Tải bản đầy đủ (.docx) (146 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.64 KB, 146 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----***-----

LÊ THỊ HƯƠNG LAN
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CƠNG TY SƠNG ĐÀ
Chun ngành: Kế tốn tài vụ và phân tích hoạt động kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ NAM THANH

Hà Nội, Năm 2008

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01:

Sơ đồ các phịng ban Tổng cơng ty Sông Đà


MỤC LỤC

Trang

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Tóm tắt luận văn
Lời mở đầu


Chương I: Những vấn đề lý luận chung về báo cáo tài chính với việc

1
3

phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1. Bản chất và vai trị của hệ thống báo cáo tài chính

3

1.1.1. Bản chất của hệ thống báo cáo tài chính

3

1.1.2. Vai trị của hệ thống báo cáo tài chính

4

1.1.3. Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính
1.2. Hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam qua các thời kỳ
1.2.1.

6
7
7

Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam trước năm
1995

9


1.2.2. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam từ năm 1995
đến nay.
1.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo tài chính được sử dụng để phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.

21
22

Nội dung chuẩn mực kế toán và kinh nghiệm một số nước trong
việc lập báo cáo tài chính

22

1.3.1.

Chuẩn mực kế toán quốc tế

25

1.3.2.

Kinh nghiệm của một số nước trong việc lập báo cáo tài chính

28


1.3.3.

Sự khác biệt giữa hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam so với
chuẩn mực kế tốn quốc tế và một số nước

1.4.

32

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thơng qua hệ thống
báo cáo tài chính

1.4.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

32


1.4.2. Phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính

33

1.4.3.

34

Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích

49


tình hình tài chính tại Tổng cơng ty Sơng Đà
2.1.

Khái quát chung về Tổng Công ty Sông Đà

49
49

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty Sông Đà
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

51

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty Sông Đà

52

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn tại Tổng cơng ty Sơng Đà
2.2.

Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty Sơng Đà

53
54
55

2.2.1. Báo cáo tài chính tại các cơng ty con

58


2.2.2. Báo cáo tài chính tại văn phịng Tổng cơng ty

60

2.2.3. Báo cáo tài chính hợp nhất tồn Tổng cơng ty
2.3.

Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty Sơng Đà

62
63

2.3.1. Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

63

2.3.2. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu kinh doanh

64

2.3.3. Phân tích hiệu quả sinh lời hoạt động kinh doanh

65

2.4.

Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích
tình hình tài chính tại Tổng cơng ty Sơng Đà


2.4.1. Ưu điểm
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu
Chương III: Phương hướng và giải pháp hồn thiện hệ thống báo cáo
tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng cơng ty Sông
Đà

65
67
71


3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc

71

phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà
3.2.

Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hồn thiện hệ thống báo cáo

72

tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng cơng ty
Sơng Đà

72

3.2.1. u cầu cơ bản của việc hồn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại

Tổng cơng ty Sơng Đà
3.2.2.

Ngun tắc hồn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty

75

Sơng Đà
3.3.

Nội dung hồn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích

75

tình hình tài chính tại Tổng cơng ty Sơng Đà
3.3.1.

Hồn thiện hệ thống báo cáo tài chính

3.3.2.

75

Sử dụng báo cáo tài chính trong phân tích tình hình tài chính tại

84

Tổng cơng ty Sơng Đà

89


3.4.

Điều kiện thực hiện nội dung hồn thiện

89

3.4.1.

Điều kiện vĩ mô

91

3.4.2.

Điều kiện vi mô

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

93


Sơ đồ 02:

Q trình lập bảng cân đối kế tốn của Văn phịng Tổng cơng ty và

các đơn vị phụ thuộc
Sơ đồ 03:


Quy trình lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phịng
Tổng cơng ty và các đơn vị phụ thuộc

Sơ đồ 04:

Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Văn phịng Tổng cơng
ty và các đơn vị phụ thuộc

Sơ đồ 05:

Quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng cơng ty

Bảng 01:

Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Tổng Cơng Ty Sơng Đà

Bảng 02:

Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn

Bảng 03:

Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

Bảng 04:

Hệ số vịng quay tài sản và hệ số quay vòng các khoản phải thu

Bảng 05:


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Phụ lục số 01: Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam
Phụ lục số 02: Hệ thống Báo cáo tài chính của Tổng cơng ty Sơng Đà
Phụ lục số 03: Hệ thống Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Sông Đà 2
Phụ lục số 04: Hệ thống Báo cáo tài chính của Tổng cơng ty Sơng Đà (Hoàn thiện)


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tiến trình phát triển của hệ thống kế tốn Việt Nam, hệ thống báo
cáo tài chính cũng khơng ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các
chuẩn mực chung của kế toán quốc tế thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam
với các chuẩn mực chung vủa kế tốn quốc tế.Tuy nhiên, do mơi trường kinh tế xã
hội luôn biến động, nhu cầu về thông tin của nhà quản lý và các đối tác kinh doanh
luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính cần thiết phải khơng ngừng được
đổi mới và hồn thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu
cầu thông tin của người sử dụng đặc biệt là Việt Nam chúng ta giờ đây đã là thành
viên của WTO thì việc cơng khai các thơng tin tài chính giúp cho các nhà đầu tư
nước ngồi ra các quyết định đầu tư lại càng quan trọng và cần thiết.
Thời gian sắp tới Tổng công ty Sông Đà sẽ trở thành Tâp đoàn kinh tế đầu
tiên tại Việt Nam với những đóng góp vơ cùng to lớn của Tổng công ty đối với đất
nước, các thông tin về tình hình tài chính của Tổng cơng ty sẽ được nhiều người
quan tâm để ra quyết định đầu tư đúng đắn. Để chuẩn bị cho việc trở thành Tập
đoàn, ngay từ bây giờ hệ thống báo cáo tài chính cần phải rõ ràng, mọi thông tin
cung cấp cho người sử dụng phải chính xác, dễ hiểu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình
tài chính tại Tổng Công ty Sông Đà.

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài
chính với việc phân tích tài chính tại Tổng Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


- Đối tượng nghiên cứu: hệ thống báo cáo tài chính của Tổng Cơng ty Sơng
Đà.
- Phạm vi nghiên cứu: Lấy số liệu năm 2007 của Tổng Công ty và một số đơn
vị thành viên.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử có kết hợp lý luận
cơ bản của khoa học kinh tế với các quan điểm của Đảng và Nhà nước.
- Sư dụng các phương pháp: cân đối, so sánh , đói chiếu, phân tích, tổng hợp,
qui nạp , diễn dịch, mơ hình hố…
5. Những đóng góp của đề tài
Trên cơ sở khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với
việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Cơng ty Sơng Đà. Từ đó đề ra các giải
pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại
Tổng Công ty Sông Đà giúp ban lãnh đạo công ty có thêm cơng cụ đánh giá được
tình trạng hoạt động tài chính của Tổng Cơng ty nhằm thực hiện quản lý sản xuất
kinh doanh có hiệu quả hơn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục,
luận văn được kết cấu theo 3 chương sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về báo cáo tài chính với việc phân
tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình
hình tài chính tại Tổng cơng ty Sơng Đà
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài
chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà.



CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI
VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.

Bản chất và vai trò của hệ thống báo cáo tài chính

1.1.1. Bản chất của hệ thống báo cáo tài chính
Trong lý thuyết hạch tốn kế tốn đã nêu rõ phương pháp tổng hợp, cân đối
kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh
và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch tốn. Một trong những hình
thức biểu hiện cụ thể của phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán là hệ thống các
bảng tổng hợp cân đối thường gọi là các báo cáo tài chính. Như vậy, báo cáo tài
chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tình hình tài sản, vốn và cơng nợ cũng
như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Để hiểu
thêm về bản chất của báo cáo tài chính có thể xem xét thêm một số quan điểm của
nước ngoài khi xác định bản chất của báo cáo tài chính.
Bản chất của báo cáo tài chính được Viện kiểm tốn viên cơng chứng Hoa
Kỳ nêu lên như sau: Hệ thống báo cáo tài chính được lập nhằm mục đích phục vụ
cho việc xem xét, đánh giá định kỳ báo cáo về quá trình hoạt động của nhà quản lý,
về tình hình đầu tư trong kinh doanh và những kết quả đạt được trong kỳ. Hệ thống
báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp những sự kiện kinh tế phát sinh được ghi nhận
trên bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, những cơng bố và ghi chú
trên thuyết minh báo cáo tài chính trên cơ sở những nguyên tắc kế toán và những
đánh giá, phán xét mang tính chất cá nhân, mà trong đó những phán xét và các
ngun tắc kế tốn được áp dụng có ảnh hưởng chủ yếu đến việc ghi nhận, phân
loại và trình bày các sự kiện kinh tế phát sinh đó. Những đánh giá, phán xét đúng



đắn tùy thuộc vào khả năng xét đoán trung thực, liêm khiết của người lập báo cáo
tài chính và các nhà quản lý doanh nghiệp, đồng thời phụ thuộc vào sự tn thủ với
những ngun tắc kế tốn đang có hiệu lực ở mỗi quốc gia.
Một số quan điểm khác của hai tác giả Bryan Carberg và Susan Dev của Mỹ
đã nêu lên bản chất của báo cáo tài chính như sau: Hệ thống báo cáo tài chính được
thiết kế và trình bày kết quả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và những sự kiện
xảy ra trong quá khứ và là kênh truyền đạt thơng tin chính của những hoạt động
quản lý với thế giới bên ngồi. Khi có sự tách biệt giữa chủ sở hữu đối với tài sản
và người quản lý doanh nghiệp. Chủ sở hữu muốn biết được tình hình tài chính của
cơng ty thơng qua đánh giá các thông tin và số liệu trên báo cáo tài chính từ nhà
quản lý. Để có các báo cáo tài chính được lập và trình bày một cách trung thực,
khách quan thông thường dựa vào hoạt động kiểm tốn bởi một cơng ty kiểm tốn
độc lập. Cơng ty kiểm tốn độc lập có thể xác nhận tính trung thực và khách quan
trên tất cả các khía cạnh trọng yếu của các khoản mục và số liệu trình bày trên báo
cáo tài chính, giúp cho các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin cảm thấy yên
tâm hơn khi đưa ra quyết định. Chính vì vậy, báo cáo tài chính được lập và trình
bày phải tn thủ Luật Công ty và các quy chế của thị trường chứng khốn (nếu
cơng ty tham gia niêm yết trên thị trường chứng khốn).
Như vậy, báo cáo tài chính là sản phẩm của kế tốn tài chính, tổng hợp và
phản ánh một cách tổng qt, tồn diện tình hình tài sản và nguồn vốn của một
doanh nghiệp tại một thời điểm; tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh; tình
hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp trong một kỳ kế tốn nhất
định.
1.1.2.Vai trị của hệ thống báo cáo tài chính
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thơng tin trên báo cáo tài chính khơng chỉ
phục vụ yêu cầu quản trị của các nhà quản lý và điều hành doanh nghiệp mà chủ
yếu là đáp ứng nhu cầu thơng tin của những đối tượng bên ngồi doanh nghiệp.



Mỗi đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp với mục đích cụ thể
khác nhau, nhưng nhìn chung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp có tác dụng
chủ yếu đối với các đối tượng sử dụng đó như sau:
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết giúp cho việc nhận biết
và kiểm tra một cách tồn diện và có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính chủ yếu của
doanh nghiệp.
- Cung cấp số liệu, tài liệu, thơng tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích
hoạt động kinh tế, tài chính, để nhận biết tình hình và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính,
tình hình về nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Dựa vào báo cáo tài chính để phân tích, phát hiện khả năng tiềm tàng về
kinh tế, tài chính, dự đốn tình hình và xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để từ
đó đề ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả.
- Cung cấp tài liệu, số liệu để tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản
xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư, các dự án sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Đối với từng đối tượng sử dụng thông tin của báo cáo tài chính có ý nghĩa
và tác dụng cụ thể như sau:
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản
trị, Ban giám đốc: báo cáo tài chính cung cấp thơng tin để doanh nghiệp phân tích,
đánh giá tổng hợp về thực trạng và tiềm năng tài chính, khả năng thanh tốn, tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình và thực trạng quản lý kinh tế tài
chính, để từ đó hoạch định các chính sách quản lý và sử dụng tài sản, chính sách
huy động và sử dụng vốn, chính sách quản lý doanh thu, chi phí và sử dụng các
luồng tiền của doanh nghiệp.


- Đối với những đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp như các nhà đầu
tư, các chủ nợ, ngân hàng: thơng tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ đánh giá

tiềm năng và thực trạng tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh và khả năng
sinh lời, khả năng thanh táon và những rủi ro, để có những quyết định hợp lý đối
với việc đầu tư, mức độ và thời hạn cho vay, lãi suất cho vay; đối với các nhà cung
cấp và khách hàng thông tin trên báo cáo tài chính có thể giúp họ có những đánh
giá về triển vọng kinh doanh và khả năng cung cấp nguồn hàng, khả năng thanh
toán ngắn hạn, để có những quyết định đúng đắn về các quan hệ kinh doanh, bạn
hàng.
- Đối với người lao động: thông tin trên báo cáo tài chính giúp họ hiểu được
khả năng tiếp tục hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng thanh tốn, chi trả của
doanh nghiệp để họ có những quyết định việc làm và thu nhập.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan quản lý tài chính, đăng
ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác: căn cứ vào
thơng tin trên báo cáo tài chính để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát tính tuân
thủ pháp luật kinh doanh, pháp luật về quản lý tài chính, thuế của các doanh nghiệp
và đề ra các quyết định quản lý Nhà nước phù hợp…
1.1.2. Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của
chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những
thơng tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản
- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh


- Thuế và các khoản nộp Nhà nước
- Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế tốn
- Các luồng tiền

Ngồi các thơng tin này, doanh nghiệp cịn phải cung cấp các thông tin khác
trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã
phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế tốn đã áp dụng
để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. Từ
đó, người sử dụng thơng tin hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh cũng như các chỉ
tiêu trên báo cáo tài chính.
1.2.

Hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam qua các thời kỳ

1.2.1. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam trước năm 1995
Q trình phát triển hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam cho đến trước năm
1995 có thể được khái quát qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn quản lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp – trước năm 1986
Ở đoạn này, kế toán được sử dụng chủ yếu để quản lý việc thu, chi ngân
sách, phục vụ cho yêu cầu quản lý, kiểm soát việc chấp hành kế hoạch bảo vệ tài
sản xã hội chủ nghĩa. Hệ thống báo cáo kế toán được ban hành lần đầu theo Quyết
định 122/CP ngày 01/12/1970 của Hội đồng Chính Phủ bao gồm 13 biểu báo cáo:
Bảng tổng kết tài sản; Tăng giảm tài sản và quỹ khấu hao; Vốn cơ bản; Chi phí
phục vụ, quản lý sản xuất; chi phí sản xuất theo yếu tố; Giá thành sản phẩm so
sánh được và toàn bộ sản phẩm theo khoản mục; Giá thành đơn vị các sản phẩm
chủ yếu; Những nhân tố làm tăng giảm giá thành; Tiêu thụ; Lãi lỗ và các khoản
thanh toán với Ngân sách.
Mục tiêu của hệ thống báo cáo này là nhằm hệ thống các số liệu và những
thuyết minh cần thiết nhằm thể hiện tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và sử dụng vốn của đơn vị kế toán trong một thời kỳ nhất định bằng những


chỉ tiêu tài chính đã quy định. Số liệu này được các cơ quan quản lý chức năng của

nhà nước sử dụng để nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm soát
việc tuân thủ các quy định và điều hành các tài nguyên giữa các xí nghiệp trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống báo cáo tài chính trong giai đoạn này đã cung cấp thơng tin toàn
diện về hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho u cầu quản lý tập trung có tác
dụng tích cực cho việc kiểm soát và chỉ đạo của cơ quan chủ quản cũng như của
các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện yêu cầu kế hoạch hóa tập trung,
phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế còn rất nhiều manh mún
và kém phát triển. Tuy nhiên hệ thống báo cáo tài chính này bộc lộ những nhược
điểm:
- Cấu trúc của hệ thống báo cáo quá cồng kềnh ( 13 báo cáo) với quy định và
việc tính tốn các chỉ tiêu phức tạp, đòi hỏi người lập và người đọc báo cáo
phải có một hiểu biết tương xứng về kế tốn.
- Tần số báo cáo dày đặc ( tháng, quý, 6 tháng, năm) đã làm tăng khối lượng
kế toán một cách đáng kể.
Do vậy việc lập báo cáo thường chậm trễ, mang nặng tính đối phó khơng đảm bảo
tính trung thực của thông tin.
Giai đoạn 2: Từ năm 1986 – 1990: Đặc điểm của giai đoạn này là nền kinh
tế có bước chuyển biến lớn, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế hạch
toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theo
Quyết định số 13-TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986 của Tổng cục Thống kê ra đời,
theo quyết định này, hệ thống báo cáo kế toán gồm 10 báo cáo. Tuy đã có những
thay đổi nhất định nhưng hệ thống báo cáo kế tốn vẫn có số lượng và nội dung
báo cáo nặng nề, rườm rà và được thực hiện một cách tập trung, mang nặng tính
hình thức, chưa phát huy được tác dụng tích cực cho q trình quản lý, điều hành


trong doanh nghiệp, thông tin chủ yếu chỉ tập trung cho việc kiểm soát chỉ đạo của
cấp trên và của cơ quan chức năng.
Giai đoạn 3: Từ năm 1990 – 1995: ở giai đoạn này, những chủ trương phát

triển kinh tế xã hội, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng hạch
toán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa được cụ thể hóa và đưa vào cuộc sống và hệ
thống báo cáo tài chính kế tốn định kỳ năm 1990 được ban hành theo Quyết định
số 224TC-CĐKT ngày 18/04/1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Theo quyết định
này, hệ thống báo cáo kế toán thống kê định kỳ gồm 4 báo cáo: Bảng tổng kết tài
sản (01/BCKT); Bảng kết quả kinh doanh (02/BCKT); Chi phí sản xuất kinh doanh
theo yếu tố (03/BCKT); Bảng giải trình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
(04/BCKT).
Báo cáo kế toán ở giai đoạn này đã có những thay đổi phù hợp với sự phát
triển của nền kinh tế cũng như những biến đổi trong cơ chế quản lý điều hành
doanh nghiệp và do vậy phần nào cũng làm cho thông tin có tính đa dạng phù hợp
hơn với u cầu đổi mới và đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử
dụng. Tuy nhiên do nền kinh tế nước ta đang trong q trình có những thay đổi lớn
nên hệ thống kế tốn nói chung và báo cáo kế tốn nói riêng chưa bao qt được
hết những vấn đề mới phát sinh, do vậy các nội dung được phản ánh cũng như cách
xác định các nội dung thơng tin được cung cấp vừa thiếu sót vừa chưa đảm bảo
tính khoa học, chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế. Những hạn chế này làm ảnh
hưởng đến tính hữu ích của thơng tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng và do
vậy phần nào đã làm mờ nhạt vai trị của kế tốn trong cơng tác quản lý.
Tóm lại, hệ thống báo cáo thời kỳ trước 1995 qua 3 giai đoạn có chiều
hướng giảm về số lượng báo cáo, các chỉ tiêu trình bày tăng tính tổng hợp, nội
dung các chỉ tiêu ngày càng phong phú, phản ánh đầy đủ hơn các nghiệp vụ kinh tế
mới của nền kinh tế thị trường về hình thức trình bày thơng tin trên báo cáo ngày
càng thể hiện tính khoa học thông qua việc phân loại, sắp xếp các chỉ tiêu. Hơn


nữa, hệ thống báo cáo tài chính đã có sự chuyển hướng về xác định đối tượng phục
vụ, từ đối tượng là phục vụ cho quản lý và kiểm soát của nhà nước thì cuối giai
đoạn này đã chuyển dần sang phục vụ thông tin cho nhiều đối tượng khác hướng
tới hội nhập với quốc tế về kế toán, làm tiền đề cho việc hội nhập kinh tế.

1.2.2. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam từ năm 1995 đến nay.
Giai đoạn này là giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế đất
nước, là quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Trước yêu cầu đổi mới của
nền kinh tế cũng như sự hội nhập kinh tế, hệ thống kế tốn Việt Nam địi hỏi phảI
được đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ và triệt để cả nội dung lẫn hình thức
nhằm đáp ứng yêu cầu và nội dung của cơ chế quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị
trường và từng bước hòa nhập với các nguyên tắc, chuẩn mực, thông lệ chung về
kế toán phổ biến của các nước trên thế giới và trong khu vực. Do đó, hệ thống báo
cáo tài chính ở giai đoạn sau 1995 ln khơng ngừng được hoàn thiện dần cho phù
hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành.
Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp bao
gồm 4 biểu mẫu báo cáo:Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngồi ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, yêu cầu chỉ đạo điều hành các
ngành, các Tổng công ty… có thể quy định thêm các báo cáo tài chính chi tiết
khác.
Tuy nhiên, với sự ra đời của 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo
tài chính hiện hành đã có một số thay đổi phù hợp với các chuẩn mực kế toán đã
được ban hành và chế độ kế toán mới, cụ thể sự thay đổi đó như sau:
* Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày
01/01/1995 gồm: Bảng cân đối kế toán (B01-DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh


doanh (B02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); Thuyết minh báo cáo tài
chính (B04-DN)
Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định bắt buộc chỉ
khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Hệ thống báo cáo tài chính đã thực sự phù hợp với mục tiêu cung cấp thông tin
tài chính cho các đối tượng sử dụng, đã có sự tương thích nhất định với thơng lệ

quốc tế và do vậy đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc thỏa mãn nhu cầu
thơng tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà nền
kinh tế nước ta có những thay đổi lớn, tồn diện, do đó nội dung kinh tế tài chính
trong giai đoạn này cũng phát sinh rất phong phú và phức tạp. Đặc biêt khi các luật
thuế mới được ban hành ( thuế GTGT, thuế TNDN…) thì hệ thống báo cáo tài
chính đã bộc lộ một số khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin
liên quan đến q trình kiểm sốt của các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, đến
tháng 10/2000, Bộ tài chính ban hành hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số
167/2000/QĐ-BTC.
* Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày
25/10/2000 gồm: Bảng cân đối kế toán (B01-DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (B02-DN); Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN); Thuyết minh báo cáo tài
chính (B09-DN).
Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC thực chất vẫn
dựa trên nền tảng của hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định 1141/TC/CĐKT,
nó chỉ có hệ thống hóa lại các chỉ tiêu theo các văn bản đã được sửa đổi trong giai
đoạn từ năm 1995-2000.
Hệ thống báo cáo tài chính này đã khắc phục được phần nào hạn chế của hệ
thống trước, nó đã phản ánh khá đầy đủ các sự kiện kinh tế tài chính phát sinh
trong q trình hoạt động kinh doanh đã phù hợp hơn với thơng lệ chung của kế
tốn trên thế giới và tạo được sự tin cậy cho các đối tượng bên trong và bên ngoài


doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế nhất định về nội dung và phương
pháp lập. Vì thế, ngày 09/10/2002 Bộ tài chính đã ban hành thơng tư số
89/2002/TT – BTC.
* Hệ thống báo cáo tài chính điều chỉnh theo thông tư số 89/2002/TTBTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính:
Ngày 31/12/2001, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán đợt 1:
Chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực số 04: Tài sản cố định vơ hình
Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác
Và ban hành thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn kế toán
thực hiện 4 chuẩn mực kế toán đợt 1, theo đó hệ thống báo cáo tài chính với 4 mẫu
biểu có những thay đổi ở Biểu 01-DN – Bảng cân đối kế toán và Biểu 02 – DN –
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
* Hệ thống báo cáo tài chính điều chỉnh theo thơng tư số 105/2003/TTBTC ngày 04/11/2003:
Đến ngày 31/12/2006 06 chuẩn mực kế toán đợt 2 được ban hành theo quyết định
số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 gồm:
Chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung
Chuẩn mực số 06: Thuê tài sản
Chuẩn mực số 10: ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực số 16: Chi phí đI vay
Chuẩn mực số 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tiếp theo đó, ngày 30/12/2003, Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành quyết định số
234/2003/QĐ-BTC cơng bố 06 chuẩn mực kế tốn Việt Nam đợt 3 gồm:


Chuẩn mực số 05: Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực số 07: Kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết
Chuẩn mực số 08: Thơng tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh
Chuẩn mực số 21: Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế tốn các khoản đầu tư
vào công ty con
Chuẩn mực số 26: Thông tin về các bên có liên quan
Để hướng dẫn thực hiện 12 chuẩn mực kế tốn mới ban hành đó, Bộ tài chính đã
ban hành thơng tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 để bổ sung thêm một số
chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ hơn.

• Hệ thống báo cáo tài chính theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính:
Và đến ngày 15/02/2006 06 chuẩn mực kế toán đợt 4 được Bộ trưởng Bộ tài chính
ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 gồm:
Chuẩn mực số 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân
hàng và tổ chức tài chính tương tự
Chuẩn mực số 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Chuẩn mực số 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ
Chuẩn mực số 28: Báo cáo bộ phận
Chuẩn mực số 29: Thay đổi chính sách kế tốn, ước tính kế tốn và các sai
sót.
Tiếp theo đó, 04 chuẩn mực kế toán đợt 5 được ban hành theo quyết định số
100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm:
Chuẩn mực số 11: Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
Chuẩn mực số 30: Lãi trên cổ phiếu


Chuẩn mực số 19: Hợp đồng bảo hiểm
Để hướng dẫn các chuẩn mực kế tốn mới ban hành đó, Bộ trưởng Bộ tài chính
đã ban hành Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, hệ thống báo cáo
tài chính hiện hành ở Việt Nam bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài
chính giữa niên độ. (Phụ lục số 01)
- Báo cáo tài chính năm gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B 01 – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B 02 – DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Mẫu số B 03 – DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B 09 – DN
- Báo cáo tài chính giữa niên độ: báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo
tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm
lược.
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng đầy đủ)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 01a – DN
Mẫu số B 02a – DN

(dạng đầy đủ)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính(dạng đầy đủ)
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

Mẫu số B 03a – DN
Mẫu số B 09a – DN

+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ ( dạng tóm lược)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ

Mẫu số B 01b – DN
Mẫu số B 02b – DN

( dạng tóm lược)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( dạng tóm lược)

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính ( dạng tóm lược)

Mẫu số B 03b – DN
Mẫu số B 09b – DN

1.2.2.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01- DN


Bảng cân đối kế tốn là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
diện tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm
lập báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế tốn cung cấp thơng tin về tổng giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp được phân loại theo cơ cấu tài sản và tổng giá trị nguồn hình thành
tài sản phân loại theo cơ cấu nguồn vốn (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Căn cứ vào bảng cân đối kế tốn người sử dụng báo cáo tài chính có thể
nhận xét,đánh giá chung về tình hình tài chính, cơ cấu tài sản và năng lực kinh
doanh, cơ cấu nguồn vốn và khả năng tự chủ tài chính, khả năng thanh tốn các
khoản nợ.
Bảng cân đối kế tốn thường có kết cấu hai phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia thành hai phần: tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý
của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp. Nguồn
vốn được chia thành: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo bốn cột: Mã số,
thuyết minh, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm). Trong đó cột “Thuyết minh”

nhằm đánh dấu dẫn đến các phần thuyết minh trong bảng thuyết minh báo cáo tài
chính.
Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thỏa mãn phương trình cơ bản:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn


Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo Bảng cân đối kế tốn cịn có
phần tài sản ngồi bảng. Tài sản ngoài bảng phản ánh những tài sản không thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý hoặc đang sử
dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong Bảng cân đối kế toán.
Cơ sở để lập Bảng cân đối kế toán:
- Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối năm trước.
- Số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết tương ứng với các chỉ
tiêu được quy định trong bảng cân đối kế toán.
Trước khi lập bảng cân đối kế toán cần phải thực hiện một số việc: tiến hành
kết chuyển các khoản có liên quan giữa các tài khoản phù hợp với quy định; kiểm
kê tài sản và tiến hành điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo số kiểm kê, đối
chiếu số liệu giữa các sổ kế tốn liên quan; khóa sổ các tài khoản tổng hợp, chi tiết
để xác định số dư cuối kỳ.
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “ Trình bày báo cáo tài chính”
từ đoạn 15 đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các
nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính.
Nhằm đảm bảo tính chính xác của bảng cân đối kế tốn, khi tính tốn ghi
chép các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán phải tuân theo những nguyên tắc cơ
bản sau:
- Trước khi lập bảng cân đối kế toán, cần phải kiểm tra việc ghi chép trên sổ
kế toán xem đã đầy đủ, trung thực và chính xác chưa, bằng cách đối chiếu,
kiểm tra giữa sổ sách kế toán liên quan với nhau, giữa sổ kế toán với thực tế.
- Cột số đầu năm lấy số liệu ở cột cuối kỳ của bảng cân đối kế toán cuối niên
độ trước chuyển sang. Số đầu năm không thay đổi trong suốt niên độ báo

cáo.
- Cột số cuối kỳ: theo nguyên tắc lấy số dư cuối kỳ trên các sổ kế toán tổng
hợp hoặc chi tiết tương ứng với chỉ tiêu đó để lập.


- Những chỉ tiêu phản ánh tài sản thì căn cứ vào số dư cuối kỳ bên nợ của
các tài khoản phản ánh tài sản ( các tài khoản loại 1 và loại 2) để lập ở phần
tài sản của Bảng.
- Những chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn thì căn cứ vào số cuối kỳ bên có của các
tài khoản phản ánh nguồn vốn tương ứng ( các tài khoản loại 3 và loại 4) để
lập phần nguồn vốn.
- Những chỉ tiêu có tính chất điều chỉnh giảm cho các khoản vốn ( các khoản
dự phòng, hao mòn tài sản cố định…) được lập sau chỉ tiêu mà nó điều chỉnh
( cùng tài sản) bằng cách lấy số dư bên có của các tài khoản tương ứng để
ghi số đỏ ( số âm). Tương tự những tài khoản thuộc loại 4 mà có số dư bên
nợ cũng được ghi vào các chỉ tiêu bên nguồn vốn, nhưng ghi số đỏ vì điều
chỉnh giảm nguồn vốn.
- Những chỉ tiêu liên quan đến số dư chi tiết của các tài khỏan tương ứng như:
trả trước cho người bán, khách hàng ứng trước… thì căn cứ số dư chi tiết
trên sổ tài khoản chi tiết liên quan để lập.
Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả
phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của
chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vịng 12
tháng thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều
kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh tốn trong vịng 12 tháng tới kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.



- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng,
thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện
sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh tốn trong vịng một chu kỳ
kinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn
một chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
- Đối với doanh nghiệp do tính chất hoạt động khơng thể dựa vào chu kỳ
kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả
được trình bày theo tính thanh khoản giảm dẫn.
1.2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh
nghiệp, chi tiết theo các loạ hoạt động chủ yếu.
Báo cáo kết quả hoạt đơng kinh doanh cho biết tồn bộ kết quả hoạt động
trong kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định. Đồng thời bảng báo
cáo còn cho biết được các yếu tố liên quan đến việc tính tốn xác định kết quả kinh
doanh của từng loại hoạt động ( sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính và hoạt dộng
khác).
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp cho người sử dụng những
thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh
doanh thơng thường; về thu nhập, chi phí và lợi nhuận khác phát sinh từ những
hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong một
kỳ kinh doanh. Đồng thời báo cáo kết quả kinh doanh cịn phản ánh chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong kỳ đó. Chi phí
thuế thu nhập gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phảI nộp trong kỳ và chi phí
thuế thu nhập hoãn lại.



Thông tin cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh cùng với thông tin trên
BCTC khác giúp cho người sử dụng có những nhận xét, đánh giá về năng lực kinh
doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong kỳ, những nhân tố, ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh và triển vọng hoạt động trong thời gian tới.
Phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Việc lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ những nguyên
tắc kế toán cơ bản quy định trong Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực
chung”, tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày BCTC quy định
tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC” và các quy định hiện hành
về BCTC.
- Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được phản ánh
trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc xác định giá trị, ghi nhận và trình bày có
liên quan được quy định ở các Chuẩn mực kế toán cụ thể.
- Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các loại chi phí được trình bày
theo chức năng của chi phí ( theo khoản mục chi phí). Nhưng trong bản
thuyết minh BCTC doanh nghiệp phải cung cấp những thơng tin bổ sung về
tính chất của các khoản chi phí ( thơng tin về chi phí theo yếu tố).
- Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp khơng thể
trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
theo chức năng của chi phí thì được trình bày theo tính chất của chi phí.
Kết cấu và nội dung thông tin phản ánh trong Báo cáo kết quả họat động kinh
doanh:
- Những thông tin chung về doanh nghiệp được phản ánh trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh thực hiện như quy định đối với Bảng cân đối kế
toán, tức là phải ghi rõ tên báo cáo, tên đơn vị báo cáo ( công ty, tổng công
ty), kỳ báo cáo, đơn vị tiền tệ báo cáo…


- Phần số liệu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm các cột “Chỉ

tiêu”, “Mã số”, “Thuyết minh”, “Kỳ này”, “Kỳ trước” nhằm tạo điều kiện
cho sự phân tích, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước.
- Các dòng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu
chủ yếu cần phải trình bày trong báo cáo này theo quy định hiện hành về
BCTC. Các chỉ tiêu đó phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) từ
hoạt động kinh doanh, thu nhập, chi phí, lợi nhuận (hoăc lỗ) từ hoạt động
khác ngồi hoạt động kinh doanh; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi
nhuận thuần trong kỳ.
1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và
chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo cacá hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu
tư và hoạt động tài chính. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá
được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự
đoán được luồng tiểntong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền
thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
như thu tiền mặttừ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt
khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế,
chi trả tiền lãi vay…
+Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh tồn bộ dịng tiền thu
vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt dộng đầu tư của doanh nghiệp. Các khoan
thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khốn đầu tư, thu nợ các Cơng ty khác, thu
lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản, mua chứng khoán đầu
tư của doanh nghiệp khác…


×