Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân loại địa hóa các đá granitoid mesoi muộn - cenozoi vùng Tây Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 83 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Vũ Thị Thu Hƣờng




PHÂN LOẠI ĐỊA HOÁ CÁC ĐÁ GRANITOID
MESOZOI MUỘN – CENOZOI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC





Hà nội – 2012
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Vũ Thị Thu Hƣờng



PHÂN LOẠI ĐỊA HOÁ CÁC ĐÁ GRANITOID
MESOZOI MUỘN – CENOZOI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM.

Chuyên ngành: Thạch học, khoáng vật học và địa hoá học.
Mã số: 60.44.57


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Trung Chí



Hà nội – 2012
3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 9
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ BỐI CẢNH
ĐỊA ĐỘNG LỰC LIÊN QUAN VỚI CÁC THÀNH TẠO GRANITOID VÙNG
TÂY BẮC VIỆT NAM 12
1.1. Lịch sử nghiên cứu 12
1.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1954 12
1.1.2. Giai đoạn sau 1954 13

1.2. Đặc điểm các cấu trúc địa chất 18
1.2.1. Đới cấu trúc Fansipan 18
1.2.2. Đới cấu trúc Tú Lệ 19
1.2.3. Đới cấu trúc sông Đà 20
1.3. Bối cảnh địa chất, địa động lực của khu vực nghiên cứu 22
1.3.1. Rìa lục địa tích cực kiểu Ande (J - K
1
) do sự hút chìm của vỏ đại
dƣơng Pacific xuống dƣới vỏ lục địa Âu – Á 22
1.3.2. Đai tạo núi Alpi (K
2
- E). Sự va chạm giữa lục địa Ấn Độ và Âu
Á 24
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Cơ sở lý thuyết 27
2.1.1. Định nghĩa granitoid 27
2.1.2. Phân loại granitoid của IUGS 28
2.1.3. Địa hóa của granitoid 29
2.1.4. Nguồn gốc của granitoid 31
2.1.5. Bối cảnh kiến tạo hình thành granitoid 32
2.1.6. Phân loại các kiểu I, S, M, A granitoid (kiểu thạch luận) 33
2.1.7. Phân loại granitoid dựa vào bối cảnh kiến tạo 35
4

2.1.8. Phân loại hóa học granitoid thuộc các bối cảnh kiến tạo chủ yếu
(WPG, ORG, VAG, COLG) 36
2.2. Sơ đồ phân loại mới cho các đá granitoid theo Frost B.R. và nnk
(2001) 37
2.2.1. Chỉ số Fe (Fe*) 37
2.2.2. Chỉ số kiềm - vôi giản lƣợc (MALI) 38

2.2.3. Chỉ số bão hoà nhôm – Alumina Saturate Index (ASI) 39
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 40
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 40
2.3.2. Phƣơng pháp do vẽ bản đồ địa chất 40
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích thạch học dƣới kính 40
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích hoá silicat 40
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN VẬT CHẤT CÁC ĐÁ GRANITOID
MESOZOI MUỘN – CENOZOI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 42
3.1. Phức hệ Phusaphin (εγξ J
3
– K
1
pp) 42
3.2. Phức hệ Mƣờng Hum (εγξ K
2
mh) 45
3.3. Phức hệ Dƣơng Qùy (εγξ K
2
– E dq) 48
3.4. Phức hệ Yê Yên Sun (γ E
1
ys) 51
3.5. Phức hệ Pu Sam Cap (εγξ E
2-3
psc) 55
CHƢƠNG 4: PHÂN LOẠI ĐỊA HOÁ CÁC GRANITOID MESOZOI MUỘN –
CENOZOI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 59
4.1. Phức hệ Phusaphin (εγξ J
3
– K

1
pp) 59
4.2. Phức hệ Mƣờng Hum (εγξ K
2
mh) 63
4.3. Phức hệ Dƣơng Qùy (εγξ K
2
– E dq) 65
4.4. Phức hệ Yê Yên Sun (γ E
1
ys) 68
4.5. Phức hệ Pu Sam Cap (εγξ E
2-3
psc) 71
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80


5

DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
Tên hình vẽ
Trang
Hình 1.1
Sơ đồ phạm vi vùng nghiên cứu.
03
Hình 1.2
Sơ đồ những đơn vị cấu trúc chủ yếu liên quan các thành tạo

granitoid vùng Tây Bắc Việt Nam.
08
Hình 1.3
Sơ đồ địa cơ động Đông Nam Á trong Jura
12
Hình 1.4
Sơ đồ địa cơ động Đông Nam Á trong Creta.
14
Hình 2
Biểu đồ phân loại QAPF (modal) cho các đá xâm nhập.
17
Hình 2.2
Phân loại granitoid theo chỉ số bão hoà nhôm (dựa trên tỷ lệ
giữa Al
2
O
3
/(CaO + Na
2
O + K
2
O) - (A/CNK)) (theo Shand,
1927).
19
Hình 2.3
Biểu đồ Q – Ab – Or xác định nhiệt độ kết tinh ở P
H2O
= 5kb
(Winkler, 1979) cho các đá granitoid
20

Hình 2.4
(a) Biểu đồ tƣơng quan hàm lƣợng giữa
FeO
tot
/ (FeO
tot
+ MgO) và SiO
2

(b) Biểu đồ tƣơng quan giữa
(Na
2
O + K
2
O - CaO) và SiO
2
(theo Frost B.R., 2001)
27
Hình 3.1
Sơ đồ phân bố các thành tạo granitoid vùng Tây Bắc Việt
NNam.
30
Hình 4.1
Biểu đồ tƣơng quan giữa FeO
tot
/(FeO
tot
+ MgO) và SiO
2
của đá

granitoid phức hệ Phusaphin.
44
Hình 4.2
Biểu đồ tƣơng quan giữa FeO
tot
/(FeO
tot
+ MgO) và SiO
2

của đá A – granitoid (theo Frost B. R. và nnk 2001).
44
Hình 4.3
Biểu đồ tƣơng quan giữa (Na
2
O + K
2
O – CaO) và SiO
2
các đá
granitoid Phusaphin.

45
6

Hình 4.4
Biểu đồ tƣơng quan hàm lƣợng giữa FeO
tot
/(FeO
tot

+ MgO) và
SiO
2
của các đá granitoid phức hệ Mƣờng Hum.
46
Hình 4.5
Biểu đồ tƣơng quan giữa (Na
2
O + K
2
O – CaO) và SiO
2
của các
đá granitoid phức hệ Mƣờng Hum.
46
Hình 4.6
Biểu đồ tƣơng quan hàm lƣợng giữa FeO
tot
/(FeO
tot
+ MgO) và
SiO
2
của các đá granitoid phức hệ Dƣơng Quỳ.
47
Hình 4.7
Biểu đồ tƣơng quan giữa (Na
2
O + K
2

O – CaO) và SiO
2
của các
đá granitoid phức hệ Dƣơng Quỳ.
47
Hình 4.8
Biểu đồ tƣơng quan hàm lƣợng giữa FeO
tot
/(FeO
tot
+ MgO) và
SiO
2
của các đá granitoid phức hệ Yê Yên Sun.
48
Hình 4.9
Biểu đồ tƣơng quan giữa (Na
2
O + K
2
O – CaO) và SiO
2
của các
đá granitoid phức hệ Yê Yên Sun.
48
Hình 4.10
Biểu đồ tƣơng quan hàm lƣợng giữa FeO
tot
/(FeO
tot

+ MgO) và
SiO
2
của các đá granitoid phức hệ Pu Sam Cap.
49
Hình 4.11
Biểu đồ tƣơng quan giữa (Na
2
O + K
2
O – CaO) và SiO
2
của các
đá granitoid phức hệ Pu Sam Cap.
49










7

DANH MỤC ẢNH, BẢNG BIỂU

STT

Tên ảnh, bảng biểu
Trang
Ảnh 3.1
Ban tinh felspat kali trên nền hạt nhỏ thạch anh, felspat bị biotit
hoá của granit granophyr Phusaphin, Văn Bàn, Lào Cai.
35
Ảnh 3.2
Kiến trúc granophyr trong granit granophyr Phusaphin, Văn Bàn,
Lào Cai.
35
Ảnh 3.3
Granit kiềm hạt nhỏ dạng gneis khối Mƣờng Hum, Lào Cai.
36
Ảnh 3.4
Granit kiềm hạt vừa dạng gneis (chứa afdvetsonit) khối Mƣờng
Hum, Lào Cai.
36
Ảnh 3.5
Granit kiềm thuộc thành tạo Dƣơng Quỳ.
37
Ảnh 3.6
Felspat kali bị albit hoá trong granit kiềm khối Dƣơng Quỳ, Lào
Cai.
37
Ảnh 3.7
Granit amphibol phức hệ Yê Yên Sun - Nậm Xe – Văn Bàn.
37
Ảnh 3.8
Granit amphibol hạt nhỏ phức hệ Yê Yên Sun.
37

Ảnh 3.9
Syenit kiềm thành tạo Pu Sam Cap.
38
Ảnh 3.10
Ban tinh thô plagioclaz mọc ghép có đới trạng khảm apatit trong
syenit kiềm khối Tam Đƣờng - xâm nhập Pu Sam Cap.
38
Bảng 2.1
Đặc trƣng chủ yếu của 4 kiểu granitoid.
23
Bảng 2.2
Phân loại granitoid dựa vào bối cảnh kiến tạo.
25
Bảng 4.1
Kết quả phân tích hoá nguyên tố chính của các đá phức hệ
Phusaphin.

44
8

Bảng 4.2
Kết quả phân tích hoá nguyên tố chính của các đá granitoid phức
hệ Mƣờng Hum.
46
Bảng 4.3
Kết quả phân tích hoá nguyên tố chính của các đá granitoid phức
hệ Dƣơng Quỳ.
47
Bảng 4.4
Kết quả phân tích hoá nguyên tố chính của các đá granitoid phức

hệ Yê Yên Sun.
48
Bảng 4.5
Kết quả phân tích hoá nguyên tố chính của các đá granitoid phức
hệ Pusamcap.
49
Bảng 4.6
So sánh kết quả phân tích theo phƣơng pháp trƣớc đây và phƣơng
pháp mới của Frost B. R. và nnk ,2001.
51






















9

MỞ ĐẦU
Sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung đã làm tăng nhu cầu sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của con ngƣời, trong đó có tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có
vai trò cực kỳ quan trọng và gắn liền với sự phát triển văn minh nhân loại. Trong đó
nguồn khoáng sản liên quan đến hoạt động magma nói chung và với granitoid nói riêng
chiếm một khối lƣợng lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Vùng Tây Bắc nƣớc ta là một vùng khá phổ biến các đá granitoid, từ lâu đã
đƣợc nhiều nhà địa chất trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu trong nhiều công
trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ (Lacroix, 1928; Fromaget, 1933; A.E Dovjicov,
1965; Bùi Phú Mỹ và nnk, 1971; Trần Văn Trị và nnk, 1977 ) và chúng đƣợc đo vẽ
chi tiết hơn trong các loạt bản đồ địa chất 1/50.000 Vùng Tây Bắc Việt Nam (Tô
Văn Thụ và nnk, 1997; Lê Văn Đệ, Nguyễn Đình Hợp và nnk,1994, Nguyễn Đình Hợp
và nnk, 1998, Nguyễn Đắc Đồng và nnk, 2002, Dƣơng Quốc Lập, và nnk, 2004…).
Đặc biệt có nhiều công trình chuyên sâu về thạch học, thạch luận các đá granitoid cũng
nhƣ sinh khoáng liên quan (Phan Viết Kỷ, 1972, Nguyễn Kinh Quốc, 1977; Đào Đình
Thục, 1981, 1995; Bùi Minh Tâm và nnk, 1994, 1995; Trần Trọng Hòa và nnk, 1996,
2003; Nguyễn Trung Chí và nnk, 1999, 2004; Ching – Ying Lan, 2000; Trần Tuấn Anh
và nnk, 2002, 2004;….) với nhiều quan điểm phân chia khác nhau đã làm cho bức
tranh hoạt động granitoid vùng TBVN ngày càng sáng tỏ, trong đó có hoạt động
granitoid tuổi Mesozoi muộn – Cenozoi. Tuy nhiên, việc phân loại các đá granitoid
vùng TBVN ngày càng trở nên phức tạp, không thống nhất, theo nhiều quan điểm khác
nhau gây không ít khó khăn cho công tác nghiên cứu tổng hợp tài liệu và công tác Địa
chất tiếp theo.
Vì vậy, để làm đơn giản hóa việc phân loại, tiết kiệm công sức và kinh phí
nhƣng vẫn đảm bảo độ tin cậy và chặt chẽ trong việc nghiên cứu thạch luận và sinh
khoáng của các thành tạo granitoid nêu trên, học viên lựa chọn đề tài: “Phân loại địa
hóa các đá granitoid Mesozoi muộn – Cenozoi vùng Tây Bắc Việt Nam” nhằm phân

10

loại địa hóa các đá granitoid TBVN chỉ bằng các nguyên tố chính trên cơ sở so sánh
với các loạt magma, kiểu thạch luận và kiểu kiến tạo granitoid đã đƣợc phân chia trƣớc
đây, ngoài việc phân loại thạch học theo tiêu chuẩn Quốc tế (IUGS).
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phân loại địa hóa của granitoid vùng TBVN,
chủ yếu trong diện tích đƣợc giới hạn bởi đứt gãy Sông Hồng đến đứt gãy rìa Tây Nam
đới Sông Đà nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất, các thành tạo granitoid và bối cảnh địa động lực
liên quan vùng TBVN.
- Phân tích thành phần vật chất các đá granitoid từ đó phân loại các đá granitoid
(xác định tên gọi, loạt, kiểu…) theo các phƣơng pháp phân loại trƣớc đó.
- Tiến hành phân loại địa hóa mới cho các đá granitoid vùng TBVN. Sau đó đối
sánh kết quả phân loại địa hóa mới với các kiểu phân chia trƣớc đây và rút ra kết luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục luận văn gồm các chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát đặc điểm cấu trúc địa chất và bối cảnh địa động lực liên
quan với các thành tạo granitoid vùng Tây Bắc Việt Nam.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Đặc điểm thành phần vật chất các đá granitoid Mesozoi muộn –
Cenozoi vùng Tấy Bắc Việt Nam.
Chƣơng 4: Phân loại địa hoá các granitoid Mesozoi muộn – Cenozoi vùng Tấy
Bắc Việt Nam.
Khoá luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình và sự quan tâm sâu sắc
của TS. Nguyễn Trung Chí, Viện Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy hƣớng dẫn, ngƣời đã đƣa ra ý tƣởng
và giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn.
11

Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong Khoa

Địa chất, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN đã tạo điều kiện cho học
viên trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ hoàn thành luận văn.

Hình 1.1: Sơ đồ phạm vi vùng nghiên cứu.
12

CHƢƠNG 1.
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
VÀ BỐI CẢNH ĐỊA ĐỘNG LỰC LIÊN QUAN VỚI CÁC THÀNH TẠO
GRANITOID VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

1.1. Lịch sử nghiên cứu.
Diện tích nghiên cứu của luận văn đƣợc giới hạn từ đứt gãy sông Hồng ở phía
Đông Bắc và đứt gãy sông Đà ở phía Tây Nam. Vùng Tây Bắc có những dãy núi cao
nhƣ dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh cao nhất là Phan Si Pan (cao 3143m).
Diện tích nghiên cứu có vị trí cấu trúc và lịch sử phát triển địa chất rất đặc biệt
trong bình đồ cấu trúc lãnh thổ và Đông Nam Châu Á; đã đƣợc nhiều nhà địa chất
trong, ngoài nƣớc nghiên cứu từ lâu và đến nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
tranh luận và làm sáng tỏ. Các thành tạo magma Việt Nam từ lâu đã đƣợc nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu và đƣa ra những sơ đồ phân chia khác nhau. Trên cơ sở tổng hợp
các tài liệu nghiên cứu đã có, có thể khái quát về lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực
và granitoid ở Tây Bắc Việt Nam theo các giai đoạn sau:
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1954.
Ngay từ thập kỉ đầu tiên của thế kỷ XX, các nhà địa chất Pháp đã áp dụng thuyết
địa di và phần nào thuyết trôi dạt lục địa để giải thích các vấn đề của địa chất Đông
Dƣơng mà đặc biệt là vùng TBVN.
Trong giai đoạn này địa chất Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng chủ
yếu do ngƣời Pháp tiến hành. Lúc đầu việc nghiên cứu địa chất còn mang tính tản mạn.
“Bản đồ địa chất Đông Dƣơng” tỷ lệ 1/4.000.000 (E. Fuchs, 1882) chỉ là những nét
phác thảo sơ lƣợc về cấu tạo địa chất Đông Dƣơng. Deprat J. đã có những công trình

nghiên cứu chuyên đề hoặc tổng hợp về địa tầng ở Đông Dƣơng và Vân Nam (1913,
1914, 1915) mà thành công nhất là những nghiên cứu về cổ sinh vật trong phân chia
địa tầng. Jacob C. (1921) trong nghiên cứu của mình đã phản ánh rõ nét các địa chất
13

vùng Bắc Trung Bộ đến hạ lƣu Sông Đà. Bản đồ địa chất 1:1.000.000 đầu tiên ở vùng
Vạn Yên (thuộc TBVN) do L. Dussault (1929) thành lập đã thể hiện rộng rãi các yếu tố
địa di (các nếp vảy chờm nghịch).
Những quan điểm cơ bản về vị trí địa chất và sự phân chia theo tuổi các thành
tạo magma Việt Nam cũng nhƣ toàn Đông Dƣơng đƣợc chứa đựng chủ yếu trong các
công trình nghiên cứu của J. Fromaget. (1933,1937,1952) trong công trình về địa chất
Tây Bắc Bắc Bộ và Thƣợng Lào đã chia các thành hệ địa chất theo “vật liệu” của
“loạt nền móng” và “loạt Đông Dƣơng – Himalaya”. Trong công trình này thuyết địa di
vẫn là quan niệm chủ đạo với một số phân chia mới trong địa tầng khu vực và yếu tố
cấu trúc địa phƣơng.
Trong thời gian này các nhà địa chất Pháp đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu
thạch luận magma kiềm (aegirin) đƣợc mô tả lần đầu tiên trong các đá magma vùng
Phong Thổ - Lai Châu bởi Idding (1913). Bouret (1922, 1924) đã mô tả sơ lƣợc các đá
xâm nhập và biến chất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gồm các syenitogneis nephelin –
hastingsit đƣợc mô tả ở khối Pia Ma (Tây Bắc Bắc Cạn).
Tiếp đến các đá “cocit” và “tinguait” đƣợc mô tả ở Cốc Pìa – Lai Châu (TBVN)
bởi Lacroix (1928,1933) dƣới dạng các đai mạch cắt syenit kiềm, granit kiềm. Trong
khi đó Fromaget (1933), cũng phát hiện các đai mạch kiềm nhƣ vậy ở Sin Cao – Đông
Bắc Lai Châu tiêm nhập vào trong các trầm tích Trias.
Lacroix (1933) và Fromaget (1933) cũng mô tả các đá sonkinit và syenit
nephelin ở Pin Chải – phía Nam chợ PuTo (Bắc Lai Châu). Các tài liệu phân tích hóa
học đá magma nêu trên của các nhà địa chất Pháp có giá trị rất cao trong những nghiên
cứu thạch luận sau này.
1.1.2. Giai đoạn sau 1954.
a. Thời kỳ 1960 – 1975.

Đầu những năm 60 của thế kỷ trƣớc việc nghiên cứu magma đƣợc các nhà địa
chất Xô Viết và Việt Nam tiến hành gắn liền với nhiệm vụ đo vẽ bản đồ địa chất và
14

điều tra khoáng sản ở tỷ lệ trung bình. Trong công trình “Bản đồ địa chất miền Bắc
Việt Nam” tỷ lệ 1/500.000 (A. E. Dovjicov và nnk, 1965) lần đầu tiên vùng Tây Bắc
Việt Nam đƣợc nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ về địa tầng, magma, kiến tạo theo quan
điểm phân chia các đới tƣớng đá – cấu trúc. Các đá magma kiềm đƣợc Izokh (1965)
nghiên cứu và xếp vào loạt Fansipan bao gồm các phức hệ Phu Sa Phin, Đèo Mây,
Mƣờng Hum – Pia Ma, Nậm Xe – Tam Đƣờng, Yê Yên Sun, Sông Chu – Bản Chiềng,
Pu Sam Cap, Chợ Đồn, có tuổi tuyệt đối tƣơng ứng với Mesozoi muộn – Cenozoi. Hầu
hết các đá magma loạt Fansipan đƣợc định vị trong các đới cấu trúc – tƣớng đá
Fansipan, Sông Hồng, Sông Đà, Võng Tú Lệ, Phu Hoạt và sông Lô.
Các công tác đo vẽ địa chất cho từng tờ riêng lẻ tỷ lệ 1/200.000 ở vùng Tây Bắc
đƣợc thực hiện kế tiếp theo sự chủ biên của các nhà địa chất Nguyễn Xuân Bao (1969),
Bùi Phú Mỹ (1971), Nguyễn Vĩnh (1972)… đã có nhiều thành công trong việc phân
chia chi tiết về địa tầng, magma, biến chất. Các nghiên cứu chuyên sâu về đá magma
đƣợc Nguyễn Văn Chiển, Lê Đình Hữu, Phan Viết Kỷ, Nguyễn Xuân Tùng (1972)
thực hiện và phân chia theo các phức hệ. Trong thời kỳ này có một số bài báo đề cập
đến các thành tạo đá kiềm ở miền Bắc Việt Nam của Lê Đình Hữu và nnk (1963), Bùi
Phú Mỹ (1972), Nguyễn Xuân Tùng (1972), Nguyễn Đức Hân (1973)….
b. Thời kỳ năm 1975 đến nay.
Sau ngày đất nƣớc ta hoàn toàn thống nhất công tác nghiên cứu địa chất nói
chung và magma nói riêng đƣợc đẩy mạnh và đã đạt đƣợc nhiều thành quả rực rỡ.
Trong thời kỳ này, công trình đầu tiên nghiên cứu tổng hợp khá chi tiết và hệ thống về
địa chất khu vực TBVN là “Những vấn đề địa chất Tây Bắc Việt Nam” do Phan Cự
Tiến chủ biên năm 1977. Mặc dù chƣa hoàn chỉnh nhƣ một chuyên khảo nhƣng với nội
dung phong phú và nhiều số liệu cũng nhƣ luận giải giàu tính thuyết phục đã làm cho
hình ảnh địa chất Tây Bắc sáng tỏ và ngày càng hấp dẫn.
Trần Văn Trị và nnk (1977), trong công trình “Địa chất Việt Nam phần miền

Bắc” đã phân chia vùng Tây Bắc Việt Nam thành các đơn vị cấu trúc nhƣ đới phức nếp
15

lồi sông Hồng, máng chồng Tú Lệ, võng Sông Đà, phức nếp lồi Sông Mã và hoạt động
magma xâm nhập theo các thời kỳ và giai đoạn tƣơng ứng với các đới cấu trúc mà
chúng định vị.
Bản chất phức tạp của địa chất Tây Bắc đã đƣợc nhiều công trình nghiên cứu
chuyên sâu về địa tầng, magma, kiến tạo, sinh khoáng làm sáng tỏ hơn thêm nhƣ công
trình của Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (1985), Trần Đức Lƣơng (1975 – 1977), Nguyễn Xuân
Tùng và nnk (1977, 1982, 1986), Nguyễn Nghiêm Minh và Vũ Ngọc Hải (1987),
Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị và nnk (1992)….
Trong thời gian này công tác đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ
lệ 1/50.000 đƣợc triển khai và đặc biệt ở TBVN những diện tích có triển vọng về
khoáng sản và phức tạp về địa chất đều đƣợc ƣu tiên triển khai, ví dụ các nhóm tờ
Thanh Sơn – Thanh Thủy (Nguyễn Đình Hợp, 1989), nhóm tờ Thuận Châu (Lê Văn
Đệ - Nguyễn Đình Hợp, 1994), nhóm tờ Hòa Bình – suối Rút (Nguyễn Công Lƣợng,
1994)….
Từ những đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ lớn và nghiên cứu thạch học cấu trúc chi
tiết đã xác lập đƣợc nhiều phức hệ magma kiềm mới nhƣ phứ hệ Phong Thổ (Tô Văn
Thụ, Bùi Minh Tâm, 1996), phức hệ Dƣơng Quỳ (Nguyễn Trung Chí, Nguyễn Đình
Hợp, 1997)… Các thành tạo komatit, carbonatit cũng đƣợc xác lập từ những công trình
nghiên cứu trong thời kỳ này. Nhiều bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí chuyên
ngành các tuyển tập công trình hội nghị địa chất, hội thảo khoa học trong và ngoài
nƣớc đã đề cập nhiều đến địa chất và khoáng sản Tây Bắc trong thời gian này nhƣ Phan
Trƣờng Thị (1975 – 1997), Trần Phú Thành (1978), Lê Thạc Xinh (1978 – 1984), Đào
Đình Thục (1981 – 1985)….
Điều đáng chú ý là trong các công trình nghiên cứu địa chất từ năm 1975 đến
nay, các quan điểm động của học thuyết kiến tạo toàn cầu mới đã bắt đầu từng bƣớc
đƣợc vận dụng và phát triển ở nƣớc ta. Đó là những công trình của Lê Thạc Xinh và
nnk (1975, 1984), Lê Duy Bách (1986, 1987, 1996), Phan Văn Quýnh (1980), Lê Nhƣ

16

Lai (1993 – 1995)….đã mang lại những đóng góp hết sức quan trọng trong luận giải
lịch sử tiến hóa địa chất Việt Nam nói chung và TBVN nói riêng, tạo nên một bƣớc
ngoặt lớn làm thúc đẩy công tác nghiên cứu địa chất và sinh khoáng khu vực theo
hƣớng định lƣợng hóa, hiện đại hóa.



































17



Hình 1.2: Sơ đồ những đơn vị cấu trúc chủ yếu liên quan các thành tạo granitoid vùng Tây Bắc Việt Nam.
18

1.2. Đặc điểm các cấu trúc địa chất.
Các thành tạo magma ở Tây Bắc Việt Nam đƣợc định vị trong một số cấu trúc
địa chất và liên quan tới những bối cảnh địa động lực nhất định trong một số giai đoạn
của lịch sử phát triển địa chất khu vực.
1.2.1. Đới cấu trúc Fansipan.
Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam (3143m), là một trong các đỉnh của dãy
Hoàng Liên Sơn kéo dài theo phƣơng Tây Bắc – Đông Nam, bên hữu ngạn sông Hồng,
qua các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Đới cấu trúc Fansipan đƣợc sử dụng trong
luận văn hoàn toàn trùng với tƣớng đá – cấu trúc Fansipan của Dovjicov (1965), nhƣng
với quan niệm nó là “Đai vỏ lục địa Hoàng Liên Sơn, thuộc lĩnh vực Bắc Bộ - Dƣơng
Tử - Katazia” của Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị (1992), với tuổi hình thành là
PaleoProterozoi – MesoProterozoi (PP – MP) và NeoProterozoi – Cambri sớm không
phân chia (NP – ε

1
). Đai vỏ lục địa Hoàng Liên Sơn cùng với đai vỏ lục địa sông Đà
đƣợc quan niệm là những “mảnh ngoại lai”, đều mới phiêu trƣợt trong Paleozoi muộn
– Mesozoi, từ Tây Bắc đến dọc theo đứt gãy trƣợt bằng trái sông Hồng và định vị ở vị
trí hiện tại trên bình đồ cấu trúc. Trƣớc đó Trần Văn Trị và nnk (1977) đã ghép phần
lớn đới Fansipan này với đới sông Hồng của Dovjicov (1965) thành “Đới phức nếp lồi
sông Hồng” thuộc hệ uốn nếp Tây Bắc và sau đó Lê Nhƣ Lai (1995) cũng ghép nhƣ
vậy nhƣng với tên gọi “Khối cấu trúc Fansipan – sông Hồng”, với quan niệm đứt gãy
sông Hồng chỉ là những phá huỷ chia cắt khối cấu trúc Fansipan – Sông Hồng.
Nhƣ vậy ranh giới Đông Bắc của đới cấu trúc Fansipan là đứt gãy trƣợt bằng
trái sông Hồng còn ranh giới Tây Nam của đới là đứt gãy phân chia giữa nó với đới cấu
trúc sông Đà từ Mai Châu qua Vạn Yên đến Nậm Xe và sang lãnh thổ Trung Quốc.
Đứt gãy này bị chồng phủ bởi các thành tạo Jura – Creta của đới cấu trúc Tú Lệ, đoạn
từ Mƣờng Khoa đến Than Uyên.
Tham gia vào đới cấu trúc Fansipan có các thành tạo biến chất Proterozoi hệ
tầng Lũng Pô (PP lp), Sinh Quyền (MP sq), Sa Pa (NP – ε
1
sp), Cam Đƣờng (ε
1
cđ),
Bến Khế (ε– O
1
bk), các trầm tích hệ tầng Sinh Vinh (O
3
–S sv), Bản Nguồn (D
1
bn).
19

Các phức hệ magma tiêu biểu cho đới cấu trúc nhƣ Bảo Hà (ν

1
bh), Ca Vịnh (γ
1
cv),
Bản Ngậm – Xóm Giấu (γ
2
xg), Po Sen (γ
3
ps) và phức hệ đá kiềm Mƣờng Hum “đƣợc
xem nhƣ là một chỉ thị cho bối cảnh tái cải trƣớc rift của vỏ lục địa Baicalit Hoàng
Liên Sơn dọc theo trục Mƣờng Hum – Sa Pa” (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị,
1992).
Móng kết tinh gồm các đá biến chất (quarzit, amphibolit, đá phiến kết tinh)
Proterozoi, bị phủ không chỉnh hợp bởi các đá uốn nếp Paleozoi (chủ yếu là trầm tích
lục nguyên tuổi Cambri đến Devon). Một số nơi có lớp phủ trầm tích – phun trào
Mesozoi và các thể granitoid nhiều thế hệ xuyên cắt. Đới có cấu trúc khối, tạo bởi các
hệ đứt gãy sụt bậc khác nhau.
1.2.2. Đới cấu trúc Tú Lệ.
Đới cấu trúc Tú Lệ đƣợc hình thành vào giai đoạn Jura – Paleogen, nằm kẹp
giữa đới cấu trúc Fansipan và sông Đà. Nó có ranh giới hoàn toàn trùng hợp với “máng
chồng Tú Lệ” của Trần Văn Trị (1977) và “khối cấu trúc Tú Lệ” của Lê Nhƣ Lai
(1995). Có nghĩa là ngoài diện tích Dovjicov (1965) phân ra dọc Quang Huy, Nghĩa
Lộ, Than Uyên, cấu trúc này còn đƣợc kéo dài về phía Tây Bắc theo trục dài của đới và
giáp với biên giới Trung Quốc, đồng thời đƣợc giới hạn bởi các đứt gãy lớn hai bên
giữa Sa Pa và thƣợng nguồn Nậm Mạ.
Nó có dạng bồn trũng lấp đầy các trầm tích phun trào tuổi Jura – Creta. Các dải
hẹp trầm tích Trias lộ ở rìa (Tây Bắc) và dọc các đứt gãy ở trung tâm. Phát triển phổ
biến các đới biến chất động lực thẳng đứng đi kèm theo các đứt gãy trong đó đới lớn
nhất chạy qua phần trục của võng. Biến chất động lực trẻ phổ biến ở các đới Tú Lệ và
Fansipan có quan hệ với phức hệ xâm nhập Fansipan.

Về mặt địa hình, đới cấu trúc Tú Lệ có độ cao trên dƣới 2000m bị phân cách
mãnh liệt thành một gờ chia nƣớc lớn của một phần sông Đà và sông Hồng. Độ cao của
đới không chỉ liên quan với sự nâng cao của “đới chờm mảng Hoàng Liên Sơn” (Lê
Thạc Xinh, Nguyễn Văn Đạt, 1984) mà còn do sự nâng lên liên quan với hoạt động
vòm nhiệt, hoạt động núi lửa, tạo nón núi lửa vào cuối Mesozoi – đầu Cenozoi.
20

Khi nghiên cứu thành phần vật chất các magma đới cấu trúc Tú Lệ, Nguyễn
Trung Chí và nnk (1996, 1997), Nguyễn Đình Hợp và nnk (1997) thấy rằng hoạt động
magma chủ yếu xảy ra theo nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, vừa thể hiện tính đồng
magma giữa xâm nhập và phun trào vừa mang tính tƣơng phản rõ nét, bao gồm các
thành tạo phun trào mafic – axit á kiềm phức hệ Nậm Chiến và Phusaphin tuổi (J
3

K
1
), các thành tạo phun trào mafic – axit kiềm phức hệ Ngòi Thia, đồng magma với
các xâm nhập axit kiềm phức hệ Dƣơng Quỳ tuổi (K
2
– E). Các thành tạo granitoid á
kiềm quá bão hòa nhôm, không có phun trào đi kèm (phức hệ Yê Yên Sun) đã
đánh dấu cho sự khép lại của rift nội lục Tú Lệ vào đầu Paleogen (Nguyễn Xuân Tùng,
Trần Văn Trị, 1992).
1.2.3. Đới cấu trúc sông Đà.
Đới cấu trúc sông Đà có diện tích trùng với “võng sông Đà” của Trần Văn Trị,
1977. Nó bao gồm địa máng sông Đà cũng nhƣ lớp phủ địa di của Fromaget (1941)
hoặc phần lớn đới sông Đà, Ninh Bình, Sơn La của Dovjicov (1965). Theo quan niệm
của Nguyễn Xuân Tùng và Trần Văn Trị (1992) đới cấu trúc sông Đà nhƣ một “Đai vỏ
lục địa sông Đà” đƣợc hình thành trên vỏ đại dƣơng biển rìa Paleozoi sớm Tây Nam
Bắc Bộ thuộc lĩnh vực Bắc Bộ - Dƣơng Tử - Katazia. Đai vỏ lục địa sông Đà vào thời

kỳ Carbon muộn – Permi sớm (C
3
– P
1
) và vào Permi muộn – Nori sớm (P
3
– T
3
n).
Đới cấu trúc sông Đà cũng hoàn toàn phù hợp với “Khối cấu trúc sông Đà” của Lê
Nhƣ Lai (1995).
Trong không gian hiện tại đới cấu trúc sông Đà kéo dài từ Bắc Côn Minh
(Trung Quốc) theo hƣớng Đông Nam qua Sơn La, Ninh Bình – Thanh Hóa. Phía Tây
Nam ngăn cách với đới phức nếp lồi sông Mã của Trần Văn Trị (1977) bởi đứt gãy
Thuận Châu hình cánh cung cong dần ra biển, còn phía Đông Bắc tiếp giáp với đới cấu
trúc Fansipan bởi các đứt gãy khúc đoạn dọc sƣờn Đông Nam của Hoàng Liên Sơn mà
nhiều nơi đới cấu trúc Tú Lệ vùi lấp và phá hủy hoặc ẩn dƣới trũng địa hào Kainozoi
Hà Nội dọc vùng Sơn Tây – Ninh Bình ở lƣu vực sông Đáy.
21

Về bản chất kiến tạo của đới cấu trúc sông Đà có biểu hiện sụt lún tạo võng
(bồn trũng) gần nhƣ liên tục kiểu “võng trong võng” (Lê Nhƣ Lai, 1995). Hay nói cách
khác nó là một bồn trũng do tách giãn sau cung Mƣờng Lát sông Mã vào Paleozoi sớm,
phân cách với đai vỏ lục địa Hoàng Liên Sơn (Fansipan) theo Nguyễn Xuân Tùng,
Trần Văn Trị (1992). Các võng này đƣợc xem là những cấu trúc tích tụ sản phẩm trầm
tích phun trào từ Paleozoi sớm đến Devon muộn hoặc muộn hơn và đƣợc đánh dấu bởi
các trầm tích nhƣ: hệ tầng sông Mã (ε
1-2
sm) gồm trầm tích lục nguyên - silic xen đá
phiến lục metabasalt; hệ tầng Bến Khế (ε

2
–O
1
bk) – lục nguyên turbidit, lục nguyên
carbonat dạng flis; hệ tầng Sinh Vinh (O
2
– S sv) – carbonat lục nguyên tƣớng biển
nông phong phú san hô, tay cuộn (kiểu bồn trũng cận lục địa)
Nhƣ vậy, đai vỏ lục địa sông Đà đƣợc “gắn kết” với đai vỏ lục địa Hoàng Liên
Sơn (đới Fansipan) vào khoảng Paleozoi giữa (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị,
1992).
“Chế độ tái cải trƣớc rift nội lục” (N. X. Tùng, T. V. Trị, 1992) xảy ra dọc tuyến
sông Đà đƣợc đánh dấu bằng một tổ hợp tƣơng phản đặc trƣng bao gồm các tập phun
trào basalt cao kali, trachibasalt và một lƣợng trachiliparit xen kẹp với các trầm tích lục
nguyên – carbonat và carbonat hệ tầng Bản Diệt (C
2
– P
1
bd).
Vào thời kỳ Pecmi giữa đến Trias muộn, do hệ quả vận động tách giãn theo các
hệ đứt gãy dọc sông Đà, các bồn trũng trƣớc rift và rift nội lục đƣợc hình thành.
Các thành tạo rift nội lục sớm nhất là các basalt olivin – trachibasalt trong hệ
tầng Cẩm Thủy (P
2
ct) (Đào Đình Thục và nnk, 1995). Ở phần cao của mặt cắt trũng
sông Đà có các tầng lục nguyên – mảnh vụn, carbonat và carbonat – lục nguyên của hệ
tầng Viên Nam (P
3
– T
1

vn), Cò Nòi (T
1
cn), Đồng Giao (T
2
a đg), Nậm Thẳm (T
2
l nt),
Mƣờng Trai (T
2-3
mt), Nậm Mu (T
3
c mn), còn ở phần trên cùng là các trầm tích lục địa
màu đỏ chứa than đặc trƣng suối Bàng (T
3
n-r sb).
Sự khép lại của rift sông Đà đƣợc tiếp theo bằng sự mở ra của rift lục địa Tú Lệ.
Rift này phát triển chồng gối lên trên các thành tạo cổ hơn của cấu trúc sông Đà và cấu
trúc Fansipan (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992).
22



1.3. Bối cảnh địa chất, địa động lực của khu vực nghiên cứu.
Các phức hệ granitoid thời kỳ Mezozoi muộn – Cenozoi nhƣ Phusaphin (γξJ
3

K
1
pp), Mƣờng Hum (εγξK
2

mh), Dƣơng Quỳ (εγξK
2
– E dq), Yê Yên Sun (γE
1
ys),
Pusamcap (εγξE
2-3
pc) và các đá kiềm liên quan tuổi Paleogen (E) đều phân bố trong
các cấu trúc Fansipan, Sông Đà và Tú Lệ. Tuy nhiên, theo tuổi hình thành của các
granitoid kiềm và á kiềm nêu trên thì chúng có thể là sản phẩm của hoạt động tách giãn
liên quan tới 2 bối cảnh địa động lực của khu vực nghiên cứu từ J – K cho đến ngày
nay, đó là:
1.3.1. Rìa lục địa tích cực kiểu Ande (J - K
1
) do sự hút chìm của vỏ đại dương
Pacific xuống dưới vỏ lục địa Âu – Á.
Theo Phan Trƣờng Thị (1996) vào thời đoạn này kể từ Jura sớm đến Creta sớm
các đai vỏ lục địa Fansipan, Sông Đà và Tú Lệ đã đƣợc ghép nối vào cuối Paleozoi và
trở thành một bộ phận của bán đảo Đông Dƣơng thuộc mảng Âu – Á. Về phía Đông
của lục địa Âu – Á và Đông Bắc, Đông Nam bán đảo Đông Dƣơng đã xảy ra sự đụng
độ giữa các lục địa đã cố bền vững với mảng Thái Bình Dƣơng. Di chỉ của đới hút
chìm đã bị che khuất bởi các cung đảo hiện tại. Trên bình đồ hiện đại phải lƣu ý một
điều là vị trí của những đối tƣợng quan hệ với nó trong lịch sử phát triển địa chất rất
khác xa với ngày nay (hình 1.3).
Sự xuất hiện các đai xâm nhập – phun trào kiềm – vôi dọc bờ biển từ Đông Bắc
đến Đông Nam Trung Quốc và Đông – Đông Nam bán đảo Đông Dƣơng (từ Nha
Trang đến Nam Côn Sơn) hình thành đai ngoài của đai núi lửa Thái Bình Dƣơng rất
mãnh liệt vào Jura muộn và Creta sớm (J
3
– K

1
). Khuynh hƣớng tiến hóa magma từ
thuần túy kiềm – vôi với ƣu thế acid (dacit và ignimbrit). Và cuối cùng là kiểu á kiềm
cao kali rồi đột ngột kết thúc bởi những pha rời rạc mafic (diaba, dolerit ).
Các tài liệu nguyên tố vết chuẩn hóa với MORB và tỷ lệ đồng vị Sr
87
/Sr
86
thay
đổi trong khoảng 0,704 ÷ 0,708 cũng cho thấy xu hƣớng nói trên đồng thời xác
23


Hình 1.3: Sơ đồ địa cơ động Đông Nam Á trong Jura.
(Mô phỏng theo Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992;
Daly và nnk, Holloway, 1982).
1 - Vỏ lục địa thực thụ; 2 - Vỏ lục địa chuyển tiếp sinh dọc Đông Đài Loan, Philippin,
Nam Côn Sơn – Natura và Java; 3 - Vỏ đại dương; 4a – Andesit;
4b: Dacit – Liparit; 5a – Granit; 5b: Granit – Granosyenit;
6 - Đới hút chìm vỏ đại dương.

nhận nguồn sinh magma thuộc vỏ chuyển tiếp liên quan đến hút chìm. Phƣơng thức
hoạt động bắt đầu bằng phun trào, phun nổ, kết thúc bằng hoạt động xâm nhập, phun
nổ và xâm nhập nông, hình thành nên các đai núi lửa – pluton có đặc trƣng dạng tuyến
24

(Trần Khắc Tƣờng và nnk, 1990; Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992; Phan
Trƣờng Thị, 1996).
Trong bình đồ cấu trúc nêu trên, theo các tài liệu đƣợc công nhận rộng rãi cho
thấy rằng ở phía ngoài rìa Tây Nam Đông Nam Á có tồn tại một đới hút chìm vỏ đại

dƣơng Tethys đang bị thu hẹp mãnh liệt nhƣờng chỗ cho vỏ đại dƣơng của Ấn Độ
Dƣơng đang đƣợc mở ra. Đới này nghiêng về lục địa Đông Nam Á và chi phối sự hình
thành của đai granit chứa thiếc nổi tiếng kéo qua Đông Miến Điện, Tây Thái Lan, Tây
bán đảo Malay đến các Đảo Thiếc (N. X. Tùng, T. V. Trị, 1992).

1.3.2. Đai tạo núi Alpi (K
2
- E). Sự va chạm giữa lục địa Ấn Độ và Âu Á.
Lịch sử địa động Đông Nam Á trong Creta muộn – Paleogen đƣợc đặc trƣng:
(1) Vận động theo chiều kim đồng hồ để vào cuối giai đoạn miền nay đạt tới vị trí gần
gũi so với hiện tại. (2) Trƣợt bằng mãnh liệt dọc theo các đứt gãy hƣớng Tây Bắc –
Đông Nam ở cả vùng miền Tây Nam nhƣ đứt gãy Lai Châu – Luang Prabang – Pursat,
Hạ lƣu sông Mê Kông… (3) Vận động co rút kèm theo xiết ép của vỏ lục địa ở Tây
Bắc Đông Nam Á và vận động tác giãn của vỏ này ở phía Đông Nam (P. Tapponnier
và nnk, 1990; N. X. Tùng và T. V. Trị 1992).
Các hình ảnh địa động trên liên quan chặt chẽ với sự kiện địa động quan trọng
xảy ra ở Đông bán cầu. Từ Creta muộn và đặc biệt trong Paleogen toàn miền Trung Á
chịu sức ép đến cả từ 2 phía Nam và Bắc (N. X. Tùng và T. V. Trị 1992).
Vào Paleogen sớm, Ấn Độ va chạm với Tibet thúc đẩy quá trình tạo núi
Himalaya và tiếp tục hội tụ các vi mảng lục địa ở trung phần Âu – Á gây nên quá trình
tạo núi Alpi. Trong Paleogen giữa, Australia đã tách khỏi Nam Cực và di chuyển về
phía Bắc. Vào Paleogen muộn, hệ cung đảo đại dƣơng đƣợc tạo thành ở Nam Thái
Bình Dƣơng (N. X. Tùng và T. V. Trị 1992). Về phía đông châu Á, một hệ thống đứt
gãy tỏa tia xuất phát từ Bắc Tibet tỏa rộng về Đông – Đông Nam đã bao trùm toàn
Trung Quốc và Đông Nam Á. Kiến tạo tách giãn chế ngự rìa Đông và Đông Nam Á.
Nó là nguyên nhân hình thành các biển rìa mới (bao gồm cả biển Đông).
25





Hình 1.4: Sơ đồ địa cơ động Đông Nam Á trong Creta.
(Mô phỏng theo Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992;
Daly và nnk, 1991; Holloway, 1982).
1 - Vỏ lục địa thực thụ; 2 - Vỏ lục địa chuyển tiếp; 3 - Vỏ đại dương; 4a – Andesit kiềm
– vôi; 4b: Dacit – Liparit kiềm – vôi; 5a – Granit; 5b – Đá kiềm và á kiềm; 6 - Trục
giãn đáy các biển và trục rift nội lục; 7 - Đới hút chìm vỏ đại dương.

×