Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.07 KB, 106 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- TÀI CHÍNH





L
L
Ò
Ò


T
T
H
H


Y
Y


N
N
G
G




C
C


V
V
Y
Y





,





NGÀNH TÀI CHÍNH







Nha Trang, tháng 07 năm 2013







Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn cụ thể.


TÁC GIẢ KHÓA LUẬN




Lò Thụy Ngọc Vy

















Đƣợc làm việc thực tế là một trong những mơ ƣớc của tất cả sinh viên đang
ngồi trên ghế giảng đƣờng, đặc biệt là những sinh viên thuộc chuyên ngành nhạy
cảm nhƣ Tài chính – ngân hàng. May mắn cho em khi gần bảy tháng vừa qua đƣợc
thực tập nghề nghiệp tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa.
Đặc biệt hơn khi trong thời gian thực tập đƣợc ngân hàng cho phép trực tiếp làm
việc và tiếp xúc với các nghiệp vụ của ngân hàng. Cùng với đó nhờ sự gúp đỡ của
các anh chị trong Ngân hàng, ba tháng thực tập tốt nghiệp trôi qua em đã hoàn
thành bài luận văn tốt nghiệp: “ Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh,
sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa”.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng chính sách Xã hội Chi nhánh tỉnh
Khánh Hòa đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.
Cảm ơn các anh chị trong phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Tín dụng nói riêng
cũng nhƣ các anh chị toàn hội sở Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh
Khánh Hòa nói chung đã không ngại ngùng hƣớng dẫn, tạo cơ hội cho em làm việc.
Chân thành cảm ơn Bà Trƣơng Thị Thanh Tùng– trƣởng phòng tín dụng, Ông
Nguyễn Thanh Hải – phó phòng tín dụng đã bố trí công việc, giúp đỡ em trong thời
gian thực tập. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến anh Trƣơng Khắc Phƣơng - cán bộ
tín dụng trực tiếp hƣớng dẫn em thực tập trong bảy tháng qua, cảm ơn anh đã truyền
dạy những kinh nghiệm, tạo điều kiện cho em trực tiếp tham gia các buổi giao dịch
lƣu động tại các địa bàn do anh quản lý, giúp em có một cái nhìn sâu hơn về hoạt
động của ngân hàng để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp.
Cùng với đó, em xin cảm ơn các thầy cô khoa Kế toán – Tài chính trƣờng
Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội đƣợc tiếp cận với thực
tế và không nề hà khó khăn truyền dạy cho em những kiến thức hay, quý báu trong
suốt thời gian em theo học tại trƣờng. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu
Mạnh đã giành thời gian quý báu để hƣớng dẫn, chỉnh sửa cũng nhƣ góp ý về bài
luận văn tốt nghiệp, giúp em có thể hoàn thành bài luận văn tốt hơn.




Do kiến thức và thời gian hạn hẹp bài viết của em sẽ không tránh đƣợc
những sai sót mong ban lãnh đạo ngân hàng và các thầy cô giáo ngành Tài chính,
khoa Kế toán – Tài chính, trƣờng Đại học Nha Trang có thể góp ý, đánh giá để bài
viết của em có thể hoàn thiện hơn.






Lò Thụy Ngọc Vy




























Họ và tên ngƣời nhận xét:
Chức vụ:
: Sinh viên thực tập : 
Lớp : 51TC2 Khoa : 
Trƣờng : 


















 
(Ký và ghi rõ họ tên)





i

 v
 vi
 vii
LỜI NÓI ĐẦU 1
 
 3
 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên : 3
1.1.2. Nghiệp vụ tín dụng học sinh, sinh viên tại NHCSXH: 5
1.1.2.1. Đối tượng vay vốn: 5
1.1.2.2. Phương thức cho vay: 6
1.1.2.3. Điều kiện vay vốn: 6
1.1.2.4. Mức vốn cho vay: 6
1.1.2.5. Lãi suất cho vay: 8
1.1.2.6. Thời hạn cho vay: 8
1.1.3. Thủ tục và quy trình cho vay: 10
1.1.3.1. Đối với hộ gia đình: 10
1.1.3.2. Đối với HSSV mồ côi vay trực tiếp tại NHCSXH: 13
1.1.4. Trả nợ ngân hàng: 14

1.1.5. Kiểm tra vốn vay: 16
1.1.5.1. Đối với hộ gia đình: 16
1.1.5.2. Đối với HSSV mồ côi vay tại trụ sở NHCSXH: 17
 17
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ tín dụng đào tạo: 17
1.2.2.Quản lý sử dụng Quỹ: 19
1.2.3. Nguyên tắc quản lý thu - chi tài chính của Quỹ: 19
 
 20



ii
1.3.1. Một số điểm cơ bản về hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên: 20
1.3.1.1. Xét về mặt kinh tế: 20
1.3.1.2. Xét về mặt xã hội: 21
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV: 21
1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính: 21
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng: 22
1.4. Các  23
1.4.1. Nhân tố khách quan: 23
1.4.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: 23
1.4.1.2. Môi trường kinh tế: 24
1.4.1.3. Môi trường pháp lý: 24
1.4.2. Nhân tố chủ quan: 25
1.4.2.1. Nhân tố về phía ngân hàng : 25
1.4.2.2. Nhân tố về phía khách hàng : 27

 28
1.5.1. Chính sách cho vay HSSV tại các nƣớc trên thế giới : 28

1.5.2. Thành tựu cho vay và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: 32
  
          
KHÁNH HÒA 35
 35
2.1.1. Sự ra đời của NHCSXH Việt Nam: 35
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của NHCSXH chi nhánh tỉnh Khánh Hoà: 38
2.1.3. Cơ cấu tổ chức điều hành của NHCSXH tỉnh Khánh Hoà: 40
2.1.4. Các chƣơng trình tín dụng của NHCSXH chi nhánh Khánh Hoà: 43
2.2.  48
2.2.1. Hoạt động huy động vốn: 48
2.2.2. Hoạt động cho vay: 50



iii

 54
2.3.1. Kết quả cho vay chƣơng trình HSSV năm 2010-2012: 54
2.3.2. Dƣ nợ thông qua các Hội: 59
2.3.3. Tình hình nợ quá hạn: 61
2.3.4. Tình hình tài chính trong 3 năm 2010-2012: 63

 66
2.4.1. Thành tựu đạt đƣợc qua 3 năm 2010-2012: 66
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân: 69
2.4.2.1. Một số hạn chế: 69
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế của chương trình tín dụng HSSV có
hoàn cảnh khó khăn: 72
          

          
 76
 76
 76
3.2.1. Phƣơng hƣớng hoạt động: 76
3.2.2. Mục tiêu phấn đấu của NHCSXH chi nhánh tỉnh Khánh Hoà trong những
năm tới: 77
3.2.2.1. Mục tiêu chung: 77
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể: 77
3.3. 
c 78
3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng: 78
3.3.1.1. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc
thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính Phủ: 78
3.3.1.2. Công tác tổ chức cho vay: 79



iv
3.3.1.3. Củng cố chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV: 80
3.3.1.4. Phối hợp với chính quyền địa phương, Ban, ngành, Hội đoàn thể các
cấp và với các hình thức phương tiện đại chúng: 81
3.3.1.5. Tìm tòi và tiến hành nhiều giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ: 82
3.3.1.6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu
động cấp xã (phường): 83
3.3.1.7. Một số giải pháp khác: 83
3.3.2. Phƣơng pháp mở rộng hoạt động tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn: 84
3.3.2.1. Về nguồn vốn: 84
3.3.2.2. Tiến hành các phương pháp quản lý nguồn vốn: 86

3.3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của NHCSXH: 86
 87
3.4.1. Đối với NHCSXH: 87
3.4.2. Đối với Chính quyền, Hội đoàn thể các cấp và các cơ quan liên quan: 88
 90
 91
 92











v


BAAC : Ngân hàng Nông nghiệp & Hợp tác xã tín dụng Thái Lan.
BPM : Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia.
CP : Chính Phủ.
CNTT : Công nghệ thông tin.
GB : Ngân hàng Grameen.
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo.
HĐQT : Hội đồng quản trị.
HSSV : Học sinh, sinh viên.
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội.

NHTM : Ngân hàng thƣơng mại.
NQH : Nợ quá hạn.
TGĐ : Tổng giám đốc.
TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn.
TW : Trung ƣơng.
UBND : Ủy ban Nhân dân.















vi
D

Bảng 2.1. CÁC CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI
NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HOÀ 43
Bảng 2.2. BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN TỪ NĂM 2010 - 2012 48
Bảng 2.3. KẾT QUẢ CÁC CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHCSXH TỈNH
KHÁNH HOÀ 2010-2012 50
Bảng 2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HSSV CÓ

HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2010-2012 55
Bảng 2.5. KẾT QUẢ CHO VAY HSSV CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN QUA
CÁC TỔ CHỨC HỘI NĂM 2010 - 2012 59
Bảng 2.6. TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH
KHÁNH HOÀ NĂM 2010-2012 61
Bảng 2.7. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH
KHÁNH HOÀ 64
















vii
C CÁC HÌNH
Hình 1.1. QUY TRÌNH CHO VAY HSSV QUA HỘ GIA ĐÌNH 12
Hình 1.2. QUY TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HSSV MỒ CÔI (VAY TRỰC TIẾP)
14
Hình 2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÍ CỦA NHCSXH TỪ TRUNG ƢƠNG ĐẾN ĐỊA
PHƢƠNG 40

Hình 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHCSXH TẠI KHÁNH HOÀ 41
Hình 2.3. BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN NĂM 2010-2012 49
Hình 2.4. KẾT QUẢ CHO VAY UỶ THÁC CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY HSSV
CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN NĂM 2010-2012 60
Hình 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH
KHÁNH HOÀ 2010-2012 64













1

1.  :
Giáo dục từ lâu là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nƣớc ta. Những năm qua, Việt Nam có nhiều biến chuyển trong kinh tế cũng nhƣ xã
hội, ngành giáo dục cũng có nhiều biến đổi, nhiều trƣờng tƣ thục phát triển bên
cạnh những trƣờng công lập. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong công tác nâng cao tri
thức của đất nƣớc ta. Song vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh sự phát triển
của công tác giáo dục thì chi phí học tập cũng gia tăng nhất là ở các bậc học cao
nhƣ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp …. Điều này, khiến cho các học
sinh, sinh viên (HSSV) đang theo học các bậc học này gặp rất nhiều khó khăn, nhất

là các bạn ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, con
em của các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp.
Nắm bắt đƣợc điều này Chính Phủ ta đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Chính
sách xã hội (NHCSXH) một ngân hàng giành riêng cho ngƣời nghèo và các đối
tƣợng chính sách, tổ chức cho vay một chƣơng trình tín dụng mang tính chất ƣu đãi
đối với các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh
Khánh Hòa, một vấn đề nổi lên trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh là chƣơng
trình tín dụng học sinh, sinh viên còn mới và nhiều vấn đề xảy ra làm ảnh hƣởng rất
nhiều đến hiệu quả tín dụng của chƣơng trình cho vay này. Bên cạnh đó, chƣơng
trình này đƣợc xem là một chƣơng trình tín dụng khó, đa dạng và gặp nhiều khúc
mắc nhất trong các chƣơng trình cho vay tại ngân hàng. Chính vì thế, em chọn đề
tài: “ Mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng
Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp
đại học cho mình.
2. 
Chuyên đề nghiên cứu nhằm đóng góp những luận cứ khoa học, đề xuất quan
điềm và các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa nói
riêng và toàn bộ hệ thống NHCSXH nói chung. Từ đây, có thể đóng góp một phần
để nâng cao chất lƣợng tín dụng ƣu đãi HSSV có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn



2
định và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành giáo dục Việt Nam, cũng khẳng
định đƣợc những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta là đúng đắn, hợp lòng dân.
3. 
Ngân hàng Chính sách Xã hội đƣợc thành lập theo quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ (CP) trên

cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo để thực hiện chính sách tín dụng
đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác nhƣ: Cho vay hộ nghèo; cho
vay vốn để giải quyết việc làm; cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc Hải đảo; thuộc khu
vực II, III miền núi và thuộc Chƣơng trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt
khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời
hạn ở nƣớc ngoài; và các đối tƣợng khác khi có quyết định của Thủ tƣớng Chính
Phủ. Đây là một vấn đề nghiên cứu rất mới, rộng nên chuyên đề này chỉ tập trung
phân tích giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên
của NHCSXH tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012.
4. 
Chuyên đề vận dụng tổng hợp phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận.
Sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích
tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phƣơng pháp khảo cứu, điều tra, thống
kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống.
5. 
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên
tại Ngân hàng Chính sách xã hội .
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân
hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa.
Chương 3: Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa.




3
1:


,  NGÂN

1.1. 
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên :
a- Khái niệm tín dụng học sinh, sinh viên:
Tín dụng học sinh, sinh viên là một trong những hoạt động tín dụng ƣu đãi của
Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ dành riêng cho những học sinh, sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn đang theo học tại các trƣờng Đại học (hoặc tƣơng đƣơng Đại học),
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở ngành nghề đƣợc thành lập và
hoạt động theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Tín dụng học sinh sinh viên nhằm hỗ trợ giúp những HSSV có hoàn cảnh khó
khăn trang trải một phần chi phí học tập, sinh hoạt trong quá trình học tập. Tín dụng
HSSV là một trong những hoạt động cho vay mang tính đặc thù, là một trong các
hình thức tín dụng tài trợ của Nhà nƣớc đối với đối tƣợng học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn.
b- Vai trò và sự cần thiết của hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên:
Công tác giáo dục từ xƣa đến nay vẫn đƣợc coi là một mục tiêu hàng đầu của
Đảng và Nhà nƣớc ta. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi công tác giáo dục phải
đƣợc nâng cao về mặt chất lƣợng, nhất là bậc Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghiệp – những bậc học chính đào tạo nguồn lực cho đất nƣớc.
Nhƣng một sự thật đang tồn tại trong xã hội ta, nhiều HSSV đã đỗ vào các
trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp … lại không đủ điều kiện theo
học, khiến nhiều HSSV phải từ bỏ ƣớc mơ ngồi trên ghế giảng đƣờng. Nhận thấy
đƣợc tình trạng đang diễn ra, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những chính sách
nhằm hỗ trợ khắc phục tình trạng này.



4

Chỉ thị 21/2007/KT-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ đƣợc ban hành nêu rõ trách
nhiệm của Bộ tài chính chủ trì cùng Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), Bộ Lao
động – thƣơng binh xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phƣơng án về
mức cho vay HSSV, điều kiện cùng những phƣơng thức cho vay và thanh toán đã
tạo nên một hoạt động tín dụng vô cùng thiết thực và mang lại niềm vui cho rất
nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
Việc cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bằng nguồn vốn của
Chính Phủ đã làm giảm bớt chi phí học tập cho rất nhiều HSSV. Bằng hình thức tín
dụng ƣu đãi này, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cùng với Chính Phủ và Nhà nƣớc
“chấp cánh ƣớc mơ” cho hàng triệu HSSV trên đất nƣớc. Bên cạnh đó, ngân hàng
cũng góp phần đào tạo một thế hệ tri thức, lao động mới, tƣơng lai mới xây dựng Tổ
quốc mai sau.
Xét trên gốc độ hộ gia đình và cá nhân HSSV có hoàn cảnh khó khăn: Chính
sách cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn giúp giảm thiểu đƣợc tình trạng hộ gia
đình phải đi vay nặng lãi khi không chu cấp đủ cho con đi học, nhờ chính sách này
việc cho con đi học không còn là một mối lo ngại của họ nữa. Họ an tâm sản xuất
kinh doanh, bản thân HSSV cũng chuyên tâm hơn vào chuyện học tập không phải
lo nghĩ nhiều về những chi phí . Nhƣ vậy, trình độ của một thế hệ tƣơng lai sẽ đƣợc
cải thiện hơn trƣớc đây.
Xét trên gốc độ kinh tế: Việc hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn góp phần
nâng cao nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh
nghiệp và góp phần vào phát triển chung của đất nƣớc. Nhờ có nguồn vốn vay này,
những HSSV trƣớc đây bỏ học do kinh tế gia đình, nay lại đƣợc tiếp tục học nghề,
tạo nên một nguồn nhân lực mới có tay nghề cho xã hội.
Xét trên góc độ chính trị - xã hội: Chính sách này tạo ra một lòng tin của ngƣời
dân vào Nhà nƣớc và Chính Phủ. Góp phần giảm thiểu đƣợc việc HSSV rơi vào
cạm bẫy tệ nạn do nhu cầu tiền bạc. Mặc khác, chính sách này giúp ta thực hiện
đƣợc công bằng xã hội, đảm bảo cho ngƣời nghèo, khó khăn có điều kiện tiếp xúc




5
với giáo dục hiện đại, sớm thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo nhƣ đã từng diễn ra
trƣớc đây tại nƣớc ta.
1.1.2. Nghiệp vụ tín dụng học sinh, sinh viên tại NHCSXH:
Tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một nghiệp vụ khá phức tạp của
NHCSXH, đƣợc quy định và kiểm soát với khá nhiều văn bản và chỉ thị của Chính
Phủ nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng. Có thể tổng hợp quy định
về nghiệp vụ cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhƣ sau:
1.1.2.1. Đối tượng vay vốn:
- HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc những đối tƣợng:
+ Hộ gia đình theo chuẩn nghèo quy định của Pháp luật, có tên trong danh
sách hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ nghèo, cận nghèo bổ sung do Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp xã (phƣờng) xác nhận.
+ Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa bằng 130% -
150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
+ Hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bênh tật, thiên tai, hỏa
hoạn, bệnh dịch trong thời gian theo học tại các trƣờng, có xác nhận của UBND xã
(phƣờng) nơi cƣ trú.
- HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại
không có khả năng lao động.
- Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ quốc phòng và các
cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết định
số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ về cơ chế hoạt
động của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất
ngũ học nghề.
- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ
phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trƣờng: Cao đẳng, Trung cấp nghề,
trung tâm dạy nghề, trƣờng đại học, trung cấp chuyên nghiệp của Bộ, ngành, tổ
chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề theo quy định tại Quyết định số




6
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính Phủ và Quyết định Phê duyệt
đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
1.1.2.2. Phương thức cho vay:
Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng theo hai phƣơng thức cho vay:
- Thông qua hộ gia đình:
+ Đại diện hộ gia đình là ngƣời trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ
cho NHCSXH.
+ Ngƣời vay không phải thế chấp tài sản nhƣng phải gia nhập và là thành
viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là
thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, đƣợc Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn,
lập thành danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã (phƣờng)
xác nhận.
Việc cho vay của NHCSXH đƣợc thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ
chức chính trị - xã hội theo cơ chế hiện hành của NHCSXH.
- Đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ
nhƣng ngƣời còn lại không có khả năng lao động đƣợc vay vốn và trả nợ trực tiếp
tại NHCSXH nơi địa bàn nhà trƣờng đóng trụ sở.
1.1.2.3. Điều kiện vay vốn:
- HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng nơi
cho vay, có đủ tiêu chuẩn quy định về đối tƣợng đƣợc vay vốn.
- HSSV năm thứ nhất phải có Giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận vào
học của nhà trƣờng.
- Đối với HSSV năm thứ hai trở đi phải có Giấy xác nhận của Nhà trƣờng về
việc đang theo học tại trƣờng và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi
cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
1.1.2.4. Mức vốn cho vay:

- Từ ngày 01/10/2007 mức cho vay là 800.000 đồng/ tháng.
(Tiết 4.1, điểm 4, mục I, công văn 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 về
hướng dẫn quyết định 157 của Thủ tướng CP)



7
- Từ ngày 26/8/2009 mức vay là 860.000 đồng/ tháng.
(Công văn 2457/NHCS-TDSV ngày 03/9/2009 về hướng dẫn Quyết định
1344/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng CP về điều chỉnh mức cho vay đối với
HSSV).
- Từ ngày 15/11/2010 mức vay là 900.000 đồng/ tháng.
(Công văn 2861/NHCS-TDSV ngày 16/11/2010 về hướng dẫn Quyết định
2077/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng CP về điều chỉnh mức cho vay đối
với HSSV).
- Từ ngày 01/08/2011 mức cho vay là 1.000.000 đồng/ tháng.
(Công văn 1662/NHCS-TDSV ngày 08/07/2011 về hướng dẫn Quyết định
853/QĐ-TTg ngày 03/06/2011 của Thủ tướng CP về điều chỉnh mức cho vay và lãi
suất đối với HSSV).
( Với kiến nghị mới có khả năng mức cho vay đến tháng 9/2013 sẽ lên mức
1.100.000 đồng/ tháng).
Mức cho vay cụ thể của từng HSSV đƣợc xác định trên cơ sở mức thu học
phí, sinh hoạt phí và nhu cầu vay của ngƣời vay nhƣng tối đa không đƣợc vƣợt mức
quy định.
Tiết 2.1, điểm 2, công văn số 2225/NHCS-TD ngày 30/10/2007 của Tổng
Giám đốc NHCSXH về việc giải đáp một số vướng mắc về cho vay đối với HSSV có
quy định thêm:
Đối với những HSSV thuộc diện đƣợc miễn, giảm học phí hoặc HSSV theo
học tại các trƣờng Công An, Quân sự đã đƣợc miễn học phí và sinh hoạt phí thì loại
trừ không cho vay đối với số tiền đã đƣợc miễn, giảm học phí, sinh hoạt phí ….

Ví dụ: Thông thƣờng, mức vay dành cho HSSV đƣợc giảm học phí là
900.000 đồng/ tháng, HSSV đƣợc miễn học phí là 800.000 đồng/ tháng.
Đối với HSSV thuộc đối tƣợng khác sẽ đƣợc quy định rõ ở các công văn tín
dụng khác của Ngân hàng Chính sách xã hội.



8
1.1.2.5. Lãi suất cho vay:
- Các khoản vay từ ngày 30/09/2007 áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên hợp
đồng tín dụng cho đến khi thu hồi hết nợ.
- Các khoản vay giải ngân từ ngày 01/10/2007 đến 31/07/2011 áp dụng lãi
suất cho vay 0,5%/ tháng. (Công văn số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007)
- Các khoản vay giải ngân đƣợc hỗ trợ lãi suất từ ngày 01/05/2009 đến ngày
31/12/2009 trong thời gian 24 tháng kể từ ngày phát tiền vay của số tiền vay đó chỉ
phải trả lãi suất 0,17%/tháng.(Công văn số 1221/NHCS-KT ngày 19/05/2009 về việc
hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH)
- Các khoản vay giải ngân từ ngày 01/08/2011 trở đi áp dụng mức lãi suất
cho vay 0,65%/tháng. (Công văn 1662/NHCS-TDSV ngày 08/7/2011 về việc điều
chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với HSSV)
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
1.1.2.6. Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay nhận món
vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi đƣợc thoả thuận trong Sổ vay vốn.
Ngƣời vay phải trả nợ gốc và lãi lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc
làm, có thu nhập nhƣng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học.
Nhƣ vậy, thời gian tối đa không quá 12 tháng tính từ ngày HSSV kết thúc khoá học
ra trƣờng chƣa có việc làm đƣợc hiểu là thời gian ân hạn. Khi đó, thời hạn cho vay
tối đa đƣợc xác định theo công thức:
Thời hạn cho vay = thời gian phát tiền vay +12 tháng + thời gian trả nợ

- Thời gian phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày ngƣời vay
nhận đƣợc món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả HSSV
đƣợc nhà trƣờng cho phép nghỉ học có thời hạn và đƣợc bảo lƣu kết quả học tập
(nếu có). Trong thời gian phát tiền vay, ngƣời vay chƣa phải trả nợ gốc và lãi tiền
vay, lãi tiền vay đƣợc tính từ ngày ngƣời vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả
hết nợ gốc. Tuy nhiên, nếu trong thời gian ân hạn, ngƣời vay có thể tự nguyện trả
lãi tiền vay.



9
- Thời gian trả nợ là khoản thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay trả món nợ
đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Ngƣời vay và ngân hàng thỏa thuận thời hạn
trả nợ cụ thể nhƣng không vƣợt quá thời hạn trả nợ tối đa đƣợc quy định cụ thể:
+ Đối với chƣơng trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời
gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
+ Đối với các chƣơng trình đào tạo trên một năm, thời hạn trả nợ tối đa
bằng thời hạn phát tiền vay.
 1: Một sinh viên đại học có thời gian học từ 10/9/2012 đến ngày 15/8/2016.
Thời gian học là 4 năm. Hộ gia đình của HSSV làm đơn xin vay là 5/11/2012 và
nhận đƣợc tiền vay vào ngày 15/11/2012.
- Thời hạn gia đình xin vay là:
Đối với hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập 130% -150% hộ
nghèo:
4 năm x 12 tháng + 12 tháng + 4 năm x12 tháng = 108 tháng (9 năm).
Đối với hộ gia đình khó khăn về tài chính:
1 năm x 12 tháng + 12 tháng + 4 năm x 12 tháng = 72 tháng (6 năm).
- Thời hạn duyệt vay của ngân hàng đƣợc tính từ thời gian ngân hàng nhận
đƣợc đơn xin vay vốn và duyệt vay:
Đối với hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập 130% -150% hộ

nghèo: thời gian phát tiền vay = thời gian trả nợ = 45 tháng.
Thời hạn cho vay = 45 tháng + 12 tháng +45 tháng =102 tháng.
Hạn trả nợ cuối cùng là : 5/5/2021.
Đối với hộ gia đình khó khăn về tài chính: Thời gian phát tiền là 1 năm
(12 tháng), thời gian trả nợ là 45 tháng.
Thời hạn cho vay = 12 tháng +12 tháng + 45 tháng = 69 tháng
Hạn trả nợ cuối cùng là: 5/8/2018.
 Đối với HSSV đã vay vốn sau khi tốt nghiệp đi nghĩa vụ quân sự nếu
còn dƣ nợ chƣơng trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH thì số
dƣ nợ đó đƣợc kéo dài thời gian trả nợ và đƣợc miễn lãi tiền vay tƣơng ứng với thời



10
gian phục vụ tại quân ngũ của HSSV đó, nhƣng tối đa không quá 24 tháng kể từ
ngày HSSV nhập ngũ.
 Đối với HSSV học các hệ trung cấp, cao đẳng nay học liên thông lên
đại học thì hộ gia đình đƣợc phép làm thủ tục xin kéo dài thời gian trả nợ tại ngân
hàng.
 Đối với những HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính nêu tại
khoản 3, điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007: thực hiện chỉ cho
vay 1 lần với thời gian đƣợc vay vốn tối đa không quá 12 tháng. Trƣờng hợp hộ đã
nhận đủ tiền vay đủ 12 tháng nhƣng hộ gia đình vẫn còn khó khăn hoặc lại khó
khăn tiếp và đủ điều kiện đƣợc nhận tiền vay 12 tháng tiếp theo, khi giải ngân
khoản vay này ngân hàng sẽ định kỳ trả nợ, thời hạn trả nợ bao gồm thời hạn trả nợ
của số tiền giải ngân trƣớc đây và thời hạn phát tiền vay lần này.
Lấy lại ví dụ 1: HSSV năm tiếp theo tiếp tục khó khăn về tài chính, thời gian
cho vay sẽ đƣợc điều chỉnh:
Thời hạn cho vay = 69 tháng +12 tháng (tăng thời gian trả nợ) = 81 tháng.
Hạn trả nợ cuối cùng là: 5/8/2019.

 Đối với hộ gia đình HSSV năm trƣớc đã vay vốn thuộc hộ khó khăn
về tài chính nhƣng năm nay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thu nhập bằng
130 -150% hộ nghèo đề nghị đƣợc vay tiếp, thì Ngân hàng phải điều chỉnh lại mức
cho vay và thời hạn cho vay của món vay trên.
Lấy lại ví dụ 1: HSSV năm tiếp theo vay nhƣng chuyển sang hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ có thu nhập tối đa 150% thu nhập hộ nghèo, thời gian cho vay sẽ đƣợc
điều chỉnh:
Thời hạn cho vay = 69 tháng +36 tháng (tăng thời gian trả nợ) = 105 tháng.
Hạn trả nợ cuối cùng là: 5/8/2021.

1.1.3.1. Đối với hộ gia đình:
a- Hồ sơ cho vay:



11
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD) kèm
Giấy xác nhận của nhà trƣờng hoặc Giấy báo nhập học.
- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD).
- Biên bản họp Tổ TK & VV (mẫu 10C/TD).
- Thông báo kết quả duyệt cho vay (mẫu 04/TD).
- Biên bản bình xét cho vay tại thôn.
- Đối với hộ gia đình vay vốn theo diện khó khăn về tài chính phải kèm theo
Giấy xác nhận khó khăn về tài chính do UBND cấp xã (phƣờng) xác nhận.
- Đối với hộ gia đình đã vay vốn cho HSSV nhƣng năm học này mới thêm
HSSV trúng tuyển: hộ vay lập tiếp 01 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử
dụng vốn vay (mẫu 01/TD) đính kèm Giấy xác nhận của nhà trƣờng hoặc giấy báo
nhập học của HSSV mới trúng tuyển gửi Tổ TK & VV.
- Đối với trƣờng hợp HSSV đã học xong trung cấp, cao đẳng lại học tiếp lên
đại học nếu có nhu cầu vay vốn để trang trải chi phí học tập trong thời gian theo học

đại học nếu đƣợc NHCSXH xem xét cho vay. Ngƣời vay tiếp tục sử dụng hồ sơ cho
vay cũ đã nhận nợ trƣớc đây ở NHCSXH kèm theo Giấy báo nhập học mới hoặc
Giấy xác nhận của nhà trƣờng để tiếp tục đƣợc vay.
- Trong đầu mỗi năm học nếu hộ gia đình muốn tiếp tục nhận tiền vay, hộ gia
đình sẽ nộp Sổ vay vốn , Giấy xác nhận của nhà trƣờng và Giấy xác nhận khó khăn
về tài chính (nếu là hộ vay theo diện khó khăn về tài chính) để NHCSXH làm hồ sơ
và giải ngân.











12
b) Quy trình cho vay:
Hình 1.1. QUY TRÌNH CHO VAY HSSV QUA H











Nguồn: Tác giả vẽ dựa theo thực tế quy trình cho vay tại NHCSXH
(1) Hộ gia đình có nhu cầu viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng
vốn vay (Mẫu 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trƣờng hoặc Giấy báo nhập học
(kèm theo Giấy xác nhận khó khăn tài chính nếu hộ vay thuộc diện khó khăn đột
xuất) gửi cho Tổ TK&VV.
(2) Tổ TK&VV nhận đƣợc hồ sơ xin vay vốn của hộ gia đình, tiến hành họp Tổ
để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với
đối tƣợng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính Phủ. Trƣờng hợp, hộ vay
chƣa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện
nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới đủ điều kiện. Nếu chỉ
có 1 đến 4 ngƣời mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả tổ đã có 50 thành viên.
Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm
Giấy xác nhận của nhà trƣờng hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã
(phƣờng) xác nhận.
(3) UBND xã (phƣờng) sẽ xem xét, xác nhận vào hồ sơ và trả lại hồ sơ cho Tổ
TK&VV.






-





NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ

(1)
(2)
(3)
(4)
(6)
(5)
(7)
(8)
(9)



13
(4) Sau khi có xác nhận của UBND xã (phƣờng), Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ
đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
(5)NHCSXH nhận đƣợc hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ ngân hàng đƣợc
Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ
sơ vay vốn, trình Trƣởng phòng tín dụng (Tổ trƣởng tổ tín dụng) và Giám đốc phê
duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho
vay (mẫu 04/TD) gửi UBND cấp xã (phƣờng).
(6) UBND cấp xã (phƣờng) thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã,
phƣờng (đơn vị nhận uỷ thác).
(7)Tổ chức chính trị - xã hội thông báo cho Tổ TK&VV biết danh sách và thời
gian giải ngân cụ thể.
(8)Tổ TK&VV báo cho hộ gia đình vay vốn để biết địa điểm, thời gian nhận
tiền vay.
(9)NHCSXH tiến hành giải ngân cho hộ vay theo đúng thời gian, địa điểm đã
báo trƣớc, việc giải ngân đƣợc thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học. Số tiền giải

ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng từng học kỳ.
Ngày giải ngân, ngƣời vay mang chứng minh nhân dân đến nơi hẹn để nhận tiền
vay. Trƣờng hợp, ngƣời vay không trực tiếp nhận tiền vay đƣợc uỷ quyền cho thành
viên trong hộ lãnh tiền nhƣng phải có giấy uỷ quyền (thoả thuận) có xác nhận của
chính quyền. NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua thẻ
cho ngƣời vay.
1.1.3.2. Đối với HSSV mồ côi vay trực tiếp tại NHCSXH:
a) Hồ sơ cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD) kèm
theo Giấy xác nhận của nhà trƣờng hoặc Giấy báo nhập học.
- Đối với trƣờng hợp HSSV đang vay vốn thông qua hộ gia đình nhƣng nay
trở thành HSSV mồ côi: khi đó HSSV xin Giấy đề nghị có xác nhận của UBND cấp
xã (phƣờng) về nội dung cha mẹ đã mất, HSSV trở thành mồ côi kèm Giấy chứng
tử của chủ hộ vay vốn gửi NHCSXH nơi cho vay.

×