Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu nhu cầu Protein trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g 1cá thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.79 KB, 94 trang )

( Word Reader - Unregistered )
www.word-reader.com
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tốt nghiệp này, ngoài sự nổ lực, cố gắng của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ của gia đình, cơ quan thực tập, nhà trường, thầy cô,
bạn bè, và qua đây tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ tận tình của:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang.
- Các thầy cô giáo khoa Chế biến.
- Ban giám đốc Viện Nghiên cứu và nuôi trồng Thủy sản III.
- Thầy giáo Ths. Lê Vịnh, K.s Nguyễn Đình Quang Duy, Vũ Đình Tý đã
trực tiếp hướng dẫn tôi cũng như đã cho tôi nhiều ý kiến vô cùng quý báu
và cơ sở vật chất để thực hiện đề tài này.
- Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn này.
Nha Trang, tháng 6 năm 2011
Đinh Quốc Hưng
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 3
1.1TỔNG QUAN CHUNG VỀ DINH DƯỠNG ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 3
1.1.1 Lịch sử phát triển ngành dinh dưỡng động vật thủy sản 3
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về dinh dưỡng và thức ăn 3
1.1.3 Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thủy sản. Mối quan hệ giữa thủy sản và
dinh dưỡng 5
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng cơ bản của động vật thủy sản 6
1.2 TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU DINH DƯỠNG
CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 6
1.2.1 Nhu cầu năng lượng chung của động vật thuỷ sản 6
1.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thuỷ sản 7
1.2.2.1 Nhu cầu protein 7


1.2.2.2 Nhu cầu lipid 9
1.2.2.3 Nhu cầu glucid 10
1.2.2.4 Nhu cầu về vitamin 10
1.2.2.5 Nhu cầu về khoáng 11
1.3 TỔNG QUAN VỀ HẢI SÂM CÁT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 12
1.3.1 Tổng quan về hải sâm cát 12
1.3.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hải sâm 16
1.3.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 16
1.3.2.2 Một số nghiên cứu trong nước 22
1.4 TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU DÙNG LÀM
THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN 25
1.4.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein 25
1.4.2 Nhóm nguyên liệu cung cấp glucid 26
1.4.3 Nhóm nguyên phụ liệu 27
1.5 TÌNH HÌNH NUÔI VÀ CHẾ BIẾN HẢI SÂM 27
1.5.1 Tình trạng nuôi hải sâm ở một số nước trên thế giới 27
1.5.2 Tình trạng nuôi hải sâm ở Việt Nam hiện nay 29
1.5.3 Chế biến hải sâm-một số sản phẩm chế biến từ hải sâm ở nước ta 29
Chương II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 31
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 31
2.1.3 Nguồn nước 32
2.1.4 Hệ thống nuôi thí nghiệm 32
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 32
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng các công thức thức ăn 32
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của hải sâm cát theo
các loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau 35
2.3 THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 37

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÁC CÔNG THỨC THỨC ĂN VÀ CHẾ BIẾN
CÁC MẪU THỨC ĂN NUÔI THỬ NGHIỆM HẢI SÂM CÁT 40
3.1.1 Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu 40
3.1.2 Xây dựng các công thức thức ăn nuôi hải sâm cát 41
3.1.3 Quy trình chế biến các loại thức ăn nuôi hải sâm cát 44
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÁC NHAU
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HẢI SÂM GIỐNG 46
3.2.1 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khác nhau đến sự tăng trưởng
theo khối lượng của hải sâm 46
3.2.2 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khác nhau đến tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của hải sâm 48
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦỦA CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÁC NHAU
ĐẾN HỆ SỐ THỨC ĂN 51
3.4 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU
ĐẾN TỶ LỆ SỐNG CỦA HẢI SÂM 54
3.5 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG 55
3.5.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 56
3.5.2 Ảnh hưởng của pH môi trường 57
3.5.3 Ảnh hưởng của độ mặn nguồn nước 58
3.6 CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Ở CÁC CÔNG THỨC THÍ NGHIỆM 58
3.7 ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN VỀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA HẢI SÂM 60
Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 63
4.1.Kết luận 63
4.2. Đề xuất 64
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Tóm tắt thông tin về nhu cầu khoáng của động vật thủy sản 11

Bảng 1.2 Chế độ ăn thành phần và hàm lượng protein 19
Bảng 1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng protein đối với khả năng tiêu thụ thức ăn và
tăng trưởng của hải sâm giống 20
Bảng 1.4 Sự tăng trưởng của hải sâm trong giai đoạn thử nghiệm 21
Bảng 1.5 Mối quan hệ của tỉ lệ P/Ca với tỷ lệ tăng trọng của hải sâm con 21
Bảng 1.6 Các tác dụng của chất xơ vào tốc độ tăng trưởng của cá con hải sâm trong
thời gian thử nghiệm 21
Bảng 2.1 Cấu trúc bảng phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu 33
Bảng 2.2 Thành phần các nguyên liệu trong công thức thức ăn 34
Bảng 3.1 Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong các nguyên liệu 40
Bảng 3.2 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu
thức ăn 1 ( 16% protein) 41
Bảng 3.3 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu
thức ăn 2 ( 19% protein) 42
Bảng 3.4 Thành phần từng loại nguyên liệu trong mẫu
thức ăn 3 ( 22% protein) 43
Bảng 3.5 Tăng trưởng của hải sâm theo khối lượng (g)
trong thời gian 4 tuần nuôi 46
Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng tương đối theo ngày
của hải sâm trong 4 tuần nuôi 48
Bảng 3.7 Hệ số thức ăn của hải sâm trong 4 tuần nuôi 51
Bảng 3.8 Tỷ lệ sống của hải sâm đối với các loại thức ăn khác nhau 54
Bảng 3.9 Diễn biến nhiệt độ trong thời gian nuôi thí nghiệm 56
Bảng 3.10 pH môi trường trong thời gian nuôi thí nghiệm 57
Bảng 3.11 Độ mặn của nguồn nước trong thời gian nuôi thí nghiệm 58
Bảng 3.12 Chi phí nguyên liệu làm thức ăn nuôi (tính trên 1 kg) 59
Bảng 3.13 Hiệu quả sử dụng các loại thức ăn nuôi hải sâm cát 60
Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng trong từng loại thức ăn thí nghiệm 63
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang

Hình 2.1 Hải sâm cát cỡ giống 2g/con 31
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 35
Hình 2.3 Tiến hành bố trí thí nghiệm 36
Hình 3.1 Quy trình chế biến thức ăn tổng hợp cho hải sâm cát 44
Hình 3.2 Máy nghiền thô 45
Hình 3.3 Máy nghiền tinh 46
Hình 3.4 Tăng trưởng theo khối lượng của hải sâm trong 4 tuần
nuôi đối với các loại thức ăn khác nhau 47
Hình 3.5 Tốc độ tăng trưởng tương đối (%) của hải sâm
qua từng tuần nuôi thí nghiệm 49
Hình 3.6 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của hải sâm qua từng tuần nuôi 50
Hình 3.7 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) của hải sâm trong 4 tuần nuôi 51
Hình 3.8 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào các loại thức ăn
trong 4 tuần nuôi 53
Hình 3.9 Đồ thị thể hiện hệ số thức ăn (FCR) phụ thuộc vào
các loại thức ăn khác nhau theo từng tuần nuôi 54
Hình 3.10 Đồ thị thể hiện tỷ lệ sống của hải sâm đối với từng loại thức ăn 55
Hình 3.11 Diễn biến nhiệt độ trong thời gian nuôi thí nghiệm
( thời gian đo: sáng và chiều) 56
Hình 3.12 Diễn biến của pH môi trường trong thời gian nuôi thí nghiệm 57
Hình 3.13 Sự thay đổi độ mặn trong thời gian nuôi 58
Hình 3.14 Hải sâm cát cỡ giống 2g/con vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm 61
Hình 3.15 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm
với loại thức ăn 22% protein 61
Hình 3.16 Hải sâm cát sau 28 ngày nuôi thí nghiệm với loại thức ăn là bột rong 62
LỜI MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay đang là một ngành nghề đang được khuyến
khích và ưu tiên phát triển. Nguồn thu nhập mà ngành thuỷ sản đem lại rất lớn, trong
đó phần lớn là thuỷ sản nước mặn.
Hải sâm cát (Holothuria scabra) đang được coi là đối tượng thuỷ sản nước

mặn quan trọng cần phát triển và là loài có nhiều đặc tính ưu việt như tốc độ sinh
trưởng nhanh và thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi thương phẩm hải sâm cát
trong ao sẽ tận dụng được diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang không hiệu quả hiện nay
đồng thời góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm áp lực
khai thác lên nguồn lợi hải sâm tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Bên cạnh đó hải sâm là loài hải đặc sản có giá trị kinh tế, dinh dưỡng và y
học cao, là mặt hàng ưa chuộng ở các thị trường như Hàn Quốc, Singapore, Hồng
Kông, Đài Loan…Hiện nay, hải sâm cát có giá cao nhất so với các loài hải sâm khác
trên thị trường thế giới. Hiện với khoảng 40 – 48 USD/kg trọng lượng khô
(INNOFISH Trade, 2003. Ferdouse, 2004). Ở trong nước, giá hải sâm khoảng
50.000 – 80.000 đồng/kg tươi tùy thuộc vào kích cỡ và chất lượng.
Với những giá trị đó, hải sâm hiện nay đang là đối tượng nhận được sự quan
tâm của ngành thủy sản Viêt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Trong khi đó,
nguồn hải sâm tự nhiên ở nước ta hiện nay đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác
quá mức, do đó việc bảo vệ nguồn lợi cũng như phát triển nghề nuôi trồng hải sâm
hiện đang rất được chú trọng.
Tuy nhiên hiện nay việc nuôi thương phẩm hải sâm cát còn một số hạn chế:
- Cỡ giống thả nuôi thường 2g/con thời gian nuôi đạt kích cỡ thương phẩm
kéo dài 400 đến 420 ngày dễ bị thiệt hại do lũ lụt. Nếu nuôi từ cỡ giống 15 g/con thì
thời gian nuôi chỉ khoảng 8 đến 9 tháng, do vậy nhu cầu hiện nay rất cần con giống
đạt kích cỡ này để nuôi thương phẩm.
- Nuôi hải sâm hiện nay thường sử dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao
(rong tảo, mùn bã hữu cơ,…) chưa có thức ăn bổ sung dạng công nghiệp nên hải
sâm chậm lớn và thời gian nuôi kéo dài.
Chính vì vậy việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu protein trong khẩu
phần thức ăn của hải sâm cát (Holothuria scabra) cỡ giống 2g/ cá thể” là một
hướng nghiên cứu rất cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển nghề nuôi hải sâm
hiện nay và bảo vệ tốt nguồn lợi hải sâm ở nước ta.
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu nghiên cứu tìm ra hàm lượng protein thích
hợp trong khẩu phần thức ăn của hải sâm cát giống (Holothuria scabra), trên cơ sở

đó chế biến loại thức ăn có bổ sung protein từ những nguyên liệu thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát tiển của hải sâm giống.
Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản và các nghiên cứu
liên quan đến hải sâm cát.
- Xây dựng các công thức thức ăn và chế biến các mẫu thức ăn có hàm lượng
protein khác nhau.
- Nuôi thử nghiệm hải sâm cát bằng các loại thức ăn đã chế biến.
- Đánh giá so sánh và chọn thức ăn có hàm lượng protein thích hợp.
Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu thu được sẽ là cơ sở giúp các nhà chế
biến về thức ăn nuôi thủy sản có thể sản xuất ra loại thức ăn phù hợp nhất cho hải
sâm giống phục vụ cho việc nuôi thương phẩm hải sâm ở nước ta hiện nay. Đồng
thời đây cũng là cơ sở để phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau này.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Kết quả của luận văn sẽ bước đầu góp phần giúp các nhà máy chế biến thức
ăn áp dụng để sản xuất ra loại thức ăn mới và tốt nhất cho hải sâm giống
- Góp phần phát triển nghề nuôi hải sâm ở nước ta hiện nay.
- Cải thiện đời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế vùng ven biển.
Chương I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1 Tổng quan chung về dinh dưỡng động vật thủy sản
1.1.1 Lịch sử phát triển của ngành dinh dưỡng động vật thủy sản
Antoine Lavoisier (1743-1794), nhà hoá học lớn người Pháp được xem như
là người có công gây dựng nên ngành khoa học Dinh Dưỡng. Kiến thức về dinh
dưỡng được phát triển mạnh vào khoảng thập niên 1920.
Tuy nhiên, dinh dưỡng học thuỷ sản chỉ mới phát triển gần đây. Những
nghiên cứu đầu tiên về nhu cầu dinh dưỡng được thực hiện tại Corlan (Ohio, Mỹ)
vào nhũng năm 40 và bắt đầu từ thập niên 60 các nghiên cứu về dinh dưỡng thuỷ
sản phát triển rất nhanh. Thức ăn nhân tạo thuỷ sản đầu tiên do sự phối trộn các
thành phần nguyên liệu chỉ bắt đầu từ thập niên 50. Cuối thập niên 50 loại thức ăn
viên được dùng phổ biến tại Mỹ và Châu Âu.

Ở Việt Nam vào thời kỳ 1954- 1975 các nhà khoa học tập trung nghiên cứu
sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, rẻ tiền phù hợp với từng địa phương nhằm tận dụng
tối đa nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp. Các nghiên cứu về sử dụng và gây nuôi
thức ăn tự nhiên, nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ ứng với các giai đoạn phát triển
của thủy sản trong ao nuôi cũng được quan tâm. [1]
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về dinh dưỡng và thức ăn
* Thức ăn
Một số khái niệm về thức ăn:
- Thức ăn tự nhiên (Live food, natural food): như các loài rong tảo và các
sinh vật phù du động vật là những cơ thể sinh vật sống và phát triển trong hệ thống
nuôi hoặc sinh vật sống được nuôi có thể dùng làm thức ăn cho động vật thuỷ sản.
- Thức ăn nhân tạo (Commercial food, Pellet food) : còn được gọi là thức ăn
khô hay thức ăn viên. Trong thức ăn công nghiệp còn được chia ra: thức ăn viên
chìm (rinking food) sử dụng chủ yếu nuôi giáp xác và thức ăn nổi (floating food) sử
dụng nuôi cá.
- Thức ăn tươi sống (fresh food): Là các loại động vật tươi làm thức ăn cho
cá như : tôm cá tạp, ốc, cua…
- Thức ăn tự chế (home-made food): Thức ăn do người nuôi tự phối chế chủ
yếu từ các nguồn nguyên liệu địa phương, qui trình chế biến đơn giản, thức ăn dạng
ẩm.
Phân loại thức ăn: người ta xếp thức ăn cho động vật thủy sản thành 5 nhóm
tùy theo thành phần dinh dưỡng và cách sử dụng:
- Thức ăn thô xanh: bao gồm thức ăn xanh như rau cỏ xanh, thức ăn thô khô
như cỏ khô, rơm, thân cây khô…tỷ lệ chất xơ trong thức ăn thường lớn hơn 18%.
- Thức ăn giàu năng lượng: nhóm thức ăn có hàm lượng protein nhỏ hơn 20%
và xơ nhỏ hơn 18%.
- Thức ăn giàu protein: nhóm thức ăn có hàm lượng protein lớn hơn hoặc
bằng 20%, đó là protein có nguồn gốc động vật như bột thịt, bột cá, bột lông vũ thủy
phân…và protein nguồn gốc động vật như khô dầu đỗ tương, khô dầu bông, gluten
ngô…

- Thức ăn giàu khoáng như bột đá, monocanxiphosphat, dicanxiphosphat…
- Thức ăn bổ sung dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, acid amin và thức
ăn bổ sung phi dinh dưỡng (feed additives) như chất chỗng oxy hóa, sắc chất và các
thuốc phòng bệnh…[1]
* Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là sự chuyển hóa vật chất của thức ăn thành những yếu tố cấu tạo
nên cơ thể thông qua các quá trình sinh lý, hóa học:
- Quá trình dinh dưỡng được thực hiện trong cơ thể.
- Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình
dinh dưỡng.
Mục đích của dinh dưỡng động vật thủy sản là nghiên cứu cơ sở khoa học và
thực tiễn để cho quá trình chuyển những chất dinh dưỡng của thức ăn thành những
chất dinh dưỡng cơ thể hiệu quả nhất.
Chất dinh dưỡng là các nguyên tố hay hợp chất hóa học có trong khẩu phần
làm thỏa mãn sự sinh sản, sinh trưởng hay duy trì quá trình sống bình thường. Sáu
nhóm chất dinh dưỡng đã được phân loại như sau: nước, protein và amino acid,
carbonhydrat, lipid, vitamin và các nguyên tố khoáng.[1]
1.1.3 Vai trò của thức ăn đối với nuôi trồng thủy sản. Mối quan hệ giữa
thủy sản và dinh dưỡng
* Vai trò: Thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng, hiệu quả
của nghề nuôi trồng thủy sản.
Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của
động vật thủy sản.
Trong cùng điều kiện nuôi (môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹ
thuật được áp dụng ) thì thức ăn có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng, đến
năng suất và hiệu quả kinh tế.
Trong các điều kiện nuôi nói chung, thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi
phí chung (50 - 77%). Đây là vấn đề cần được quan tâm, sử dụng hợp lý cho nghề
nuôi Sử dụng và chế biến thức ăn cho động vật thủy sản cần được kết hợp với
nhiều nghề khác như chăn nuôi, chế biến bột cá, chế biến phụ phẩm nông nghiệp,

chế biến thực phẩm
* Mối quan hệ:
Một trong những mục đích kỹ thuật của nuôi thuỷ sản là nâng cao sức sản
xuất một cách có hiệu quả kinh tế trong một thời gian ngắn. Sức sản xuất liên quan
đến tỉ lệ đầu tư vào (ví dụ như đất, nước, lao động, con giống và thức ăn ) và sản
phẩm thu được (cá, tôm, nhuyễn thể). Một trong những giới hạn chính để nâng cao
sản lượng là chi phí của thức ăn (chiếm 50- 75 % trong tổng chi phí lưu động).
Giảm chi phí thức ăn thường phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng các dưỡng chất của
động vật nuôi. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển bền vững trong nghề
nuôi thuỷ sản.
Hoạt động liên quan đến chuẩn bị hệ thống nuôi bao gồm chọn vị trí nuôi
thích hợp, xây dựng và thiết kế hệ thống nuôi (ao, bè, hệ thống nuôi nước chảy ) và
chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thả giống. Hoạt động liên quan đến quản lý và
chăm sóc đối tượng nuôi bao gồm mật độ nuôi, kích cỡ, thu hoạch. Hoạt động liên
quan đến đầu tư như phân bón, thức ăn tươi sống, cách cho ăn, chế biến thức ăn, chế
độ cho ăn, chất lượng nước, chăm sóc và quản lý sức khoẻ đối tượng nuôi [1]
1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng cơ bản của động vật thủy sản
Thuỷ sản bao gồm các loài cá, giáp xác và nhuyễn thể, có những đặc điểm
dinh dưỡng rất chuyên biệt và rất khác so với các động vật trên cạn.
Là động vật biến nhiệt nên nhu cầu năng lượng thấp hơn và lệ thuộc vào
nhiệt độ môi trường sinh sống nên tỉ lệ giữa năng lượng và protein hay tỉ lệ năng
lượng và các thành phần dinh dưỡng thức ăn cũng thay đổi rất nhiều.
Thuỷ sản là sinh vật bài tiết ammonia rất khác với sinh vật trên cạn bài tiết
urea hay uric acid. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị sử dụng protein.
Nhu cầu về năng lượng và protein cho tăng trưởng của động vật thủy sản nói
chung cao hơn động vật trên cạn cũng như gia súc, gia cầm và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố:
- Giống loài
- Tuổi và khối lượng cơ thể
- Mật độ sinh sống

- Mức độ hoạt động
- Yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn, nồng độ O
2
,
chất độc hoặc chất chuyển hóa… [1]
1.2 Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của động vật thuỷ sản
1.2.1 Nhu cầu năng lượng chung của động vật thuỷ sản
Cũng giống như mọi cơ thể sinh vật khác muốn tồn tại và phát triển, động vật
thuỷ sản cần có một chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, đủ chất, tỷ lệ cân đối giữa
các thành phần dinh dưỡng.
Trong đó nguồn năng lượng lượng cung cấp phải đáp ứng đủ năng lượng tiêu
hao hằng ngày gồm: năng lượng tiêu hao cho chuyển hoá cơ bản, cho tiêu hoá hấp
thụ thức ăn và cho các hoạt động cơ.
Năng lượng cho chuyển hoá cơ bản là năng lượng để duy trì sự sống, để duy
trì các chức phận sinh lý cơ bản như tuần hoàn, hô hấp, hoạt động của các tuyến nội
tiết và duy trì thân nhiệt. Chuyển hoá cơ bản thay đổi theo giống, loài, giới tính, giai
đoạn trưởng thành và tình trạng sức khoẻ của động vật thủy sản. Ở con đực cao hơn
con cái, con nhỏ thì chuyển hoá cơ bản cao và thấp dần đến giai đoạn trưởng thành,
chuyển hoá cơ bản giảm khi nhịn đói hay thiếu ăn và có thể giảm 50% nếu tình trạng
này kéo dài.
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng cho động vật thuỷ sản, trong đó,
nguồn chính là glucid và lipid, nguồn khác là protein. Theo lý thuyết, 1g glucid cho
4,1 kcal; 1g lipid cho 9,1 kcal; 1g protein cho 5,56 kcal. Ngoài cung cấp đủ năng
lượng, thức ăn phải là nguồn cung cấp protein, lipid, glucid, vitamin, và khoáng với
tỷ lệ cân đối, đầy đủ, hợp lý. Do vậy, phải nắm vững vai trò từng thành phần dinh
dưỡng trong thức ăn nuôi động vật thuỷ sản. [2]
1.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thuỷ sản
1.2.2.1 Nhu cầu protein
*Vai trò của protein
Protein rất đa dạng về cấu trúc và chức năng là nền tảng về cấu trúc và chức

năng của cơ thể sống.
Protein có chức năng xúc tác đóng vai trò enzyme. Hầu hết các phản ứng đơn
giản nhất như phản ứng hydrate hóa CO
2
đến những phản ứng sao chép mã di
truyền đều do enzyme xúc tác.
Nhiều protein trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển động như co cơ, sự
chuyển vị trí của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào, di động của noãn hoàn.
Các protein còn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ.
Một số protein còn có vài trò trung gian cho phản ứng trả lời của tế bào thần
kinh đối với kích thích đặc hiệu (vai trò truyền xung thần kinh).
Một số protein có chức năng điều hoà các quá trình truyền thông tin di
truyền, điều hòa quá trình trao đổi chất.
Protein còn có vai trò kiến tạo, chống đỡ cơ học như: collagen, elastin của
mô lien kết, đảm bảo độ bền và dẻo dai của mô liên kết.
Protein còn là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp các acid amin cần thiết
cho quá trình sinh trưởng và phát triển. [3]
Vì vậy, việc bổ sung protein vào thức ăn thủy sản là hết sức quan trọng, nó
liên quan trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật thuỷ sản.
*Nhu cầu protein
Protein là thành phần cơ bản của thủy sản. Trong cơ thể, protein là thành
phần chính của nguyên sinh chất tế bào, protein tham gia vào cân bằng năng lượng
của cơ thể và protein đặc biệt ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thủy sản. Thiếu
protein kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tình trạng chung của cơ thể cũng như tốc độ phát
triển của chúng. Vì vậy, hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong
chất lượng của thức ăn thủy sản.
Trong phân tử protein, các acid amin kết hợp với nhau trong những liên kết
khác nhau, tạo thành các phân tử protein khác nhau về thành phần và tính chất. Giá
trị dinh dưỡng mỗi loại protein khác nhau là ở số lượng và chất lượng của các acid
amin tạo thành. Có 22 acid amin thường gặp nhất trong thức ăn thủy sản trong tổng

số hơn 80 acid amin đã gặp.
Một số acid amin khi thiếu thì vật nuôi sẽ ngừng lớn và giảm trọng lượng dù
các thành phần khác đều đầy đủ. Các acid amin này được gọi là các acid amin không
thay thế vì chúng không thể tự tổng hợp được trong cơ thể vật nuôi hoặc được tổng
hợp với mức độ không đủ để đáp ứng nhu cầu cơ thể. Các acid amin này cần được
bổ song đầy đủ vào thức ăn. Các acid amin thiết yếu là: tryptophan, lisine,
isoleucine, methionine, phenylalanine, valine, histidine, arginine.
Các acid amin không thiết yếu có thể được tổng hợp. Do đó, khi thiếu chúng
trong thức ăn cơ thể có thể bù trừ sự thiếu hụt đó nhờ quá trình tự tổng hợp bên
trong cơ thể từ các nguyên tố C, H, O và N có trong thức ăn. Một số acid amin
không thiết yếu là glycine, proline, alanine, serine, asparagine, glutamine. Cystein
(có thể tái tạo từ phenylalanine) còn gọi là acid amin bán thiết yếu.
Giá trị của thức ăn trước hết phụ thuộc vào số lượng và chất lượng protein có
trong đó. Và để sử dụng protein có hiệu quả cao thức ăn phải cung cấp đủ năng
lượng, sinh tố và muối khoáng. Protein động vật có tỷ lệ hấp thụ rất cao so với
protein thực vật. Trong quá trình chế biến, dưới tác dụng nhiệt cao (>100°C) và thời
gian lâu sẽ làm giảm mức độ sử dụng acid amin, trong đó lisine và các acid amin có
chứa S sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên, tác dụng nhiệt chế biến ở mức độ
thích hợp có khă năng làm tăng mức độ tiêu hóa protein và chất bột. Nhiệt làm mất
hoạt tính các chất ức chế đặc hiệu (thí dụ một số glucoside trong đậu nành) và một
số enzyme ức chế hấp thụ (ví dụ enzyme thiaminase trong bột cá). Vì vậy chế biến
thông thường không ảnh hưởng xấu mà còn có tác dụng tốt cho thức ăn thủy sản.
Hệ số tăng trọng càng cao chứng tỏ đạm càng tốt. Trên thực tế, nhiều loại
protein được sử dụng một lúc bởi chúng sẽ bù trừ, hỗ trợ cho nhau về các thành
phần acid amin. Vì vậy, trong thức ăn thủy sản thường có sự phối trộn của các
nguyên liệu có nguồn gốc động vật như bột cá với các nguồn nguyên liệu có nguồn
gốc thực vật như đậu tương hay ngũ cốc. [2]
1.2.2.2 Nhu cầu lipid
Về phương diện dinh dưỡng, lipid thuộc nhóm chất chính. Lipid là nguồn
sinh năng lượng quan trọng gấp 2,25 lần glucid hay protein. Chất béo là dung môi

tốt cho các vitamin tan trong dầu như: A, D, K, E.
Chất béo tạo hương vị hấp dẫn cho thức ăn. Thức ăn tổng hợp phối trộn bằng
những nguyên liệu thông thường đã đảm bảo khoảng hơn một nửa chất béo trong
khẩu phần, phần còn lại được cung cấp nhờ sự phối trộn trực tiếp thêm dầu. [2]
Nhu cầu chất béo trong thức ăn thủy sản cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như: loài, giai đoạn sinh trưởng, mật độ, khối lượng cơ thể…Do đó, nhu
cầu lipid cũng cần thiết phải được nghiên cứu và bổ sung vào thức ăn sao cho hợp
lý.
1.2.2.3 Nhu cầu glucid
Glucid là hợp chất hữu cơ phổ biến khá rộng rãi trong cơ thể sinh vật, glucid
ở động vật thủy sản là thành phần glucose trong máu hoặc glucogen tồn tại trong
gan và cơ. Glucid có nhiều quan trọng trong cơ thể sống: cung cấp năng lượng cho
cơ thể, glucid đảm bảo 60% năng lượng cho quá trình sống, có vai trò, cấu trúc và
tạo hình đồng thời là vật chất ban đầu cho quá trình sinh tổng hợp.
Chuyển hóa glucid có liên quan chặt chẽ với chuyển hóa protein và lipid.
Cung cấp đủ lipid trong thức ăn sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu.
Glucid theo nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản chủ yếu là tinh bột. Tinh bột
là thành phần chính của các hạt ngũ cốc và đậu. Sự biến đổi tinh bột trong động vật
thủy sản cũng không tách rời sự tạo thành glucose rồi tạo thành glucogen là nguồn
dinh dưỡng cho các cơ, cơ quan và hệ thống dưới dạng chất sản sinh năng lượng.
Như vậy, thành phần cần thiết trong khẩu phần ăn của động vật thủy sản là:
protein, lipid, glucid, chúng có vai trò nuôi dưỡng, phát triển và trưởng thành của
động vật thủy sản. Vì vậy, để tận dụng tối đa vai trò của từng thành phần là vấn đề
cần nghiên cứu kỹ. [2]
1.2.2.4 Nhu cầu về vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, là thành phần
trong một số phản ứng hóa học. Động vật thủy sản nói chung cần một lượng tương
đối nhỏ trong chế độ ăn. Thế nhưng, nếu thiếu vitamin sẽ dẫn đến các bệnh liên
quan đến dinh dưỡng, chậm phát triển, dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng.
Để xác định nhu cầu protein trong động vật thủy sản cũng như động vật khác

là vấn đề khó vì có nhiều vitamin được sinh ra bởi sinh vật đường ruột, vì vậy, nhu
cầu vitamin trong thức ăn cũng cần phải nghiên cứu kỹ để đảm bảo bổ sung lượng
thích nhất. [13]
1.2.2.5 Nhu cầu về khoáng
Cơ thể động vật thủy sản không sản xuất được các chất khoáng. Vì vậy, tất cả
các chất khoáng như: Ca, P, K, S, Mg, Fe, Cl… phải là thành phần cần thiết bắt
buộc của khẩu phần ăn. Một phần nhỏ chất khoáng, động vật thủy sản có thể hấp thụ
từ môi trường nước. Vai trò của khoáng đối với động vật thủy sản rất đa dạng,
nhưng chủ yếu là quá trình tạo hình đặc biệt là vỏ, xương, vây, tham gia vào quá
trình tạo protein, quá trình tạo enzyme, điều hòa chuyển hóa, duy trì tính ổn định
môi trường bên trong cơ thể trong điều kiện thành phần thức ăn luôn khác nhau,
tăng sức chịu đựng của động vật thủy sản nuôi với các yếu tố môi trường bên ngoài
và sức đề kháng đối với nhiễm trùng. Các chất khoáng có mặt trong nguyên liệu
thức ăn với hàm lượng lớn từ hàng chục đến hàng trăm mg%, có khi hàng g% gọi là
yếu tố đa lượng như đã nêu trên.
Bảng 1.1 Tóm tắt thông tin về nhu cầu khoáng của động vật thủy sản:
[14]
Khoáng Nhu cầu (mỗi kg thức ăn khô)
Canxi 5g
Phospho 7g
Magie 500mg
Natri 1-3g
Kali 1-3g
Lưu huỳnh 3-5g
Clo 1-5g
Sắt 50-100g
Đồng 1-4g
Mangan 20-50mg
Coban 5-10mg
Kẽm 30-100mg

Iod 100-300mg
Molyden Vết
Crom Vết
Flo Vết
(Nguồn: Từ Cho & Schell (1980))
1.3 Tổng quan về hải sâm cát và các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1 Tổng quan về hải sâm cát
· Đặc điểm cấu tạo và phân bố
_ Là động vật không xương sống, thân dạng ống, thân dài như quả dưa chuột
nên còn được gọi là “dưa chuột biển-sea cucumber”.
_ Hải sâm có 2 đầu: một đầu có miệng và các tua màu vàng; một đầu có hậu
môn, tuyến sinh dục nhỏ.
_ Ngoài cùng là lớp canxi cứng màu trắng (chiều dày phụ thuộc vào độ lớn);
sau đó đến lớp da,da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm rải rác trong
các lớp mô; kế đến là lớp thịt; trong cùng là nội quan, hệ tiêu hóa. Trọng lượng
trung bình của hải sâm khoảng 400g/con.
_ Hải sâm sống bò trên đáy hay chui rúc trong bùn. Hải sâm lớn thường sống
ở bờ đá, đảo san hô, đá ngầm, cát bùn.Chúng sống vùi mình trong cát, bùn, chỉ chui
ra khỏi cát khi tìm thức ăn. [4]
_ Hải sâm phân bố chủ yếu ở các đầm, phá, vũng, vịnh, nơi có chất đáy chủ
yếu là cát bùn. Trên thế giới, hải sâm phân bố ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương. Ở Việt Nam, chúng phân bố ở vùng ven biển Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận. [4]
· Đặc điểm sinh thái
_ Hải sâm là loài động vật đáy, nằm trong nhóm các loài động vật da gai của
biển. Chúng sống ở các độ sâu khác nhau của biển, từ ven biển đến độ sâu vài ngàn
mét, thường ở các vùng vịnh và nơi có nhiều đá ngầm.
_ Nhiệt độ thích hợp cho sự tồn tại và phát triển: 10-31°C
_ Thích nghi kém với nồng độ muối thấp, thích hợp: 25-34,5‰
_ Hàm lượng O

2
tối thích: 1,78 ml/l H
2
O.
_ Tháng khai thác: tốt nhất là từ tháng 4 trở đi; tháng 9-12 không nên khai
thác. [4]
· Đặc điểm sinh sản
Hải sâm có mùa vụ sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng 8, chúng có thể đẻ
quanh năm ở vùng nhiệt đới. Trong sinh sản nhân tạo có thể cho đẻ quanh năm
Hải sâm cát thuộc loài đực cái dị thể, nhưng nhìn bên ngoài rất khó phân biệt
. Tuyến sinh dục có hình ống dài từ ống chính phân thành nhiều ống nhỏ.
Tập tính sinh sản: Hải sâm cát là loài thụ tinh ngoài. Trước sinh sản chúng
thường cuộn mình, lắc lư cơ thể. Con đực thường phóng tinh trước con cái khoảng
20-30 phút, có khi vài giờ, nó tiết ra một dải tinh trùng màu trắng đục. Khi con cái
đẻ, trứng phóng ra từ từ và liên tục, con cái có thể phóng trứng nhiều hơn 1 lần,
thường xảy ra đối với cá thể thành thục có kích thước lớn.
Quá trình thụ tinh xảy ra trong nước, quá trình này xảy ra trong khoảng
10-15’, sau khoảng 30’ thì phân cắt thành 2 tế bào và sau đó tiếp tục nhân lên thành
nhiều tế bào. Giai đoạn phôi nang xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng 4-5 giờ, phôi vị
xuất hiện sau khoảng 18-20 giờ.
Các giai đoạn phát triển phôi và biến thái của ấu trùng trong điều kiện môi
trường có độ mặn 32‰, nhiệt độ nước 29- 31ºC, pH dao động 7,8-8.
- Ấu trùng Auricularia: xuất hiện sau khoảng 30 giờ từ lúc thụ tinh, có dạng
hình tai, kích thước trung bình dài 500-550µm, rộng 340-350µm có vành tiêm mao
bao phủ xung quanh cơ thể để chuyển động và lùa thức ăn. Sau khoảng 7-8 ngày, ấu
trùng chuyển sang hậu Auricularia, có kích thước dài 1125-1140 µm, rộng 750-760
µm.
- Ấu trùng Doliolaria: kích thước là 460-620 µm. Sự thay đổi nhanh chóng
diễn ra trong cơ thể ấu trùng và có đầy đủ nội quan như con trưởng thành, giai đoạn
này ngắn, chỉ diễn ra 2-3 ngày.

- Ấu trùng Pentactula: có dạng hình ống với 5 xúc tu mọc ra ở phần đầu và
một chân ống đơn ở phía sau giúp cho sự di chuyển và bám của ấu trùng. Ấu trùng
bò chậm chạp khắp bề mặt và bám vào thành bể. Kích thước của Pentactula đo được
khoảng 600-700 µm.
- Juvenile: Khoảng 2 tuần sau khi trứng thụ tinh thì ấu thể xuất hiện, có kích
thước ban đầu khoảng 700-800 µm,có hình dạng giống như con trưởng thành với
các cơ quan nội tạng. Chúng ăn tảo bám và các mảnh vụn hữu cơ. [4]
· Đặc điểm về dinh dưỡng của hải sâm
Hải sâm cát sống ở vùng đáy cát hay cát bùn nên thức ăn chủ yếu của nó mùn
bã hữu cơ và các sinh vật nhỏ như tảo, trùng có lỗ, trùng phóng xạ… Khi phân tích
các mẫu hải sâm thấy thức ăn của chúng gồm 75-86,2% cát bùn, 13,8-25% mùn bã
hữu cơ và sinh vật.
Hải sâm bắt mồi theo phương thức bị động, lấy thức ăn thông qua lọc cát, bắt
mồi theo chu kỳ ngày đêm. Phân của chúng thường nhiều và gắn với nhau thành
đoạn dài.
Hải sâm có ít nhất 1/3 thời gian không lấy thức ăn.Từ 2-4 giờ sáng chúng vùi
mình trong đất, 12 giờ trưa chúng trồi mình lên cát và bắt mồi từ 16 đến 2 giờ sáng
ngày hôm sau.
Hải sâm nuôi trong ao tăng trưởng trung bình hàng tháng 1,5-2cm chiều dài
và 40-60g khối lượng. [4]
Các giai đoạn phát triển khác nhau của hải sâm đòi hỏi những chế độ dinh
dưỡng khác nhau. Từ khi sản xuất giống hải sâm thành công các nhà nghiên cứu đã
sử dụng nguồn giống sẵn có để tiến hành nhiều thí nghiệm nhằm quan sát, đánh giá
tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của hải sâm. Việc nghiên cứu các loại thức ăn phù
hợp ở các giai đoạn khác nhau cũng đã được công bố.
- Ở giai đoạn ấu trùng Auricularia ăn tảo đơn bào, giai đoạn Doliolaria là
giai đoạn chuyển tiếp ngắn qua giai đoạn bám pentacula thì không phải cho ăn. [2]
Trong nghiên cứu của mình Battaglene đã xác định loại tảo tốt nhất cho ấu trùng là
tảo Rhodomonas salina cỡ 8-12µm kế đến là tảo Chaeceos cỡ 5-8 µm, cuối cùng là
tảo Calcitrans cỡ 3-6 µm. [15]

- Theo M.Baine (1999), H. scabra mới bám ăn vi khuẩn tảo giáp, chất chiết
xuất từ Sagassum. sp. Khi giống đạt 10-20mm,chúng có thể thay đổi chuyển
sang nền đáy cát và ăn bột tảo Ulvalactula.
· Thành phần hóa học của hải sâm
Thành phần hóa học chủ yếu là: protein, lipid tổng số, các acid béo, amino
acid, khoáng tổng số và một số nguyên tố vi lượng quí hiếm. Hàm lượng các chất
này phụ thuộc vào loài, môi trường sống, trạng thái sinh lý, mùa vụ, nguồn thức ăn,
thời tiết…
- Đạm tổng số: trong mô hải sâm chứa nhiều thể keo (colagen) và
chiếm 60% tổng số đạm(Cluskin 1976-1978), có thể đến 77,5%. Thành phần chất
keo chứa 18 loại amino acid và trong đó hàm lượng có giá trị cao là Glycerin,
proline, glutamic, threonine.
- Glucid: Hàm lượng hydrat carbon trong thịt hải sâm cs giá trị thấp.
Trong đó galactose chiếm 12%, glucose 11%, Fructose 20% so với tổng lượng
đường.
- Lipid: chú ý đến các chất như phospholipid, monoglycerit, diglycerit,
triglycerit, acid béo no và không no; hàm lượng phospholipid chiếm 12,5-37,2%
lipid tổng số. Trong thịt hải sâm có 34 loại acid béo, trong đó, acid béo không bão
hòa chiếm ưu thế và các acid béo có nhiều nối đôi chiếm 43,1-75% gồm: linoleic,
Arachidoric, Eicosatrienic, Eicosapentaenoi, là các acid béo không thay thế có hoạt
tính sinh học cao và là tiền chất của prostaglandin-một loại dược phẩm quý.
- Acid nucleic: trong hải sâm có nhiều ở thành ruột và phổi.
- Vitamin: tìm thấy một số loại vitamin trong thịt hải sâm như: B1, B2,
B12, C, PP.
- Khoáng: Hàm lượng các chất khoáng vi lượng trong thị hải sâm cao
hơn so với các loài cá, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng quý hiếm như Se-là chất
giải độc, đào thải Hg, Pb ra khỏi cơ thể.
- Men: chứa nhiều ở ruột, một ít ở mô cơ: Protease ở thành ruột và mô
cơ: amylase, phospholipase, glucozidase, nuclease có ở thành ruột. [9], [12]
· Giá trị về dược học của hải sâm

Theo y học cổ truyền: hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận, ích
tinh, dưỡng huyết nhuận táo, thường dùng để chữa các bệnh như tinh huyết hao tổn,
di tinh, mộng tinh, táo bón, bổ ích cho thận …
Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại: hải sâm có tác dụng tăng cường sức
đề kháng và nâng cao năng lực miễn dịch cho cơ thể, ức chế quá trình sinh dưỡng và
di căn của tế bào ung thư; xúc tác các phản ứng enzyme, thúc đẩy quá trình chuyển
hóa, hấp thụ và tăng sinh tổng hợp protein…
Do chứa ít lipid và hầu như không có cholesterol nên hải sâm có khả năng
chữa bệnh xơ cứng động mạch do dư thừa cholesterol. Ngoài ra lipid của hải sâm
còn làm tăng khả năng đông máu. Do đó, hải sâm là thực phẩm bồi dưỡng lý tưởng
cho người bị rối loạn lipid máu và các bệnh lý động mạch vành.
· Một số loài hải sâm có giá trị kinh tế
Hải sâm cát (Holothuria scabra)
Hải sâm trắng (Holothuria vagabunda)
Hải sâm vú trắng (Microthele fuscogilva)
Hải sâm vú đen (Microthele nobilis)
Hải sâm gai (Thelenota ananas)
Hải sâm rít (Thelenota ananas)
Hải sâm nước đỏ (Actinopyga echinites)
Hải sâm nước đen (Actinopyga mil ais)
1.3.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hải sâm
1.3.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
a/ Về thành phần hóa học
Năm 1982, Svetashev V.I, Latyshev N.A, Dicarev V.P đã nghiên cứu thành
phần phospholipid hay còn gọi là Leucitin, phosphotiddletthanolamin (PE) và
phosphotidilserin (PS) với hàm lượng 24,8-54,9% so với tổng số phospholipid. [17]
Năm 2000, Chen Jiaxin cho rằng cơ thịt hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao.
Thành phần protein của hải sâm khô có hàm lượng lớn hơn 50%, trong đó có
glucosaminogly- là chất có hoạt tính sinh học cao, được sử dụng như 1 dược phẩm
tốt. [18]

Choe (1983) nghiên cứu về hệ enzyme, kết quả nghiên cứu cho thấy, trong
hải sâm có các enzyme như: Amylase, protease, dipeptiase, celluloza. Thành phần
ruột hải sâm có phospholipase, lipase. [19]
b/ Về các chất có hoạt tính sinh học của hải sâm
Tháng 5 năm 2000, chính phủ New Zealand tổ chức buổi hội thảo bàn về các
biện pháp đẩy mạnh nuôi, đặc biệt nghiên cứu sản phẩm có giá trị gia tăng từ hải
sâm (nghiên cứu chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học phục vụ đời sống con
người).
Theo tìm hiểu của Li Xiangmin năm 1997, thì hải sâm sau khi làm sạch nội
tạng thường được chế biến bằng cách nấu và làm khô. Trong quá trình chế biến cần
kiểm soát nhiệt độ nhằm tránh tổn thất các thành phần ding dưỡng có trong hải sâm,
đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học cao. [20]
Trong lipid của hải sâm có hai hợp chất có khả năng chống sưng: một chất có
đặc điểm tương tự dầu cá, chất thứ hai là hỗn hợp acid béo có nhánh, thành phần
chính là 12-MTA (methyltetradecanoic acid). Hợp chất này và chất biến đổi khác
13-MTA là những chất ức chế rất mạnh hoạt động của hệ men 5-LOX (Lypo
xygenase system). Nhóm chất ức chế này đang được nghiên cứu để chế tạo các dược
phẩm trị suyễn, sưng loét dạ dày, ruột và thấp khớp (The Protease số 55-2003).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Universidad Autonomwde Baja
California, đã xác định được hai Triterpinoid olygoglycoside loại Holostan là
Parvimosides A và B trích từ hải sâm có hoạt tính sinh học cao hơn các chất họ đã
nghiên cứu trước đây (Jounal of Natural Products số 68-2005).
Nhóm nghiên cứu quốc tế Plos Pathogens, năm 2005, nghiên cứu tách chiết 1
loại protein được gọi là lectin từ hải sâm Holothuria scabra. Các nhà khoa học đã

×