Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Philippips Seafood Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 148 trang )







TRẦN TÂM ANH

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
TNHH PHILLIPS SEAFOOD VIÊT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TỐN


GVHD: ThS. ĐÀO CƠNG THIÊN




Nha Trang, 07/2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH





i


MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC LƢU ĐỒ ix
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4
1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4
1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh 4
1.1.1.1. Khái niệm chi phí 4
1.1.1.2. Phân loại chi phí 4
1.1.2. Giá thành: 8
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 8
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 8
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.2. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10
1.2.1. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 10
1.2.1.1. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất 10
1.2.1.2. Xác định đối tƣợng tính giá thành 11
1.2.2. Mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá
thành .11
1.2.3. Phƣơng pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 12
1.2.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
1.3. Nội dung và phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất 13
1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13
1.3.1.1. Nội dung 13



ii
1.3.1.2. Nguyên tắc 14
1.3.1.3. Tài khoản sử dụng 14
1.3.1.4. Phƣơng pháp hạch toán 15
1.3.1.5. Sơ đồ hạch toán 16
1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 16
1.3.2.1. Nội dung 16
1.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán 16
1.3.2.3. Tài khoản sử dụng 17
1.3.2.4. Phƣơng pháp hạch toán 18
1.3.2.5. Sơ đồ hạch toán 19
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 19
1.3.3.1. Nội dung 19
1.3.3.2. Nguyên tắc hạch toán 19
1.3.3.3. Tài khoản sử dụng 20
1.3.3.4. Phƣơng pháp hạch toán 21
1.3.3.5. Sơ đồ hạch toán 23
1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 24
1.3.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kê khai
thƣờng xuyên 24
1.3.4.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp kiểm kê định
kỳ………………………………………………………………………………… 26
1.3.5. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 28
1.3.5.1. Khái niệm .28
1.3.5.2. Các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang 28
1.4. Phƣơng pháp tính giá thành 31
1.4.1. Đối tƣợng và ký tính giá thành sản phẩm 31
1.4.1.1. Đối tƣợng tính giá thành 31
1.4.1.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm 31

1.4.2. Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm .32


iii
1.4.2.1. Phƣơng pháp giản đơn (phƣơng pháp trực tiếp) 32
1.4.2.2. Phƣơng pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 32
1.4.2.3. Phƣơng pháp hệ số 33
1.4.2.4. Phƣơng pháp tỷ lệ 34
1.4.2.5. Phƣơng pháp phân thức (tổng cộng chi phí) .35
1.4.2.6. Phƣơng pháp liên hợp 37
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHILLIPS SEAFOOD 38
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Phillips Seafood 38
2.1.1. Giới thiệu 38
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 38
2.1.3. Chức năng – Nhiệm vụ 39
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 40
2.1.5. Tổ chức sản xuất tại công ty 43
2.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
thời qua 45
2.1.6.1. Nhân tố bên trong 45
2.1.6.2. Nhân tố bên ngoài 47
2.1.7. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong thời qua 49
2.1.8. Những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của công ty trong
thời gian tới 52
2.1.8.1. Thuận lợi 52
2.1.8.2. Khó khăn 52
2.1.8.3. Phƣơng hƣớng phát triển của công ty thời gian tới 53
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood 53
2.2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 53
2.2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 53


iv
2.2.1.2. Tổ chức chứng từ kế toán tại công ty: 56
2.2.1.3. Tổ chức hệ thống tài khoản tại công ty .58
2.2.1.4. Hệ thống sổ kế toán 69
2.2.2. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
TNHH Phillips Seafood 72
2.2.2.1. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood 72
2.2.2.2. Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood 72
2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 73
2.2.3.1. Khái quát chung về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 73
2.2.3.2. Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho 74
2.2.3.3. Phƣơng pháp tính giá xuất kho, nhập kho của nguyên vật liệu 74
2.2.3.4. Chứng từ, sổ sách 77
2.2.3.5. Tài khoản sử dụng 77
2.2.3.6. Quy trình luân chuyển chứng từ: 78
2.2.3.7. Phƣơng pháp hạch toán 81
2.2.3.8. Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 87
2.2.3.9. Chứng từ sổ sách minh họa .87
2.2.3.10. Nhận xét 88
2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 88
2.2.4.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp 88
2.2.4.2. Hình thức tiền lƣơng 88
2.2.4.3. Cách tính lƣơng .88

2.2.4.4. Các khoản trích theo lƣơng 90
2.2.4.5. Chứng từ, sổ sách 91
2.2.4.6. Tài khoản sử dụng 91
2.2.4.7. Quy trình luân chuyển chứng từ: 91
2.2.4.8. Phƣơng pháp hạch toán 95


v
2.2.4.9. Sơ đồ hạch toán .98
2.2.4.10. Chứng từ minh họa 98
2.2.4.11. Nhận xét 103
2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung 103
2.2.5.1. Kế toán chi phí sản xuất chung ƣớc tính 104
2.2.5.2. Kế toán chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh 107
2.2.5.3. Xử lý chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung ƣớc tính và chi phí
sản xuất thực tế phát sinh 118
2.2.5.4. Sơ đồ hạch toán 119
2.2.5.5. Chứng từ sổ sách minh họa 120
2.2.5.6. Nhận xét 123
2.2.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 123
2.2.6.1. Tài khoản sử dụng 123
2.2.6.2. Phƣơng pháp hạch toán 123
2.2.6.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp 124
2.2.7. Đánh giá sản phẩm dở dang 124
2.2.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm 124
2.2.8.1. Phƣơng pháp tính giá thành 124
2.2.8.2. Tổ chức tính giá thành 124
2.3. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood 127
2.3.1. Những mặt đạt đƣợc của công ty 127

2.3.2. Những mặt còn tồn tại 129
CHƢƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH PHILLIPS SEAFOOD VIỆT NAM 130
3.1. Đề xuất 1: Hoàn thiện hệ thống tài khoản. 130
3.2. Đề xuất 2: Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu. 131
3.3. Đề xuất 3: Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công 132


vi
3.4. Đề xuất 4: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung. 132
3.5. Đề xuất 5: Giảm tối đa chênh lệch giữa chi phí sản xuất ƣớc tính với chi phí
sản xuất thực tế phát sinh để giá thành đƣợc chính xác nhất. 134
3.6. Đề xuất 6: Biện pháp giảm giá thành sản phẩm. 135
KẾT LUẬN 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138



vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí 16
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí nhân công trực tiếp .19
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 23
Sơ đồ 1.4a: Sơ đồ tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp kê
khai thƣờng xuyên 26
Sơ đồ 1.4b: Sơ đồ tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo phƣơng pháp
kiểm kê định kỳ 27
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý tại công ty 40

Sơ đồ 2.2: Bộ máy sản xuất tại công ty 43
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán 53
Sơ đồ 2.4: Quy trình hạch toán kế toán tại công ty 69
Sơ đồ 2.5: Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp tuần 20-26/4/2013 87
Sơ đồ 2.6: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tuần 20-26/4/2013 98
Sơ đồ 2.7: Chi phí sản xuất chung tuần 20/04-26/04/2013 – tháng 4/2013: 119
Sơ đồ 2.8: Tổng hợp chi phí sản xuất tuần 20/04-26/04/2013 124



viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012
49
Bảng 2.2: Hệ thống chứng từ kế toán 56
Bảng 2.3: Hệ thống tài khoản .58
Bảng 2.4: Hệ thống sổ sách tại công ty 71
Bảng 2.5: Bảng phân bố giá các loại thịt ghẹ sau khi tách thịt 75
Bảng 2.6: Bảng phân bố nguyên vật liệu chính trực tiếp trong tuần 83
Bảng 2.7: Định mức bao bì sử dụng trong tuần 20/04 -26/04/2013 86
Bảng 2.8: Tổng hợp nguyên vật liệu sử dụng tuần 20/04-26/04/2013 87
Bảng 2.9: Đơn giá tiền lƣơng theo sản phẩm 89
Bảng 2.10: Lƣơng cơ bản khi tính lƣơng theo thời gian 90
Bảng 2.11: Phụ cấp lƣơng 90
Bảng 2.12: Bảng lƣơng tuần 20/04-26/04 /2013 99
Bảng 2.13: Bảng kê trích theo lƣơng tuần 20/04-26/04 /2013 100
Bảng 2.14: Bảng lƣơng tháng 4/2013 101
Bảng 2.15: Bảng kê trích theo lƣơng tháng 4/2013 102
Bảng 2.16: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp tuần 20/04-26/04 /2013 103

Bảng 2.17 Bảng khấu hao tài sản April 2013 120
Bảng 2.18: Bảng kế hoạch sản xuất 2013 121
Bảng 2.19: Bảng điều chỉnh chi phí sản xuất chung kế hoạch tháng 4 122
Bảng 2.19: Bảng tính giá thành tuần 20/04-26/04 /2013 125


ix
DANH MỤC CÁC LƢU ĐỒ

Lƣu đồ 2.1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – nguyên liệu không qua kho 79
Lƣu đồ 2.2: Chi phí nguyên liệu trực tiếp – nguyên liệu qua nhập kho 80
Lƣu đồ 2.3: Chi phí nhân công trực tiếp – tính vào cuối tuần 92
Lƣu đồ 2.4: Chi phí nhân công trực tiếp – tính vào cuối tháng 93
Lƣu đồ 2.5: Chi phí nhân viên phân xƣởng 109
Lƣu đồ 2.6: Chi phí đồ dùng ở phân xƣởng 111
Lƣu đồ 2.7: Chi phí dụng cụ sản xuất 112
Lƣu đồ 2.8: Chi phí khấu hao tài sản cố định 114
Lƣu đồ 2.9: Chi phí dịch vụ mua ngoài 115
Lƣu đồ 2.10: Chi phí khác bằng tiền 116


1
LỜI NÓI ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:
Điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trƣờng đã mang lại nhiều cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức cho các
doanh nghiệp. Tuy vậy, những năm gần đây, nền kinh tế đang có nhiều diễn biến
suy thoái làm cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dần trở nên khó
khăn hơn bao giờ hết. Trƣớc bối cảnh đó, muốn đảm bảo ƣu thế cạnh tranh, cũng

nhƣ thu đƣợc lợi nhuận ổn định, các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực, không ngừng
cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp
nhất, nhằm quyết định đƣợc giá bán phù hợp với ngƣời tiêu dùng song vẫn mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nhiều
công cụ để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Và kế toán là một công cụ
quan trọng trong hệ thống các công cụ quản lý kinh tế, tài chính, giữ vai trò tích cực
trong kiểm soát hoạt động doanh nghiệp.
Trong công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là một phần hành vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, giá thành cùng chất
lƣợng sản phẩm có thể quyết định tính sống còn của doanh nghiệp trên thị trƣờng,
sản phẩm tốt cùng giá bán phù hợp luôn là sự mong đợi của khách hàng. Kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng, phản ánh trung thực, kịp
thời các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, giúp nhà quản lý xây
dựng phƣơng án kinh doanh phù hợp. Chính vì vậy, công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm cần tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí.
Nắm đƣợc tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm, bộ phận kế toán tại công ty TNHH Phillips Seafood Việt Nam luôn
tìm cách để có thể tính giá thành chính xác nhất, kiểm soát tốt chi phí sản xuất. Vì
vậy qua thời gian tìm hiểu thực tế, cùng với sự góp ý của cơ sở thực tập, tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty TNHH Phillips Seafood Viêt Nam” cho bài khóa luận của mình.


2
II. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp hoàn thiện
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH
Phillips Seafood Việt Nam.

 Phạm vi nghiên cứu:
Dựa vào chu kỳ kinh doanh của công ty, kế toán thực hiện tính giá
thành vào hàng tuần nhằm phục vụ cho các quyết định của nhà quản lý. Tuy nhiên,
vào cuối tuần, một số chi phí không thể tập hợp chính xác và đầy đủ nên sẽ đƣợc
ƣớc tính khi tính giá thành. Cuối tháng, kế toán sẽ tiến hành xử lý khoản chênh lệch
giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất kết tinh trong giá thành.
Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình hạch toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood Việt
Nam trong khoảng thời gian 20-26/4/2013 và cách thức xử lý khoản chênh lệch
giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất kết tinh trong giá thành tháng
4/2013.
III. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thống kê, so sánh, phỏng vấn, phân tích, đánh giá các số liệu và
thông tin thu thập đƣợc từ phòng kế toán.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood Việt Nam.
So sánh giữa cơ sở lý luận và thực tế nhằm thấy những mặt đạt đƣợc
và những mặt hạn chế, từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng, đề xuất góp phần hoàn thiện
công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
TNHH Phillips Seafood Việt Nam. Qua đó, rút ra những kinh nghiệm thực tế cho
quá trình làm việc sau này của bản thân.



3
V. Nội dung đề tài:
Đề tài gồm 3 nội dung chính:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

 Chương 2: Thực trang công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood Việt Nam.
 Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood Việt
Nam.
VI. Những đóng góp của đề tài:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
Mô tả thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood Việt Nam.
Chỉ ra những mặt đạt đƣợc những vấn đề tồn tại trong công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafood
Việt Nam.
Đƣa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Phillips Seafoods Việt Nam.
Trong thời gian thực tập, với sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hƣớng
dẫn và các anh chị trong phòng kế toán, giúp em hiểu thêm nhiều về thực tế công
tác kế toán tại công ty. Nhƣng do thời gian thực tập có hạn và hiểu biết còn hạn chế
nên đề tài sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy
cô và các anh chị trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn của thầy Đào Công Thiên và
các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành Đồ Án Tốt Nghiệp của mình.
Nha Trang, tháng 6 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Tâm Anh


4
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM

1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm chi phí:
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã tiêu dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định.
Để tiến hành sản xuất một sản phẩm, lao vụ, dịch vụ bất kỳ, ngƣời sản
xuất phải bỏ ra các khoản chi phí về thù lao lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng
lao động. Vì thế, có thể nói, quá trình sản xuất là quá trình kết hợp và tiêu hao của
các yếu tố sản xuất, cụ thể là của 3 yếu tố: tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và
sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Thực chất chi phí sản xuất của doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn
(hay các yếu tố sản xuất) của doanh nghiệp vào đối tƣợng tính giá nhất định, nó là
vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất.
Doanh nghiệp cần phân biệt rõ chi phí và chi tiêu. Vì chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ có thể không trùng với chi tiêu đầu tƣ kỳ đó. Có những khoản
đã chi tiêu trong kỳ nhƣng không đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó,
hoặc có những khoản chƣa chi tiêu trong kỳ nhƣng vẫn đƣợc tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh kỳ đó.
1.1.1.2. Phân loại chi phí:
Phân loại chi phí là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện
để phục vụ cho việc tổ chức, theo dõi tập hợp chi phí sản xuất để tính đƣợc giá
thành sản xuất và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý, cần thiết phải tiến hành phân loại
chi phí sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức phù hợp.


5

a. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ
với đối tượng chịu chi phí:
 Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp
đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.
 Chi phí gián tiếp: là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại
sản phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chúng sau đó tiến hành phân bổ cho các
đối tƣợng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí:
Theo tiêu thức này thì các chi phí giống nhau đƣợc sắp xếp vào một
yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu.
Toàn bộ chi phí sản xuất đƣợc chia ra thành 5 yếu tố:
 Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu,
vật liệu, nhiên liệu… phục vụ nhu cầu sản xuất.
 Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho ngƣời lao
động (thƣờng xuyên, tạm thời) nhƣ tiền lƣơng, tiền công, các khoản trợ cấp, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao của tất cả các
loại tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản phải trả cho nhà cung
cấp điện, nƣớc, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ phát sinh trong kỳ báo cáo.
 Chi phí bằng tiền khác: gồm tất cả các khoản chi phí bằng tiền cho
hoạt động sản xuất trong kỳ trừ các chi phí kể trên.
Cách phân loại này cho biết kết cấu, tỷ trọng từng loại chi phí mà
doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở lập thuyết
minh báo cáo tài chính phục vụ yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp; đồng
thời còn là căn cứ để lập dự toán chi phí sản xuất.





6
c. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất đƣợc sắp xếp thành một
số khoản mục nhất định có công dụng kinh tế khác nhau phục vụ cho yêu cầu tính
giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. Theo quy định hiện
nay thì chi phí sản xuất đƣợc chia thành 3 khoản mục:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí về
nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế
tạo sản phẩm.
 Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp,
các khoản trích theo lƣơng mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm.
 Chi phí sản xuất chung: là toàn bộ chi phí phát sinh tại phân xƣởng
sản xuất trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Bao
gồm:
 Chi phí nhân viên phân xƣởng: là toàn bộ tiền lƣơng, tiền
công, phụ cấp, các khoản trích theo lƣơng mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên
phân xƣởng.
 Chi phí vật liệu: là giá trị vật liệu xuất dùng cho việc sữa chữa
tài sản cố định, máy móc thiết bị,…tại phân xƣởng.
 Chi phí dụng cụ sản xuất: là giá trị công cụ, dụng cụ sử dụng
cho việc sản xuất tại phân xƣởng.
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: là khoản khấu hao tài sản cố
định sử dụng tại phân xƣởng.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí mua ngoài
phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm.
 Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát
sinh trong quá trình sản xuất tại phân xƣởng ngoài các khoản chi phí đã kể trên.
Đây là cách phân loại kết hợp, vừa theo nội dung kinh tế, vừa theo

công dụng của chi phí giúp cho việc đánh giá mức độ hợp lý của chi phí trên cơ sở


7
đối chiếu với định mức tiêu hao của từng loại chi phí và việc kế hoạch hóa giá thành
sản phẩm.
d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng công việc,
sản phẩm hoàn thành:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc chia thành 3
loại:
 Biến phí: là những khoản chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sự biến đổi
của khối lƣợng công việc, sản phẩm hoàn thành.
 Định phí: là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khối
lƣợng công việc, sản phẩm hoàn thành thay đổi trong phạm vi phù hợp.
 Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm các yếu tố của định phí và biến
phí.
Phân loại theo khoản mục tạo điều kiện thuận lợi cho công việc lập kế
hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh.
e. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển:
Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí phát sinh đến việc sản xuất sản phẩm
hay thời kỳ kinh doanh, chi phí đƣợc chia thành 2 loại:
 Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại
sản phẩm đƣợc sản xuất ra hay đƣợc mua vào. Đây là các loại tài sản của doanh
nghiệp, khi doanh nghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền
với giá trị của tài sản mới đƣợc trừ ra khỏi doanh thu để tính lãi dƣới chỉ tiêu “giá
vốn hàng bán”.
 Chi phí thời kỳ: là những chi phí không đƣợc tính vào giá trị của các
loại sản phẩm đƣợc sản xuất ra hay đƣợc mua vào nên đƣợc xem là chi phí hoạt
động của từng kỳ kế toán và sẽ đƣợc khấu trừ hết vào doanh thu của kỳ mà nó phát
sinh để tính lãi ( lỗ) trong kỳ nhƣ: chi phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Cách phân loại này giúp xác định đúng phí tổn trong kỳ phát sinh chi phí,
phục vụ yêu cầu quản lý các loại chi phí phát sinh trong kỳ báo cáo.



8
1.1.2. Giá thành:
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là biểu hiện
bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan
đến khối lƣợng công việc, sản phẩm hay lao vụ hoàn thành.
Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm đƣợc xem là một chỉ tiêu chất
lƣợng có tính tổng hợp, nó phản ánh toàn bộ tình hình sử dụng nguyên vật liệu,
trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm:
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán, lập kế hoạch giá thành
và xây dựng giá bán sản phẩm ngƣời ta thƣờng tiến hành phân loại giá thành sản
phẩm theo nhiều tiêu thức khác nhau.
a. Phân loại giá thành theo thời điểm xác định:
Giá thành đƣợc chia làm 3 loại sau:
 Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất của
kỳ kế hoạch trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Giá thành
kế hoạch đƣợc coi là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện nhằm hoàn
thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
 Giá thành định mức: là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất
nhƣng khác với giá thành kế hoạch là đƣợc tính toán trên cơ sở các định mức không
biến đổi trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức đƣợc xây dựng trên cơ sở các định
mức hiện hành tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch. Từ đó, giá thành định
mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi các định mức chi phí trong quá trình
thực hiện kế hoạch.

 Giá thành thực tế: là giá thành đƣợc xác định khi quá trình sản xuất
đã hoàn thành trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh tập hợp đƣợc trong kỳ. Giá
thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh
nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế để thực hiện quá trình


9
sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xách định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác
định đƣợc nguyên nhân vƣợt hoặc hụt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó
có biện pháp để điều chỉnh kế hoạch chi phí cho phù hợp.
b. Phân loại giá thành theo nội dung cấu thành giá thành:
Giá thành đƣợc chia thành 2 loại:
 Giá thành sản xuất: là giá đƣợc tính toán trên cơ sở các chi phí phát
sinh trong phạm vi phân xƣởng gồm: chi phí vật tƣ trực tiếp, chi phí nhân công trực
và chi phí sản xuất chung.
 Giá thành toàn bộ: là giá thành đƣợc tính toán trên cơ sở toàn bộ các
khoản chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn
bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và đƣợc tính bằng cách lấy giá thành sản xuất cộng
với chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Xét về bản chất kinh tế chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một vì
cùng là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa.

= + +

Nhƣ vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng
tiền của những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản

xuất, công việc hay lao vụ hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí sản xuất
sẽ làm cho giá thành sản phẩm thấp hay cao. Do đó, quản lý giá thành sản xuất phải
gắn liền với chi phí sản xuất.
Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
 Chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá
thành lại gắn liền với khối lƣợng sản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn thành.
Giá thành sản
phẩm kỳ này
CPSX kỳ trƣớc
chuyển sang
CPSX phát
sinh kỳ này
CPSX chuyển
sang kỳ sau


10
 Chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến 2 bộ phận khác nhau: sản
phẩm đã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ, còn giá thành sản
phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và chỉ tiêu này thƣờng bao
gồm 2 bộ phận: chi phí sản xuất kỳ trƣớc chuyển sang và một phần chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ này (sau khi đã trừ đi giá trị sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ).
1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
- Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình
phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng nhƣ trong phạm vi toàn
doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng nhƣ theo từng
loại sản phẩm đƣợc sản xuất.
- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm đƣợc
sản xuất.

- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và dự
toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tƣợng lãng phí, sử dụng chi phí
không đứng kế hoạch, sai mục đích.
- Lập báo cáo về sản xuất và giá thành sản phẩm, phân tích tình hình
thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm.
1.2. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1.2.1. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:
1.2.1.1. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất:
a. Khái niệm:
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là giới hạn về mặt phạm vi mà chi
phí cần đƣợc tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản
phẩm. Tùy chọn đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng nhƣ đặc
điểm sản xuất sản phẩm mà đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:
- Theo đối tƣợng chịu chi phí: sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết bộ
phận, đơn đặt hang…


11
- Theo nơi phát sinh chi phí nhƣ: phân xƣởng, tổ đội quy trình công
nghệ, toàn doanh nghiệp…
b. Căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
- Đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp
- Đặc điểm tổ chức sản xuất
- Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp
- Kết hợp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm
c. Ý nghĩa:
Là căn cứ để kế toán mở sổ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tƣợng
kế toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất, phục vụ yêu
cầu phân tích, kiểm tra chi phí, giám đốc việc tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo điều

kiện xác định đúng đắn kết quả hạch toán kinh tế nội bộ trong doanh nghiệp, đồng
thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
1.2.1.2. Xác định đối tƣợng tính giá thành:
a. Khái niệm:
Đối tƣợng tính giá thành là những sản phẩm, công việc đã hoàn thành.
Vì vậy, đối tƣợng tính giá thành có thể là thành phẩm, bán thành phẩm, các sản
phẩm của đơn đặt hang đã hoàn thành, các công trình, hạng mục công trình đã
hoàn thành.
b. Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành:
- Nhiệm vụ mặt hàng sản xuất đƣợc giao
- Tính chất quy trình công nghệ và phƣơng pháp sản xuất sản phẩm
- Đặc điểm sản xuất
- Yêu cầu quản lý và trình độ kế toán.
1.2.2. Mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng
tính giá thành:
Xem xét mối quan hệ giữa đối tƣợng tập hợp chi phí và đối tƣợng tính
giá thành là cơ sở, là căn cứ quan trọng có tính quyết định đến việc lựa chọn
phƣơng pháp tính giá thành. Có các mối quan hệ sau:


12
- Đối tƣợng tập hợp chi phí gồm nhiều đối tƣợng tính giá thành
Ví dụ: doanh nghiệp hóa chất, doanh nghiệp bánh kẹo…
- Đối tƣợng tính giá thành đƣợc tổng hợp từ nhiều đối tƣợng tập hợp
chi phí.
Ví dụ: doanh nghiệp dệt, may mặc…
- Đối tƣợng tập hợp chi phí trùng với đối tƣợng tính giá thành
Ví dụ: doanh nghiệp khai thác, doanh nghiệp sản xuất điện…
1.2.3. Phƣơng pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất:
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác

định mà có hai phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phƣơng pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng với những chi phí sản xuất
chỉ liên quan trực tiếp đến một đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí. Theo phƣơng
pháp này, kế toán có thể quy nạp trực tiếp các chi phí phát sinh vào từng đối tƣợng
chịu chi phí.
- Phƣơng pháp tập hợp chi phí gián tiếp: áp dụng đối với những chi
phí liên quan đến nhiều đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí mà không thể tập hợp chi
phí trực tiếp đƣợc. Do đó, kế toán phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để phân bổ chi
phí cho các đối tƣợng liên quan.
Phƣơng pháp phân bổ:
 Xác định hệ số phân bổ:

Hệ số phân bổ =

 Tính số chi phí thực tế cần phân bổ cho mỗi đối tƣợng hạch toán:


= x Hệ số phân bổ


Tổng chi phí thực tế cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của đối tƣợng hạch toán
Chi phí thực tế
phân bổ cho
đối tƣợng i
Tiêu thức
phân bổ cho
đối tƣợng i



13
1.2.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
Doanh nghiệp sản xuất gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm
riêng về tổ chức sản xuất, quản lý và quy trình công nghệ. Tuy nhiên, xét một cách
tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trải qua 4
bƣớc:
Bƣớc 1: Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo nơi phát sinh chi phí,
theo nội dung kinh tế của chi phí, theo các khoản mục giá thành và theo từng đối
tƣợng phải chịu chi phí.
Bƣớc 2: Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản xuất kinh doanh phụ,
phân bổ giá trị của sản xuất phụ cho sản xuất chính và các bộ phận khác trong
doanh nghiệp.
Bƣớc 3: Kết chuyển hoặc tính toán phân bổ các chi phí sản phẩm đã tập
hợp đƣợc ở bƣớc 1 cho các đối tƣợng tập hợp chi phí có liên quan để phục vụ cho
việc tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng đối tƣợng phải chịu chi
phí.
Bƣớc 4: Kiểm kê, đánh giá những sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá
thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ trên cơ sở chi phí sản
xuất đã tổng hợp đƣợc ở bƣớc 3.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất:
1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
1.3.1.1. Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên
liệu… có tác dụng trực tiếp đến quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm,
trực tiếp dùng sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm là cơ sở vật chất
cấu thành thực thể sản phẩm.
- Vật liệu phụ, vật liệu khác trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm.



14
1.3.1.2. Nguyên tắc:
Trong quá trình hạch toán những vật liệu nào khi xuất dùng có liên quan
trực tiếp đến từng đối tƣợng tập hợp chi phí riêng biệt nhƣ phân xƣởng, loại, nhóm
sản phẩm… thì hạch toán trực tiếp cho đối tƣợng đó. Trƣờng hợp không thể tổ chức
hạch toán riêng thì phải áp dụng phƣơng pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí
đã chi ra cho các đối tƣợng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thƣờng dùng là phân bổ
theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lƣợng, số lƣợng sản phẩm… Tùy
theo điều kiện cụ thể kế toán có thể phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nói
chung hoặc tính toán phân bổ riêng từng khoản chi phí cụ thể nhƣ: nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực.
Cuối kỳ, nếu doanh nghiệp sử dụng không hết số vật liệu đã xuất dùng
trong kỳ kế toán phải xác định giá trị vật liệu còn lại trong tổng trị giá vật liệu đã
xuất sử dụng trong kỳ theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí và theo từng nguyên vật
liệu. Số vật liệu sử dụng không hết có thể nhập lại kho hoặc sử dụng cho kỳ sản
xuất tiếp theo.
1.3.1.3. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”.
Tài khoản này có kết cấu nhƣ sau:
Bên nợ:
- Giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế
tạo sản phẩm hoặc thực hiện các công việc, lao vụ trong kỳ ở các phân xƣởng sản
xuất.
Bên có:
- Giá trị thực tế vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu đã thực sự tham gia
sản xuất sản phẩm trong kỳ cho các đối tƣợng tập hợp chi phí có liên quan để tính
giá thành sản phẩm.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vƣợt mức bình thƣờng và

TK632.


15
Tài khoản 621 không có số dƣ cuối kỳ và đƣợc mở chi tiết theo từng đối
tƣợng phải chịu chi phí ở từng phân xƣởng, bộ phận sản xuất.
1.3.1.4. Phƣơng pháp hạch toán:
Trong kỳ, khi xuất kho vật liệu để sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm:
Nợ TK 621 – CPNVLTT (chi tiết theo từng đối tƣợng)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết theo từng loại vật
liệu)
Trƣờng hợp khi có nguyên vật liệu mua về không nhập kho mà dùng
ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo
PP khấu trừ:
Nợ TK 621 – CPNVLTT (chi tiết theo từng đối tƣợng)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…
Khi vật liệu mua về đƣa ngay vào sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao
vụ, dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp:
Nợ TK 621 – CPNVLTT (chi tiết theo từng đối tƣợng)
Có TK 111, 112, 331,…
Cuối kỳ căn cứ vào tài liệu kiểm kê xác định giá trị nguyên liệu, vật liệu
sử dụng không hết nhập lại kho:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết theo từng loại vật liệu)
Có TK 621 – CPNVLTT (chi tiết theo từng đối tƣợng)
Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ CPNVLTT theo từng đối tƣợng có
liên quan để tính giá thành sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo KKTX).
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (theo KKĐK).
Có TK 621 - CPNVLTT (chi tiết theo từng đối tƣợng).

Cuối kỳ, kết chuyển CPNVLTT vƣợt định mức không tính vào giá thành
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 621 – CPNVLTT

×