩa mới khi gia nhập Cyworld.
Tamtay.vn – Mạng xã hội kết nối người Việt
Ra đời cùng thời điểm bùng nổ mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 3/2007, Tamtay.vn
là mạng xã hội “Made in Vietnam” đầu tiên tích hợp đầy đủ tính năng của một mạng xã
hội cơ bản.Trong ba năm phát triển, ngoài thế mạnh về nội dung số, Tầm tay chiếm cảm
tình đặc biệt của cộng đồng sinh viên khi tổ chức trên 100 sự kiện hướng vào nhóm đối
tượng này. Hiện tại, MXH này có khoảng 2 triệu thành viên đăng kí.


17

Người dùng thường gặp một số vấn đề về tìm kiếm bạn bè trong thời gian đầu gia nhập
mạng xã hội này bởi Tầm tay chưa tiếp thu được các gợi ý thơng minh và liên kết người
dùng theo nhóm thường thấy ở Facebook. Muốn kết bạn, bạn chỉ có thể gửi link trang

cá nhân để yêu cầu kết bạn. Tuy nhiên, nếu Tầm Tay tập trung nâng cấp những tính
năng này trong thời gian tới, có thể họ sẽ là một đối thủ nặng kí trên thị trường mạng xã
hội 2012.
2.2. Mạng xã hội Facebook
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do cơng ty Facebook, Inc
điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức
theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người
khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá
nhân của mình để thơng báo cho bạn bè biết về chúng.
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học
máy tính và bạn cùng phịng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi
ơng cịn là sinh viên tại Đại học Harvard.

Hình 2.2.1: Mark Zuckerberg (Người sáng lập Facebook)

Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học
Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại học tại


18

Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh doanh), Dustin
Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa), và Chris
Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng bá website.
Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng sang Stanford, Columbia, và Yale. Việc
mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất cả các trường thuộc Ivy Leaguevà khu vực
Boston, rồi nhanh chóng đến hầu hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm
2004, Facebook chuyển cơ sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ
chữ The ra khỏi tên sau khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá

200.000 USD.
Facebook ra mắt phiên bản trung học vào tháng 9 năm 2005, Zuckerberg gọi nó là
một bước logic tiếp theo. Vào thời gian đó, các mạng của trường trung học bắt buộc
phải được mời mới được gia nhập. Facebook sau đó mở rộng quyền đăng ký thành viên
cho nhân viên của một vài công ty, trong đó có Apple Inc. và Microsoft. Tiếp đó vào
ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook mở cửa cho mọi người trên 13 tuổi với một địa
chỉ email hợp lệ.
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Microsoft thông báo đã mua được 1,6% cổ phần (240
triệu $) của Facebook, nâng giá trị tài sản của Facebook lên khoảng 15 tỷ $.Microsoft
cũng mua bản quyền cho phép đặt các quảng cáo quốc tế của cơng ty lên
Facebook.Tháng 10 2008, Facebook tun bố nó đã thiết lập một trụ sở quốc tế tại
Dublin, Ireland. Tháng 9 năm 2009, Facebook tuyên bố lần đầu tiên công ty đã đạt lợi
nhuận. Tháng 11 năm 2010, dựa trên thống kê của SecondMarket Inc., một sàn giao
dịch chứng khốn của các cơng ty tư nhân, tổng tài sản của Facebook là 41 tỷ đôla Mỹ
(vượt qua một chút so với eBay) và trở thành công ty dịch vụ web lớn thứ ba ở Hoa Kỳ
sau Google và Amazon. Có khả năng Facebook sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng
lần đầu IPO vào 2013.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng 3
năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập vào Google.
Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Microsoft là một đối tác đặc
biệt của Facebook về các dịch vụ banner quảng cáo, và Facebook chỉ đăng các quảng


19

cáo thuộc mạng lưới quảng cáo của Microsoft. Năm 2010, đội an ninh mạng của công
ty đã bắt đầu mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn những nguy hiểm và phá hoại từ phía
người sử dụng. Ngày 6 tháng 11, 2007, Facebook triển khai Facebook Beacon nhằm
ngăn chặn những cố gắng quảng cáo đến bạn bè của các thành viên nhờ sử dụng những
thông tin cá nhân của thành viên đó.

Facebook nói chung có tỉ lệ nhấp chuột (clickthrough rate) (CTR) vào các nội
dung quảng cáo nhỏ so với nhiều website lớn. Đối với các banner quảng cáo, CTR của
banner chỉ bằng một phần năm so với CTR của toàn bộ các nội dung (đường link) trên
FB. Điều này có nghĩa là tỉ lệ người dùng FB nhấp chuột vào nội dung quảng cáo nhỏ
hơn so với các website lớn khác. Ví dụ, trong khi số người click vào quảng cáo đầu tiên
cho kết quả tìm được trên Google trung bình là 8% thời gian (80.000 click cho 1 triệu
tìm kiếm), thì người dùng Facebook click vào quảng cáo trung bình 0,04% thời gian
(400 click cho 1 triệu trang).
Sarah Smith, giám đốc hoạt động bán hàng trực tuyến của Facebook, xác nhận
rằng các chiến dịch quảng cáo thành công trên FB có tỉ lệ nhấp chuột CTR là 0,05% tới
0,04%, và rằng CTR cho các quảng cáo có xu hướng giảm xuống trong vòng hai
tuần. So với CTR của mạng xã hội MySpace, tỉ lệ này là 0,1%, cao hơn 2,5 lần của
Facebook nhưng vẫn thấp hơn so với nhiều website. Giá trị CTR của Facebook khá
thấp có thể giải thích do FB bao gồm những thành viên là những người hiểu biết về
công nghệ hơn và họ sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo để ẩn đi những quảng cáo
trên FB, có nhiều thành viên trẻ tuổi hơn tham gia FB do vậy họ cũng bỏ qua những
thông tin quảng cáo; và trên Myspace, các thành viên dành nhiều thời gian để duyệt nội
dung trong khi trên Facebook các thành viên lại sử dụng nhiều thời gian để trao đổi với
bạn bè và do vậy họ bỏ qua sự chú ý tới nội dung quảng cáo.
Facebook có hơn 1.750 nhân viên và cộng tác viên ở 12 nước. Về quyền sở hữu
Facebook, Mark Zuckerberg sở hữu 24% công ty, Accel Partners là 10%, Digital Sky
Technologies là 10%, Dustin Moskovitz sơ hữu 6%, Eduardo Saverin là 5%, Sean
Parker là 4%, Peter Thiel là 3%, Greylock Partners và Meritech Capital Partners mỗi
bên sở hữu 1 tới 2%, Microsoft sở hữu 1,3%, Lý Gia Thành sở hữu 0,75%, Interpublic


20

Group sở hữu ít hơn 0,5%, một nhóm nhỏ các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên cũng
như nhân vật nổi tiếng sở hữu ít hơn 1%, bao gồm Matt Cohler, Jeff Rothschild, thượng

nghị sĩ bang California Barbara Boxer, Chris Hughes, và Owen Van Natta; Reid
Hoffman và Mark Pincus có cổ phần khá lớn trong cơng ty, và 30% còn lại hoặc do
nhân viên sở hữu, hoặc do những người muốn giấu tên hoặc từ những nhà đầu tư bên
ngồi. Adam D'Angelo, giám đốc cơng nghệ và bạn của Zuckerberg, đã rút khỏi công ty
vào tháng 5 năm 2008. Báo chí cho rằng ơng và Zuckerberg đã tranh cãi, và rằng Adam
khơng cịn quan tâm đến việc sở hữu cổ phần cơng ty nữa.
2.2.2. Các tiện ích trên Facebook và cơng dụng của các tiện ích đó.
Thành viên đã đăng ký có thể tạo hồ sơ với các hình ảnh, danh sách sở thích cá
nhân, thơng tin liên lạc, và những thơng tin cá nhân khác. Người dùng có thể trao đổi
với bạn bè và những người khác thông qua tin nhắn cá nhân hoặc cơng cộng và tính
năng chat của Facebook. Họ cũng có thể tạo và gia nhập nhóm ưa thích hay "trang u
thích" (trước đây gọi là "trang các fans", cho đến tận 19 tháng4, 2010), một số trang
được duy trì bởi các tổ chức và có banner quảng cáo.
Để xoa dịu những lo ngại về sự riêng tư, Facebook cho phép người dùng lựa chọn
cài đặt bảo mật của riêng mình và lựa chọn những người có thể nhìn thấy phần cụ thể
của tiểu sử của họ. Website là miễn phí đăng nhập. Facebook địi hỏi tên thành viên và
hình ảnh (nếu có) để mọi người có thể đăng nhập vào trang web. Người dùng có thể
kiểm sốt những ai nhìn thấy các thơng tin mà họ đã chia sẻ, cũng như những người có
thể tìm thấy chúng trong tìm kiếm, thơng qua các thiết lập bảo mật của họ.
Facebook có một số tính năng mà người dùng có thể tương tác. Chúng bao gồm :
-

Wall, một không gian trên trang hồ sơ của mỗi thành viên cho phép bạn bè họ
đăng các tin nhắn cho thành viên để xem. Tháng 7 năm 2007, Facebook bắt đầu
cho phép người dùng gửi file đính kèm với Wall, trong khi trước đây Wall chỉ giới
hạn nội dung văn bản. Thành viên FB hiện nay có thể ngăn chặn những người
trong danh sách bạn bè mà thành viên đó khơng muốn họ nhìn thấy thơng tin cập
nhật về một số loại hoạt động, bao gồm thay đổi hồ sơ, bài trên Wall, và bạn bè
mới thêm vào.




×